I. Giới thiệu của biên tập viên Thời sự Thần học.1. Đôi dòng tiểu sử về hai tác giả Ruedi Imbach và Adriano Oliva.2. Đôi nét về lịch sử hình thành và hoạt động của Commissio Leonina.II. Lời giới thiệu tác phẩm của hai tác giả.III. Mục lục tác phẩm.
I. Giới thiệu của biên tập viên Thời sự Thần học
Nhân dịp Năm Thánh mừng kính thánh Tôma (28/01/2023 – 28/01/2025), Ban Biên tập tuyển chọn một số tác phẩm về thánh Tôma do anh em Đa Minh chuyển ngữ, và đăng lần lượt lên trang Thời sự Thần học. Cuốn sách đầu tiên được đăng để mừng kính thánh Tôma vào ngày 28/01 sắp tới, là của hai tác giả Ruedi Imbach và Adriano Oliva, tựa đề “La philosophie de Thomas d'Aquin”, xuất bản năm 2009. Sách được cha Giuse Nguyễn Hữu Nghị, OP chuyển sang tiếng Việt với tựa đề “Triết học của Tô-ma A-qui-nô : Các dấu mốc” (239 trang), và được Trung tâm Học vấn Đa Minh ấn hành nội bộ cho sinh viên tham khảo, lần đầu vào năm 2021.
Sau đây là giới thiệu đôi nét về hai tác giả của cuốn sách này. Và cũng nhân dịp, chúng tôi giới thiệu Commissio Leonina, một Uỷ ban được thiết lập năm 1880, chuyên về học thuyết thánh Tôma Aquinô.
1. Đôi dòng tiểu sử về hai tác giả
Ruedi Imbach sinh ngày 10/5/1946, quốc tịch Thuỵ Sỹ, sinh sống và làm việc tại Pháp, là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Triết học Trung cổ. Ông giảng dạy Triết học Trung cổ tại Đại học Sorbonne, Paris và được mời thuyết trình nhiều nơi. Một trong những tác phẩm của tác giả được biết đến nhiều là “Dante. La philosophie et les laïcs. Initiations à la philosophie médiévale” xuất bản vào năm 1996. Ruedi Imbach lập gia đình với J. R. Andrianavalona, Tiến sĩ kinh tế học, vào năm 1971. Gia đình có ba con. Độc giả có thể đọc thêm trang của tác giả tại đây: https://philosophus-secundus.ch
Adriano Oliva sinh ngày 20/10/1964, gia nhập Dòng Đa Minh, khấn lần đầu vào năm 1987, thụ phong linh mục năm 1991. Cha có văn bằng tiến sĩ thần học, chuyên về phê bình lịch sử các bản văn, đặc biệt là các tác phẩm của thánh Tôma Aquinô. Thuộc Tỉnh dòng thánh Catarina Sienna, Ý, nhưng cha thường xuyên ở và làm việc tại Paris, nơi đặt trụ sở của Uỷ ban Leonina. Cha được Tổng quyền Dòng Đa Minh bổ nhiệm làm chủ tịch của Uỷ ban này từ năm 2000 đến nay. Ủy ban Leonina được Đức Giáo hoàng Leo XIII thành lập vào năm 1880 và giao cho Dòng Đa Minh chịu trách nhiệm. Nhiệm vụ của Ủy ban là xuất bản có phê bình (không chỉ chuyển ngữ) tất cả các tác phẩm của thánh Tôma Aquinô. Công việc này đòi phải có sự nghiên cứu và phê bình các tác phẩm bằng tiếng Latin hiện còn lưu giữ, và rất mất thời gian, để khôi phục các nguyên bản Latin như đã được thánh Tôma biên soạn.
2. Đôi nét về lịch sử hình thành và hoạt động của Commissio Leonina - Nguyên cứu và Phổ biến Học thuyết thánh Tôma, https://www.commissio-leonina.org
Ngày 04/8/1879, Đức Giáo hoàng Leo XIII ban hành thông điệp Aeterni Patris thúc đẩy việc nghiên cứu triết học trong các học viện của Giáo hội, lấy thánh Tôma Aquinô làm gương mẫu.
Hai tháng sau, qua bức thư Iampridem thinkando đề ngày 15/10/1879, dưới hình thức sắc lệnh nhằm áp dụng thông điệp Aeterni Patris, Đức Giáo Hoàng Leo XIII thành lập Học viện thánh Tôma Aquinô ở Roma, và chỉ định các ghế giáo sư để giảng dạy học thuyết của vị thánh Tiến sĩ Thiên thần. Đồng thời, Đức giáo hoàng cũng quyết định việc xuất bản một bộ sưu tập mới và đầy đủ các tác phẩm của thánh Tôma, dựa trên các “các bản thảo mới được phát hiện gần đây và có thể được sử dụng để nghiên cứu”, cũng như tìm kiếm trong các thư viện lớn ở châu Âu, các bản thảo tác phẩm khác nữa của thánh Tôma Aquinô mà chưa được xuất bản, để hiệu đính và bổ sung cho ấn bản Piana. [Bộ sưu tập các tác phẩm thánh Tôma - Piana xuất bản ở Rôma vào năm 1570 dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô V (1566-1572). Cũng chính Đức Giáo Hoàng thuộc Dòng Đa Minh này chỉ thị việc xuất bản ấn phẩm].
Trong một Lá thư luân lưu gửi cho toàn Dòng Đa Minh vào ngày 09/11/1879, cha G. M. Sanvito, với tư cách là Tổng Đại diện của Dòng, chỉ thị cho các anh em tham gia vào công việc xuất bản của Uỷ ban Leonina. Trong thư, ngài thông tri cho các anh em Đa Minh đang làm việc tại các thư viện ở Châu Âu, tìm kiếm các tác phẩm chưa được xuất bản của thánh Tôma và thẩm định xem ấn bản Piana có liên quan đến các bản thảo đang được lưu giữ trong các thư viện này hay không.
Ngày 18/01/1880, với Tự sắc Placere nobis, Đức Giáo Hoàng Leo XIII bổ nhiệm ba Hồng y chủ trì dự án này: Hồng y A. De Luca làm Tổng trưởng Bộ Nghiên cứu; Hồng y G. Simeoni, người đang đảm trách việc in ấn của Vatican; và Hồng y T. Zigliara, tu sĩ Dòng Đa Minh, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Tôma, là người sẽ chủ trì công việc biên tập.
Ngày 04/8/1880, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đặt thánh Tôma Aquinô làm bổn mạng các trường Đại học, Học viện và Trường học Công giáo.
Cha Henry Denifle (1844 - 1905) là một trong những cộng tác viên tích cực vào việc xuất bản. Cha bỏ công tìm kiếm các bản thảo trong các thư viện, và chuyển ngữ các bản văn cho một số cộng tác viên và nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Vào khoảng tháng 10/1880, cha Denifle đã gửi thư cho cha P. J. M. Larroca, Tổng quyền Dòng Đa Minh, bày tỏ quan ngại về phương pháp xuất bản các ấn phẩm Tôma. Phương pháp đang được áp dụng là do Đức Giáo Hoàng đề xướng và chỉ thị, đã bỏ qua những thành tựu mới nhất của ngành cổ ngữ, cũng như việc nghiên cứu phê bình Kinh Thánh và các văn bản cổ khác.
Ngày 17/6/1882, công việc xuất bản của Uỷ ban Leonina được trao phó hẳn cho Dòng Đa Minh, với Đức Hồng Y T. M. Zigliara giữ vai trò điều phối viên. Đức Thánh Cha tiếp tục tài trợ cho công việc xuất bản. Một số anh em Đa Minh đã cống hiến hết mình cho công việc nghiên cứu và xuất bản này.
Tập đầu tiên của bộ sưu tập Leonina xuất bản vào đầu tháng 7/1882 ở Rôma. Từ lần ra ấn bản đầu tiên cho đến 1949, Leonina đã xuất bản được 16 tập của bộ sưu tập Tôma. Uỷ ban được tái tổ chức vào những năm những năm 1949-1952 và trụ sở cũng được dời về Paris vào năm 2003, Leonine tiếp tục hoạt động nghiên cứu và xuất bản các tác phẩm Tôma, cho đến nay, 22 tập nữa đã được xuất bản.
Dựa trên việc tìm kiếm tất cả các bản thảo, các bản sao chụp bản thảo và dựa trên các phương pháp phê bình chặt chẽ hơn, các tập sau này có chất lượng phê bình cao hơn hẳn so với trước đây.
Độc giả đọc thêm bài giới thiệu của cha Adriano Oliva về Commissio Leonina nhân dịp mừng 125 năm thành lập, ở cuối bài.
Quyển sách nhỏ quý độc giả cầm trong tay có thể tạm ví được như một cuốn sách chỉ nam du ngoạn: quyển sách này ước mong giúp đỡ quý độc giả khai phá tư tưởng triết học của Tô-ma Aquinô, cũng như giúp di chuyển và vận động trong cái vũ trụ mà công trình tư duy trí tuệ của vị tu sĩ dòng Đa-minh người I-ta-li-a quảng diễn. Đề mục phụ của quyển sách này đây (Repères) cho thấy rõ chủ hướng này: chúng tôi mong muốn cống hiến những tiêu chí, nghĩa là “những mốc điểm chỉ dẫn nhằm phục vụ cho việc tìm lại một nơi chốn”.
Một quyển sách hướng dẫn như thế trong bất kỳ trường hợp nào cũng tuyệt nhiên không thể thay thế cho những gì vốn đã làm thành cốt tính của sinh hoạt triết học: suy tưởng do chính bản thân mình. Tuy nhiên cuốn chỉ nam cũng có thể đem đến những hướng dẫn ngõ hầu sinh hoạt triết học này tự vận hành tốt đẹp. Trong tinh thần như thế, quyển sách nhỏ bé này đây trước hết mong muốn cung cấp thông tin về những điều thánh Tô-ma đã phát biểu, nhưng bên cạnh đó cũng ước mong đưa ra những soi dẫn rõ ràng mạch lạc về những bản văn trong đó thánh Tô-ma diễn giải về chủ đề này hay chủ đề kia.
Thực vậy, chính vì lý do vừa được nêu ra, nên những quy chiếu tham khảo trong quyển sách này sẽ rất phong phú. Chúng tôi cũng ước mong sao giúp quý độc giả tập trung hướng vào phần thứ hai của quyển sách này, nhằm chỉ dẫn cho quý độc giả làm cách nào để có thể đào sâu nghiên cứu của mình. Vì lẽ đó, thành thử quyển sách này mang đậm nét đặc trưng khô khan. Chúng tôi ưa thích tính cách hữu dụng hơn là vẻ duyên dáng đẹp đẽ của quyển sách. Trong lời tựa dẫn nhập cho tuyển tập bàn về tư tưởng đạo đức của Tô-ma, do Nhà Xuất Bản J. Vrin ấn hành, Étienne Gilson đã tóm lược trọn vẹn những điều căn cốt làm thành trách vụ khiêm tốn của một sử gia triết học, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiên:
Ngoài ra, Tô-ma đã khai triển được một quan niệm gắn kết chặt chẽ về bản chất, kết cấu và về chức năng của triết học, trong chính lãnh vực triết học và vì chính triết học cũng như trong các mối tương quan giữa triết học với thần học, với tính cách là một học thuyết thánh (sacra doctrina). Tô-ma đã quảng diễn và tìm cách hoàn thiện quan niệm này trong suốt chặng đường dài chức nghiệp của một nhà trí thức. Các luận đề, các lý lẽ cũng như những học thuyết triết học vừa được nhắc đến sẽ là đối tượng của quyển sách nhỏ bé đây.
Chương trình của chúng tôi nhằm dẫn vào tư tưởng triết học là khá đơn giản: sau phần tiểu sử ngắn gọn về tác giả, phần thứ hai trình bày một cái nhìn khái quát mang tính tổng hợp về các tư tưởng cũng như về những luận chứng triết học trong công trình của Tô-ma. Ở phần thứ ba, mười ba tác phẩm quan trọng của tác giả sẽ được giới thiệu. Phần lời bạt vắn gọn được xem như lời chúng tôi chào từ biệt quý độc giả, quảng diễn một chi tiết trong bức tranh nổi tiếng do danh họa Filippinô Lippi dâng tặng Tô-ma A-qui-nô tại nhà thờ Minerve thành Rô-ma (1492). Chi tiết này trang trí phần bìa quyển sách của chúng tôi.
Phần II và Phần III của quyển sách đây do Ruedi Imbach soạn thảo. Hai phần này được chỉnh sửa từ một mục nghiên cứu về Tô-ma A-qui-nôtrong tuyển tập chuyên đề về thế kỷ XIII “Grundriss der Geschichte der Philosophie” do Nhà Xuất Bản Schwabe, Bâle, phát hành. Thời gian lưu trú tại Wissenschaftskolleg thành phố Berlin kéo dài suốt năm 2008/2009 giúp cho việc biên tập lại hai bản văn này trở nên khả dĩ. Nhà Xuất Bản Schwabe và giáo sư Peter Schulthess rất tử tế cho phép chúng tôi được quyền sử dụng lại những bài viết này. Phần tiểu sử và lời bạt do anh Adriano Oliva viết. Chúng tôi chân thành cảm ơn giáo sư Catherine Köing-Pralong đã chuyển dịch các phần II và III của quyển sách đây từ Đức ngữ, và cha Daniel Ols vì những lời khuyên quý giá mà ngài rất mong muốn chúng tôi hưởng lợi.
Chúng tôi mời gọi quý độc giả khi rảo mắt khảo cứu quyển sách của chúng tôi đây hãy có một tâm thế như chính Tô-ma A-qui-nô đã diễn tả khi ca ngợi tinh thần hoài nghi, trong phần bình giải của ngài về quyển Siêu Hình của Aristote (Métaphysique, III, lect. 1, no 340):
Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA
II. "Lời giới thiệu" tác phẩm của hai tác giả Ruedi Imbach và Adriano Oliva
Cũng như trong những phiên tòa xét xử, chẳng ai có thể đưa ra được các phán quyết công tâm nếu trước đó đã không lắng nghe lý lẽ của đôi bên, thì cũng vậy người nào muốn dấn mình vào con đường triết học, sẽ có được một tâm thế tuyệt vời nhất ngõ hầu có khả năng đưa ra được những phán đoán nếu người ấy biết lắng nghe tất cả những luận chứng từ các lập trường mình đang đối diện. (Tô-ma Aquinô, Siêu hình học III, bài 3)Nếu như sinh hoạt triết học có thể được sánh ví cách chắc chắn với một cuộc du ngoạn, ắt hẳn điều ấy lại càng có giá trị hơn nữa đối với công việc của một sử gia triết học: nghiên cứu một tác giả thuộc thời quá khứ, điều ấy cũng có nghĩa là lao mình đến những nơi khác, phải thay đổi xứ sở. Việc thuyên chuyển đến một xứ sở nào đó chưa hề hay biết sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ những tấm bản đồ địa lý cũng như nhờ các sách chỉ nam du ngoạn. Thật vậy, những phương tiện này không nhằm thay thế cho chính cuộc du ngoạn, thế nhưng chúng tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc hành trình ấy.
Quyển sách nhỏ quý độc giả cầm trong tay có thể tạm ví được như một cuốn sách chỉ nam du ngoạn: quyển sách này ước mong giúp đỡ quý độc giả khai phá tư tưởng triết học của Tô-ma Aquinô, cũng như giúp di chuyển và vận động trong cái vũ trụ mà công trình tư duy trí tuệ của vị tu sĩ dòng Đa-minh người I-ta-li-a quảng diễn. Đề mục phụ của quyển sách này đây (Repères) cho thấy rõ chủ hướng này: chúng tôi mong muốn cống hiến những tiêu chí, nghĩa là “những mốc điểm chỉ dẫn nhằm phục vụ cho việc tìm lại một nơi chốn”.
Một quyển sách hướng dẫn như thế trong bất kỳ trường hợp nào cũng tuyệt nhiên không thể thay thế cho những gì vốn đã làm thành cốt tính của sinh hoạt triết học: suy tưởng do chính bản thân mình. Tuy nhiên cuốn chỉ nam cũng có thể đem đến những hướng dẫn ngõ hầu sinh hoạt triết học này tự vận hành tốt đẹp. Trong tinh thần như thế, quyển sách nhỏ bé này đây trước hết mong muốn cung cấp thông tin về những điều thánh Tô-ma đã phát biểu, nhưng bên cạnh đó cũng ước mong đưa ra những soi dẫn rõ ràng mạch lạc về những bản văn trong đó thánh Tô-ma diễn giải về chủ đề này hay chủ đề kia.
Thực vậy, chính vì lý do vừa được nêu ra, nên những quy chiếu tham khảo trong quyển sách này sẽ rất phong phú. Chúng tôi cũng ước mong sao giúp quý độc giả tập trung hướng vào phần thứ hai của quyển sách này, nhằm chỉ dẫn cho quý độc giả làm cách nào để có thể đào sâu nghiên cứu của mình. Vì lẽ đó, thành thử quyển sách này mang đậm nét đặc trưng khô khan. Chúng tôi ưa thích tính cách hữu dụng hơn là vẻ duyên dáng đẹp đẽ của quyển sách. Trong lời tựa dẫn nhập cho tuyển tập bàn về tư tưởng đạo đức của Tô-ma, do Nhà Xuất Bản J. Vrin ấn hành, Étienne Gilson đã tóm lược trọn vẹn những điều căn cốt làm thành trách vụ khiêm tốn của một sử gia triết học, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiên:
Mục đích mà tất cả các sử gia triết học nhắm đến, đó là ký thác quý độc giả của mình vào trong tay các vị triết gia lớn càng sớm càng tốt và bảo đảm nhất có thể; đó là hướng dẫn họ cách đọc các vị triết gia ấy, ngõ hầu chính quý vị độc giả này được học lại cùng với các vị triết gia như chính họ phải suy tư.Một dự phóng như thế thoạt tiên xem ra có vẻ đi ngược lại với những điều mà chính Tô-ma A-qui-nô đã quả quyết: “Nghiên cứu triết học không nhằm mục đích giúp chúng ta nhận thức những điều người ta đã suy tưởng rồi nhưng là để hiểu biết các thực tại ở trong chân lý như thế.” (S. THOMAS D’AQUIN, In De Caelo, L. I, lect. 22, n. 228). Tuy nhiên cũng cần phải nhận biết rằng nẻo đường để có thể đạt đến được mục đích cao đẹp này là dài đằng đẵng đồng thời cũng đòi hỏi rất nhiều lòng kiên nhẫn và sức lao công vất vả. Đàng khác chính bản thân Tô-ma cũng thừa nhận rằng công việc phân tích những tư tưởng mà người khác đã suy tư rồi là điều không thể thiếu được ngõ hầu có thể thăng tiến trên nẻo đường truy tầm chân lý:
Bất kỳ ai muốn đào sâu chân lý hơn nữa cũng đều được những người khác trợ giúp theo hai cách thế. Chúng ta lãnh nhận một sự trợ giúp trực tiếp từ những người đã từng tìm thấy được chân lý. Khi những mảnh phần chân lý được từng vị trong các bậc tiền bối khai phá nối kết lại cùng nhau có khả năng dìu dắt những người hậu bối tiến vào trong một nhận thức lớn lao hơn về chân lý. Vả lại, các nhà tư tưởng cũng được trợ giúp cách gián tiếp nhờ các bậc tiền bối của mình trong điều này đó là những sai lầm của các vị tiền bối đã đem đến cho thế hệ hậu bối cơ hội để khám phá được chân lý qua việc cứu xét cẩn trọng hơn. Quả là điều chính đáng khi chúng ta tỏ lòng biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ chúng ta thủ đắc được sự thiện hảo quá lớn lao này đó là nhận thức được chân lý. (S. THOMAS D’AQUIN, Metaph. II, lect. 1, no. 287).Tô-ma A-qui-nô là một thần học gia chuyên nghiệp cùng với một niềm xác tín sâu xa. Tuy nhiên, công trình của ngài lại gồm chứa những văn phẩm triết học không thể chối cãi được, theo nghĩa là những văn phẩm này tiến hành theo một cung cách mang đậm tính chất triết học. Đàng khác, khi được cứu xét trên một bình diện tổng quát hơn với tính cách là thành quả của lý trí con người, thì chính công trình thần học của thánh nhân đã tạo thành một phần của lịch sử lý trí nhân loại. Công trình này chất chứa những luận đề cũng như những canh tân đổi mới có khả năng thúc đẩy triết học và đồng thời đóng vai trò kích thích khơi gợi suy tưởng ngay trong chính truyền thống triết học.
Ngoài ra, Tô-ma đã khai triển được một quan niệm gắn kết chặt chẽ về bản chất, kết cấu và về chức năng của triết học, trong chính lãnh vực triết học và vì chính triết học cũng như trong các mối tương quan giữa triết học với thần học, với tính cách là một học thuyết thánh (sacra doctrina). Tô-ma đã quảng diễn và tìm cách hoàn thiện quan niệm này trong suốt chặng đường dài chức nghiệp của một nhà trí thức. Các luận đề, các lý lẽ cũng như những học thuyết triết học vừa được nhắc đến sẽ là đối tượng của quyển sách nhỏ bé đây.
Chương trình của chúng tôi nhằm dẫn vào tư tưởng triết học là khá đơn giản: sau phần tiểu sử ngắn gọn về tác giả, phần thứ hai trình bày một cái nhìn khái quát mang tính tổng hợp về các tư tưởng cũng như về những luận chứng triết học trong công trình của Tô-ma. Ở phần thứ ba, mười ba tác phẩm quan trọng của tác giả sẽ được giới thiệu. Phần lời bạt vắn gọn được xem như lời chúng tôi chào từ biệt quý độc giả, quảng diễn một chi tiết trong bức tranh nổi tiếng do danh họa Filippinô Lippi dâng tặng Tô-ma A-qui-nô tại nhà thờ Minerve thành Rô-ma (1492). Chi tiết này trang trí phần bìa quyển sách của chúng tôi.
Phần II và Phần III của quyển sách đây do Ruedi Imbach soạn thảo. Hai phần này được chỉnh sửa từ một mục nghiên cứu về Tô-ma A-qui-nôtrong tuyển tập chuyên đề về thế kỷ XIII “Grundriss der Geschichte der Philosophie” do Nhà Xuất Bản Schwabe, Bâle, phát hành. Thời gian lưu trú tại Wissenschaftskolleg thành phố Berlin kéo dài suốt năm 2008/2009 giúp cho việc biên tập lại hai bản văn này trở nên khả dĩ. Nhà Xuất Bản Schwabe và giáo sư Peter Schulthess rất tử tế cho phép chúng tôi được quyền sử dụng lại những bài viết này. Phần tiểu sử và lời bạt do anh Adriano Oliva viết. Chúng tôi chân thành cảm ơn giáo sư Catherine Köing-Pralong đã chuyển dịch các phần II và III của quyển sách đây từ Đức ngữ, và cha Daniel Ols vì những lời khuyên quý giá mà ngài rất mong muốn chúng tôi hưởng lợi.
Chúng tôi mời gọi quý độc giả khi rảo mắt khảo cứu quyển sách của chúng tôi đây hãy có một tâm thế như chính Tô-ma A-qui-nô đã diễn tả khi ca ngợi tinh thần hoài nghi, trong phần bình giải của ngài về quyển Siêu Hình của Aristote (Métaphysique, III, lect. 1, no 340):
Những ai muốn truy tầm chân lý mà trước đấy không biết đặt vấn nạn hoài nghi (dubitationem) thì cũng giống như những người chẳng hay biết mình đang đi đâu. Tại sao lại như thế ? Thưa bởi vì điều mà một người đang rảo bước đăng trình nhắm đến, đó là điểm cuối của con đường. Cũng vậy, việc làm biến mất hoàn toàn vấn nạn hoài nghi là mục đích mà những ai đang tìm kiếm chân lý đều nhắm đến. Vậy mà rõ ràng là người nào không biết mình đi đâu thì ắt hẳn không thể đi đúng hướng được, trừ phi do một sự ngẫu nhiên nào đấy. Do đó, người ta không thể tìm kiếm chân lý cách đúng đắn được nếu trước đấy người ta không nhận thấy vấn nạn. (F.-X. PUTALLAZ, Le dernier voyage de Thomas d’Aquin, Paris, Salvator, 1998, p. 170.)Berlin-Paris
Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA
III. Mục lục tác phẩm
LỜI GIỚI THIỆU, 5
CUỘC ĐỜI CỦA TÔ-MA, 11
- Chào đời và những năm đầu giai đoạn thụ huấn của Tô-ma, 12
- Lần giảng dạy thứ nhất của Tô-ma tại đại học Paris, 14
- Tô-ma giảng dạy tại I-ta-li-a: Orvieto và Rô-ma, 21
- Tô-ma giảng dạy lần thứ hai tại đại học Paris, 31
- Lần giảng dạy sau cùng của Tô-ma tại Na-pô-li và những ngày cuối đời, 33
TƯ TƯỞNG CỦA TÔ-MA, 39
- Bản tính và sự phân chia của triết học, 40
- Những khái niệm nền tảng của khoa triết học thiên nhiên, 46
- Triết học thực hành, 50
- Siêu hình học, 52
- Lịch sử tư tưởng, 54
- Nhận thức của con người, 58
- Con người. Các vấn đề đạo đức, 70
- Những khía cạnh của tư tưởng chính trị, 90
- Thực thể luận, siêu hình học, thần-triết luận, 98
- Thần-triết học (théologie philosophique), 106
- Những bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa, 108
- Nhận thức và gọi tên Thiên Chúa, 120
- Niềm tin, Khoa học, Thần học, 126
CÁC TÁC PHẨM QUAN TRỌNG, 137
- Về hữu thể và yếu tính - De ente et essentia, 138
- Các Vấn Nạn Thảo Luận Về Chân Lý - Quaestiones Disputatae De Veritate, 143
- Tác Phẩm Bàn Luận Về Ba Ngôi Của Boèce - Super Boetium De Trinitate, 154
- Tổng Luận Chống Những Người Ngoại Giáo - Summa Contra Gentiles, 163
- Diễn Giải Theo Nghĩa Bản Văn Về Sách Gióp - Expositio Super Iob ad Litteram, 173
- Các Vấn Nạn Được Tranh Luận Về Năng Lực - Quaestiones Disputatae De Potentia, 177
- Tổng Luận Thần Học - Summa Theologiae, 183
- Bàn về việc quản trị của các bậc quân vương gửi quốc vương Đảo Síp - De Regimine Principum Ad Regem Cypri, 197
- Các Vấn Nạn Tranh Luận Về Sự Dữ - Quaestiones Disputatae De Malo, 200
- Chú Giải Về Cuốn Vật Lý - Sententia Super Physicam, 206
- Bàn Về Trí Năng Duy Nhất - De Unitate Intellectus, 211
- Chú Giải Sách Bàn Về Giải Thích - Expositio Libri Peryermeneias, 217
- Bàn về các bản thể tách biệt - De Substantiis Separatis, 225