CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ MẠC KHẢI
LỜI NGỎ
Mạc khải là sự biểu lộ một chân lý trước kia bị giấu ẩn, hoặc không được biết đến, hoặc ít là mờ tối. Mạc khải vừa có tính cách thần linh, nếu nó đến từ Thiên Chúa. Mạc khải có tính cách con người, nếu do con người thực hiện. Hơn nữa, mạc khải còn có tính chất là một kinh nghiệm sống động giữa hai cá vị: Thiên Chúa – con người hay con người – con người. Như thế, có thể nói trong các tôn giáo khác cũng có thể có mạc khải – đôi khi được gọi là “mạc khải tư” (Avery Dullus, Models of Revelation, 1983).
Theo nghĩa chặt, Mạc khải là hành vi Thiên Chúa tự ý và nhã ý tỏ ra (reveler) cho chúng ta biết về chính Người và về mầu nhiệm Cứu độ, qua các biến cố, các nhân vật, nhất là qua Đức Giêsu Kitô, vì yêu thương con người.
Thời sự thần học số 25 & 26 với chủ đề “Mạc khải” xin đề cập vài khía cạnh căn bản của Mạc khải: Mạc khải trong tương quan với việc Nhập thể )bài 1), với đức tin (bài 2), với dấu lạ (bài 3), với Hội thánh (bài 4). Hơn nữa, có thể nói, không chỉ có 3 tôn giáo lớn phương Tây – Do thái giáo, Kitô giáo và Islam – là có mạc khải thần linh, nhưng còn phải kể đến Phật giáo nữa. “Mạc khải và Niềm tin trong Phật giáo” (bài 5) hẳn là một cách áp dụng hạn từ mạc khải theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này. “Hướng tới một lối giải thích mới cho kinh Coran trên quê hương Islam” (bài 6) – Kinh Coran vốn là mạc khải của tôn giáo Islam – muốn đóng góp ít nhiều để hiểu tôn giáo này hơn trong bối cảnh “hậu 11/9”.
Phần Hội nhập Văn hoá với “Đức Giêsu và các nền văn hoá”tiếp tục đề ra những căn bản để “hướng tới một nền Thần học hội nhập văn hoá” theo tác giả Aylwarf Ahorter. “Một Đức Giêsu Việt Nam – người Anh Cả, và vị Tổ tiên con dân đất Việt. Tại sao không?” là một suy tư “rất Việt Nam” của một giáo sư thần học tại một đại học Công giáo lớn. “Nguồn cội phương Nam của “Đạo” là một cảm nghiệm về Đạo đức Kinh cho ai muốn bước lên đường thiền.
Nhân Thượng hội đồng giám mục thế giới lần thư X được triệu tập tai Vatican từ ngày 30/9/2001 đến 27/10/2001. Phần Mục vụ Kinh thánh xin giới thiệu hai Lectio Divina cho các Giám mục với lời nguyện xin cho các Ngài trở nên “Giám Mục, Người Phục Vụ Tin Mừng Đức Kitô Để Gieo Niềm Hy Vọng Cho Thế Giới”.
Trong phần sinh hoạt Giáo hội, “HƯỚNG VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI THƯỜNG KỲ LẦN THỨ X” muốn như một tổng kết về THĐ đầu tiên cuả thiên niên kỷ này. “Đạo hiếu kính” là một suy nghĩ về lối sống đạo của người giáo dân Việt Nam – kính nhi viễn chi. Phần Mục vụ Tôn Giáso xin tạm gác lại một kỳ.
Trong bối cảnh “hậu 11/9”, thế giới có nhiều bất ổn và lo lắng về tương lai. Hơn nữa, mùa Giáng sinh đang về. THSH số này xin dâng lời nguyện xin Đấng Emmanuel, Thái tử Hoà Bình của Thiên Chúa ban cho thế giới hoà bình, đồng thời, chúc bạn đọc luôn hạnh phúc, bình an với “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, nhất là trong mùa Nhập thể 2001 này.
Thân kính,
TSTH
TRONG SỐ NÀY
Thần học về Mạc khải
Hội nhập văn hoá
Mục vụ Kinh thánh
Sinh hoạt Giáo hội
- Hướng về Thượng hội đồng Giám mục thế giới
- Đạo hiếu kính