Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

THẦN HỌC VỀ NGÔN SỨ KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 133-152. 

_Joseph Ratzinger_ 

Đây là bài phỏng vấn mà Đức Hồng y Joseph Ratzinger, khi còn là Tổng trưởng bộ Giáo lý – Đức tin, dành cho giáo sư Niels Christian Hvidt vào năm 1998, chung quanh đề tài “thần học về ơn ngôn sứ trong Kitô giáo”, được đăng trên nguyệt san 30 Giorni (Nº 1 - 1999). Nguồn: “Il problema della profezia cristiana” 

Lời dẫn của người phỏng vấn [1]

Khi nghe nói đến “ngôn sứ”, phần đông các nhà thần học liền liên tưởng đến các ngôn sứ trong Cựu ước, hoặc ông Gioan Tẩy giả. Vì thế, đề tài các ngôn sứ trong Giáo hội ít được quan tâm đến. Thế nhưng lịch sử Giáo hội đã chứng kiến nhiều khuôn mặt ngôn sứ của những vị thánh, đôi khi chỉ được tuyên phong rất muộn. Các ngài đã truyền đạt một sứ điệp, không phải như là lời của họ, nhưng như là Lời xuất phát từ Thiên Chúa.

Đặc trưng của các ngôn sứ là gì? Điều gì phân biệt các ngôn sứ với các mục tử của Giáo hội? Lời mặc khải cho các vị có liên hệ gì với Lời được mặc khải nơi Đức Kitô và được truyền lại cho các tông đồ? Đó là những câu hỏi được đặt ra cho thần học về ngôn sứ Kitô giáo, nhưng chưa được nghiên cứu sâu xa.

Ngay từ năm 1993, Đức Hồng y Joseph Ratzinger đã khẳng định sự cần thiết phải đào sâu một thần học về ngôn sứ hiểu theo Kitô giáo[2]. Vì thế chúng tôi đã xin ngài dành một cuộc phỏng vấn để bàn về ơn ngôn sứ Kitô giáo. Ngày 16 tháng 3 năm 1998, khi đang giữ chức vụ Tổng trưởng bộ Giáo lý– Đức tin, ngài đã nhận lời.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

THẦN HỌC VỀ ƠN NGÔN SỨ TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 114-132. 

_Richard Xavier Redmond_ 

Trong bài này, tác giả, là giáo sư Chủng viện St Thomas (Henmore, Washington), điểm qua các lối tiếp cận đề tài ngôn sứ trong các lãnh vực khác nhau của thần học: lịch sử Giáo hội; thần học Hộ giáo; Giáo hội học. Nên lưu ý là trong thần học cổ truyền “prophecy” thường được hiểu là “lời tiên tri”, đặc biệt là trong Cựu ước, sẽ được ứng nghiệm trong Tân ước. 
Nguồn: “Theology of Prophecy” trong: New Catholic Encyclopedia, rev.ed., 2003, vol.11, p.759-764. 
I. Ơn ngôn sứ trong Truyền thống
  A. Từ những giai đoạn khởi đầu cho đến lạc giáo Montanô
  B. Sau lạc giáo Montanô. 1/ Truyền thống huyền bí. 2/ Truyền thống giải thích theo lý trí
  C. Những điểm nhấn từ thời Kinh viện
II. Ơn ngôn sứ và thần học Hộ giáo
  A. Bối cảnh lịch sử
  B. Chứng cớ hộ giáo dựa theo các lời tiên tri
III. Thần học thế kỷ XX
  A. Ơn ngôn sứ nói chung
  B. Ngôn sứ và các mặc khải tư
  C. Ơn ngôn sứ trong cộng đoàn và phẩm trật Giáo hội

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

TRÌNH THUẬT ƠN GỌI NGÔN SỨ : Bốn sơ đồ thần học

Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 100-113. 

_Giuse Nguyễn Đình Chiến, O.P._

1. Sơ đồ tương quan giữa vị chỉ huy và người lính
2. Sơ đồ đối thoại giữa ông chủ và đầy tớ trung tín
3. Sơ đồ tương quan giữa quốc vương và vị cố vấn
4. Sơ đồ tương quan giữa vị thầy và học trò (giữa cha mẹ và con cái)

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024

CÁC NGÔN SỨ TRONG LỊCH SỬ ISRAEL

Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 75-99. 

_Juan Antonio Mayoral López_ 

I. Hiện tượng ngôn sứ:
   1. Con người muốn biết tương lai.
   2. Thiên Chúa trả lời con người.

II. Khởi đầu phong trào ngôn sứ ở Israel.
III. Giai đoạn cổ điển của phong trào ngôn sứ:
  1. Thế kỷ VIII ở phương Bắc.
  2. Thế kỷ VII ở phương Nam.
  3. Các ngôn sứ trước lưu đày.
  4. Các ngôn sứ thời lưu đày.

IV. Sự suy tàn của phong trào ngôn sứ và văn chương khải huyền.
V. Thế nào là một ngôn sứ Kinh Thánh?
Nguồn: “Profetas” trong: M. Pedrosa, M. Navarro, R. Lázaro y J. Sastre, Nuevo Diccionario de Catequética, San Pablo, Madrid, 1999.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

DẪN NHẬP VĂN CHƯƠNG NGÔN SỨ

Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 13-74. 

_Gina Hens-Piazza_ 
Các mẫu hình liên quan đến ngôn sứ ở vùng Cổ Cận Đông: Xyri Paléttin; Mari; Tân Átsua
Sự phát triển của văn chương Ngôn sứ
Các hình thái văn chương ngôn sứ
Các Sách Ngôn Sứ
Các ngôn sứ và các tư tế
Vương quyền và Lời ngôn sứ
Luân thường đạo lý trong văn chương ngôn sứ
Lời ngôn sứ và Đạo khải huyền
Văn chương ngôn sứ và tài liệu Qumran
Văn chương Ngôn sứ và Tân Ước
Thăm dò hướng khảo sát sắp tới về Văn chương Ngôn sứ

Nguồn: Hens-Piazza, G., “Introduction to the Prophetic Literature”, The Jerome Bibilical Commentary for the Twenty-First Century - JBC (2022) 798-816.

Người dịch: Lm. Trần Hưng Vĩnh Quang, O.P.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2024

THẾ NÀO LÀ “ĐẠO THẬT” ?

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 150-206. 

_Francisco Conesa_ 

Trước hết tác giả quay về lịch sử để tìm hiểu từ khi nào thuật ngữ religio vera được du nhập vào thần học, và thuật ngữ ấy đã được giải thích thế nào. Thật ra thuật ngữ tiếng Latinh “vera religio” có thể dịch là : đạo thật, chính đạo, chân đạo, tôn giáo chân chính. Tuy nhiên, “đạo thật” có thể hiểu theo ba nghĩa, và không nhất thiết đối chọi với “đạo tà, đạo quấy”. Tác giả nguyên là giáo sư phân khoa thần học Navarra (Pamplona, Tây ban nha) và từ năm 2016 làm giám mục Minorca, rồi Solsona (2022). Nguồn: F. Conesa, “Sobre la ‘religión verdadera’. Aproximación al significado de la expresión”, in: Scripta Theologica. Año 1998, vol. 30 (1), p. 39-85.

Nội dung. 1) Sự tiến triển của khái niệm “vera religio”. 2) Đạo lý của Công đồng Vaticanô II và huấn quyền kế tiếp. 3) Ý nghĩa của thuật ngữ “đạo thật”. 4) Kitô giáo là đạo thật. 5) Chân lý của các tôn giáo. 6) Chân lý của Kitô giáo và chân lý của các tôn giáo. 7) Sự bế tắc của chủ trương độc tôn (exclusivismo) và tương đối (relativismo). 8) Đồng hành tiến tới sự thật toàn vẹn nhờ đối thoại.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

CÁC TÔN GIÁO MỚI TRONG CÁC VĂN KIỆN TÒA THÁNH

Thời sự Thần học – Số 98, tháng 11/2022, tr. 116-149. 


LỜI TÒA SOẠN 


Trong bài này, các Tôn giáo mới được hiểu theo nghĩa của Xã hội học tôn giáo ngày nay, tức là “phong trào tôn giáo mới” (new religious movements). Như sẽ thấy, đây là cả một vấn đề phức tạp, ngay từ chuyện danh xưng. Xưa nay, người ta vốn gọi là sect (tiếng Anh, secte tiếng Pháp, secta tiếng Tây-ban-nha) với nhiều hàm ý tiêu cực (bè phái, lạc giáo). Không lạ gì mà các nhóm ấy không được thiện cảm của các lãnh đạo Nhà nước và Giáo hội. Mặt khác, tình hình của các Tôn giáo mới thay đổi tùy theo lục địa. Tại châu Âu và châu Mỹ, Kitô giáo được nhận như là tôn giáo chính thức mặc dù mỗi quốc gia có thể mang hình thức giáo hội khác biệt (chẳng hạn như Công giáo tại Italia, Tây ban nha, Mỹ châu Latinh; Chính thống tại Đông Âu, Tin lành tại Bắc Mỹ), các sect có thể bị coi là nguy hiểm; thế nhưng tình trạng tại Ấn độ và Nhật bản thì khác hẳn.