Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 97-105.
_Giuse Hoàng Văn Hoà 🙋
Để sự sống thể xác con người được phát triển tốt đẹp, hài hoà, gia đình phải chung tay trong việc tìm lại các giá trị đạo đức sinh học, nhất là chống lại những lạm dụng làm tổn thương đến sự sống thai nhi, khinh miệt thân xác con người. Bài viết trình bày về giá trị nhân vị trong gia đình theo nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác con người. Qua đó, gia đình có thể thăng hoa những giá trị sự sống của nền văn minh tình thương, đồng thời loại bỏ những xu hướng vốn ảnh hưởng đến nền văn minh sự chết mà nhân loại đang phải đối diện.
Nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác con người dựa trên nền tảng ngôi vị. Mỗi người là một ngôi vị được Thiên Chúa hình thành. Thiên Chúa ban cho con người sự sống thể xác nằm trong ngôi vị nên “sự sống con người, không thể tách khỏi thân xác theo bản tính, tự thân là quý giá trước mặt Thiên Chúa, trong từng giây phút hiện hữu, thậm chí và nhất là khi nó yếu đuối, đau khổ, cận kề cái chết.”[2] Cho nên, sự sống thể xác của con người không thuộc quyền con người mà thuộc quyền của Thiên Chúa, và “chỉ một mình Đấng Tạo Hoá là chủ thể mới có quyền cho chết hay sống.”[3] Hơn nữa, con người vốn là một tinh thần nhập thể, qua và nhờ sự sống thể xác, ngôi vị thể hiện chính mình trong không gian và theo thời gian. Nhờ sự sống thể xác, con người có khả năng, giá trị riêng biệt và khác nhau trong xã hội và hướng đến tương lai. Do vậy, giá trị nền tảng ấy không cho phép con người hy sinh sự sống thể xác của mình, mà ngược lại cần phải bảo vệ nó cách chính đáng. Tuy nhiên, bên trên giá trị nền tảng ấy, người ta chỉ có thể hy sinh chính sự sống thể xác của mình trong trường hợp sự thiện tinh thần và luân lý không thể đạt được nếu không dâng hiến sự sống mình cách tự nguyện.[4]
Nguyên tắc bảo vệ sự sống giúp con người thấy được giá trị đích thực và quyền sống của con người. Con người và xã hội có thể đánh giá cách đúng đắn và khách quan về những hình thức xúc phạm nghiêm trọng đến sự sống thể xác của con người. Do đó, không ai có quyền huỷ hoại sự sống thể xác của chính mình hay người khác với bất cứ một lý do nào, ngay cả trường hợp phá thai vì lý do kinh tế hay dân số.[5] Đạo đức sinh học không cho phép con người giết chết hay xúc phạm đến sự sống con người vì mỗi ngôi vị đều mang tính tổng thể, có giá trị tự nó chứ không thuần tuý là một phần tử của xã hội. Chính vì thế “con người không được khinh miệt đời sống thể xác. Nhưng trái lại, con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng vì thân xác ấy do Chúa tạo dựng và phải được sống lại ngày sau hết.”[6]
Sự sống con người là ân huệ Thiên Chúa ban và là điều thiện hảo trổi vượt nên nguyên tắc bảo vệ sự sống không những là “nhiệm vụ Thiên Chúa trao cho mọi người”[7] mà cả xã hội cũng phải quan tâm, nhất là sức khoẻ cá nhân cũng như cộng đồng. Bảo vệ và cải thiện sức khoẻ cho con người cách xứng hợp là một đòi buộc về luân lý[8] thiết thực cho cuộc sống hôm nay. Thiết tưởng nơi gia đình, trong công sở, ngoài xã hội cần có những phương tiện và những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần thiết để sự sống thể xác con người ngày được nâng cao. Tôn trọng và yêu mến sự sống cùng với việc nâng cao sức khoẻ cho con người cần khởi đi từ sự bình đẳng giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hay những đất nước thuộc thế giới thứ ba.
Tôn trọng con người phải khởi đi từ nguồn gốc con người được hình thành trong bào thai đến khi trưởng thành và trở về với Thiên Chúa. Con người phải được nhìn nhận là hồng ân Thiên Chúa ban tặng chứ không được coi như một sản phẩm. Mỗi người phải tôn trọng đồng loại như người thân của mình trong mọi hoàn cảnh. Như thế, con người mới sống trong một cộng đoàn đích thực mà ở đó tình yêu Thiên Chúa sẽ ngự trị vì “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Cho nên, những gì nghịch lý với sự sống không những xúc phạm đến nhân vị của con người mà còn xúc phạm nặng nề đến danh dự của Thiên Chúa.[9]
Ngoài ra, đặc tính xã hội của con người cho thấy mối tương quan giữa sự thăng tiến nhân vị và sự phát triển của xã hội. Nhân vị chính là chủ thể và nguyên lý của mọi định chế xã hội. Trong cuộc sống, nhờ trao đổi và tương quan với người khác, con người được nâng cao và phát huy mọi khả năng, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu thiết thực cho sự sống thể xác của mình. Một mặt, những mối tương quan làm gia tăng nhân vị con người, nhất là việc bảo đảm những phúc lợi xã hội. Mặt khác, do tính ích kỷ và thói kiêu căng, con người có thể rơi vào những tình trạng suy đồi, có nguy hại đến sự sống, thậm chí làm giảm đi nhân vị của chính mình và người khác. Trước những thách đố về nhân vị, xã hội cần “ý thức hơn về phẩm giá cao trọng của con người, bởi vì con người vượt trên mọi loài và vì những quyền lợi cũng như bổn phận của con người là phổ quát và bất khả xâm phạm.”[10]
Trong cuộc sống, giá trị nhân vị của con người cần được bảo đảm và tôn trọng trong mọi lãnh vực, nhất là trong lãnh vực y khoa. Thầy thuốc chỉ được phép can thiệp trên sự sống của con người khi chính bệnh nhân tự do ưng thuận và hoàn toàn đồng ý.[11] Đó là nguyên tắc tôn trọng tính tự quyết của mỗi cá nhân. Vì thế, tuyên ngôn về hiệp hội y tế thế giới đề cao quyền quyết định liên quan đến sự sống của bệnh nhân, trong đó thầy thuốc phải thông báo cho họ biết về hậu quả của những quyết định này. Đặc biệt, việc thực nghiệm trên con người cần phải có sự thoả thuận tự do và sáng suốt của chủ thể và phải cho họ biết mục tiêu và ích lợi của việc nghiên cứu này. Trong thời chiến, hiệp hội y tế nghiêm cấm thực nghiệm trên tù nhân hay dân chúng của các quốc gia thuộc địa hoặc công dân thuộc các nước bị chiếm đóng.[12] Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp lạm dụng khi thử nghiệm sự sống con người. Nhiều khi bệnh nhân chỉ được hỏi cho có lệ chứ không có quyền quyết định. Từ đó, trong lãnh vực y khoa nảy sinh những phương pháp an tử hay cái chết êm dịu mà bệnh nhân trở thành những con số và những vật thể để thí nghiệm. Đó chính là thách đố còn nan giải của thời đại không chỉ cho xã hội mà ngay cả Giáo hội cũng phải quan tâm.
a. Từ tính tự do cá nhân đến thói ích kỷ trong gia đình
Việc chống lại sự sống thể xác có khi phát sinh từ những hoàn cảnh khó khăn, bi đát của gia đình. Hoàn cảnh đó có thể giảm thiểu trách nhiệm cá nhân hay hậu quả của nó. Thế nhưng ngày nay, con người đã vượt lên trên sự chọn lựa này. Tính tự do cá nhân không những chế ngự tâm hồn con người bằng cách “chối bỏ chính mình” mà còn khước từ tương quan xã hội vì “tự do sẽ tự huỷ và chuẩn bị loại bỏ tha nhân khi tự do không còn công nhận và tôn trọng mối dây cấu thành nó với sự thật.”[13] Từ đó, những giá trị luân lý trong xã hội thay đổi, ngay cả quyền sống của con người. Tự do cá nhân đã đồi bại đến độ phi đạo đức, thực hiện quyền lực chuyên chế trên người khác. Vì thế, người ta không ngần ngại từ chối đón nhận một trẻ sơ sinh hay đã mạnh dạn đòi hỏi quyền được phá thai.
Ngoài ra, tự do cá nhân còn đưa đến thói ích kỷ, tình liên đới thiêng liêng bị xâm phạm. Trong gia đình, mọi thành phần đều có quyền yêu và được yêu, vì mỗi người là một ngôi vị. Thế nhưng, thực tế cho thấy nhiều cha mẹ đã chống lại tương quan ruột thịt với con cái, đã chối bỏ giọt máu cưu mang từ huyết tộc gia đình. Vẫn có những trường hợp phá thai, giết chết một mầm sống, huỷ hoại một ngôi vị ngay trong gia đình. Phẩm giá nhân vị con người để đâu khi người ta can tâm giết những kẻ đơn sơ và vô tội nhất. Như thế, nền tảng luân lý của xã hội ngày càng mai một và tha hoá.
b. Đề cao giá trị vật chất
Sống trong thế giới hưởng thụ, con người thường đề cao chủ nghĩa thực dụng. Cho nên, những giá trị của hữu thể dần dần bị thay thế bằng giá trị của những cái người ta sở hữu. Người ta chỉ lao mình vào những giá trị vật chất hơn là mưu ích bằng giá trị tinh thần. Nguyên nhân là do sự thiếu vắng ý thức về Thiên Chúa và về con người. Họ đã không nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, thậm chí họ đã “quên mất những chiều kích sâu xa của cuộc sinh tồn, của những lãnh vực tương giao, tinh thần và tôn giáo.”[14] Trong bối cảnh ấy, phẩm chất của cuộc sống chỉ dựa trên tiêu chuẩn vật chất. Ngay như thân xác con người cũng bị ảnh hưởng và coi như hàng vật chất thuần tuý. Do đó, giới tính cũng bị bóp méo, bị khai thác và không còn là dấu chỉ của tình yêu. Việc truyền sinh không còn là mục đích cao cả của hôn nhân Kitô giáo. Thay vào đó, người ta sẽ truyền sinh theo mức độ thích hợp với dục vọng và có con như ý muốn.[15] Chẳng vì thế mà người ta cũng dễ dàng loại bỏ những đứa trẻ vô tội, khước từ quyền sống của một con người còn trong trứng nước thay vì được bảo vệ và đáng được tôn trọng.
c. Thiếu vắng giá trị sự sống
Giá trị sự sống bị giảm thiểu khi con người lấy quyền tự do cá nhân để chối bỏ sự chào đời của các thành viên mới trong xã hội. Trẻ em là những nạn nhân bị tước quyền làm người ngay khi còn trong bào thai. Tiếc thay kẻ gây ra nguyên nhân ấy chính là cha mẹ chúng. Ngoài ra, thực tế còn cho thấy sự sống của thai nhi đang từng ngày đứng trước vực thẳm sự chết, nguy cơ mất khả năng tự vệ. Không phải chỉ có những y bác sĩ xâm phạm đến quyền sống của thai nhi trong việc nạo phá thai mà nơi gia đình cũng chối từ tương quan máu mủ, lẽ ra phải được coi là “cung thánh của sự sống.”[16] Hơn nữa, do sự tiến bộ của y khoa, nhất là kỹ thuật truyền sinh, đã làm tha hoá sự sống thai nhi theo xu hướng mẹ mang thai. Người ta sẵn sàng mua bán một mầm sống bằng sự thoả thuận hơn là cưu mang. Cho nên, giá trị sự sống trong xã hội ngày càng suy giảm. Tình mẫu tử đang bị lợi dụng và tha hoá. Việc người mẹ sinh con không còn cao quý và thiêng liêng nữa. Quyền sinh tồn của thai nhi đang rên siết, quằn quại trong một thế giới trái nghịch với tình liên đới, vốn đang ấp ủ bằng một nền văn hoá thực thụ của sự chết.
d. Đánh mất giá trị đạo đức, luân lý
Sự chào đời của một thành viên mới lẽ ra là niềm vui trong gia đình nói riêng và cho nhân loại nói chung. Thế nhưng, con người đã đánh mất những nguyên tắc đạo đức và những giá trị luân lý ngay trong gia đình và ngay cả những người thân của mình. Sự khủng hoảng của nền văn minh thời đại đã đánh mất tương quan nhân vị giữa người với người. Người ta không ngần ngại ra tay hoặc hợp tác với người khác để giết những trẻ thơ vô tội khi chúng còn trong bào thai. Bầu khí luân lý trong xã hội ngày càng lu mờ và bất ổn, khiến nhân loại một đàng muốn từ chối sự sống thể xác của thai nhi, nhưng đàng khác lại vừa thích hưởng thụ khoái lạc, vừa thích sống vô trách nhiệm trong vấn đề tình dục. Xu hướng thực dụng và phi đạo đức này đã khiến nhiều bạn trẻ lâm vào con đường sa đoạ, làm băng hoại giá trị cao quý trong đời sống tính dục. Vả lại, tiếc thay cho nền y khoa đang từng bước lún sâu trong con đường huỷ hoại sự sống phôi thai ngay trong bụng mẹ bằng các loại thuốc ngừa thai hoặc phá thai. Họ quan niệm rằng ngừa thai là phương cách hữu hiệu để con người khỏi phá thai. Nhưng họ quên rằng phương tiện ngừa thai lại đi ngược với hành vi hôn nhân mà con người cần tôn trọng trong vai trò và trách nhiệm làm cha mẹ. Cho nên, nền đạo đức sinh học đang lâm nguy đến độ “những giá trị trái ngược đó càng làm cho chước cám dỗ phá thai trở nên mãnh liệt, khi phải đối đầu với sự cưu mang ngẫu nhiên một sự sống không được mong ước.”[17]
a. Trong gia đình
Gia đình là một Giáo hội tại gia nên Tin mừng sự sống phải được gìn giữ, biểu lộ, thông truyền và chiếu sáng ngay trong gia đình. Vốn được kết hiệp bằng tình yêu hôn nhân nên các đôi vợ chồng được mời gọi để trở nên những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc trao ban sự sống: quan tâm đến người khác thay vì thờ ơ, lãnh đạm; chấp nhận kẻ khác thay vì khước từ, chối bỏ. Đó là nền văn hoá mới của sự sống, trong đó gia đình tích cực xây dựng như một trách nhiệm Thiên Chúa trao ban, đặc biệt nhấn mạnh đến sự sống vốn có ngay từ lúc khởi đầu. Để thực hiện sứ mệnh này, gia đình phải được thấm nhuần nền tảng đầu tiên bằng cách “huấn luyện lương tâm ngay chính về giá trị khôn sánh và bất khả xâm phạm của mọi sự sống con người và tái lập mối dây liên hệ thiết yếu giữa sự sống và tự do, những lợi ích liên quan không thể tách rời của con người.”[18] Muốn vậy, cha mẹ phải trực tiếp giáo dục con cái giữ gìn truyền thống đạo đức trong xã hội. Quan tâm đến con cái là chu toàn trách nhiệm của cha mẹ bằng cách ngăn cản những sách báo, phim ảnh đồi trụy làm ảnh hưởng đến đời sống luân lý tính dục. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nỗ lực trong việc xây dựng cho con cái một đời sống hôn nhân và gia đình Kitô giáo đích thực. Tiến trình giáo dục cho sự sống khởi đi từ việc giáo dục đôi bạn về sự sinh sản có trách nhiệm, trong đó đề cao giáo dục giới tính và giáo dục về sự khiết tịnh vì đó là “một nhân đức giúp con người tôn trọng ý nghĩa ‘lứa đôi’ của thân xác, trách nhiệm của các đôi vợ chồng tôn trọng vẻ đẹp của việc truyền sinh nơi con người và hướng mở tới hồng ân sự sống bằng cách sử dụng những phương pháp tự nhiên trong việc điều hoà sinh sản.”[19]
b. Ngoài xã hội
Để phát triển một nền văn hoá sự sống, ngoài sự giáo dục của gia đình, người ta còn cần đến mối quan tâm của xã hội. Những nhà chức trách cùng với các nhà lãnh đạo dân sự phải mạnh dạn nghiêm cấm những hành vi lạm dụng đến sự sống thể xác con người. Trong lãnh vực y khoa, các thầy thuốc cần tôn trọng giá trị nhân vị để tránh những thương tổn xảy ra ngoài ý muốn của bệnh nhân. Họ cần được “đào tạo về những điều liên can đến các vấn đề chính của khoa y sinh học và pháp lý, liên hệ với việc thăng tiến và bảo vệ sự sống, nhất là trong mối tương quan trực tiếp với luân lý Kitô giáo.”[20] Trong học đường, giáo sư chú trọng đến công tác nâng cao giáo dục đạo đức để học sinh, sinh viên nhận thức được sự sống con người vốn là hồng ân sự sống mà Thượng đế ban tặng. Ngoài ra, những nhà giáo dục truyền thông đại chúng cần mở rộng mạng lưới thông tin về sức khoẻ cộng đồng cho nữ giới bằng cách “trình bày những giá trị của giới tính và của tình yêu với lòng tôn trọng lớn lao, mà không thích thú trong những điều làm suy đồi và hạ thấp phẩm giá con người.”[21] Đặc biệt, xã hội cần tạo những cơ hội thuận tiện cho những bà mẹ lỡ mang thai và nâng đỡ những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hay đã một lần nạo hoặc phá thai, nhận ra giá trị thiêng liêng của việc làm mẹ, để họ ý thức trong việc chấp nhận và nuôi dạy con cái.
c. Lập trường của Giáo hội
Sự sống con người mang tính linh thiêng do Thiên Chúa ban tặng ngay từ khởi nguyên. Bằng mọi cách, Giáo hội luôn bênh vực sự sống con người, đồng thời lên tiếng chống lại những lạm dụng trực tiếp ảnh hưởng đến sinh mạng con người, nhất là đối với thai nhi. Giáo hội không chấp nhận bất cứ trường hợp nạo, phá thai vì “quyền lợi nền tảng và là điều kiện cho tất cả các quyền lợi khác đó chính là quyền sống.”[22] Thậm chí, Giáo hội cũng lên án những ai cộng tác vào việc nạo, phá thai. Đó chính là hành động giết người, nghịch lại giới răn của Thiên Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới có quyền định đoạt sự sống con người, Ngài vốn là “chủ sự sống từ đầu đến cuối. Không ai trong bất cứ trường hợp nào, lại có thể dành lấy cho mình quyền trực tiếp huỷ hoại một con người vô tội.”[23] Từ đó, Giáo hội mời gọi nhân loại trong thế giới hôm nay đón nhận sự chào đời của thành viên mới như một niềm vui và là hồng ân Thiên Chúa ban tặng cho từng gia đình và xã hội. Niềm vui ấy cần được lan toả, rạo rực và bình an như ngày Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người.
Nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác đề cao giá trị nhân vị của từng con người. Thân xác con người được bảo vệ và tôn trọng vì đó là hình ảnh của Thiên Chúa. Đặc biệt mạng sống của trẻ thơ đã được Đức Kitô tỏ lộ: “Ai đón tiếp một bé thơ như em này vì danh Thầy, là đón tiếp Thầy” (Mt 18,5). Khi đề cao giá trị nhân vị, con người liên kết bằng những mối tương quan để xây dựng một thế giới an bình trong một nền văn hoá sự sống và nền văn minh tình thương. Giá trị nhân vị cần được nhìn nhận trong phạm vi gia đình, Giáo hội và xã hội. Với gia đình, đó là trọng trách của cha mẹ, bằng mọi cách, phải đón nhận sự sống của thai nhi. Với Giáo hội, đó là một con người được Thiên Chúa dựng nên và phải được hiện hữu. Với xã hội, đó là bổn phận của mọi công dân, chấp nhận quyền sống và quyền làm người của người khác trong thế giới.
Thế giới hôm nay cần nhìn nhận và có trách nhiệm với thai nhi khi chúng chưa sinh ra. Mọi người đón tiếp thai nhi bằng niềm vui vì trong đó giá trị của sự sống bắt đầu hình thành. Hãy chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể vì nơi đó sự sống đã tỏ hiện! Chính mầu nhiệm Con Chúa giáng sinh “đã hoàn thành sự gặp gỡ của Thiên Chúa với loài người.”[24] Hoặc nói theo tinh thần của thánh Irênê thì “vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, nhưng sự sống của con người là chiêm ngưỡng Thiên Chúa.”[25]
[1] Đức Gioan Phaolô II, Évangelium vitae, số 2.
I. Nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác con người
1. Nền tảng của nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác
Nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác con người dựa trên nền tảng ngôi vị. Mỗi người là một ngôi vị được Thiên Chúa hình thành. Thiên Chúa ban cho con người sự sống thể xác nằm trong ngôi vị nên “sự sống con người, không thể tách khỏi thân xác theo bản tính, tự thân là quý giá trước mặt Thiên Chúa, trong từng giây phút hiện hữu, thậm chí và nhất là khi nó yếu đuối, đau khổ, cận kề cái chết.”[2] Cho nên, sự sống thể xác của con người không thuộc quyền con người mà thuộc quyền của Thiên Chúa, và “chỉ một mình Đấng Tạo Hoá là chủ thể mới có quyền cho chết hay sống.”[3] Hơn nữa, con người vốn là một tinh thần nhập thể, qua và nhờ sự sống thể xác, ngôi vị thể hiện chính mình trong không gian và theo thời gian. Nhờ sự sống thể xác, con người có khả năng, giá trị riêng biệt và khác nhau trong xã hội và hướng đến tương lai. Do vậy, giá trị nền tảng ấy không cho phép con người hy sinh sự sống thể xác của mình, mà ngược lại cần phải bảo vệ nó cách chính đáng. Tuy nhiên, bên trên giá trị nền tảng ấy, người ta chỉ có thể hy sinh chính sự sống thể xác của mình trong trường hợp sự thiện tinh thần và luân lý không thể đạt được nếu không dâng hiến sự sống mình cách tự nguyện.[4]
2. Giá trị của nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác
Nguyên tắc bảo vệ sự sống giúp con người thấy được giá trị đích thực và quyền sống của con người. Con người và xã hội có thể đánh giá cách đúng đắn và khách quan về những hình thức xúc phạm nghiêm trọng đến sự sống thể xác của con người. Do đó, không ai có quyền huỷ hoại sự sống thể xác của chính mình hay người khác với bất cứ một lý do nào, ngay cả trường hợp phá thai vì lý do kinh tế hay dân số.[5] Đạo đức sinh học không cho phép con người giết chết hay xúc phạm đến sự sống con người vì mỗi ngôi vị đều mang tính tổng thể, có giá trị tự nó chứ không thuần tuý là một phần tử của xã hội. Chính vì thế “con người không được khinh miệt đời sống thể xác. Nhưng trái lại, con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng vì thân xác ấy do Chúa tạo dựng và phải được sống lại ngày sau hết.”[6]
3. Hệ quả của nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác
Sự sống con người là ân huệ Thiên Chúa ban và là điều thiện hảo trổi vượt nên nguyên tắc bảo vệ sự sống không những là “nhiệm vụ Thiên Chúa trao cho mọi người”[7] mà cả xã hội cũng phải quan tâm, nhất là sức khoẻ cá nhân cũng như cộng đồng. Bảo vệ và cải thiện sức khoẻ cho con người cách xứng hợp là một đòi buộc về luân lý[8] thiết thực cho cuộc sống hôm nay. Thiết tưởng nơi gia đình, trong công sở, ngoài xã hội cần có những phương tiện và những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần thiết để sự sống thể xác con người ngày được nâng cao. Tôn trọng và yêu mến sự sống cùng với việc nâng cao sức khoẻ cho con người cần khởi đi từ sự bình đẳng giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hay những đất nước thuộc thế giới thứ ba.
II. Giá trị nhân vị của con người.
1. Tương quan giữa nhân vị và xã hội
Tôn trọng con người phải khởi đi từ nguồn gốc con người được hình thành trong bào thai đến khi trưởng thành và trở về với Thiên Chúa. Con người phải được nhìn nhận là hồng ân Thiên Chúa ban tặng chứ không được coi như một sản phẩm. Mỗi người phải tôn trọng đồng loại như người thân của mình trong mọi hoàn cảnh. Như thế, con người mới sống trong một cộng đoàn đích thực mà ở đó tình yêu Thiên Chúa sẽ ngự trị vì “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Cho nên, những gì nghịch lý với sự sống không những xúc phạm đến nhân vị của con người mà còn xúc phạm nặng nề đến danh dự của Thiên Chúa.[9]
Ngoài ra, đặc tính xã hội của con người cho thấy mối tương quan giữa sự thăng tiến nhân vị và sự phát triển của xã hội. Nhân vị chính là chủ thể và nguyên lý của mọi định chế xã hội. Trong cuộc sống, nhờ trao đổi và tương quan với người khác, con người được nâng cao và phát huy mọi khả năng, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu thiết thực cho sự sống thể xác của mình. Một mặt, những mối tương quan làm gia tăng nhân vị con người, nhất là việc bảo đảm những phúc lợi xã hội. Mặt khác, do tính ích kỷ và thói kiêu căng, con người có thể rơi vào những tình trạng suy đồi, có nguy hại đến sự sống, thậm chí làm giảm đi nhân vị của chính mình và người khác. Trước những thách đố về nhân vị, xã hội cần “ý thức hơn về phẩm giá cao trọng của con người, bởi vì con người vượt trên mọi loài và vì những quyền lợi cũng như bổn phận của con người là phổ quát và bất khả xâm phạm.”[10]
2. Tôn trọng tính tự quyết của cá nhân
Trong cuộc sống, giá trị nhân vị của con người cần được bảo đảm và tôn trọng trong mọi lãnh vực, nhất là trong lãnh vực y khoa. Thầy thuốc chỉ được phép can thiệp trên sự sống của con người khi chính bệnh nhân tự do ưng thuận và hoàn toàn đồng ý.[11] Đó là nguyên tắc tôn trọng tính tự quyết của mỗi cá nhân. Vì thế, tuyên ngôn về hiệp hội y tế thế giới đề cao quyền quyết định liên quan đến sự sống của bệnh nhân, trong đó thầy thuốc phải thông báo cho họ biết về hậu quả của những quyết định này. Đặc biệt, việc thực nghiệm trên con người cần phải có sự thoả thuận tự do và sáng suốt của chủ thể và phải cho họ biết mục tiêu và ích lợi của việc nghiên cứu này. Trong thời chiến, hiệp hội y tế nghiêm cấm thực nghiệm trên tù nhân hay dân chúng của các quốc gia thuộc địa hoặc công dân thuộc các nước bị chiếm đóng.[12] Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp lạm dụng khi thử nghiệm sự sống con người. Nhiều khi bệnh nhân chỉ được hỏi cho có lệ chứ không có quyền quyết định. Từ đó, trong lãnh vực y khoa nảy sinh những phương pháp an tử hay cái chết êm dịu mà bệnh nhân trở thành những con số và những vật thể để thí nghiệm. Đó chính là thách đố còn nan giải của thời đại không chỉ cho xã hội mà ngay cả Giáo hội cũng phải quan tâm.
III. Giá trị nhân vị: một thách đố trong gia đình
1. Gia đình trước nền văn minh sự chết
a. Từ tính tự do cá nhân đến thói ích kỷ trong gia đình
Việc chống lại sự sống thể xác có khi phát sinh từ những hoàn cảnh khó khăn, bi đát của gia đình. Hoàn cảnh đó có thể giảm thiểu trách nhiệm cá nhân hay hậu quả của nó. Thế nhưng ngày nay, con người đã vượt lên trên sự chọn lựa này. Tính tự do cá nhân không những chế ngự tâm hồn con người bằng cách “chối bỏ chính mình” mà còn khước từ tương quan xã hội vì “tự do sẽ tự huỷ và chuẩn bị loại bỏ tha nhân khi tự do không còn công nhận và tôn trọng mối dây cấu thành nó với sự thật.”[13] Từ đó, những giá trị luân lý trong xã hội thay đổi, ngay cả quyền sống của con người. Tự do cá nhân đã đồi bại đến độ phi đạo đức, thực hiện quyền lực chuyên chế trên người khác. Vì thế, người ta không ngần ngại từ chối đón nhận một trẻ sơ sinh hay đã mạnh dạn đòi hỏi quyền được phá thai.
Ngoài ra, tự do cá nhân còn đưa đến thói ích kỷ, tình liên đới thiêng liêng bị xâm phạm. Trong gia đình, mọi thành phần đều có quyền yêu và được yêu, vì mỗi người là một ngôi vị. Thế nhưng, thực tế cho thấy nhiều cha mẹ đã chống lại tương quan ruột thịt với con cái, đã chối bỏ giọt máu cưu mang từ huyết tộc gia đình. Vẫn có những trường hợp phá thai, giết chết một mầm sống, huỷ hoại một ngôi vị ngay trong gia đình. Phẩm giá nhân vị con người để đâu khi người ta can tâm giết những kẻ đơn sơ và vô tội nhất. Như thế, nền tảng luân lý của xã hội ngày càng mai một và tha hoá.
b. Đề cao giá trị vật chất
Sống trong thế giới hưởng thụ, con người thường đề cao chủ nghĩa thực dụng. Cho nên, những giá trị của hữu thể dần dần bị thay thế bằng giá trị của những cái người ta sở hữu. Người ta chỉ lao mình vào những giá trị vật chất hơn là mưu ích bằng giá trị tinh thần. Nguyên nhân là do sự thiếu vắng ý thức về Thiên Chúa và về con người. Họ đã không nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, thậm chí họ đã “quên mất những chiều kích sâu xa của cuộc sinh tồn, của những lãnh vực tương giao, tinh thần và tôn giáo.”[14] Trong bối cảnh ấy, phẩm chất của cuộc sống chỉ dựa trên tiêu chuẩn vật chất. Ngay như thân xác con người cũng bị ảnh hưởng và coi như hàng vật chất thuần tuý. Do đó, giới tính cũng bị bóp méo, bị khai thác và không còn là dấu chỉ của tình yêu. Việc truyền sinh không còn là mục đích cao cả của hôn nhân Kitô giáo. Thay vào đó, người ta sẽ truyền sinh theo mức độ thích hợp với dục vọng và có con như ý muốn.[15] Chẳng vì thế mà người ta cũng dễ dàng loại bỏ những đứa trẻ vô tội, khước từ quyền sống của một con người còn trong trứng nước thay vì được bảo vệ và đáng được tôn trọng.
c. Thiếu vắng giá trị sự sống
Giá trị sự sống bị giảm thiểu khi con người lấy quyền tự do cá nhân để chối bỏ sự chào đời của các thành viên mới trong xã hội. Trẻ em là những nạn nhân bị tước quyền làm người ngay khi còn trong bào thai. Tiếc thay kẻ gây ra nguyên nhân ấy chính là cha mẹ chúng. Ngoài ra, thực tế còn cho thấy sự sống của thai nhi đang từng ngày đứng trước vực thẳm sự chết, nguy cơ mất khả năng tự vệ. Không phải chỉ có những y bác sĩ xâm phạm đến quyền sống của thai nhi trong việc nạo phá thai mà nơi gia đình cũng chối từ tương quan máu mủ, lẽ ra phải được coi là “cung thánh của sự sống.”[16] Hơn nữa, do sự tiến bộ của y khoa, nhất là kỹ thuật truyền sinh, đã làm tha hoá sự sống thai nhi theo xu hướng mẹ mang thai. Người ta sẵn sàng mua bán một mầm sống bằng sự thoả thuận hơn là cưu mang. Cho nên, giá trị sự sống trong xã hội ngày càng suy giảm. Tình mẫu tử đang bị lợi dụng và tha hoá. Việc người mẹ sinh con không còn cao quý và thiêng liêng nữa. Quyền sinh tồn của thai nhi đang rên siết, quằn quại trong một thế giới trái nghịch với tình liên đới, vốn đang ấp ủ bằng một nền văn hoá thực thụ của sự chết.
d. Đánh mất giá trị đạo đức, luân lý
Sự chào đời của một thành viên mới lẽ ra là niềm vui trong gia đình nói riêng và cho nhân loại nói chung. Thế nhưng, con người đã đánh mất những nguyên tắc đạo đức và những giá trị luân lý ngay trong gia đình và ngay cả những người thân của mình. Sự khủng hoảng của nền văn minh thời đại đã đánh mất tương quan nhân vị giữa người với người. Người ta không ngần ngại ra tay hoặc hợp tác với người khác để giết những trẻ thơ vô tội khi chúng còn trong bào thai. Bầu khí luân lý trong xã hội ngày càng lu mờ và bất ổn, khiến nhân loại một đàng muốn từ chối sự sống thể xác của thai nhi, nhưng đàng khác lại vừa thích hưởng thụ khoái lạc, vừa thích sống vô trách nhiệm trong vấn đề tình dục. Xu hướng thực dụng và phi đạo đức này đã khiến nhiều bạn trẻ lâm vào con đường sa đoạ, làm băng hoại giá trị cao quý trong đời sống tính dục. Vả lại, tiếc thay cho nền y khoa đang từng bước lún sâu trong con đường huỷ hoại sự sống phôi thai ngay trong bụng mẹ bằng các loại thuốc ngừa thai hoặc phá thai. Họ quan niệm rằng ngừa thai là phương cách hữu hiệu để con người khỏi phá thai. Nhưng họ quên rằng phương tiện ngừa thai lại đi ngược với hành vi hôn nhân mà con người cần tôn trọng trong vai trò và trách nhiệm làm cha mẹ. Cho nên, nền đạo đức sinh học đang lâm nguy đến độ “những giá trị trái ngược đó càng làm cho chước cám dỗ phá thai trở nên mãnh liệt, khi phải đối đầu với sự cưu mang ngẫu nhiên một sự sống không được mong ước.”[17]
2. Gia đình trước nền văn minh tình thương
a. Trong gia đình
Gia đình là một Giáo hội tại gia nên Tin mừng sự sống phải được gìn giữ, biểu lộ, thông truyền và chiếu sáng ngay trong gia đình. Vốn được kết hiệp bằng tình yêu hôn nhân nên các đôi vợ chồng được mời gọi để trở nên những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc trao ban sự sống: quan tâm đến người khác thay vì thờ ơ, lãnh đạm; chấp nhận kẻ khác thay vì khước từ, chối bỏ. Đó là nền văn hoá mới của sự sống, trong đó gia đình tích cực xây dựng như một trách nhiệm Thiên Chúa trao ban, đặc biệt nhấn mạnh đến sự sống vốn có ngay từ lúc khởi đầu. Để thực hiện sứ mệnh này, gia đình phải được thấm nhuần nền tảng đầu tiên bằng cách “huấn luyện lương tâm ngay chính về giá trị khôn sánh và bất khả xâm phạm của mọi sự sống con người và tái lập mối dây liên hệ thiết yếu giữa sự sống và tự do, những lợi ích liên quan không thể tách rời của con người.”[18] Muốn vậy, cha mẹ phải trực tiếp giáo dục con cái giữ gìn truyền thống đạo đức trong xã hội. Quan tâm đến con cái là chu toàn trách nhiệm của cha mẹ bằng cách ngăn cản những sách báo, phim ảnh đồi trụy làm ảnh hưởng đến đời sống luân lý tính dục. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nỗ lực trong việc xây dựng cho con cái một đời sống hôn nhân và gia đình Kitô giáo đích thực. Tiến trình giáo dục cho sự sống khởi đi từ việc giáo dục đôi bạn về sự sinh sản có trách nhiệm, trong đó đề cao giáo dục giới tính và giáo dục về sự khiết tịnh vì đó là “một nhân đức giúp con người tôn trọng ý nghĩa ‘lứa đôi’ của thân xác, trách nhiệm của các đôi vợ chồng tôn trọng vẻ đẹp của việc truyền sinh nơi con người và hướng mở tới hồng ân sự sống bằng cách sử dụng những phương pháp tự nhiên trong việc điều hoà sinh sản.”[19]
b. Ngoài xã hội
Để phát triển một nền văn hoá sự sống, ngoài sự giáo dục của gia đình, người ta còn cần đến mối quan tâm của xã hội. Những nhà chức trách cùng với các nhà lãnh đạo dân sự phải mạnh dạn nghiêm cấm những hành vi lạm dụng đến sự sống thể xác con người. Trong lãnh vực y khoa, các thầy thuốc cần tôn trọng giá trị nhân vị để tránh những thương tổn xảy ra ngoài ý muốn của bệnh nhân. Họ cần được “đào tạo về những điều liên can đến các vấn đề chính của khoa y sinh học và pháp lý, liên hệ với việc thăng tiến và bảo vệ sự sống, nhất là trong mối tương quan trực tiếp với luân lý Kitô giáo.”[20] Trong học đường, giáo sư chú trọng đến công tác nâng cao giáo dục đạo đức để học sinh, sinh viên nhận thức được sự sống con người vốn là hồng ân sự sống mà Thượng đế ban tặng. Ngoài ra, những nhà giáo dục truyền thông đại chúng cần mở rộng mạng lưới thông tin về sức khoẻ cộng đồng cho nữ giới bằng cách “trình bày những giá trị của giới tính và của tình yêu với lòng tôn trọng lớn lao, mà không thích thú trong những điều làm suy đồi và hạ thấp phẩm giá con người.”[21] Đặc biệt, xã hội cần tạo những cơ hội thuận tiện cho những bà mẹ lỡ mang thai và nâng đỡ những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hay đã một lần nạo hoặc phá thai, nhận ra giá trị thiêng liêng của việc làm mẹ, để họ ý thức trong việc chấp nhận và nuôi dạy con cái.
c. Lập trường của Giáo hội
Sự sống con người mang tính linh thiêng do Thiên Chúa ban tặng ngay từ khởi nguyên. Bằng mọi cách, Giáo hội luôn bênh vực sự sống con người, đồng thời lên tiếng chống lại những lạm dụng trực tiếp ảnh hưởng đến sinh mạng con người, nhất là đối với thai nhi. Giáo hội không chấp nhận bất cứ trường hợp nạo, phá thai vì “quyền lợi nền tảng và là điều kiện cho tất cả các quyền lợi khác đó chính là quyền sống.”[22] Thậm chí, Giáo hội cũng lên án những ai cộng tác vào việc nạo, phá thai. Đó chính là hành động giết người, nghịch lại giới răn của Thiên Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới có quyền định đoạt sự sống con người, Ngài vốn là “chủ sự sống từ đầu đến cuối. Không ai trong bất cứ trường hợp nào, lại có thể dành lấy cho mình quyền trực tiếp huỷ hoại một con người vô tội.”[23] Từ đó, Giáo hội mời gọi nhân loại trong thế giới hôm nay đón nhận sự chào đời của thành viên mới như một niềm vui và là hồng ân Thiên Chúa ban tặng cho từng gia đình và xã hội. Niềm vui ấy cần được lan toả, rạo rực và bình an như ngày Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người.
Kết luận
Nguyên tắc bảo vệ sự sống thể xác đề cao giá trị nhân vị của từng con người. Thân xác con người được bảo vệ và tôn trọng vì đó là hình ảnh của Thiên Chúa. Đặc biệt mạng sống của trẻ thơ đã được Đức Kitô tỏ lộ: “Ai đón tiếp một bé thơ như em này vì danh Thầy, là đón tiếp Thầy” (Mt 18,5). Khi đề cao giá trị nhân vị, con người liên kết bằng những mối tương quan để xây dựng một thế giới an bình trong một nền văn hoá sự sống và nền văn minh tình thương. Giá trị nhân vị cần được nhìn nhận trong phạm vi gia đình, Giáo hội và xã hội. Với gia đình, đó là trọng trách của cha mẹ, bằng mọi cách, phải đón nhận sự sống của thai nhi. Với Giáo hội, đó là một con người được Thiên Chúa dựng nên và phải được hiện hữu. Với xã hội, đó là bổn phận của mọi công dân, chấp nhận quyền sống và quyền làm người của người khác trong thế giới.
Thế giới hôm nay cần nhìn nhận và có trách nhiệm với thai nhi khi chúng chưa sinh ra. Mọi người đón tiếp thai nhi bằng niềm vui vì trong đó giá trị của sự sống bắt đầu hình thành. Hãy chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể vì nơi đó sự sống đã tỏ hiện! Chính mầu nhiệm Con Chúa giáng sinh “đã hoàn thành sự gặp gỡ của Thiên Chúa với loài người.”[24] Hoặc nói theo tinh thần của thánh Irênê thì “vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, nhưng sự sống của con người là chiêm ngưỡng Thiên Chúa.”[25]