Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

NHỮNG KHÍA CẠNH LUÂN LÝ CỦA QUYỀN LỰC

Thời sự Thần học - Số 45, tháng 9 năm 2006. tr. 54-75. 

_Thomas McMahon_👨 

Tu sĩ Dòng Thánh Viator, Tiến sĩ Thần học.  


R. Guardini[1] đã viết : “Quyền lực có khả năng thay đổi thực tại”. Những tư tưởng, giá trị, niềm tin và tất cả mọi nguyên tắc thuộc loại này chỉ biến thành quyền lực khi con người hội nhập chúng vào cuộc sống cụ thể của con người để “tạo ra hai yếu tố : 1) một năng lực thực sự có khả năng thay đổi thực tại của những sự vật … và 2) ý thức về năng lực này, tức là ý chí xác định những mục đích loại biệt, đưa ra và điều khiển năng lực của ý chí hướng đến những mục đích loại biệt trên[2]”. Theo Guardini, bản chất của quyền lực là sự can thiệp của con người với tư cách tác nhân : “Quyền lực cần được điều khiển[3]”.
 
Chúng ta sẽ khảo sát khía cạnh khác nhau của quyền lực :
I. Quy định luân lý của quyền lực
II. Nghĩa vụ chiếm hữu quyền lực
III. Tương quan giữa Quyền lực và Công lý.

Bài này nghiên cứu chiều kích Kitô giáo của quyền lực.

I. Quy định luân lý của quyền lực


Quy định luân lý của quyền lực là một quá trình, đúng hơn là áp dụng những nguyên tắc tổng quát vào những hoàn cảnh đặc thù. Người ta có thể chia quá trình này thành năm giai đoạn :
  1. Quyền lực không phải là một sức mạnh trung lập.
  2. Quyền lực cần được điều khiển bởi con người.
  3. Con người vừa điều khiển quyền lực vừa đưa ra những quyết định
  4. Hành vi quyết định thực tế là thi hành quyền lực.
  5. Thi hành quyền lực bao hàm việc chiếm hữu quyền lực.

1. Quyền lực không phải là một sức mạnh trung lập


Người ta đã định nghĩa quyền lực như là “khả năng thực hiện những thay đổi[4]”, là “điều có thể thay đổi thực tại[5]” và là “hiện hữu thực sự. hiện tại hoá quyền lực tiềm ẩn bằng cách chống lại những đe doạ của hư vô[6]”. Như thế, quyền lực “nối kết” một người và “tính người” của họ với những người khác trong xã hội.

Vả lại, quyền lực cần phải tự hướng đến những mục đích chắc chắn và cần được hướng đến những mục đích ấy. Như vậy, phải có một tác nhân cùng lúc có nhận thức và ý chí. Khi tác nhân là con người, thì hành vi này hoàn toàn trở thành nhân tính và một hành vi thuộc loại này – một hành vi làm thay đổi người khác – trở thành một hiện tượng mà người ta có thể quan sát, chứ không chỉ là “lý thuyết”. Thật vậy, cách xem xét quyền lực tốt nhất là xem xét nó như là căn nguyên tạo lên một năng lực vô hạn,- một căn nguyên vốn không ngừng hoạt động và biến hoá luôn . Là một dạng năng lực biến chuyển không ngừng, quyền lực có “tính người” nhờ tác nhân của nó là con người. Theo đó, quyền lực không thể là trung lập ; quyền lực hoàn toàn là một hành vi con người-mà vốn không thể là trung lập, xét theo khía cạnh luân lý.


2. Quyền lực cần được điều khiển bởi con người


Guardini nhấn mạnh vào sự kiện “quyền lực tự thân không có một giá trị và một ý nghĩa gì cả[7]”. Quyền lực chỉ là một hiện tượng hay một sự kiện mà người ta có thể quan sát khi một ai đó chiếm lĩnh và sử dụng nó. Theo lý thuyết, quyền lực chỉ là một sự kiện tiềm ẩn. Quyền lực tồn tại khi tác nhân con người hướng nó về những cùng đích hay những mục tiêu nhất định. Nếu con người muốn quyền lực phục vụ mình, thì phải hướng năng lực của nó về mục đích phục vụ cho chính mình.. Quyền lực có ý nghĩa và giá trị khi tác nhân con người bắt nó phục vụ chính họ.

3. Con người sử dụng quyền lực bằng cách đưa ra những quyết định


Vì có khả năng biến đổi những người khác, nên quyền lực gắn chặt với những gì đang diễn ra khi người ta đưa ra một quyết định. Các quyết định điều khiển quyền lực. Mặc dù quyết định được căn cứ vào một quyền bính nào đó, nhờ những thủ đoạn hay sức mạnh, nhưng nó gần như diễn ra giống nhau trong mọi trường hợp. Phải luôn luôn đánh giá, ước lượng và xác định những ưu tiên theo một hệ thống cá nhân thực hiện một chức năng được quy định. Người nào đưa ra những quyết định căn cứ vào một quyền bính nào đó, thì phải đặt sự tuân phục lên trên, vốn là điều kiện thiết yếu để thi hành quyền lực trong trường hợp của người ấy. Ngược lại, người nào muốn thao túng người khác, thì thừa nhận một tầm quan trọng lớn lao theo cách thức hoạt động của họ và gán cho nó một giá trị to lớn ; việc tuân phục sẽ cản trở người ấy thi hành quyền lực. Người nào đưa ra những quyết định và sử dụng vũ lực thì thực hiện một thay đổi mà không được sự ưng thuận của cá nhân bị quyền lực chi phối ; do đó, quyền lực đánh giá hiệu lực phát sinh từ sự mất tự do trên những con người bị quyền lực thống trị. Trong mỗi thí dụ trên đây, việc thi hành quyền lực được thực hiện nhờ vào những gì xảy ra khi người ta đưa ra một quyết định. Chỉ có những mục đích và mục tiêu của mỗi cá thể đưa ra một quyết định là khác nhau, vì chúng phản ánh những giá trị và ưu tiên khác nhau.

Phải chăng quyền lực là một chức năng của quyền bính ? Trong tình trạng lý tưởng, W. Molinski quả quyết : “quyền bính xuất hiện những nơi mà người ta công nhận quyền bính cách tự do, và quyền bính không tồn tại những nơi mà nó trở thành quyền lực[8]”. Hơn nữa, quyền bính luôn luôn phục vụ những người khác và phục vụ tự do của họ. Mục tiêu của xã hội là một thế quân bình giữa quyền bính và tự do, cho phép tôn trọng cá nhân và những giá trị cá nhân. Khi người ta sử dụng quyền bính để bảo đảm việc tôn trọng những cá nhân, thì quyền bính phản ánh Thiên Chúa, là căn nguyên của tự do và quyền bính. Quyền bính huỷ hoại tự do khi nó sử dụng một quyền lực quá đáng hay ép buộc ; quyền bính xem nhẹ tự do khi nó quên đưa ra những chỉ dẫn bảo đảm sự phát triển bên trong và bên ngoài của cá nhân. Khi yêu cầu sự đồng ý tự do cá nhân, thì một người chiếm giữ một vị trí giành cho người ấy quyền bính không được chống lại những người khác ; quyền bính để ý hơn về ý nghĩa luân lý của người khác. Do đó, quyền bính trên hết, là một sức mạnh hay một quyền lực luân lý có khả năng biến đổi những người khác bằng cách thức tỉnh ý thức của họ. Như vậy, việc thi hành quyền lực luân lý cũng là một chức năng của quyền bính.

Quyền lực luân lý được gắn với quyền bính, thừa nhận ý nghĩa luân lý của nó đối với những mục đích của người chiếm hữu quyền lực ; quyền lực, nhờ chính nó và trong chính nó, không có một chiều hướng và mục đích nào cả. Hơn nữa, một người, khi chiếm giữ một vị trí giành cho anh ta một quyền bính, trong việc thi hành quyền lực, thì cũng có thể sử dụng sức mạnh thể lý để bảo đảm lợi ích chung. Giống như chính quyền lực, sức mạnh thể lý cũng cần con người điều khiển. Khi quyền bính đi ngược với những chuẩn mực công lý, vì quyền bính sử dụng sức mạnh thể lý với mức thái quá hay theo cách thức tồi tệ, thì lợi ích chung bị tổn thất.

Vụ tai tiếng Watergate trong quá khứ chứng minh rằng việc thủ đắc, chiếm hữu hay thi hành quyền lực không phải lúc nào cũng hiển nhiên trong những hệ thống giá trị của chúng ta. Những ai nắm giữ quyền lực có thể phủ nhận sự tồn tại về quyền lực của họ hay từ chối hiệu quả của quyền lực trên những người khác, không chú ý hoặc từ chối chấp nhận quyền lực. Vả lại, dưới sự che đậy của trách nhiệm, quyền bính che dấu yếu tố quyền lực còn hơn là những thủ đoạn cá nhân và sức mạnh thể lý. Cho đến khi một người bị ép buộc đưa ra những quyết định nhận thấy vai trò của quyền lực trong hệ thống những giá trị của nó, thì người đó sẽ hành động với sự vô tri, và có thể chính người đó bị thúc đẩy hành động bởi sự vô tri của mình – một tình trạng nguy hiểm đối với những ai chịu những hậu quả về những quyết định của người ấy. Những người chịu tác động bởi những quyết định đầy quyền lực đều thừa nhận ngay rằng ai đó thi hành quyền, vì đó là kết quả những thay đổi trong cách xử sự của họ. Do đó, người đưa ra những quyết định có bổn phận cơ bản là biết nhận ra chính xác thứ quyền lực mà những quyết định của anh ta áp đặt lên người khác, phẩm chất và hiệu quả mà anh có.

4. Hành vi quyết định thực tế là thi hành quyền lực


Những tư tưởng không có quyền lực nào cả cho đến lúc người ta hoà trộn chúng với một quyết định ảnh hưởng đến người khác. Ngay như “triết lý về cuộc sống” cũng cần một sự phán đoán hết sức khôn ngoan trước khi có thể thực hành. Việc thi hành quyền lực (phụ thuộc những giá trị được tôn trọng bởi tác nhân liên quan đến sự hướng dẫn về quyền lực mà người ta đặt cho tác nhân đó) đòi hỏi một quyết định hướng đến hoạt động, đồng thời để ý đến sự thận trọng nhằm đảm bảo những phương tiện hữu hiệu cho phép đạt được cách hiệu quả những mục đích của tác nhân. Vậy tồn tại một tương quan trực tiếp giữa quyền lực và những phương tiện, cũng như giữa quyền lực và những mục đích. Thật vậy, việc chọn lựa những phương tiện là đưa ra một quyết định trong lãnh vực thực hành. Chính vì vậy, quyền lực trở thành thực tại trong hành vi thứ cấp (in actu secundo).

5. Việc thi hành quyền lực bao hàm việc chiếm hữu quyền lực


Adolf Berle quả quyết rằng “Chính sự hợp nhất của ba yếu tố : nhân loại, một nền triết lý và một nhóm người có khả năng tự tổ chức thành những thể chế (ngay cả những thể chế sơ đẳng), sinh ra quyền lực[9]”. Theo Berle, Giáo hội thời sơ khai (được miêu tả trong sách Công vụ Tông đồ, 1-2) là thí dụ cổ điển về cách thức người ta có thể chiếm hữu quyền lực nhờ phối hợp ba yếu tố này. Hơn nữa, sự phối hợp này đã tạo ra một “mô hình quyền lực” – kiểu Gestalt – có một tác dụng đến tất cả những ai ở xung quanh nó.

Trước khi chỉ ra cách thức người ta có thể chiếm hữu quyền lực, phải làm sáng tỏ những điểm sau đây : trước hết, trong phần này, việc chiếm hữu quyền lực chỉ áp dụng cho quyền lực có một tác dụng đến những người khác, ở đây, nó không phải là vấn đề của quyền lực luân lý. Thứ hai, việc chiếm hữu quyền lực có kết quả là sự chuyển đổi vị trí (locus) quyền lực của một con người hay một nhóm (terminus a quo) cho một người hay một nhóm khác (terminus ad quem) ; cũng thế, việc mất đi quyền lực kéo theo việc chuyển đổi vị trí của nó. Thứ ba, do việc chuyển đổi ổn định của quyền lực nên không thể đạt đến một sự cân bằng hoàn hảo tồn tại lâu ; những yếu tố con người của quyền lực (nhân loại, triết lý, tổ chức) luôn luôn thay đổi và vì vậy sinh ra một thế quân bình quyền lực không ngừng biến động.

Nhân quyền là nền tảng của việc chiếm hữu quyền lực. Tự do liên kết là một nét đặc sắc vốn có nơi con người diễn tả quyền hạn mà những cá nhân tự kết hợp vì lợi ích lẫn nhau nhằm đạt một mục đích hay một mục tiêu chung. Viêc thi hành quyền tự do liên kết này nảy sinh một nhóm người nắm quyền lực về kế hoạch tồn tại bằng cách hợp nhất con người, một nền triết lý, và một tổ chức. Vì thế, sự hợp nhất này hình thành việc phát sinh và việc chiếm hữu khởi đầu của quyền lực (xã hội).

Ngoài ra, con người có quyền sử dụng những phương tiện hữu hiệu để đạt những mục đích của mình. Người ta luôn luôn tìm kiếm những phương tiện này ở bên ngoài xã hội, ở đó các thành viên ít ra cũng cam kết không lấn át các quyền của người khác và thi hành các quyền hạn này vì những cá nhân hay những nhóm người. Như vậy, việc chiếm hữu quyền lực được gắn kết chặt chẽ với sự tự do liên kết (khi những quyền công dân cấm tự do liên kết, thì theo cách thức hữu hiệu, phải chăng những quyền này không công nhận những công dân bất lực ?). Vì thế, việc thi hành quyền liên kết tự do bao hàm sự tồn tại quyền chấp nhận quyền lực thiết thực nhằm đạt tới những mục đích liên kết tự do. Vậy quyền chiếm hữu quyền lực có nền tảng nơi quyền tự do liên kết. Hơn nữa, người ta cũng có thể chấp nhận rằng việc chiếm hữu quyền lực là một quyền có tương quan với quyền tự do liên kết.

Những phương tiện cần thiết để chiếm hữu quyền lực cũng có một chiều kích luân lý. Khi những phương tiện là trung lập xét theo khía cạnh luân lý, thì cùng đích đạt được cung cấp cho chúng những đặc tính. Về lý thuyết, quyền lực là trung lập xét theo khía cạnh luân lý nhưng không chắc ở trong một hoàn cảnh cụ thể. Khi cùng đích đạt được là một nhân đức luân lý – công lý, trong trường hợp này –, thì sự khôn ngoan xác định những phương tiện chiếm hữu quyền lực ; chẳng hạn một cuộc bãi công, theo nguyên tắc chung, có thể chấp nhận để đạt được một hợp đồng lao động thích hợp. Vả lại, phải đưa ra những phương tiện được sử dụng nhằm chiếm hữu quyền lực theo những tiêu chuẩn tỉ lệ, chẳng hạn một cuộc bãi công rầm rộ, thông thường sẽ không phải là một phương tiện tỉ lệ nếu như một hành động hợp pháp hay một sự phân xử là đầy đủ nhằm đạt một mục đích chính đáng.

Vì thế, việc chiếm hữu quyền lực phải tuân theo những quy tắc luân lý, cũng như việc thi hành quyền lực hay hành vi đưa ra một quyết định phải tuân theo những quy tắc về công lý trong mọi ngành của nó.

II. Nghĩa vụ chiếm hữu quyền lực


Người ta có thể bảo đảm tồn tại một nghĩa vụ chiếm hữu quyền lực bằng cách trả lời cho hai câu hỏi. Trước tiên, phải chăng những người nắm giữ quyền lực có bổn phận sử dụng quyền lực của họ nhằm giúp đỡ những ai không có quyền lực? Thứ hai, phải chăng những người không có quyền lực này có bổn phận chiếm hữu quyền lực? Hai câu hỏi trên gắn với nghĩa vụ chuyển đổi vị trí (locus) của quyền lực để vị trí này được phân chia bằng nhau có thể.

Theo nguyên tắc chung, người nắm giữ quyền lực có bổn phận giúp đỡ người không có quyền lực? Tiêu cực mà nói thì những người nắm giữ quyền lực không lấn át nhân quyền của những người tìm cách chiếm lĩnh quyền lực ; chẳng hạn, các luật dân sự đặt ra một sự phân biệt chủng tộc có lợi cho những người da trắng ở Nam Phi cưỡng bức quyền cơ bản về tự do liên kết, về bình đẳng đại diện và quyền về các loại tự do khác. Nhưng rất khó khó khăn để xác định nghĩa vụ tích cực mà những người nắm giữ quyền lực phải chia sẻ với những người không có quyền lực. Có thể đưa ra nhiều lý lẽ khẳng định việc tồn tại nghĩa vụ tích cực này.

Chính mục đích kitô hữu về tình yêu đưa ra lý lẽ đầu tiên. Kitô hữu, như K. Rahner tuyên bố, phải sử dụng quyền lực (thể lý) “để đặt được quyền bãi bỏ của mình[10]”. Chỉ cá nhân nào nắm quyền lực mới có những phương tiện tạo nên một thế quân bình tốt nhất trong xã hội ; chỉ người ấy mới có khả năng giúp đỡ những người không có quyền lực. Tình yêu kitô hữu đòi hỏi người ta chia sẻ quyền lực theo cách người ta có thể đạt được mục đích kitô hữu về sự thay đổi và trung lập hoá những tiến triển của quyền lực. Tình yêu trở thành nguyên do ngang nhau của quyền lực, và công lý (xã hội) trở thành phương tiện được sử dụng để đạt đến mục đích này.

Sự kiện chỉ quyền lực mới đảm bảo vững chắc các quyền hạn là lý do thứ hai để người ta phải chia sẻ quyền lực. Có nhiều thí dụ nhưng chỉ cần một cũng đủ để minh hoạ cho điểm này. Nói chung, ở Hoa Kỳ, tử hình là bắt buộc, nhất là với những người nghèo (và đặc biệt người da đen), là những người không thể có tiền để trả cho những luật sư giỏi bảo vệ cho họ. Thí dụ này cho thấy sự khác biệt giữa việc tồn tại các quyền hạn và việc thi hành những quyền hạn này. Việc thi hành các quyền hạn phụ thuộc vào tỉ lệ quyền lực mà người ta sắp đặt. K. Rahner dường như ám chỉ đến cùng một trạng thái các sự vật trong lời bình luận của ông về những khía cạnh bên trong tự do và quyền lực : “Theo quan điểm kitô hữu, không đủ để nói … rằng, ngay cả bị trói buộc, con người vẫn luôn tự do … Nếu bị trói buộc, thì người ta không thể hành động theo cách quả quyết chính xác, vì người ta đã thực hiện cách khác[11]”. Rahner tuyên bố tiếp rằng người nắm giữ quyền lực phải loại bỏ những hiệu quả của quyền ép buộc trên những người khác và thử thay thế những hiệu quả của quyền lực này bằng luật nội tại gọi là ý thức luân lý cá nhân. Theo đó, tự do đòi hỏi đồng thời một sức mạnh nội tại (quyền luân lý) để thi hành các quyền hạn và loại bỏ sức mạnh ngoại tại (sự ép buộc) từ những người nắm giữ quyền lực vào một thời điểm đã cho. Việc loại bỏ quyền lực cưỡng bức một người được bảo đảm bằng việc chia sẻ quyền lực.

Tư tưởng về việc con người chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa phát sinh một lý lẽ thứ ba : chúng ta phải chia sẻ quyền lực của chúng ta với những người khác như Chúa Cha chia sẻ quyền lực của Người cho chúng ta. Dựa vào lối giải thích của sách Sáng Thế (St 1,26-28), J. Milhaven quả quyết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người và chia sẻ quyền lực của Mình cho con người[12]. Guardini cũng đi đến cùng một kết luận : “Sự “giống hình ảnh” về bản tính của con người với Thiên Chúa là do con người có khả năng thi hành quyền lực … Việc thi hành quyền lực là thiết yếu nơi những gì liên quan đến nhân tính của quyền lực[13]”. Milhaven so sánh tình trạng này với tình trạng của một người cha đã giao phó những công việc của mình cho người con trai trưởng thành ; người cha theo dõi đứa con, nhưng ông để cho anh ta đưa ra mọi quyết định. Cũng thế, Thiên Chúa đã chia sẻ quyền lực của Ngài trên thế giới cho con người. Vậy “chia sẻ” quyền lực là uỷ nhiệm quyền lực, mà ở đây được hiểu là nghĩa vụ giải thích và chịu trách nhiệm về quyền lực. Vả lại, sự chia sẻ này tất yếu đưa đến việc kitô hữu phải nhấn mạnh hơn tầm quan trọng về những nghĩa vụ tích cực của mình. Một trong những nghĩa vụ này đòi hỏi kitô hữu chia sẻ quyền lực với những người khác để “những người khác” có thể có được “quyền điều hành và tồn tại, đồng thời, tuân theo nghĩa vụ thi hành quyền này” (đã sử dụng diễn ngữ của Guardini[14]).

Cũng như mọi nghĩa vụ tích cực, nghĩa vụ “chia sẻ quyền lực” thiếu sự giải thích rõ ràng khi nói đến việc xác định căn tính của những người có liên hệ đến quyền lực : ai phải chia sẻ quyền lực? chia sẻ với ai? Những nghĩa vụ trở nên mập mờ và không rõ ràng. Nhiều người có liên quan đến quyền lực tự tạo cho mình một tư tưởng khác nhau về những ưu tiên và những nhu cầu. Đâu là những chuẩn mực phải hướng dẫn việc chia sẻ quyền lực?

Người ta có thể lập ra một chuẩn mực chung dựa trên những ý niệm về công lý của Kinh thánh và tình yêu kitô hữu. Kitô hữu trao ban – và trao ban quyền lực của mình – đồng thời trở thành một món quà trọn vẹn cho anh em mình, theo gương Đức Kitô. K. Davis[15] đề nghị một nghĩa vụ chính xác hơn (nhưng luôn tổng quát) trong nghiên cứu của ông về việc sử dụng quyền lực của các nhóm. Davis gợi ý hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất tạo ra một thế quân bình giữa quyền lực và trách nhiệm : quyền lực xã hội càng quan trọng bao nhiêu, thì nghĩa vụ vừa sử dụng quyền lực này vừa nắm giữ trách nhiệm của nó (nghĩa là đúng theo những nhu cầu thời đại của xã hội) càng cấp thiết bấy nhiêu. Một thí dụ minh hoạ cho nguyên tắc này. Công ty ABC và công ty XYZ sắp đóng cửa các nhà máy cùng quan trọng như nhau ở hai nơi khác nhau. Nhà máy mà công ty ABC sắp đóng cửa nằm trong một thành phố nhỏ, gần như hoàn toàn phụ thuộc vào công ty ABC về những gì liên quan đến vấn đề xin việc, thuế má và sự phồn thịnh kinh tế của công ty nói chung. Công ty XYZ sắp đóng cửa một nhà máy nằm trong một thành phố rất lớn, trong đó có nhiều phương tiện thoả mãn vấn đề xin việc, trợ cấp thuế má và khả năng cho những nhu cầu kinh tế khác. Phải công nhận rằng tất cả những dữ kiện khác về tình hình đều quan trọng cho cả đôi bên, công ty ABC có một bổn phận cấp thiết hơn công ty XYZ từ việc bù trừ những mất mát tiền nợ cho đến những hiệu quả quyền lực của mình (chẳng hạn, vừa giúp đỡ nhân viên tìm kiếm những công việc khác trong những thành phố khác, vừa khuyến khích các công ty khác được ổn định trong các thành phố nhỏ đang nói đến, …).

Nguyên tắc thứ hai là “luật thép về trách nhiệm” : dần dà những ai không sử dụng quyền lực của mình theo cách xã hội coi là hợp với trách nhiệm của họ thì sẽ đánh mất quyền lực. Những xung đột giữa các công nhân và ông chủ là một thí dụ cho nguyên tắc thứ hai này. Do sự từ chối của các ông chủ để đối xử với những nhân viên theo cách thức phù hợp với trách nhiệm của họ, nên các xí nghiệp công nghiệp đã đánh mất quyền điều khiển các công nhân của họ. Vì những xí nghiệp này không muốn chia sẻ quyền lực của họ cho các công nhân, nên những xí nghiệp này đã đánh mất quyền lực đó vì sự gia tăng một quyền mạnh hơn và đối lập với quyền lực của họ, một quyền lực của các nghiệp đoàn công nhân. Vị trí quyền lực được chuyển từ những người làm thuê sang những viên chức trong nhiều trường hợp.

Vả lại, hai nguyên tắc này dường như có một đặc tính khá phổ quát nhằm áp dụng cho bất kỳ thể chế xã hội nào : Giáo hội, chính phủ, đại học, công đoàn, câu lạc bộ hoặc gia đình. Thực tế, hai nguyên tắc này có liên hệ đến những người (đôi khi cả những người đeo mặt nạ vô danh) bên trong những thể chế : mỗi cá nhân, một cách tích cực hay thụ động, thuộc về những thể chế xã hội. Mỗi người trong chúng ta chiếm giữ một phần quyền lực xã hội hay chịu những hiệu quả của quyền lực ấy.

Hai nguyên tắc này có thể cũng chứa đựng một chiều kích tôn giáo. Đạo đức của anh em Tin Lành về quản trị, khái niệm Do thái về Zedakah và truyền thống công giáo về những khía cạnh xã hội thuộc quyền chiếm hữu riêng phản ánh phương trình : quyền lực xã hội = trách nhiệm xã hội. Thiên Chúa đòi hỏi mỗi cá nhân mà Thiên Chúa đã cho “nhiều hơn” phải chia sẻ với cá nhân đã lãnh nhận “ít hơn”.

Tính trách nhiệm càng “cứng như thép” thì phần thưởng càng là “điều tất yếu”. Theo dòng lịch sử, nguyên lý trên đã ảnh hưởng đến phần lớn những tôn giáo thuộc nền văn minh Tây phương. Khái niệm này hiện diện cách ẩn tàng trong việc so sánh quyền lực được chia sẻ do Milhaven đề xuất. Không một hệ thống luân lý nào, không ngôn ngữ pháp lý nào - dù có “chẻ sợi tóc làm tư”, hay ngay cả một “kẻ bung xung”, cũng không chứng minh được sự thành công hay thất bại về những công việc của một người cha.

Phương trình : quyền lực xã hội = trách nhiệm xã hội (tích cực) và luật sắt về trách nhiệm (tiêu cực) diễn tả cùng một ý tưởng, ý tưởng đó phải chia sẻ quyền lực đúng theo những trách nhiệm của mỗi người và những trách nhiệm ấy diễn tả nghĩa vụ chia sẻ quyền lực tinh tế hơn một chút.

Câu hỏi thứ hai nêu lên vấn đề tồn tại một nghĩa vụ chiếm lĩnh quyền lực. Những ai không chiếm giữ quyền lực có thể muốn lẩn tránh để thủ đắc quyền lực – sau khi Sa ngã, quyền lực của con người bị hoà lẫn với sự huỷ diệt và bạo lực, sự đồi bại tinh thần và sự sự huỷ hoại nhân phẩm của những người nắm giữ quyền lực. Lịch sử đưa ra rất nhiều những thí dụ về hậu quả tàn phá của quyền lực. Nhưng, theo nguyên tắc chung, những thí dụ này minh hoạ việc sử dụng quyền lực về kinh tế, xã hội, hay chính trị ; những thí dụ này không liên hệ đến quyền lực luân lý mà nhờ nó con người nói chung và kitô hữu nói riêng thực hiện sự phát triển trọn vẹn nhân phẩm của họ. Con người, không nghi ngờ gì nữa, có nghĩa vụ tìm kiếm quyền lực bảo đảm sự phát triển của chính mình, của anh em đồng loại và sự phát triển của Kitô giáo.

Trước hết, những ai không chiếm hữu quyền lực thì có bổn phận tránh để bị thao túng hay chi phối. Cá nhân để bị chi phối chắc hẳn là muốn lẩn khéo những trách nhiệm của mình và tránh mọi nỗ lực ; người ấy không theo gương Chúa Giêsu mà “cả cuộc đời minh hoạ sự biến đổi quyền lực thành khiêm nhường[16]”. Căn nguyên của sự khiêm nhường đích thật là hành động nhờ đó Con Thiên Chúa đã trở nên người phàm và sống cuộc đời nhập thể theo ý Chúa Cha. Vai trò của Đức Giêsu là từ bỏ quyền lực nơi chính mình ; vấn đề không phải là tính ích kỷ từ chối chấp nhận quyền lực và những trách nhiệm nó mang đến. Đức Giêsu đã chỉ ra con đường cho các Kitô hữu. Người đã “dám” trở nên khiêm hạ bằng cách tự do vượt qua từ một vị trí quyền bính đến thân phận nô lệ, trong khi chính Người từ bỏ quyền lực với một sự tự chủ hoàn hảo. Thật vậy, Đức Giêsu “can đảm trở nên” (Tillich) – Đấng Cứu Chuộc, Đấng Cứu Độ, bằng việc vâng phục Chúa Cha. Cách hành động của Đức Giêsu đối lập với cách hành xử của những người khước từ “trở nên” những người thực sự, những kitô hữu đích thực.

Hơn nữa, những ai không chiếm hữu quyền lực đều có bổn phận tối thiểu thủ đắc quyền lực luân lý, bởi vì quyền này cần thiết cho một cá nhân chiếm hữu được một quyền lực nội tại nào đó để có khả năng yêu thương. Mục đích kitô hữu về tình yêu chính mình và tình yêu người thân cận – là “một trong những giới luật lớn nhất” – chỉ có thể đạt được nếu, để khởi sự, một cá nhân chiếm hữu quyền lực của tình yêu.

Tuy nhiên, sự tồn tại nghĩa vụ thủ đắc quyền lực luân lý không cho phép chúng ta suy luận rằng một bổn phận tối thiểu là kết quả của việc tìm kiếm một quyền lực ngoại tại. Tất cả những gì người ta có thể làm là chứng tỏ các nhu cầu của xã hội, cả sự kiện một người có khả năng sử dụng quyền lực đúng theo những trách nhiệm của mình và nhiều người giới hạn các thí sinh khác về quyền lực, đều tạo ra một bổn phận tích cực. Một nghĩa vụ thuộc loại này là ngẫu nhiên đến nỗi không có chuẩn mực tổng quát nào lại không gắn với nghĩa vụ ấy, vì việc vi phạm nghĩa vụ này thì nhiều hơn việc theo đuổi nó.

Dẫu sao, một cá nhân có thể chiếm lĩnh quyền lực ngoại tại “nếu cá nhân đó thấy rằng những người khác sử dụng quyền lực không tốt và nếu anh ta cảm nhận nơi mình sự hiện diện của một sức sáng tạo thực sự[17]”. Nhưng người nắm giữ quyền lực nhận ra “bản chất nghiêm trọng của quyền lực (thể lý), những giới hạn riêng và cái nhìn hạn hẹp của mình[18]”. Mặc dù người ta thừa nhận rằng sức mạnh thể lý là do nguồn gốc tội lỗi (thực chất nó không phải là tội lỗi), nhưng kitô hữu có thể sử dụng sức mạnh này, và đối với người ấy đó là một gánh nặng hợp pháp và rất cần thiết ; kitô hữu không thể từ bỏ quyền lực thể lý mà lại không từ bỏ tự do con người (quyền lực thể lý tương thuộc với tự do con người). Thật vậy, sức mạnh này thì lớn hơn “yếu tố hiện sinh hiển nhiên của hiện hữu con người”. “Vì hiện hữu con người tồn tại hoặc với tư cách là hiện thân của tội lỗi, ích kỷ, nổi loạn chống Thiên Chúa và không kiên nhẫn do thiếu đức tin …, hoặc với tư cách là sự nỗ lực của đức tin để hiểu rằng người ta không thể tin cậy vào quyền lực và quyền lực cũng chẳng mang lại phần thưởng gì, nhưng người ta chấp nhận nó với sự vâng phục bởi đó là một gánh nặng được Thiên Chúa gởi đến bao lâu con người còn ao ước quyền lực[19]”.

Những người nắm giữ quyền lực phải chia sẻ quyền lực của họ cho những người không có quyền lực như thế nào? Câu trả lời phụ thuộc vào các đặc tính sáng tạo, vào tài phát minh, và vào sự tinh thông mà những người nắm giữ quyền lực đem lại trong việc tìm kiếm những phương pháp hữu hiệu để thực hiện. Phương pháp đơn giản nhất là sự uỷ thác quyền bính và cũng là sự uỷ thác trách nhiệm ; nghĩa là thừa nhận quyền lực bằng cách đưa ra những quyết định cho các cấp dưới. Việc chia sẻ quyền bính bao hàm một sự từ bỏ chính mình giống như Chúa Kitô ; việc chia sẻ quyền bính này càng quan trọng bao nhiêu thì việc từ bỏ chính mình càng lớn lao bấy nhiêu. Một phương pháp khác đặt ra như định đề hợp thức hoá thành ngữ : “Biết là có thể”. Trong xã hội hiện đại, ở đó việc liên lạc gần như là chớp nhoáng, việc hiểu biết trở thành một căn nguyên của quyền lực. Như thế, sự chia sẻ tự nguyện về hiểu biết trở thành một phương pháp hữu hiệu để chia sẻ quyền lực, nhất là nơi người có liên hệ đến các cá nhân không có quyền lực, là những người có quyền tìm kiếm và phát triển nhân cách và những tương quan xã hội của họ. Người ta có thể tìm thấy một phương pháp thứ ba trong việc áp dụng nguyên tắc quyền bính hỗ trợ, trong đó các quyết định được đánh giá ở mức độ thấp nhất có thể. Nguyên tắc này bảo vệ tự do và khuyến khích sự tham gia khi đưa ra một quyết định. Mặc dù nguyên tắc quyền bính hỗ trợ đưa ra một thách thức cho những người đang nắm giữ quyền lực, và đồng thời đòi hỏi sự tham dự vào các quyết định có ảnh hưởng đến một nhóm riêng biệt, nhưng nguyên tắc ấy cũng phụ thuộc vào mức độ dung thứ cho người chiếm hữu quyền lực. Nguyên tắc ấy cũng cùng bản chất với việc thủ đắc quyền lực qua sự hợp nhất.

Ai thực sự thử thách việc chia sẻ, thì đó là việc cải thiện những tình trạng làm xuất hiện những “con người mới bị thua thiệt về quyền lực” trong nền văn minh thị thành, những nạn nhân do việc phân biệt chủng tộc hay phân biệt khác, và những tình trạng khác tước đoạt những nhân phẩm của họ được Đức Phaolô VI đề cập trong Tông thư Octogesima Adveniens, ngày 14 tháng 5 năm 1971 : “Vấn đề ở đây là những câu hỏi, do đặc tính cấp thiết, tính trải rộng và phức tạp của chúng, trong những năm sắp tới, phải chiếm vị trí hàng đầu trong những mối lo của các kitô hữu …”

III. Tương quan giữa quyền lực và công lý


Chính trong việc thi hành công lý người ta mới có thể quan sát rõ ràng nhất việc sử dụng quyền lực trong bối cảnh kitô hữu. Vai trò của công lý là nhận biết phẩm giá con người qua việc thi hành nhân quyền. Và quyền lực “bảo đảm” cho việc thi hành các quyền này. Đối với những ai theo quan điểm truyền thống về nhân quyền, công lý cần quyền lực để trả lại bổn phận cho mỗi người. Với những ai thích quan điểm thừa nhận sự quan trọng nhất về nhân phẩm, công lý cần quyền lực “để đảm bảo lòng tôn trọng nhân phẩm của một người và cho người đó những gì là bổn phận theo đặc tính cá nhân chịu trách nhiệm về số phận riêng của mình[20]”. Giả như quan điểm này cũng có một thiên hướng kitô hữu, thì công lý, được tăng cường bởi quyền lực, “không chỉ đòi hỏi những động cơ mới mà còn yêu cầu một chiều kích mới … Kitô hữu, với tư cách là Kitô hữu, có những quyền hạn trong lĩnh vực công lý và khi yêu cầu người ta tôn trọng những quyền ấy, thì người này có thể làm gia tăng giá trị cho một tước hiệu, tước hiệu người anh em trong Chúa Kitô. Trong Kitô giáo, đặc tính của công lý được biến đổi[21]”. Cả hai quan điểm truyền thống và quan điểm thừa nhận tầm quan trọng nhất của nhân phẩm đều áp đặt nghĩa vụ tích cực tôn trọng phẩm giá của người khác. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra : quyền lực gắn bó như thế nào với lòng tôn trọng các quyền của người khác ? Quả thực, câu hỏi này nêu lên một vấn đề về tương quan giữa quyền lực và công lý. Người ta phân chia việc nghiên cứu tương quan này thành năm phần :
  1. Quyền lực cần thiết để thể hiện công lý cách hiệu quả.
  2. Nguồn gốc của quyền lực là “ngoại tại”.
  3. Quyền lực và công lý là hướng đến người khác (ad alterum).
  4. Công lý là căn nguyên luân lý xác định quyền lực.
  5. Bản chất công lý xác định bản chất quyền lực.
* * *

1. Theo quan điểm tác nhân, công lý áp đặt nghĩa vụ không được lấn át trên quyền của một người khác là vì một vài điều kiện (chính sự sống, nhu cầu thực tại hoá chính mình, nhu cầu chiếm hữu hay đòi hỏi kitô hữu). Mặc dù, về mặt trí tuệ, tác nhân nhận biết sự tồn tại của nghĩa vụ này, nhưng lúc đó người ấy chỉ chính xác qua ý hướng của mình ; nên để chính xác cách hiệu quả, tác nhân phải chiếm hữu và sử dụng quyền lực. “Người khác” có một quyền hạn, nhưng sự bình đẳng của công lý không thuộc về anh ta. Các quyền thì không đủ, con người cần quyền lực để thể hiện công lý. Chẳng hạn, Hội đồng đại kết các Giáo hội nhận thấy rằng nạn phân biệt màu da ở Nam Phi là một sự tồi tệ và Hội đồng đã thử sử dụng quyền lực kinh tế của mình nhằm thay đổi những phương pháp tuyển mộ và thải hồi của những công ty quốc tế như Tổng Công ty Motors, Xerox, … Quyền lực kinh tế của Hội đồng đại kết các Giáo hội, vừa diễn tả qua trung gian các cổ đông, vừa không ảnh hưởng bao nhiêu đến nỗi buộc những công ty này thay đổi phương pháp của họ và làm cho các công ty này nên công minh. Vẫn còn thiếu thế quân bình về một nạn phân biệt bất công.

Theo quan điểm của “kẻ khác”, một cá nhân không thể thi hành quyền của mình nếu người ấy không có quyền lực. Một người Da đen Nam Phi, nơi đó nạn phân biệt màu da đang thống trị, có quyền cơ bản là được đối xử xứng đáng. Nếu anh ta không có quyền lực thi hành quyền này – nhờ một hành động hợp pháp của công lý, những phong tục xã hội hay sức mạnh – thì thật vô ích khi anh ta yêu cầu những người khác tôn trọng quyền ấy. Mặc dù quyền lực (kinh tế, xã hội, chính trị hay luân lý) không tạo ra sự tồn tại của một quyền hạn (“sức mạnh không làm nên quyền hạn”), nhưng nó là năng lực cần thiết để thi hành những quyền hạn và giúp tạo nên một nền công lý ở cấp độ hiện sinh. Nhờ quyền lực, người ta có được sự bình đẳng, là mục tiêu của công lý. Không có quyền lực, các quyền hạn vẫn ở trong hành động đầu tiên (in actu primo). Với ai đang có những hiệu quả của quyền hạn cũng như ai đang thi hành quyền hạn, thì quyền lực thể hiện công lý cách hiệu quả. Đó là điểm đầu tiên của chúng ta.

2. Phần thứ hai của chúng ta liên quan đến nguồn gốc của quyền lực : quyền lực thể hiện công lý hiệu quả luôn luôn xuất phát từ “ngoại tại”. Nghĩa là quyền lực không đến từ chính cá nhân, cũng không từ một nhóm – quyền lực không đến từ một nhóm nếu như nó gắn với việc thi hành công lý xã hội, quyền lực không đến từ một quốc gia nếu như nó gắn với việc thi hành công lý quốc tế ; quyền lực không đến từ chính cá nhân nếu như nó liên quan đến công lý kitô hữu. Tắt một lời, quyền lực không tự sinh ra chính mình. Sự trợ giúp kinh tế cho các nước châu Âu bị chia xé bởi chiến tranh đã tạo điều kiện bành trướng kinh tế cần thiết cho việc thiết lập Thị trường chung. Luật dân sự là một nguồn gốc “ngoại tại” của quyền lực tương hợp với các công đoàn và với một thiểu số ở Hoa Kỳ. Sau một cuộc cách mạng, một quốc gia cần được biết đến bởi những nguồn “ngoại tại” trước khi tham dự vào đời sống quốc tế như các quốc gia khác. Quyền của một thai nhi được sống chỉ có thể được thi hành nếu như quyền lực Nhà nước bảo đảm kéo dài sự tồn tại của thai nhi nhờ luật dân sự. Ngay cả sự hợp nhất giữa con người, triết lý và những thể chế cũng chứa đựng những yếu tố “ngoại tại” như là sự tự do liên kết.

3. Điểm thứ ba nhắc cho chúng ta bối cảnh xã hội của công lý và quyền lực. Công lý luôn luôn hướng tới người khác (ad alterum). Theo định nghĩa, quyền lực là cái gì có khả năng thay đổi những cái khác. Một cá nhân không thể đúng với chính mình ; cũng vậy, người nắm quyền lực không thể tự thay đổi chính mình vì lý do đơn giản là người đó chiếm hữu quyền lực. Theo định nghĩa, người nắm quyền lực không thể thao túng quyền lực, không thể áp đặt quyền lực bằng sức mạnh, không thể sử dụng quyền lực trong quan điểm riêng của mình. Như vậy, công lý và quyền lực, cả hai cùng thích hợp với những thứ khác.

4. Phần thứ tư phát sinh từ phần thứ ba : công lý là nguyên nhân luân lý xác định quyền lực. Quyền lực không phải là trung lập về mặt luân lý ; người ta luôn luôn thi hành quyền lực trong bối cảnh của con người. Quyền lực liên quan đến những người khác và không thể tồn tại nếu không có họ ; thật vậy, quyền lực thúc đẩy những người khác hành động và biến đổi họ. Trong hành vi năng động, quyền lực tôn trọng các quyền của những người khác hoặc là xâm phạm đến những quyền ấy. Và các quyền là mục tiêu của công lý. Vậy quyền lực đón nhận sự hướng dẫn luân lý đầu tiên khi nó phù hợp những quy tắc công lý hoặc vi phạm những quy tắc ấy.

Nhưng việc thi hành quyền lực phải tuân theo sự tác động sáng suốt để đưa ra một quyết định theo ba bước sau đây : quan sát, phán đoán, hành động. Sự sáng suốt xác định đâu là những loại quyền lực cần thiết để thể hiện công lý cho hiệu quả trong trường hợp đặc biệt. Từ ba bước này, thứ tự hành động cho thấy tính tốt nhất, tính năng động của quyền lực là “giải thoát” để hướng đến thực tại cân bằng với công lý. Như vậy, công lý trở thành quy tắc theo đó người ta có thể phán đoán không chỉ đặc tính luân lý của chính quyền lực mà còn là đặc tính thi hành quyền lực.

5. Trong phần thứ năm, người ta sẽ áp dụng kết luận của phần thứ tư vào những loại khác nhau của công lý và quyền lực : các mục đích của công lý – được định rõ qua công lý giao hoán (trao đổi), công lý phân phối, công lý hợp pháp (đóng góp) và công lý xã hội – đưa ra những chuẩn mực luân lý của quyền lực. Ngược lại, quyền lực thể hiện những phạm trù khác nhau của công lý cho hiệu quả. Chẳng hạn, một nhóm đóng vai trò người quyết đoán nhằm củng cố các quyền của khách hàng và vì thế cũng “cân bằng” tương quan tồn tại giữa người mua và kẻ bán (công lý giao hoán). Các nhóm nông thôn có thể sẽ sử dụng quyền lực xã hội của mình để yêu cầu một sự phân phối ruộng đất công bằng hơn, để trợ vốn một dự án nhằm cải thiện phẩm chất giảng dạy và các phương pháp giáo dục.

Năm điểm trên đây chứng minh rằng cả công lý và quyền lực không thể tồn tại một mình. Thật vậy, cả hai tuỳ thuộc lẫn nhau : công lý cần quyền lực để có thể hoạt động, và quyền lực cần công lý trong những gì có liên quan đến việc xác định tính luân lý của nó. Nếu có lúc nào cả hai tồn tại cách riêng rẽ, thì hoặc công lý không còn hiệu lực, hoặc quyền lực không còn một chuẩn mực đạo đức nào để hướng dẫn những người thi hành quyền lực. Như vậy, câu ngạn ngữ cổ xưa : “sức mạnh làm nên quyền hạn” thay thế quyền bính không hợp pháp, thay thế sức mạnh mà nó không còn cần thiết phải biện minh hoặc thay thế những thủ đoạn bằng thế quân bình mà công lý cố gắng tạo ra. Khi việc chiếm hữu các quyền phải tuân theo những thao túng, giảm bớt hoặc bãi bỏ, thì đối với người nắm quyền lực, nền tảng những tương quan xã hội với những người khác chỉ là sức mạnh thể lý. Nhân phẩm suy đồi trong quyền lực.

Khi công lý và quyền lực cùng tồn tại, thì chúng tái tạo một tập hợp các yếu tố có khả năng làm giàu nhân phẩm của con người, như là chia sẻ sức mạnh của Thiên Chúa, lập lại cân bằng trong xã hội, khám phá những phương tiện cho phép chúng ta đạt tới những mục đích của chúng ta. Nền tảng của thái độ lạc quan này là quyền lực luân lý xuất phát từ nguồn mạch mọi quyền lực là Chúa Cha, Đấng hoàn tất công trình của Người qua trung gian là Đức Giêsu, như Thánh Thần đã đảm bảo.

* * *

Quyền lực hoà nhập vào hệ thống những giá trị của một kitô hữu như thế nào? Theo quan điểm vừa tích cực vừa tiêu cực. Từ quan điểm tích cực, người ta có thể coi quyền lực như là đặc ân chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa, nhờ đó con người có một phần quyền lực này khi đưa ra một quyết định. Chúa Kitô đã biểu lộ việc chia sẻ tận cùng quyền lực của Thiên Chúa. Và mỗi kitô hữu cũng chia sẻ cùng một quyền lực này theo cách thức duy nhất tiếp sau những cam kết đặc biệt của mình. Việc chia sẻ quyền lực này cũng bao hàm trách nhiệm luân lý để sử dụng quyền lực mà làm giàu nhân phẩm con người và đạt đến những mục đích Kitô giáo. Kitô hữu phải biết rằng mình chia sẻ quyền lực này và hội nhập nó vào hệ thống những giá trị của mình. Vả lại, các kitô hữu không chỉ chia sẻ quyền lực mà còn chia sẻ bổn phận giải thích về các hoạt động của họ. Bổn phận này và trách nhiệm của họ tỷ lệ với quyền lực mà mỗi người trong họ chiếm hữu. Cuối cùng, kitô hữu chỉ có thể thiết lập công lý cách hữu hiệu và thực hiện các nghĩa vụ của tình yêu khi họ có quyền lực để củng cố quyền hạn và tình yêu.

Theo quan điểm tiêu cực, kitô hữu phải tuân theo nghĩa vụ không được sử dụng quyền lực của mình đi ngược với những chuẩn mực công lý và phải tuân theo nghĩa vụ cản trở sự thao túng của tình yêu, sự thái quá của sức mạnh và của sự thống trị. Kitô hữu khi quên sử dụng quyền lực của mình (chẳng hạn, vì cho phép những thao túng) là không làm tròn lời cam kết, lời hứa của mình để hoạt động cho Nước Thiên Chúa trị đến bằng cách chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa. (Như vậy, sự an toàn, trong một mức độ nào đó, không thể là một mục tiêu kitô hữu ; khi tận hiến cho Đức Giêsu, là cùng lúc một kitô hữu đi vào những hiểm nguy trong từng giây phút và người ấy phải hoà nhập lời hứa này – và như vậy cả sự hiểm nguy– vào đời sống thường ngày của mình).

Quan điểm kitô hữu còn chú ý hơn nữa tầm quan trọng về vai trò của Thánh Thần. Đối với quyền lực, tính cách năng động của cuộc sống kitô hữu bao hàm sự cần thiết để đạt đến những mục tiêu của nó. Vai trò hướng dẫn, soi sáng, định hướng kitô hữu, theo truyền thống, được gán cho Thánh Thần ; đó là một vai trò năng động : việc thi hành quyền lực được minh hoạ qua các mẫu gương về lòng can đảm kitô hữu trước hiểm nguy, về niềm hân hoan kitô hữu trong đau khổ và sự bình an kitô hữu giữa phong ba bão táp.

Tóm lại, quyền lực năng động này đem lại cho Kitô hữu “sự can đảm hiện hữu”. Vì vậy, việc thi hành quyền lực trở thành một sức mạnh văn minh hoá trong thế giới này, nhất là vì nó thu hút sức mạnh thể lý nhờ vào tình yêu.

Vậy để kết luận, chúng ta hãy nói rằng quyền lực không chỉ thực sự là không trung lập theo khía cạnh luân lý, mà nó còn có thể trở thành một phương tiện tích cực để đạt được những mục đích kitô hữu và văn minh hoá xã hội bằng cách khuyến khích việc thi hành công lý và tình yêu.

Giuse Hoàng Văn Hoà, O.P. chuyển ngữ

(Nguyên tác “Les aspects moraux du pouvoir” trong Pouvoir - Autorité – Service)

[1] R.GUARDINI, Power and Responsibility (Quyền lực và trách nhiệm), Henry Regnery Company, Chicago, 1961 (Die Macht : Versuch einer Wegweisung, Wurtzbourg, 1951).
[2] Ibid.
[3] Ibid., 3.
[4] H. COX, “Power” (Quyền lực), Dictionary of Christian Ethics, 265.
[5] R. GUARDINI, op. cit., 2.
[6] P. TILLICH, Love, Power and Justice (Tình yêu, quyền lực và công lý), Oxford University Press, New York, 1960, 47. Tillich đề cập chủ đề theo lý thuyết và đồng thời với chứng cứ là một trực cảm sâu kín, ông đưa ra những mối liên hệ hợp nhất những phương diện hữu thể của tình yêu, của quyền lực và của công lý.
[7] Op. cit., 4.
[8] W. MOLINSKI, “Authority” (Quyền bính), Sacramentum Mundi, vol. I, 130.
[9] A. BERLE, Power (Quyền lực), Harcourt, Brace & World, New York, 1969, 50. Berle đề nghị với chúng ta một bài thuyết trình dài, thực tế về quyền lực đồng thời dựa vào kinh nghiệm lãnh đạo, bổn phận và giáo dục của ông. Việc phân tích của ông đưa bài thuyết trình giả định sự tồn tại năm luật lệ về quyền lực.
[10] K. RAHNER, “The Theology of Power” (Thần học về quyền lực), Theological Investigations, IV, Helicon Press, Baltimore, 1969, 391-409 và đặc biệt 406.
[11] Ibid., 405.
[12] J. MILHAVEN, Toward a new Catholic Morality (Hướng đến một nền luân lý công giáo mới), Doubleday & Co., Garden City, N.J., 1970. Xem chương 2 : “Chúng ta chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa”, 29-42.
[13] R. GUARDINI, op. cit. 14.
[14] Ibid.
[15] K. DAVIS, Business, Society and Environment (Kinh doanh, xã hội và môi trường), (với R. BLOMSTROM), Mc Graw-Hill Book Company, New York, 1971, (Xuất bản lần II), 84-98. Davis đã đăt những nguyên tắc này trong “Understanding the social Responsibility Puzzle”, (Hiểu biết vấn đề nan giải về trách nhiệm xã hội), Business Horizons, Winter, 1967.
[16] R. GUARDINI, op. cit., 27.
[17] K. RAHNER, op. cit., 407-408.
[18] Ibid.
[19] Ibid., 409.
[20] D. O’CALLAGHAN, “The Meaning of Justice” (Ý nghĩa của công lý), Moral Theology Renewed (éd. E. Mc Donagh) McGill and Son, Dublin, 1966, 151-172, và đặc biệt 159.
[21] Ibid., 167-168.

Thời sự Thần học - Số 45, tháng 9 năm 2006. tr. 54-75. 

Thomas McMahon 👨 

Tu si Dòng Thánh Viator, Tiến sĩ Thần học.  


R. Guardini[1] đã viết : “Quyền lực có khả năng thay đổi thực tại”. Những tư tưởng, giá trị, niềm tin và tất cả mọi nguyên tắc thuộc loại này chỉ biến thành quyền lực khi con người hội nhập chúng vào cuộc sống cụ thể của con người để “tạo ra hai yếu tố : 1) một năng lực thực sự có khả năng thay đổi thực tại của những sự vật … và 2) ý thức về năng lực này, tức là ý chí xác định những mục đích loại biệt, đưa ra và điều khiển năng lực của ý chí hướng đến những mục đích loại biệt trên[2]”. Theo Guardini, bản chất của quyền lực là sự can thiệp của con người với tư cách tác nhân : “Quyền lực cần được điều khiển[3]”.

Chúng ta sẽ khảo sát khía cạnh khác nhau của quyền lực :
I. Quy định luân lý của quyền lực
II. Nghĩa vụ chiếm hữu quyền lực
III. Tương quan giữa Quyền lực và Công lý.

Bài này nghiên cứu chiều kích Kitô giáo của quyền lực.

I. Quy định luân lý của quyền lực


Quy định luân lý của quyền lực là một quá trình, đúng hơn là áp dụng những nguyên tắc tổng quát vào những hoàn cảnh đặc thù. Người ta có thể chia quá trình này thành năm giai đoạn :
  1. Quyền lực không phải là một sức mạnh trung lập.
  2. Quyền lực cần được điều khiển bởi con người.
  3. Con người vừa điều khiển quyền lực vừa đưa ra những quyết định
  4. Hành vi quyết định thực tế là thi hành quyền lực.
  5. Thi hành quyền lực bao hàm việc chiếm hữu quyền lực.

1. Quyền lực không phải là một sức mạnh trung lập


Người ta đã định nghĩa quyền lực như là “khả năng thực hiện những thay đổi[4]”, là “điều có thể thay đổi thực tại[5]” và là “hiện hữu thực sự. hiện tại hoá quyền lực tiềm ẩn bằng cách chống lại những đe doạ của hư vô[6]”. Như thế, quyền lực “nối kết” một người và “tính người” của họ với những người khác trong xã hội.

Vả lại, quyền lực cần phải tự hướng đến những mục đích chắc chắn và cần được hướng đến những mục đích ấy. Như vậy, phải có một tác nhân cùng lúc có nhận thức và ý chí. Khi tác nhân là con người, thì hành vi này hoàn toàn trở thành nhân tính và một hành vi thuộc loại này – một hành vi làm thay đổi người khác – trở thành một hiện tượng mà người ta có thể quan sát, chứ không chỉ là “lý thuyết”. Thật vậy, cách xem xét quyền lực tốt nhất là xem xét nó như là căn nguyên tạo lên một năng lực vô hạn,- một căn nguyên vốn không ngừng hoạt động và biến hoá luôn . Là một dạng năng lực biến chuyển không ngừng, quyền lực có “tính người” nhờ tác nhân của nó là con người. Theo đó, quyền lực không thể là trung lập ; quyền lực hoàn toàn là một hành vi con người-mà vốn không thể là trung lập, xét theo khía cạnh luân lý.


2. Quyền lực cần được điều khiển bởi con người


Guardini nhấn mạnh vào sự kiện “quyền lực tự thân không có một giá trị và một ý nghĩa gì cả[7]”. Quyền lực chỉ là một hiện tượng hay một sự kiện mà người ta có thể quan sát khi một ai đó chiếm lĩnh và sử dụng nó. Theo lý thuyết, quyền lực chỉ là một sự kiện tiềm ẩn. Quyền lực tồn tại khi tác nhân con người hướng nó về những cùng đích hay những mục tiêu nhất định. Nếu con người muốn quyền lực phục vụ mình, thì phải hướng năng lực của nó về mục đích phục vụ cho chính mình.. Quyền lực có ý nghĩa và giá trị khi tác nhân con người bắt nó phục vụ chính họ.

3. Con người sử dụng quyền lực bằng cách đưa ra những quyết định


Vì có khả năng biến đổi những người khác, nên quyền lực gắn chặt với những gì đang diễn ra khi người ta đưa ra một quyết định. Các quyết định điều khiển quyền lực. Mặc dù quyết định được căn cứ vào một quyền bính nào đó, nhờ những thủ đoạn hay sức mạnh, nhưng nó gần như diễn ra giống nhau trong mọi trường hợp. Phải luôn luôn đánh giá, ước lượng và xác định những ưu tiên theo một hệ thống cá nhân thực hiện một chức năng được quy định. Người nào đưa ra những quyết định căn cứ vào một quyền bính nào đó, thì phải đặt sự tuân phục lên trên, vốn là điều kiện thiết yếu để thi hành quyền lực trong trường hợp của người ấy. Ngược lại, người nào muốn thao túng người khác, thì thừa nhận một tầm quan trọng lớn lao theo cách thức hoạt động của họ và gán cho nó một giá trị to lớn ; việc tuân phục sẽ cản trở người ấy thi hành quyền lực. Người nào đưa ra những quyết định và sử dụng vũ lực thì thực hiện một thay đổi mà không được sự ưng thuận của cá nhân bị quyền lực chi phối ; do đó, quyền lực đánh giá hiệu lực phát sinh từ sự mất tự do trên những con người bị quyền lực thống trị. Trong mỗi thí dụ trên đây, việc thi hành quyền lực được thực hiện nhờ vào những gì xảy ra khi người ta đưa ra một quyết định. Chỉ có những mục đích và mục tiêu của mỗi cá thể đưa ra một quyết định là khác nhau, vì chúng phản ánh những giá trị và ưu tiên khác nhau.

Phải chăng quyền lực là một chức năng của quyền bính ? Trong tình trạng lý tưởng, W. Molinski quả quyết : “quyền bính xuất hiện những nơi mà người ta công nhận quyền bính cách tự do, và quyền bính không tồn tại những nơi mà nó trở thành quyền lực[8]”. Hơn nữa, quyền bính luôn luôn phục vụ những người khác và phục vụ tự do của họ. Mục tiêu của xã hội là một thế quân bình giữa quyền bính và tự do, cho phép tôn trọng cá nhân và những giá trị cá nhân. Khi người ta sử dụng quyền bính để bảo đảm việc tôn trọng những cá nhân, thì quyền bính phản ánh Thiên Chúa, là căn nguyên của tự do và quyền bính. Quyền bính huỷ hoại tự do khi nó sử dụng một quyền lực quá đáng hay ép buộc ; quyền bính xem nhẹ tự do khi nó quên đưa ra những chỉ dẫn bảo đảm sự phát triển bên trong và bên ngoài của cá nhân. Khi yêu cầu sự đồng ý tự do cá nhân, thì một người chiếm giữ một vị trí giành cho người ấy quyền bính không được chống lại những người khác ; quyền bính để ý hơn về ý nghĩa luân lý của người khác. Do đó, quyền bính trên hết, là một sức mạnh hay một quyền lực luân lý có khả năng biến đổi những người khác bằng cách thức tỉnh ý thức của họ. Như vậy, việc thi hành quyền lực luân lý cũng là một chức năng của quyền bính.

Quyền lực luân lý được gắn với quyền bính, thừa nhận ý nghĩa luân lý của nó đối với những mục đích của người chiếm hữu quyền lực ; quyền lực, nhờ chính nó và trong chính nó, không có một chiều hướng và mục đích nào cả. Hơn nữa, một người, khi chiếm giữ một vị trí giành cho anh ta một quyền bính, trong việc thi hành quyền lực, thì cũng có thể sử dụng sức mạnh thể lý để bảo đảm lợi ích chung. Giống như chính quyền lực, sức mạnh thể lý cũng cần con người điều khiển. Khi quyền bính đi ngược với những chuẩn mực công lý, vì quyền bính sử dụng sức mạnh thể lý với mức thái quá hay theo cách thức tồi tệ, thì lợi ích chung bị tổn thất.

Vụ tai tiếng Watergate trong quá khứ chứng minh rằng việc thủ đắc, chiếm hữu hay thi hành quyền lực không phải lúc nào cũng hiển nhiên trong những hệ thống giá trị của chúng ta. Những ai nắm giữ quyền lực có thể phủ nhận sự tồn tại về quyền lực của họ hay từ chối hiệu quả của quyền lực trên những người khác, không chú ý hoặc từ chối chấp nhận quyền lực. Vả lại, dưới sự che đậy của trách nhiệm, quyền bính che dấu yếu tố quyền lực còn hơn là những thủ đoạn cá nhân và sức mạnh thể lý. Cho đến khi một người bị ép buộc đưa ra những quyết định nhận thấy vai trò của quyền lực trong hệ thống những giá trị của nó, thì người đó sẽ hành động với sự vô tri, và có thể chính người đó bị thúc đẩy hành động bởi sự vô tri của mình – một tình trạng nguy hiểm đối với những ai chịu những hậu quả về những quyết định của người ấy. Những người chịu tác động bởi những quyết định đầy quyền lực đều thừa nhận ngay rằng ai đó thi hành quyền, vì đó là kết quả những thay đổi trong cách xử sự của họ. Do đó, người đưa ra những quyết định có bổn phận cơ bản là biết nhận ra chính xác thứ quyền lực mà những quyết định của anh ta áp đặt lên người khác, phẩm chất và hiệu quả mà anh có.

4. Hành vi quyết định thực tế là thi hành quyền lực


Những tư tưởng không có quyền lực nào cả cho đến lúc người ta hoà trộn chúng với một quyết định ảnh hưởng đến người khác. Ngay như “triết lý về cuộc sống” cũng cần một sự phán đoán hết sức khôn ngoan trước khi có thể thực hành. Việc thi hành quyền lực (phụ thuộc những giá trị được tôn trọng bởi tác nhân liên quan đến sự hướng dẫn về quyền lực mà người ta đặt cho tác nhân đó) đòi hỏi một quyết định hướng đến hoạt động, đồng thời để ý đến sự thận trọng nhằm đảm bảo những phương tiện hữu hiệu cho phép đạt được cách hiệu quả những mục đích của tác nhân. Vậy tồn tại một tương quan trực tiếp giữa quyền lực và những phương tiện, cũng như giữa quyền lực và những mục đích. Thật vậy, việc chọn lựa những phương tiện là đưa ra một quyết định trong lãnh vực thực hành. Chính vì vậy, quyền lực trở thành thực tại trong hành vi thứ cấp (in actu secundo).

5. Việc thi hành quyền lực bao hàm việc chiếm hữu quyền lực


Adolf Berle quả quyết rằng “Chính sự hợp nhất của ba yếu tố : nhân loại, một nền triết lý và một nhóm người có khả năng tự tổ chức thành những thể chế (ngay cả những thể chế sơ đẳng), sinh ra quyền lực[9]”. Theo Berle, Giáo hội thời sơ khai (được miêu tả trong sách Công vụ Tông đồ, 1-2) là thí dụ cổ điển về cách thức người ta có thể chiếm hữu quyền lực nhờ phối hợp ba yếu tố này. Hơn nữa, sự phối hợp này đã tạo ra một “mô hình quyền lực” – kiểu Gestalt – có một tác dụng đến tất cả những ai ở xung quanh nó.

Trước khi chỉ ra cách thức người ta có thể chiếm hữu quyền lực, phải làm sáng tỏ những điểm sau đây : trước hết, trong phần này, việc chiếm hữu quyền lực chỉ áp dụng cho quyền lực có một tác dụng đến những người khác, ở đây, nó không phải là vấn đề của quyền lực luân lý. Thứ hai, việc chiếm hữu quyền lực có kết quả là sự chuyển đổi vị trí (locus) quyền lực của một con người hay một nhóm (terminus a quo) cho một người hay một nhóm khác (terminus ad quem) ; cũng thế, việc mất đi quyền lực kéo theo việc chuyển đổi vị trí của nó. Thứ ba, do việc chuyển đổi ổn định của quyền lực nên không thể đạt đến một sự cân bằng hoàn hảo tồn tại lâu ; những yếu tố con người của quyền lực (nhân loại, triết lý, tổ chức) luôn luôn thay đổi và vì vậy sinh ra một thế quân bình quyền lực không ngừng biến động.

Nhân quyền là nền tảng của việc chiếm hữu quyền lực. Tự do liên kết là một nét đặc sắc vốn có nơi con người diễn tả quyền hạn mà những cá nhân tự kết hợp vì lợi ích lẫn nhau nhằm đạt một mục đích hay một mục tiêu chung. Viêc thi hành quyền tự do liên kết này nảy sinh một nhóm người nắm quyền lực về kế hoạch tồn tại bằng cách hợp nhất con người, một nền triết lý, và một tổ chức. Vì thế, sự hợp nhất này hình thành việc phát sinh và việc chiếm hữu khởi đầu của quyền lực (xã hội).

Ngoài ra, con người có quyền sử dụng những phương tiện hữu hiệu để đạt những mục đích của mình. Người ta luôn luôn tìm kiếm những phương tiện này ở bên ngoài xã hội, ở đó các thành viên ít ra cũng cam kết không lấn át các quyền của người khác và thi hành các quyền hạn này vì những cá nhân hay những nhóm người. Như vậy, việc chiếm hữu quyền lực được gắn kết chặt chẽ với sự tự do liên kết (khi những quyền công dân cấm tự do liên kết, thì theo cách thức hữu hiệu, phải chăng những quyền này không công nhận những công dân bất lực ?). Vì thế, việc thi hành quyền liên kết tự do bao hàm sự tồn tại quyền chấp nhận quyền lực thiết thực nhằm đạt tới những mục đích liên kết tự do. Vậy quyền chiếm hữu quyền lực có nền tảng nơi quyền tự do liên kết. Hơn nữa, người ta cũng có thể chấp nhận rằng việc chiếm hữu quyền lực là một quyền có tương quan với quyền tự do liên kết.

Những phương tiện cần thiết để chiếm hữu quyền lực cũng có một chiều kích luân lý. Khi những phương tiện là trung lập xét theo khía cạnh luân lý, thì cùng đích đạt được cung cấp cho chúng những đặc tính. Về lý thuyết, quyền lực là trung lập xét theo khía cạnh luân lý nhưng không chắc ở trong một hoàn cảnh cụ thể. Khi cùng đích đạt được là một nhân đức luân lý – công lý, trong trường hợp này –, thì sự khôn ngoan xác định những phương tiện chiếm hữu quyền lực ; chẳng hạn một cuộc bãi công, theo nguyên tắc chung, có thể chấp nhận để đạt được một hợp đồng lao động thích hợp. Vả lại, phải đưa ra những phương tiện được sử dụng nhằm chiếm hữu quyền lực theo những tiêu chuẩn tỉ lệ, chẳng hạn một cuộc bãi công rầm rộ, thông thường sẽ không phải là một phương tiện tỉ lệ nếu như một hành động hợp pháp hay một sự phân xử là đầy đủ nhằm đạt một mục đích chính đáng.

Vì thế, việc chiếm hữu quyền lực phải tuân theo những quy tắc luân lý, cũng như việc thi hành quyền lực hay hành vi đưa ra một quyết định phải tuân theo những quy tắc về công lý trong mọi ngành của nó.

II. Nghĩa vụ chiếm hữu quyền lực


Người ta có thể bảo đảm tồn tại một nghĩa vụ chiếm hữu quyền lực bằng cách trả lời cho hai câu hỏi. Trước tiên, phải chăng những người nắm giữ quyền lực có bổn phận sử dụng quyền lực của họ nhằm giúp đỡ những ai không có quyền lực? Thứ hai, phải chăng những người không có quyền lực này có bổn phận chiếm hữu quyền lực? Hai câu hỏi trên gắn với nghĩa vụ chuyển đổi vị trí (locus) của quyền lực để vị trí này được phân chia bằng nhau có thể.

Theo nguyên tắc chung, người nắm giữ quyền lực có bổn phận giúp đỡ người không có quyền lực? Tiêu cực mà nói thì những người nắm giữ quyền lực không lấn át nhân quyền của những người tìm cách chiếm lĩnh quyền lực ; chẳng hạn, các luật dân sự đặt ra một sự phân biệt chủng tộc có lợi cho những người da trắng ở Nam Phi cưỡng bức quyền cơ bản về tự do liên kết, về bình đẳng đại diện và quyền về các loại tự do khác. Nhưng rất khó khó khăn để xác định nghĩa vụ tích cực mà những người nắm giữ quyền lực phải chia sẻ với những người không có quyền lực. Có thể đưa ra nhiều lý lẽ khẳng định việc tồn tại nghĩa vụ tích cực này.

Chính mục đích kitô hữu về tình yêu đưa ra lý lẽ đầu tiên. Kitô hữu, như K. Rahner tuyên bố, phải sử dụng quyền lực (thể lý) “để đặt được quyền bãi bỏ của mình[10]”. Chỉ cá nhân nào nắm quyền lực mới có những phương tiện tạo nên một thế quân bình tốt nhất trong xã hội ; chỉ người ấy mới có khả năng giúp đỡ những người không có quyền lực. Tình yêu kitô hữu đòi hỏi người ta chia sẻ quyền lực theo cách người ta có thể đạt được mục đích kitô hữu về sự thay đổi và trung lập hoá những tiến triển của quyền lực. Tình yêu trở thành nguyên do ngang nhau của quyền lực, và công lý (xã hội) trở thành phương tiện được sử dụng để đạt đến mục đích này.

Sự kiện chỉ quyền lực mới đảm bảo vững chắc các quyền hạn là lý do thứ hai để người ta phải chia sẻ quyền lực. Có nhiều thí dụ nhưng chỉ cần một cũng đủ để minh hoạ cho điểm này. Nói chung, ở Hoa Kỳ, tử hình là bắt buộc, nhất là với những người nghèo (và đặc biệt người da đen), là những người không thể có tiền để trả cho những luật sư giỏi bảo vệ cho họ. Thí dụ này cho thấy sự khác biệt giữa việc tồn tại các quyền hạn và việc thi hành những quyền hạn này. Việc thi hành các quyền hạn phụ thuộc vào tỉ lệ quyền lực mà người ta sắp đặt. K. Rahner dường như ám chỉ đến cùng một trạng thái các sự vật trong lời bình luận của ông về những khía cạnh bên trong tự do và quyền lực : “Theo quan điểm kitô hữu, không đủ để nói … rằng, ngay cả bị trói buộc, con người vẫn luôn tự do … Nếu bị trói buộc, thì người ta không thể hành động theo cách quả quyết chính xác, vì người ta đã thực hiện cách khác[11]”. Rahner tuyên bố tiếp rằng người nắm giữ quyền lực phải loại bỏ những hiệu quả của quyền ép buộc trên những người khác và thử thay thế những hiệu quả của quyền lực này bằng luật nội tại gọi là ý thức luân lý cá nhân. Theo đó, tự do đòi hỏi đồng thời một sức mạnh nội tại (quyền luân lý) để thi hành các quyền hạn và loại bỏ sức mạnh ngoại tại (sự ép buộc) từ những người nắm giữ quyền lực vào một thời điểm đã cho. Việc loại bỏ quyền lực cưỡng bức một người được bảo đảm bằng việc chia sẻ quyền lực.

Tư tưởng về việc con người chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa phát sinh một lý lẽ thứ ba : chúng ta phải chia sẻ quyền lực của chúng ta với những người khác như Chúa Cha chia sẻ quyền lực của Người cho chúng ta. Dựa vào lối giải thích của sách Sáng Thế (St 1,26-28), J. Milhaven quả quyết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người và chia sẻ quyền lực của Mình cho con người[12]. Guardini cũng đi đến cùng một kết luận : “Sự “giống hình ảnh” về bản tính của con người với Thiên Chúa là do con người có khả năng thi hành quyền lực … Việc thi hành quyền lực là thiết yếu nơi những gì liên quan đến nhân tính của quyền lực[13]”. Milhaven so sánh tình trạng này với tình trạng của một người cha đã giao phó những công việc của mình cho người con trai trưởng thành ; người cha theo dõi đứa con, nhưng ông để cho anh ta đưa ra mọi quyết định. Cũng thế, Thiên Chúa đã chia sẻ quyền lực của Ngài trên thế giới cho con người. Vậy “chia sẻ” quyền lực là uỷ nhiệm quyền lực, mà ở đây được hiểu là nghĩa vụ giải thích và chịu trách nhiệm về quyền lực. Vả lại, sự chia sẻ này tất yếu đưa đến việc kitô hữu phải nhấn mạnh hơn tầm quan trọng về những nghĩa vụ tích cực của mình. Một trong những nghĩa vụ này đòi hỏi kitô hữu chia sẻ quyền lực với những người khác để “những người khác” có thể có được “quyền điều hành và tồn tại, đồng thời, tuân theo nghĩa vụ thi hành quyền này” (đã sử dụng diễn ngữ của Guardini[14]).

Cũng như mọi nghĩa vụ tích cực, nghĩa vụ “chia sẻ quyền lực” thiếu sự giải thích rõ ràng khi nói đến việc xác định căn tính của những người có liên hệ đến quyền lực : ai phải chia sẻ quyền lực? chia sẻ với ai? Những nghĩa vụ trở nên mập mờ và không rõ ràng. Nhiều người có liên quan đến quyền lực tự tạo cho mình một tư tưởng khác nhau về những ưu tiên và những nhu cầu. Đâu là những chuẩn mực phải hướng dẫn việc chia sẻ quyền lực?

Người ta có thể lập ra một chuẩn mực chung dựa trên những ý niệm về công lý của Kinh thánh và tình yêu kitô hữu. Kitô hữu trao ban – và trao ban quyền lực của mình – đồng thời trở thành một món quà trọn vẹn cho anh em mình, theo gương Đức Kitô. K. Davis[15] đề nghị một nghĩa vụ chính xác hơn (nhưng luôn tổng quát) trong nghiên cứu của ông về việc sử dụng quyền lực của các nhóm. Davis gợi ý hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất tạo ra một thế quân bình giữa quyền lực và trách nhiệm : quyền lực xã hội càng quan trọng bao nhiêu, thì nghĩa vụ vừa sử dụng quyền lực này vừa nắm giữ trách nhiệm của nó (nghĩa là đúng theo những nhu cầu thời đại của xã hội) càng cấp thiết bấy nhiêu. Một thí dụ minh hoạ cho nguyên tắc này. Công ty ABC và công ty XYZ sắp đóng cửa các nhà máy cùng quan trọng như nhau ở hai nơi khác nhau. Nhà máy mà công ty ABC sắp đóng cửa nằm trong một thành phố nhỏ, gần như hoàn toàn phụ thuộc vào công ty ABC về những gì liên quan đến vấn đề xin việc, thuế má và sự phồn thịnh kinh tế của công ty nói chung. Công ty XYZ sắp đóng cửa một nhà máy nằm trong một thành phố rất lớn, trong đó có nhiều phương tiện thoả mãn vấn đề xin việc, trợ cấp thuế má và khả năng cho những nhu cầu kinh tế khác. Phải công nhận rằng tất cả những dữ kiện khác về tình hình đều quan trọng cho cả đôi bên, công ty ABC có một bổn phận cấp thiết hơn công ty XYZ từ việc bù trừ những mất mát tiền nợ cho đến những hiệu quả quyền lực của mình (chẳng hạn, vừa giúp đỡ nhân viên tìm kiếm những công việc khác trong những thành phố khác, vừa khuyến khích các công ty khác được ổn định trong các thành phố nhỏ đang nói đến, …).

Nguyên tắc thứ hai là “luật thép về trách nhiệm” : dần dà những ai không sử dụng quyền lực của mình theo cách xã hội coi là hợp với trách nhiệm của họ thì sẽ đánh mất quyền lực. Những xung đột giữa các công nhân và ông chủ là một thí dụ cho nguyên tắc thứ hai này. Do sự từ chối của các ông chủ để đối xử với những nhân viên theo cách thức phù hợp với trách nhiệm của họ, nên các xí nghiệp công nghiệp đã đánh mất quyền điều khiển các công nhân của họ. Vì những xí nghiệp này không muốn chia sẻ quyền lực của họ cho các công nhân, nên những xí nghiệp này đã đánh mất quyền lực đó vì sự gia tăng một quyền mạnh hơn và đối lập với quyền lực của họ, một quyền lực của các nghiệp đoàn công nhân. Vị trí quyền lực được chuyển từ những người làm thuê sang những viên chức trong nhiều trường hợp.

Vả lại, hai nguyên tắc này dường như có một đặc tính khá phổ quát nhằm áp dụng cho bất kỳ thể chế xã hội nào : Giáo hội, chính phủ, đại học, công đoàn, câu lạc bộ hoặc gia đình. Thực tế, hai nguyên tắc này có liên hệ đến những người (đôi khi cả những người đeo mặt nạ vô danh) bên trong những thể chế : mỗi cá nhân, một cách tích cực hay thụ động, thuộc về những thể chế xã hội. Mỗi người trong chúng ta chiếm giữ một phần quyền lực xã hội hay chịu những hiệu quả của quyền lực ấy.

Hai nguyên tắc này có thể cũng chứa đựng một chiều kích tôn giáo. Đạo đức của anh em Tin Lành về quản trị, khái niệm Do thái về Zedakah và truyền thống công giáo về những khía cạnh xã hội thuộc quyền chiếm hữu riêng phản ánh phương trình : quyền lực xã hội = trách nhiệm xã hội. Thiên Chúa đòi hỏi mỗi cá nhân mà Thiên Chúa đã cho “nhiều hơn” phải chia sẻ với cá nhân đã lãnh nhận “ít hơn”.

Tính trách nhiệm càng “cứng như thép” thì phần thưởng càng là “điều tất yếu”. Theo dòng lịch sử, nguyên lý trên đã ảnh hưởng đến phần lớn những tôn giáo thuộc nền văn minh Tây phương. Khái niệm này hiện diện cách ẩn tàng trong việc so sánh quyền lực được chia sẻ do Milhaven đề xuất. Không một hệ thống luân lý nào, không ngôn ngữ pháp lý nào - dù có “chẻ sợi tóc làm tư”, hay ngay cả một “kẻ bung xung”, cũng không chứng minh được sự thành công hay thất bại về những công việc của một người cha.

Phương trình : quyền lực xã hội = trách nhiệm xã hội (tích cực) và luật sắt về trách nhiệm (tiêu cực) diễn tả cùng một ý tưởng, ý tưởng đó phải chia sẻ quyền lực đúng theo những trách nhiệm của mỗi người và những trách nhiệm ấy diễn tả nghĩa vụ chia sẻ quyền lực tinh tế hơn một chút.

Câu hỏi thứ hai nêu lên vấn đề tồn tại một nghĩa vụ chiếm lĩnh quyền lực. Những ai không chiếm giữ quyền lực có thể muốn lẩn tránh để thủ đắc quyền lực – sau khi Sa ngã, quyền lực của con người bị hoà lẫn với sự huỷ diệt và bạo lực, sự đồi bại tinh thần và sự sự huỷ hoại nhân phẩm của những người nắm giữ quyền lực. Lịch sử đưa ra rất nhiều những thí dụ về hậu quả tàn phá của quyền lực. Nhưng, theo nguyên tắc chung, những thí dụ này minh hoạ việc sử dụng quyền lực về kinh tế, xã hội, hay chính trị ; những thí dụ này không liên hệ đến quyền lực luân lý mà nhờ nó con người nói chung và kitô hữu nói riêng thực hiện sự phát triển trọn vẹn nhân phẩm của họ. Con người, không nghi ngờ gì nữa, có nghĩa vụ tìm kiếm quyền lực bảo đảm sự phát triển của chính mình, của anh em đồng loại và sự phát triển của Kitô giáo.

Trước hết, những ai không chiếm hữu quyền lực thì có bổn phận tránh để bị thao túng hay chi phối. Cá nhân để bị chi phối chắc hẳn là muốn lẩn khéo những trách nhiệm của mình và tránh mọi nỗ lực ; người ấy không theo gương Chúa Giêsu mà “cả cuộc đời minh hoạ sự biến đổi quyền lực thành khiêm nhường[16]”. Căn nguyên của sự khiêm nhường đích thật là hành động nhờ đó Con Thiên Chúa đã trở nên người phàm và sống cuộc đời nhập thể theo ý Chúa Cha. Vai trò của Đức Giêsu là từ bỏ quyền lực nơi chính mình ; vấn đề không phải là tính ích kỷ từ chối chấp nhận quyền lực và những trách nhiệm nó mang đến. Đức Giêsu đã chỉ ra con đường cho các Kitô hữu. Người đã “dám” trở nên khiêm hạ bằng cách tự do vượt qua từ một vị trí quyền bính đến thân phận nô lệ, trong khi chính Người từ bỏ quyền lực với một sự tự chủ hoàn hảo. Thật vậy, Đức Giêsu “can đảm trở nên” (Tillich) – Đấng Cứu Chuộc, Đấng Cứu Độ, bằng việc vâng phục Chúa Cha. Cách hành động của Đức Giêsu đối lập với cách hành xử của những người khước từ “trở nên” những người thực sự, những kitô hữu đích thực.

Hơn nữa, những ai không chiếm hữu quyền lực đều có bổn phận tối thiểu thủ đắc quyền lực luân lý, bởi vì quyền này cần thiết cho một cá nhân chiếm hữu được một quyền lực nội tại nào đó để có khả năng yêu thương. Mục đích kitô hữu về tình yêu chính mình và tình yêu người thân cận – là “một trong những giới luật lớn nhất” – chỉ có thể đạt được nếu, để khởi sự, một cá nhân chiếm hữu quyền lực của tình yêu.

Tuy nhiên, sự tồn tại nghĩa vụ thủ đắc quyền lực luân lý không cho phép chúng ta suy luận rằng một bổn phận tối thiểu là kết quả của việc tìm kiếm một quyền lực ngoại tại. Tất cả những gì người ta có thể làm là chứng tỏ các nhu cầu của xã hội, cả sự kiện một người có khả năng sử dụng quyền lực đúng theo những trách nhiệm của mình và nhiều người giới hạn các thí sinh khác về quyền lực, đều tạo ra một bổn phận tích cực. Một nghĩa vụ thuộc loại này là ngẫu nhiên đến nỗi không có chuẩn mực tổng quát nào lại không gắn với nghĩa vụ ấy, vì việc vi phạm nghĩa vụ này thì nhiều hơn việc theo đuổi nó.

Dẫu sao, một cá nhân có thể chiếm lĩnh quyền lực ngoại tại “nếu cá nhân đó thấy rằng những người khác sử dụng quyền lực không tốt và nếu anh ta cảm nhận nơi mình sự hiện diện của một sức sáng tạo thực sự[17]”. Nhưng người nắm giữ quyền lực nhận ra “bản chất nghiêm trọng của quyền lực (thể lý), những giới hạn riêng và cái nhìn hạn hẹp của mình[18]”. Mặc dù người ta thừa nhận rằng sức mạnh thể lý là do nguồn gốc tội lỗi (thực chất nó không phải là tội lỗi), nhưng kitô hữu có thể sử dụng sức mạnh này, và đối với người ấy đó là một gánh nặng hợp pháp và rất cần thiết ; kitô hữu không thể từ bỏ quyền lực thể lý mà lại không từ bỏ tự do con người (quyền lực thể lý tương thuộc với tự do con người). Thật vậy, sức mạnh này thì lớn hơn “yếu tố hiện sinh hiển nhiên của hiện hữu con người”. “Vì hiện hữu con người tồn tại hoặc với tư cách là hiện thân của tội lỗi, ích kỷ, nổi loạn chống Thiên Chúa và không kiên nhẫn do thiếu đức tin …, hoặc với tư cách là sự nỗ lực của đức tin để hiểu rằng người ta không thể tin cậy vào quyền lực và quyền lực cũng chẳng mang lại phần thưởng gì, nhưng người ta chấp nhận nó với sự vâng phục bởi đó là một gánh nặng được Thiên Chúa gởi đến bao lâu con người còn ao ước quyền lực[19]”.

Những người nắm giữ quyền lực phải chia sẻ quyền lực của họ cho những người không có quyền lực như thế nào? Câu trả lời phụ thuộc vào các đặc tính sáng tạo, vào tài phát minh, và vào sự tinh thông mà những người nắm giữ quyền lực đem lại trong việc tìm kiếm những phương pháp hữu hiệu để thực hiện. Phương pháp đơn giản nhất là sự uỷ thác quyền bính và cũng là sự uỷ thác trách nhiệm ; nghĩa là thừa nhận quyền lực bằng cách đưa ra những quyết định cho các cấp dưới. Việc chia sẻ quyền bính bao hàm một sự từ bỏ chính mình giống như Chúa Kitô ; việc chia sẻ quyền bính này càng quan trọng bao nhiêu thì việc từ bỏ chính mình càng lớn lao bấy nhiêu. Một phương pháp khác đặt ra như định đề hợp thức hoá thành ngữ : “Biết là có thể”. Trong xã hội hiện đại, ở đó việc liên lạc gần như là chớp nhoáng, việc hiểu biết trở thành một căn nguyên của quyền lực. Như thế, sự chia sẻ tự nguyện về hiểu biết trở thành một phương pháp hữu hiệu để chia sẻ quyền lực, nhất là nơi người có liên hệ đến các cá nhân không có quyền lực, là những người có quyền tìm kiếm và phát triển nhân cách và những tương quan xã hội của họ. Người ta có thể tìm thấy một phương pháp thứ ba trong việc áp dụng nguyên tắc quyền bính hỗ trợ, trong đó các quyết định được đánh giá ở mức độ thấp nhất có thể. Nguyên tắc này bảo vệ tự do và khuyến khích sự tham gia khi đưa ra một quyết định. Mặc dù nguyên tắc quyền bính hỗ trợ đưa ra một thách thức cho những người đang nắm giữ quyền lực, và đồng thời đòi hỏi sự tham dự vào các quyết định có ảnh hưởng đến một nhóm riêng biệt, nhưng nguyên tắc ấy cũng phụ thuộc vào mức độ dung thứ cho người chiếm hữu quyền lực. Nguyên tắc ấy cũng cùng bản chất với việc thủ đắc quyền lực qua sự hợp nhất.

Ai thực sự thử thách việc chia sẻ, thì đó là việc cải thiện những tình trạng làm xuất hiện những “con người mới bị thua thiệt về quyền lực” trong nền văn minh thị thành, những nạn nhân do việc phân biệt chủng tộc hay phân biệt khác, và những tình trạng khác tước đoạt những nhân phẩm của họ được Đức Phaolô VI đề cập trong Tông thư Octogesima Adveniens, ngày 14 tháng 5 năm 1971 : “Vấn đề ở đây là những câu hỏi, do đặc tính cấp thiết, tính trải rộng và phức tạp của chúng, trong những năm sắp tới, phải chiếm vị trí hàng đầu trong những mối lo của các kitô hữu …”

III. Tương quan giữa quyền lực và công lý


Chính trong việc thi hành công lý người ta mới có thể quan sát rõ ràng nhất việc sử dụng quyền lực trong bối cảnh kitô hữu. Vai trò của công lý là nhận biết phẩm giá con người qua việc thi hành nhân quyền. Và quyền lực “bảo đảm” cho việc thi hành các quyền này. Đối với những ai theo quan điểm truyền thống về nhân quyền, công lý cần quyền lực để trả lại bổn phận cho mỗi người. Với những ai thích quan điểm thừa nhận sự quan trọng nhất về nhân phẩm, công lý cần quyền lực “để đảm bảo lòng tôn trọng nhân phẩm của một người và cho người đó những gì là bổn phận theo đặc tính cá nhân chịu trách nhiệm về số phận riêng của mình[20]”. Giả như quan điểm này cũng có một thiên hướng kitô hữu, thì công lý, được tăng cường bởi quyền lực, “không chỉ đòi hỏi những động cơ mới mà còn yêu cầu một chiều kích mới … Kitô hữu, với tư cách là Kitô hữu, có những quyền hạn trong lĩnh vực công lý và khi yêu cầu người ta tôn trọng những quyền ấy, thì người này có thể làm gia tăng giá trị cho một tước hiệu, tước hiệu người anh em trong Chúa Kitô. Trong Kitô giáo, đặc tính của công lý được biến đổi[21]”. Cả hai quan điểm truyền thống và quan điểm thừa nhận tầm quan trọng nhất của nhân phẩm đều áp đặt nghĩa vụ tích cực tôn trọng phẩm giá của người khác. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra : quyền lực gắn bó như thế nào với lòng tôn trọng các quyền của người khác ? Quả thực, câu hỏi này nêu lên một vấn đề về tương quan giữa quyền lực và công lý. Người ta phân chia việc nghiên cứu tương quan này thành năm phần :
  1. Quyền lực cần thiết để thể hiện công lý cách hiệu quả.
  2. Nguồn gốc của quyền lực là “ngoại tại”.
  3. Quyền lực và công lý là hướng đến người khác (ad alterum).
  4. Công lý là căn nguyên luân lý xác định quyền lực.
  5. Bản chất công lý xác định bản chất quyền lực.
* * *

1. Theo quan điểm tác nhân, công lý áp đặt nghĩa vụ không được lấn át trên quyền của một người khác là vì một vài điều kiện (chính sự sống, nhu cầu thực tại hoá chính mình, nhu cầu chiếm hữu hay đòi hỏi kitô hữu). Mặc dù, về mặt trí tuệ, tác nhân nhận biết sự tồn tại của nghĩa vụ này, nhưng lúc đó người ấy chỉ chính xác qua ý hướng của mình ; nên để chính xác cách hiệu quả, tác nhân phải chiếm hữu và sử dụng quyền lực. “Người khác” có một quyền hạn, nhưng sự bình đẳng của công lý không thuộc về anh ta. Các quyền thì không đủ, con người cần quyền lực để thể hiện công lý. Chẳng hạn, Hội đồng đại kết các Giáo hội nhận thấy rằng nạn phân biệt màu da ở Nam Phi là một sự tồi tệ và Hội đồng đã thử sử dụng quyền lực kinh tế của mình nhằm thay đổi những phương pháp tuyển mộ và thải hồi của những công ty quốc tế như Tổng Công ty Motors, Xerox, … Quyền lực kinh tế của Hội đồng đại kết các Giáo hội, vừa diễn tả qua trung gian các cổ đông, vừa không ảnh hưởng bao nhiêu đến nỗi buộc những công ty này thay đổi phương pháp của họ và làm cho các công ty này nên công minh. Vẫn còn thiếu thế quân bình về một nạn phân biệt bất công.

Theo quan điểm của “kẻ khác”, một cá nhân không thể thi hành quyền của mình nếu người ấy không có quyền lực. Một người Da đen Nam Phi, nơi đó nạn phân biệt màu da đang thống trị, có quyền cơ bản là được đối xử xứng đáng. Nếu anh ta không có quyền lực thi hành quyền này – nhờ một hành động hợp pháp của công lý, những phong tục xã hội hay sức mạnh – thì thật vô ích khi anh ta yêu cầu những người khác tôn trọng quyền ấy. Mặc dù quyền lực (kinh tế, xã hội, chính trị hay luân lý) không tạo ra sự tồn tại của một quyền hạn (“sức mạnh không làm nên quyền hạn”), nhưng nó là năng lực cần thiết để thi hành những quyền hạn và giúp tạo nên một nền công lý ở cấp độ hiện sinh. Nhờ quyền lực, người ta có được sự bình đẳng, là mục tiêu của công lý. Không có quyền lực, các quyền hạn vẫn ở trong hành động đầu tiên (in actu primo). Với ai đang có những hiệu quả của quyền hạn cũng như ai đang thi hành quyền hạn, thì quyền lực thể hiện công lý cách hiệu quả. Đó là điểm đầu tiên của chúng ta.

2. Phần thứ hai của chúng ta liên quan đến nguồn gốc của quyền lực : quyền lực thể hiện công lý hiệu quả luôn luôn xuất phát từ “ngoại tại”. Nghĩa là quyền lực không đến từ chính cá nhân, cũng không từ một nhóm – quyền lực không đến từ một nhóm nếu như nó gắn với việc thi hành công lý xã hội, quyền lực không đến từ một quốc gia nếu như nó gắn với việc thi hành công lý quốc tế ; quyền lực không đến từ chính cá nhân nếu như nó liên quan đến công lý kitô hữu. Tắt một lời, quyền lực không tự sinh ra chính mình. Sự trợ giúp kinh tế cho các nước châu Âu bị chia xé bởi chiến tranh đã tạo điều kiện bành trướng kinh tế cần thiết cho việc thiết lập Thị trường chung. Luật dân sự là một nguồn gốc “ngoại tại” của quyền lực tương hợp với các công đoàn và với một thiểu số ở Hoa Kỳ. Sau một cuộc cách mạng, một quốc gia cần được biết đến bởi những nguồn “ngoại tại” trước khi tham dự vào đời sống quốc tế như các quốc gia khác. Quyền của một thai nhi được sống chỉ có thể được thi hành nếu như quyền lực Nhà nước bảo đảm kéo dài sự tồn tại của thai nhi nhờ luật dân sự. Ngay cả sự hợp nhất giữa con người, triết lý và những thể chế cũng chứa đựng những yếu tố “ngoại tại” như là sự tự do liên kết.

3. Điểm thứ ba nhắc cho chúng ta bối cảnh xã hội của công lý và quyền lực. Công lý luôn luôn hướng tới người khác (ad alterum). Theo định nghĩa, quyền lực là cái gì có khả năng thay đổi những cái khác. Một cá nhân không thể đúng với chính mình ; cũng vậy, người nắm quyền lực không thể tự thay đổi chính mình vì lý do đơn giản là người đó chiếm hữu quyền lực. Theo định nghĩa, người nắm quyền lực không thể thao túng quyền lực, không thể áp đặt quyền lực bằng sức mạnh, không thể sử dụng quyền lực trong quan điểm riêng của mình. Như vậy, công lý và quyền lực, cả hai cùng thích hợp với những thứ khác.

4. Phần thứ tư phát sinh từ phần thứ ba : công lý là nguyên nhân luân lý xác định quyền lực. Quyền lực không phải là trung lập về mặt luân lý ; người ta luôn luôn thi hành quyền lực trong bối cảnh của con người. Quyền lực liên quan đến những người khác và không thể tồn tại nếu không có họ ; thật vậy, quyền lực thúc đẩy những người khác hành động và biến đổi họ. Trong hành vi năng động, quyền lực tôn trọng các quyền của những người khác hoặc là xâm phạm đến những quyền ấy. Và các quyền là mục tiêu của công lý. Vậy quyền lực đón nhận sự hướng dẫn luân lý đầu tiên khi nó phù hợp những quy tắc công lý hoặc vi phạm những quy tắc ấy.

Nhưng việc thi hành quyền lực phải tuân theo sự tác động sáng suốt để đưa ra một quyết định theo ba bước sau đây : quan sát, phán đoán, hành động. Sự sáng suốt xác định đâu là những loại quyền lực cần thiết để thể hiện công lý cho hiệu quả trong trường hợp đặc biệt. Từ ba bước này, thứ tự hành động cho thấy tính tốt nhất, tính năng động của quyền lực là “giải thoát” để hướng đến thực tại cân bằng với công lý. Như vậy, công lý trở thành quy tắc theo đó người ta có thể phán đoán không chỉ đặc tính luân lý của chính quyền lực mà còn là đặc tính thi hành quyền lực.

5. Trong phần thứ năm, người ta sẽ áp dụng kết luận của phần thứ tư vào những loại khác nhau của công lý và quyền lực : các mục đích của công lý – được định rõ qua công lý giao hoán (trao đổi), công lý phân phối, công lý hợp pháp (đóng góp) và công lý xã hội – đưa ra những chuẩn mực luân lý của quyền lực. Ngược lại, quyền lực thể hiện những phạm trù khác nhau của công lý cho hiệu quả. Chẳng hạn, một nhóm đóng vai trò người quyết đoán nhằm củng cố các quyền của khách hàng và vì thế cũng “cân bằng” tương quan tồn tại giữa người mua và kẻ bán (công lý giao hoán). Các nhóm nông thôn có thể sẽ sử dụng quyền lực xã hội của mình để yêu cầu một sự phân phối ruộng đất công bằng hơn, để trợ vốn một dự án nhằm cải thiện phẩm chất giảng dạy và các phương pháp giáo dục.

Năm điểm trên đây chứng minh rằng cả công lý và quyền lực không thể tồn tại một mình. Thật vậy, cả hai tuỳ thuộc lẫn nhau : công lý cần quyền lực để có thể hoạt động, và quyền lực cần công lý trong những gì có liên quan đến việc xác định tính luân lý của nó. Nếu có lúc nào cả hai tồn tại cách riêng rẽ, thì hoặc công lý không còn hiệu lực, hoặc quyền lực không còn một chuẩn mực đạo đức nào để hướng dẫn những người thi hành quyền lực. Như vậy, câu ngạn ngữ cổ xưa : “sức mạnh làm nên quyền hạn” thay thế quyền bính không hợp pháp, thay thế sức mạnh mà nó không còn cần thiết phải biện minh hoặc thay thế những thủ đoạn bằng thế quân bình mà công lý cố gắng tạo ra. Khi việc chiếm hữu các quyền phải tuân theo những thao túng, giảm bớt hoặc bãi bỏ, thì đối với người nắm quyền lực, nền tảng những tương quan xã hội với những người khác chỉ là sức mạnh thể lý. Nhân phẩm suy đồi trong quyền lực.

Khi công lý và quyền lực cùng tồn tại, thì chúng tái tạo một tập hợp các yếu tố có khả năng làm giàu nhân phẩm của con người, như là chia sẻ sức mạnh của Thiên Chúa, lập lại cân bằng trong xã hội, khám phá những phương tiện cho phép chúng ta đạt tới những mục đích của chúng ta. Nền tảng của thái độ lạc quan này là quyền lực luân lý xuất phát từ nguồn mạch mọi quyền lực là Chúa Cha, Đấng hoàn tất công trình của Người qua trung gian là Đức Giêsu, như Thánh Thần đã đảm bảo.

* * *

Quyền lực hoà nhập vào hệ thống những giá trị của một kitô hữu như thế nào? Theo quan điểm vừa tích cực vừa tiêu cực. Từ quan điểm tích cực, người ta có thể coi quyền lực như là đặc ân chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa, nhờ đó con người có một phần quyền lực này khi đưa ra một quyết định. Chúa Kitô đã biểu lộ việc chia sẻ tận cùng quyền lực của Thiên Chúa. Và mỗi kitô hữu cũng chia sẻ cùng một quyền lực này theo cách thức duy nhất tiếp sau những cam kết đặc biệt của mình. Việc chia sẻ quyền lực này cũng bao hàm trách nhiệm luân lý để sử dụng quyền lực mà làm giàu nhân phẩm con người và đạt đến những mục đích Kitô giáo. Kitô hữu phải biết rằng mình chia sẻ quyền lực này và hội nhập nó vào hệ thống những giá trị của mình. Vả lại, các kitô hữu không chỉ chia sẻ quyền lực mà còn chia sẻ bổn phận giải thích về các hoạt động của họ. Bổn phận này và trách nhiệm của họ tỷ lệ với quyền lực mà mỗi người trong họ chiếm hữu. Cuối cùng, kitô hữu chỉ có thể thiết lập công lý cách hữu hiệu và thực hiện các nghĩa vụ của tình yêu khi họ có quyền lực để củng cố quyền hạn và tình yêu.

Theo quan điểm tiêu cực, kitô hữu phải tuân theo nghĩa vụ không được sử dụng quyền lực của mình đi ngược với những chuẩn mực công lý và phải tuân theo nghĩa vụ cản trở sự thao túng của tình yêu, sự thái quá của sức mạnh và của sự thống trị. Kitô hữu khi quên sử dụng quyền lực của mình (chẳng hạn, vì cho phép những thao túng) là không làm tròn lời cam kết, lời hứa của mình để hoạt động cho Nước Thiên Chúa trị đến bằng cách chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa. (Như vậy, sự an toàn, trong một mức độ nào đó, không thể là một mục tiêu kitô hữu ; khi tận hiến cho Đức Giêsu, là cùng lúc một kitô hữu đi vào những hiểm nguy trong từng giây phút và người ấy phải hoà nhập lời hứa này – và như vậy cả sự hiểm nguy– vào đời sống thường ngày của mình).

Quan điểm kitô hữu còn chú ý hơn nữa tầm quan trọng về vai trò của Thánh Thần. Đối với quyền lực, tính cách năng động của cuộc sống kitô hữu bao hàm sự cần thiết để đạt đến những mục tiêu của nó. Vai trò hướng dẫn, soi sáng, định hướng kitô hữu, theo truyền thống, được gán cho Thánh Thần ; đó là một vai trò năng động : việc thi hành quyền lực được minh hoạ qua các mẫu gương về lòng can đảm kitô hữu trước hiểm nguy, về niềm hân hoan kitô hữu trong đau khổ và sự bình an kitô hữu giữa phong ba bão táp.

Tóm lại, quyền lực năng động này đem lại cho Kitô hữu “sự can đảm hiện hữu”. Vì vậy, việc thi hành quyền lực trở thành một sức mạnh văn minh hoá trong thế giới này, nhất là vì nó thu hút sức mạnh thể lý nhờ vào tình yêu.

Vậy để kết luận, chúng ta hãy nói rằng quyền lực không chỉ thực sự là không trung lập theo khía cạnh luân lý, mà nó còn có thể trở thành một phương tiện tích cực để đạt được những mục đích kitô hữu và văn minh hoá xã hội bằng cách khuyến khích việc thi hành công lý và tình yêu.

Giuse Hoàng Văn Hoà, O.P. chuyển ngữ

(Nguyên tác “Les aspects moraux du pouvoir” trong Pouvoir - Autorité – Service)



[1] R.GUARDINI, Power and Responsibility (Quyền lực và trách nhiệm), Henry Regnery Company, Chicago, 1961 (Die Macht : Versuch einer Wegweisung, Wurtzbourg, 1951).
[2] Ibid.
[3] Ibid., 3.
[4] H. COX, “Power” (Quyền lực), Dictionary of Christian Ethics, 265.
[5] R. GUARDINI, op. cit., 2.
[6] P. TILLICH, Love, Power and Justice (Tình yêu, quyền lực và công lý), Oxford University Press, New York, 1960, 47. Tillich đề cập chủ đề theo lý thuyết và đồng thời với chứng cứ là một trực cảm sâu kín, ông đưa ra những mối liên hệ hợp nhất những phương diện hữu thể của tình yêu, của quyền lực và của công lý.
[7] Op. cit., 4.
[8] W. MOLINSKI, “Authority” (Quyền bính), Sacramentum Mundi, vol. I, 130.
[9] A. BERLE, Power (Quyền lực), Harcourt, Brace & World, New York, 1969, 50. Berle đề nghị với chúng ta một bài thuyết trình dài, thực tế về quyền lực đồng thời dựa vào kinh nghiệm lãnh đạo, bổn phận và giáo dục của ông. Việc phân tích của ông đưa bài thuyết trình giả định sự tồn tại năm luật lệ về quyền lực.
[10] K. RAHNER, “The Theology of Power” (Thần học về quyền lực), Theological Investigations, IV, Helicon Press, Baltimore, 1969, 391-409 và đặc biệt 406.
[11] Ibid., 405.
[12] J. MILHAVEN, Toward a new Catholic Morality (Hướng đến một nền luân lý công giáo mới), Doubleday & Co., Garden City, N.J., 1970. Xem chương 2 : “Chúng ta chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa”, 29-42.
[13] R. GUARDINI, op. cit. 14.
[14] Ibid.
[15] K. DAVIS, Business, Society and Environment (Kinh doanh, xã hội và môi trường), (với R. BLOMSTROM), Mc Graw-Hill Book Company, New York, 1971, (Xuất bản lần II), 84-98. Davis đã đăt những nguyên tắc này trong “Understanding the social Responsibility Puzzle”, (Hiểu biết vấn đề nan giải về trách nhiệm xã hội), Business Horizons, Winter, 1967.
[16] R. GUARDINI, op. cit., 27.
[17] K. RAHNER, op. cit., 407-408.
[18] Ibid.
[19] Ibid., 409.
[20] D. O’CALLAGHAN, “The Meaning of Justice” (Ý nghĩa của công lý), Moral Theology Renewed (éd. E. Mc Donagh) McGill and Son, Dublin, 1966, 151-172, và đặc biệt 159.
[21] Ibid., 167-168.