Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 73-88.
_Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Lan Hải 🙋
“Hạt giống tốt sẽ sinh ra hạt giống tốt,
Nhan sắc mỹ miều sẽ tạo ra mỹ miều.
Sự sản sinh tuy rằng do Tạo hóa,
Nhưng thực hiện nó là nhiệm vụ của con người”.
(Venus and Adonis 167- Shakespeare)
TÌNH DỤC đem lại niềm hoan lạc chính đáng cho con người, giúp cho tình yêu vợ chồng mở ngỏ cửa cho sự sống, diễn tả sự phong phú của Thiên Chúa và góp phần xây dựng nền văn minh tình yêu. Khi người đàn ông và người đàn bà nên một thân xác với nhau, là họ đã mở ngỏ cửa đón nhận sự truyền sinh. Một đứa bé sẽ dựa vào giờ phút gặp gỡ ấy mà bước vào cuộc sống. Con người chúng ta đã được sinh ra và từ đó lại tiếp tục sinh ra những con người.
Chúng ta được sinh ra là một màu nhiệm!
Sự ra đời của mỗi người là một xác suất bí ẩn đầy may mắn giữa một trong gần nửa tỉ tinh trùng mà người cha tặng người mẹ chỉ trong một lần gặp gỡ với một trong số 400 – 500 trứng mà người mẹ có thể rụng trong suốt cuộc đời của bà. Phải trải qua một thời gian dài hơn hai thế kỷ với biết bao sai lầm, nhân loại mới biết được sự gặp gỡ đơn giản mà kỳ diệu này.
Tinh trùng (dài 0,06mm, riêng cái đầu 1/200mm) là tế bào duy nhất của cơ thể người biết bơi, và di chuyển với một tốc độ đáng ngạc nhiên: 3mm/phút! Nó gồm đầu, cổ và đuôi. Đầu tròn nhỏ chỉ khoảng 5 micron, giữ vai trò chủ yếu, vì chứa nhân tức là toàn bộ trí thông minh của tế bào, phần cực đầu có enzyme làm mỏng vỏ trứng.
Phần cổ có các hạt ty lạp thể như loại pin năng lượng giúp tinh trùng di chuyển, vì thế tinh trùng của một số bệnh nhân và người cao tuổi chỉ có thể lơ lửng ở tử cung hoặc ngách lên của vòi trứng mà không thể đi đến cùng chặng đường tìm kiếm trứng (vì ... hết pin!). Cái đuôi dài gấp 7 - 10 lần cái đầu, khoảng 50 micron giúp tinh trùng di chuyển.
Trùng (đường kính 0,15 - 0,25mm) nằm trong nang trứng (nang trứng trưởng thành có kích thước 19-26mm) là tế bào lớn nhất cơ thể, chứa nhân tế bào và nhiều chất dinh dưỡng như một thứ của để dành cho đứa con ăn đường. Nhân của trứng chứa một nửa vốn liếng di truyền của người mẹ đang chờ đợi gặp gỡ nửa còn lại từ người cha để làm nên một tế bào mới là đứa con.
Người đầu tiên nhìn thấy cuộc gặp gỡ này là nhà sinh học người Pháp Gustave Adolphe Thuret (1817-1875). Ông quan sát thấy tế bào sinh dục đực lọt vào trong trứng ở những động vật biển năm 1854. Hai mươi năm sau, nhà phôi học người Đức Oskar Hertwig (1849-1922) thấy một tinh trùng duy nhất chui vào trứng ở loài nhím biển có thân hình trong suốt, sau đó nhân của chúng hợp lại thành một nhân chung cho tế bào con, rồi một hàng rào chất hóa học bao quanh trứng ngăn cản những tinh trùng khác tiếp tục xâm nhập.
Ở người, sự thụ tinh diễn ra lãng mạn chẳng kém gì câu chuyện cổ tích ta đã thuộc lòng thời thơ ấu "Người đẹp ngủ trong rừng". Các hoàng tử tinh trùng đổ bộ vào vùng đầm lầy ẩm ướt âm đạo, đâu đâu cũng có axít khiến hàng triệu chàng chết gục ngay những bước đầu tiên trên chặng đường hành hương. Các chàng chỉ có 12 giờ để lên đường cứu công chúa trứng, mặc dù cuộc tìm kiếm có thể kéo dài 2-3 ngày, thậm chí 1 tuần. Vượt qua ma trận cổ tử cung, nhiều chàng chui vào những ngõ cụt, nhiều chàng bị đội quân bạch cầu ăn thịt, khoảng 1 triệu chàng sống sót bơi ngược theo dòng nước trơn nhầy trong suốt, lọt qua cổng dẫn lối vào con đường sống (cổ tử cung) trong một cuộc tranh đua lành mạnh mà ai thắng cũng là người chiến thắng. Để rồi chỉ còn lại vài chục ngàn chàng vào được tử cung, 8 phần 10 số đó theo một tiếng gọi bí ẩn (hóa hướng động) rẽ sang bên vòi trứng nơi mà công chúa trứng đang say giấc nồng, số còn lại khờ khạo cắm đầu bơi sang vòi trứng bên kia chẳng có ai đợi mình cả! Lúc này chỉ còn vài trăm chàng bơi giữa rừng lông rung (cilia) mềm mại uốn lượn như thảm lúa non nên chặng đường bớt gian nan hơn, nhưng nhiều người vẫn kiệt sức gục ngã. Tới khi tiến đến gần lâu đài còn soáng soùt chưa tôùi một traêm. Các chàng vây xung quanh lâu đài và cùng chung sức mở cửa thành. Thời gian sắp hết, quả là một cuộc so tài hiếm có để chọn ra người giỏi nhất (không có giải nhì), vì chỉ có một nàng công chúa thôi. Chàng đây rồi! Một cú va chạm mạnh khiến anh xuyên thủng tường thành với sức lực phi thường có thể đẩy ra xa một vật thể nặng hơn mình gấp 10 lần rồi lách người vào và tháo bỏ bộ áo giáp trước khi bước vào phòng công chúa. Một nụ hôn thần thánh đánh thức nàng dậy và kết hợp hai người với nhau. Lúc này đây, cánh cửa lâu đài đóng sập lại không cho bất cứ ai vào.
Nhưng câu chuyện tình này không kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích. Cứ 6 cuộc gặp gỡ thì chỉ 1 cuộc đi tới chuyện "trăm năm", còn 5 cuộc tan vỡ và tự đào thải. Đó chính là bàn tay của Tạo hóa giúp lọai bỏ những trứng trống hoặc dị tật. Cái phôi bé bỏng còn gặp bao thăng trầm trên bước đường phát triển thành thai nhi suốt 9 tháng 10 ngày trong dạ mẹ. Nhưng ngay từ khi tinh trùng gặp trứng là sự sống mới đã được hình thành. Thật là một mầu nhiệm, bởi vì tác phẩm tuyệt vời được tạo ra chính là bạn, là tôi, là mỗi người chúng ta trên mặt đất mênh mông này.
Sau này nhiều người trong số đó sẽ có người yêu, rồi kết hôn, rồi chung sống với người bạn đời. Người đàn bà sẽ có thai, mầm sống ấy cần được trân trọng, bảo vệ và nâng niu – một sản phẩm đặc biệt do sự kết hợp của người chồng, người vợ và cả Thượng Đế nữa. Bắt đầu từ khoảnh khắc thụ tinh, tế bào độc nhất ấy chứa toàn bộ mật mã di truyền - một chương trình đ được an bài: Là trai hay gái? Màu tóc, màu mắt và làn da như thế nào? Nhóm máu? Một vài bệnh tật kèm theo? ... Dường như bé được nhận từ dòng họ gien di truyền như 1 gia tài – bộ nhớ của gia đình. Nhưng mỗi bé là một bí mật và là một bất ngờ.
Tuần đầu tiên
Ba mươi giờ sau khi thụ thai, hợp tử vừa di chuyển chầm chậm xuống tử cung vừa phân chia theo cấp số nhân đôi. Từ tế bào đầu tiên, nó phân chia thành 2 tế bào vẫn dính liền nhau, rồi sau đó thành 4 và cứ thế thành 8, 16, 32, 64,... Nếu 2 tế bào thay vì dính với nhau lại tách rời ra như 2 mảnh cuả hạt đậu, sẽ tiếp tục nhân đôi lên 1 cách độc lập và tạo thành 2 đứa trẻ song sinh giống nhau như đúc, nếu vì lý do nào đó 2 nửa tách ra muộn, sẽ có 2 bé song sinh dính liền nhau ở đâu đó trên cơ thể. Đôi khi có 2, 3 trứng rụng từ một hay cả hai buồng trứng và được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau, chúng phát triển thành các trẻ song sinh cùng phái hay khác phái, không hoàn toàn giống nhau. Sau 5 ngày, nó thành một khối giống trái dâu tây, gọi là phôi bào và phát triển liên tục cho đến con số khổng lồ sáu mươi ngàn tỷ (60.000.000.000.000) tế bào cấu tạo nên cơ thể khi con người được sinh ra! Quy trình thụ thai đđược tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối vì vậy trong vòng 3 tuần đầu tiên, người phụ nữ có thể chưa thực sự mang thai.
Tuần 2 – 4:
Sau 15 ngày, phôi hình thành 3 lá phôi:
- Lá trong cùng hình thành hệ thống tiêu hóa, gan, lách.
- Lá giữa tạo ra xương, cơ, tim, phổi và thận.
- Lá ngoài tạo da (cơ quan tiếp xúc có diện tích lớn nhất cơ thể), hệ thần kinh, giác quan (mắt, tai,...)
20 tuần đầu của thai kỳ là quan trọng nhất. Người mẹ cần tránh tiếp xúc với tia X (chụp phim) cũng như một số dược phẩm được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, tránh bệnh Rubella (bệnh sởi Đức),… vì chúng có nguy cơ làm đảo lộn quá trình hình thành các bộ phận khác nhau, gây dị tật cho thai.
Tuần 5
Khối tế bào lớn rất nhanh và trở thành một phơi mầm. Có chiều dài khoảng 1cm (tính từ đỉnh đầu đến gót mông Crown-Rump Length CRL), lớn gấp 10 ngàn lần so với lúc ban đầu, mắt mũi miệng đang bắt đầu hình thành, chưa có xương sọ, tay chân xuất hiện như những cái vây nhỏ.
Với những chị em có kỳ kinh đều, dấu hiệu ban đầu của quá trình mang thai chính là “đến tháng mà không thấy”. Que thử nhanh (quick stick) sẽ cho biết chính xác. Nếu que thử không lên 2 vạch, có thể thử lại sau một vài ngày khi lượng hormone nhau thai trong nước tiểu tăng lên.
Mối liên kết với quá khứ của thai nhi: Cái đuôi sẽ rụng vào tuần thứ 7, đến tuần thứ 9 mầm chân phát triển thành bàn và các ngón chân.
Tuần 6
Phôi mầm lúc này đã trở thành một phoâi thai thực sự, cỡ 1 hạt đậu với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành. Dài 15mm, tim đập 140 - 150 lần/phút (gấp 2 lần mẹ). Lòng bàn tay đã tượng hình, 5 chồi ngón tay đã nhú ra, ngón cái độc lập. Thời kỳ này phôi thai rất dễ bị dị dạng nếu mẹ sử dụng thuốc không đúng. Hệ thống máu phơi thai tách khỏi mẹ v cĩ thể có nhĩm mu khc với nhĩm mu mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành cuống rốn, là đường liên kết giữa 2 hệ thống tuần hoàn của mẹ và con.
Bánh nhau
Có một cơ quan duy nhất chung giữa mẹ và thai, đó là bánh nhau nối bởi dây rốn. Là một cơ quan mềm như một ổ bánh gatô, đường kính khi phát triển tối đa là 20 phân, bánh nhau bám vào niêm mạc tử cung, nhờ đó tiếp xúc trực tiếp với máu mẹ- nguồn các chất dinh dưỡng cho thai.
Lọc các chất gây hại cho bé nhưng tiếc thay không có khả năng ngăn chặn vi khuẩn, độc chất có trong rượu, thuốc lá và một số loại thuốc mà người mẹ dùng. Nhau cũng dự trữ các chất canxi, chất sắt và tiết ra các kích thích tố cần thiết cho bé trong quá trình tăng trưởng, đồng thời giúp đào thải các chất cặn bã.
Dây rốn
Thai có tim, phổi và các nội tang nhưng hoàn toàn trao đổi sự sống với mẹ qua dây rốn. Dây rốn cực kỳ quan trọng, chả thế mà để chỉ ai đó hay tỏ ra quan trọng, người đời thường nói "anh ấy tưởng mình là cái rốn của vũ trụ"! Dây rốn dài khoảng 50-60cm, đường kính 1,5cm là đường tiếp liệu duy nhất truyền dưỡng chất, máu và dưỡng khí từ mẹ sang con. Thường nối điểm chính giữa của bánh nhau với rốn thai.
Tuần 7
Trái tim của bé bắt đầu tượng hình. Đầu to gần bằng thân. Dịch ối bảo vệ cấu trúc tinh xảo của phôi thai trước các chấn động từ thế giới bên ngoài. Các ngón tay ngày một lớn dần, có đường vân rõ ràng, và chẳng ai trên đời có dấu vân tay giống nhau.
Giai đoạn này nhìn chung các thai phụ thường đi tiểu nhiều hơn, hay buồn nôn, nôn ói, dễ khóc và hay cáu kỉnh.
Đây cũng là thời điểm các bà mẹ cần được chăm sóc cẩn thận bởi phoâi thai tiếp tục phát triển hay không chính là ở trong 12 tuần đầu tiên.
Nicotin và cacbon monoxyd trong thuốc lá làm co rút các mạch máu khiến dung lượng oxi của mẹ giảm. Từng hơi thở trên 1 điếu thuốc làm co luồng máu ở cuống rốn, khiến thai nhi bị stress. Một nghiên cứu mới đây cho thấy việc hút thuốc (thụ động hay chủ động) trong quá trình mang thai đều liên quan với tình trạng béo phì ở trẻ (trẻ lười vận động hơn). Hiện tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TPHCM là 22,7%.
Mẹ nghiện bia rượu gây nguy hại cho thai nhi: Trọng lượng giảm, sinh non thiếu cân, có khuyết tật về mắt và thị giác.
Tuần 8
Các bộ phận giới tính bên ngoài của phôi thai nam và nữ giống nhau, dù bên trong khác biệt rõ ràng. Có thể đếm được nhịp tim qua ống nghe. Đây là thời điểm có thể bắt đầu áp dụng thai giáo, nghĩa là giáo dục thai sản (haptonomie, từ tiếng Hylạp mang cả 2 nghĩa "xúc giác" và "cảm xúc").
Kỹ thuật siêu âm đầu dò (thiết bị siêu âm qua đường âm đạo) giúp phát hiện quá trình làm tổ có bị lệch vị trí hay không.
Hệ thần kinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là não bộ. Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của phơi thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn.
Về từ ngữ:
- Từ lúc thụ tinh cho đến tuần thứ hai, khối tế bào đang phân chia gọi là hợp tử, phôi bào.
- Kể từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8: phôi thai.
- Từ tuần thứ 9 trở đi đến khi sinh: bào thai, thai nhi.
Bo thai dài 4 cm, naëng 13g với phần đầu và ngực phân chia bởi một nếp gấp. Những cơ quan lớn, mắt và tai đều đang phát triển, có đủ các bộ phận nhưng hình thành chưa đầy đủ. Lửng lơ không trọng lượng trong nước ối. Trong mỗi tế bào có khoảng 100.000 gen. Rủi ro sẩy thai ít đi.
Tạng phủ con chính Ngài đã cấu tạo,
Dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
(Thánh vịnh. 138, 13)
Nước ối
Chất lỏng nằm trong bao màng ối này tác động như một chất đệm, bảo vệ bào thai khỏi hậu quả những cử động đột ngột của người me và các tác động của môi trường. Ngăn không cho bất cứ phần nào của thai dính vào thành bao, giúp bào thai lơ lửng và chuyển động suốt thời kỳ tăng trưởng như con cá trong môi trường nước.
Tuần 10
Bào thai đã có hình dạng khuôn mặt người. Lỗ mũi được thấy rõ và hai tai bắt đầu được phác họa. Đôi mắt là 2 khuôn ovan và một mí mắt hình thành bên ngoài thủy tinh thể. Ngay sau đó đôi mắt được bịt kín bởi 1 chất keo dính bảo vệ.
Siêu âm trong giai đoạn này là yêu cầu bắt buộc của lịch khám thai.
Tuần 11
Cuống rốn đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò cung cấp dưỡng chất và dẫn các chất thải ra khỏi bào thai. Thai nhi lúc này thực sự có hình dáng của một con người. Có thể thấy 2 buồng trứng ở thai gái.
Đây cũng là thời điểm thích hợp để bà mẹ tương lai có thể lần đầu tiên nhìn ngắm đứa con yêu của mình qua màn hình siêu âm.
Tuần 12
Thai lớn rất nhanh với chiều dài khoảng 10cm, nặng 35 gam. Có phản xạ mút và nuốt. Có tuyến nước bọt và tuyến tiêu hóa. Cảm nhận được mùi vị cuộc sống nhờ nuốt nước ối để lấy calo, bé uống nhiều ngụm nếu thấy ngòn ngọt và không uống nữa nếu thấy đắng (vị nước ối tùy vào thức ăn, gia vị và cảm xúc của mẹ). Thở nhờ dây rốn. Biết xả ra chất cặn bã.
Nếu bị cù nhẹ vào trán, bé quay đầu lại và cau mày. Nếu đụng nhẹ vào môi, có phản xạ mút và nuốt ngay. Có thể xếp khuỷu tay và cổ tay lại và víu lấy vật gì be bé.
Mọi đe dọa sẩy thai đã được giảm thiểu. Nhau thai đã khá hoàn chỉnh nhưng sẽ chỉ thực hiện được đầy đủ chức năng của mình ở tuần 14.
Tuần 13
Tử cung của người mẹ trở nên lớn hơn và bụng bắt đầu lộ. Thai nhi cao 13cm, đã có thể quay đầu rất dễ dàng. Đưông nét cô thể tinh tế,sắc sảo. Ở thai nhi trai, 2 tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng, tinh trùng đã hình thành trong các túi tinh và các tế bào đang hình thành hormone nam.
Nhịp độ phát triển thân mình chậm lại, nếu không sẽ nặng 80kg lúc sinh !
Tuần 14
Một phần 3 chặng đường gian nan đã qua nếu so với thời gian mang thai trung bình là 266 hoặc 280 ngày (phụ thuộc vào cách tính ngày đầu hay cuối chu kỳ kinh).
Giới tính của thai nhi được quyết định vào khoảnh khắc thụ tinh. Tuy nhiên, trong vài tháng đầu, cơ thể và các tuyến sinh dục của thai nhi trai hay gái giống nhau như đúc.
Nếu phụ nữ mang thai dùng hormone: (dùng thuốc ngừa thai hoặc nữ VĐV dùng nội tiết để tăng cường cơ bắp) có thể gây rủi ro làm giảm sự phát triển giới tính của thai nhi, không kể thai nhi là nam hay nữ.
Tuần 15
Hội chứng L. Down coù thể sẽ được phát hiện trong tuần này. Xét nghiệm máu và chọc ối sẽ cho kết quả chính xác bằng Chẩn đoán gen sớm - mẫu lông nhung màng đệm (CVS)
Tuy nhiên, những xét nghiệm chẩn đoán này có thể gây ra sẩy thai sau đĩ.
Tuần 16
Hệ thống lông tóc móng lúc này phaùt triển. Thai nhi giờ đã có các moùng chân và móng tay, lông mi và lông mày. Toàn bộ thân mình phủ một lớp lông tơ phát triển tới tuần cuối cùng trước khi chào đời (được xem là dấu vết còn sót lại của thủy tổ loài người). Có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối xung quanh.
Tuần 17
Thai đã có thể nghe ngóng tiếng động từ thế giới bên ngoài. Những tiếng động, nhất là những âm trầm làm dịch ối rung chuyển và truyền đến da bé. Qua tiếp xúc những rung động trên da, bé cảm nhận âm thanh trước khi nghe thấy.
Đây cũng là thời điểm người mẹ cảm nhận đưôc nhưõng cử động của con mình laên taên như một chuù caù con.
Tuần 18
Thai bắt đầu thể hiện sự hiếu động của mình. Bé nhào lộn trong buồng ối, di chuyển và cử động liên tục. Sự sống trong dạ mẹ thật náo nhiệt!
Tuần 19
Thai lúc này dài khoảng 15-20cm, nặng khoảng 300g. Những chiếc răng sữa đầu tiên đang hình thành dưới lợi.
Tuần 20
Thai dài 26-30cm, nặng 500 gr. Các bộ phận đã hoàn hảo, hình thành cả các tuyến vú. Hệ thống miễn dịch tự chống đỡ được sự viêm nhiễm. Có thể có những cơn nấc cụt kéo dài 15-30 phút!
Toàn cơ thể phủ một lớp sáp mỏng gọi là chất gây giúp bảo vệ làn da khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn.
Siêu âm lúc này cho biết chính xác giới tính của bé. Tuy nhiên, tại tất cả các bệnh viện, các bác sĩ không được phép tiết lộ giới tính của thai nhi.
Tuần 21
Bà mẹ cảm thấy thở gấp hơn vì tử cung lúc này chèn ép leân cơ hoành, xâm lấn không gian của phổi. Có thể đi siêu âm để kiểm tra nội tạng và sự phát triển của bé.
Những đứa trẻ có mẹ thường xuyên đi bộ và đi bơi khi mang thai seõ tích cực vận động hơn trẻ khác 3- 4%. Mặc dù sự chênh lệch khá nhỏ nhưng kết quả này phần nào hé mở lý do tại sao chỉ trong hơn thập kỷ qua, số trẻ béo phì đã tăng gấp đôi và hiện nay cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ thừa cân.
Tuần 22
Sự phát triển của các giác quan: Vị giác được hình thành với sự nảy chồi của lưỡi và thai nhi có thể cảm nhận được qua sự đụng chạm.
Tuần 23
Khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh (năm đầu sau sinh vẫn còn dấu hiệu thóp trước và thóp sau)
Tuần 24
Tai bắt đầu hoạt động và cảm nhận được âm thanh và giọng nói bên ngoài. Nhờ vào những tiếng nói lúc xa lúc gần này, ngay khi trong bụng mẹ, bé nhận thức được ngoài môi trường dịch ối quanh mình còn có một không gian khác nữa. Nhận biết được tiếng động và làm quen với những âm thanh.
Nếu vì lý do nào đó, beù ra đôi sôùm thì cơ hội sống sót khá lớn. Có thể cứu sống một trẻ sinh non 24 tuần tuổi nhưng nó có thể gặp vấn đề về hô hấp sau này, rất nhẹ cân và dễ bị nhiễm khuẩn.
Tuần 25
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn phát triển chiều cao, cân nặng của thai nhi.
Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra các biến chứng thai sản do cao huyết áp. Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác nhưng có thể liên quan tới phản ứng của hệ miễn dịch của người mẹ với vật thể lạ (thai nhi) hoặc nhau thai. Nếu tình trạng trầm trọng, sẽ được chỉ định mổ để cứu mẹ.
Tuần 26
Da dẻ của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa (không còn nhìn thấy các mạch máu dưới da) mà ngày càng đục dần, giống với tình trạng khi bé sinh ra.
Tuần 27
Lúc này thai nhi dài khoảng 34cm và nặng khoảng 800g.
Người mẹ nên lưu ý cung cấp đủ lượng nước hàng ngày, khoảng 2,4 - 3 lít/ngày, bao gồm nước uống, sữa các loại, trà, sinh tố, nước canh, nước rau luộc, cháo, nước dùng của bún, phở, hủ tiếu,…
Tuần 28
Thai nhi di chuyển, xoay người hoặc lộn nhào, có lúc quẫy đạp để tỏ ra mình đang bực bội hoặc khó chịu. Nếu sợ hãi, có thể nằm im lìm rất lâu trong góc nhỏ của mình. Lượng nước ối khoảng 1lít. Lớp mỡ dưới da bao khắp thân mình chuẩn bị sẵn sàng để bé được sinh ra, vì không khí bên ngoài không ấm áp như trong dạ mẹ.
Nên mẹ đi khám thai định kỳ.
Đối với một số bà mẹ không có nhóm máu Rh (gọi là Rh(-) giống hồng cầu của khỉ) cần được xét nghiệm. Bởi hồng cầu của bào thai là Rh(+) sẽ kích thích cơ thể mẹ sản xuất kháng thể anti Rh, lần có thai đầu ít có tai biến cho thai nhi, nhưng lần sau, nếu thai vẫn là Rh(+) kháng thể anti Rh sẽ từ mẹ truyền qua con theo đường nhau thai và làm ngưng kết hồng cầu của thai. Tùy theo mức độ ngưng kết daãn đến sẩy thai hay thai chết lưu.
Tuần 29
Nếu là thai gái: Âm vật có thể thấy rõ giữa 2 môi, mầm buồng trứng đã có tế bào trứng non được bọc trong các tế bào sinh dưỡng.
Một số thai phụ bị chứng tê buồn ô chân, chaúng hạn cảm giác kieán bò, bị chuột rút (vọp bẻ), nóng ở gót chân hoặc khó ngủ vào buổi tối khiến người mẹ có cảm giác cần phải thức dậy và đi loanh quanh. Hiện chưa rõ chứng này có gây hại gì không nhưng làm các bà rất khó chịu.
Tuần 30
Thai có tóc, lông mi, lônh mày, móng tay. Bộ phận sinh dục ngoài hoàn tất, có tế bào gốc ở buồng trứng và tinh hoàn.
Ngưôi mẹ có thể cảm nhận hoặc không cảm nhận được các cơn co dạ con nhẹ nhẹ bắt đầu ở thời điểm này, không tuân theo quy luật, không gây đau. Nếu các cơn co dạ con gây đau và diễn ra >4 lần/giờ, cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Tuần 31
Thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối. Rọi đèn cực sáng vào bụng mẹ, thai sẽ áp sát lại, dù ánh sáng đó đã bị thành bụng mẹ làm lu mờ đi, như ta cảm nhận ánh mặt trời qua mí mắt khép lại. Nên cho thai nhi được nghe nhạc suốt thai kỳ và nghe cha mẹ đọc đi đọc lại vài truyện kể trước khi sinh một tháng, để tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, tiếp thu, khái quát, hòa hợp khi chào đời.
Ngực của người mẹ giờ tiết ra một chất lỏng trong trong, dinh dính – đó chính là sữa non. Nguồn dinh dưỡng giàu calo này rất quý giá với bé và sẽ sớm chấm dứt, chuyển sang sữa bình thường chỉ vài ngày sau khi bé chào đời.
Tuần 32
Bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh nếu chào đời. Lúc này thai nhi dài khoảng 42cm, nặng 2,2kg, giảm cử động vì chỗ nằm đã chật chội hơn, tay và chân gấp lên ngực. Sau này một số người vẫn nằm cuộn tròn theo tư thế này khi nằm ngủ hoặc khi có chuyện trăn trở hay buồn phiền.
Tuần 33 - 34
Khoảng 97% thai nằm ổn định ở vị trí đầu chúc xuống dưới, sẵn sàng để chào đời (gọi là ngôi chỏm hoặc ngôi thuận, dân gian có câu "đầu xuôi đuôi lọt"). Nếu bé vẫn chưa xoay đúng thế thì đây là lúc các bác sĩ sẽ vần giúp bé về đúng vị trí.
Người mẹ có cảm giác ăn mau no hơn do bào thai chèn ép dạ dày. Tốt nhất hãy ăn thành nhiều bữa, bất cứ khi nào thấy đói.
Tuần 35 - 36
Đây là thời điểm tốt nhất để thảo luận với bác sĩ nếu người mẹ có kế hoạch sinh mổ (Césariene)
Đầu bé đã sẵn sàng để lọt xuống khung xương chậu bất cứ khi nào.
Tuần 37 - 38 - 39
Phổi đã sẵn sàng để bé trở thành một cá thể độc lập.
Những tuần cuối cùng của thai kỳ là thời điểm bé đang tập trung để tăng trưởng về trọng lượng.
Bé sinh ra trong tuần này không còn bị xếp vào diện “đẻ non” nữa. Mọi thay đổi về dáng vẻ và trọng lượng của mẹ sẽ kết thúc trong tuần này.
Tuần 40
Về lý thuyết, bé sẽ chào đời trong tuần này. Cổ tử cung của người mẹ đã sẵn sàng cho việc sinh bé và trở nên mềm hơn. Mẹ tăng 10-15kg (thai chỉ chiếm 1/3 trọng lượng, phần còn lại là bánh nhau, nước ối, cặp ngực, tử cung và dung tích máu tăng)
Tuần 41
Đây là giới hạn cuối cùng cho những bé bướng bỉnh, không chịu chui ra.
Ra đời:
Thai đã phát triển hoàn chỉnh sau 266 ngày trứng thụ tinh. Vào lúc thai nhi lọt lòng mẹ, người hộ sinh sẽ kẹp cuống rốn khi thấy dây rốn ngừng lay động (để bé tiếp tục được hưởng nguồn máu từ bánh nhau), một cây kẹp ở gần rốn của bé và một cây kẹp khác cách đó 2-3cm, sau đó dây rốn được cắt đi ở khoảng giữa hai cái kẹp.
Đường tiếp liệu giữa mẹ và thai nhi bị cắt đứt. Tiếng khóc bật lên. Nhưng không phải vì em bé bị đau, cũng không hề thấy giọt nước mắt nào. Đó là vì không khí tràn vào 25 triệu phế nang cuả bé, lỗ thông giữa hai buồng tim đóng lại, một làn không khí đi qua cổ họng bé vào phổi làm rung lên những dây thanh âm. Có bé la toáng lên, có bé thốt lên một tiếng nho nhỏ đáng yêu, có bé kêu oa oa, có bé phải đợi sau khi bác sĩ hút đờm dãi và kích thích mới chịu cất tiếng,…mỗi bé chào đời một kiểu. Nhưng bé đã được một tuổi rồi đấy (tuổi mụ), bởi vì:
“Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy:
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự”
( Thánh vịnh 138, 14)
Mỗi bé chào đời đều được Tạo hóa ban tặng 2 phản xạ quan trọng:
- Phản xạ bú mút,
- Phản xạ cầm nắm (Monro).
Cùng với sự có mặt của bé, người chồng ngày nào đã trở thành người cha, người vợ ngày nào đã trở thành người mẹ. Nếu không có em bé thì đã chẳng có cha mẹ! Đây là một cuộc dấn thân quan trọng và chính con cái đã giúp các bậc cha mẹ trở thành người cha người mẹ tốt.
KẾT LUẬN
- Sự sống con người là hồng ân, là ơn ban, là quà tặng vô giá của Tạo hóa.
- Sự sống bắt đầu từ hành vi trao hiến đầy tình yêu thương giữa vợ và chồng.
- Phẩm giá của sự sống là trao ban, tự nhiên, độc nhất, suốt đời, yêu thương.
- Là sự sáng tạo, không phải là sự chế tác.
- Phá thai,
- Ngừa thai nhân tạo,
- Thụ tinh nhân tạo,
- Tự tử,
- Cái chết êm dịu (an tử).
Hãy phục hồi tình yêu cho Sự sống.
Trả lại sự sống cho Tình yêu".
Có lẽ tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp:
- ĐÓN NHẬN SỰ SỐNG TỨC LÀ ĐỨNG VỀ PHE SỰ SỐNG
- SỰ SỐNG KHƠI TUÔN SỰ SỐNG
- THÂN THỂ TÌNH YÊU LÀM NGUỒN CHO TÌNH YÊU THÂN THỂ.
BẢNG CHUẨN TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ EM
Độ tuổi |
Giới tính |
Cân nặng |
Chiều cao |
Trẻ vừa sinh ra |
Bé trai |
3,3kg |
49,9cm |
|
Bé gái |
3,2kg |
49,1cm |
6 tháng tuổi |
Bé trai |
7,9kg |
67,6cm |
|
Bé gái |
7,3kg |
65,7cm |
1 tuổi |
Bé trai |
9,6kg |
75,7cm |
|
Bé gái |
8,9kg |
74cm |
18 tháng tuổi |
Bé trai |
10,9kg |
82,3cm |
|
Bé gái |
10,2kg |
80,7cm |
24 tháng tuổi |
Bé trai |
12,2kg |
87,8cm |
|
Bé gái |
11,5kg |
86,4cm |
36 tháng tuổi |
Bé trai |
14,3kg |
96,1cm |
|
Bé gái |
13,9kg |
95,1cm |
42 tháng tuổi |
Bé trai |
15,3kg |
99,9cm |
|
Bé gái |
15kg |
99cm |
48 tháng tuổi |
Bé trai |
16,3kg |
103,3cm |
|
Bé gái |
16,1kg |
102,7cm |
54 tháng tuổi |
Bé trai |
17,3kg |
106,3cm |
|
Bé gái |
17,2kg |
106,2cm |
60 tháng tuổi |
Bé trai |
18,3kg |
110 cm |
|
Bé gái |
18,2kg |
109,4cm |
Tài liệu tham khảo
- Atlas Giải phẫu người, Frank H. Netter M.D - NXB Y học 1997.
- Bé chào đời (A Child is born), Lennart Nilsson - NXBY học 2002.
- Cẩm nang mang thai và sinh con, Dr. Miriam Stoppard MD – NXB Trẻ 2004.
- Chín tháng phiêu lưu trong bụng mẹ, Dr. Catherine Dolto – Tolitch – NXB Trẻ 2004.
- Giáo lý hôn nhân và Gia đình, Phụ lục 5 v 6 của Uỷ ban Giáo lý Đức tin thuộc HĐGM VN - NXB Tôn giáo 2004.
- Sức khỏe sinh sản, BS Vương Tiến Hòa - NXB Y học 2001.
- Sinh lý học y khoa, Bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Y Dược - NXB Y học 2005.
- Tông huấn Familiaris Consortio, bản dịch của Lm Augustino Nguyễn Văn Dụ 2001.
- Thư của ĐGH Gioan Phaolo II gửi các gia đình 1994.
- Thần học luân lý – một cái nhìn mới, Lm Phêrô Trần Mạnh Hùng, C.Ss.R – NXB Tôn giáo 2004.
- Thân xác bạn là biểu hiện sự sống (Ton Corps fait pour la vie) Daniel Ange – NXB Le Sarment Fayard 1989.