Hiển thị các bài đăng có nhãn Cánh chung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cánh chung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

THẦN HỌC KITÔ GIÁO VÀ THUYẾT LUÂN HỒI

Thời sự Thần học - Số 75, Tháng 02/2017, tr. 142-155

_Giovanni Ancona_

Trong những năm gần đây, thần học Kitô giáo tỏ ra quan tâm đến thuyết luân hồi, xét vì ảnh hưởng của nó đối với nhiều tín hữu. Nói chung, các sách bàn về cánh chung luận đều chứng tỏ rằng thuyết luân hồi trái ngược với đức tin Kitô giáo, dựa trên những tiền đề nhân học và thần học của nó. Tuy vậy, cũng có những tác giả nhìn nhận vài điểm tích cực của thuyết này, trong đó có thể kể đến:
  1. J. Hick (thuyết luân hồi: một niềm tin phức hợp nhưng có thể mường tượng được),
  2. K. Rahner (Thuyết luân hồi: có thể chấp nhận dạng thức “ôn hòa” của nó),
  3. H. Küng (Thuyết luân hồi: một lựa chọn khác có ảnh hưởng sâu đậm đến con người),
  4. H. U. von Balthasar (Thuyết luân hồi: một giả thuyết loại trừ ân sủng của thập giá).
Tác giả là giáo sư phân khoa thần học đại học Urbaniana (Roma). Nguồn: Credere oggi n. 105 (1998) 97-108.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

LÀM CHẾT ÊM DỊU VÀ KINH NGHIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG BỆNH VIỆN

Thời sự Thần học - Số 75, Tháng 02/2017, tr. 115-141

_Bs. Elizabeth Trần Như Ý Lan_

I. Một vài khái niệm liên quan đến “làm chết êm dịu”
II. Giá trị nhân vị và giá trị sự sống
III. Ý nghĩa của đau khổ và việc sự dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân
IV. Mầu nhiệm sự chết

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

ĐỐI CHIẾU THỜI GIAN THEO TRIẾT HỌC VÀ VĂN HÓA VỚI THỜI GIAN THEO CÁNH CHUNG LUẬN KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học - Số 75, Tháng 02/2017, tr. 68-93

_Đa Minh Đinh Trí Dũng_

I. Thời gian: từ ngữ và phân loại.
   1. Thời và Thì.
   2. Thời gian khoa học – sinh lý – tâm lý
II. Thời gian theo các triết học và các nền văn hóa
   1. Theo Triết học: Tây phương – Đông phương
   2. Các nền văn hóa: châu Âu – ngoài châu Âu
III Thời gian theo cánh chung luận Kitô giáo
   1. Từ ngữ: chronos, kairos, aion
   2. Bốn lối tiếp cận: Như niên đại – như thời cơ – như sự hoàn thành - vĩnh cửu
   3. Hướng tới một lối tiếp cận khác về thời gian tính

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

CÁNH CHUNG VÀ PHỤNG VỤ

Thời sự Thần học - số 69 tháng 8/2015, tr. 109-141

_Jesús Castellano Cervera, O.C.D._

I. Cánh chung luận trong thần học thời nay
  1. Những chiều kích và nền tảng của “cánh chung luận Kitô giáo.”
  2. Việc canh tân cánh chung luận.
  3. Những nhắc nhở của Huấn quyền.
  4. Phụng vụ và tư tưởng cánh chung hiện nay.
II. Chiều kích cánh chung của phụng vụ
  1. Chiều hướng cánh chung của Thánh Thể trong Tân Ước: a) Tưởng nhớ và trông chờ; b) “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”; c) Thánh Thể và phục sinh.
  2. Cánh chung luận và phụng vụ theo công đồng Vaticanô II: a) Hiến chế về Phụng vụ (SC); b) Hiến chế về Hội thánh (LG); c) Hiến chế về Hội thánh trong thế giới hôm nay (GS).
  3. Chều kích cánh chung của các cử hành phụng vụ: a) Rửa tội và Thêm sức; b) Thánh Thể; c) Năm phụng vụ; d) Phụng vụ Giờ kinh.
III. Các thực tại cánh chung dưới ánh sáng của phụng vụ:
  1. Chết, phán xét, thanh luyện.
  2. Hạnh phúc và luận phạt vĩnh viễn.
  3. Quang lâm và phục sinh.
IV. Kết luận
Nguồn: “Escatologia”, Nuovo Dizionario di Liturgia, Paoline Roma 1984, 448-462.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

CHẾT VÀ BẤT TỬ

Thời sự Thần học - Số 75, Tháng 02/2017, tr. 94-114

Paul O'Callaghan


Tác giả, giáo sư đại học Santa Croce (Roma), nghiên cứu vấn đề chết và bất tử dưới khía cạnh triết học. Trước tiên, tác giả điểm qua những quan điểm triết học về cái chết: đó là một hiện tượng bình thường hay trái ngược bản tính con người? Thứ đến, tác giả phân tích hai cách phát biểu ước vọng trường tồn: hoặc nhờ ký ức lịch sử của cộng đồng, hoặc nhờ sự tồn tại của linh hồn. Sau cùng, tác giả trình bày những giải đáp tìm cách kết hợp hai cách thức ấy.
Nguồn: Philosophica: Enciclopedia filosófica on line, Fernández Labastida, Francisco – Mercado, Juan Andrés (ed.): http://www.philosophica.info/archivo/2009/voces/muerte-inmortalidad/Muerte-inmortalidad.html.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

ĐỜI SỐNG VĨNH CỬU TRONG KINH THÁNH VÀ TRUYỀN THỐNG

Thời sự Thần học - Số 75, Tháng 02/2017, tr. 156-175

Riccardo Battocchio


Tác giả nhìn lại sự tiến triển của ý tưởng “đời sống vĩnh cửu” từ những gợi ý trong Cựu Ước cho đến những lối diễn tả khác nhau trong Tân Ước (Tin Mừng nhất lãm, thánh Phaolô, thánh Gioan). Từ nền tảng Kinh Thánh truyền thống Kitô giáo dần dần cô đọng vào khái niệm “nhìn thấy Thiên Chúa”, tuy không thiếu những khó khăn khi giải thích quan niệm ấy. Những canh tân thần học trong thế kỷ XX đã muốn nhìn lại toàn diện vấn đề, nêu bật chiều kích lịch sử và cộng đồng của sự thông hiệp với Thiên Chúa. (Lưu ý về việc dịch thuật. Vita aeterna trong tiếng Latinh có thể chuyển dịch sang tiếng Việt bằng nhiều thuật ngữ: đời sống vĩnh cửu, sự sống đời đời, cuộc sống vĩnh hằng, cuộc sống bất diệt, vv). 
 Nguồn : Credere oggi n. 173 (2009/5) p. 19-33.__________

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

CÁNH CHUNG LUẬN TRẢI QUA LỊCH SỬ HỘI THÁNH

Thời sự Thần học - Số 75, Tháng 02/2017, tr. 34-67

Phan Tấn Thành


Khi nghiên cứu lịch sử cánh chung luận trong các tôn giáo (bài trước đây), giáo sư Richard Landes đã lưu ý rằng “cánh chung luận” (eschatologia) là một thuật ngữ mới ra đời trong thần học Kitô giáo từ thế kỷ XVII, và giả thiết một quan niệm thần học đặc biệt về lịch sử dựa theo đạo Do Thái.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

CÁNH CHUNG LUẬN TRONG LỊCH SỬ CÁC TÔN GIÁO

Thời sự Thần học - Số 75, Tháng 02/2017, tr. 13-33

Richard Landes

Nhập đề: Từ ngữ và ý nghĩa của Cánh chung luận. Những dạng thức Cánh chung luận
I. Cánh chung luận trong các nền văn minh sơ khaivà các tôn giáo Á châu (Ấn giáo, Phật giáo)
II. Cánh chung luận trong các tôn giáo Tây phương (Zoroaster, Islam, Do Thái, Kitô giáo)
III. Các khoa học với thuyết thiên-niên
IV. Cánh chung luận trong các ý thức hệ cận đại.
Tác giả, - giáo sư sử học tại đại học Boston -, phân tích quan niệm cánh chung của các tôn giáo hoàn cầu dựa trên vài khuôn mẫu chính sau đây: huyền thoại - lịch sử; cứu tinh - khải huyền – thiên niên. Ngoài ra, tác giả cũng muốn khám phá những khuôn mẫu ấy trong nhiều ý thức hệ chính trị cận đại.
Nguồn: Eschatology, Encyclopædia Britannica, 22/1/2016. Vì khuôn khổ hạn chế của tờ báo, bài viết chỉ được tóm lược chứ không chuyển dịch toàn thể.
Viết tắt: CCL = Cánh chung luận

Nhập đề


Cánh chung luận (Eschatology) là đạo lý về những thực tại cuối cùng. Đây là một thuật ngữ thuộc các tôn giáo Tây phương (Đạo Do Thái, Kitô, Islam) liên quan đến niềm tin về sự kết thúc của lịch sử, sự phục sinh, thời đại của Đấng Mêsia, và sự thưởng phạt. Các nhà nghiên cứu lịch sử các tôn giáo đã áp dụng thuật ngữ CCL cho những chủ đề tương tự nơi các tôn giáo sơ khai, các nền văn minh ở Địa Trung Hải và Trung đông cũng như cho các tôn giáo bên Đông phương. Những khuôn mẫu cánh chung cũng được gặp thấy nơi các phong trào giải phóng chính trị. Các chủ đề CCL được gắn liền với những quan niệm về sự tận cùng: linh hồn bất tử, phục sinh, luân hồi, tận thế. Những đề tài cánh chung có thể liên quan đến cá nhân hay tập thể, thậm chí đến cả toàn thể nhân loại và vũ trụ. Các đề tài ấy có thể tác dụng đến hoạt động chính trị. Những ai chỉ chú trọng đến cánh chung cá nhân thì thường không muốn dính líu đến chính trị: họ cho rằng sau khi chết, mỗi người sẽ chịu phán xét về các hành vi cá nhân. Đối lại, những quan điểm cánh chung tập thể thường gợi lên sự dấn thân chính trị để thay đổi thế giới, chuẩn bị cho việc thiết lập công lý trên thế giới vào thời sau hết.