Thời sự Thần học - Số 99, tháng 02/2023, tr. 56-72.
_Phan Tấn Thành_
Dẫn nhập. Điểm qua các văn kiện lập pháp và hành pháp
I. Chung cho mọi hội dòng: A. Thành lập hội dòng. B. Quản trị hội dòng. C. Huấn luyện các phần tử. D. Rời bỏ hội dòng.II. Riêng cho vài hội dòng: A. Các trinh nữ thánh hiến. B. Các tu sĩ không giáo sĩ. C. Các nữ đan sĩ chiêm niệm
Dẫn nhập
Từ sau công đồng Vaticanô II, Tòa thánh đã ban hành nhiều văn kiện liên quan đến đời tu, được thu thập thành hai tập của bộ sách “Theo Chúa Kitô”, (viết tắt TCK; Nhà xuất bản Tôn giáo 2021, tập I, 712 trang; tập II, 688 trang). Những văn kiện này thuộc nhiều loại: thần học, tu đức, pháp lý, phụng vụ. Trong bài này chúng tôi chỉ giới hạn vào lãnh vực pháp lý. Tuy nhiên, trước khi vào vấn đề, chúng ta nên phân biệt hai hạng thẩm quyền:
1/ Duy chỉ Đức thánh cha mới có quyền lập pháp: ngài có thẩm quyền ban hành luật, sửa đổi, bãi bỏ các điều luật.
2/ Bộ các Hội dòng thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ (trong bài này gọi tắt là “Bộ các Dòng tu”) chỉ có thẩm quyền hành pháp. Bộ có thể ra những huấn thị để giải thích hoặc hướng dẫn việc thi hành điều luật, nhưng không thể sửa đổi luật, trừ khi nào có sự ủy nhiệm minh thị của Đức thánh cha (chẳng hạn như trong kết luận của huấn thị Cor orans, có 7 điều được sửa đổi).
Kể từ khi Bộ Giáo luật được ban hành năm 1983, dưới khía cạnh pháp lý chúng ta có thể phân làm hai giai đoạn: thời ĐTC Gioan Phaolô II và thời ĐTC Phanxicô.
A. Dưới thời ĐTC Gioan Phaolô II
Văn kiện quan trọng nhất là Tông huấn hậu Thượng hội đồng Vita consecrata (ngày 25-3-1996), mở ra những hướng đi mới, nhưng không sửa đổi khoản luật nào hết.
Về phía Bộ Dòng tu, có những văn kiện sau đây đáng chú ý.
1/ Văn kiện Những yếu tố cốt yếu của đời tu sĩ (ngày 31-5-1983), tóm lại giáo huấn Hội thánh về đời tận hiến. Văn kiện này tuy được soạn cho cho các tu sĩ bên Hoa kỳ, nhưng trình bày những giáo huấn tổng quát về đời tận hiến có giá trị cho tất cả các tu sĩ trên thế giới. Trong phần thứ ba, văn kiện cung cấp những quy tắc căn bản về đời tu[1].
2/ Huấn thị Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các hội dòng (ngày 2-2-1990)[2].
3/ Huấn thị về Sự hợp tác liên dòng trong việc huấn luyện (ngày 8-12-1998)[3].
4/ Huấn thị về đời sống chiêm niệm và nội vi các nữ đan sĩ Verbi sponsa (ngày13-5-1999)[4].
B. Dưới thời ĐTC Phanxicô
Người ta chứng kiến khá nhiều sự sửa đổi về luật các dòng tu, hoặc do chính ngài hoặc do sự ủy quyền của ngài; đang khi đó Bộ Dòng tu vẫn tiếp tục nhiệm vụ hướng dẫn việc áp dụng luật pháp.
1/ Về phía Đức thánh cha
a) Tông hiến Vultum Dei quaerere (Tìm kiếm tôn nhan Thiên Chúa) về các nữ tu chiêm niệm (ngày 29-6-2016)[5]. Nhằm chấp hành văn kiện này, Bộ Dòng tu đã ban hành huấn thị Cor orans (ngày 1-4-2018)[6], trong đó thay đổi khá nhiều khoản luật (628 §2, 1°; 638 §4; 667 §4; 686 §2).
b) Tự sắc Communis vita (ngày 19-3-2019), thêm một nguyên nhân trục xuất khỏi hội dòng, sửa đổi các điều 694; 729.
c) Tự sắc Authenticum charismatis (ngày 1-11-2020), về việc thành lập dòng mới, sửa lại điều 579.
d) Tự sắc Competentias quasdam decernere (ngày 11-2-2022), sửa đổi các điều 604 §3; 686 §1; 688 §2; 699 §2; 700.
e) Tự sắc Recognitum Librum VI (ngày 26-4-2022), sửa đổi điều 695 §1.
f) Phúc thư Il Santo Padre (ngày 18-5-2022) cho phép Bộ Dòng tu miễn chuẩn điều 588 §2.
a) Tông hiến Vultum Dei quaerere (Tìm kiếm tôn nhan Thiên Chúa) về các nữ tu chiêm niệm (ngày 29-6-2016)[5]. Nhằm chấp hành văn kiện này, Bộ Dòng tu đã ban hành huấn thị Cor orans (ngày 1-4-2018)[6], trong đó thay đổi khá nhiều khoản luật (628 §2, 1°; 638 §4; 667 §4; 686 §2).
b) Tự sắc Communis vita (ngày 19-3-2019), thêm một nguyên nhân trục xuất khỏi hội dòng, sửa đổi các điều 694; 729.
c) Tự sắc Authenticum charismatis (ngày 1-11-2020), về việc thành lập dòng mới, sửa lại điều 579.
d) Tự sắc Competentias quasdam decernere (ngày 11-2-2022), sửa đổi các điều 604 §3; 686 §1; 688 §2; 699 §2; 700.
e) Tự sắc Recognitum Librum VI (ngày 26-4-2022), sửa đổi điều 695 §1.
f) Phúc thư Il Santo Padre (ngày 18-5-2022) cho phép Bộ Dòng tu miễn chuẩn điều 588 §2.
2/ Về phía Bộ Dòng tu
Có những huấn thị hoặc “định hướng ” giúp thi hành giáo luật sau đây:
a) Huấn thị Cor orans đã nói trên.
b) Định hướng “Kinh tế phục vụ đặc sủng và sứ vụ” (ngày 6-1-2018).
c) Huấn thị về hàng ngũ các trinh nữ Ecclesiae sponsae imago (ngày 4-7-2018).
d) Những định hướng “Hồng ân trung tín” (ngày 2-2-2020).
Trong bài này, chúng tôi xin trình bày những thay đổi quan trọng trong pháp chế về đời tu theo thứ tự sắp xếp của Bộ Giáo luật, trước hết là chung cho tất cả các dòng tu, sau đó là riêng cho vài hình thức tu trì. Ngoài những thay đổi bản văn, chúng tôi cũng thêm những hướng dẫn áp dụng dựa theo các văn kiện của Bộ Dòng tu.
I. Chung cho mọi Dòng tu
Những thay đổi quan trọng liên quan đến việc thành lập, quản trị hội dòng, và việc rời bỏ hội dòng.
A. Thiết lập hội dòng
Một điều thay đổi quan trọng liên quan đến việc thiết lập hội dòng: từ nay cần có phép Tòa thánh.
Chiếu theo điều 579, “các giám mục giáo phận có thể ban hành sắc lệnh chính thức để thành lập các tu hội thánh hiến, miễn là đã tham khảo ý kiến của Tông Tòa”. Các học giả đã tranh luận chung quanh giá trị của việc tham khảo này, nghĩa là chỉ buộc tham khảo hay là buộc phải tuân theo ý kiến của Tòa thánh nữa. (Chiếu theo điều 127 §2, 2, ý kiến tư vấn không có tính cách ràng buộc).
Với Tự sắc Authenticum charismatis (ngày 1-11-2020), ĐTC Phanxicô đã quyết định sửa lại bản văn. Thay vì “tham khảo”, sửa lại “có phép bằng giấy tờ” (Episcopi dioecesani, in suo quisque territorio, instituta vitae consecratae formali decreto valide erigere possunt, praevia licentia Sedis Apostolicae scripto data). Nếu không có phép thì việc thiết lập sẽ vô hiệu. Lý do được nêu lên là vì việc thiết lập một hội dòng không chỉ liên can đến Giáo hội phổ quát, chứ không chỉ có ảnh hưởng tới một giáo hội địa phương[7].
B. Quản trị hội dòng
Bộ Dòng tu đã phát hành hai văn kiện liên quan đến việc quản trị, đó là “Quyền bính và vâng phục” (ngày 11-5-2008), và “Rượu mới bầu da mới” (ngày 3-1-2017).
Riêng về việc quản trị tài chính, Bộ Dòng tu đã phát hành văn kiện ““Những định hướng về việc quản trị kinh tế phục vụ đặc sủng và sứ vụ”[8]. Đừng kể nhập đề và kết luận, văn kiện được chia làm bốn phần, với các tựa đề: - (1) Sống lại ký ức về Đức Kitô khó nghèo. – (2) Cái nhìn của Thiên Chúa: đặc sủng và sứ vụ. – (3) Chiều kích kinh tế và sứ vụ. – (4) Chỉ dẫn hành động. Hai phần đầu tiên muốn phác thảo một học thuyết về kinh tế của các dòng tu nhằm phục vụ đặc sủng và sứ vụ. Hai phần còn lại đề ra những hướng dẫn thực hành, bàn đến việc quản trị đối nội (trong nội bộ mỗi hội dòng) và đối ngoại (trong tương quan với Toà Thánh, với các hội dòng khác, với giáo hội địa phương, với chính quyền dân sự). Phần thứ bốn dài nhất, gồm 47 số (từ số 50 đến 97), chiếm một nửa văn kiện, chia thành 3 mục, gồm những chỉ dẫn cụ thể, đặc biệt là đường lối làm việc của Bộ Tu sĩ.
1/ Quản trị kinh tế
Văn kiện tóm tắt những thẩm quyền quản trị kinh tế theo các quy tắc của giáo luật (đ. 634-640): a) Đức thánh cha; b) Bộ Tu sĩ, đặc biệt liên quan đến vấn đề cấp phép đối với các hành vi chuyển nhượng và các hành vi mà theo đó những pháp nhân công có thể bị tổn hại. Trong phạm vi này, Bộ cũng chấp nhận mức độ chi tiêu tối đa mà Hội đồng Giám mục ấn định cho mỗi quốc gia (số 57); c) Tổng tu nghị, là cơ quan quản trị tối cao trong mỗi hội dòng. Văn kiện khuyến khích soạn thảo ba hình thức văn bản: a) kế hoạch đặc sủng; b) kim chỉ nam kinh tế; c) cẩm nang quản trị (số 58; 62). Trên bình diện thi hành, luật riêng phải ấn định thẩm quyền của các cấp độ khác nhau: toàn dòng, tỉnh dòng, địa phương (số 59-60).
Trong tổ chức nội bộ, ngoài các bề trên và ban cố vấn (số 59-60), luật riêng cũng phải quy định vai trò của các quản lý (số 64), hội đồng cố vấn kinh tế (số 61, có thể bao gồm các thành viên giáo dân), đại diện pháp lý (số 65). Văn kiện cũng không bỏ qua việc thanh tra nội bộ hoặc do một người bên ngoài (audit), một kỹ thuật đã trở thành thông dụng ở nhiều quốc gia (số 67).
Văn kiện tóm tắt những thẩm quyền quản trị kinh tế theo các quy tắc của giáo luật (đ. 634-640): a) Đức thánh cha; b) Bộ Tu sĩ, đặc biệt liên quan đến vấn đề cấp phép đối với các hành vi chuyển nhượng và các hành vi mà theo đó những pháp nhân công có thể bị tổn hại. Trong phạm vi này, Bộ cũng chấp nhận mức độ chi tiêu tối đa mà Hội đồng Giám mục ấn định cho mỗi quốc gia (số 57); c) Tổng tu nghị, là cơ quan quản trị tối cao trong mỗi hội dòng. Văn kiện khuyến khích soạn thảo ba hình thức văn bản: a) kế hoạch đặc sủng; b) kim chỉ nam kinh tế; c) cẩm nang quản trị (số 58; 62). Trên bình diện thi hành, luật riêng phải ấn định thẩm quyền của các cấp độ khác nhau: toàn dòng, tỉnh dòng, địa phương (số 59-60).
Trong tổ chức nội bộ, ngoài các bề trên và ban cố vấn (số 59-60), luật riêng cũng phải quy định vai trò của các quản lý (số 64), hội đồng cố vấn kinh tế (số 61, có thể bao gồm các thành viên giáo dân), đại diện pháp lý (số 65). Văn kiện cũng không bỏ qua việc thanh tra nội bộ hoặc do một người bên ngoài (audit), một kỹ thuật đã trở thành thông dụng ở nhiều quốc gia (số 67).
2/ Việc quản trị và điều hành sản nghiệp
Sau khi nhắc nhở các hội dòng về sự cần thiết phải thủ đắc tư cách pháp nhân theo dân luật (số 69), văn kiện giải thích việc áp dụng các quy tắc giáo luật về việc thủ đắc tài sản (số 70), quản trị tài sản (GL đ. 1290-1298), liên quan đến:
1/ Các bất động sản: việc thủ đắc (số 73), các công trình mới (số 74), cho thuê (76), chuyển nhượng không đòi phí (số 77), chuyển nhượng (số 80). Những thủ tục cần thi hành (chẳng hạn lượng giá phí tổn và ích lợi, những phép về phía dân luật và giáo luật, vv). Văn kiện đề ra những hướng dẫn cụ thể, cách riêng trong việc trình bày hồ sơ lên Tòa thánh.
2/ Các động sản. Cần phải xin phép Tòa thánh đối với việc chuyển nhượng các tài sản quý giá có giá trị nghệ thuật hoặc lịch sử, dù cho số tiền của nó không vượt quá hạn mức tối đa (số 82). Kế đó, văn kiện đề cập đến việc đầu tư tài chính (số 84); tái tổ chức các công việc tông đồ (số 85-86); việc kết nợ (số 87). Văn kiện cũng không quên nhắc nhở việc tôn trọng dân luật (số 92), việc lưu trữ tài liệu văn khố (số 93).
Sau khi nhắc nhở các hội dòng về sự cần thiết phải thủ đắc tư cách pháp nhân theo dân luật (số 69), văn kiện giải thích việc áp dụng các quy tắc giáo luật về việc thủ đắc tài sản (số 70), quản trị tài sản (GL đ. 1290-1298), liên quan đến:
1/ Các bất động sản: việc thủ đắc (số 73), các công trình mới (số 74), cho thuê (76), chuyển nhượng không đòi phí (số 77), chuyển nhượng (số 80). Những thủ tục cần thi hành (chẳng hạn lượng giá phí tổn và ích lợi, những phép về phía dân luật và giáo luật, vv). Văn kiện đề ra những hướng dẫn cụ thể, cách riêng trong việc trình bày hồ sơ lên Tòa thánh.
2/ Các động sản. Cần phải xin phép Tòa thánh đối với việc chuyển nhượng các tài sản quý giá có giá trị nghệ thuật hoặc lịch sử, dù cho số tiền của nó không vượt quá hạn mức tối đa (số 82). Kế đó, văn kiện đề cập đến việc đầu tư tài chính (số 84); tái tổ chức các công việc tông đồ (số 85-86); việc kết nợ (số 87). Văn kiện cũng không quên nhắc nhở việc tôn trọng dân luật (số 92), việc lưu trữ tài liệu văn khố (số 93).
C. Việc huấn luyện các phần tử
Liên quan đến việc huấn luyện các phần tử (điều 641-661), Bộ Dòng tu đã xuất bản nhiều tài liệu hướng dẫn, nhưng không đụng đến bản văn giáo luật, trong đó đáng kể nhất là “Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các dòng tu” (Potissimum institutioni, ngày 2-2-1990). Đề tài huấn luyện cũng được ĐTC Gioan Phaolô II đề cập trong Tông huấn Vita consecrata (25-3-1996), số 65-71.
Điều đáng lưu ý là Bộ Giáo luật nói ít về việc thường huấn (đ. 659-661), nhưng chủ đề này được khai triển nhiều hơn trong Huấn thị Potissimum institutioni (số 66-71) và Tông huấn Vita consecrata (số 69-71), cũng như trong huấn thị “Rượu mới bầu da mới” (số 35-37).
D. Rời bỏ hội dòng
Trong lãnh vực này, chúng ta nên phân biệt hai cấp độ: 1/ luật pháp; 2/ hướng dẫn.
1. Xét về mặt luật pháp
Đức thánh cha Phanxicô đã du nhập nhiều thay đổi quan trọng.
a) Đối với đặc ân ngoại vi (đ. 686). Theo điều luật này, Bề trên tổng quyền và ban cố vấn có quyền ban đặc ân ngoại vi cho đến 3 năm. Tự sắc Competentias quasdam decernere (12-2-2022) tăng lên đến 5 năm.
b) Đối với việc tháo lời khấn tạm (đ. 688 §2), Tự sắc vừa nói cho phép Bề trên tổng quyền và ban cố vấn của Dòng giáo phận được ban đặc ân tháo lời khấn tạm mà không cần sự xác nhận của giám mục giáo phận (cũng tương tự như Dòng giáo hoàng không cần sự xác nhận của Tòa thánh). Bản văn được sửa lại như sau:
§2 Trong thời gian khấn tạm, người nào vì lý do nghiêm trọng xin rời bỏ Tu Hội, có thể nhận được ân ban ấy từ vị Điều hành Tổng quyền với sự đồng ý của Ban Cố vấn ngài; đối với một đan viện sui iuris, được nói tới ở can. 615, để được thành sự, ân ban ấy phải được xác nhận bởi Giám Mục của nhà mà người ấy được chỉ định.
c) Đối với việc thải hồi (trục xuất, sa thải), với Tự sắc Communis vita (19-3-2019), ĐTC Phanxicô đã thêm một nguyên nhân mới cho những trường hợp đương nhiên sa thải (đ. 694 §1.). Bản văn được sửa lại như sau :
§1 Phải được kể là bị thải hồi khỏi Tu hội do chính sự việc (ipso facto), tu sĩ nào:
1° đã minh nhiên bỏ đức tin Công Giáo;
2° đã kết hôn hoặc mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự;
3° [19/3/2019, Tự sắc Communis vita] đã vắng mặt khỏi nhà dòng cách bất hợp luật, như được nói tới ở GL 665 §2, trong mười hai tháng liên tiếp, lưu ý đến việc không thể tìm được dấu vết của người ấy.
d) Cũng liên quan đến thủ tục thải hồi, Tự sắc Competentias quasdam decernere sửa lại quy định của các điều 699 §2 và 700, theo đó sắc lệnh sa thải có giá trị kể từ khi thông báo cho đương sự : nếu đương sự kháng cáo thì sắc lệnh bị đình chỉ cho đến khi cấp trên xét xử; nếu không kháng cáo thì sắc lệnh có hiệu lực lập tức. Bản văn được sửa lại như sau :
Điều 699 §2. Trong các đan viện sui iuris, được nói tới ở can. 615, quyết định về thải hồi một người đã tuyên khấn thuộc về Bề trên cấp cao với sự đồng ý của Ban Cố vấn ngài.
Điều 700. Sắc lệnh thải hồi được ban hành đối với một người đã khấn có hiệu lực vào lúc được thông tri cho đương sự. Tuy nhiên, để sắc lệnh có giá trị, nó phải chỉ ra quyền khiếu nại tới thẩm quyền chức trách mà người tu sĩ bị thải hồi được hưởng, trong vòng 10 ngày từ khi nhận được thông tri. Việc thượng cầu có giá trị đình chỉ.
Những điều vừa nói trên cũng được áp dụng cho các thành viên Tu hội đời, theo như quy định của đ. 729, được Tự sắc Competentias quasdam decernere sửa lại như sau :
Một thành viên bị thải hồi khỏi Tu Hội chiếu theo quy tắc của các điều 694 §, số 1 và 2 và điều 695; ngoài ra, Hiến Pháp phải xác định các lý do thải hồi khác, miễn là các lý do ấy phải nghiêm trọng cân xứng, bề ngoài, có thể quy trách nhiệm và được chứng minh theo pháp lý, và hơn nữa, phải tuân giữ thủ tục đã được thiết lập trong các điều 697-700. Về thành viên bị thải hồi, thì áp dụng những quy định của điều 701.
2. Hướng dẫn
Ngày 2-2-2020, Bộ Dòng tu đã xuất bản văn kiện “Hồng ân trung tín và niềm vui kiên trì: Những định hướng”[9]. Phần thứ ba (số 62-98) được dành để bàn đến những thủ tục pháp luật liên quan rời bỏ đời tu, dựa theo kinh nghiệm thực hành của bộ. Các vấn đề được sắp xếp cách hệ thống như sau :
a. Vắng mặt khỏi nhà dòng
- Vắng mặt hợp pháp khỏi nhà dòng (đ. 665 §1)
- Vắng nhà bất hợp pháp (đ. 665 §2)
- Chuyển sang một hội dòng khác (đ. 684)
- Ngoại vi (đ. 686) : do thỉnh cầu; do áp đặt
b. Đặc ân xuất dòng (đ. 688-693): đối với thành viên khấn tạm; đối với thành viên khấn vĩnh viễn
c. Sa thải khỏi hội dòng
- Sa thải ipso facto (đ. 694: 3 trường hợp)
- Sa thải bắt buộc (đ. 695)
- Sa thải nhiệm ý (đ. 696)
II. Riêng cho một vài Dòng
Trong mục này, chúng tôi xin bàn đến 3 điểm: các trinh nữ; các tu huynh; các nữ đan sĩ chiêm niệm.
A. Hàng ngũ các trinh nữ
Bộ Giáo luật chỉ dành một điều 604 cho hàng ngũ các trinh nữ, và cần được bổ sung với nhiều tài liệu khác.
1/ Về phụng vụ. Nghi thức thánh hiến các trinh nữ đã được bộ Phụng tự ban hành ngày 21-5-1970 Ordo Consecrationis Virginum.
2/ Về pháp lý, Bộ Dòng tu đã xuất bản huấn thị Ecclesiae sponsae imago (ngày 8-6-2018) nhằm giúp các giám mục biết cách tổ chức hàng ngũ này trong giáo phận của mình. Văn kiện gồm ba phần: Phần thứ nhất bàn về ơn gọi và chứng tá của Ordo virginum. Phần thứ hai bàn về vị trí của Ordo virginum trong các giáo hội địa phương và trong Giáo hội phổ quát. Phần thứ ba bàn về sự phân định và huấn luyện hàng ngũ các trinh nữ.
B. Các tu sĩ không giáo sĩ
Chúng ta có một huấn thị của Bộ Dòng tu và một phúc thư của Giáo hoàng: Huấn thị bàn đến vai trò của các tu huynh trong Giáo hội. Phúc thư của Giáo hoàng cho phép một tu sĩ không giáo sĩ có thể làm bề trên trong một dòng giáo sĩ.
1/ Ngày 4-10-2015, Bộ Dòng tu đã xuất bản Huấn thị “Căn tính và sứ mạng tu huynh trong Giáo hội”[10].
2/ Ngày 18-5-2022, Bộ Dòng tu tuyên bố Đức thánh cha Phanxicô đã cho phép sửa đổi điều 588 §2 như sau:
- Một thành viên không giáo sĩ thuộc Hội dòng thánh hiến hoặc Tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc quyền Tòa thánh được bổ nhiệm làm bề trên địa phương do Bề trên tổng quyền, với sự đồng ý của ban cố vấn.
- Một thành viên không giáo sĩ thuộc Hội dòng thánh hiến hoặc Tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc quyền tòa thánh được bổ nhiệm làm bề trên cao cấp, sau khi đã được phép bằng văn bản của Bộ các Dòng tu, theo đề nghị của Bề trên tổng quyền với sự đồng ý của ban cố vấn.
- Một thành viên không giáo sĩ thuộc Hội dòng thánh hiến hoặc Tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc quyền tòa thánh được bầu làm bề trên tổng quyền hoặc bề trên cao cấp, theo thể thức dự liệu trong luật riêng, cần được xác nhận – qua phép bằng văn bản – của Bộ các Dòng tu.
Bộ sẽ cứu xét từng trường hợp và những lý do được bề trên tổng quyền hay tổng tu nghị viện dẫn.
C. Các nữ đan sĩ chiêm niệm
Từ khi ban hành Bộ Giáo luật, nhiều văn kiện Tòa thánh đã đề cập đến các nữ đan sĩ chiêm niệm.
1/ Bộ các Dòng tu, Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các dòng tu (2-2-1990). Chương IV được dành riêng cho dòng chiêm niệm đặc biệt các nữ đan sĩ (số 72-85).
2/ ĐTC Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita consecrata (25-3-1996), số 65-71.
3/ Bộ các Dòng tu, Huấn thị Verbi sponsa (13-5-1999) chấp hành Tông huấn.
4/ ĐTC Phanxicô, Tông hiến Vultum Dei quaerere (29-6-2016).
5/ Bộ các Dòng tu, Huấn thị Cor orans (1-4-2018), chấp hành Tông hiến.
6/ Bộ các Dòng tu, Huấn thị Nghệ thuật tìm kiếm Thánh nhan Thiên Chúa. Những định hướng cho việc đào tạo các nữ tu chiêm niệm (9-6-2019). Chúng tôi chỉ tập trung chú ý vào ba văn kiện cuối cùng, cách riêng Huấn thị Cor orans.
Mối quan tâm chính của các văn kiện Tòa thánh không phải là sự sa sút lòng đạo đức (do đó cần phải thúc giục tăng gia đời sống nội tâm), nhưng là sự sa sút ơn gọi.
Con số các nữ tu Dòng kín trên thế giới vào năm 2016 khoảng chừng 44.000 (gồm cả khấn trọng, khấn đơn, tập sinh), trong đó 24.000 (quá nửa) sống tại Âu châu. Các đan viện khoảng 4.000, quá một nửa tại Âu châu (850 ở Tây Ban Nha, 523 ở Ý, 257 ở Pháp, 119 ở Đức).
Khuynh hướng chung là sụt giảm về đan viện và đan sĩ.
- Từ năm 2003 đến 2015: đóng cửa 185 đan viện và mở thêm 154 đan viện. Đóng cửa: 95 ở Tây ban nha; 22 ở Pháp; 19 ở Ý; 11 ở Anh; 8 ở Hoa kỳ, 7 ở Bỉ, 6 ở Canada, 3 ở Mexico, 2 ở Venezuela và Ai-len. Mở thêm: 62 ở Mỹ châu Latinh; 35 ở Á châu; 24 ở Phi, 23 ở Âu, 9 ở Bắc Mỹ, 1 ở Đại dương châu.
- Về nhân số. So sánh năm 2000 và năm 2016 : khấn trọng (48.834 / 38.763); khấn tạm (3.819/ 2.817); tập sinh (2.426 / 1.758). Các đan viện hết người, hoặc lớn tuổi. Làm cách nào: “nhập khẩu ơn gọi”? đóng cửa đan viện? sát nhập các đan viện? thuyên chuyển nhân sự? Không dễ gì tìm được giải pháp (mất gần 2 năm, Huấn thị mới ra đời).
Huấn thị chỉ bàn 4 vấn đề (mỗi chương một vấn đề), với bố cục như sau:
Chương Một: Đan viện tự trị. Thành lập. Việc thiết lập theo giáo luật. Sự kết nạp. Di chuyển. Sự giải thể. Sự giám sát của Giáo hội đối với đan viện. Tương quan giữa Đan viện và Đức Giám mục Giáo phận.
Chương Hai: Liên hiệp các đan viện. Bản chất và Mục đích. Chủ tịch Liên hiệp. Ban Cố vấn Liên hiệp. Đại hội Liên hiệp. Các Chức vụ trong Liên hiệp. Vị Trợ lý.
Chương Ba: Tách biệt khỏi thế gian. Khái niệm và tầm quan trọng đối với đời sống chiêm niệm. Các phương tiện Truyền thông. Nội vi. Nội vi Giáo hoàng. Những quy tắc liên quan đến nội vi giáo hoàng. Nội vi được xác định trong Hiến pháp: theo hiến pháp / đan tu. Quy định liên quan đến nội vi theo hiến pháp.
Chương Bốn: Sự huấn luyện. Những Quy tắc Chung. Huấn luyện thường xuyên. Những công cụ của việc Thường huấn. Huấn luyện sơ khởi: Thanh tuyển viện; Thỉnh viện; Tập viện; Học viện. Những quy định cuối cùng. Đình chỉ hoặc bãi bỏ vài quy định của giáo luật.
Chúng ta hãy điểm qua vài vấn đề chính.
1) Tự trị
Cần phải xác định lại ý nghĩa của “tự trị”, không chỉ theo nghĩa pháp lý (tự quản), mà còn xét theo nhiều chiều kích khác (ơn gọi, đào tạo, cai quản, phụng vụ, kinh tế vv) để có thể sống đời chứng tá Tin Mừng (chứ không phải viện dưỡng lão). Xc số 18. Nếu đan viện không còn 5 người khấn trọng nữa thì mất quyền bầu cử (số 45). Chương Một nói đến tiến trình thiết lập đan viện. Nhưng thực tế đòi phải để ý nhiều hơn đến các trường hợp phải giải thể (thẩm quyền; việc quyết định tài sản). Trước đó, có những biện pháp trợ giúp (thí dụ: “kết nạp” với một đan viện khác [số 55]). Vì có liên quan đến việc tự trị, cho nên Huấn thị đề cập luôn đến tương quan với Giám mục giáo phận, nhưng xem ra không ăn nhập với vấn đề. Mặt khác, trong các tương quan “đối ngoại” cần nói đến mối liên lạc với Bề trên Dòng nam (số 79).
2) Liên hiệp
Đây là một thể chế được thiết lập do ĐTC Piô XII (Sponsa Christi) nhằm giúp đỡ các đan viện thoát khỏi sự cô lập (số 86). Văn kiện cần được cập nhật và canh tân cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Từ nay, tất cả các đan viện buộc phải gia nhập Liên hiệp (số 93). Liên hiệp có thể thành lập dựa trên tiêu chuẩn địa lý, nhưng cũng có thể dựa trên tiêu chuẩn gần gũi về truyền thống (số 87). Huấn thị vẽ lại cơ cấu tổ chức Liên hiệp:
- Chủ tịch có thêm nhiều thẩm quyền, tuy không phải là “Bề trên cao cấp”, nhưng cũng có những thẩm quyền tương tự như “Giám tỉnh”. Chủ tịch có nhiệm vụ kinh lý, giám sát và báo cáo cho Tòa thánh.
- Các chức vụ: Quản lý (số 142); Thư ký (số 144-147); Đặc trách đào tạo (số 148).
- Ban cố vấn (4 thành viên); Đại hội (bầu cử: 6 năm).
- Xét lại chức năng của vị Trợ lý.
Đây là một thể chế được thiết lập do ĐTC Piô XII (Sponsa Christi) nhằm giúp đỡ các đan viện thoát khỏi sự cô lập (số 86). Văn kiện cần được cập nhật và canh tân cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Từ nay, tất cả các đan viện buộc phải gia nhập Liên hiệp (số 93). Liên hiệp có thể thành lập dựa trên tiêu chuẩn địa lý, nhưng cũng có thể dựa trên tiêu chuẩn gần gũi về truyền thống (số 87). Huấn thị vẽ lại cơ cấu tổ chức Liên hiệp:
- Chủ tịch có thêm nhiều thẩm quyền, tuy không phải là “Bề trên cao cấp”, nhưng cũng có những thẩm quyền tương tự như “Giám tỉnh”. Chủ tịch có nhiệm vụ kinh lý, giám sát và báo cáo cho Tòa thánh.
- Các chức vụ: Quản lý (số 142); Thư ký (số 144-147); Đặc trách đào tạo (số 148).
- Ban cố vấn (4 thành viên); Đại hội (bầu cử: 6 năm).
- Xét lại chức năng của vị Trợ lý.
3) Cách biệt khỏi thế giới
Cần có một sự ngăn cách “vật lý” với thế giới bên ngoài (số 156). Ngoài ra, cần quan tâm đến việc tạo ra một bầu khí thinh lặng bên ngoài và bên trong (số 167). Tiếp theo Tông hiến Vultum Dei quaerere, Huấn thị lưu ý đến sự trưởng thành trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.
Về luật nội vi, Huấn thị trao nhiều thẩm quyền hơn cho Bề trên với hội đồng cố vấn, trong việc cho phép ra ngoài, kể cả phép ngoại vi (cho đến một năm) (số 174-175).
4) Huấn luyện
a/ Những nguyên tắc về sự huấn luyện. Mục tiêu: tiến tới việc gặp gỡ Thiên Chúa, đồng hóa với Đức Kitô (số 221-222). Cũng đừng nên quên những nguyên tắc đã nói ở Huấn thị về huấn luyện nói chung, liên quan đến các chiều kích (huấn luyện toàn diện: nhân bản – tâm hồn cũng như thể xác –; tâm linh; đạo lý), và các tác nhân (đương sự, các bề trên, các nhà hữu trách, cộng đoàn).
b/ Khi bàn đến các giai đoạn huấn luyện, việc huấn luyện thường xuyên được đặt lên hàng đầu (đi trước sự huấn luyện khởi đầu). Mỗi đan viện cần thảo ra chương trình huấn luyện thường xuyên, gồm nhiều chiều kích và tác nhân.
c/ Việc huấn luyện khởi đầu được chia làm bốn chặng (mới so với Bộ Giáo luật, nhưng khá quen thuộc với Việt Nam):
- Thanh tuyển (Ở Việt Nam gọi là “tìm hiểu”): từ 12 tháng cho đến 2 năm.
- Thỉnh tu: từ 12 tháng cho đến 2 năm; có thể sống tại đan viện
- Tập viện: 2 năm (năm thứ hai là tập ngặt theo giáo luật).
- Học viện: 5 năm khấn tạm (3+1+1), có thể kéo dài, nhưng liệu sao cho giai đoạn huấn luyện khởi đầu không được quá 12 năm (số 288).
Việc huấn luyện được đào sâu hơn trong Huấn thị Nghệ thuật tìm kiếm Thánh nhan Thiên Chúa.
Điều thú vị là trong phần kết luận, văn kiện tuyên bố sửa đổi một vài điều khoản của Bộ Giáo luật, với sự phê chuẩn của Đức thánh cha (ngày 16-3-2018).
- số 52, 81d và 108, sửa đổi điều 638 §4 của BGL (liên quan đến việc quản trị tài sản).
- số 83 g) sửa đổi điều 667 §4 của BGL (liên quan đến luật nội vi).
- số 111 sửa đổi điều 628 §2, 1° của BGL (liên quan đến việc kinh lý của Chủ tịch liên hiệp).
- số 130 sửa đổi điều 686 §2 của BGL (liên quan đến thẩm quyền ban phép sống ngoại vi).
- các số 174 và 175 sửa đổi điều 667 §4 của BGL (liên quan đến miễn chuẩn nội vi).
- số 176, bãi bỏ sự hạn chế của Verbi Sponsa số 17 §2 (như trên).
- các số 177 và 178 sửa đổi điều 686 §2 của Bộ Giáo luật (như trên).
Cần có một sự ngăn cách “vật lý” với thế giới bên ngoài (số 156). Ngoài ra, cần quan tâm đến việc tạo ra một bầu khí thinh lặng bên ngoài và bên trong (số 167). Tiếp theo Tông hiến Vultum Dei quaerere, Huấn thị lưu ý đến sự trưởng thành trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.
Về luật nội vi, Huấn thị trao nhiều thẩm quyền hơn cho Bề trên với hội đồng cố vấn, trong việc cho phép ra ngoài, kể cả phép ngoại vi (cho đến một năm) (số 174-175).
4) Huấn luyện
a/ Những nguyên tắc về sự huấn luyện. Mục tiêu: tiến tới việc gặp gỡ Thiên Chúa, đồng hóa với Đức Kitô (số 221-222). Cũng đừng nên quên những nguyên tắc đã nói ở Huấn thị về huấn luyện nói chung, liên quan đến các chiều kích (huấn luyện toàn diện: nhân bản – tâm hồn cũng như thể xác –; tâm linh; đạo lý), và các tác nhân (đương sự, các bề trên, các nhà hữu trách, cộng đoàn).
b/ Khi bàn đến các giai đoạn huấn luyện, việc huấn luyện thường xuyên được đặt lên hàng đầu (đi trước sự huấn luyện khởi đầu). Mỗi đan viện cần thảo ra chương trình huấn luyện thường xuyên, gồm nhiều chiều kích và tác nhân.
c/ Việc huấn luyện khởi đầu được chia làm bốn chặng (mới so với Bộ Giáo luật, nhưng khá quen thuộc với Việt Nam):
- Thanh tuyển (Ở Việt Nam gọi là “tìm hiểu”): từ 12 tháng cho đến 2 năm.
- Thỉnh tu: từ 12 tháng cho đến 2 năm; có thể sống tại đan viện
- Tập viện: 2 năm (năm thứ hai là tập ngặt theo giáo luật).
- Học viện: 5 năm khấn tạm (3+1+1), có thể kéo dài, nhưng liệu sao cho giai đoạn huấn luyện khởi đầu không được quá 12 năm (số 288).
Việc huấn luyện được đào sâu hơn trong Huấn thị Nghệ thuật tìm kiếm Thánh nhan Thiên Chúa.
Điều thú vị là trong phần kết luận, văn kiện tuyên bố sửa đổi một vài điều khoản của Bộ Giáo luật, với sự phê chuẩn của Đức thánh cha (ngày 16-3-2018).
- số 52, 81d và 108, sửa đổi điều 638 §4 của BGL (liên quan đến việc quản trị tài sản).
- số 83 g) sửa đổi điều 667 §4 của BGL (liên quan đến luật nội vi).
- số 111 sửa đổi điều 628 §2, 1° của BGL (liên quan đến việc kinh lý của Chủ tịch liên hiệp).
- số 130 sửa đổi điều 686 §2 của BGL (liên quan đến thẩm quyền ban phép sống ngoại vi).
- các số 174 và 175 sửa đổi điều 667 §4 của BGL (liên quan đến miễn chuẩn nội vi).
- số 176, bãi bỏ sự hạn chế của Verbi Sponsa số 17 §2 (như trên).
- các số 177 và 178 sửa đổi điều 686 §2 của Bộ Giáo luật (như trên).
Kết luận
Bài này chỉ giới hạn vào việc nghiên cứu các văn kiện Tòa thánh quy định những điều có liên quan đến khía cạnh pháp lý của đời sống thánh hiến. Tuy nhiên đời sống thánh hiến không chỉ dựa trên các bản văn pháp lý mà thôi, nhưng còn phải nhạy bén với tiếng nói của Thánh Linh nữa. Mặt khác, Thánh Linh không chỉ giới hạn hoạt động vào các hội dòng đã được thành lập và được điều hành bởi Bộ Giáo luật. Chính Bộ Giáo luật cũng để cửa mở cho những hình thức tu trì mới (đ. 605, x. Tông huấn Vita consecrata, số 12). Thực ra, không dễ gì phân biệt giữa hình thức mới của đời sống thánh hiến với các phong trào giáo hội, đối tượng của một văn kiện của Bộ Giáo lý đức tin Iuvenescit Ecclesia (ngày 15-5-2016), bởi vì các đặc sủng cũng được ban cho họ.