CHỦ ĐỀ: ƠN CỨU ĐỘ NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA
LỜI NGỎ
Cứu độ một từ ngữ vốn có trong bất cứ tôn giáo nào. Từ ngữ này thường được hiểu là “giải thoát từ tình trạng này sang một tình trạng khác”, từ nô lệ sang tự do, từ chết sang sống, từ bóng tối sang ánh sáng… Do kinh nghiệm đau khổ và tội lỗi, con người càng hy vọng ơn cứu độ và giải thoát. Theo thần học Kitô giáo, Cứu độ là hành động Thiên Chúa tái tạo lại nhân loại sa ngã từ sau khi Adam phạt tội và “Ơn cứu độ nơi Người chan chứa”.
Bài 1: “Cứu độ, cứu rỗi, cứu thế…” nhằm xác định một vài từ ngữ vốn quen dùng để nói về cứu độ.
Bài 2: “Ơn cứu độ trong niềm tin Kitô giáo” trình bày những khuynh hướng, quan điểm về Cứu độ vào cuối thế kỷ 20, và định hướng cho quan điểm này trong thế kỷ 21.
Bài 3: “Đức Giêsu, Đấng Cứu thế và Con Thiên Chúa” nói đến Ơn cứu độ theo lăng kính Kitô học, một khía cạnh chính yếu trong Thần học Về Ơn cứu độ.
Bài 4: “Một phác thảo về Kế hoạch Thiên Chúa cứu độ trong Do thái – Kitô giáo” là một suy tư khá “hiện sinh” với kết luận “5 cách thế Thiên Chúa cứu độ con người”.
Bài 5: “Ngoài Giáo hội không có ơn Cứu độ” là một “công thức” cổ điển, - nhưng theo dòng thời gian, công thức này được thay thế “Giáo hội, Bí tích phổ quát của ơn Cứu độ”- là trình bày Ơn Cứu độ dưới lăng kính Giáo hội học.
Bài 6: Cùng với anh em Phật giáo – một tôn giáo lớn tại đất nước chúng ta – “Cứu độ trong Phật giáo” – để suy tư về Cứu độ.
Chuyên mục Tôn giáo với 4 bài:
1- Đôi nét về Anh giáo;
2- Các Giáo hội Kitô giáo châu Phi;
3- Hồi giáo;
4- Michel-Ange đã gây nên Xi-căng-đan
1- Đôi nét về Anh giáo;
2- Các Giáo hội Kitô giáo châu Phi;
3- Hồi giáo;
4- Michel-Ange đã gây nên Xi-căng-đan
“Du lịch Thần học với Thánh Thomas Aquino mời bạn đọc “rảo qua” Kinh Tin Kính của các thánh Tông đồ.
Phần Sinh hoạt Giáo hội với “Hành trình Ơn Cứu Độ nơi Người chan chứa – Mùa Vọng và Giáng sinh 2003” cùng bạn đọc bước vào năm Phụng vụ mới 2003.
Ra mắt vào dịp lễ Giáng sinh, TSTH kính chúc bạn đọc một mùa Giáng sinh an lành và thánh đức.
Thân kính
Thời sự Thần học