Chủ đề : THẦN HỌC LUÂN LÝ
LỜI NGỎ
Đạo là "ĐƯỜNG". Đạo Ki-tô giáo không gì khác hơn là con- đường-theo-Đức-Ki-tô và Sống Đạo Ki-tô giáo không là gì khác hơn lên- đường-theo-Chúa-Ki-tô. Trên bước đường đó, con người không phải chỉ cần biết những "bài học" nhưng cần thể hiện, cần trở nên, cần "LÀ" Đức Ki-tô theo những yêu sách tự do và thương yêu của Ngài.
Sức sống Ki-tô giáo thiết yếu bao hàm chiều kích luân lý. Đây không phải là những chỉ thị luân lý vô hồn, lạnh lùng của một pho luật pháp, nhưng chính là sinh hoạt gắn bó với MỘT NGÔI VỊ. Như thế, luân lý Ki-tô giáo không đơn thuần là những giá trị tự-thân, được tính toán dựa theo trật tự xã hội hay theo một sự thỏa thuận của tập thể. Luân Lý Ki-tô Giáo là thái độ sống trong sự liên đới, hiệp thông, là những thúc bách của tình yêu thương.
Cơn khủng hoảng luân lý, như vài tác giả nhắc tới, đã bùng nổ từ sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II và làm cho nhiều người lo ngại. Có lẽ đây là sự bùng nổ của vấn đề luân lý hơn là của chính đời sống luân lý. Tuy rằng hai điều đó liên hệ với nhau rất nhiều, nhưng chúng ta cũng khó nói được được là thực chất đời sống luân lý của con người thời nay đã sa đọa hơn các thế kỷ trước.
Đời sống con người trong dòng lịch sử mỗi ngày mỗi mới, mỗi thời đại lại có thêm những vấn đề, những thách đố mới. Nếu như chúng ta nhìn lại lịch sử để thấy rằng chính qua các "bè rồi" mà nền tín lý Ki-tô giáo đã được hình thành, thì những vấn đề của đời sống luân lý cũng cần trải qua những "cơn khủng hoảng", cần chạm mặt với những thách đố của đời sống mới. Chúa Thánh Thần ở cùng Giáo Hội, niềm tin đó cho phép chúng ta luôn sống trong niềm hy vọng, hy vọng rằng, qua những cơn khủng hoảng, dù là khủng hoảng về vấn đề hay về đời sống, giá trị của nền luân lý Ki-tô giáo sẽ lại càng sáng tỏ hơn, con đường "theo Chúa Ki-tô" sẽ sáng lên Ánh Quang Chói Ngời của Chân Lý.
Đời sống con người trong dòng lịch sử mỗi ngày mỗi mới, mỗi thời đại lại có thêm những vấn đề, những thách đố mới. Nếu như chúng ta nhìn lại lịch sử để thấy rằng chính qua các "bè rồi" mà nền tín lý Ki-tô giáo đã được hình thành, thì những vấn đề của đời sống luân lý cũng cần trải qua những "cơn khủng hoảng", cần chạm mặt với những thách đố của đời sống mới. Chúa Thánh Thần ở cùng Giáo Hội, niềm tin đó cho phép chúng ta luôn sống trong niềm hy vọng, hy vọng rằng, qua những cơn khủng hoảng, dù là khủng hoảng về vấn đề hay về đời sống, giá trị của nền luân lý Ki-tô giáo sẽ lại càng sáng tỏ hơn, con đường "theo Chúa Ki-tô" sẽ sáng lên Ánh Quang Chói Ngời của Chân Lý.
Cùng hiệp thông với những bước đi của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội, THỜI SỰ THẦN HỌC 2 dành phần chính cho vấn đề luân lý, trong đó, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề luân lý căn bản và những hậu trường lịch sử, triết học, thần học... liên hệ trong cuộc tranh luận xung quanh trong Thông Điệp mới của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II : Veritatis Splendor .
Thân kính,
Tsth
Thân kính,
Tsth
TRONG SỐ NÀY
Thần học luân lý
- Ki-tô giáo có một nền luân lý riêng không?
- Những đặc trưng của luân lý Ki-tô giáo
- Có buộc phải giữ hết các mệnh lệnh luân lý của Tân Ước không?
- Lương tâm là gì?
- Những quan điểm khác nhau về Lương Tâm trải qua lịch sử
- Học thuyết về lý lẽ cân xứng trong thần học luân lý
- Sự lựa chọn căn bản
- Lịch sử thần học luân lý
- Những nét đặc trưng của luân lý Ki-tô giáo theo Sách Giáo Lý Công Giáo
Thông điệp Veritatis Splendor
- Giới thiệu Thông điệp Veritatis Splendor
- Những vấn đề chính của thần học luân lý chung quanh thông điệp Veritatis Splendor
- Lương tâm và chân lý theo thông điệp Veritatis Splendor
Hội nhập văn hóa
Biến Cố Nổi Bật của Giáo Hội
- Tiến tới năm đại toàn xá, năm 2000
- Sứ điệp thượng hội đồng giám mục lần thứ IX