Thời sự Thần học - Số 91, Tháng 2 Năm 2021, tr. 39-56.
_Tarcisio Stramare_
Tác giả (1928-2020) là một linh mục thuộc Dòng các Hiến sĩ thánh Giuse (Oblati di San Giuseppe), giáo sư Kinh thánh, chuyên gia nghiên cứu thánh Giuse[1]. Trong bài này, tác giả trình bày vài chủ đề suy tư thần học chính liên quan đến thánh Giuse dựa theo tông huấn Redemptoris Custos (viết tắt RC), với lối tiếp cận dựa trên mầu nhiệm Nhập thể: 1/ Chồng của Đức Maria; 2/ Cha của Đức Giêsu; 3/ Sự trinh khiết; 4/ Thông dự vào hệ trật của mầu nhiệm ngôi hiệp.Nguồn: T. Stramare, San Giuseppe, cap. 6: “La Teologia Giuseppina”. https://www.oblatidisangiuseppe.com/it/06-la-teologia-giuseppina/Lưu ý. Trong tiếng Việt, khi đề cập đến về mối tương quan của thánh Giuse với đức Maria và Chúa Giêsu, để tỏ lòng tôn kính, người ta thường dùng như từ ngữ Hán Việt như “lang quân, hôn phu, phu quân” và “thân phụ”. Nhưng ở đây, vì muốn phân tích ý nghĩa thần học của các từ ngữ, nên chúng tôi xin dịch sát là “chồng” và “cha”. - Paternità có khi được dịch là “tình cha” và có khi là “phụ hệ”, đặc biệt khi đề cập đến khía cạnh pháp lý.Viết tắt các văn kiện Tòa Thánh:- QP = Quamquam pluries - Thông điệp của Đức Lêô XIII.- RC = Redemptoris Custos - Tông huấn của Đức Gioan Phaolô II.
1. Chồng của Thiên Chúa Thánh Mẫu
a) Hôn nhân đích thực
Hôn nhân giữa Đức Maria và thánh Giuse là một hôn nhân đích thực. Trong Kinh Thánh, ông Giuse được gọi là chồng của bà Maria, và Maria là vợ của ông Giuse (Mt 1,16.18-20.24; Lc 1,27; 2,5). Vì thế ông Giuse được mọi người coi là cha của Đức Giêsu (Lc 2,27.33.41.43.48; 3,23; Mt 13,55).
ĐTC Lêô XIII, khi nói rằng “intercessit Iosepho cum Virgine Beatissima maritale vinculum”, đã để cho thánh Giuse được chia sẻ vào phẩm tước của Đức Maria qua giao ước hôn nhân “ipso coniugali foedere” (QP). ĐTC Gioan Phaolô II, khi đề cập đến vai trò làm cha Đức Giêsu, đã viết rằng: “Đối với Giáo hội, nếu cần phải tuyên xưng việc Đức Maria thụ thai Đức Giêsu cách trinh khiết, thì cũng không kém quan trọng phải bảo vệ hôn nhân giữa Đức Maria và thánh Giuse; bởi vì theo pháp lý vai trò làm cha của thánh Giuse lệ thuộc vào cuộc hôn nhân đó. Như vậy, người ta hiểu tại sao dòng dõi của Đức Giêsu được kể theo gia phả thánh Giuse” (RC 7). Đức thánh cha cũng giải thích khía cạnh “bí tích” của hôn nhân: “hôn nhân giữa Đức Maria và thánh Giuse với tự do trọn vẹn, đã thực hiện “sự trao hiến chính mình” bằng cách đón nhận và diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người qua việc tặng ban Ngôi Lời (ibidem). Bởi vì “Đấng Cứu thế đã bắt đầu công trình cứu độ của Người nhờ sự liên kết trinh khiết và thánh thiện này” (ibidem), cuộc hôn nhân ấy đã rõ ràng trở thành thành phần của những “mầu nhiệm” cuộc đời Chúa Kitô.
b) Hình ảnh người chồng
Hôn nhân đích thực giữa thánh Giuse và Đức Maria giả thiết và đòi hỏi phải gán cho thánh Giuse một “phẩm chức đặc biệt”. Khởi đi từ sự kiện “hôn nhân là sự kết hợp và tình bạn cao cả nhất, tự bản chất mang theo việc chia sẻ các sự thiện hảo”, ĐTC Lêô XIII kết luận rằng “nhờ giao ước hôn nhân, thánh Giuse đã chia sẻ sự cao cả của Đức Maria” và kề sát hơn bất cứ ai khác vào chức vị cao trọng mà Đức Maria trổi vượt trên hết mọi thụ tạo (QP).
Thật vậy, thánh Giuse được Thiên Chúa ban cho Đức Maria, “không chỉ như là người bạn đời, người làm chứng cho đức trinh khiết, người bảo vệ đức nết na, mà còn được cùng với Đức Maria chia sẻ vào thời cao điểm Thiên Chúa tự mặc khải trong Đức Kitô” (RC 5). Chắc chắn thánh Giuse rất xứng đáng với ơn gọi của mình: “Nhờ việc hy sinh bản thân, thánh Giuse diễn tả tình yêu quảng đại đối với Mẹ Thiên Chúa, dành cho Mẹ ‘sự trao hiến mình trong hôn nhân’. Mặc dù đã quyết định ra đi để khỏi cản trở chương trình của Thiên Chúa đang thực hiện nơi Đức Maria, nhưng theo lệnh rõ ràng của sứ thần, thánh Giuse đã đưa đức Maria về nhà và tôn trọng việc Mẹ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa (RC 20). Đức Gioan Phaolô II đã nêu bật mối dây hôn nhân giữa Đức Maria và thánh Giuse, nhìn nhận cho ông “những đặc trưng của người chồng”, “trước khi hoàn tất mầu nhiệm giấu kín từ muôn thuở” (Ep 5,9), các sách Tin Mừng đã trình bày cho chúng ta hình ảnh của người chồng và người vợ” (RC 18). Cả hai “cùng” tham dự vào mầu nhiệm Nhập thể. Thánh Giuse “cùng với Mẹ Maria, được lôi cuốn vào trong thực tại của cùng một biến cố cứu độ” (số 1); mặt khác, việc Đức Maria trở thành “vợ” của ông Giuse cũng “nằm trong chương trình của Thiên Chúa” (số 18). Từ đó, ta nhận thấy tầm quan trọng của việc ông Giuse được “làm chồng”: “Thánh Giuse cùng với Mẹ Maria là người đầu tiên được ký thác mầu nhiệm này”; “đức tin của Mẹ Maria gặp gỡ đức tin của thánh Giuse” (số 4). Thánh Giuse là “người đầu tiên được chia sẻ đức tin về Mẹ Thiên Chúa, và nhờ thế, ông đã nâng đỡ người vợ của mình trong đức tin vào lời thiên sứ truyền tin” (số 5).
Làm thế nào ta lại không biết đến hoặc bỏ quên đi “chính chương trình của Thiên Chúa trong thần học về cuộc Nhập thể?
2. Cha của Đức Giêsu
a) Phụ hệ đích thực
Mặc dù các sách Tin Mừng minh thị tuyên bố rằng Đức Giêsu được thụ thai do quyền năng của Thánh Linh (Mt 1,18-25; Lc 1,35), hay nói đúng hơn, sau khi đã bảo vệ chắc chắn chân lý đó rồi, các thánh sử không do dự gọi thánh Giuse là “cha” của Đức Giêsu (Lc 2,27.33.41.43.48). Do đó, ông có quyền đặt tên cho hài nhi (Mt 1,21.25) và điều khiển gia đình với tư cách là gia trưởng (Mt 2,15t. 19tt.; Lc 2,51); Đức Giêsu được xem như là con của ông Giuse (Lc 3,23; 4,22; Mt 13,55; Ga 6,42).
Đức Gioan Phaolô II xem phụ hệ của thánh Giuse như là “hệ luận của sự ngôi hiệp” (unio hypostatica: thiên tính và nhân tính hợp thành một ngôi vị nơi Đức Giêsu). Bởi vì gia đình Nadarét nằm trong mầu nhiệm Nhập thể, cho nên “phụ hệ” đích thực cũng nằm trong đó. Theo “hình thức nhân loại của gia đình Con Thiên Chúa, thánh Giuse là người cha: không phải là một phụ hệ phát sinh bởi việc sinh sản; tuy vậy, mối phụ hệ ấy không phải là ‘bề ngoài’ (apparet), hoặc chỉ là ‘thay thế’ (substituitur), nhưng có đầy đủ tích cách đích thực của phụ hệ theo khía cạnh nhân loại, của sứ mạng người cha trong gia đình” (RC 21). “Thánh Giuse thật sự là hiện thân của phụ hệ trong gia đình vừa nhân loại vừa thánh thiêng”[2].
Chắc hẳn nơi thánh Giuse có một tương quan phụ hệ đối với Đức Giêsu, bắt đầu từ phạm vi pháp lý, do hôn nhân mang tính “độc đáo”, chuyển sang phạm vi tình cảm, do tâm tình người cha đối với người Con, rồi đến phạm vi tâm lý và xã hội, do những ảnh hưởng và điều kiện phát sinh bởi việc chung sống và làm việc lâu năm.
b) Phụ hệ pháp lý
Nền tảng pháp lý của phụ hệ là khế ước hôn nhân giữa ông Giuse với bà Maria vào lúc Đức Giêsu sinh ra (tuy Người sinh ra trong thời gian hôn ước, chứ không bởi hôn ước)[3]. Ông Estio đã khẳng định rằng “ông Giuse là cha thực sự xét theo hôn nhân, mặc dù chỉ là cha giả định xét theo sự sinh sản thể xác”[4]
Thánh Tôma Aquinô đã phát biểu nguyên lý rõ ràng như sau “proles non dicitur bonum matrimonii solum in quantum per matrimonium generatur, sed in quantum in matrimonio suscipitur et educatur” và kết luận rằng “hoc matrimonium (của ông Giuse và bà Maria) fuit ad hoc ordinatum specialiter, quod proles illa susciperetur in eo et educaretur”[5]. Hoặc: “Ông Giuse được gọi là cha của Đức Giêsu cũng theo một cách thức giống như ông được gọi là chồng của bà Maria, không phải do sự kết hợp theo thể xác nhưng là do chính mối dây hôn nhân: dĩ nhiên là tương quan thân thuộc chặt chẽ hơn nếu chỉ nhận làm con nuôi từ bên ngoài”[6]. Vì thế cả về phía ông Giuse là cha cũng như về phía Đức Giêsu là con, không thể áp dụng hạn từ “nuôi” (dưỡng phụ, dưỡng tử) sẽ nói rộng dưới đây.
Chắc hẳn, Đức Giêsu đã không được sinh ra bởi hôn nhân giữa ông Giuse và bà Maria một cách ngẫu nhiên, nhưng là bởi vì hôn nhân “này” – không phải là hôn nhân hoàn hợp – đã được Thiên Chúa ấn định ngõ hầu sự sinh ra của Đức Giêsu được “tôn trọng và xứng hợp”, sự sinh ra mà Thiên Chúa đã dàn xếp qua cuộc hôn nhân.
c) Phụ hệ tình cảm
Thánh Augustinô coi phụ hệ của thánh Giuse với Đức Giêsu “trong phạm vi tình thương và đức mến”[7]. ĐTC Piô IX đã khẳng định rằng “thánh Giuse không những thấy Đức Giêsu, nhưng còn trú ngụ với Người, và với tình cha đã bồng bế, ôm hôn và dưỡng nuôi Người”. Đức Lêô XIII khẳng định rằng thánh Giuse đã “thực thi nhiệm vụ làm cha đối với Đức Giêsu” và nhấn mạnh đến “tình yêu người cha đối Chúa Hài đồng” (QP). Đức Piô XII dạy rằng “dù không phải là cha, nhưng thánh Giuse đã được trời ban cho một tình yêu tự nhiên, tình cảm săn sóc mà duy chỉ một trái tim của người cha mới hiểu được”[8].
Đức Gioan Phaolô II, dựa trên nguyên tắc là “không thể nào quan niệm được một trách vụ cao cả như thế mà lại không đòi hỏi những đức tính cần thiết để chu toàn”, đã suy luận rằng “cùng với quyền thế của một người cha đối với Đức Giêsu, Thiên Chúa cũng ban cho thánh Giuse một tình yêu tương xứng, tình yêu bắt nguồn từ Chúa Cha là “nguồn gốc của mọi tình cha trên trời dưới đất’ (Ep,3,15)” (RC 8).
d) Phụ quyền giáo dục
Theo Đức Piô XI: “Mẹ Maria và thánh Giuse, hai vị trong trắng, hai vị cao cả tuyệt vời trong đường đức hạnh, hai vị đã hợp tác với nhau trong việc giáo dục nhân bản cho chính Đức Giêsu, hai vị quả là mẫu gương đệ nhất của việc giáo dục Kitô giáo”[9].
Khi suy nghĩ về tương quan giữa thánh Giuse và Đức Giêsu, ĐTC Phaolô VI đã nêu bật rằng “thánh Giuse không góp phần vào việc sinh hạ Đức Giêsu, nhưng đã cung cấp cho Người tình trạng pháp lý, thành phần xã hội, điều kiện kinh tế, kinh nghiệm nghề nghiệp, khung cảnh gia đình, giáo dục nhân bản”[10]. Thánh Giuse được giới thiệu như là “người thợ mẫu điển hình mà chính Đức Kitô đã chọn để xác nhận vị trí của mình trong xã hội: Người là con bác thợ mộc (fabri filius: Mt 13,55)”[11]. Từ đó suy luận ra rằng “hẳn là thánh Giuse đã giữ một vai trò quan trọng, nếu Con Thiên Chúa đã chọn lấy ông để làm con. Đức Giêsu được gọi là con bác thợ mộc, và người thợ mộc ấy chính là ông Giuse. Đức Giêsu Kitô đã muốn nhận lấy căn cước nhân bản và xã hội từ bác thợ ấy. Nhưng còn một điều hơn thế nữa: sứ mạng mà thánh Giuse thi hành theo Phúc âm là một sứ mạng được thi hành bên cạnh, thậm chí ở trên Đức Giêsu: ông được người ta cho là cha của Đức Giêsu (Lc 3,23), kẻ giữ gìn, bảo vệ Người”[12].
Khi suy nghĩ về công việc nuôi dưỡng và giáo dục Đức Giêsu ở Nadarét, đức Gioan Phaolô II đã nêu bật rằng sự tăng trưởng “về khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng” (Lc 2,52) diễn ra trong khung cảnh của Thánh Gia, dưới cặp mắt của thánh Giuse, người có nhiệm vụ “ dưỡng dục”, nghĩa là lo cơm ăn áo mặc cho Chúa Giêsu, dạy dỗ về lề luật và huấn luyện nghề nghiệp, phù hợp với những bổn phận của một người cha” (RC 16).
Vì thế, phụ hệ độc đáo của thánh Giuse cần được gắn với đức tin vào mầu nhiệm Nhập thể; đồng thời nó bao gồm nhiều mối liên hệ về pháp lý, tinh thần và xã hội. Các nhà thần học đã cố gắng diễn tả bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, nhưng khó tìm ra một từ chính xác: “người cha pháp định, nghĩa dưỡng, theo hôn nhân, phục vụ, giả định, dưỡng nuôi, theo dòng tộc Đavít, thiên sai (messia), trinh khiết, đại diện của Cha trên trời”[13]. Những dụng ngữ ấy tìm cách để tránh hiểu lầm với phụ hệ thường tình, nhưng tiếc rằng lại không phù hợp với chứng từ của Đức Maria (Lc 2,48) và của Thánh Linh là tác giả Sách thánh. Thật vậy, Tân Ước gọi đơn giản là “cha” (x. Lc 2,27.33.41.43). Thánh Bênađô (+1150) ghi nhận danh hiệu này gắn với vai trò của thánh Giuse trong kế hoạch cứu độ, Người xứng đáng được gọi là “cha của Thiên Chúa” (pater Dei)[14].
Trong thánh thi “Caelitum, Ioseph, decus”, được ĐTC Clêmentê X đưa vào Kinh Sáng của Phụng vụ Giờ Kinh năm 1671, có câu nói rằng “Đấng Tạo hóa… muốn cho ngài được gọi là “cha của Ngôi Lời” (voluitque Verbi te patrem dici)”. Thánh thi của sách nguyện theo nghi thức Gallican thế kỷ XVII cũng chào ngài là “Salve, pater Salvatoris”. Trong thánh thi “O lux beata caelitum”, mở đầu Kinh Chiều I lễ Thánh Gia, thánh Giuse được giới thiệu như là Đấng mà “Con Thiên Chúa gọi bằng tên cha” (dulci patris quem nomine / divina Proles invocat). Bài thánh thi này do ĐTC Lêô XIII soạn (năm 1893), và ngài thêm rằng thánh Giuse được các giáo phụ gọi là “kẻ giữ gìn Đức Trinh nữ” (delecte custos Virginis) và tước hiệu này có thể thêm vào Kinh cầu Đức Bà, trước lời cầu “Đức Mẹ Chúa Kitô”[15].
e) Thánh Giuse là cha nuôi ?
Chúng tôi đã nói rằng phụ hệ của thánh Giuse là “độc đáo” cũng tựa như mầu nhiệm Nhập thể mà mối tương quan ấy được gắn với. Vì vậy, không thể nào dùng các từ ngữ lấy từ kinh nghiệm thông thường, bởi vì chúng chỉ diễn tả được một vài khía cạnh thôi. Điều quan trọng là cần luôn luôn đối chiếu với các bản văn Kinh Thánh, cũng như các bản văn phụng vụ diễn tả “cảm thức đức tin” của Giáo hội.
Các tác giả sách Tin Mừng không ngần ngại gọi thánh Giuse là “cha” của Đức Giêsu (x. Lc 2,27.33.41.43.48) và chứng thực rằng Đức Giêsu được coi là con của ông Giuse (Lc 3,23; 4,22; Mt 13,55; Ga 1,45; 6,42). Đi vào chi tiết hơn, chúng ta thấy rằng thánh sử Luca, một người đã nhấn mạnh đến việc thụ thai trinh khiết Chúa Giêsu (1,26-38), đã khẳng định rằng ông Giuse và bà Maria là “cha của Người và mẹ của Người” (2,33), và gọi chung cả hai là “cha mẹ” (song thân: câu 27.41) và đặt trên miệng bà Maria việc nhìn nhận phụ hệ của ông Giuse: “Cha của con và Mẹ .. đã tìm con” (2,48). Ông Philípphê giới thiệu Đức Giêsu cho ông Nathanael như là “con của ông Giuse Nadarét” (Ga 1,45) và người đồng hương của Đức Giêsu đều xác tín rằng Người là “con bác thợ mộc” cũng như mẹ của Người tên là Maria (Mt 13,55).
Về phía phụng vụ, trên đây chúng tôi đã nhắc đến thánh thi “Caelitum, Joseph, decus” khẳng định rằng “Đấng Tạo hóa… muốn cho ngài được gọi là “cha của Ngôi Lời” (voluitque Verbi te patrem dici)”. Các thánh thi khác như “Salve, pater Salvatoris” (tk. XVII) và “O lux beata caelitum” đều đề cao phụ hệ của thánh Giuse.
Có thể gọi thánh Giuse là cha nuôi (dưỡng phụ: padre adottivo) được không?
(i) Thánh Giuse không có nuôi con
Trước đây, các tác phẩm viết về thánh Giuse đặt cho người danh hiệu “cha nuôi” để đối lại với “cha tự nhiên” (cha đẻ), nhằm khẳng định Đức Giêsu không được sinh ra do sự giao hợp thể lý vợ chồng. Ngày nay, ý nghĩa của “phụ hệ tự nhiên” trong các bản văn pháp lý được đặt ra trong một bối cảnh khác, bởi vì có những đứa con được sinh ra ngoài hôn nhân (ngoại hôn: nghĩa là trước khi hai người nam nữ cưới nhau, hay là do bà mẹ quan hệ với người đàn ông không phải là chồng của mình), hoặc sinh ra theo phương pháp khoa học (thụ thai trong ống nghiệm). Vì thế, nảy ra sự phân biệt giữa cha “tự nhiên” (cha “thật”, có thể xác định qua việc xét nghiệm AND), với cha “theo pháp luật” (xét theo quan hệ giá thú). Ngay từ thời xưa, pháp luật suy đoán rằng cha là người chồng của bà mẹ sinh ra đứa con (và luật cũng dự trù những thủ tục khước từ sự thừa nhận này). Trong bối cảnh này, “con nuôi” là con không được sinh ra bởi hôn nhân, (có thể là con riêng của vợ hay con riêng của chồng, hoặc là con của người khác) và được nhận về nuôi. Việc thừa nhận con theo pháp lý mang theo nhiều quyền lợi và nghĩa vụ cho đứa con (chẳng hạn như được hưởng gia tài), trong đó điều khá quan trọng là “danh dự”: đứa con được coi như thuộc về dòng dõi của cha và tổ tiên, đặc biệt là dòng dõi nhà vua. Từ đó ta hiểu được tầm quan trọng của các bản gia phả.
Qua các sách Tin Mừng, Hội thánh nguyên thủy đã truyền lại hai bản gia phả của Đức Giêsu, theo Mátthêu và Luca. Cả hai thánh sử đều nhấn mạnh đến việc Đức Giêsu được Mẹ Maria thụ thai do quyền năng của Thánh Linh, thế mà họ vẫn coi ông Giuse là “cha” của Người, và họ kể lại gia phả của Người theo phía cha (chứ không theo phía mẹ). Như vậy, thánh Giuse là cha của Đức Giêsu do luật hôn nhân. Các giáo phụ cũng xác tín như vậy. Hơn thế nữa, Huấn quyền gần đây đã coi phụ hệ (tình cha) của thánh Giuse như là nền tảng ơn gọi cao cả của Người.
Tông huấn Redemptoris custos (số 7) mô tả phụ hệ của thánh Giuse như là “một mối tương quan đưa Người đến rất gần Đức Kitô, là cùng đích của mọi sự tuyển chọn và tiền định (x. Rm 8,28-29)”. Không ai dám nghĩ rằng ông Giuse, được gọi là “người công chính”, lại dám chiếm đoạt cho mình danh dự làm cha của Đức Giêsu. Như thánh Augustinô đã giải thích, chính Thánh Linh đã gán chức phận cho thánh Giuse: “Điều mà Thánh Linh tác động, thì ngài tác động trong cả hai người (Maria và Giuse). Kinh Thánh nói rằng ông là người công chính. Vì thế người chồng công chính thì người vợ cũng công chính. Hài lòng vì sự công chính của cả hai người, Thánh Linh đã ban một người con cho cả hai. Nhưng Thánh Linh tác động nơi người mẹ sinh con, thì Ngài cũng tìm cách để cho người con được sinh bởi người chồng. Như thế, thiên sứ đã dành cho cả hai người việc đặt tên cho hài nhi, và như vậy tuyên bố quyền hành của hai cha mẹ”[16].
Vì thế, nếu Thánh Linh đã ban vinh dự cho thánh Giuse được làm cha, theo lời ông Origène[17], thì Ngài cũng trang bị cho ông những đức tính không thể nào thiếu để thi hành chức phận độc đáo ấy, đó là tình yêu và sự hiến thân; đàng khác, hai đức tính này rất nổi bật nơi thánh nhân, cho thấy rằng chúng bắt nguồn từ Thánh Linh, Đấng đã ghi lại trong Sách Thánh rằng ông được người đời cho rằng “cha của Con Thiên Chúa”[18]. Tông huấn Redemptoris Custos cùng lặp lại ý tưởng ấy: “Bởi vì không thể quan niệm một trách vụ cao cả như thế mà lại không đòi những đức tính cần thiết để chu toàn. Như vậy, thánh Giuse, nhờ ân huệ đặc biệt từ trời cao, có tất cả tình thương tự nhiên, tất cả sự ân cần âu yếm mà trái tim một người cha có thể có được. Cùng với quyền hành của một người cha đối với Đức Giêsu, Thiên Chúa cũng ban cho thánh Giuse một tình yêu tương xứng” (số 8). Khi chú giải những lời Mẹ Maria nói với Đức Giêsu trong đền thờ (Cha của con và Mẹ…), tông huấn nêu bật tác động của Thánh Linh liên quan đến phụ hệ của thánh Giuse như sau: “Đây không phải là một câu nói bình thường: câu nói của Mẹ Maria cho thấy tất cả thực tại của mầu nhiệm Nhập Thể, thực tại thuộc mầu nhiệm Nadarét. Chắc chắn, ngay từ đầu, khi vâng phục trong đức tin để chấp nhận vai trò làm cha theo tính cách nhân loại đối với Chúa Giêsu, theo sự soi sáng của Thánh Linh ban cho con người qua đức tin, thì thánh Giuse cũng khám phá ngày càng rõ hơn hồng ân khôn lường của vai trò làm cha” (số 21). Như vậy, đây là một thứ phụ hệ được lãnh nhận, được tiếp nhận”
Trước đây, các tác phẩm viết về thánh Giuse đặt cho người danh hiệu “cha nuôi” để đối lại với “cha tự nhiên” (cha đẻ), nhằm khẳng định Đức Giêsu không được sinh ra do sự giao hợp thể lý vợ chồng. Ngày nay, ý nghĩa của “phụ hệ tự nhiên” trong các bản văn pháp lý được đặt ra trong một bối cảnh khác, bởi vì có những đứa con được sinh ra ngoài hôn nhân (ngoại hôn: nghĩa là trước khi hai người nam nữ cưới nhau, hay là do bà mẹ quan hệ với người đàn ông không phải là chồng của mình), hoặc sinh ra theo phương pháp khoa học (thụ thai trong ống nghiệm). Vì thế, nảy ra sự phân biệt giữa cha “tự nhiên” (cha “thật”, có thể xác định qua việc xét nghiệm AND), với cha “theo pháp luật” (xét theo quan hệ giá thú). Ngay từ thời xưa, pháp luật suy đoán rằng cha là người chồng của bà mẹ sinh ra đứa con (và luật cũng dự trù những thủ tục khước từ sự thừa nhận này). Trong bối cảnh này, “con nuôi” là con không được sinh ra bởi hôn nhân, (có thể là con riêng của vợ hay con riêng của chồng, hoặc là con của người khác) và được nhận về nuôi. Việc thừa nhận con theo pháp lý mang theo nhiều quyền lợi và nghĩa vụ cho đứa con (chẳng hạn như được hưởng gia tài), trong đó điều khá quan trọng là “danh dự”: đứa con được coi như thuộc về dòng dõi của cha và tổ tiên, đặc biệt là dòng dõi nhà vua. Từ đó ta hiểu được tầm quan trọng của các bản gia phả.
Qua các sách Tin Mừng, Hội thánh nguyên thủy đã truyền lại hai bản gia phả của Đức Giêsu, theo Mátthêu và Luca. Cả hai thánh sử đều nhấn mạnh đến việc Đức Giêsu được Mẹ Maria thụ thai do quyền năng của Thánh Linh, thế mà họ vẫn coi ông Giuse là “cha” của Người, và họ kể lại gia phả của Người theo phía cha (chứ không theo phía mẹ). Như vậy, thánh Giuse là cha của Đức Giêsu do luật hôn nhân. Các giáo phụ cũng xác tín như vậy. Hơn thế nữa, Huấn quyền gần đây đã coi phụ hệ (tình cha) của thánh Giuse như là nền tảng ơn gọi cao cả của Người.
Tông huấn Redemptoris custos (số 7) mô tả phụ hệ của thánh Giuse như là “một mối tương quan đưa Người đến rất gần Đức Kitô, là cùng đích của mọi sự tuyển chọn và tiền định (x. Rm 8,28-29)”. Không ai dám nghĩ rằng ông Giuse, được gọi là “người công chính”, lại dám chiếm đoạt cho mình danh dự làm cha của Đức Giêsu. Như thánh Augustinô đã giải thích, chính Thánh Linh đã gán chức phận cho thánh Giuse: “Điều mà Thánh Linh tác động, thì ngài tác động trong cả hai người (Maria và Giuse). Kinh Thánh nói rằng ông là người công chính. Vì thế người chồng công chính thì người vợ cũng công chính. Hài lòng vì sự công chính của cả hai người, Thánh Linh đã ban một người con cho cả hai. Nhưng Thánh Linh tác động nơi người mẹ sinh con, thì Ngài cũng tìm cách để cho người con được sinh bởi người chồng. Như thế, thiên sứ đã dành cho cả hai người việc đặt tên cho hài nhi, và như vậy tuyên bố quyền hành của hai cha mẹ”[16].
Vì thế, nếu Thánh Linh đã ban vinh dự cho thánh Giuse được làm cha, theo lời ông Origène[17], thì Ngài cũng trang bị cho ông những đức tính không thể nào thiếu để thi hành chức phận độc đáo ấy, đó là tình yêu và sự hiến thân; đàng khác, hai đức tính này rất nổi bật nơi thánh nhân, cho thấy rằng chúng bắt nguồn từ Thánh Linh, Đấng đã ghi lại trong Sách Thánh rằng ông được người đời cho rằng “cha của Con Thiên Chúa”[18]. Tông huấn Redemptoris Custos cùng lặp lại ý tưởng ấy: “Bởi vì không thể quan niệm một trách vụ cao cả như thế mà lại không đòi những đức tính cần thiết để chu toàn. Như vậy, thánh Giuse, nhờ ân huệ đặc biệt từ trời cao, có tất cả tình thương tự nhiên, tất cả sự ân cần âu yếm mà trái tim một người cha có thể có được. Cùng với quyền hành của một người cha đối với Đức Giêsu, Thiên Chúa cũng ban cho thánh Giuse một tình yêu tương xứng” (số 8). Khi chú giải những lời Mẹ Maria nói với Đức Giêsu trong đền thờ (Cha của con và Mẹ…), tông huấn nêu bật tác động của Thánh Linh liên quan đến phụ hệ của thánh Giuse như sau: “Đây không phải là một câu nói bình thường: câu nói của Mẹ Maria cho thấy tất cả thực tại của mầu nhiệm Nhập Thể, thực tại thuộc mầu nhiệm Nadarét. Chắc chắn, ngay từ đầu, khi vâng phục trong đức tin để chấp nhận vai trò làm cha theo tính cách nhân loại đối với Chúa Giêsu, theo sự soi sáng của Thánh Linh ban cho con người qua đức tin, thì thánh Giuse cũng khám phá ngày càng rõ hơn hồng ân khôn lường của vai trò làm cha” (số 21). Như vậy, đây là một thứ phụ hệ được lãnh nhận, được tiếp nhận”
(ii) Chúa Giêsu không thể làm con nuôi
Việc quy gán cuộc Nhập thể của Đức Giêsu cho Thánh Linh nhằm làm nổi bật tình yêu và hồng ân hàm chứa trong “mầu nhiệm” này, tình yêu và hồng ân mà theo bản chất chỉ có thể được “tiếp nhận” mà thôi. Nếu mọi dây phụ hệ đều “xuống từ Trời cao” (x. Ep 3,15), thì làm thế nào mà ta lại đề cập tình phụ hệ nơi Đức Giêsu khởi đi từ dưới đất, do một sáng kiến của con người, dù là cao quý đi nữa, như là tương quan dưỡng tử?
Khi suy nghĩ về mầu nhiệm cứu chuộc (mà mầu nhiệm nhập thể là nền tảng), Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã đưa vào đó gia đình và phụ hệ là những thực tại không phải là thứ yếu trong kế hoạch tạo dựng. “Gia đình Nadarét vừa hội nhập trực tiếp vào mầu nhiệm nhập thể vừa cũng làm nên một mầu nhiệm đặc biệt. Đồng thời, trong mầu nhiệm này – cũng như trong mầu nhiệm nhập thể - tình phụ tử có một vị trí: gia đình của Con Thiên Chúa mang hình thức nhân loại, được thiết lập do mầu nhiệm Thiên Chúa. Trong gia đình này, thánh Giuse là người cha: mối phụ hệ này không do việc sinh sản; tuy nhiên cũng không phải “bề ngoài” (apparet), hoặc chỉ là “thay thế” (substitutitur), nhưng có đầy đủ tính cách đích thực của phụ hệ theo khía cạnh nhân loại và của sứ mạng người cha trong gia đình. Ở đây ta nhận thấy một hệ quả của mầu nhiệm Ngôi Hiệp: nhân tính được kết hiệp với Ngôi vị duy nhất của Ngôi Lời là Chúa Con, tức là Đức Giêsu Kitô.
Không chỉ nhân tính mà thôi nhưng tất cả những gì của nhân loại cũng đều được tiếp nhận (assunto) vào trong Đức Kitô, đặc biệt là gia đình, khung cảnh đầu tiên của kiếp sống con người trên trần gian. Trong bối cảnh ấy, cả phụ quyền trong khía cạnh con người của thánh Giuse cũng được “tiếp nhận” (assunta) trong Đức Kitô. Theo nguyên tắc đó, câu nói của Đức Maria với Chúa Giêsu trong đền thờ mang ý nghĩa sâu xa: ‘Cha của con và mẹ … đi tìm con’. Đó không phải là câu nói bình thường: câu nói của Mẹ Đức Giêsu cho thấy tất cả thực tại của mầu nhiệm Nhập thể, thực tại thuộc về mầu nhiệm Nadarét. Chắc chắn, ngay từ đầu, ‘khi vâng phục trong đức tin’ để chấp nhận vai trò làm cha theo tính cách nhân loại đối với Chúa Giêsu, theo sự soi sáng của Thánh Linh ban cho con người qua đức tin, thì thánh Giuse cũng khám phá ngày càng rõ hơn hồng ân khôn tả của vai trò làm cha của mình” (số 21).
Mối tương quan phụ hệ độc đáo của thánh Giuse khác xa với mối tương quan dưỡng hệ, tuy vẫn nhìn nhận tính cách cao cả của dưỡng hệ.
Việc quy gán cuộc Nhập thể của Đức Giêsu cho Thánh Linh nhằm làm nổi bật tình yêu và hồng ân hàm chứa trong “mầu nhiệm” này, tình yêu và hồng ân mà theo bản chất chỉ có thể được “tiếp nhận” mà thôi. Nếu mọi dây phụ hệ đều “xuống từ Trời cao” (x. Ep 3,15), thì làm thế nào mà ta lại đề cập tình phụ hệ nơi Đức Giêsu khởi đi từ dưới đất, do một sáng kiến của con người, dù là cao quý đi nữa, như là tương quan dưỡng tử?
Khi suy nghĩ về mầu nhiệm cứu chuộc (mà mầu nhiệm nhập thể là nền tảng), Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã đưa vào đó gia đình và phụ hệ là những thực tại không phải là thứ yếu trong kế hoạch tạo dựng. “Gia đình Nadarét vừa hội nhập trực tiếp vào mầu nhiệm nhập thể vừa cũng làm nên một mầu nhiệm đặc biệt. Đồng thời, trong mầu nhiệm này – cũng như trong mầu nhiệm nhập thể - tình phụ tử có một vị trí: gia đình của Con Thiên Chúa mang hình thức nhân loại, được thiết lập do mầu nhiệm Thiên Chúa. Trong gia đình này, thánh Giuse là người cha: mối phụ hệ này không do việc sinh sản; tuy nhiên cũng không phải “bề ngoài” (apparet), hoặc chỉ là “thay thế” (substitutitur), nhưng có đầy đủ tính cách đích thực của phụ hệ theo khía cạnh nhân loại và của sứ mạng người cha trong gia đình. Ở đây ta nhận thấy một hệ quả của mầu nhiệm Ngôi Hiệp: nhân tính được kết hiệp với Ngôi vị duy nhất của Ngôi Lời là Chúa Con, tức là Đức Giêsu Kitô.
Không chỉ nhân tính mà thôi nhưng tất cả những gì của nhân loại cũng đều được tiếp nhận (assunto) vào trong Đức Kitô, đặc biệt là gia đình, khung cảnh đầu tiên của kiếp sống con người trên trần gian. Trong bối cảnh ấy, cả phụ quyền trong khía cạnh con người của thánh Giuse cũng được “tiếp nhận” (assunta) trong Đức Kitô. Theo nguyên tắc đó, câu nói của Đức Maria với Chúa Giêsu trong đền thờ mang ý nghĩa sâu xa: ‘Cha của con và mẹ … đi tìm con’. Đó không phải là câu nói bình thường: câu nói của Mẹ Đức Giêsu cho thấy tất cả thực tại của mầu nhiệm Nhập thể, thực tại thuộc về mầu nhiệm Nadarét. Chắc chắn, ngay từ đầu, ‘khi vâng phục trong đức tin’ để chấp nhận vai trò làm cha theo tính cách nhân loại đối với Chúa Giêsu, theo sự soi sáng của Thánh Linh ban cho con người qua đức tin, thì thánh Giuse cũng khám phá ngày càng rõ hơn hồng ân khôn tả của vai trò làm cha của mình” (số 21).
Mối tương quan phụ hệ độc đáo của thánh Giuse khác xa với mối tương quan dưỡng hệ, tuy vẫn nhìn nhận tính cách cao cả của dưỡng hệ.
3. Sự trinh khiết
a) Các anh em của Chúa
Duy chỉ các sách ngụy thư mới gán cho thánh Giuse những người con đã có trước khi kết hôn với Đức Trinh nữ Maria. Động lực thúc đẩy sự quy gán này là để bảo vệ sự trinh khiết của Đức Maria và giải thích được thuật ngữ “các anh em của Chúa” gặp thấy nơi các tác giả Tin Mừng.
Cũng vì gặp cùng một khó khăn ấy mà một vài giáo phụ và văn hào chấp nhận giải pháp thánh Giuse đã có một đời vợ trước khi kết hôn với Đức Maria. Tuy nhiên giải pháp đã bị công kích bởi thánh Hiêrônimô, Theôđôrêtô, thánh Augustinô, thánh Bêđa, thánh Rupertô, thánh Phêrô Đamiani, ông Phêrô Lombarđô, Abêlarđô, thánh Albertô Cả, thánh Tôma Aquinô.
Mặc dù sự trinh khiết của thánh Giuse không phải là một tín điều, nhưng dựa trên những luận cứ thần học rất chắc chắn. Hơn nữa ĐTC Lêô XIII đã trình bày cho các trinh nữ một khuôn mẫu cũng như một người che chở đức trinh khiết vẹn toàn.
b) Trinh khiết và hôn nhân
Liên quan tới mối tương quan giữa trinh khiết và hôn nhân, các tác phẩm ngụy thư đã tưởng tượng ra một giải pháp ly kỳ, đó là giao cho ông Giuse (già gần 100 tuổi) vai trò bảo vệ đức trinh khiết cho Đức Maria. Luận cứ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm thức bình dân, nhưng nghĩ cho cùng, nó không tôn trọng danh dự của người mẹ và người con, và nhất là thiếu tin tưởng vào ơn thánh của Chúa.
ĐTC Gioan Phaolô II đã lưu ý rằng “đã đến lúc cần phải đảo lộn lý luận: thánh Giuse không phải là một ông lão, nhưng sự trọn lành nội tâm, là hoa trái của ân sủng, đã giúp cho Người sống mối tương quan hôn nhân với Đức Maria với một tâm tình trinh khiết”[19], và trong tông huấn Redemptoris Custos (số 19), ngài viết rằng: “Chẳng lẽ không thể cho rằng tình yêu Thiên Chúa mà Thánh Linh đổ tràn vào tâm hồn con người (x.Rm 5,5) đã tác động vào mọi tình yêu nhân loại một cách hoàn thiện nhất hay sao? Tình yêu đó cũng tác động – một cách hoàn toàn đặc biệt – vào tình yêu phu phụ của các cặp vợ chồng và khắc ghi vào đó những gì xứng đáng và tốt đẹp của con người, những gì mang dấu ấn của sự từ bỏ chính mình hoàn toàn, của giao ước giữa các cá vị, và của sự hiệp thông đích thực vào mầu nhiệm Ba Ngôi. ‘Ông Giuse … đón vợ về nhà, Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai’ (x. Mt 1,24-25). Những lời này cho thấy một sự thân mật khác của đời sống hôn nhân. Tình thân mật sâu đậm đó, sự gắn bó tinh thần trong mối hiệp nhất và giao tiếp giữa hai con người – nam và nữ - phát xuất từ chính Thánh Linh là Đấng ban sự sống (x.Ga 6,63). Tiếp đến ở số 20, lấy lại tư tưởng của thánh Augustinô và Tôma Aquinô, ĐTC thêm rằng tình yêu giữa Đức Mẹ và thánh Giuse, tình yêu vợ chồng và trinh khiết ấy cùng tượng trưng cho mầu nhiệm của Hội thánh, là trinh nữ và hiền thê. Thiên Chúa đã muốn ông Giuse trở thành một người chồng “xứng đáng” với Mẹ Maria.
4. Thông dự vào hệ trật của sự ngôi hiệp
a) Sứ mạng của thánh Giuse
Bởi vì Thiên Chúa đã muốn rằng mầu nhiệm Nhập thể (tức là sự ngôi hiệp của Ngôi Lời), được thực hiện trong một khung cảnh của hôn nhân và gia đình, thì thánh Giuse cũng nằm trong kế hoạch ấy, bởi vì ông được chọn là người chồng và người cha của gia đình. Đó là nhiệm vụ và sứ mạng của ông. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, thánh Giuse cũng được đặt trong vòng những mục tiêu của chức làm Thánh mẫu của Đức Maria. Tông huấn Redemptoris Custos (số 8) viết: “Thiên Chúa đã gọi thánh Giuse để trực tiếp phục vụ chính Đức Giêsu và sứ vụ của Người qua việc thực thi trách nhiệm làm cha: chính bằng cách đó, vào thời viên mãn, ông đã cộng tác vào mầu nhiệm cứu độ lớn lao và ông thật là ‘tác viên của ơn cứu độ’” [20].
b) Người dược ký thác mầu nhiệm của Thiên Chúa
Tông huấn Redemptoris Custos đã dành hẳn một chương cho chủ đề này (chương Hai, từ số 4 đến số 16). Theo thánh Phaolô, mầu nhiệm cứu độ được ẩn giấu từ muôn thuở (x. Ep 3,9), nhưng đã được mặc khải “khi thời gian tới hồi viên mãn” (Gl 4,4). Đức Maria là người đầu tiên được ký thác mầu nhiệm ấy. Ta cũng có thể nói một cách tương tự về thánh Giuse: ông cũng được ký thác mầu nhiệm ấy và cùng với Đức Maria, ông được “thông dự”, theo nghĩa là không chỉ được thông tri mà còn trở nên một người phục vụ công cuộc thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa. Ông được gọi là “tác viên của mầu nhiệm cứu độ” bởi vì ông đã phục vụ cuộc đời của Đức Kitô trong sứ mạng làm chồng của thân mẫu của Chúa, và làm cha của gia đình Nadarét, như đã nói trên đây. Cách riêng, tông huấn đã mô tả vai trò của ông qua những hành động cụ thể: đón nhận thai nhi, đăng ký hộ tịch, đặt tên, cắt bì, dâng trong đền thánh, che chở, nuôi nấng, giáo dục, lao động.
Kết luận : Những tước hiệu của thánh Giuse
Trong các văn kiện của Huấn quyền, chúng ta có thể lấy ra những tước hiệu sau đây dành cho thánh Giuse.
Hôn phu tinh tuyền, khiết trinh và trung tín của Đức Trinh nữ Maria, cha của Con Một Thiên Chúa, kẻ bảo vệ, giữ gìn, quản lý an toàn của Thánh gia, kẻ được Thiên Chúa tín cẩn; con người rất thánh thiện, công chính, thầy dạy, hướng đạo, bảo trợ Hội thánh, Quản trị nhà của Chúa, quan thầy những kẻ lâm chung, khuôn mẫu các người lao công.
Tông huấn Redemptoris Custos, khi trình bày sứ mạng của thánh Giuse, đã mô tả Người như là kẻ giữ gìn Chúa Cứu thế; người công chính mang trong mình gia sản của Cựu Ước; kẻ được Thiên Chúa ký thác những kho tàng quý giá nhất; người gần gũi Đức Kitô nhất; kẻ được Chúa Cha hằng hữu úy thác tình cha; tác viên ơn cứu độ; chứng nhân đầu tiên của biến cố Con Thiên Chúa giáng sinh; kẻ được Thiên Chúa giao phó nhiệm vụ đưa Con Thiên Chúa vào xã hội loài người; kẻ được Thiên Chúa ký thác những chặng đầu tiên của mầu nhiệm cứu độ và cuộc đời ẩn dật của Đức Giêsu. Đó là chưa kể những tước hiệu quen thuộc trong các kinh nguyện, tựa như: “Bảo trợ Hội thánh”, “Gương mẫu các nhân đức”.