Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

CÁC TÔN GIÁO MỚI Ở VIỆT NAM

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 79-115

_Phan Tấn Thành_

Nhập đề
I. Khái niệm tổng quát
  A. Từ ngữ
  B. Phương pháp nghiên cứu
    1. Mục tiêu tìm hiểu: Tìm cách ứng xử hay nghiên cứu lý thuyết
    2. Mô hình áp dụng: Tôn giáo mới nhìn dưới viễn cảnh Âu Mỹ hay viễn cảnh Đông Á
II. Lịch sử
  A. Lịch sử Việt Nam nói chung
  B. Từ sau 1975, đặc biệt từ cuối thế kỷ XX
III. Phân loại và định dạng
  A. Tiêu chuẩn pháp lý
  B. Tiêu chuẩn nguồn gốc
  C. Tà đạo và Tôn giáo mới
IV. Giải thích
  A. Nguồn gốc và phát triển
  B. Ảnh hưởng
V. Nhận xét

Nhập đề


Bài viết này không phải là khảo sát chuyên môn về các Tôn giáo mới ở Việt Nam cho bằng trình bày những hướng tiếp cận hiện tượng này. Nói cách khác, bài viết mang tính “điểm sách”, nhận xét những lối cách tiếp cận hơn là phân tích nội dung của các Tôn giáo mới.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

NGHIÊN CỨU CÁC TÔN GIÁO MỚI: KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ KHOA HỌC TÔN GIÁO

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 37-78. 

_John A. Saliba_

Trong bài này, tác giả trình bày những lối tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu các “phong trào tôn giáo mới” (new religious movements) gọi tắt là các “Tôn giáo mới”, Tác giả nguyên là giáo sư tại University of Detroit Mercy, và đã xuất bản nhiều tác phẩm liên quan đến vấn đề: Psychiatry and the Cults; Social Science and the Cults; Under­standing New Religious Movements.

Dàn bài:
1) Tâm lý học và các Tôn giáo mới
2) Xã hội học và Nhân học và các Tôn giáo mới
3) Thần học Kitô giáo và các Tôn giáo mới
4) Các khóa giảng huấn về các Tôn giáo mới
5) Lượng định các Tôn giáo mới

Nguồn: John Saliba, “Disciplinary Perspectives on New Religious Movements: Views from the Humanities and Social Sciences”, in: Teaching New Religious Movements edited by David G. Bromley, Oxford University Press, Oxford New York 2007, p.41-63.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

SỰ BÙNG NỔ CÁC TÔN GIÁO MỚI

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 17-36. 

_Massimo Introvigne_ 

Tác giả là giáo sư xã hội học tại nhiều đại học Công giáo ở Italia, sáng lập Trung tâm nghiên cứu các tôn giáo mới (Centro studi sulle nuove religioni: CESNUR), với sự hợp tác của nhiều học giả quốc tế. Ông đã xuất bản hơn 70 cuốn sách, trong đó nổi tiếng hơn cả là Enciclopedia delle religioni in Italia.
Nguồn: “L’esplosione delle nuove religioni”, tạp chí“Seminarium" XXXVIII, n. 4 (1998), pp.719-749. La questione dei nuovi movimenti religiosi, XVII Corso dei Simposi Rosminiani (Agosto 2016), https://www.rosminiinstitute.it/wp-content/uploads/2019/05/Intervwento-Prof.-Introvigne.pdf
Nội dung:
I. Hiện tượng tôn giáo vào cuối thế kỷ XX: thời kỳ tục hóa hay khôi phục tôn giáo?
II. Các tên gọi
III. Phân loại các Tôn giáo mới
A. Biểu tượng Kitô giáo
B. Nguồn gốc phương Đông
C. Đổi mới tôn giáo
D. Ma thuật
IV.Giải thích hiện tượng
Kết luận

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 105, THÁNG 08/2024

CHỦ ĐỀ: CÁC CÔNG NGHỊ VÀ CÔNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM 


LỜI GIỚI THIỆU 


Lẽ ra số 101 (tháng 8 năm 2023) được dành cho chủ đề “Công đồng và Công nghị trong đời sống Giáo hội” nhằm chuẩn bị cho Thượng hội đồng giám mục tháng 10 bàn về đề tài synodalitas. Nhưng ĐTC Phanxicô đã thay đổi chương trình nghị sự: đề tài này sẽ được thảo luận không chỉ trong khóa họp diễn ra vào năm 2023 mà còn kéo dài qua năm 2024. Vì thế chúng tôi đã thay đổi chương trình: số 101 được dành cho linh đạo thánh Tôma Aquinô nhân dịp kỷ niệm 700 năm tuyên thánh. Số báo này trở lại với đề tài công nghị và công đồng tuy dưới một góc độ khác: thay vì bàn đến đặc tính synodalitas của Giáo hội nói chung (mà ý tưởng còn mơ hồ, điển hình qua việc dịch thuật sang Việt ngữ: hiệp hành, công nghị, hiệp nghị), chúng ta hãy khảo sát các synodus và concilium trong lịch sử Giáo hội Việt Nam, đặc biệt nhân kỷ niệm hai biến cố quan trọng, đó là công nghị Ayuthia 1664 (cách đây 360 năm) và công đồng Hà Nội 1934 (cách đây 90 năm). Các công đồng này đã đặt nền tảng cho tổ chức Giáo hội tại nước ta, với những định chế vẫn còn hiệu lực cho đến ngày hôm nay.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2024

CÁC SÁCH KHÔN NGOAN CỰU ƯỚC : SỨ ĐIỆP THẦN HỌC

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 205-123. 

_Luca Mazzinghi_ 

Trước khi khép lại số báo về các sách Khôn ngoan trong Cựu ước, chúng ta thử hỏi: Những sách này có còn ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu hôm nay? Đúng hơn, có lẽ nên đặt câu hỏi như thế này: các sách Khôn ngoan dạy ta những bài học gì? Thiết tưởng có thể trả lời qua sáu điểm: 1/ Giá trị của kinh nghiệm. 2/ Sự khôn ngoan của con người và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. 3/ Mầu nhiệm sự dữ và sự khôn ngoan của thập giá. 4/ Sự khôn ngoan và Đức Giêsu Kitô. 5/ Truyền thụ khôn ngoan. 6/ Đối thoại văn hóa[1].

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2024

SÁCH KHÔN NGOAN

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 184-204. 

_Luca Mazzinghi_ 

Trong nhóm các sách Khôn ngoan (libri sapientiales) của Cựu ước, có một tác phẩm mang tựa đề là “Sách Khôn ngoan” (Liber Sapientiae). Khỏi nói ai cũng biết, điều này dễ gây lẫn lộn! Ngoài ra, sách Khôn ngoan được viết bằng tiếng Hy-lạp chứ không phải bằng tiếng Híp-ri, vì thế không nằm trong quy điển sách thánh của người Do-thái. Tuy vậy, sách này được các giáo phụ nhận vào sổ quy thư của Kitô giáo. Xét dưới khía cạnh lịch sử, đây là “sáng tác” cuối cùng của Cựu ước, và ghi nhận một bước tiến trong mặc khải liên quan đến thân phận con người sau khi chết.

Nguồn: Luca Mazzinghi, “Sapienza, libro della”, in R. Penna - G. Perego - G. Ravasi (eds.), Temi teologici della Bibbia, San Paolo, Cinisello Balsamo 2010, p. 1243-1250. Xem thêm: Id., Il pentateuco sapienziale, EDB Bologna 2012, p. 207-224.

I. Dẫn nhập
II. Những vấn đề văn chương:
  1/ Cấu trúc tác phẩm;
  2/ Tính thống nhất;
  3/ Thể văn.
III. Bối cảnh lịch sử:
  1/ Thời gian biên soạn; 2/ Tác giả và độc giả;
  3/ Tương quan với văn hóa Hy-lạp;
  4/ Tương quan với truyền thống Do-thái;
  5/ Sách Khôn ngoan trong truyền thống Kitô giáo.
IV. Thần học của sách Khôn ngoan:
  1/ Số phận của con người (Kn 1-6);
  2/ Chân dung của Đức Khôn ngoan và vai trò của Thần khí (Kn 7-10);
  3/ Thiên Chúa yêu thương con người (Kn 11,15–12,27);
  4/ Tôn thờ ngẫu tượng (Kn 13–15);
  5/ Bảy sự tương phản của cuộc xuất hành; tạo dựng và cứu độ; vai trò của vũ trụ (Kn 11.16-19).



Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

BEN SIRA (HUẤN GIÁO)

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 148-182. 

_Gonzalo Aranda_ 

Đây là một tác phẩm mang nhiều nét độc đáo. Trước hết về tên gọi: có khi được gọi bằng tác giả (Ben Sira) có khi được gọi bằng nội dung (Huấn giáo, Ecclesiasticus). Kế đến, về bản văn: tác phẩm được biên soạn bằng tiếng Híp-ri nhưng nguyên bản không còn nữa; Quy điển Kitô giáo chỉ lưu trữ bản dịch Hy-lạp (và La-tinh), từ đó câu hỏi về ơn linh hứng được đặt ra: ơn linh hứng gắn liền với nguyên bản hay bản dịch? Chưa hết, có hai bản dịch Hy-lạp: một ngắn một dài; thử hỏi: bản nào sát với nguyên bản hơn? Dù sao, đây là cuốn sách dài nhất trong các sách khôn ngoan, và khó tìm ra một cấu trúc hợp lý. Tác giả bài này đề nghị phân chia làm 5 phần, tương ứng với ngũ thư.
I. Tiếp cận sơ khởi
  1) Chỗ đứng trong Kinh thánh. 
  2) Tựa đề và nội dung. 
  3) Bản văn. 
  4) Tác giả. 
  5) Cấu trúc.
II. Nội dung
  Lời tựa
  A. Phần Một. Nguồn gốc, bản tính của Khôn ngoan (1,1–16,23)
    1) Nguồn gốc của Khôn ngoan (1,1–2,23)
    2) Những lời khuyên thực tiễn (3,1–16,23)
  B. Phần Hai. Khôn ngoan trong việc tạo dựng (16,24–28,38)
    1) Sự Khôn ngoan trong việc tạo dựng (16,24–18,14)
    2) Những lời khuyên thực tiễn (18,15–23,28)
  C. Phần Ba. Khôn ngoan và Lề luật (24,1–32,17)
    1) Khôn ngoan từ Lề luật (24,1-47)
    2) Những lời khuyên thực tiễn (25,1–32,17)
  D. Phần Bốn. Động lực của Khôn ngoan: kính sợ Thiên Chúa (32,18–42,14)
    1) Kính sợ Thiên Chúa và chu toàn lề luật (32,18–33,18)
    2) Thực hành (33,19–42,14)
  E. Phần Năm. Những chứng tá của Khôn ngoan (42,15–50,31)
    1) Tạo dựng và cai quản thế giới (42,15–43,57)
    2) Tổ tiên Israel (44,1–50,31)
  Lời kết (51,1-38): 
    Thánh thi tạ ơn (51,1-17).
    Bài thơ về việc tìm kiếm khôn ngoan (51,18-32).
III. Huấn ca trong toàn bộ Kinh thánh
  A. Cựu ước. 
  B. Tân ước