Hiển thị các bài đăng có nhãn Sáng tạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sáng tạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

THẦN HỌC VỀ SỰ TẠO DỰNG

Thời sự Thần học – Số 44, Tháng 6/2006, tr. 54-78.

_Hoà Bình_


Hồi còn nhỏ khi dọn mình rước lễ lần đầu, chúng ta được dạy rằng :"Đức Chúa Trời dựng nên trời đất trong bảy ngày". Thế nhưng, dần dần chúng ta biết : vũ trụ này không phải chỉ thành hình trong vòng bảy ngày mà cả hằng triệu năm. Hơn thế nữa, vũ trụ này là do vật chất tiến hóa chứ chẳng phải do ai dựng nên cả! Thế thì thử hỏi: đức tin về Thiên Chúa tạo dựng có còn ý nghĩa gì nữa hay không? Chúng ta sẽ khảo cứu đạo lý về sự tạo dựng từ Kinh thánh, qua truyền thống của Giáo hội, và sau cùng, đối chiếu đức tin với những vấn nạn của khoa học hiện đại, tựa như: tiến hóa, môi sinh…

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

CON NGƯỜI TRONG DÒNG LỊCH SỬ TẠO DỰNG VÀ TIẾN HÓA

Thời sự Thần học – Số 44, Tháng 6/2006, tr. 5-53.

_Minh Sơn, O.P._


Con người bởi đâu mà hình thành nên? Và có mặt trên trái đất này từ khi nào? Câu hỏi thật nhiêu khê và gây những cuộc tranh luận gay gắt từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay vẫn còn tiếp diễn. Quả thật, từ khi thuyết tiến hóa chủ trương rằng con người bởi khỉ mà ra, bản phúc trình khoa học này như trái bom làm nổ tung cả công luận thế giới và đặc biệt gây hoang mang, khủng hoảng đức tin không ít cho giới Kitô Giáo. Bởi vì sự khẳng định này của khoa học có vẻ đi ngược lại với nhiều khẳng định của Thánh kinh và đe doạ mối duy nhất, thậm chí sự tồn tại của thế giới Kitô giáo.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 44, THÁNG 6/2006

CHỦ ĐỀ: TẠO DỰNG VÀ TIẾN HOÁ

LỜI NGỎ


Thế giới - Vũ trụ - Con người đã được hình thành thế nào? Phải chăng một cuộc tiến hoá hàng triệu triệu năm đã diễn ra và sau khi thế giới, vũ trụ có mặt, thì con người xuất hiện như đỉnh cao của cuộc tiến hoá này?… Những câu hỏi như trên đã từng là mối bận tâm các nhà bác học, sinh vật học, nhân chủng học, khảo cổ học… và cả các nhà Thần học nữa. Tất cả họ dường như muốn tìm một câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi trên. Nhưng xem ra, vẫn chưa có kết luận chung cuộc. Thời gian cùng lịch sử phát triển của tư tưởng đã bổ sung - ngày càng phong phú - cho câu trả lời này.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’ VÀO GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA HỘI THÁNH

Thời sự Thần học – Số 88, tháng 5/2020, tr. 163-197.

_Hồng y Peter Kodwo Appiah Turkson_

Tác giả là Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình từ năm 2009, và với cuộc cải tổ giáo triều của ĐTC Phanxicô, ngài được đặt đứng đầu Bộ Thăng tiến Con người, từ ngày 1/1/2017. Trong một bài thuyết trình tại Taizé ngày 23/9/2017, tác giả nêu bật sự liên tục và mới mẻ của thông điệp Laudato si’ trong toàn bộ Giáo huấn xã hội của Hội thánh, đặc biệt là lối tiếp cận vấn đề môi sinh cách toàn diện: việc bảo vệ môi trường cần được gắn liền với việc bảo vệ phẩm giá con người, nhất là người nghèo. Nội dung gồm:
1. Đọc ra và đáp trả các dấu chỉ của thời đại
2. Đâm rễ trong Kinh thánh
3. Liên tục với Huấn quyền
4. Quan tâm đến thiện ích chung. Chăm sóc trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta
5. Sinh thái nhân bản. Quan tâm đến nhân phẩm
6. Ưu tiên chọn lựa người nghèo
7. Sinh thái toàn diện và phát triển toàn diện con người
Nguồn : “The contribution of Laudato si’ to Catholic Social Doctrine”. http://www.humandevelopment.va/it/risorse/interventi/2017/the-contribution-of-laudato-si--to-catholic-social-doctrine--23-.html
Viết tắt : GHXH = Giáo huấn xã hội của Hội thánh. Bản PDF ở cuối trang.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

CUỐN SÁCH THIÊN NHIÊN

Lịch Sử Của Một Ẩn Dụ Nằm Giữa Khoa Học Và Thần Học


Thời sự Thần học – Số 88, tháng 5/2020, tr. 130-162.

_Giuseppe Tanzella-Nitti_ 

Gần đây, huấn quyền Công giáo thường sử dụng ẩn dụ “Cuốn sách Thiên nhiên” như cầu nối trong việc đối thoại giữa Khoa học và Thần học. Bài viết này muốn tìm hiểu nguồn gốc của ẩn dụ này, và việc giải thích ẩn dụ trải qua lịch sử, cách riêng khi đối chiếu giữa Sách Thiên nhiên và Sách Kinh thánh, như hai cách thức Thiên Chúa mặc khải cho loài người. Vì khuôn khổ của tờ báo, chúng tôi chỉ lược tóm nội dung chứ không dịch nguyên văn.
Nguồn : “Book of Nature, Origin and Development of the Metaphor”. INTERS – Interdisciplinary Encyclopedia of Religion and Science, edited by G. Tanzella-Nitti, I. Colagé and A. Strumia, www.inters.org, DOI: 10.17421/2037-2329-2019-GT-1. Tác giả là giáo sư thần học tại Giáo hoàng Đại học Santa Croce, Rôma.
Lưu ý : Vì muốn đối chiếu hai cuốn sách, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Sách Thiên nhiên” và “Sách Kinh thánh”, mặc dù biết rằng “Kinh” và “Sách” đồng nghĩa với nhau! Bản PDF ở cuối trang.
Dàn bài :
I. Việc giải thích ẩn dụ trải qua lịch sử: A. Nguồn gốc. B. Kinh thánh. C. Các giáo phụ. D. Thời trung đại. E. Thời phục hưng. F. Thời cận đại
II. Những hàm ngụ của ẩn dụ: 1/ Trong lãnh vực triết học. 2/ Đối với khoa học tự nhiên. 3/ Trong lãnh vực thần học

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

CÁC “LUẬT” VẬT LÝ

Thời sự Thần học – Số 88, tháng 5/2020, tr. 99-129.

_Micae Trần Văn Thành, O.P._ 

I. Từ ngữ: Tự nhiên và Vật lý; Luật
II. Các “luật” trong khoa học vật lý
  Quan điểm Aristote
  Định luật trong khoa học vật lý cổ điển: Newton
  Khoa học vật lý hiện đại

III. Một vũ trụ ngẫu nhiên hay tất yếu?
  Lý thuyết Big Bang
  Nguyên lý vị nhân
  Lý thuyết các vũ trụ song song

IV. Thiên Chúa và vũ trụ
V. Kết luận

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

TIẾN HÓA SÁNG TẠO VÀO ĐỨC TIN CÔNG GIÁO

Thời sự Thần học - Số 2, Tháng 2/2009, tr. 70-82.

_Gioan Phêny Ngân Giang_ 


I. Những lý thuyết giải thích


Thật ra, không có một lý thuyết giải thích nào được xem là thoả đáng và có thể trả lời trọn vẹn cho vấn đề tiến hoá. Lý thuyết tổng hợp hay tân Darwin sau một thời gian thống trị, ngày hôm nay cũng cho thấy nhiều điều cần phải xem xét lại. Nói đúng ra, cha đẻ của thuyết tiến hoá không phải là Darwin (1809-1882) nhưng là Lamarck (1744-1829). Thuyết tiến hoá của Lamarck đã bắt đầu thành hình từ năm 1802. Lần đầu tiên, tính liên tục, sự thay đổi và tính chất phức tạp của các loài động vật trong sự tiến triển của nó được để ý và được hiểu biết như một mối liên hệ có chung nguồn gốc mà từ đó cái phức tạp nhất khởi đi từ cái đơn giản nhất. Tuy nhiên, sự giải thích mang tính cơ học về tiến hoá của Lamarck không được kinh nghiệm chấp nhận.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN THẦN HỌC KITÔ GIÁO VỀ TIẾN HÓA

Thời sự Thần học - Số 2, Tháng 2/2009, tr. 70-82.

_An Phong_ 


Nhiều suy tư trong lãnh vực khoa học và tôn giáo về tạo dựng đang cố bằng mọi cách để hòa hợp hiểu biết về tạo dựng theo tôn giáo với hiểu biết về tiến hóa trong khoa học. Tuy nhiên, có một điều quan trọng nhất mà Kitô giáo nhắm đến đó là: ơn cứu độ tức là dẫn toàn thể nhân loại hiệp nhất với nhau. Hơn nữa, khi con người hòa giải với Thiên Chúa thì đó chính là cứu độ.

Như thế, suy tư về tạo dựng gắn liền với suy tư về cứu độ.

“Từ khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: Phải có… (St 1, 1-3a)

“Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải” (2Cr 5, 17-18)