Hiển thị các bài đăng có nhãn Ba Ngôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ba Ngôi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

BA CẤP ĐỘ TÌNH CHA CỦA THIÊN CHÚA TRONG TÂN ƯỚC

Thời sự Thần học - Số 91, Tháng 2 Năm 2021, tr. 76-107. 

_Romano Penna_ 

Tác giả, là giáo sư Tân Ước tại đại học Latêranô Rôma, trình bày ba cấp độ tình cha của Thiên Chúa trong Tân Ước qua các bản văn và khung cảnh văn hóa.
1. Cấp thứ nhất liên quan đến tình cha phổ quát. Khía cạnh này ít được nói đến trong Tân Ước, bởi vì không hề được đề cập trong bản Cựu Ước bằng tiếng Híp-ri, và có thể coi đây như một sự đóng góp đáng giá của văn hóa Hy-lạp.
2. Cấp thứ hai chỉ giới hạn tình cha vào một nhóm người; đây là một tư tưởng đặc trưng của Israel được Đức Giêsu dùng để huấn luyện các môn đệ.
3. Cấp thứ ba mới thực là độc đáo của Kitô giáo: Thiên Chúa là cha của Đức Giêsu, từ đó nó cũng giúp đào sâu thêm ý nghĩa của cấp thứ nhất và cấp thứ hai, đó là các môn đệ được gọi làm dưỡng tử của Thiên Chúa nhờ Đức Kitô.
Lưu ý: Bài này chỉ tóm lược biên khảo: La paternità di Dio nel Nuovo Testamento. Natura e condizionamenti culturali. (Rassegna di Teologia 40 [1999] 7-39), và bỏ qua nhiều chú thích cuối trang. Chúng tôi dịch paternità (một danh từ trừu tượng) là “tình cha” (thay vì “tính cha”). Đàng khác, vì muốn dịch sát nguyên bản, nên chúng tôi dùng từ “cha”, thay vì “thân phụ”.
1. Tình cha phổ quát
  1.1. Hoàn cảnh: A. Diễn từ ở Athènes (Cv 17,18). B. 1Cr 8,6. C. Ep 3,14-15.
  1.2. Nguồn gốc: Tôn giáo Hy-lạp.
2. Tình cha đối với một nhóm (các môn đệ Đức Giêsu)
  2.1. Hoàn cảnh: A. Cha của anh em (Mt). B. Kinh Lạy cha (Mt). C. Phaolô, công thức chào thăm
  2.2. Nguồn gốc: Tôn giáo Israel.
3. Tình cha đối với một nhân vật: Đức Giêsu
  3.1. Hoàn cảnh:  A. Các sách Tin Mừng. B. Tin Mừng Gioan. C. Thánh Phaolô
  3.2. Nguồn gốc: cảm nghiệm độc đáo của Đức Giêsu

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

THIÊN CHÚA LÀ CHA

Thời sự Thần học - Số 91, Tháng 2 Năm 2021, tr. 57-75. 

_Xabier Pikaza_ 

I. Dẫn Nhập: Các tôn giáo và tư tưởng triết học.
II. Cựu Ước: khủng hoảng về tư tưởng người Cha.
III. Sứ điệp của Đức Giêsu: Thiên Chúa là Cha giải phóng.
IV. Cuộc đời Đức Giêsu: Thiên Chúa như là Abba.
V. Cuộc phục sinh của Đức Giêsu: mặc khải Chúa Cha.
VI. Thiên Chúa Cha: thần học tam vị.
VII. Thiên Chúa là Cha và mẹ: khía cạnh nhân văn.
VIII. Kết luận. Cha và mẹ, con cái và anh chị em.
Nguồn: “Padre” in: El Dios cristiano. Diccionario Teologico. Ed. Secretariado Trinitario, Salamanca 1992, trang 1003-1021.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

CHÚA BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 65, tháng 08/2014, tr. 54-92

I. Ba Ngôi là nguồn gốc của Giáo hội mầu nhiệm
  A. Giáo hội xuất phát từ cung lòng Chúa Cha
  B. Giáo hội được thiết lập trong Chúa Con
  C. Giáo hội được tác sinh và trở nên sống động trong Chúa Thánh Thần

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

NHỮNG BIẾN CHUYỂN TRONG THẦN HỌC CHÚA BA NGÔI SAU CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

Thời sự Thần học, số 54 - tháng 11/2011, tr. 135-158

Nt. Maria Đinh Thị Sáng, Dòng Đa Minh Tam Hiệp


Trong những thập niên vừa qua, thần học Ba Ngôi đã trở thành đối tượng nghiên cứu và là mối quan tâm mới mẻ của rất nhiều tác giả[1]. Giới học giả trẻ hôm nay vẫn không ngừng tổ chức những cuộc hội thảo để học hỏi, nghiên cứu và trình bày thần học Chúa Ba Ngôi dưới nhiều lối tiếp cận khác nhau: triết học và nhân học, phụng vụ và thánh nhạc, văn hóa và nghệ thuật, xã hội học và chính trị, phong trào nữ quyền và đối thoại giữa các tôn giáo[2]... Vì sao Chúa Ba Ngôi lại trở nên đề tài nóng bỏng trong các cuộc tranh luận thần học? Chúng ta sẽ ghi nhận một số lý do và các lãnh vực đã làm thần học Ba Ngôi theo truyền thống được canh tân và trở về vị trí trung tâm của đời sống đức tin và của các ngành thần học Kitô giáo.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI

Thời sự Thần học – Số 6, tháng 11/1996, tr. 34-54

Tấn Hứa

Có lẽ khi mừng lễ Chúa Ba Ngôi, cả vị chủ tế lẫn các tín hữu đều cảm thấy lễ này khô khan nhất trong năm phụng vụ, bởi vì chúng ta đụng phải một mầu nhiệm mà chẳng ai hiểu mô tê ất giáp chi cả. Tuy nhiên, đây chỉ là một ấn tượng sai lầm do một đường lối trình bày thần học trong quá khứ, giới hạn vấn đề Chúa Ba Ngôi vào những cuộc tranh luận siêu hình chung quanh các khái niệm: bản thể, bản tính, ngôi vị, v.v.. Như chúng tôi đã có dịp trình bày, sau khi công đồng Vaticano II bế mạc, các nhà thần học đã viết lại các triệt về Giáo hội dựa theo Hiến chế Lumen Gentium; sang thập niên 70, họ quay sang đức Kitô, và tới thập niên 80, thì hướng về mầu nhiệm Chúa Ba ngôi.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

BÀI SUY NIỆM TRƯỚC BỨC ẢNH CHÚA BA NGÔI

(Thời sự Thần học – Số 27, tháng 3/2002, tr .21-24)

LTS: Bài suy niệm trước bức họa “Ba Ngôi” của họa sư Rublev 
do Cha Jean Grangette OP. viết tại Crapone, vài tháng trước khi Cha qua đời (07.9.1980)
“Đức Chúa hiện ra với tổ phụ Áp-ra-ham tại cụm sồi Mam-rê… Ngước mắt lên, ông thấy có ba người đứng gần ông…” (St 18, 1-2)

Tổ phụ Áp-ra-ham đã đón tiếp ba người tại bàn ăn của mình. Các vị này đã hứa với ông là bà Xa-ra năm sau sẽ có một đứa con. Rồi Tổ phụ Áp-ra-ham đã can thiệp cho các thành phố mắc tội. Tôi đã nhờ ông xin hôn tôi.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

GIÁO HỘI BẮT NGUỒN TỪ CHÚA BA NGÔI

Thời sự Thần học – Số 29 – Tháng 9/2002, tr. 15-33

K’ Bao 


Chương đầu của Hiến Chế “De Ecclesia” của Vatican II (Lumen Gentium) cho thấy việc khám phá lại những chiều sâu Ba Ngôi của Giáo hội: “de unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata” (Cyprian): Giáo hội đến từ Chúa Ba Ngôi, được cấu trúc theo hình ảnh của Chúa Ba Ngôi, và tiến đến việc viên mãn Ba Ngôi, và tiến đến việc viên mãn Ba Ngôi cho tất cả lịch sử: “Oriens ex alto”, từ cao hạ xuống, được khuôn đúc từ trên cao, và đang trên đường tiến lên “trời cao”(Regnum Dei praesens in mysterio, LG 13), Giáo hội không bị giới hạn nguyên vào những thuộc tính của lịch sử, của điều hữu hình, của “tính cách khả huỷ” trong lịch sử. 

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 91-97

Bình Hòa


Tân Ước đã cho chúng ta vài dữ kiện về mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa. Đức Giê-su đã gọi Thiên Chúa của các tổ phụ, Thiên Chúa của Mô-sê là Cha. Thiên Chúa là cha của hết mọi người; nhưng Ngài là cha của Đức Giê-su một cách đặc biệt. Qua lời nói, hành động, cách xử sự, Đức Giê-su tỏ mình là Con Thiên Chúa. Sau khi Người chịu chết và sống lại, các môn đệ nhận ra mối liên hệ ấy chặt chẽ hơn nữa: Chúa Cha vì yêu thương nhân loại nên đã trao ban Con một mình, chịu chết cho con người và sống lại để ban sự sống mới cho con người. Đức Giê-su là Con Chúa, đã hiện hữu từ muôn thuở, và đã nhập thể ở với loài người để tỏ ra tình yêu và sự gần gũi của Thiên Chúa với con người. Cũng trong bối cảnh cứu chuộc và tình yêu ấy mà Tân Ước nói lên tác động của Thánh Thần.