Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024

CÁC NGÔN SỨ TRONG LỊCH SỬ ISRAEL

Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 75-99. 

_Juan Antonio Mayoral López_ 

I. Hiện tượng ngôn sứ:
   1. Con người muốn biết tương lai.
   2. Thiên Chúa trả lời con người.

II. Khởi đầu phong trào ngôn sứ ở Israel.
III. Giai đoạn cổ điển của phong trào ngôn sứ:
  1. Thế kỷ VIII ở phương Bắc.
  2. Thế kỷ VII ở phương Nam.
  3. Các ngôn sứ trước lưu đày.
  4. Các ngôn sứ thời lưu đày.

IV. Sự suy tàn của phong trào ngôn sứ và văn chương khải huyền.
V. Thế nào là một ngôn sứ Kinh Thánh?
Nguồn: “Profetas” trong: M. Pedrosa, M. Navarro, R. Lázaro y J. Sastre, Nuevo Diccionario de Catequética, San Pablo, Madrid, 1999.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

DẪN NHẬP VĂN CHƯƠNG NGÔN SỨ

Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 13-74. 

_Gina Hens-Piazza_ 
Các mẫu hình liên quan đến ngôn sứ ở vùng Cổ Cận Đông: Xyri Paléttin; Mari; Tân Átsua
Sự phát triển của văn chương Ngôn sứ
Các hình thái văn chương ngôn sứ
Các Sách Ngôn Sứ
Các ngôn sứ và các tư tế
Vương quyền và Lời ngôn sứ
Luân thường đạo lý trong văn chương ngôn sứ
Lời ngôn sứ và Đạo khải huyền
Văn chương ngôn sứ và tài liệu Qumran
Văn chương Ngôn sứ và Tân Ước
Thăm dò hướng khảo sát sắp tới về Văn chương Ngôn sứ

Nguồn: Hens-Piazza, G., “Introduction to the Prophetic Literature”, The Jerome Bibilical Commentary for the Twenty-First Century - JBC (2022) 798-816.

Người dịch: Lm. Trần Hưng Vĩnh Quang, O.P.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2024

THẾ NÀO LÀ “ĐẠO THẬT” ?

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 150-206. 

_Francisco Conesa_ 

Trước hết tác giả quay về lịch sử để tìm hiểu từ khi nào thuật ngữ religio vera được du nhập vào thần học, và thuật ngữ ấy đã được giải thích thế nào. Thật ra thuật ngữ tiếng Latinh “vera religio” có thể dịch là : đạo thật, chính đạo, chân đạo, tôn giáo chân chính. Tuy nhiên, “đạo thật” có thể hiểu theo ba nghĩa, và không nhất thiết đối chọi với “đạo tà, đạo quấy”. Tác giả nguyên là giáo sư phân khoa thần học Navarra (Pamplona, Tây ban nha) và từ năm 2016 làm giám mục Minorca, rồi Solsona (2022). Nguồn: F. Conesa, “Sobre la ‘religión verdadera’. Aproximación al significado de la expresión”, in: Scripta Theologica. Año 1998, vol. 30 (1), p. 39-85.

Nội dung. 1) Sự tiến triển của khái niệm “vera religio”. 2) Đạo lý của Công đồng Vaticanô II và huấn quyền kế tiếp. 3) Ý nghĩa của thuật ngữ “đạo thật”. 4) Kitô giáo là đạo thật. 5) Chân lý của các tôn giáo. 6) Chân lý của Kitô giáo và chân lý của các tôn giáo. 7) Sự bế tắc của chủ trương độc tôn (exclusivismo) và tương đối (relativismo). 8) Đồng hành tiến tới sự thật toàn vẹn nhờ đối thoại.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

CÁC TÔN GIÁO MỚI TRONG CÁC VĂN KIỆN TÒA THÁNH

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 116-149. 


LỜI TÒA SOẠN 


Trong bài này, các Tôn giáo mới được hiểu theo nghĩa của Xã hội học tôn giáo ngày nay, tức là “phong trào tôn giáo mới” (new religious movements). Như sẽ thấy, đây là cả một vấn đề phức tạp, ngay từ chuyện danh xưng. Xưa nay, người ta vốn gọi là sect (tiếng Anh, secte tiếng Pháp, secta tiếng Tây-ban-nha) với nhiều hàm ý tiêu cực (bè phái, lạc giáo). Không lạ gì mà các nhóm ấy không được thiện cảm của các lãnh đạo Nhà nước và Giáo hội. Mặt khác, tình hình của các Tôn giáo mới thay đổi tùy theo lục địa. Tại châu Âu và châu Mỹ, Kitô giáo được nhận như là tôn giáo chính thức mặc dù mỗi quốc gia có thể mang hình thức giáo hội khác biệt (chẳng hạn như Công giáo tại Italia, Tây ban nha, Mỹ châu Latinh; Chính thống tại Đông Âu, Tin lành tại Bắc Mỹ), các sect có thể bị coi là nguy hiểm; thế nhưng tình trạng tại Ấn độ và Nhật bản thì khác hẳn.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

CÁC TÔN GIÁO MỚI Ở VIỆT NAM

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 79-115

_Phan Tấn Thành_

Nhập đề
I. Khái niệm tổng quát
  A. Từ ngữ
  B. Phương pháp nghiên cứu
    1. Mục tiêu tìm hiểu: Tìm cách ứng xử hay nghiên cứu lý thuyết
    2. Mô hình áp dụng: Tôn giáo mới nhìn dưới viễn cảnh Âu Mỹ hay viễn cảnh Đông Á
II. Lịch sử
  A. Lịch sử Việt Nam nói chung
  B. Từ sau 1975, đặc biệt từ cuối thế kỷ XX
III. Phân loại và định dạng
  A. Tiêu chuẩn pháp lý
  B. Tiêu chuẩn nguồn gốc
  C. Tà đạo và Tôn giáo mới
IV. Giải thích
  A. Nguồn gốc và phát triển
  B. Ảnh hưởng
V. Nhận xét

Nhập đề


Bài viết này không phải là khảo sát chuyên môn về các Tôn giáo mới ở Việt Nam cho bằng trình bày những hướng tiếp cận hiện tượng này. Nói cách khác, bài viết mang tính “điểm sách”, nhận xét những lối cách tiếp cận hơn là phân tích nội dung của các Tôn giáo mới.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

NGHIÊN CỨU CÁC TÔN GIÁO MỚI: KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ KHOA HỌC TÔN GIÁO

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 37-78. 

_John A. Saliba_

Trong bài này, tác giả trình bày những lối tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu các “phong trào tôn giáo mới” (new religious movements) gọi tắt là các “Tôn giáo mới”, Tác giả nguyên là giáo sư tại University of Detroit Mercy, và đã xuất bản nhiều tác phẩm liên quan đến vấn đề: Psychiatry and the Cults; Social Science and the Cults; Under­standing New Religious Movements.

Dàn bài:
1) Tâm lý học và các Tôn giáo mới
2) Xã hội học và Nhân học và các Tôn giáo mới
3) Thần học Kitô giáo và các Tôn giáo mới
4) Các khóa giảng huấn về các Tôn giáo mới
5) Lượng định các Tôn giáo mới

Nguồn: John Saliba, “Disciplinary Perspectives on New Religious Movements: Views from the Humanities and Social Sciences”, in: Teaching New Religious Movements edited by David G. Bromley, Oxford University Press, Oxford New York 2007, p.41-63.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

SỰ BÙNG NỔ CÁC TÔN GIÁO MỚI

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 17-36. 

_Massimo Introvigne_ 

Tác giả là giáo sư xã hội học tại nhiều đại học Công giáo ở Italia, sáng lập Trung tâm nghiên cứu các tôn giáo mới (Centro studi sulle nuove religioni: CESNUR), với sự hợp tác của nhiều học giả quốc tế. Ông đã xuất bản hơn 70 cuốn sách, trong đó nổi tiếng hơn cả là Enciclopedia delle religioni in Italia.
Nguồn: “L’esplosione delle nuove religioni”, tạp chí“Seminarium" XXXVIII, n. 4 (1998), pp.719-749. La questione dei nuovi movimenti religiosi, XVII Corso dei Simposi Rosminiani (Agosto 2016), https://www.rosminiinstitute.it/wp-content/uploads/2019/05/Intervwento-Prof.-Introvigne.pdf
Nội dung:
I. Hiện tượng tôn giáo vào cuối thế kỷ XX: thời kỳ tục hóa hay khôi phục tôn giáo?
II. Các tên gọi
III. Phân loại các Tôn giáo mới
A. Biểu tượng Kitô giáo
B. Nguồn gốc phương Đông
C. Đổi mới tôn giáo
D. Ma thuật
IV.Giải thích hiện tượng
Kết luận