Nổi bậtThần học tổng quát
T hần học về ơn ngôn sứ chưa bao giờ là một khảo luận cụ thể trong các sách giáo khoa thần học. Các đề tài thần học bàn về ơn ngôn sứ nằm rải rác trong các phân ngành thần học cơ bản, thần học tín lý, thần học Kinh Thánh, thần học huyền bí, cũng như trong những chỗ khác.
Chúng tôi xin miễn bàn về hiện tượng ngôn sứ trong Kinh Thánh, vì đã có bài viết khác rồi. Ở đây, thần học về ơn ngôn sứ trước hết được nghiên cứu trong truyền thống Giáo hội.
Tân ước cho thấy có một số người được chia sẻ Thần Khí ngôn sứ của Đức Kitô (Ep 4,7-11; 1Cr 12,28; Cv 11,27; 13,1; v.v.), trong khi số khác chia sẻ đoàn sủng này một cách tổng quát hơn (Cv 2,17.33-38; 19,6; 1Cr 11,4-5; 14,26.29-33). Nhiều bằng chứng cho thấy Thần Khí ngôn sứ vẫn liên tục hiện diện trong Giáo hội sơ khai: Điđakhê 11–13; Cuộc thăng thiên của ngôn sứ Isaia 3,25-27; Justin, Dialogus 87; Irenaeus, Adversus Haereses 2,32,4; 4,33,15; v.v..
Theo sách Điđakhê, ngôn sứ được kính trọng hơn giám mục và phó tế. Các ngôn sứ thi hành một sự phục vụ tương tự dành cho cộng đồng, cũng có thể coi là sự phục vụ của linh mục (15,1-2; 10,7; 13,3). Những điều các ngôn sứ nói “trong Thần Khí” phải được đón nhận (11,7). Một vài vị thuộc hàng phẩm trật được hưởng đoàn sủng này một cách đặc biệt: Inhaxiô thành Antiôkia (Philad. 7,2; Polyc. 1,3; 2,2), và Pôlycarpô thành Smyrna (M. Polyc. 16,2).
Mặt khác, các ngôn sứ giả không có “đường lối của Chúa” nơi mình (Điđakhê 11,8). Ông Hermas cảnh báo phải đề phòng các ngôn sứ giả là những kẻ không giống Đức Kitô (Mand. 11,7-10). Thánh Giustinô coi các tư tưởng của phái Ngộ đạo và những thần thoại Hy-lạp là các ngôn sứ giả (Dial. 82,1; 35,3; 51,2; 8788; v.v.). Thánh Irênêô đã bác bỏ lời giảng của ngôn sứ giả Montanô; ngài cũng bác bỏ lập trường cực đoan của phái Alogi vốn chối bỏ ơn ngôn sứ (Haer. 3,11,9; x. 2,49,3; Eusebiô, Lịch sử Giáo hội 5,7,5).
Kitô giáo Tiểu Á với bề dày lịch sử về các ngôn sứ, thiên niên thuyết (millenarianism), và những giáo huấn mang tính cường điệu của trường phái Gioan, đã là mảnh đất màu mỡ cho sự bùng nổ quan điểm về ơn ngôn sứ của lạc giáo Montanô. Như một phát ngôn viên “được linh hứng” của Đấng Bảo Trợ, ông Montanô († 172) đã khai mạc kỷ nguyên của Đấng Bảo Trợ (Paracletus) (x. Ga 16,12-13). Các thừa tác viên lãnh đoàn sủng thì được xếp trên hàng phẩm trật (Jerome, Epist. 41,3). Người ta cũng nhìn thấy xu hướng hướng tới một Giáo hội thuần túy tâm linh trong các tác phẩm của ông Tertullianô, một nhân vật vĩ đại đã trở lại đạo (k. 207) (De pudicitia 21,12). Mặc dù chưa bao giờ chính thức bị vạ tuyệt thông nhưng lạc giáo Montanô đã bị kết án bởi các công đồng địa phương vì có những sự cường điệu mang tính xuất thần, bên cạnh những lý do khác (Eusebiô, Lịch sử Giáo hội 5,16-18). Sau kinh nghiệm của lạc giáo Montanô, vai trò của các ngôn sứ trong Giáo hội giảm dần. Ông Origenes (+ 254) nhìn nhận các vết tích của đoàn sủng này vào thời đại ông, nhưng ông cho rằng không còn các ngôn sứ giống như những vị trong Cựu ước nữa (Cels. 1,2,46; x. Công vụ của thánh Perpetua và Felicita; Cyprian, Epist. 16,4; 2,3-4).
Sau lạc giáo Montanô, có hai chiều hướng về đoàn sủng ngôn sứ chính yếu vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay: 1) truyền thống huyền bí (đôi khi còn gọi là xuất thần), của những người thấy trước và báo trước, và 2) truyền thống thuần lý hơn của những nhà giải thích về Thần Khí trong Sách Thánh.
Kể từ thời của các tác giả kinh viện trên đây, sự nhấn mạnh dựa vào truyền thống huyền bí (xuất thần) của ơn ngôn sứ. Các chú giải bộ Tổng luận Thần học của thánh Tôma (do các tu sĩ dòng Đa Minh: Cajetan, Cano, Soto, D. Báñez; cùng các tu sĩ dòng Tên: Salmerón, Suárez, và De Lugo) đã tiếp tục truyền thống này. Các ngôn sứ đặc biệt cũng biểu lộ sự liên tục của đoàn sủng này trong Giáo hội (chẳng hạn: Catarina Siêna, Têrêsa Avila, Margarita Maria, Catherine Labouré, v.v.). Những người theo chủ nghĩa duy lý vào thế kỷ XIX đã thúc đẩy Giáo hội phải bảo vệ đặc tính phép lạ của những lời tiên tri; những người theo Chủ nghĩa Tân thời đã thúc đẩy Giáo hội phải bảo vệ đặc tính đạo lý và siêu việt của mặc khải. Lời ngôn sứ xét như sự giải thích ít được chú ý hơn, mặc dù nó phù hợp hơn với sự phát triển của lời ngôn sứ sau Đệ nhị Thế chiến. Trong những ám chỉ rải rác trong thông điệp Mystici corporis và trong những nghiên cứu công phu hơn của các tác giả Y. M. J. Congar, K. Rahner, C. Journet, và các cộng sự, vai trò ngôn sứ của Đức Kitô trong Giáo hội được chú ý nhiều hơn. Hiến chế Tín lý về Giáo hội của Công đồng Vaticanô II còn cho thấy một sự hiểu biết sâu rộng hơn về bản chất của ơn ngôn sứ (LG 12,35).
Trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Công đồng khẳng định tất cả dân Thiên Chúa đều được thông phần vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô qua việc họ được Thần Khí xức dầu (1Ga 2,20.27). Đoàn sủng này có thể đặc biệt hoặc đơn giản hơn, và lan tỏa rộng rãi, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào nó cũng đều “phù hợp và hữu ích cho các nhu cầu của Giáo hội” (LG 12).
Phẩm trật Giáo hội tiếp tục chức vụ của Đức Kitô bằng cách giảng dạy nhân danh Người và với thẩm quyền của Người. Hơn nữa, việc phân định đặc tính chân thật và sử dụng hợp lý đoàn sủng này thuộc về phẩm trật Giáo hội. Phẩm trật Giáo hội không được dập tắt Thần Khí nhưng phải kiểm tra mọi sự và cẩn thận giữ lấy những gì tốt đẹp.
Vai trò ngôn sứ của người giáo dân là làm chứng giữa đời (Ep 6,12). Chứng tá bằng đời sống và lời nói của họ, đặc biệt trong đời sống hôn nhân và gia đình, có một sức mạnh đặc biệt trong các môi trường sống thường nhật. Vì mục đích này, Thiên Chúa đã và vẫn luôn ban cho họ cảm thức đức tin (sensus fidei) và sự thu hút trong lời nói (Cv 2,17-18). Vì thế, họ phải hợp tác trong việc truyền bá và xây dựng Giáo hội lớn mạnh một cách năng động. Để hoàn thành sứ mệnh này, người giáo dân cần nắm bắt chân lý mặc khải cách hoàn hảo hơn và không ngừng cầu xin ơn khôn ngoan.
Ơn ngôn sứ cũng có mối tương quan với thần học hộ giáo.
Sự ứng nghiệm các lời tiên tri Cựu ước là một động lực đáng tin (motive of credibility) kể từ những ngày đầu tiên của Giáo hội (x. Cv 2,30.34; 3,18.22-26; 4,11; 7,52; 13,16-41; và các Tin Mừng Mt 1,23; 2,6.15; 4,15; Mc 9,11; 12,36; Lc 4,18; 22,37; 24,25-27; Ga 3,14; 5,46; 12,14-16). Những lời biện hộ đầu tiên đối lại người Do-thái vẫn tiếp tục hướng này; trên thực tế, hầu hết các lời tiên tri Cựu ước được nói tới đều được tìm thấy trong Tân ước[3]. Các nhà hộ giáo thời Trung cổ cũng sử dụng lập luận này: Amulo, Fulbert de Chartres, Peter Damien, Guibert de Nogent, Gislebert, Peter the Venerable, Abelard, Peter de Blois, v.v.. Thánh Tôma đề cập đến lập luận này một cách ngắn gọn (C. gent. 1.6) nhưng tập trung vào thần học về ơn tiên tri. Truyền thống của lập luận này tồn tại cho đến ngày nay trong khoa hộ giáo được phát triển vào thế kỷ XVII nhằm chống lại chủ nghĩa duy thần (deism) và chủ nghĩa duy lý (rationalism).
Khi phải đương đầu với chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa tự do trong tư tưởng triết học và thần học của thế kỷ XIX, Đức Piô IX đã hai lần bảo vệ những ơn tiên tri xét như những lý lẽ xác đáng về nguồn gốc thần linh của đức tin (Denz 2779, 2907). Công đồng Vaticanô I tái nhấn mạnh điểm này: “Các phép lạ và các ơn tiên tri... là những dấu hiệu chắc chắn nhất của sự mặc khải của Thiên Chúa, phù hợp với tầm hiểu biết của mọi người” (Denz 3009, x. Bản tuyên thệ chống lại Chủ nghĩa Tân thời, Denz 3539).
Có nhiều giả định về mục đích và ý nghĩa của những lời tiên tri Cựu ước. (1) Chỉ có tinh thần chung và nhất quán của những lời tiên tri này mới được ứng nghiệm theo nghĩa văn tự trong đại đa số các trường hợp. Chỉ một số chủ đề chính được lặp đi lặp lại mới là những tiên đoán đúng, và chúng đã được ứng nghiệm một cách vượt bậc trong Tân ước. Những ứng nghiệm của các chủ đề tổng quát này là nền tảng cho lập luận từ các lời tiên tri trong Cựu ước. (2) Sự ứng nghiệm của Tân ước không chỉ ngang bằng với những mong đợi của Cựu ước, mà còn vượt xa chúng. Mặc dù các ngôn sứ không biết kế hoạch chi tiết của thời đại thiên sai, nhưng họ có thể nhìn thấy ở đó lời tiên tri của họ sẽ được hoàn trọn vượt bậc. (3) Thông thường, các chi tiết trong các lời tiên tri Cựu ước không thể được sử dụng trong một chứng cớ mang tính tiên báo vì nhiều lý do. Có một yếu tố thơ ca trong lời tiên tri Cựu ước, truyền đạt một ý tưởng bằng những chi tiết cụ thể. Nhưng tác giả chỉ nhắm đến ý tưởng chứ không phải là những chi tiết. Lời tiên tri thiếu viễn tượng thời gian. Mặc dù được tách rời theo thời gian nhưng các biến cố có thể được thống nhất theo viễn tượng tiên tri. Đôi khi cũng có một yếu tố điều kiện, ngay cả khi điều kiện ấy không được nêu rõ ràng. Đấng Thiên sai và thời đại thiên sai được miêu tả trong chính thế hệ của Đấng ấy và của thời đại ấy. Màu sắc đương thời của các lời tiên tri phần lớn là do con người tạo ra, đại diện cho những ham muốn, nhân cách,… – tuy chưa được biết đến nhưng đã là lý tưởng – của thời đại thiên sai. Các ngôn sứ biết rằng những lời tiên tri của họ chỉ là những lời xấp xỉ hơn kém, biết rằng giao ước mới sẽ khác với giao ước cũ, mặc dù tầm hiểu biết và tâm thức của họ buộc họ phải miêu tả giao ước mới theo giao ước cũ mà họ đã biết.
Hơn nữa, điểm khởi đầu cho chứng cớ cần nằm trong sự ứng nghiệm của Tân ước chứ không phải trong lời tiên tri của Cựu ước. Sự ứng nghiệm của Tân ước vượt xa những lời tiên tri của Cựu ước. Nếu có ai cố gắng tìm kiếm trong lời tiên tri Cựu ước điều gì sẽ xảy ra trong Tân ước, thì họ đang cố gắng tìm kiếm cái lớn hơn trong cái nhỏ hơn. Kết luận sẽ chứa đựng nhiều thứ chứ không chỉ là những lý chứng giả định. Do đó, phương pháp này buộc người ta phải điều chỉnh và sửa đổi ý nghĩa của các lời tiên tri Cựu ước để chúng tương ứng với sự ứng nghiệm của Tân ước.
Mặt khác, khi khởi đầu với sự ứng nghiệm của Tân ước, thì một cách lớn lao hơn, người ta có thể cho thấy rằng những lời tiên tri Cựu ước liên quan đến sự ứng nghiệm vượt bậc của Tân ước.
Có thể hướng sự chú ý tới hiện tượng thần học hóa trong thời gian gần đây (thần học suy lý) vốn có sự liên hệ đến ơn ngôn sứ.
Thần học về ơn ngôn sứ hiện nay là hậu duệ đã được điều chỉnh từ cách giải thích có phần huyền nhiệm của thánh Tôma về ơn ngôn sứ trong các sách Ngôn sứ trong Kinh Thánh. Theo đó, ơn ngôn sứ là một đoàn sủng hiểu biết đặc biệt được ban tặng để hướng dẫn nhân loại về bất cứ điều gì là cần thiết cho ơn cứu độ (De ver. 12,2). Xét như một đoàn sủng hiểu biết, nó chủ yếu ảnh hưởng đến tâm trí của vị ngôn sứ chứ không phải ảnh hưởng đến ý chí (Summa theologiae 2a2ae, 171,1; 174,3-4). Sự hiểu biết này liên quan đến các chân lý thường ẩn kín trong tâm trí của vị ngôn sứ, và nó có tính siêu nhiên, nếu không phải xét theo bản chất của nó thì ít nhất là theo cách thủ đắc (Summa theologiae 2a2ae, 171,2; 173,1; 174,3; De ver. 12,7).
Những mặc khải được gọi là “tư” không phải vì chúng được tỏ lộ cho ít người (vì chúng có thể liên quan đến nhiều người), nhưng vì chúng không thuộc về kho tàng đức tin (kho tàng này đã được đóng lại kể từ sau cái chết của vị Tông đồ cuối cùng, Denz 3421). Chúng không phải là những khẳng định mang tính ngôn sứ, mà là những mệnh lệnh chỉ cho Giáo hội biết cách hành động trong một bối cảnh lịch sử cụ thể. Khi chứng nhận chúng, Giáo hội không hành động sai lầm nhưng công nhận những mặc khải ấy là phù hợp với đức tin nhân loại. Vì các mặc khải tư thiếu sự bảo đảm mang tính quan phòng của các mặc khải công, cho nên sự can dự chủ quan của vị ngôn sứ đôi khi làm sai lệch trải nghiệm ân sủng này. Đến cả các vị hiển thánh và chân phước cũng đã từng truyền đạt những sai sót về mặt lịch sử và thần học[6]. Do đó, còn có nhiều điều không chắc chắn bao quanh nội dung thông điệp và phải để cho phán đoán cá nhân của mỗi người thẩm định chúng.
Đặc biệt, những lời ngôn sứ về tương lai mang tính siêu nhiên và chân chính phải được phân biệt với những lời ngôn sứ mang tính (1) ma thuật, (2) cận tâm lý, (3) quốc gia và (4) bịa đặt vốn không liên quan đến mặc khải. Những lời ngôn sứ mang tính siêu nhiên về bản chất không có gì mới, cũng không nằm ngoài viễn tượng của Kinh Thánh, nhưng cho biết Thiên Chúa là Chủ Tể của lịch sử. Thông thường, chúng loan báo lời kêu gọi sám hối, cầu nguyện và tin tưởng. Tính xác thực của chúng phụ thuộc phần nào vào lòng đạo đức cá nhân, sự chính trực cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất của vị ngôn sứ. Chứng cớ tuyệt đối và duy nhất là một phép lạ xác nhận chính lời ngôn sứ đó.
Như đã nói ở trên, đoàn sủng ơn ngôn sứ trong Tân ước được chia sẻ bởi tất cả dân Thiên Chúa, giáo dân và phẩm trật. Một cộng đồng rộng lớn hơn gồm cả những người ngoài Công giáo đã được rửa tội, và thậm chí cả những người không phải Kitô hữu nhưng hướng về Thiên Chúa, cũng chia sẻ đoàn sủng này ở một chừng mực nào đó. Về bản thân vị ngôn sứ, ơn linh hứng và sự mặc khải mà vị ấy nhận được (riêng tư hoặc công khai tùy từng trường hợp) có một bối cảnh cộng đồng hoặc giáo hội. Không thể nói được là lời ngôn sứ đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự mặc khải và ơn linh hứng trong cộng đồng một cách tổng quát hơn, nhưng các ngôn sứ được vui hưởng đoàn sủng của họ ở mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy vào tư cách họ là những phát ngôn viên đại diện cho sự hiểu biết, thái độ hoặc nhu cầu chung của dân Thiên Chúa.
Vai trò của phẩm trật Giáo hội là bảo vệ và gìn giữ đức tin cũng như phân định Thần Khí ngôn sứ. Mặc dù phẩm trật có ân huệ phân định này, nhưng không được dập tắt Thần Khí. Phẩm trật không hạ mình mà có bổn phận phải chú ý đến các đề xuất của dân Thiên Chúa miễn là chúng không trái nghịch với Thần Khí. Giáo hội vừa mang tính đoàn sủng, vừa mang tính thể chế (Ep 2,20); nếu quá nhấn mạnh đến một trong hai khía cạnh thì sẽ làm sai lệch bản chất của Giáo hội. Sự hiểu biết là điều cần thiết để Thần Khí ngôn sứ có thể tỏ lộ một cách hài hòa trong cả phẩm trật lẫn cộng đồng (1Cr 14,33).
H. U. Von Balthasar, Besondere Gnadengaben und die zwei Wege menschlichen Lebens (Die Deutsche Thomas-Ausgabe 23; Heidelberg 1954). E. Fascher, ΠΡΟΦΗΤΗΣ Eine sprach-und religionsgeschichtliche Untersuchung (Giessen 1927). R. A. Knox, Enthusiasm (New York 1950; repr. 1961). J. Lindblom, Prophecy in Ancient Israel (Philadelphia 1962). N. Fuglister, "Prophet," H. Fries, ed., Handbuch theologischer Grundbegriffe (Munich 1962–63) 2:350—372.
Ơn ngôn sứ và thần học Hộ giáo
A. Michel, Mystery and Prophecy, tr. C. J. Moell (West Baden Springs, Ind. 1954). B. Vawter, "Messianic Prophecies in Apologetics," Catholic Theological Society of America, Proceedings 14 (New York 1960) 97–119. R. Murphy, "Notes on OT Messianism and Apologetics," The Catholic Biblical Quarterly 19 (Washington 1957) 5–15.
P. Synave và P. Benoit, Prophecy and Inspiration, dịch giả. A. Dulles và T. L. Sheridan (New York 1961). P. Benoit, "Révélation et inspiration," Revue biblique 70 (Paris 1963) 321–370. P. Grelot, "L'Inspiration scripturaire," Recherches de science religieuse 51 (1963) 337–382. K. Rahner, Visions and Prophecies, dịch giả. C. Henkey và R. Strachan (Quaestiones Disputatae 10; New York 1963); The Dynamic Element in the Church, tr. W. J. O'hara (ibid. 12; 1964). l. volken, Visions, Revelations, and the Church, dịch giả E. Gallagher (New York 1963). y. congar, Lay People in the Church, dịch giả D. Attwater (Westminster, Md. 1957). K. Rahner, Lexikon für Theologie und Kirche 2, ed. J. Hofer and k. Rahner, (2d new ed. Freiburg 1957–65) 8:800–805. A. Jepsen, Die Religion in Geschichte und Gegenwart (3d ed. Tübingen 1957–65) 5: 627–638. A. Michel, Dictionnaire de théologie catholique, ed. A. Vacant et Al. (Paris 1903–50; Tables générales 1951–) 13:708–737.
THẦN HỌC VỀ ƠN NGÔN SỨ TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI
0
Thời sự Thần học - Số 97, tháng 08 năm 2022, tr. 114-132.
_Richard Xavier Redmond_
Trong bài này, tác giả, là giáo sư Chủng viện St Thomas (Henmore, Washington), điểm qua các lối tiếp cận đề tài ngôn sứ trong các lãnh vực khác nhau của thần học: lịch sử Giáo hội; thần học Hộ giáo; Giáo hội học. Nên lưu ý là trong thần học cổ truyền “prophecy” thường được hiểu là “lời tiên tri”, đặc biệt là trong Cựu ước, sẽ được ứng nghiệm trong Tân ước.Nguồn: “Theology of Prophecy” trong: New Catholic Encyclopedia, rev.ed., 2003, vol.11, p.759-764.I. Ơn ngôn sứ trong Truyền thống
A. Từ những giai đoạn khởi đầu cho đến lạc giáo Montanô
B. Sau lạc giáo Montanô. 1/ Truyền thống huyền bí. 2/ Truyền thống giải thích theo lý trí
C. Những điểm nhấn từ thời Kinh viện
II. Ơn ngôn sứ và thần học Hộ giáo
A. Bối cảnh lịch sử
B. Chứng cớ hộ giáo dựa theo các lời tiên tri
III. Thần học thế kỷ XX
A. Ơn ngôn sứ nói chung
B. Ngôn sứ và các mặc khải tư
C. Ơn ngôn sứ trong cộng đoàn và phẩm trật Giáo hội
I. Ơn ngôn sứ trong Truyền thống
Chúng tôi xin miễn bàn về hiện tượng ngôn sứ trong Kinh Thánh, vì đã có bài viết khác rồi. Ở đây, thần học về ơn ngôn sứ trước hết được nghiên cứu trong truyền thống Giáo hội.
A. Từ những giai đoạn khởi đầu cho đến lạc giáo Montanô
Tân ước cho thấy có một số người được chia sẻ Thần Khí ngôn sứ của Đức Kitô (Ep 4,7-11; 1Cr 12,28; Cv 11,27; 13,1; v.v.), trong khi số khác chia sẻ đoàn sủng này một cách tổng quát hơn (Cv 2,17.33-38; 19,6; 1Cr 11,4-5; 14,26.29-33). Nhiều bằng chứng cho thấy Thần Khí ngôn sứ vẫn liên tục hiện diện trong Giáo hội sơ khai: Điđakhê 11–13; Cuộc thăng thiên của ngôn sứ Isaia 3,25-27; Justin, Dialogus 87; Irenaeus, Adversus Haereses 2,32,4; 4,33,15; v.v..
Theo sách Điđakhê, ngôn sứ được kính trọng hơn giám mục và phó tế. Các ngôn sứ thi hành một sự phục vụ tương tự dành cho cộng đồng, cũng có thể coi là sự phục vụ của linh mục (15,1-2; 10,7; 13,3). Những điều các ngôn sứ nói “trong Thần Khí” phải được đón nhận (11,7). Một vài vị thuộc hàng phẩm trật được hưởng đoàn sủng này một cách đặc biệt: Inhaxiô thành Antiôkia (Philad. 7,2; Polyc. 1,3; 2,2), và Pôlycarpô thành Smyrna (M. Polyc. 16,2).
Mặt khác, các ngôn sứ giả không có “đường lối của Chúa” nơi mình (Điđakhê 11,8). Ông Hermas cảnh báo phải đề phòng các ngôn sứ giả là những kẻ không giống Đức Kitô (Mand. 11,7-10). Thánh Giustinô coi các tư tưởng của phái Ngộ đạo và những thần thoại Hy-lạp là các ngôn sứ giả (Dial. 82,1; 35,3; 51,2; 8788; v.v.). Thánh Irênêô đã bác bỏ lời giảng của ngôn sứ giả Montanô; ngài cũng bác bỏ lập trường cực đoan của phái Alogi vốn chối bỏ ơn ngôn sứ (Haer. 3,11,9; x. 2,49,3; Eusebiô, Lịch sử Giáo hội 5,7,5).
Kitô giáo Tiểu Á với bề dày lịch sử về các ngôn sứ, thiên niên thuyết (millenarianism), và những giáo huấn mang tính cường điệu của trường phái Gioan, đã là mảnh đất màu mỡ cho sự bùng nổ quan điểm về ơn ngôn sứ của lạc giáo Montanô. Như một phát ngôn viên “được linh hứng” của Đấng Bảo Trợ, ông Montanô († 172) đã khai mạc kỷ nguyên của Đấng Bảo Trợ (Paracletus) (x. Ga 16,12-13). Các thừa tác viên lãnh đoàn sủng thì được xếp trên hàng phẩm trật (Jerome, Epist. 41,3). Người ta cũng nhìn thấy xu hướng hướng tới một Giáo hội thuần túy tâm linh trong các tác phẩm của ông Tertullianô, một nhân vật vĩ đại đã trở lại đạo (k. 207) (De pudicitia 21,12). Mặc dù chưa bao giờ chính thức bị vạ tuyệt thông nhưng lạc giáo Montanô đã bị kết án bởi các công đồng địa phương vì có những sự cường điệu mang tính xuất thần, bên cạnh những lý do khác (Eusebiô, Lịch sử Giáo hội 5,16-18). Sau kinh nghiệm của lạc giáo Montanô, vai trò của các ngôn sứ trong Giáo hội giảm dần. Ông Origenes (+ 254) nhìn nhận các vết tích của đoàn sủng này vào thời đại ông, nhưng ông cho rằng không còn các ngôn sứ giống như những vị trong Cựu ước nữa (Cels. 1,2,46; x. Công vụ của thánh Perpetua và Felicita; Cyprian, Epist. 16,4; 2,3-4).
B. Sau lạc giáo Montanô
Sau lạc giáo Montanô, có hai chiều hướng về đoàn sủng ngôn sứ chính yếu vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay: 1) truyền thống huyền bí (đôi khi còn gọi là xuất thần), của những người thấy trước và báo trước, và 2) truyền thống thuần lý hơn của những nhà giải thích về Thần Khí trong Sách Thánh.
1. Truyền thống Huyền bí (Xuất thần)
Nguồn gốc của truyền thống này bắt nguồn từ lịch sử Hy-lạp và Híp-ri. Ông Origenes là người đã có công lớn trong việc giới thiệu cho Kitô giáo truyền thống ngôn sứ theo Hy-lạp của Platon, Posidonius (mất sau năm 51 trCN), và của Philo người Do-thái (mất vào thế kỷ 1 CN). Truyền thống Hy-lạp – Híp-ri này đã ảnh hưởng đến những người Alexandria, và thông qua họ cũng ảnh hưởng đến những giáo phụ Cappadocia, đặc biệt là nơi ông Grêgôriô Nyssa (Vita Moysis). Triết gia ngoại giáo Plotinus († 270) đã phát triển truyền thống này với những ý tưởng Tân-Platon của ông. Ông nhấn mạnh sự xuất thần đến nỗi vị ngôn sứ chỉ như cái loa phát thanh (mouthpiece) của Thượng Đế. Giáo huấn của ông đã ảnh hưởng đến học thuyết của thánh Augustinô về các thị kiến và các ơn ngôn sứ (Gen. ad litt. 12). Mạo-Dionysiô Areopagita (khoảng năm 500) cũng tiếp tục truyền thống của Plotinus và Grêgôriô Nyssa, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi thuyết phát xuất (emanationism) của Proclus († 485). Thánh Grêgôriô Cả († 604) cũng đi theo truyền thống này trong các bài giảng huyền bí về ngôn sứ Êdêkien.
Theo truyền thống huyền bí này, các đan sĩ và các vị tử đạo đã giữ lại các đoàn sủng của Giáo hội sơ khai. Các ngôn sứ cổ điển là những kiểu mẫu của lý tưởng đan tu nhờ các đức hạnh của họ chứ không phải nhờ các đoàn sủng mà họ nhận được. Những kiểu mẫu này cũng ám chỉ đến những kiểu mẫu phục vụ mà mọi đan sĩ cần noi theo (Vita Moysis). Dù sao, khuynh hướng này đã lầm lẫn giữa các đoàn sủng (charismatic gifts) và ân huệ của Thánh Linh (gifts of the Holy Spirit). Các đan sĩ coi đoàn sủng là dấu chỉ, thậm chí là điều cốt yếu, của sự trọn lành. Ở Syria (khoảng năm 350), khuynh hướng này đã làm phát sinh phái Duy Cầu nguyện (Messalianism), một lạc giáo tương tự như phái Montanô (bị kết án tại công đồng Êphêsô năm 431). Lạc giáo này xây dựng sự trọn lành Kitô giáo dựa trên ý tưởng lệch lạc về đoàn sủng. Quan điểm nhấn mạnh thái quá về đoàn sủng của phái Duy Cầu nguyện tuy lụi tàn trong lặng lẽ, nhưng cũng đã giúp quan điểm huyền bí vốn giải trừ đoàn sủng (anticharismatic mysticism) của Mạo-Dionysiô Areopagita chiến thắng ở Đông phương trong suốt thời Trung cổ. Còn ở Tây phương cho đến thời kỳ kinh viện, thần học về ơn ngôn sứ có lẽ được nghiên cứu trong khoa thần học huyền bí bắt nguồn từ thánh Augustinô và thánh Grêgôriô, và trong hạnh thánh của những nhân vật thánh thiện được cho là nhận được đoàn sủng ngôn sứ.
Joachim de Fiore († 1202) đã công bố thời kỳ mặc khải thứ ba của Thánh Linh bắt đầu vào năm 1260, gây ra một cuộc hồi sinh phái Montanô trong rất nhiều nhóm, đặc biệt là nhóm Fraticelli (bị Giáo hoàng Gioan XXII kết án năm 1317-23). Vào thế kỷ XVI, Giáo hội đã dập tắt rất nhiều phong trào nhiệt thành tâm linh (spiritual enthusiasm), nhưng họ lại chuyển sang các giáo phái Cải cách ngoài Công giáo. R. Knox đã phân biệt các dòng huyền bí và với các dòng tin lành của truyền thống này, vốn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay (Enthusiasm 581-591).
Trong khi sự hồi sinh của trào lưu ngôn sứ nhiệt thành (enthusiastic prophetism) vào những năm 1200 ít ảnh hưởng đến các khảo luận kinh viện, thì thánh Tôma Aquinô († 1274) đã sử dụng luồng Do-thái – Ả-rập của truyền thống ngôn sứ. Các triết gia Ả-rập như Avicenna († 1037), Averroes († 1198) và triết gia người Do-thái Moses Maimonides († 1204) đã viết về các ngôn sứ tương ứng của họ, Mohammed và Môsê, và đã truyền đi một truyền thống Tân-Platon về một thứ ơn ngôn sứ tự nhiên bằng nhiều điểm nhấn khác nhau.
Nguồn gốc của truyền thống này bắt nguồn từ lịch sử Hy-lạp và Híp-ri. Ông Origenes là người đã có công lớn trong việc giới thiệu cho Kitô giáo truyền thống ngôn sứ theo Hy-lạp của Platon, Posidonius (mất sau năm 51 trCN), và của Philo người Do-thái (mất vào thế kỷ 1 CN). Truyền thống Hy-lạp – Híp-ri này đã ảnh hưởng đến những người Alexandria, và thông qua họ cũng ảnh hưởng đến những giáo phụ Cappadocia, đặc biệt là nơi ông Grêgôriô Nyssa (Vita Moysis). Triết gia ngoại giáo Plotinus († 270) đã phát triển truyền thống này với những ý tưởng Tân-Platon của ông. Ông nhấn mạnh sự xuất thần đến nỗi vị ngôn sứ chỉ như cái loa phát thanh (mouthpiece) của Thượng Đế. Giáo huấn của ông đã ảnh hưởng đến học thuyết của thánh Augustinô về các thị kiến và các ơn ngôn sứ (Gen. ad litt. 12). Mạo-Dionysiô Areopagita (khoảng năm 500) cũng tiếp tục truyền thống của Plotinus và Grêgôriô Nyssa, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi thuyết phát xuất (emanationism) của Proclus († 485). Thánh Grêgôriô Cả († 604) cũng đi theo truyền thống này trong các bài giảng huyền bí về ngôn sứ Êdêkien.
Theo truyền thống huyền bí này, các đan sĩ và các vị tử đạo đã giữ lại các đoàn sủng của Giáo hội sơ khai. Các ngôn sứ cổ điển là những kiểu mẫu của lý tưởng đan tu nhờ các đức hạnh của họ chứ không phải nhờ các đoàn sủng mà họ nhận được. Những kiểu mẫu này cũng ám chỉ đến những kiểu mẫu phục vụ mà mọi đan sĩ cần noi theo (Vita Moysis). Dù sao, khuynh hướng này đã lầm lẫn giữa các đoàn sủng (charismatic gifts) và ân huệ của Thánh Linh (gifts of the Holy Spirit). Các đan sĩ coi đoàn sủng là dấu chỉ, thậm chí là điều cốt yếu, của sự trọn lành. Ở Syria (khoảng năm 350), khuynh hướng này đã làm phát sinh phái Duy Cầu nguyện (Messalianism), một lạc giáo tương tự như phái Montanô (bị kết án tại công đồng Êphêsô năm 431). Lạc giáo này xây dựng sự trọn lành Kitô giáo dựa trên ý tưởng lệch lạc về đoàn sủng. Quan điểm nhấn mạnh thái quá về đoàn sủng của phái Duy Cầu nguyện tuy lụi tàn trong lặng lẽ, nhưng cũng đã giúp quan điểm huyền bí vốn giải trừ đoàn sủng (anticharismatic mysticism) của Mạo-Dionysiô Areopagita chiến thắng ở Đông phương trong suốt thời Trung cổ. Còn ở Tây phương cho đến thời kỳ kinh viện, thần học về ơn ngôn sứ có lẽ được nghiên cứu trong khoa thần học huyền bí bắt nguồn từ thánh Augustinô và thánh Grêgôriô, và trong hạnh thánh của những nhân vật thánh thiện được cho là nhận được đoàn sủng ngôn sứ.
Joachim de Fiore († 1202) đã công bố thời kỳ mặc khải thứ ba của Thánh Linh bắt đầu vào năm 1260, gây ra một cuộc hồi sinh phái Montanô trong rất nhiều nhóm, đặc biệt là nhóm Fraticelli (bị Giáo hoàng Gioan XXII kết án năm 1317-23). Vào thế kỷ XVI, Giáo hội đã dập tắt rất nhiều phong trào nhiệt thành tâm linh (spiritual enthusiasm), nhưng họ lại chuyển sang các giáo phái Cải cách ngoài Công giáo. R. Knox đã phân biệt các dòng huyền bí và với các dòng tin lành của truyền thống này, vốn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay (Enthusiasm 581-591).
Trong khi sự hồi sinh của trào lưu ngôn sứ nhiệt thành (enthusiastic prophetism) vào những năm 1200 ít ảnh hưởng đến các khảo luận kinh viện, thì thánh Tôma Aquinô († 1274) đã sử dụng luồng Do-thái – Ả-rập của truyền thống ngôn sứ. Các triết gia Ả-rập như Avicenna († 1037), Averroes († 1198) và triết gia người Do-thái Moses Maimonides († 1204) đã viết về các ngôn sứ tương ứng của họ, Mohammed và Môsê, và đã truyền đi một truyền thống Tân-Platon về một thứ ơn ngôn sứ tự nhiên bằng nhiều điểm nhấn khác nhau.
2. Truyền thống giải thích theo lý trí
Truyền thống coi vị ngôn sứ như là người giải thích đã xuất hiện khi đề cập đến mối quan hệ của ông Aaron đối với ông Môsê xét như một người giải thích được ơn ngôn sứ (Xh 4,16; 7,1), cũng như ở nơi những người giải thích được ơn ngôn sứ về bà đồng Pythia ở Delphi (xem Fascher, 11 và tiếp theo). Trong Tân ước, Đức Kitô là người giải thích những lời ngôn sứ khó hiểu trong Cựu ước (Lc 24,27.44-45; xem Justin, Apol. 1,32,2). Trong thư 1 Côrintô chương 14, thánh Phaolô nhấn mạnh vị ngôn sứ có vai trò như một nhà giải thích. Khi giảm bớt việc nói tiếng lạ, việc giải thích Thần Khí nhập thể trong Sách Thánh trở thành nội dung của ơn ngôn sứ.
Phản ứng của nhóm chống lại phái Montanô đã tập trung sự quan tâm vào truyền thống của các nhà giải thích được ơn ngôn sứ. Thánh Gioan Kim Khẩu († 407) mô tả các ngôn sứ Kitô hữu như là những người có ý thức, ôn hòa, trái ngược với các thần ngoại bang vô thức và lên đồng (Hom. 29 in 1 Cor. 1; Patrologia Graeca 61:241). Hai khía cạnh của ơn ngôn sứ được Ambrosiaster phát biểu ngắn gọn như sau: “Có thể hiểu về các ngôn sứ theo hai cách: những lời báo trước tương lai và những “mặc khải Kinh Thánh” hoặc “giải thích Kinh Thánh”[1]. Người giải thích được ơn ngôn sứ đã trở thành nhà giảng thuyết, một người sử dụng nghĩa văn tự như một điểm xuất phát để chú giải nghĩa thiêng liêng, ngôn sứ, ám dụ và huyền bí của Kinh Thánh[2]. Thánh Tôma hồi sinh truyền thống này trong các bài chú giải Kinh Thánh của ngài, nhưng ít dùng nó trong bộ Tổng luận Thần học (In epist. ad Eph. 3.5, lect. 1; In epist. ad Rom. 12.6, lect. 2; In epist. 1 ad Cor. 14, lect. 5; x. P. Benoit, “Révélation et inspiration” 334).
Truyền thống coi vị ngôn sứ như là người giải thích đã xuất hiện khi đề cập đến mối quan hệ của ông Aaron đối với ông Môsê xét như một người giải thích được ơn ngôn sứ (Xh 4,16; 7,1), cũng như ở nơi những người giải thích được ơn ngôn sứ về bà đồng Pythia ở Delphi (xem Fascher, 11 và tiếp theo). Trong Tân ước, Đức Kitô là người giải thích những lời ngôn sứ khó hiểu trong Cựu ước (Lc 24,27.44-45; xem Justin, Apol. 1,32,2). Trong thư 1 Côrintô chương 14, thánh Phaolô nhấn mạnh vị ngôn sứ có vai trò như một nhà giải thích. Khi giảm bớt việc nói tiếng lạ, việc giải thích Thần Khí nhập thể trong Sách Thánh trở thành nội dung của ơn ngôn sứ.
Phản ứng của nhóm chống lại phái Montanô đã tập trung sự quan tâm vào truyền thống của các nhà giải thích được ơn ngôn sứ. Thánh Gioan Kim Khẩu († 407) mô tả các ngôn sứ Kitô hữu như là những người có ý thức, ôn hòa, trái ngược với các thần ngoại bang vô thức và lên đồng (Hom. 29 in 1 Cor. 1; Patrologia Graeca 61:241). Hai khía cạnh của ơn ngôn sứ được Ambrosiaster phát biểu ngắn gọn như sau: “Có thể hiểu về các ngôn sứ theo hai cách: những lời báo trước tương lai và những “mặc khải Kinh Thánh” hoặc “giải thích Kinh Thánh”[1]. Người giải thích được ơn ngôn sứ đã trở thành nhà giảng thuyết, một người sử dụng nghĩa văn tự như một điểm xuất phát để chú giải nghĩa thiêng liêng, ngôn sứ, ám dụ và huyền bí của Kinh Thánh[2]. Thánh Tôma hồi sinh truyền thống này trong các bài chú giải Kinh Thánh của ngài, nhưng ít dùng nó trong bộ Tổng luận Thần học (In epist. ad Eph. 3.5, lect. 1; In epist. ad Rom. 12.6, lect. 2; In epist. 1 ad Cor. 14, lect. 5; x. P. Benoit, “Révélation et inspiration” 334).
C. Những điểm nhấn từ thời kinh viện
Kể từ thời của các tác giả kinh viện trên đây, sự nhấn mạnh dựa vào truyền thống huyền bí (xuất thần) của ơn ngôn sứ. Các chú giải bộ Tổng luận Thần học của thánh Tôma (do các tu sĩ dòng Đa Minh: Cajetan, Cano, Soto, D. Báñez; cùng các tu sĩ dòng Tên: Salmerón, Suárez, và De Lugo) đã tiếp tục truyền thống này. Các ngôn sứ đặc biệt cũng biểu lộ sự liên tục của đoàn sủng này trong Giáo hội (chẳng hạn: Catarina Siêna, Têrêsa Avila, Margarita Maria, Catherine Labouré, v.v.). Những người theo chủ nghĩa duy lý vào thế kỷ XIX đã thúc đẩy Giáo hội phải bảo vệ đặc tính phép lạ của những lời tiên tri; những người theo Chủ nghĩa Tân thời đã thúc đẩy Giáo hội phải bảo vệ đặc tính đạo lý và siêu việt của mặc khải. Lời ngôn sứ xét như sự giải thích ít được chú ý hơn, mặc dù nó phù hợp hơn với sự phát triển của lời ngôn sứ sau Đệ nhị Thế chiến. Trong những ám chỉ rải rác trong thông điệp Mystici corporis và trong những nghiên cứu công phu hơn của các tác giả Y. M. J. Congar, K. Rahner, C. Journet, và các cộng sự, vai trò ngôn sứ của Đức Kitô trong Giáo hội được chú ý nhiều hơn. Hiến chế Tín lý về Giáo hội của Công đồng Vaticanô II còn cho thấy một sự hiểu biết sâu rộng hơn về bản chất của ơn ngôn sứ (LG 12,35).
Trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Công đồng khẳng định tất cả dân Thiên Chúa đều được thông phần vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô qua việc họ được Thần Khí xức dầu (1Ga 2,20.27). Đoàn sủng này có thể đặc biệt hoặc đơn giản hơn, và lan tỏa rộng rãi, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào nó cũng đều “phù hợp và hữu ích cho các nhu cầu của Giáo hội” (LG 12).
Phẩm trật Giáo hội tiếp tục chức vụ của Đức Kitô bằng cách giảng dạy nhân danh Người và với thẩm quyền của Người. Hơn nữa, việc phân định đặc tính chân thật và sử dụng hợp lý đoàn sủng này thuộc về phẩm trật Giáo hội. Phẩm trật Giáo hội không được dập tắt Thần Khí nhưng phải kiểm tra mọi sự và cẩn thận giữ lấy những gì tốt đẹp.
Vai trò ngôn sứ của người giáo dân là làm chứng giữa đời (Ep 6,12). Chứng tá bằng đời sống và lời nói của họ, đặc biệt trong đời sống hôn nhân và gia đình, có một sức mạnh đặc biệt trong các môi trường sống thường nhật. Vì mục đích này, Thiên Chúa đã và vẫn luôn ban cho họ cảm thức đức tin (sensus fidei) và sự thu hút trong lời nói (Cv 2,17-18). Vì thế, họ phải hợp tác trong việc truyền bá và xây dựng Giáo hội lớn mạnh một cách năng động. Để hoàn thành sứ mệnh này, người giáo dân cần nắm bắt chân lý mặc khải cách hoàn hảo hơn và không ngừng cầu xin ơn khôn ngoan.
II. Ơn ngôn sứ và thần học Hộ giáo
Ơn ngôn sứ cũng có mối tương quan với thần học hộ giáo.
A. Bối cảnh lịch sử
Sự ứng nghiệm các lời tiên tri Cựu ước là một động lực đáng tin (motive of credibility) kể từ những ngày đầu tiên của Giáo hội (x. Cv 2,30.34; 3,18.22-26; 4,11; 7,52; 13,16-41; và các Tin Mừng Mt 1,23; 2,6.15; 4,15; Mc 9,11; 12,36; Lc 4,18; 22,37; 24,25-27; Ga 3,14; 5,46; 12,14-16). Những lời biện hộ đầu tiên đối lại người Do-thái vẫn tiếp tục hướng này; trên thực tế, hầu hết các lời tiên tri Cựu ước được nói tới đều được tìm thấy trong Tân ước[3]. Các nhà hộ giáo thời Trung cổ cũng sử dụng lập luận này: Amulo, Fulbert de Chartres, Peter Damien, Guibert de Nogent, Gislebert, Peter the Venerable, Abelard, Peter de Blois, v.v.. Thánh Tôma đề cập đến lập luận này một cách ngắn gọn (C. gent. 1.6) nhưng tập trung vào thần học về ơn tiên tri. Truyền thống của lập luận này tồn tại cho đến ngày nay trong khoa hộ giáo được phát triển vào thế kỷ XVII nhằm chống lại chủ nghĩa duy thần (deism) và chủ nghĩa duy lý (rationalism).
Khi phải đương đầu với chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa tự do trong tư tưởng triết học và thần học của thế kỷ XIX, Đức Piô IX đã hai lần bảo vệ những ơn tiên tri xét như những lý lẽ xác đáng về nguồn gốc thần linh của đức tin (Denz 2779, 2907). Công đồng Vaticanô I tái nhấn mạnh điểm này: “Các phép lạ và các ơn tiên tri... là những dấu hiệu chắc chắn nhất của sự mặc khải của Thiên Chúa, phù hợp với tầm hiểu biết của mọi người” (Denz 3009, x. Bản tuyên thệ chống lại Chủ nghĩa Tân thời, Denz 3539).
B. Chứng cớ hộ giáo từ các lời tiên tri trong Cựu ước
Có nhiều giả định về mục đích và ý nghĩa của những lời tiên tri Cựu ước. (1) Chỉ có tinh thần chung và nhất quán của những lời tiên tri này mới được ứng nghiệm theo nghĩa văn tự trong đại đa số các trường hợp. Chỉ một số chủ đề chính được lặp đi lặp lại mới là những tiên đoán đúng, và chúng đã được ứng nghiệm một cách vượt bậc trong Tân ước. Những ứng nghiệm của các chủ đề tổng quát này là nền tảng cho lập luận từ các lời tiên tri trong Cựu ước. (2) Sự ứng nghiệm của Tân ước không chỉ ngang bằng với những mong đợi của Cựu ước, mà còn vượt xa chúng. Mặc dù các ngôn sứ không biết kế hoạch chi tiết của thời đại thiên sai, nhưng họ có thể nhìn thấy ở đó lời tiên tri của họ sẽ được hoàn trọn vượt bậc. (3) Thông thường, các chi tiết trong các lời tiên tri Cựu ước không thể được sử dụng trong một chứng cớ mang tính tiên báo vì nhiều lý do. Có một yếu tố thơ ca trong lời tiên tri Cựu ước, truyền đạt một ý tưởng bằng những chi tiết cụ thể. Nhưng tác giả chỉ nhắm đến ý tưởng chứ không phải là những chi tiết. Lời tiên tri thiếu viễn tượng thời gian. Mặc dù được tách rời theo thời gian nhưng các biến cố có thể được thống nhất theo viễn tượng tiên tri. Đôi khi cũng có một yếu tố điều kiện, ngay cả khi điều kiện ấy không được nêu rõ ràng. Đấng Thiên sai và thời đại thiên sai được miêu tả trong chính thế hệ của Đấng ấy và của thời đại ấy. Màu sắc đương thời của các lời tiên tri phần lớn là do con người tạo ra, đại diện cho những ham muốn, nhân cách,… – tuy chưa được biết đến nhưng đã là lý tưởng – của thời đại thiên sai. Các ngôn sứ biết rằng những lời tiên tri của họ chỉ là những lời xấp xỉ hơn kém, biết rằng giao ước mới sẽ khác với giao ước cũ, mặc dù tầm hiểu biết và tâm thức của họ buộc họ phải miêu tả giao ước mới theo giao ước cũ mà họ đã biết.
Hơn nữa, điểm khởi đầu cho chứng cớ cần nằm trong sự ứng nghiệm của Tân ước chứ không phải trong lời tiên tri của Cựu ước. Sự ứng nghiệm của Tân ước vượt xa những lời tiên tri của Cựu ước. Nếu có ai cố gắng tìm kiếm trong lời tiên tri Cựu ước điều gì sẽ xảy ra trong Tân ước, thì họ đang cố gắng tìm kiếm cái lớn hơn trong cái nhỏ hơn. Kết luận sẽ chứa đựng nhiều thứ chứ không chỉ là những lý chứng giả định. Do đó, phương pháp này buộc người ta phải điều chỉnh và sửa đổi ý nghĩa của các lời tiên tri Cựu ước để chúng tương ứng với sự ứng nghiệm của Tân ước.
Mặt khác, khi khởi đầu với sự ứng nghiệm của Tân ước, thì một cách lớn lao hơn, người ta có thể cho thấy rằng những lời tiên tri Cựu ước liên quan đến sự ứng nghiệm vượt bậc của Tân ước.
III. Hướng đi của thần học trong thế kỷ XX
Có thể hướng sự chú ý tới hiện tượng thần học hóa trong thời gian gần đây (thần học suy lý) vốn có sự liên hệ đến ơn ngôn sứ.
A. Ơn ngôn sứ xét cách chung
Thần học về ơn ngôn sứ hiện nay là hậu duệ đã được điều chỉnh từ cách giải thích có phần huyền nhiệm của thánh Tôma về ơn ngôn sứ trong các sách Ngôn sứ trong Kinh Thánh. Theo đó, ơn ngôn sứ là một đoàn sủng hiểu biết đặc biệt được ban tặng để hướng dẫn nhân loại về bất cứ điều gì là cần thiết cho ơn cứu độ (De ver. 12,2). Xét như một đoàn sủng hiểu biết, nó chủ yếu ảnh hưởng đến tâm trí của vị ngôn sứ chứ không phải ảnh hưởng đến ý chí (Summa theologiae 2a2ae, 171,1; 174,3-4). Sự hiểu biết này liên quan đến các chân lý thường ẩn kín trong tâm trí của vị ngôn sứ, và nó có tính siêu nhiên, nếu không phải xét theo bản chất của nó thì ít nhất là theo cách thủ đắc (Summa theologiae 2a2ae, 171,2; 173,1; 174,3; De ver. 12,7).
1. Ơn ngôn sứ và sự mặc khải
Cách thức mà vị ngôn sứ nhận được mặc khải gồm hai yếu tố riêng biệt. Yếu tố chính yếu là ánh sáng trí tuệ (light): nó soi sáng đối tượng và cho phép vị ngôn sứ định hình một phán đoán về nó. Yếu tố thứ yếu bao gồm những sự biểu thị – representation (các ý tưởng và [trước đó] các cảm giác và các hình ảnh mà từ đó các ý tưởng được trừu xuất); những điều này cung cấp chủ đề cho ánh sáng trí tuệ.
Cấp độ mặc khải được ban cho vị ngôn sứ sẽ thay đổi tùy theo sự tiếp nhận ánh sáng và những sự biểu thị của vị ấy (x. Summa theologiae 2a2ae, 173,2; 174,2 và ad 3; 174,3; De ver. 12.7). (a) Cấp độ cao nhất của tri thức ngôn sứ (mặc khải theo nghĩa chặt) xảy ra khi vị ngôn sứ nhận được ánh sáng trí tuệ và những ý tưởng mới, chẳng hạn: các sấm ngôn của các ngôn sứ trong Cựu ước, Gr 28,16-17. (b) Vị ngôn sứ có thể nhận được ánh sáng riêng (mặc khải theo nghĩa rộng). Trong trường hợp này, các ý tưởng có thể đến từ một ý tưởng khác (chẳng hạn: ông Giuse nhận được ánh sáng hiểu biết để giải thích những giấc mơ của Pharaoh) hoặc có thể đã quen thuộc với vị ngôn sứ nhưng bây giờ mới có sự chắc chắn mang tính siêu nhiên cùng với sự vững vàng trong phán đoán. Do đó, ánh sáng của mặc khải và của sự linh hứng có thể đan xen và biểu thị cho một trường hợp không rõ ràng về việc liệu có ơn ngôn sứ hay không. Trường hợp này không phải là mối bận tâm của thánh Tôma nhưng lại làm cho các nhà thần học hiện đại chú ý tới. (c) Khi một người nhận được những sự biểu thị một cách riêng tư mà không có ánh sáng trí tuệ để phán đoán chúng, thì đó hoàn toàn không thể coi là mặc khải hay ơn tiên tri, chẳng hạn: những giấc mơ của vua Pharaoh.
Trong một cách tiếp cận khác hơn kém, K. Rahner nhấn mạnh ba điểm trong học thuyết của ông về tri thức ngôn sứ. (a) Ơn ngôn sứ liên quan đến toàn bộ tâm trí trong mọi khả năng của nó. Nó thường mang hình dạng của một thị kiến mang tính tưởng tượng. Thiên Chúa chạm tới những nơi sâu thẳm trong tâm hồn vị ngôn sứ, từ đó làm phát sinh một kinh nghiệm giác quan. Thị kiến và các yếu tố thính giác đan xen lẫn nhau, phù hợp với bản tính tự nhiên của sự tiếp xúc của Thiên Chúa. Âm vang hoặc phản xạ của kinh nghiệm này trong phần còn lại của tri giác của vị ngôn sứ bị chi phối bởi tất cả các khuynh hướng của vị ấy: các yếu tố ảo tưởng, những thái độ kỳ vọng do bởi sự đào tạo về tôn giáo và hoàn cảnh lịch sử, v.v.. (b) Nguyên lý chủ quan của kinh nghiệm phải là một thực tại thần linh, ân sủng xét như một sự tự chuyển thông của Thiên Chúa; bằng không, nó có thể chỉ là một kinh nghiệm cận tâm lý mà thôi. (c) Không thể diễn đạt đầy đủ sự khách quan hóa kinh nghiệm–ân sủng này bằng ngôn từ. Bằng chứng cho sự đồng thuận giữa kinh nghiệm–ân sủng và sự khách quan hóa của nó có thể là: một phép lạ; bằng chứng nội tâm, một xác tín rằng Thiên Chúa nói với họ; đặc tính siêu việt của kinh nghiệm–ân sủng vốn làm cho tri thức ngôn sứ trở nên hiển nhiên. Đối với trường hợp mặc khải trong Cựu ước và Tân ước, người ta giả định rằng, một sự quan phòng cứu rỗi siêu nhiên của Thiên Chúa sẽ kiểm soát và bảo đảm cho sự đồng thuận này.
Cách thức mà vị ngôn sứ nhận được mặc khải gồm hai yếu tố riêng biệt. Yếu tố chính yếu là ánh sáng trí tuệ (light): nó soi sáng đối tượng và cho phép vị ngôn sứ định hình một phán đoán về nó. Yếu tố thứ yếu bao gồm những sự biểu thị – representation (các ý tưởng và [trước đó] các cảm giác và các hình ảnh mà từ đó các ý tưởng được trừu xuất); những điều này cung cấp chủ đề cho ánh sáng trí tuệ.
Cấp độ mặc khải được ban cho vị ngôn sứ sẽ thay đổi tùy theo sự tiếp nhận ánh sáng và những sự biểu thị của vị ấy (x. Summa theologiae 2a2ae, 173,2; 174,2 và ad 3; 174,3; De ver. 12.7). (a) Cấp độ cao nhất của tri thức ngôn sứ (mặc khải theo nghĩa chặt) xảy ra khi vị ngôn sứ nhận được ánh sáng trí tuệ và những ý tưởng mới, chẳng hạn: các sấm ngôn của các ngôn sứ trong Cựu ước, Gr 28,16-17. (b) Vị ngôn sứ có thể nhận được ánh sáng riêng (mặc khải theo nghĩa rộng). Trong trường hợp này, các ý tưởng có thể đến từ một ý tưởng khác (chẳng hạn: ông Giuse nhận được ánh sáng hiểu biết để giải thích những giấc mơ của Pharaoh) hoặc có thể đã quen thuộc với vị ngôn sứ nhưng bây giờ mới có sự chắc chắn mang tính siêu nhiên cùng với sự vững vàng trong phán đoán. Do đó, ánh sáng của mặc khải và của sự linh hứng có thể đan xen và biểu thị cho một trường hợp không rõ ràng về việc liệu có ơn ngôn sứ hay không. Trường hợp này không phải là mối bận tâm của thánh Tôma nhưng lại làm cho các nhà thần học hiện đại chú ý tới. (c) Khi một người nhận được những sự biểu thị một cách riêng tư mà không có ánh sáng trí tuệ để phán đoán chúng, thì đó hoàn toàn không thể coi là mặc khải hay ơn tiên tri, chẳng hạn: những giấc mơ của vua Pharaoh.
Trong một cách tiếp cận khác hơn kém, K. Rahner nhấn mạnh ba điểm trong học thuyết của ông về tri thức ngôn sứ. (a) Ơn ngôn sứ liên quan đến toàn bộ tâm trí trong mọi khả năng của nó. Nó thường mang hình dạng của một thị kiến mang tính tưởng tượng. Thiên Chúa chạm tới những nơi sâu thẳm trong tâm hồn vị ngôn sứ, từ đó làm phát sinh một kinh nghiệm giác quan. Thị kiến và các yếu tố thính giác đan xen lẫn nhau, phù hợp với bản tính tự nhiên của sự tiếp xúc của Thiên Chúa. Âm vang hoặc phản xạ của kinh nghiệm này trong phần còn lại của tri giác của vị ngôn sứ bị chi phối bởi tất cả các khuynh hướng của vị ấy: các yếu tố ảo tưởng, những thái độ kỳ vọng do bởi sự đào tạo về tôn giáo và hoàn cảnh lịch sử, v.v.. (b) Nguyên lý chủ quan của kinh nghiệm phải là một thực tại thần linh, ân sủng xét như một sự tự chuyển thông của Thiên Chúa; bằng không, nó có thể chỉ là một kinh nghiệm cận tâm lý mà thôi. (c) Không thể diễn đạt đầy đủ sự khách quan hóa kinh nghiệm–ân sủng này bằng ngôn từ. Bằng chứng cho sự đồng thuận giữa kinh nghiệm–ân sủng và sự khách quan hóa của nó có thể là: một phép lạ; bằng chứng nội tâm, một xác tín rằng Thiên Chúa nói với họ; đặc tính siêu việt của kinh nghiệm–ân sủng vốn làm cho tri thức ngôn sứ trở nên hiển nhiên. Đối với trường hợp mặc khải trong Cựu ước và Tân ước, người ta giả định rằng, một sự quan phòng cứu rỗi siêu nhiên của Thiên Chúa sẽ kiểm soát và bảo đảm cho sự đồng thuận này.
2. Ơn tiên tri và ơn linh hứng
Ơn tiên tri không chỉ liên quan đến sự mặc khải, mà còn liên quan đến ơn linh hứng. Thánh Tôma trích dẫn định nghĩa của ông Petrus Lombardus về ơn tiên tri (Comm. In ps., Praef.), một tóm tắt định nghĩa của ông Cassiodorus (In psalt., Praef., 1): “Ơn tiên tri là ơn linh hứng hoặc mặc khải của Thiên Chúa thông báo về biến cố mang tính chân lý bất biến”[4]. Theo định nghĩa này, mặc khải và linh hứng là những ý tưởng bổ túc cho nhau (Summa theologiae 2a2ae 171.1 ad 4). Mặc khải thì liên quan đến sự nhận thức về chân lý thần linh thông qua ánh sáng trí tuệ và những sự biểu thị. Còn linh hứng có nghĩa là một sự nâng đỡ có tính chuẩn bị cho tâm trí đạt tới cấp độ siêu nhiên nhờ hoạt động của Thánh Linh. Các nhà chú giải có xu hướng đơn giản hóa quan niệm về ơn linh hứng của thánh Tôma bằng cách giới hạn nó trong ánh sáng hay phán đoán siêu nhiên mà không có bất kỳ sự biểu thị nào[5]. Tuy nhiên, thánh Tôma nói rằng sự linh hứng có thể liên quan tới các thị kiến của trí năng (De ver. 12,12 sed c.; ibid. 12,9 corp.).
Ơn tiên tri không chỉ liên quan đến sự mặc khải, mà còn liên quan đến ơn linh hứng. Thánh Tôma trích dẫn định nghĩa của ông Petrus Lombardus về ơn tiên tri (Comm. In ps., Praef.), một tóm tắt định nghĩa của ông Cassiodorus (In psalt., Praef., 1): “Ơn tiên tri là ơn linh hứng hoặc mặc khải của Thiên Chúa thông báo về biến cố mang tính chân lý bất biến”[4]. Theo định nghĩa này, mặc khải và linh hứng là những ý tưởng bổ túc cho nhau (Summa theologiae 2a2ae 171.1 ad 4). Mặc khải thì liên quan đến sự nhận thức về chân lý thần linh thông qua ánh sáng trí tuệ và những sự biểu thị. Còn linh hứng có nghĩa là một sự nâng đỡ có tính chuẩn bị cho tâm trí đạt tới cấp độ siêu nhiên nhờ hoạt động của Thánh Linh. Các nhà chú giải có xu hướng đơn giản hóa quan niệm về ơn linh hứng của thánh Tôma bằng cách giới hạn nó trong ánh sáng hay phán đoán siêu nhiên mà không có bất kỳ sự biểu thị nào[5]. Tuy nhiên, thánh Tôma nói rằng sự linh hứng có thể liên quan tới các thị kiến của trí năng (De ver. 12,12 sed c.; ibid. 12,9 corp.).
3. Ơn ngôn sứ xét như sự mặc khải và linh hứng
Khi phân biệt giữa mặc khải và linh hứng xét như những khía cạnh của ơn ngôn sứ, thánh Tôma đã gặp phải rào cản do chính thời đại của ngài. Thời đại ấy xem xét ơn ngôn sứ trong truyền thống chân lý mang tính suy lý, trừu tượng của người Hy-lạp. Theo truyền thống Sêmít, sự mặc khải ngôn sứ và ơn linh hứng ngôn sứ mang một ý nghĩa rộng lớn hơn. Mặc khải trong Kinh Thánh là sự tỏ bày cụ thể, sống động của Thiên Chúa có ngôi vị trong sự hiện hữu thánh thiện của Người xét như Đấng sáng tạo và cứu độ, sự thật và sự sống. Sự mặc khải không buộc người ta phải trực tiếp “nhìn thấy” hoặc “nghe thấy” một số cảnh tượng hoặc sấm ngôn của Thiên Chúa, mặc dù vẫn thường có những trường hợp này. Mặc khải có thể xảy ra thông qua những sự tỏ bày đa dạng của lịch sử, trong đó Thiên Chúa tự trở nên hữu hình để dân Người có thể nhìn thấy được. Từ quan điểm mang tính tâm lý của vị ngôn sứ, sự mặc khải bao gồm tất cả các hoạt động của tri thức suy lý do ánh sáng siêu nhiên của Thánh Linh mang lại. Yếu tố trung tâm và đặc biệt của nó là phán đoán siêu nhiên hoặc sự hiểu biết đạt tới chân lý với sự chứng thực của Thiên Chúa, cho dù chân lý là sự mặc khải xét theo nghĩa chặt hay nghĩa rộng.
Ơn linh hứng hướng dẫn mọi hoạt động thực tiễn của vị ngôn sứ khi vị ấy truyền đạt các chân lý được mặc khải này. Ơn linh hứng này cũng soi sáng cho những phán đoán của vị ấy: (a) Những phán đoán thực tiễn–suy lý vốn đảm đương những chân lý được mặc khải cho; đôi khi thông qua các thị kiến thuộc trí năng được linh hứng, từ đó đưa tới sự mặc khải xa hơn xét theo nghĩa rộng. Do đó, sự mặc khải và ơn linh hứng có thể đan xen lẫn nhau. (b) Những phán đoán thực tiễn vốn hướng dẫn việc thi hành công việc cách cụ thể sao cho phù hợp với mục đích đã được dự định; mục đích của ơn linh hứng này có thể là để nói, để hành động, hoặc để viết ra những chân lý được truyền tải.
Sự mặc khải và ơn linh hứng không khác biệt một cách rõ ràng. Mọi mặc khải siêu nhiên đều đòi hỏi một sự nâng cao tâm trí về mặt siêu nhiên, một ơn linh hứng. Mặt khác, mọi ơn linh hứng hoặc sự nâng cao tâm trí về mặt siêu nhiên nhằm soi sáng cho phán đoán đều dẫn đến một vài sự nhận thức về mặc khải.
Khi phân biệt giữa mặc khải và linh hứng xét như những khía cạnh của ơn ngôn sứ, thánh Tôma đã gặp phải rào cản do chính thời đại của ngài. Thời đại ấy xem xét ơn ngôn sứ trong truyền thống chân lý mang tính suy lý, trừu tượng của người Hy-lạp. Theo truyền thống Sêmít, sự mặc khải ngôn sứ và ơn linh hứng ngôn sứ mang một ý nghĩa rộng lớn hơn. Mặc khải trong Kinh Thánh là sự tỏ bày cụ thể, sống động của Thiên Chúa có ngôi vị trong sự hiện hữu thánh thiện của Người xét như Đấng sáng tạo và cứu độ, sự thật và sự sống. Sự mặc khải không buộc người ta phải trực tiếp “nhìn thấy” hoặc “nghe thấy” một số cảnh tượng hoặc sấm ngôn của Thiên Chúa, mặc dù vẫn thường có những trường hợp này. Mặc khải có thể xảy ra thông qua những sự tỏ bày đa dạng của lịch sử, trong đó Thiên Chúa tự trở nên hữu hình để dân Người có thể nhìn thấy được. Từ quan điểm mang tính tâm lý của vị ngôn sứ, sự mặc khải bao gồm tất cả các hoạt động của tri thức suy lý do ánh sáng siêu nhiên của Thánh Linh mang lại. Yếu tố trung tâm và đặc biệt của nó là phán đoán siêu nhiên hoặc sự hiểu biết đạt tới chân lý với sự chứng thực của Thiên Chúa, cho dù chân lý là sự mặc khải xét theo nghĩa chặt hay nghĩa rộng.
Ơn linh hứng hướng dẫn mọi hoạt động thực tiễn của vị ngôn sứ khi vị ấy truyền đạt các chân lý được mặc khải này. Ơn linh hứng này cũng soi sáng cho những phán đoán của vị ấy: (a) Những phán đoán thực tiễn–suy lý vốn đảm đương những chân lý được mặc khải cho; đôi khi thông qua các thị kiến thuộc trí năng được linh hứng, từ đó đưa tới sự mặc khải xa hơn xét theo nghĩa rộng. Do đó, sự mặc khải và ơn linh hứng có thể đan xen lẫn nhau. (b) Những phán đoán thực tiễn vốn hướng dẫn việc thi hành công việc cách cụ thể sao cho phù hợp với mục đích đã được dự định; mục đích của ơn linh hứng này có thể là để nói, để hành động, hoặc để viết ra những chân lý được truyền tải.
Sự mặc khải và ơn linh hứng không khác biệt một cách rõ ràng. Mọi mặc khải siêu nhiên đều đòi hỏi một sự nâng cao tâm trí về mặt siêu nhiên, một ơn linh hứng. Mặt khác, mọi ơn linh hứng hoặc sự nâng cao tâm trí về mặt siêu nhiên nhằm soi sáng cho phán đoán đều dẫn đến một vài sự nhận thức về mặc khải.
B. Ơn ngôn sứ và những mặc khải tư
Những mặc khải được gọi là “tư” không phải vì chúng được tỏ lộ cho ít người (vì chúng có thể liên quan đến nhiều người), nhưng vì chúng không thuộc về kho tàng đức tin (kho tàng này đã được đóng lại kể từ sau cái chết của vị Tông đồ cuối cùng, Denz 3421). Chúng không phải là những khẳng định mang tính ngôn sứ, mà là những mệnh lệnh chỉ cho Giáo hội biết cách hành động trong một bối cảnh lịch sử cụ thể. Khi chứng nhận chúng, Giáo hội không hành động sai lầm nhưng công nhận những mặc khải ấy là phù hợp với đức tin nhân loại. Vì các mặc khải tư thiếu sự bảo đảm mang tính quan phòng của các mặc khải công, cho nên sự can dự chủ quan của vị ngôn sứ đôi khi làm sai lệch trải nghiệm ân sủng này. Đến cả các vị hiển thánh và chân phước cũng đã từng truyền đạt những sai sót về mặt lịch sử và thần học[6]. Do đó, còn có nhiều điều không chắc chắn bao quanh nội dung thông điệp và phải để cho phán đoán cá nhân của mỗi người thẩm định chúng.
Đặc biệt, những lời ngôn sứ về tương lai mang tính siêu nhiên và chân chính phải được phân biệt với những lời ngôn sứ mang tính (1) ma thuật, (2) cận tâm lý, (3) quốc gia và (4) bịa đặt vốn không liên quan đến mặc khải. Những lời ngôn sứ mang tính siêu nhiên về bản chất không có gì mới, cũng không nằm ngoài viễn tượng của Kinh Thánh, nhưng cho biết Thiên Chúa là Chủ Tể của lịch sử. Thông thường, chúng loan báo lời kêu gọi sám hối, cầu nguyện và tin tưởng. Tính xác thực của chúng phụ thuộc phần nào vào lòng đạo đức cá nhân, sự chính trực cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất của vị ngôn sứ. Chứng cớ tuyệt đối và duy nhất là một phép lạ xác nhận chính lời ngôn sứ đó.
C. Ơn ngôn sứ trong cộng đoàn và trong phẩm trật Giáo hội
Như đã nói ở trên, đoàn sủng ơn ngôn sứ trong Tân ước được chia sẻ bởi tất cả dân Thiên Chúa, giáo dân và phẩm trật. Một cộng đồng rộng lớn hơn gồm cả những người ngoài Công giáo đã được rửa tội, và thậm chí cả những người không phải Kitô hữu nhưng hướng về Thiên Chúa, cũng chia sẻ đoàn sủng này ở một chừng mực nào đó. Về bản thân vị ngôn sứ, ơn linh hứng và sự mặc khải mà vị ấy nhận được (riêng tư hoặc công khai tùy từng trường hợp) có một bối cảnh cộng đồng hoặc giáo hội. Không thể nói được là lời ngôn sứ đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự mặc khải và ơn linh hứng trong cộng đồng một cách tổng quát hơn, nhưng các ngôn sứ được vui hưởng đoàn sủng của họ ở mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy vào tư cách họ là những phát ngôn viên đại diện cho sự hiểu biết, thái độ hoặc nhu cầu chung của dân Thiên Chúa.
Vai trò của phẩm trật Giáo hội là bảo vệ và gìn giữ đức tin cũng như phân định Thần Khí ngôn sứ. Mặc dù phẩm trật có ân huệ phân định này, nhưng không được dập tắt Thần Khí. Phẩm trật không hạ mình mà có bổn phận phải chú ý đến các đề xuất của dân Thiên Chúa miễn là chúng không trái nghịch với Thần Khí. Giáo hội vừa mang tính đoàn sủng, vừa mang tính thể chế (Ep 2,20); nếu quá nhấn mạnh đến một trong hai khía cạnh thì sẽ làm sai lệch bản chất của Giáo hội. Sự hiểu biết là điều cần thiết để Thần Khí ngôn sứ có thể tỏ lộ một cách hài hòa trong cả phẩm trật lẫn cộng đồng (1Cr 14,33).
Thư mục
Ơn ngôn sứ trong Truyền thống
H. U. Von Balthasar, Besondere Gnadengaben und die zwei Wege menschlichen Lebens (Die Deutsche Thomas-Ausgabe 23; Heidelberg 1954). E. Fascher, ΠΡΟΦΗΤΗΣ Eine sprach-und religionsgeschichtliche Untersuchung (Giessen 1927). R. A. Knox, Enthusiasm (New York 1950; repr. 1961). J. Lindblom, Prophecy in Ancient Israel (Philadelphia 1962). N. Fuglister, "Prophet," H. Fries, ed., Handbuch theologischer Grundbegriffe (Munich 1962–63) 2:350—372.
Ơn ngôn sứ và thần học Hộ giáo
A. Michel, Mystery and Prophecy, tr. C. J. Moell (West Baden Springs, Ind. 1954). B. Vawter, "Messianic Prophecies in Apologetics," Catholic Theological Society of America, Proceedings 14 (New York 1960) 97–119. R. Murphy, "Notes on OT Messianism and Apologetics," The Catholic Biblical Quarterly 19 (Washington 1957) 5–15.
Thần học hiện đại
P. Synave và P. Benoit, Prophecy and Inspiration, dịch giả. A. Dulles và T. L. Sheridan (New York 1961). P. Benoit, "Révélation et inspiration," Revue biblique 70 (Paris 1963) 321–370. P. Grelot, "L'Inspiration scripturaire," Recherches de science religieuse 51 (1963) 337–382. K. Rahner, Visions and Prophecies, dịch giả. C. Henkey và R. Strachan (Quaestiones Disputatae 10; New York 1963); The Dynamic Element in the Church, tr. W. J. O'hara (ibid. 12; 1964). l. volken, Visions, Revelations, and the Church, dịch giả E. Gallagher (New York 1963). y. congar, Lay People in the Church, dịch giả D. Attwater (Westminster, Md. 1957). K. Rahner, Lexikon für Theologie und Kirche 2, ed. J. Hofer and k. Rahner, (2d new ed. Freiburg 1957–65) 8:800–805. A. Jepsen, Die Religion in Geschichte und Gegenwart (3d ed. Tübingen 1957–65) 5: 627–638. A. Michel, Dictionnaire de théologie catholique, ed. A. Vacant et Al. (Paris 1903–50; Tables générales 1951–) 13:708–737.
[1] Dựa trên 1Cr 12,28, Ep 1,11 (Patrologia Latina 17:249, 378); x. (Pseudo-) Jerome, Comm. in epist. 1 ad Cor. 12 (Patrologia Latina 30:756); Eucherius, mất khoảng năm 450, Instruct. liber, 2, 1 ad Cor. (Patrologia Latina 50:805); Cassiodorus, mất khoảng năm 583, In psalt., praef., 1 (Patrologia Latina 70:12-14); Glossa ordinaria, 12th century, Lib. psalm., prothemata (Patrologia Latina 113:842).
[2] Về các tác giả khác trong truyền thống này, xem: Sedulius, khoảng năm 850, Coll. in epist. 1 ad Cor. 14, Patrologia Latina 103:155; R. Maurus, mất năm 856, In epist. ad Rom. 12, In epist. ad Eph. 4; Haimo of Halberstadt, d. 853, In epist. 1 ad Cor. 14, Patrologia Latina 117:587; Bruno the Carthusian, mất năm 1101, In epist. 1 ad Cor. 12–14, Patrologia Latina 153:189–197; R. Ardens, mất năm 1200, Hom. 20, In epist. ad Rom. 12.6, Patrologia Latina 155:1740; Abelard, mất năm 1142, In epist. Pauli ad Rom. 12, Patrologia Latina 178:939; T. Bonaventura, De prophetia, Cod. Assist, 186 fol. 11b.
[3] Xem: Thư của Barnabas; Hộ giáo 1, đặc biệt là cuốn Đối thoại với Trypho của Giustinô; Chứng minh Lời giảng của các Tông đồ của Irênêô 42–97; và những đoạn khác trong Adversus judaeos 8–9 và Adversus Marcionem 4–22 của Tertullianô; C. Celsum, passim của Origenes; Quod idola dii non sint 13–14 của Cyprianô; Divinae institutiones 4.11; 5.3 của Lactantius; Quod Christus sit Deus 11 của Gioan Kim Khẩu; In psalm. 66.9 và Fid. invis. 5–9 của Augustinô; v.v..
[4] “prophetia est inspiratio vel revelatio divina, rerum eventus immobili veritate denuntians” (Summa theologiae 2a2ae, 171,6 sed contra).
[5] Zigliara, Lagrange, Vosté, Bea; xem P. Benoit, “Révélation et inspiration” 322-324.
[6] Xem K. Rahner, Visions and Prophecies, 64–75.
THẺNổi bật