Hiển thị các bài đăng có nhãn Kitô học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kitô học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 100, THÁNG 05/2023

CHỦ ĐỀ: THẦN HỌC PHỤC SINH 

LỜI GIỚI THIỆU


Thời Sự Thần Học đã đi đến số 100. Có nhiều cách để định hướng cho số báo đặc biệt này. Dĩ nhiên, trước hết cần phải tạ ơn Chúa, bởi vì tờ báo đã trải qua một chặng đường không dễ dàng trong gần 30 năm. Nhân dịp này chúng ta có thể nhìn lại các chủ đề đã phát hành[1], nhưng tốt hơn chúng ta nên nhìn về phía trước. Thiết nghĩ chủ đề “Phục sinh” thích hợp nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất là số báo được phát hành vào lễ Phục sinh năm 2023. Đâu là đối tượng của việc cử hành đại lễ này? Thứ hai, sự phục sinh diễn tả đích điểm của niềm hy vọng mà Giáo hội cũng như mỗi người chúng ta đang nhắm đến. Thứ ba, Phục sinh là chìa khóa để giải thích đặc trưng của Kitô giáo, từ đó trở thành sợi chỉ đỏ cho tất cả mọi suy tư thần học Kitô giáo: tín lý, luân lý, tâm linh, phụng vụ, mục vụ: “Chúng tôi loan báo Đức Giêsu Kitô đã phục sinh, và chúng tôi trông mong được thông dự vào cuộc phục sinh của Người”. Tiếc rằng chân lý này thường bị lãng quên, và mỗi khi nói đến trọng tâm niềm tin Kitô giáo, người ta liền nghĩ đến Thập giá: Thập giá trở thành biểu tượng của Kitô giáo (x. TSTH số 90: “Thần học thập giá”). Chúng ta dễ quên lời khẳng định của thánh Phaolô: “Nếu Đức Kitô không sống lại, thì đức tin của anh em sẽ rỗng tuếch” (1Cr 15,17). Vì thế, một điểm mới mẻ của thần học cuối thế kỷ XX là tái khám phá “thần học phục sinh”[2], một hướng đi bắt đầu từ năm 1950 với cha F.X. Durrwell, CSsR.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

HUYỀN NHIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 139-190. 

_Flavio di Bernardo, C.P._ 

Dẫn nhập
I. Cuộc thương khó trong Kinh Thánh
  A. Kinh nghiệm tâm linh của Đức Giêsu trong cuộc Thương khó
    1. Các nguồn: những tường thuật Tin Mừng về cuộc Thương khó
    2. Những thái độ căn bản của Đức Giêsu trong cuộc Thương khó
    3. Kinh nghiệm Ghết-sê-ma-ni
    4. Kinh nghiệm Gôn-gô-tha
  B. Cuộc Thương khó trong kinh nghiệm Kitô giáo tiên khởi
    1. Sequela Crucis (Bước theo thánh giá)
    2. Cuộc Thương khó của Đức Kitô trong kinh nghiệm của thánh Phaolô
II. Cuộc thương khó trong các tác phẩm của các giáo phụ
  A. Cuộc Thương khó của Đức Kitô, Mầu nhiệm Cứu độ
    1. Cuộc Thương khó của Chúa Kitô mở cửa linh hồn đón nhận Mặc khải
    2. Cuộc Thương khó biểu lộ quyền năng cứu độ của ân sủng
    3. Cuộc Thương khó, nguồn cội của ân sủng thánh hóa
  B. Đức Kitô chịu đóng đinh trong đời sống tâm linh
    1. Sự cần thiết của việc suy gẫm về những đau khổ của Đức Kitô
    2. Sự cần thiết của việc noi gương Đức Kitô chịu đóng đinh
  C. “Nhân luận về Thánh giá” trong huấn giáo của các Giáo phụ
    1. Cuộc Thương khó của Đức Kitô mang lại ý nghĩa cho những đau khổ của nhân loại và biến chúng thành phương tiện nên thánh
    2. Kitô hữu phải vác lấy thánh giá mình cùng với Đức Kitô
III. Cuộc thương khó trong đời sống Giáo hội
  A. Giai đoạn sơ khai (thế kỷ I – VIII)
    1. Huyền nhiệm thánh giá và phúc tuẫn giáo
    2. Chiều kích hiến tế và sự thông dự vào cuộc Thương khó trong đời sống đan tu khổ hạnh
  B. Linh đạo Thương khó từ thế kỷ IX đến XI
    1. Nhân tính của Đức Kitô và cuộc Thương khó của Người trong đời sống đan tu vào Giai đoạn trung kỳ của thời Trung cổ
    2. Contemplatio dominicae passionis (Chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu)
  C. Thời đại của thánh Bênađô và thánh Phanxicô (thế kỷ XII và XIII)
    1. Thánh Bênađô và huyền nhiệm cuộc thương khó
    2. Canh tân Sách Thánh, sự khó nghèo Tin Mừng và huyền nhiệm thánh giá
    3. Thánh Phanxicô, “diện mạo mới của Đấng chịu đóng đinh”
  D. Thế kỷ XIV
  E. Meditatio vitae et passionis Christi
    1. Suy gẫm về cuộc Đời và cuộc Thương khó của Đức Kitô như là những Mầu nhiệm Cứu độ
    2. Suy gẫm về cuộc Thương khó theo các Tin Mừng
    3. Cuộc Thương khó của Đức Giêsu và phương pháp suy gẫm
  F. Từ Gioan Thánh giá đến Phaolô Thánh giá (thế kỷ XVI đến XVIII)
    1. Sự tuẫn giáo của Trái tim Đức Kitô và các nhà huyền bí
    2. Sự tuẫn giáo của ý chí và huyền nhiệm “fiat”
    3. “Hiểu biết về Thánh giá” và huyền nhiệm của Thương khó
    4. Những nhà huyền bí về Linh đạo Thương khó
  G. Huyền bí Thương khó ngày nay
    1. Mang những dấu tích cuộc Thương khó
    2. Linh đạo và sự đau khổ
    3. Công đồng Vaticanô II
    4. Phong trào đại kết với huyền nhiệm Thương khó
Kết luận
Nguồn: “Passion, Mysti­que de la,” trong: Dictionnaire de Spiritualité, Vol. 12, Fasc. LXXVI ‑ LXXVII (Paris, Beauchesne, 1983), cols. 312‑338. Tác giả Flavio di Bernardo (1932-1982) là một linh mục dòng Thương khó (Passioniste) người Ý, giáo sư sử học. Vì khuôn khổ bài báo, chúng tôi đã bỏ thư mục ở cuối mỗi phần.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

THẬP GIÁ VÀ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 86-138.

_Phan Tấn Thành_ 

Nhập đề. Suy tư thần học đứng trước thập giá
I. Tân Ước. Những lý do và công hiệu của cái chết của Đức Giêsu
  A. Lý do đưa đến cái chết: những giải thích
  B. Công trình cứu độ. Các từ ngữ giải thích dựa theo mô hình: 1/ xã hội; 2/ pháp luật; 3/ phụng tự; 4/ tương quan; 5/ khôn ngoan
II. Lịch sử thần học về ơn cứu độ
  A. Các giáo phụ
  B. Thần học: 1/ Thánh Anselmô. 2/ Thánh Tôma Aquinô. 3/ Martin Luther
III. Những lối tiếp cận hiện nay về thần học ơn cứu độ
  A. Lồng trong kế hoạch cứu độ: công trình của Ba ngôi Thiên Chúa
  B. Hai chiều kích trung gian của Đức Kitô: 1/ đi xuống (thiên hóa, công chính hóa, cứu chuộc và giải thoát); 2/ đi lên (hy tế, xá tội, đền tội, thay thế)
Kết luận. Cứu độ vì tình yêu

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

THẦN HỌC VỀ THẬP GIÁ TRONG PHỤNG VỤ TÂY PHƯƠNG

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 55-85.

_Manuel Garrido Bonaño, O.S.B._

Mỗi khi nói đến “thần học” người ta thường chỉ liên tưởng đến các tác phẩm, công trình suy tư của các học giả hàn lâm, nhưng dễ quên rằng theo nguyên ngữ Hy-lạp, theologia (ghép bởi Theos và logos), không chỉ có nghĩa là “lời (lý luận) về Thiên Chúa”, mà còn là “lời của Thiên Chúa” (tức là mặc khải), và “lời với Thiên Chúa” (tức là cầu nguyện)[1]. Trong bài này, cha Manuel Garrido Boñano (1925-2013), dòng Biển-đức thuộc đan viện Valle de los Caidos, Madrid, Tây Ban Nha, giáo sư Phụng vụ và tác giả của trên 30 đầu sách, đã lưu ý đến một nguồn thần học quan trọng khi đề cập đến thập giá, đó là các bản văn Phụng vụ, trong đó Giáo hội vừa tuyên xưng niềm tin và chúc tụng Thiên Chúa vì công trình Người đã thực hiện cho nhân loại nơi thập giá Đức Kitô.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

THẦN HỌC THẬP GIÁ TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 35-54. 

_Barnabas M. Ahern, C.P._ 

I. Thập giá trong cuộc đời Đức Giêsu: 1. Biện hộ cho cái chết của Đức Giêsu. 2. Sự tiến triển của thần học thập giá. 3. Thần học thập giá trong thư Híp-ri.
II. Giáo huấn Tân Ước về vị trí của thập giá trong cuộc đời Kitô hữu: 1. “Logion” của Tin Mừng về việc vác thập giá. 2 Giáo huấn của thánh Phaolô. 3 Những khai triển khác trong Tân Ước.
III. Thập giá trong năm thế kỷ đầu tiên: 1. Ba thế kỷ đầu. 2. Thế kỷ IV và V.
IV. Thập giá vào thời Trung đại: 1. Liên tục và tiến triển. 2. Điểm nổi bật trong sự tiến triển này.
V. Thập giá trong Giáo hội sau công đồng Trentô: 1. Sự đóng góp của trường phái Tây Ban Nha. 2. Sự nhất quán về đạo lý và thực hành trong các thế kỷ gần đây.
VI. Thập giá trong thế kỷ XX: 1. Những lý do thần học của sự thay đổi. 2. Những lý do tâm lý-xã hội. 3. Dự báo tương lai: a) Sự tiến triển trong thần học; b) Việc phục vụ Thân thể Chúa Kitô. 4. Sự hiện diện thường hằng của Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá.
Nguồn: “Croce”, Nuovo Dizionario di Spiritualità. Edizioni Paoline, terza ed., Roma 1982, p.366-376.
Tác giả. Cha Barnabas Ahern, linh mục dòng Thương khó (1915-1995), nguyên là giáo sư Kinh thánh, thành viên của Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng (1969-1975) và Ủy ban thần học quốc tế (1970-1985).

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA THẦN HỌC THÁNH GIÁ TRONG TÂN ƯỚC

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 13-34. 

_Michel Gourgues, O.P._ 

Nguồn: Croce, trong G. Ravasi, R. Penna, G. Perego (ed.), Dizionario dei Temi Teologici  della Bibbia. Cinisello Balsamo, Edizioni San Paolo, 2010, pp. 254-262.
Nguyên văn tiếng Pháp có thể đọc trên: http://www.mystereetvie.com/GourguesCrucifix.html
Việc đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá là một biến cố xảy ra vào ngày 7 tháng 4 năm 30: Người chịu treo lên thập giá vào lúc 9 giờ sáng, chết vào khoảng 3 giờ chiều, vào hôm trước ngày sa-bát năm ấy trùng với lễ Vượt qua của người Do-thái. Tiếp đó, các môn đệ của Người và các Kitô hữu sẽ sống lại một hành trình qua ba chặng:
1/ Trong chặng thứ nhất, người ta nói đến cái chết của Đức Giêsu nhưng chỉ đả động đến thập giá cách kín đáo. Đó là điều có thể quan sát được trong những bản tuyên xưng đức tin tiên khởi chỉ nói đến cái chết và sự phục sinh, như trong công thức được thánh Phaolô trưng dẫn trong 1 Tx 4,14 (“Chúng tôi tin rằng Đức Giêsu đã chết và phục sinh”) hoặc trong những thánh thi cổ điển trình bày cái chết của Đức Giêsu như là sự vâng phục tuyệt đối (Pl 2,6-11). Khi phác họa cấu trúc của các bài giảng sơ khởi (kerygma), như có thể thấy trong sách Tông đồ công vụ, thì khó mà tránh né câu chuyện bị đóng đinh vào thập giá bởi vì là một sự kiện mà mọi người đều biết, nhưng người ta lập tức nhấn mạnh đến sự phục sinh, mang thái độ tự vệ.
2/ Sang chặng thứ hai, việc đào sâu ý nghĩa cây thập giá đưa đến việc nhìn nhận rằng Thiên Chúa đã muốn tình trạng yếu đuối như vậy, như ta có thể đọc thấy nơi thánh Phaolô, ngõ hầu hủy diệt tham vọng của con người muốn đạt tới minh tuệ, và nhấn mạnh đến cách thức Thiên Chúa can thiệp vào chính sự yếu ớt của chúng ta và đến quyền năng của Người khi làm cho Đức Giêsu sống lại. Hoặc người ta nhận ra khía cạnh đau khổ của thập giá để mời gọi tín hữu hãy noi theo mẫu gương nhẫn nhục (Hr 12, 2). Đồng thời, việc đọc lại biến cố này nhờ sự trợ giúp của Kinh thánh, cách riêng là bài ca của Người Tôi Trung trong Isaia (52,13-53,12), đã đưa đến ý tưởng về giá trị cứu độ của cái chết này (1 Pr 2,22-25: “Người đã mang chính trong thân thể của mình trên cây gỗ những tội lỗi của chúng ta ngõ hầu chúng ta một khi đã chết cho tội lỗi thì được sống cho sự công chính”). Hơn nữa, bởi vì cái chết này là sự đổ máu, người ta so sánh nó với những hy tế đền tội như trong lễ Yôm Kippur.
3/ Đến chặng thứ ba, ta thấy xuất hiện trong các sách Tin Mừng những trình thuật về cuộc thương khó. Lúc đầu, chúng còn phản ánh sự dè dặt của các Kitô hữu về thập giá, tuy rằng điều này chỉ xuất hiện vào lúc ông Philatô kết án Đức Giêsu. Kế đó, người ta nhấn mạnh đến sự vô tội của Người, cách riêng qua những lời tuyên bố của ông Philatô. Dù sao, đặc trưng của chặng này là sự phát triển các trưng dẫn Thánh kinh, để cho thấy ý nghĩa của từng sự kiện của cuộc khổ nạn. Hơn thế nữa, người ta hướng đến các Kitô hữu để nói cho họ biết: “Nếu ai muốn xả thân phục vụ Tin Mừng, thì cũng cần vác thập giá của mình, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những sự từ bỏ hoặc bóc lột do việc đi theo Đức Kitô.”
I. Dẫn nhập
II. Những chứng tích cổ nhất
    1. Tuyên xưng đức tin
    2. Thánh thi
    3. Kerygma
    4. Im lặng, dè đặt hoặc phản ứng tự vệ
III. Việc đóng đinh vào thập giá: bối cảnh văn hóa
    1. Thực hành
        a. Cổ thời
        b. Ở Palestina
    2. Quan điểm
        a. “Điên rồ đối với dân ngoại”
        b. “Vấp phạm đối với dân Do-thái”
IV. Thời kỳ chín muồi: hai chiều hướng đào sâu
    1. Chiều hướng hiện sinh
        a. Chóp đỉnh của một cuộc đời (Ph 2,8).
        b. Biểu hiệu của yếu đuối (2 Co 13,4).
        c. Biểu hiệu của nhẫn nhục (Hr 12,2).
        d. Sự yếu đuối của Đức Kitô và sự yếu đuối của Thiên Chúa (1 Co 1-2).
    2. Chiều hướng cứu độ
        a. “Đúng như lời Thánh Kinh” (1Pr 2,22-25; Gl 3,13).
        b. Máu của thập giá (Cl; Ep).
V. Các trình thuật về cuộc thương khó
    1. Phản ánh hành trình của các cộng đoàn
    2. Nơi kiểm chứng
        a. Kín đáo
        b. Thái độ tự vệ
        c. Đào sâu mầu nhiệm
VI. Thập giá của Đức Kitô và thập giá của các Kitô hữu
VII. Kết luận

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

ANH CHỊ EM CỦA CHÚA GIÊSU

Thời sự Thần học - Số 36, tháng 6/2004, tr. 85-104 (Phiên bản 2022, tr. 100-118) 

_Jos. Trần Trung Liêm, O.P._


Trong bài Hộp Xương Giacôbê: Vật Chứng Đầu Tiên về Sự Hiện Hữu của Chúa Giêsu, chúng tôi cho rằng tính chân thật của hộp xương không phải là điều đáng quan tâm lắm bởi lẽ không ai nghi ngờ về sự hiện hữu lịch sử của Chúa Giêsu, Giacôbê và Giuse; tuy nhiên, mối liên hệ của ba nhân vật này được khắc lên trên hộp xương đã làm sôi động lại những thắc mắc và những cuộc tranh luận về gia thế của Chúa Giêsu. Nhóm người được gọi là anh chị em của Đức Giêsu có quan hệ ra sao với Người ? Từ thế kỷ đầu tiên cho đến nay, vẫn có 3 cách giải thích được các nhóm Kitô giáo khác nhau nhận lối giải thích này và loại trừ lối giải thích khác. Anh em Chính Thống giáo hiểu là những người anh chị (lớn tuổi hơn Chúa Giêsu) cùng cha (thánh Giuse) khác mẹ với Chúa Giêsu; phần lớn anh em Tin lành hiểu là những người anh chị em ruột của Chúa Giêsu; còn Giáo hội Công giáo hiểu là những người anh chị em họ của Chúa Giêsu.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

THẦN HỌC VỀ LOGOS THEO CÁC GIÁO PHỤ

Thời sự Thần học – Số 44, Tháng 6/2006, tr. 89-108.

_Đinh Vịnh 🙋


Trong trào lưu văn chương và suy tư thần học thế kỷ II và III, chúng ta gặp thấy những khuynh hướng sai lạc về Ngôi Lời, chẳng hạn phong trào Nhất chủ thuyết[1] chủ trương chỉ có một Thiên Chúa là Chúa Cha, chính Ngài đã sinh ra, cũng chính Ngài đã chịu khổ hình và chịu chết. Sau này, người ta còn gặp một khuynh hướng khác mang sắc thái của Nhất chủ thuyết, đó là Hình thái thuyết với chủ trương không phân biệt Ba Ngôi nơi Thiên Chúa, coi Thiên Chúa là “nhất thể” đơn thuần và giải thích về Ba Ngôi chỉ là ba hình thái khác nhau tuỳ theo [nhu cầu] sự biểu lộ mà thôi. Hay như khuynh hướng lạc giáo coi nhẹ thần tính của Ngôi Lời, Đức Giêsu Kitô, khi cho rằng Người không thực sự là Con Thiên Chúa, mà chỉ được nhận làm Con khi chịu phép rửa (Nghĩa tử thuyết). Khi phi bác lại tất cả những khuynh hướng sai lạc về Logos, chính là việc các Giáo phụ Hộ giáo khẳng định thần học về Ngôi Lời rằng Ngài thực sự phân biệt với Chúa Cha, rằng từ muôn thuở, Ngôi Lời đã tiền hữu nơi Chúa Cha, rằng Ngài là trưởng tử và là trung gian tạo dựng. Bài này tìm hiểu về những suy tư và lập luận của các Giáo phụ Hộ giáo liên quan tới những vấn đề này .