Hiển thị các bài đăng có nhãn Mạc khải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mạc khải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

MẠC KHẢI VÀ NIỀM TIN TRONG PHẬT GIÁO

Thời sự Thần học – Số 25-&26, tháng 12/2001, tr. 57-77

_Anh Phong_

(Theo J.MASSON, “Revelation and Beliet in Buddhism”)

Nhập đề


Với tựa đề như trên hẳn sẽ gây cho bạn sửng sốt, và tất nhiên có thể dẫn đến phản ứng sau: “Theo nghĩa chặt, Phật giáo không phải là một tôn giáo, làm thế nào nó có mạc khải được? Lại nữa, theo Phật giáo, ơn cứu độ mỗi người là do cá nhân họ đảm nhận, tại sao còn cần đến mạc khải làm gì? Những phản ứng như thế không phải là không có đâu.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

MẠC KHẢI VÀ HỘI THÁNH

(Thời sự Thần học – Số 25&26 – tháng 12/2001, tr. 35-56)

Huynh đệ chuyển ngữ

Từ Chúa Kitô và các Tông đồ, những chứng nhân của Người, mạc khải đã chấm dứt. Thiên Chúa không còn nói với chúng ta bằng Lời nào khác, nhưng Người tiếp tục nói bằng Lời mà Người đã nói một lần dứt khoát: Hội thánh. Vì đã được sinh ra từ Lời Chúa Kitô, Hội thánh vẫn luôn bảo tồn Lời của Người và không ngừng suy niệm, nhắc nhở, giải thích Lời đó cho nhân loại ở mọi thời đại. Từ nay, giữa Hội thánh và mạc khải, giữa Hội thánh và Lời có mỗi tương quan cốt tử. Hội thánh tùy thuộc vào Lời và Lời cũng lệ thuộc vào Hội thánh. Chúng tôi muốn trình bày chính những tương quan đó. Vậy đâu là tương quan chính yếu giữa Lời với mầu nhiệm Hội thánh và sự tăng trưởng của Hội thánh? Làm thế nào Hội thánh có thể phục vụ Lời? Đâu là bản chất hành động của Hội thánh trong tương quan với sứ điệp cứu độ và với những con người mà sứ điệp này muốn gửi tới.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

MẠC KHẢI VÀ DẤU LẠ

(Thời sự Thần học – Số 25&26 – tháng 12/2001, tr. 25-34)

Révélation et Miracle. Huynh Công chuyển ngữ

Có một số Kitô hữu cho rằng dấu lạ là chuyện lỗi thời, và một số khác lại quá thích thú với những điều lạ lùng giả tạo, như xiếc, xảo thuật, ảo thuật chẳng hạn. Đó là hai thái cực đối nghịch nhau. Dường như chúng ta chỉ nhìn thấy nơi mỗi dấu lạ một thách đố luật tự nhiên mà quên mất vai trò của chúng như “những dấu chỉ trí khôn con người có thể hiểu”?

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

MẠC KHẢI VÀ ĐỨC TIN

(Thời sự Thần học – Số 25&26 – tháng 12/2001, tr. 15-24)

Werner Bulst, Revelation and Believe. Thanh Phương chuyển ngữ

Ý niệm mạc khải tự bản chất là tương quan: mạc khải luôn luôn xảy ra trong tương quan với một cá nhân hay một cộng đoàn. Vì vậy ta có thể làm sáng tỏ bản chất của mạc khải Thiên Chúa nhờ nghiên cứu việc đáp trả mà mạc khải đòi hỏi nơi con người, tức là đức tin. Ngược lại, nhờ phân tích việc đáp trả này, chúng ta có thể củng cố ý niệm mạc khải.

Ở đây chúng ta sẽ không đề cập đến bản chất của đức tin và những khía cạnh có liên quan mà chỉ trình bày ngắn gọn những gì trực tiếp liên hệ tới tương quan giữa mạc khải và đức tin, tức là những điều làm sáng tỏ ý niệm mạc khải.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

MẠC KHẢI VÀ VIỆC NHẬP THỂ

(Thời sự Thần học - Số 25&26 - Tháng 12/2001, tr.7-14)

 Bình Hòa

Thần học hiện đại có khuynh hướng nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa mạc khải và con người Chúa Kitô. Chúa Kitô là tất cả mạc khải, là trung tâm của toàn thể lịch sử mạc khải.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 25 & 26 – THÁNG 12/2001

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ MẠC KHẢI

LỜI NGỎ


Mạc khải là sự biểu lộ một chân lý trước kia bị giấu ẩn, hoặc không được biết đến, hoặc ít là mờ tối. Mạc khải vừa có tính cách thần linh, nếu nó đến từ Thiên Chúa. Mạc khải có tính cách con người, nếu do con người thực hiện. Hơn nữa, mạc khải còn có tính chất là một kinh nghiệm sống động giữa hai cá vị: Thiên Chúa – con người hay con người – con người. Như thế, có thể nói trong các tôn giáo khác cũng có thể có mạc khải – đôi khi được gọi là “mạc khải tư” (Avery Dullus, Models of Revelation, 1983).

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

THẦN HỌC VỀ MẶC KHẢI

Thời sự Thần học - Số 17 - Tháng 9/1999, tr. 30-39

_Tấn Hứa_


A - NHỮNG ĐUỜNG LỐI TRÌNH BÀY THẦN HỌC MẶC KHẢI (THMK) 


Một trong những đề tài quan trọng nhất của Thần học nền tảng đó là mạc khải (=MK). Có nhiều đường lối để trình này MK, tuy không phải tất cả đều đưa tới kết quả như nhau cả. 

I. Từ ngữ: Có lẽ đường lối đơn giản hơn cả là dựa vào tầm nguyên, nghĩa là đi tìm nguyên gốc của nó (mặc là gì ? khải là gì ?) Đó là đường lối khá thông dụng trong các từ điển thần học Thánh kinh, khi họ khảo sát những chỗ mà Sách thánh dùng các tiếng: “revelatio” (apocalypsis trong tiếng hy lạp), có nghĩa là: vén màn lên; hoặc tiếng “manifestatio” (epiphaneia), có nghĩa là: tỏ lộ. Tuy nhiên, con đường tầm nguyên không đem lại tất cả kết quả mong muốn, xét vì chính thánh Gioan, một người nói nhiều hơn cả đến vai trò của đức Ki-tô là kẻ MK Chúa Cha cho loài người, thì lại không dùng tiếng “apokalypsis” trong quyển Phúc âm thứ bốn.