Thời sự Thần học – Số 25-&26, tháng 12/2001, tr. 130-143
_Peter C. Phan_
Dĩ nhiên, Đức Giêsu là người Do thái, một người Do thái bên lề theo lối diễn tả của John Meier, và như vậy Người thật sự không bao giờ và không thể là người Việt Nam hoặc bất kỳ một công dân nước khác. Nhưng Người là Đấng Kitô như Giáo hội vẫn tuyên xưng. Sau khi phục sinh từ cõi chết và do sức mạnh của Thánh Thần, Đức Giêsu, một người bị giới hạn bởi văn hoá, thời gian và không gian đã trở thành Chúa vũ hoàn. Khi nghe danh thánh Người “cả trên đời dưới đất, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,10-11). Thật vậy, ngay khi Đức Giêsu phục sinh, các tông đồ đã đi khắp trái đất loan báo Đức Giêsu là Đấng Kitô và là Chúa của tất cả những ai đón nhận sứ điệp này vào một cộng đoàn đức tin, hy vọng và yêu thương.
Kitô giáo xuất hiện tại Việt Nam vào thế kỷ XVI. Một chỉ dụ cấm truyền bá đạo của vua Lê Trang Tông (qua đời 1533) có ghi: “Giáo lý sai trái của đạo Gia Tô do một người ngoại quốc tên là I Nu Khu loan giảng tại xã Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và lang Trà Lũ huyện Giao Thuỷ thuộc tỉnh Sơn Nam”. I Nu Khu là một kitô hữu (linh mục?) từ Malacca đến Việt Nam bằng thuyền buôn Bồ Đào Nha trên lộ trình tới Macao và ông đã quyết định vào Việt Nam loan giảng Tin mừng. Sau I Nu Khu, những nhà truyền giáo dòng Đaminh Bồ Đào Nha thuộc tỉnh dòng Đaminh Bồ Đào Nha thuộc tỉnh dòng Holy Cross of East indies thành lập tại Malacca và sau đó là những tu sĩ dòng Phan Sinh thuộc tỉnh dòng Holy Rosary ở Manila đã đến Việt Nam. Nhưng thành quả của những nhà truyền giáo này rất mờ nhạt vì họ không biết tiếng Việt.
Vào thế kỷ XVII, dưới triều đại nhà Lê, Việt Nam bị chia đôi, phía Bắc gọi là Đàng Ngoài (Tonkin) và phía nam gọi là Đàng Trong (Cochinchina). Mỗi vị chúa thống trị một vùng. Các tu sĩ dòng Tên đến Việt Nam năm 1615. Trong số những vị truyền giáo Dòng Tên đến Việt Nam, vị thừa sai người Pháp, cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes – 1593-1660) là người nổi bật hơn cả. Cùng với việc truyền đạo, người còn đóng góp hết sức mình cho nền văn hoá Việt Nam. Là một người có khả năng đặc biệt về ngôn ngữ, cha đã sáng lập chữ quốc ngữ cho Việt Nam theo hệ thống mẫu tự La Mã (romalizing).
Kitô giáo không phải là tôn giáo đầu tiên đến Việt Nam. Ngay từ thế kỷ thứ nhất Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ (một ngàn năm đô hộ giặc Tàu) và như thế Phật giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thời đó. Khổng Giáo đã trở thành nền móng cho những hệ thống đạo đức, giáo dục và xu hướng chính trị của dân tộc Việt Nam.
Ba tôn giáo ngoại nhập này vẫn có ý nghĩa đấy chứ. Thật ra từ xa xưa, người Việt Nam đã có một tôn giáo bản xứ liên quan đến việc thờ linh vật hay thờ cũng các thần linh. Đứng đầu hệ thống thần thánh của Việt Nam là Ông Trời (Heaven). Trên trời (heaven) này, người ta nhận thấy có một Đấng có bản vị, siêu việt, nhân từ, và đúng là Thiên Chúa, Đấng sáng tạo nên vũ trụ này, nguồn mạch của mọi sự sống và là vị thẩm phán tối cao. Lễ tế Trời công khai chỉ dành cho Đức vua mà thôi. Vua là con của Trời (Thiên Tử), người đã nhận được lệnh từ Trời (Thiên minh) là phải tế Trời mỗi năm một lần. Từ thế kỷ XIX, việc tế lễ này được diễn ra ba năm một lần trong một nghi lễ trang trọng gọi là Nam Giao (theo nghĩa đen “gặp nhau ở phía nam”, bởi vì tế đàn được đặt ở phía nam cung điện).
Cạnh việc tế Ông Trời, người Việt Nam tin rằng còn có vô vàn vô số các thần linh. Chúng ta có thể sắp xếp thành ba loại: Thần (những vị Thành hoàng bảo vệ làng, huyện, tỉnh, dân tộc), ma (những linh hồn của người chết) và quỷ (thế lực hung ác).
Một tôn giáo phổ biến của người Việt là đạo thờ ông bà. Điểm trong tâm của tín ngưỡng này – vốn chịu ảnh hưởng của Khổng giáo – là việc thờ cúng tổ tiên. Môn nhân học Việt Nam lưu truyền rằng người ta có ba hồn và bẩy phách (hoặc vía) nơi người đàn ông và chín ở đàn bà. Theo truyền lý âm thì phách (hay vía) đi vào cơ thể lúc thụ thai và không còn sống khi cơ thể đã chất. Theo nguyên lý dương thì hồn đi vào cơ thể lúc sinh ra và chúng bất tử.
Để hiểu được việc thờ cúng tổ tiên của người Việt, chúng ta hãy tưởng tượng một cụ ông đang hấp hối. Khi cụ hấp hối, theo phong tục, người con trai cả đặt một mảnh vải trắng dài khoảng hơn hai mét trên ngực cụ để thu hơi thở cuối cùng của cụ. Khi cụ vừa tắt thở, một thành viên trong gia đình, thường là người con trai cả, trèo lên mái nhà, tay cầm chiếc áo của người quá cố và la lên ba hồi: “Bớ ba hồn bảy vía của cha tôi! Hãy trở về nhập vào xác của người đang nằm trong quan tài”. Hình thức này gọi là chiêu hồn. Mục đích chiêu hồn để tránh cho người chết không trở thành một linh hồn lang thang vì không có một nơi cư ngụ trên bàn thờ gia tiên. Thế rồi miếng vải trắng được gấp lại theo hình một cơ thể con người. Tấm vải trắng này tượng trưng hồn người đã khuất được gọi là hồn bạch và được đặt gần quan tài để cúng bái.
Trước khi đưa thi thể ra nghĩa trang, người ta cử hành một nghi thức rất quan trọng: chuyển quan tài – gọi là chuyển cửu và giới thiệu với tổ tiên – yết tổ. Quan tài hoặc ít hồn bạch được mang tới nhà thờ tổ, tại đây trưởng tộc hoặc thường là con trai cả báo cho tổ tiên biết rằng một người con cháu đã trở về với họ. Sau khi an táng, hồn bạch được thay thế bằng bài vị. Bài vị bằng gỗ có hai mặt, một mặt ghi thân thế gia cảnh, sự nghiệp, địa vị của người đã khuất, mặt kia ghi ngày sinh và ngày tử. Bài vị được mang về đặt trên bàn thờ gia tiên nơi nhà của người con trai trưởng.
Một trăm ngày sau khi cha hoặc mẹ mất, người con trai trưởng cúng ba lễ cầu cho người quá cố an nghỉ bình yên và đọc lại lời thỉnh cầu như sau: “Xin vong hồn của cha (mẹ) hạ cố trú ngụ trong tấm bài vị này”. Lúc này, người ta không giữ hồn bạch nữa. Gia đình đặt bài vị trên bàn thờ gia tiên theo bốn đời, theo thứ tự từ trái sang phải: bắt đầu là ông bà cố tổ, ông bà cố, ông bà nội ngoại và cha mẹ.
Con cháu thường tổ chức cúng tế trọng thể vào những ngày giỗ thứ nhất, nhì, ba để ôn lại những kỷ niệm làm rạng danh cho người đã khuất. Ngoài những ngày giỗ, việc thờ cúng tổ tiên còn được tổ chức trọng thể vào những ngày đầu tết âm lịch. Với lễ vật và hương trầm, con cháu rước ông bà ông vải về ăn tết. Đến mùng ba tết, người ta tổ chức nghi thức tiễn ông bà ông vải. Dân Việt tin rằng tổ tiên của họ luôn hiện diện với họ. Thật vậy, không có dịp quan trọng nào trong đời sống của gia đình Việt Nam mà người ta không mời tổ tiên về chia sẻ, chứng giám chẳng hạn như việc sinh con, ma chay, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thượng thọ…
Thậm chí ngày nay, nhiều nghi thức ma chay nêu trên không còn thực hiện nữa, nhất là người dân thành phố, nhưng người Việt Nam vẫn tiếp tục thờ cúng tiên tổ của mình với lòng kính trọng sâu xa nhất. Cử chỉ nói lên việc tôn kính thường là vái, lạy: người ta chắp tay trên trán, thường là cắm nhang nữa, sau đó họ quỳ gối, đưa hai tay lên qua đầu, rồi đưa xuống đang khi cúi rạp người ba bốn lạy chạm đất.
Lần đầu các thừa sai Kitô giáo đến Trung Quốc phải đối đầu với ba vấn đề:
Khi đến truyền giáo tại Việt Nam, cha Đắc Lộ nhận thức rất rõ việc thờ cúng tổ tiên là trái tim, linh hồn của tôn giáo và đạo đức của người Việt và là một thách đố lớn cho Kitô giáo. Nhiều lễ nghi liên quan đến việc thờ cúng này, chẳng hạn như cúng thức ăn cho người chết, cha Đắc Lộ chẳng quan tâm mấy, trừ những gì là mê tín. Một trong những lý do chính làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn là tục đa thê, vốn được cha Đắc Lộ cho rằng trái với luân thường đạo lý. Một người đàn ông không có con trai, theo tục lệ phải cưới một người vợ khác để có con trai cúng tế tổ tiên, nối dõi tông đường. Mặt khác, chính quyền Việt Nam nhận thấy rằng Kitô giáo là “đạo của Bồ Đào Nha”. Và như vậy, đối với những nhà cầm quyền, Kitô giáo trở thành mối đe doạ cho trật tự xã hội vì một trong những tập tục căn bản bị suy yếu đi.
Khi loại bỏ những thực hành mà cha Đắc Lộ cho là không thích hợp, cha cố gắng liên kết việc thờ cúng tổ tiên vào việc tôn thờ Thiên Chúa. Cha đề ra ba cấp độ tổ tiên: Trên hết là Chúa, thứ đến là vua và cuối cùng là cha mẹ. Cha cho rằng nghi lễ tế Nam Giao là lúc vua thờ cúng Thiên Chúa, là Ông Tổ của đất nước. Sau những nghi lễ này thì những quan lại và thường dân kính vua bằng sự vâng phục người như là vị cha thứ hai của quê hương. Cuối cùng cha Đắc Lộ nói: “Khi mọi người trở về nhà thì họ thờ cha kính mẹ cùng tổ tiên theo vai trò của từng vị nhưng thờ kính ở cấp độ thứ ba, cấp độ thấp nhất”. Khuyến khích người Việt Nam thảo hiếu với cha mẹ, người phác hoạ chân dung điển hình của người cha người mẹ thế này:
“Chúng ta mắc nợ mẹ mình, vì người đã thai nghén, mang nặng trong chín tháng mười ngày và đau đớn sanh chúng ta ra, nuôi nấng và chăm bón cho chúng ta suốt ba năm. Người mớm cơm cho ta. Người ăn những miếng chua cay còn của ngon ngọt thì dành cho ta. Khi mưa dột, mẹ nằm ở chỗ ẩm ướt còn nơi khô ráo mẹ dành cho con. Sau khi con chào đời, người cha lo lắng, nuôi nấng con cái. Cha thức khuya dậy sớm, chạy ngược chạy xuôi, làm hết nghề này đến nghề khác ước mong kiếm tiền nuôi con khôn lớn. Đó chính là lý do con cái phải hiếu thảo với cha mẹ mình. Những người con không biết hiếu thảo vâng lời mẹ cha đều là những đứa con mang trọng tội”.
Theo tôi, Giáo hội quan niệm việc thờ cúng tổ tiên là một thực hành dân sự, không mang ý nghĩa tôn giáo và hơn nữa chấp nhận cho các Kitô hữu thực hành như là một cung cách truyền giáo hữu hiệu là một quyết định tai hại. Thật vậy, khi truyền giáo tại Việt Nam việc Giáo hội chấp nhận việc thờ cúng tổ tiên như là một hành động hoàn toàn mang tính dân sự thì Giáo hội đã phá đổ ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Đâu còn nghi ngờ gì nữa, chính phủ đã chống lại quan niệm đó. Họ xác định rằng việc thờ cúng tổ tiên của người Việt hoàn toàn mang tính tôn giáo và là cách thể hiện lòng thảo hiếu của dân Việt. Con cái có bổn phận thờ cúng cha mẹ sau khi các vị đã qua đời. Đây là phẩm hạnh nền tảng của nền đạo đức Việt Nam tương tự như Apaga nơi Kitô giáo vậy. Với ước muốn khôi phục lại ý nghĩa tôn giáo của việc thờ cúng tổ tiên đối với những kitô hữu Việt Nam, có lẽ sẽ hữu ích khi chúng ta xem Đức Giêsu như là một người anh cả giúp cho kitô hữu thể hiện trọn vẹn bổn phận thảo hiếu của mình và Đức Giêsu như là một vị tổ tiên họ phải phụng thờ.
Đức Giêsu là một người Do thái, hoà nhập như một người Do thái và sống như người Do thái trong suốt cuộc đời của Người. Vì vậy Người am hiểu tất cả những truyền thống Do thái về đời sống gia đình và bổn phận con cái đối với cha mẹ trong luật Torah. Chắc chắn Người biết rất rõ khoản luật: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ như Đức Chúa, Thiên Chúa của người đã truyền cho ngươi, để được sống lâu và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa đã ban cho ngươi” (Đnl 5,16). Đối với chàng thanh niên giàu có, anh đã hỏi Đức Giêsu là anh phải làm gì để được cuộc sống đời đời? thì Đức Giêsu trả lời rằng ngoài những bổn phận khác, anh phải thảo kính cha mẹ (Mt 19,18). Là một bậc thầy khôn ngoan, ắt hẳn Người phải biết điều sách Châm Ngôn dạy: “Hỡi con, lệnh cha con truyền hãy lo tuân giữ, lời mẹ con dạy chớ bỏ ngoài tai. Những lời truyền dạy đó, con hãy khắc trong tim, con hãy đeo vào cổ để ghi nhớ đêm ngày” (Cn 6,20-21). Sau biến cố lạc mất tại đền thờ lúc 12 tuổi, Đức Giêsu là nguyên cớ làm cha mẹ phải lo lắng vì đã ở lại Giêrusalem mà họ không biết. Sau đó Người được gọi về nhà và “hằng vâng phục các ngài” và “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ơn nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,51). Chống lại những người Pharisêu và kinh sư vì họ lên án Đức Giêsu phá vỡ truyền thống của tổ tiên, Người trả lời:
“Tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử”. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có thể giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như vậy các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa”. (Mt 15,4-5).
Vì là “con cả” (Lc 2,7; Mt 1,25), Đức Kitô là “Sức mạnh của Cha, tinh hoa sinh lực của Cha” (ST 49,3; Đnl 21, 17) và là “Con đầu lòng” (Xh 13,2.12-15; Ds 18,15), điều này nhấn mạnh về hai phương diện cả dòng dõi thuộc về cha và dòng dõi thuộc về mẹ. Vì là con trai cả, Người thuộc về Giavê và phải hiến dâng cho Người (Xh 13,2; 12-15; Ds 3,11-13; Lc 2,22-24). Chính vì thế, không những Người chỉ thiết lập sự liên tục trong gia đình nhưng còn thiết lập được tính liên tục và kiên bền mối tương quan giao ước giữa Israel và Thiên Chúa. Vì là con trai cả, Đức Giêsu được hưởng những ân huệ đặc biệt về “quyền thừa kế”: một di sản dồi dào, sự chúc lành đặc biệt của người cha, trở thành người lãnh đạo gia đình và được đặt ở nơi danh dự trong bàn ăn (St 25,5-6; 27,35-36; Đnl 21,15-17).
Tương tự tổ tiên người Việt, người Israel cũng có ý thức rất lớn về đặc tính, sự bảo trợ và trách nhiệm nơi “Ngôi nhà tổ” (Father’s house). Ngôi nhà đó bao gồm tộc trưởng, vợ, con trai, con dâu, con rể, cháu chắt, chút chít trong dòng tộc, những người dưới quyền của tộc trưởng. Cũng giống như gia đình truyền thống Việt Nam, gia đình Israel cũng là một phần của thị tộc rộng lớn (người Việt gọi là họ hoặc tộc; người Do thái gọi là mispaha). Trong trường hợp này, Đức Giêsu cũng bị giới hạn bởi những bổn phận của một người cứu chuộc dòng tộc như: người bảo tồn giống nòi cho người họ hàng đã khuất, giải phóng cho những người thân khỏi nợ nần và nô lệ, giống như con trai cả Việt Nam trong vai trò trưởng tộc, buộc có những bổn phận đối với tổ tiên.
Dĩ nhiên, niềm tin Kitô đã dạy chúng ta rằng người Cha thực sự của Đức Kitô chính là Giavê. Tin mừng diễn tả Đức Giêsu liên kết với Đức Chúa Cha bằng tình yêu dịu dàng nhất và cảm xúc mãnh liệt nhất. Không kể đến Tin mừng thứ tư vốn nói đến mối tương giao giữa Đức Giêsu và Chúa Cha bằng những hạn từ thân thiết nhất (dĩ nhiên tác giả Tin mừng không thể thuật lại nguyên văn những lời của Đức Giêsu), thì Tin mừng Nhất lãm nói với chúng ta rằng Đức Kitô gọi Thiên Chúa là “Abba” (cha ơi). Đây là cách xưng hô của con thơ dành cho cha. Trong Tin mừng Mt 11,25-27, chúng ta cũng có một bằng chứng hiếm hoi diễn tả mối thông hiệp giữa Đức Kitô với Cha của Người. Trong vườn Gethsenmani, Đức Giêsu đã thể hiện sự vâng lời tuyệt đối vào Thiên Chúa Cha (Mt 26,39); và đang khi bị treo trên thập giá, Đức Giêsu đã thốt ra những lời đầy tín nhiệm vào Người: “Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha” (Lc 23,46).
Thật vậy, Đức Giêsu đã thể hiện lối sống mẫu mực về lòng hiếu thảo. Nếu là một người Việt Nam, Người sẽ coi việc thờ kính tổ tiên là một cách thế biểu lộ lòng hiếu thảo đối với những bậc tổ tiên, những người đã làm nên dòng tộc của Người và chính Người.
Chúng ta có thể chấp nhận Đức Giêsu như là một vị tổ tiên theo cách những thần học gia Phi châu đề xướng. Theo cách đó, tôi xin đưa ra những cách thức có thể diễn tả Đức Giêsu như là một vị tổ tiên của người dân đất Việt. Trước tiên, qua cái chết, con người sẽ về với tổ tiên. Như chúng ta đã biết, trong nghi thức chuyển cửu (quan tài) và yết tổ, hay ít nhất là hồn bạch được đưa về ngôi nhà tổ, ở đây, con trai cả của người đã khuất giới thiệu với tổ tiên rằng có một người con cháu thuộc dòng tộc vừa về với họ. Tuy nhiên, người vừa khuất chưa trở thành một bậc tổ tiên bao lâu bài vị của họ chưa được đặt trên bàn thờ tổ tiên. Người ta tin rằng linh hồn của người đã khuất ban đầu cư ngụ trong hồn bạch rồi sau đó cư ngụ trong bài vị.
Cha Léopold Cadière thuộc Hội Thừa Sai Paris đã sống tại Việt Nam hơn mười lăm năm và là một học giả nghiên cứu văn hoá Việt Nam, Cha đã diễn tả rất rõ về sự hiện diện của tổ tiên trong gia đình:
“Ông bà tổ tiên cư ngụ trong gia đình không ở trong tình trạng thụ động đâu, các vị hiện diện một cách chủ động. Thông thường, uy thế của các vị có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của những thành viên đang sống trong gia đình. Ngay khi con cháu thi hành những bổn phận tỏ lòng hiếu thảo vào những ngày cúng tế, giỗ chạp thì tổ tiên ban cho con cháu tất cả những điều cần thiết như hạnh phúc, bình an. Sự hiện diện của tổ tiên được cảm nghiệm bằng tất cả những điều tốt lành thiện hảo các vị dành cho con cháu. Nhưng nếu con cháu không chôn cất các vị nơi xứng đáng hoặc là quên dâng lễ cúng tế hay nếu như con cháu thờ ơ đối với tổ tiên thì tổ tiên sẽ trả thù hoặc tiến xa hơn là trừng phạt con cháu vì tội lỗi đó. Lúc bấy giờ con cháu phải thỉnh ý một thầy địa lý hoặc một thầy số, làm theo sự hướng dẫn của ông ta, chuyển hài cốt của tổ tiên đến một nơi xứng đáng để chuộc lại lỗi lầm vì đã làm cho tổ tiên phải bực mình”.
Cái chết của Đức Giêsu rõ ràng làm cho Người trở thành tổ tiên qua hành trình trở về với tổ tiên. Hơn nữa, một người không tự nhiên trở thành tổ tiên qua cái chết, nhưng họ trở thành như thế khi gia nhập vào cộng đoàn các tổ tiên, và với bài vị được đặt trên bàn thờ tổ tiên và được con cháu thờ kính. Như vậy, Đức Giêsu được xem như là một vị tổ tiên ở bốn lý do: Người xuống “giữa những người chết”, được tôn dương phục sinh, trở thành Ađam mới, và những môn đệ của Người đã tôn thờ Người.
Tuy nhiên, 1Pr 3,18-19 và câu nói: “Người xuống ngục tổ tông” có thể được giải thích rằng: Đức Giêsu đã đi vào thế giới tổ tiên của Người, qua những bậc tổ tiên, Đức Giêsu được gia nhập vào thị tộc của mình và những người đã được kết ước. Việc Đức Giêsu mang ơn cứu độ đến cho những người đã khuất có thể so sánh với nghi lễ Việt Nam gọi là phần hoàng. Khi một người đạt được chức quan lớn, vua sẽ ban một sắc phong tấn chức danh dự cho cha mẹ đã khuất cảu vị quan đó. Trong nghi lễ trang trọng, bản sắc phong được đốt trước bàn thờ tổ tiên. Đây là danh dự lớn nhất con cái dành cho cha mẹ, một biểu hiện cảm động nhất để bày tỏ lòng hiếu thảo và là phút giây hạnh phúc nhất cho toàn bộ con cháu quây quần bên bàn thờ tổ tiên. Lúc này người con trai được xem như quý tử. Tương tự như thế, bằng việc đem ơn cứu độ đến cho tổ tiên, Đức Giêsu đã làm cho họ được chia sẻ với vinh quang của chính Người.
Nhờ sự phục sinh, Đức Giêsu được tán tụng và tôn vinh như là bậc tổ tiên. Người không còn chết nữa, Người đang sống, đang cự ngụ giữa chính gia đình con cháu thiêng liêng của Người, nơi anh chị em của Người như là những bậc tổ tiên đang sống thật sự và hiện diện trong ký ức của con cháu họ. Như là một tổ tiên, Đức Giêsu hiện diện trong cuộc sống của những ai theo Người. Người hiện diện với họ trong những buổi họp mặt, trong những sinh hoạt của họ, trong những lời Người nói với họ và trong những ân huệ Người ban cho họ, đặc biệt là nơi Mình và Máu thánh của Người. Là một bậc tổ tiên nhân từ, Đức Giêsu bảo vệ và chức phúc cho con cháu tinh thần của Người, ban phát cho họ muôn vàn điều tốt, đặc biệt là ban Thánh Linh của Người để hướng dẫn họ trở về ngôi nhà tổ tiên, nhà của Thiên Chúa Cha.
Tin mừng nhiều lần giới thiệu Đức Giêsu như là Ađam mới, vị tổ tiên của dòng dõi nhân loại mới. Thánh Luca liên kết mạch lạc gia phả của Đức Giêsu tới tận Ađam. Thánh Maccô diễn tả Đức Giêsu sống giữa loài dã thú (Mc 1,13). Ẩn sau bài thánh ca của Phaolô (Pl 2,6-11) là một đối nghịch giữa Ađam cũ đòi được bằng Thiên Chúa. Còn Đức Giêsu, Ađam mới không nghĩ mình ngang hàng với Thiên Chúa. Những đoạn văn tương tự như C2 5,45-49 và Rm 5,12-21 cũng diễn tả sự tương phản như thế: Ađam đầu là người con bất tuân (“không vâng phục”); Ađam mới là người con thảo hiếu (“vâng phục”); Ađam đầu là vị tổ tiên tồi đã mang con cháu đến cái chết và sự kết án, còn Ađam mới là vị tổ tiên tốt đã phục hồi cuộc sống và bào chữa cho con cháu.
Sau cùng, cũng giống như bao vị tổ tiên nhận sự thờ kính của con cháu ruột thịt của họ thì Đức Kitô cũng nhận sự thờ lạy của những con cháu tinh thần. Như đã trình bày ở trên, việc thờ cúng tổ tiên không phải là một biểu hiện lòng thảo hiếu với đấng sinh thành mang tính dân sự, xã hội, nhưng là hành vi mang tính tôn giáo. Dĩ nhiên, rất cần phần biệt rõ ràng giữa latreia và douleia, giữa việc tôn kính các thánh và tổ tiên. Nhưng sự phân biệt như thế không hề làm giảm thiếu, làm mất đi nét đặc sắc của việc tôn kính tổ tiên.
Toàn bộ bài suy tư thần học này mang ý nghĩa tượng trưng và tương đồng. Lối diễn tả Đức Giêsu như là người con cả, một người con thảo hiếu mẫu mực và là một bậc tổ tiên đều theo nguyên tắc tượng trưng và tương đồng. Quan điểm này rất cần được trân trọng. Dĩ nhiên, chúng ta không nói Người như là một vị tổ tiên mang tính hận thù nếu con cháu không phụng thờ Người. Đặc biệt, việc tôn kính tổ tiên dành cho Người phải mang một ý nghĩa sâu xa nhất. Nghĩa là Đức Giêsu phải được xem như là một vị tổ tiên cao trọng và hoàn hảo nhất. Người phải được gọi là “nguyên tổ tiên” (proto-ancestor) như các thần học gia Phi châu đã gọi.
Rất nhiều danh hiệu được dành cho Đức Kitô trong truyền thống Kitô giáo. “Tổ tiên” không phải là hạn từ kinh thánh hoặc truyền thống nhưng nó lại rất có ý nghĩa đối với hàng tỉ người Á Châu mà đối với họ những tước hiệu mang tinh thần học Kitô như Messiah thì thật khó hiểu, thậm chí không thể chuyển dịch nữa. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều hạn chế thiết sót về điểm này, chúng ta phải liều lĩnh để hình dung ra Đức Giêsu như là một người con cả, một bậc tổ tiên. Đức Giêsu Kitô là một người Việt Nam chăng? Với tất cả những ý nghĩa vừa nêu trên, ta có thể trả lời: Đức Giêsu là một người Việt Nam.
Thế Hanh lược dịch
KITÔ GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO VIỆT NAM
Kitô giáo xuất hiện tại Việt Nam vào thế kỷ XVI. Một chỉ dụ cấm truyền bá đạo của vua Lê Trang Tông (qua đời 1533) có ghi: “Giáo lý sai trái của đạo Gia Tô do một người ngoại quốc tên là I Nu Khu loan giảng tại xã Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và lang Trà Lũ huyện Giao Thuỷ thuộc tỉnh Sơn Nam”. I Nu Khu là một kitô hữu (linh mục?) từ Malacca đến Việt Nam bằng thuyền buôn Bồ Đào Nha trên lộ trình tới Macao và ông đã quyết định vào Việt Nam loan giảng Tin mừng. Sau I Nu Khu, những nhà truyền giáo dòng Đaminh Bồ Đào Nha thuộc tỉnh dòng Đaminh Bồ Đào Nha thuộc tỉnh dòng Holy Cross of East indies thành lập tại Malacca và sau đó là những tu sĩ dòng Phan Sinh thuộc tỉnh dòng Holy Rosary ở Manila đã đến Việt Nam. Nhưng thành quả của những nhà truyền giáo này rất mờ nhạt vì họ không biết tiếng Việt.
Vào thế kỷ XVII, dưới triều đại nhà Lê, Việt Nam bị chia đôi, phía Bắc gọi là Đàng Ngoài (Tonkin) và phía nam gọi là Đàng Trong (Cochinchina). Mỗi vị chúa thống trị một vùng. Các tu sĩ dòng Tên đến Việt Nam năm 1615. Trong số những vị truyền giáo Dòng Tên đến Việt Nam, vị thừa sai người Pháp, cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes – 1593-1660) là người nổi bật hơn cả. Cùng với việc truyền đạo, người còn đóng góp hết sức mình cho nền văn hoá Việt Nam. Là một người có khả năng đặc biệt về ngôn ngữ, cha đã sáng lập chữ quốc ngữ cho Việt Nam theo hệ thống mẫu tự La Mã (romalizing).
Kitô giáo không phải là tôn giáo đầu tiên đến Việt Nam. Ngay từ thế kỷ thứ nhất Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ (một ngàn năm đô hộ giặc Tàu) và như thế Phật giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thời đó. Khổng Giáo đã trở thành nền móng cho những hệ thống đạo đức, giáo dục và xu hướng chính trị của dân tộc Việt Nam.
Ba tôn giáo ngoại nhập này vẫn có ý nghĩa đấy chứ. Thật ra từ xa xưa, người Việt Nam đã có một tôn giáo bản xứ liên quan đến việc thờ linh vật hay thờ cũng các thần linh. Đứng đầu hệ thống thần thánh của Việt Nam là Ông Trời (Heaven). Trên trời (heaven) này, người ta nhận thấy có một Đấng có bản vị, siêu việt, nhân từ, và đúng là Thiên Chúa, Đấng sáng tạo nên vũ trụ này, nguồn mạch của mọi sự sống và là vị thẩm phán tối cao. Lễ tế Trời công khai chỉ dành cho Đức vua mà thôi. Vua là con của Trời (Thiên Tử), người đã nhận được lệnh từ Trời (Thiên minh) là phải tế Trời mỗi năm một lần. Từ thế kỷ XIX, việc tế lễ này được diễn ra ba năm một lần trong một nghi lễ trang trọng gọi là Nam Giao (theo nghĩa đen “gặp nhau ở phía nam”, bởi vì tế đàn được đặt ở phía nam cung điện).
Cạnh việc tế Ông Trời, người Việt Nam tin rằng còn có vô vàn vô số các thần linh. Chúng ta có thể sắp xếp thành ba loại: Thần (những vị Thành hoàng bảo vệ làng, huyện, tỉnh, dân tộc), ma (những linh hồn của người chết) và quỷ (thế lực hung ác).
TẬP TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Một tôn giáo phổ biến của người Việt là đạo thờ ông bà. Điểm trong tâm của tín ngưỡng này – vốn chịu ảnh hưởng của Khổng giáo – là việc thờ cúng tổ tiên. Môn nhân học Việt Nam lưu truyền rằng người ta có ba hồn và bẩy phách (hoặc vía) nơi người đàn ông và chín ở đàn bà. Theo truyền lý âm thì phách (hay vía) đi vào cơ thể lúc thụ thai và không còn sống khi cơ thể đã chất. Theo nguyên lý dương thì hồn đi vào cơ thể lúc sinh ra và chúng bất tử.
Để hiểu được việc thờ cúng tổ tiên của người Việt, chúng ta hãy tưởng tượng một cụ ông đang hấp hối. Khi cụ hấp hối, theo phong tục, người con trai cả đặt một mảnh vải trắng dài khoảng hơn hai mét trên ngực cụ để thu hơi thở cuối cùng của cụ. Khi cụ vừa tắt thở, một thành viên trong gia đình, thường là người con trai cả, trèo lên mái nhà, tay cầm chiếc áo của người quá cố và la lên ba hồi: “Bớ ba hồn bảy vía của cha tôi! Hãy trở về nhập vào xác của người đang nằm trong quan tài”. Hình thức này gọi là chiêu hồn. Mục đích chiêu hồn để tránh cho người chết không trở thành một linh hồn lang thang vì không có một nơi cư ngụ trên bàn thờ gia tiên. Thế rồi miếng vải trắng được gấp lại theo hình một cơ thể con người. Tấm vải trắng này tượng trưng hồn người đã khuất được gọi là hồn bạch và được đặt gần quan tài để cúng bái.
Trước khi đưa thi thể ra nghĩa trang, người ta cử hành một nghi thức rất quan trọng: chuyển quan tài – gọi là chuyển cửu và giới thiệu với tổ tiên – yết tổ. Quan tài hoặc ít hồn bạch được mang tới nhà thờ tổ, tại đây trưởng tộc hoặc thường là con trai cả báo cho tổ tiên biết rằng một người con cháu đã trở về với họ. Sau khi an táng, hồn bạch được thay thế bằng bài vị. Bài vị bằng gỗ có hai mặt, một mặt ghi thân thế gia cảnh, sự nghiệp, địa vị của người đã khuất, mặt kia ghi ngày sinh và ngày tử. Bài vị được mang về đặt trên bàn thờ gia tiên nơi nhà của người con trai trưởng.
Một trăm ngày sau khi cha hoặc mẹ mất, người con trai trưởng cúng ba lễ cầu cho người quá cố an nghỉ bình yên và đọc lại lời thỉnh cầu như sau: “Xin vong hồn của cha (mẹ) hạ cố trú ngụ trong tấm bài vị này”. Lúc này, người ta không giữ hồn bạch nữa. Gia đình đặt bài vị trên bàn thờ gia tiên theo bốn đời, theo thứ tự từ trái sang phải: bắt đầu là ông bà cố tổ, ông bà cố, ông bà nội ngoại và cha mẹ.
Con cháu thường tổ chức cúng tế trọng thể vào những ngày giỗ thứ nhất, nhì, ba để ôn lại những kỷ niệm làm rạng danh cho người đã khuất. Ngoài những ngày giỗ, việc thờ cúng tổ tiên còn được tổ chức trọng thể vào những ngày đầu tết âm lịch. Với lễ vật và hương trầm, con cháu rước ông bà ông vải về ăn tết. Đến mùng ba tết, người ta tổ chức nghi thức tiễn ông bà ông vải. Dân Việt tin rằng tổ tiên của họ luôn hiện diện với họ. Thật vậy, không có dịp quan trọng nào trong đời sống của gia đình Việt Nam mà người ta không mời tổ tiên về chia sẻ, chứng giám chẳng hạn như việc sinh con, ma chay, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thượng thọ…
Thậm chí ngày nay, nhiều nghi thức ma chay nêu trên không còn thực hiện nữa, nhất là người dân thành phố, nhưng người Việt Nam vẫn tiếp tục thờ cúng tiên tổ của mình với lòng kính trọng sâu xa nhất. Cử chỉ nói lên việc tôn kính thường là vái, lạy: người ta chắp tay trên trán, thường là cắm nhang nữa, sau đó họ quỳ gối, đưa hai tay lên qua đầu, rồi đưa xuống đang khi cúi rạp người ba bốn lạy chạm đất.
VIỆC THỜ CÚNG TỔ TIÊN LÀ MỘT THÁCH ĐỐ CHO KITÔ GIÁO
Lần đầu các thừa sai Kitô giáo đến Trung Quốc phải đối đầu với ba vấn đề:
- Từ ngữ dùng để gọi Thiên Chúa (tiên, tiên chủ);
- Kitô hữu Trung Quốc có được phép thờ cúng tổ tiên theo như Khổng giáo hay không;
- Nên dùng tiếng Trung Quốc hay tiếng Latinh trong Phụng vụ.
Trong ba vấn nạn trên, vấn nạn thứ hai được bàn cãi nóng bỏng nhất. Các thừa sai dòng Tên, đặc biệt là Matteo Ricci (1552-1610) cho rằng việc thờ cúng của Khổng giáo và thờ cúng tổ tiên hoàn toàn mang tính dân sự và có ý nghĩa chính trị. vì thế người Kitô hữu được phép thực hiện. Mặt khác, các thừa sai dòng Đaminh và Phan Sinh và các thành viên của hội Thừa Sai Paris coi như là hình thức tôn giáo, mê tín, do đó cấm người Kitô hữu thực hiện. Sau khi Toà thánh và đặc biệt là Đức Giáo hoàng Benêđicto XIV khiển trách năm 1742 (Ex quo singulari), các “nghi lễ Trung Hoa” được công bố trong Propaganda Fide chấp nhận cho người Kitô hữu thờ cúng tổ tiên vì Toà thánh cho rằng việc cúng tế toàn mang tính dân sự chứ không mang ý nghĩa tôn giáo.
Khi đến truyền giáo tại Việt Nam, cha Đắc Lộ nhận thức rất rõ việc thờ cúng tổ tiên là trái tim, linh hồn của tôn giáo và đạo đức của người Việt và là một thách đố lớn cho Kitô giáo. Nhiều lễ nghi liên quan đến việc thờ cúng này, chẳng hạn như cúng thức ăn cho người chết, cha Đắc Lộ chẳng quan tâm mấy, trừ những gì là mê tín. Một trong những lý do chính làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn là tục đa thê, vốn được cha Đắc Lộ cho rằng trái với luân thường đạo lý. Một người đàn ông không có con trai, theo tục lệ phải cưới một người vợ khác để có con trai cúng tế tổ tiên, nối dõi tông đường. Mặt khác, chính quyền Việt Nam nhận thấy rằng Kitô giáo là “đạo của Bồ Đào Nha”. Và như vậy, đối với những nhà cầm quyền, Kitô giáo trở thành mối đe doạ cho trật tự xã hội vì một trong những tập tục căn bản bị suy yếu đi.
Khi loại bỏ những thực hành mà cha Đắc Lộ cho là không thích hợp, cha cố gắng liên kết việc thờ cúng tổ tiên vào việc tôn thờ Thiên Chúa. Cha đề ra ba cấp độ tổ tiên: Trên hết là Chúa, thứ đến là vua và cuối cùng là cha mẹ. Cha cho rằng nghi lễ tế Nam Giao là lúc vua thờ cúng Thiên Chúa, là Ông Tổ của đất nước. Sau những nghi lễ này thì những quan lại và thường dân kính vua bằng sự vâng phục người như là vị cha thứ hai của quê hương. Cuối cùng cha Đắc Lộ nói: “Khi mọi người trở về nhà thì họ thờ cha kính mẹ cùng tổ tiên theo vai trò của từng vị nhưng thờ kính ở cấp độ thứ ba, cấp độ thấp nhất”. Khuyến khích người Việt Nam thảo hiếu với cha mẹ, người phác hoạ chân dung điển hình của người cha người mẹ thế này:
“Chúng ta mắc nợ mẹ mình, vì người đã thai nghén, mang nặng trong chín tháng mười ngày và đau đớn sanh chúng ta ra, nuôi nấng và chăm bón cho chúng ta suốt ba năm. Người mớm cơm cho ta. Người ăn những miếng chua cay còn của ngon ngọt thì dành cho ta. Khi mưa dột, mẹ nằm ở chỗ ẩm ướt còn nơi khô ráo mẹ dành cho con. Sau khi con chào đời, người cha lo lắng, nuôi nấng con cái. Cha thức khuya dậy sớm, chạy ngược chạy xuôi, làm hết nghề này đến nghề khác ước mong kiếm tiền nuôi con khôn lớn. Đó chính là lý do con cái phải hiếu thảo với cha mẹ mình. Những người con không biết hiếu thảo vâng lời mẹ cha đều là những đứa con mang trọng tội”.
ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI ANH CÁ VÀ LÀ NGƯỜI CON THẢO HIẾU MẪU MỰC
Theo tôi, Giáo hội quan niệm việc thờ cúng tổ tiên là một thực hành dân sự, không mang ý nghĩa tôn giáo và hơn nữa chấp nhận cho các Kitô hữu thực hành như là một cung cách truyền giáo hữu hiệu là một quyết định tai hại. Thật vậy, khi truyền giáo tại Việt Nam việc Giáo hội chấp nhận việc thờ cúng tổ tiên như là một hành động hoàn toàn mang tính dân sự thì Giáo hội đã phá đổ ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Đâu còn nghi ngờ gì nữa, chính phủ đã chống lại quan niệm đó. Họ xác định rằng việc thờ cúng tổ tiên của người Việt hoàn toàn mang tính tôn giáo và là cách thể hiện lòng thảo hiếu của dân Việt. Con cái có bổn phận thờ cúng cha mẹ sau khi các vị đã qua đời. Đây là phẩm hạnh nền tảng của nền đạo đức Việt Nam tương tự như Apaga nơi Kitô giáo vậy. Với ước muốn khôi phục lại ý nghĩa tôn giáo của việc thờ cúng tổ tiên đối với những kitô hữu Việt Nam, có lẽ sẽ hữu ích khi chúng ta xem Đức Giêsu như là một người anh cả giúp cho kitô hữu thể hiện trọn vẹn bổn phận thảo hiếu của mình và Đức Giêsu như là một vị tổ tiên họ phải phụng thờ.
Đức Giêsu là một người Do thái, hoà nhập như một người Do thái và sống như người Do thái trong suốt cuộc đời của Người. Vì vậy Người am hiểu tất cả những truyền thống Do thái về đời sống gia đình và bổn phận con cái đối với cha mẹ trong luật Torah. Chắc chắn Người biết rất rõ khoản luật: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ như Đức Chúa, Thiên Chúa của người đã truyền cho ngươi, để được sống lâu và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa đã ban cho ngươi” (Đnl 5,16). Đối với chàng thanh niên giàu có, anh đã hỏi Đức Giêsu là anh phải làm gì để được cuộc sống đời đời? thì Đức Giêsu trả lời rằng ngoài những bổn phận khác, anh phải thảo kính cha mẹ (Mt 19,18). Là một bậc thầy khôn ngoan, ắt hẳn Người phải biết điều sách Châm Ngôn dạy: “Hỡi con, lệnh cha con truyền hãy lo tuân giữ, lời mẹ con dạy chớ bỏ ngoài tai. Những lời truyền dạy đó, con hãy khắc trong tim, con hãy đeo vào cổ để ghi nhớ đêm ngày” (Cn 6,20-21). Sau biến cố lạc mất tại đền thờ lúc 12 tuổi, Đức Giêsu là nguyên cớ làm cha mẹ phải lo lắng vì đã ở lại Giêrusalem mà họ không biết. Sau đó Người được gọi về nhà và “hằng vâng phục các ngài” và “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ơn nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,51). Chống lại những người Pharisêu và kinh sư vì họ lên án Đức Giêsu phá vỡ truyền thống của tổ tiên, Người trả lời:
“Tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử”. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có thể giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như vậy các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa”. (Mt 15,4-5).
Vì là “con cả” (Lc 2,7; Mt 1,25), Đức Kitô là “Sức mạnh của Cha, tinh hoa sinh lực của Cha” (ST 49,3; Đnl 21, 17) và là “Con đầu lòng” (Xh 13,2.12-15; Ds 18,15), điều này nhấn mạnh về hai phương diện cả dòng dõi thuộc về cha và dòng dõi thuộc về mẹ. Vì là con trai cả, Người thuộc về Giavê và phải hiến dâng cho Người (Xh 13,2; 12-15; Ds 3,11-13; Lc 2,22-24). Chính vì thế, không những Người chỉ thiết lập sự liên tục trong gia đình nhưng còn thiết lập được tính liên tục và kiên bền mối tương quan giao ước giữa Israel và Thiên Chúa. Vì là con trai cả, Đức Giêsu được hưởng những ân huệ đặc biệt về “quyền thừa kế”: một di sản dồi dào, sự chúc lành đặc biệt của người cha, trở thành người lãnh đạo gia đình và được đặt ở nơi danh dự trong bàn ăn (St 25,5-6; 27,35-36; Đnl 21,15-17).
Tương tự tổ tiên người Việt, người Israel cũng có ý thức rất lớn về đặc tính, sự bảo trợ và trách nhiệm nơi “Ngôi nhà tổ” (Father’s house). Ngôi nhà đó bao gồm tộc trưởng, vợ, con trai, con dâu, con rể, cháu chắt, chút chít trong dòng tộc, những người dưới quyền của tộc trưởng. Cũng giống như gia đình truyền thống Việt Nam, gia đình Israel cũng là một phần của thị tộc rộng lớn (người Việt gọi là họ hoặc tộc; người Do thái gọi là mispaha). Trong trường hợp này, Đức Giêsu cũng bị giới hạn bởi những bổn phận của một người cứu chuộc dòng tộc như: người bảo tồn giống nòi cho người họ hàng đã khuất, giải phóng cho những người thân khỏi nợ nần và nô lệ, giống như con trai cả Việt Nam trong vai trò trưởng tộc, buộc có những bổn phận đối với tổ tiên.
Dĩ nhiên, niềm tin Kitô đã dạy chúng ta rằng người Cha thực sự của Đức Kitô chính là Giavê. Tin mừng diễn tả Đức Giêsu liên kết với Đức Chúa Cha bằng tình yêu dịu dàng nhất và cảm xúc mãnh liệt nhất. Không kể đến Tin mừng thứ tư vốn nói đến mối tương giao giữa Đức Giêsu và Chúa Cha bằng những hạn từ thân thiết nhất (dĩ nhiên tác giả Tin mừng không thể thuật lại nguyên văn những lời của Đức Giêsu), thì Tin mừng Nhất lãm nói với chúng ta rằng Đức Kitô gọi Thiên Chúa là “Abba” (cha ơi). Đây là cách xưng hô của con thơ dành cho cha. Trong Tin mừng Mt 11,25-27, chúng ta cũng có một bằng chứng hiếm hoi diễn tả mối thông hiệp giữa Đức Kitô với Cha của Người. Trong vườn Gethsenmani, Đức Giêsu đã thể hiện sự vâng lời tuyệt đối vào Thiên Chúa Cha (Mt 26,39); và đang khi bị treo trên thập giá, Đức Giêsu đã thốt ra những lời đầy tín nhiệm vào Người: “Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha” (Lc 23,46).
Thật vậy, Đức Giêsu đã thể hiện lối sống mẫu mực về lòng hiếu thảo. Nếu là một người Việt Nam, Người sẽ coi việc thờ kính tổ tiên là một cách thế biểu lộ lòng hiếu thảo đối với những bậc tổ tiên, những người đã làm nên dòng tộc của Người và chính Người.
ĐỨC KITÔ GIÊSU, MỘT VỊ TỔ TIÊN
Chúng ta có thể chấp nhận Đức Giêsu như là một vị tổ tiên theo cách những thần học gia Phi châu đề xướng. Theo cách đó, tôi xin đưa ra những cách thức có thể diễn tả Đức Giêsu như là một vị tổ tiên của người dân đất Việt. Trước tiên, qua cái chết, con người sẽ về với tổ tiên. Như chúng ta đã biết, trong nghi thức chuyển cửu (quan tài) và yết tổ, hay ít nhất là hồn bạch được đưa về ngôi nhà tổ, ở đây, con trai cả của người đã khuất giới thiệu với tổ tiên rằng có một người con cháu thuộc dòng tộc vừa về với họ. Tuy nhiên, người vừa khuất chưa trở thành một bậc tổ tiên bao lâu bài vị của họ chưa được đặt trên bàn thờ tổ tiên. Người ta tin rằng linh hồn của người đã khuất ban đầu cư ngụ trong hồn bạch rồi sau đó cư ngụ trong bài vị.
Cha Léopold Cadière thuộc Hội Thừa Sai Paris đã sống tại Việt Nam hơn mười lăm năm và là một học giả nghiên cứu văn hoá Việt Nam, Cha đã diễn tả rất rõ về sự hiện diện của tổ tiên trong gia đình:
“Ông bà tổ tiên cư ngụ trong gia đình không ở trong tình trạng thụ động đâu, các vị hiện diện một cách chủ động. Thông thường, uy thế của các vị có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của những thành viên đang sống trong gia đình. Ngay khi con cháu thi hành những bổn phận tỏ lòng hiếu thảo vào những ngày cúng tế, giỗ chạp thì tổ tiên ban cho con cháu tất cả những điều cần thiết như hạnh phúc, bình an. Sự hiện diện của tổ tiên được cảm nghiệm bằng tất cả những điều tốt lành thiện hảo các vị dành cho con cháu. Nhưng nếu con cháu không chôn cất các vị nơi xứng đáng hoặc là quên dâng lễ cúng tế hay nếu như con cháu thờ ơ đối với tổ tiên thì tổ tiên sẽ trả thù hoặc tiến xa hơn là trừng phạt con cháu vì tội lỗi đó. Lúc bấy giờ con cháu phải thỉnh ý một thầy địa lý hoặc một thầy số, làm theo sự hướng dẫn của ông ta, chuyển hài cốt của tổ tiên đến một nơi xứng đáng để chuộc lại lỗi lầm vì đã làm cho tổ tiên phải bực mình”.
Cái chết của Đức Giêsu rõ ràng làm cho Người trở thành tổ tiên qua hành trình trở về với tổ tiên. Hơn nữa, một người không tự nhiên trở thành tổ tiên qua cái chết, nhưng họ trở thành như thế khi gia nhập vào cộng đoàn các tổ tiên, và với bài vị được đặt trên bàn thờ tổ tiên và được con cháu thờ kính. Như vậy, Đức Giêsu được xem như là một vị tổ tiên ở bốn lý do: Người xuống “giữa những người chết”, được tôn dương phục sinh, trở thành Ađam mới, và những môn đệ của Người đã tôn thờ Người.
Tuy nhiên, 1Pr 3,18-19 và câu nói: “Người xuống ngục tổ tông” có thể được giải thích rằng: Đức Giêsu đã đi vào thế giới tổ tiên của Người, qua những bậc tổ tiên, Đức Giêsu được gia nhập vào thị tộc của mình và những người đã được kết ước. Việc Đức Giêsu mang ơn cứu độ đến cho những người đã khuất có thể so sánh với nghi lễ Việt Nam gọi là phần hoàng. Khi một người đạt được chức quan lớn, vua sẽ ban một sắc phong tấn chức danh dự cho cha mẹ đã khuất cảu vị quan đó. Trong nghi lễ trang trọng, bản sắc phong được đốt trước bàn thờ tổ tiên. Đây là danh dự lớn nhất con cái dành cho cha mẹ, một biểu hiện cảm động nhất để bày tỏ lòng hiếu thảo và là phút giây hạnh phúc nhất cho toàn bộ con cháu quây quần bên bàn thờ tổ tiên. Lúc này người con trai được xem như quý tử. Tương tự như thế, bằng việc đem ơn cứu độ đến cho tổ tiên, Đức Giêsu đã làm cho họ được chia sẻ với vinh quang của chính Người.
Nhờ sự phục sinh, Đức Giêsu được tán tụng và tôn vinh như là bậc tổ tiên. Người không còn chết nữa, Người đang sống, đang cự ngụ giữa chính gia đình con cháu thiêng liêng của Người, nơi anh chị em của Người như là những bậc tổ tiên đang sống thật sự và hiện diện trong ký ức của con cháu họ. Như là một tổ tiên, Đức Giêsu hiện diện trong cuộc sống của những ai theo Người. Người hiện diện với họ trong những buổi họp mặt, trong những sinh hoạt của họ, trong những lời Người nói với họ và trong những ân huệ Người ban cho họ, đặc biệt là nơi Mình và Máu thánh của Người. Là một bậc tổ tiên nhân từ, Đức Giêsu bảo vệ và chức phúc cho con cháu tinh thần của Người, ban phát cho họ muôn vàn điều tốt, đặc biệt là ban Thánh Linh của Người để hướng dẫn họ trở về ngôi nhà tổ tiên, nhà của Thiên Chúa Cha.
Tin mừng nhiều lần giới thiệu Đức Giêsu như là Ađam mới, vị tổ tiên của dòng dõi nhân loại mới. Thánh Luca liên kết mạch lạc gia phả của Đức Giêsu tới tận Ađam. Thánh Maccô diễn tả Đức Giêsu sống giữa loài dã thú (Mc 1,13). Ẩn sau bài thánh ca của Phaolô (Pl 2,6-11) là một đối nghịch giữa Ađam cũ đòi được bằng Thiên Chúa. Còn Đức Giêsu, Ađam mới không nghĩ mình ngang hàng với Thiên Chúa. Những đoạn văn tương tự như C2 5,45-49 và Rm 5,12-21 cũng diễn tả sự tương phản như thế: Ađam đầu là người con bất tuân (“không vâng phục”); Ađam mới là người con thảo hiếu (“vâng phục”); Ađam đầu là vị tổ tiên tồi đã mang con cháu đến cái chết và sự kết án, còn Ađam mới là vị tổ tiên tốt đã phục hồi cuộc sống và bào chữa cho con cháu.
Sau cùng, cũng giống như bao vị tổ tiên nhận sự thờ kính của con cháu ruột thịt của họ thì Đức Kitô cũng nhận sự thờ lạy của những con cháu tinh thần. Như đã trình bày ở trên, việc thờ cúng tổ tiên không phải là một biểu hiện lòng thảo hiếu với đấng sinh thành mang tính dân sự, xã hội, nhưng là hành vi mang tính tôn giáo. Dĩ nhiên, rất cần phần biệt rõ ràng giữa latreia và douleia, giữa việc tôn kính các thánh và tổ tiên. Nhưng sự phân biệt như thế không hề làm giảm thiếu, làm mất đi nét đặc sắc của việc tôn kính tổ tiên.
Toàn bộ bài suy tư thần học này mang ý nghĩa tượng trưng và tương đồng. Lối diễn tả Đức Giêsu như là người con cả, một người con thảo hiếu mẫu mực và là một bậc tổ tiên đều theo nguyên tắc tượng trưng và tương đồng. Quan điểm này rất cần được trân trọng. Dĩ nhiên, chúng ta không nói Người như là một vị tổ tiên mang tính hận thù nếu con cháu không phụng thờ Người. Đặc biệt, việc tôn kính tổ tiên dành cho Người phải mang một ý nghĩa sâu xa nhất. Nghĩa là Đức Giêsu phải được xem như là một vị tổ tiên cao trọng và hoàn hảo nhất. Người phải được gọi là “nguyên tổ tiên” (proto-ancestor) như các thần học gia Phi châu đã gọi.
Rất nhiều danh hiệu được dành cho Đức Kitô trong truyền thống Kitô giáo. “Tổ tiên” không phải là hạn từ kinh thánh hoặc truyền thống nhưng nó lại rất có ý nghĩa đối với hàng tỉ người Á Châu mà đối với họ những tước hiệu mang tinh thần học Kitô như Messiah thì thật khó hiểu, thậm chí không thể chuyển dịch nữa. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều hạn chế thiết sót về điểm này, chúng ta phải liều lĩnh để hình dung ra Đức Giêsu như là một người con cả, một bậc tổ tiên. Đức Giêsu Kitô là một người Việt Nam chăng? Với tất cả những ý nghĩa vừa nêu trên, ta có thể trả lời: Đức Giêsu là một người Việt Nam.
Thế Hanh lược dịch
(Nguyên ngữ “The Living Light” số 33 của Peter C. Phan, giáo sư thần học tại Catholic University of America, Washington.D.C)