Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

SỰ KHỦNG KHOẢNG TRONG NỀN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO VÀ GIẢI PHÁP CỦA THÁNH TÔMA

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 17-37

_Kathleen Willett Redle  🙋


Điều gì đã xảy ra cho hệ thống Giáo dục Công giáo và tại sao chúng ta đang thực hiện việc huấn giáo tồi tệ đến thế? Tại sao có quá nhiều nền thần học và chủ nghĩa tự do tồi tệ lan tràn trong các Trường học và Cao đẳng Công giáo ?

Trước khi trình bày những lý do tại sao, tôi sẽ đưa ra một minh hoạ từ kinh nghiệm cá nhân. Tôi muốn “kể câu chuyện của mình” - như các người theo chủ nghĩa tự do vẫn làm thế trong các hội nghị của họ - để vạch mặt những người theo thuyết tiến bộ với những ý đồ riêng của họ.

Câu chuyện của tôi mà tôi đoán là rất giống với câu chuyện của nhiều người từ thế hệ non trẻ đang tiến triển sau công đồng Vaticanô II. Tôi lớn lên ở Trung Mỹ tại giáo phận Cleveland và theo học tại trường Tiểu học Công giáo Holy Family ở Stow, Ohio. Cha mẹ tôi lớn lên trong sự thấp kém, sống trong thời thế chiến thứ hai và trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Họ đã biết hy sinh là như thế nào và phải sống trong gian khổ - không giống như nhiều người thuộc thế hệ của tôi, có nhiều sự tương đối thoải mái. Thế hệ non trẻ đang tiến triển của tôi phải đối phó với một thứ chiến tranh xảo quyệt hơn nhiều, đó là cuộc cách mạng văn hoá và tính dục của thập niên 60. Nó đã phá huỷ quá nhiều cuộc đời và thành quả “tinh thần” của công đồng Vaticanô II trong nền giáo dục Công giáo.

Tôi có nhiều kinh nghiệm quý báu tại trường Holy Family, nhưng cuộc cách mạng hậu công đồng Vaticanô II đã tác hại tới trường của tôi nhiều hơn. Năm 1967, khi mà tôi bắt đầu lớp đệ nhất, thì có một vài sơ trong trường. Nhưng vào lúc tôi học lớp đệ tam, thì hầu hết tu viện của các sơ bị dọn sạch. Vị giám tỉnh, là một sơ, phải tẩu thoát cùng với một linh mục dòng Tên, vị này đến từ một nhà của dòng gần Walsh. Hơn 40 năm kể từ cuối thập niên 50, người ta cho rằng giáo xứ chúng tôi có 4-5 linh mục lạm dụng tình dục đối với trẻ em.

Chúng tôi có một mục tử cao niên “canh giữ”, ngài đã phục vụ từ 21/6/1955 tới 12/1977, đó là anh John H. Archibald, một linh mục không phải là người loạn dâm với trẻ em. Ngài mang tu phục và mũ barết. Hình như ngài có trách nhiệm giúp đỡ những linh mục bị khủng hoảng. Một thời gian trước thế chiến thứ hai, anh Archibald đã được giáo dục tại chủng viện Louvain (mà người ta biết là một chủng viện cấp tiến vào thời của ngài)[1] và ngài là một linh mục cấp tiến mặc dù ngài vẫn mang những tu phục truyền thống. Ngài đã xây một trong các nhà thờ đầu tiên khắp Hoa Kỳ. Anh Archibald đã cho phép thử nghiệm phụng vụ hiện đại nhất trong trường học giáo xứ của chúng tôi, chẳng hạn các Thánh lễ diễn có vai hề, Thánh lễ chơi ghi-ta (“Kumbaya” là phổ biến), khiêu vũ trong phụng vụ, các sinh viên đứng quanh bàn thờ và gặp gỡ những nhóm trong trường học. Các lớp học tôn giáo của chúng tôi bao gồm việc nghe nhạc kịch rốc về Godspell và về Jesus Christ Superstar. Chúng tôi cũng xem những bộ phim phóng tác. Một vài sinh viên đã xem những phim này đã bảo với tôi rằng phim trình chiếu bà Mary Magdalene là bạn gái của đức Giêsu, giống như cách tuyên truyền hồ đồ phản Kitô của tiểu thuyết Da Vinci Code vẫn còn phổ biến cho đến nay.

Rất giống với nhiều bậc cha mẹ của thời kỳ này, cha mẹ tôi cũng nghĩ rằng con cái họ đang lĩnh hội một nền giáo dục Công giáo. Chúng học biết một số điều mới lạ, nhưng chúng được dạy rằng các em phải tin tưởng và tuân theo, không được chất vấn Giáo hội hay các linh mục. Trong những hoàn cảnh bình thường, khi mà những người của Giáo hội làm những việc họ phải làm, thì không có vấn đề gì. Nhưng sau công đồng Vaticanô II, sự thúc bách để mở rộng tự do, để “cải cách” Giáo hội và để đem Giáo hội trở về với giai đoạn “nguyên tuyền” thuở ban sơ, đã gây ra nhiều thiệt hại; việc than trách là chính sách tốt nhất đối với các bậc cha mẹ. Dẫu sao, tôi không hoàn toàn nghĩ rằng các Kitô hữu đầu tiên đã cử hành Thánh lễ có vai hề. Hơn nữa, chúng tôi không được dạy từ sách giáo lý Baltimore, nhưng từ các sách Giáo lý tự do được cập nhật mới nhất, chúng nhẹ nhàng về giáo thuyết, nhưng nặng chĩu những mốt thần học nhất thời.

Cùng với thiệt hại này, trường chúng tôi còn bỏ đi những phong tục, cho nên cũng không còn mang tu phục nữa. Đôi khi chúng tôi thường thấy các linh mục mặc quần ngắn và áo sơ-mi không có cổ theo kiểu Rô-ma nữa. Chúng tôi buộc phải gọi họ là anh Bob hay anh Russ. Các sơ thì mặc váy dài đến đầu gối, mà trước đây họ vẫn mặc tu phục, bây giờ lại dạy chúng tôi về tính dục. Quen quá hoá nhàm, nhưng điều này không được xảy ra trong Giáo hội mới.

May là lúc đó họ không đem chúng tôi tới những “phòng khám sức khoẻ” địa phương hay nói cho chúng tôi về các con chim và con ong trong các công ty hợp doanh. Bây giờ, nhu cầu tính dục đã trở nên quá tồi tệ mà tôi phải kéo các con trẻ của tôi ra khỏi trường học Công giáo và dạy chúng tại nhà, bởi vì chúng bị đưa tới một “phòng khám sức khoẻ” địa phương và một y tá dạy cho chúng về “bao tránh thai”. Nếu điều đó chưa đủ xấu, thì giáo viên nhà đạo của con trai tôi bảo nó rằng đức Giêsu không ăn gì trong suốt bữa Tiệc ly và Thánh Thể “chỉ là một biểu tượng” mà thôi. Nhiều người Công giáo quay về với phong trào New Age hay nhóm Thệ phản bởi vì nền giáo dục Công giáo nghèo nàn mà họ tiếp nhận trong các trường tiểu học hay các trường phổ thông Công giáo.

Tôi quả quyết rằng nhiều độc giả của tôi có thể kể lại những câu chuyện này và có lẽ nhiều người thậm chí còn có một vài suy nghĩ không tốt. Tuy nhiên, vấn đề thực tế mà chúng ta phải tự hỏi chính mình là các thế hệ ông bà, cha mẹ của chúng ta đã lưu giữ được gì từ cái lệch lạc bị coi là nền giáo dục Công giáo và chúng ta có thể phục hồi nền giáo dục ấy như thế nào ?

Triết học Kinh viện bảo vệ giáo thuyết


Các bậc cha mẹ Công giáo nên đọc thông điệp về giáo dục Divini Illius Magistri (31/12/1939) của đức giáo hoàng Piô X như một sự khởi đầu, nếu họ muốn hiểu cách thức giáo dục con cái trong đức tin.

Hệ tư tưởng này đã bảo vệ các chủng viện và các trường cao đẳng Công giáo khỏi lạc thuyết xảo quyệt của chủ nghĩa Tân Thời. Đức Piô X đã gọi chủ nghĩa này là “sự tổng hợp của các lạc thuyết”. Hệ tư tưởng này chính là thuyết Kinh viện mà các giáo hoàng tiền công đồng Vaticanô II nói là nên được dạy trong các chủng viện nhằm ngăn chặn sự phát triển của lạc thuyết. Chiến thắng của thánh Tôma Aquinô. Phương pháp Kinh viện của ngài thịnh hành trong Giáo hội cho đến công đồng Vaticanô II. 

Việc loại bỏ ngôn ngữ Kinh viện trong cách diễn đạt của các văn kiện Vaticanô II, việc sử dụng ngôn ngữ hàm hồ trong các văn kiện ấy, và việc không đề cập gì đến tầm quan trọng của thần học Kinh viện, đã gây nên một khủng hoảng trong nền giáo dục Kitô giáo. Một lỗ hổng đã bị tạo ra và được chám đầy bởi những nền triết học trần tục của thời cách mạng và “cấp tiến”, chẳng hạn chủ nghĩa Hiện sinh, Hiện tượng luận, phép Biện chứng của Heghel và chủ nghĩa Mác-xít. Thuyết Kinh viện là một hệ thống thần học và triết học dựa trên sự hoà hợp giữa triết học Aristote và Kitô giáo do một thần học gia và là linh mục vĩ đại dòng Đa-minh là thánh Tôma Aquinô.

Việc loại bỏ phương pháp Kinh viện - một hệ thống dựa trên siêu hình học Aristote (mặc dù là ngoại giáo, nhưng hệ thống này đi theo những chân lý bất biến của lý lẽ tự nhiên) - là một thủ đoạn cấp tiến đưa tư tưởng Tây phương ra khỏi những chân lý bất biến mà người ta biết được chúng nhờ sử dụng lý trí. Loại bỏ phương pháp Kinh viện chính là loại bỏ những nguyên lý luân lý tuyệt đối trong nền văn minh Kitô giáo, và cả nguyên lý bất mâu thuẫn nữa.

Song song đó là những người cấp tiến thừa nhận tôn giáo và tư tưởng Đông phương, vốn phủ nhận chân lý và thực tại bất biến. Thực ra chân lý và thực tại này cũng nằm trong tư tưởng Phật giáo và Ấn giáo. Nếu mọi sự chỉ là ảo tưởng như đạo Phật vẫn nói, thì tại sao một người đạo đức lại là điều phiền toái ? Các sách giáo khoa Công giáo của chúng ta cũng hàm chứa tư tưởng Đông phương. Điều này khiến cho sự hàm hồ về luân lý và nền đạo đức tình huống được coi trọng, như đã được các thần học gia của công đồng Vaticanô II ủng hộ, chẳng hạn Hans Küng, nền thần học cấp tiến của ông thực chất chỉ là tương đối và đưa tới sự tàn phá nền giáo dục Kitô giáo.

Như viện phụ Roca tồi tệ, ông không phải là kinh sĩ, nhưng là một linh mục bội giáo và là người thờ Sa-tan, đã dạy :
“Giáo hội mới, có lẽ không thể giữ lại được gì về thuyết Kinh viện và hình thức nguyên thuỷ của Giáo hội trước đây. Tuy nhiên, Giáo hội sẽ được thánh hiến và nhận được quyền tài phán về giáo luật từ Rô-ma.” (Glorieux Centenair, 1889).
Ông nói tiếp :“Chính thánh Tôma, có lẽ khi sống lại cõi đời này, ngài ‘sẽ vội vàng ném bộ Summa Theologica của mình vào lửa và thay thế nó bằng bộ Summa Scientifica’” (Ibid.)

Suốt công đồng Vaticanô II, các bậc thông thái cấp tiến đã thành công trong việc sử dụng “ngôn ngữ mục vụ” thay thế cho phương pháp chính xác của thuyết Kinh viện mà không để lại một “chỗ hổng” nào cho ngôn ngữ hàm hồ hay không chính thống trong các văn kiện Giáo hội.

Johannes Dưrmann đã thừa nhận về công đồng Vaticanô II như sau:
“Các thần học gia chủ lực [những người trực tiếp hướng dẫn công đồng] đã thấy rất rõ rằng, liên quan đến ngôn ngữ Kinh viện, thì cả thần học lẫn đức tin đang bị đe doạ. Vì thuật ngữ Kinh viện được liên kết bền chặt với triết học Kinh viện, mà chính nó lại được liên kết với thần học Kinh viện. Ngược lại, thần học Kinh viện lại liên kết chặt chẽ với truyền thống Tín lý của Giáo hội” (The Strange Theology of John Paul II and the Spirit of Assisi, vol. 1, Kansas City, MO: Angelus Press, 1994, p. 52).
Do đó, việc loại bỏ ngôn ngữ Kinh viện chính là phá huỷ các học thuyết vĩnh cửu và giáo huấn của Truyền thống Tông đồ vốn được tôn vinh qua mọi thời, như đã được trao phó cho các người Công giáo và con cháu của họ.

Ông Dưrmann nói thêm:
“Việc loại bỏ hay từ chối ‘ngôn ngữ của trường Kinh viện’ bởi các nghị phụ của công đồng đã tạo cho họ (vốn là những người đang trực tiếp hướng dẫn công đồng) điều kiện thiết yếu chắc chắn là cắt đứt khỏi các giáo huấn tín lý truyền thống, để thiết lập một ‘nền Thần học mới’ thay thế vào đó [là đề nghị của Bloisey, De Lubac và Teilhard] sau khi đã không sử dụng ‘thần học truyền thống trước đó’ và dứt khoát loại bỏ nền thần học này” (ibid., p. 53).
Chúng ta phải quay về thời được tôn vinh và phương pháp chính thống được sử dụng trong nghi lễ La-tinh của Giáo hội, thời của phương pháp Kinh viện, nếu chúng ta muốn bảo vệ con cái mình khỏi lạc thuyết. Chúng ta phải ngăn không sử dụng thuyết hoà đồng tôn giáo trong việc dạy giáo lý Công giáo và trở lại với phương pháp Kinh viện. Cuộc tấn công phương pháp Kinh viện bởi các thù địch trong Giáo hội không chỉ xảy ra gần đây. Nhưng những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Tân Thời đang còn tấn công nó trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Chính vì thế, đức giáo hoàng Piô IX đã cảnh báo điều này trong nghị quyết của mình về những sai lạc (Syllabus of Errors). Ngài nói rõ : thật sai lầm khi cho rằng “phương pháp và những nguyên lý của các tiến sĩ Kinh viện cổ thời không còn thích hợp với những nhu cầu của thời đại chúng ta và với tiến bộ khoa học.”[2]

Vì thế chính bạn hãy lấy một bản trong sách Giáo lý của thánh Tôma Aquinô và bạn sẽ biết được vẻ đẹp của vị tiến sĩ vĩ đại này trong giáo huấn của Giáo hội, và bạn cũng sẽ biết tại sao, đối với Giáo hội, sách Giáo lý của ngài là một tác phẩm chủ lực hàng trăm năm qua. Bạn hãy chia sẻ ý tưởng của ngài cho con cái bạn tại bàn ăn trong bữa tối.

Thánh Piô X cho thấy chủ nghĩa Tân Thời muốn phá huỷ phương pháp Kinh viện


Thánh Piô X đã tỏ vẻ khinh thị trong văn kiện “về chủ nghĩa Tân Thời,” rằng những người theo chủ nghĩa Tân Thời ấy có là vì có phương pháp Kinh viện:
 “Họ muốn triết học Kinh viện phải được giao cho lịch sử triết học và được xếp vào những hệ thống thuần tuý. Các người trẻ được dạy triết học Tân Thời, nền triết học này chỉ đúng và phù hợp với thời đại họ sống mà thôi. Họ ao ước cải cách nền thần học: thần học duy lý phải có triết học Tân Thời làm nền tảng, và thần học thực chứng phải được đặt nền trên lịch sử tín điều. Về phần mình, lịch sử phải được viết và dạy chỉ theo những phương pháp của họ và theo những nguyên lý Tân Thời. Những tín điều và sự tiến triển tín điều, họ khẳng định, phải được hoà hợp với khoa học và lịch sử. Trong sách Giáo lý, không có tín điều nào được chèn vào, ngoại trừ những tín điều đã được cải cách và nằm trong khả năng hiểu được của dân chúng.”
“Đối với việc thờ phượng, họ nói, nhiều hình thức đạo đức bên ngoài phải được giảm thiểu, và các biện pháp phải được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển thêm của những hình thức này, mặc dù một số người thán phục chủ nghĩa biểu tượng đã được sắp đặt để khoan dung hơn với lập dị này. Họ lớn tiếng rằng việc lãnh đạo Giáo hội phải được cải cách trong mọi lãnh vực, nhưng đặc biệt trong lãnh vực kỷ luật và tín lý. Họ khẳng định rằng cả bên trong lẫn bên ngoài, Giáo hội phải hoà hợp với lương tâm tân thời mà bây giờ hoàn toàn hướng theo nền Dân chủ” (sec. 38).
Thánh Piô X đã biểu lộ sự khinh thị quan điểm của chủ nghĩa Tân Thời đối với thuyết Kinh viện:
“Nếu chúng ta tiếp tục đi từ căn nguyên luân lý đến căn nguyên thuần trí của chủ nghĩa Tân thời, thì căn nguyên đầu tiên và chủ đạo được thể hiện, đó là sự ngu dốt. Vâng, những người theo chủ nghĩa Tân Thời tìm cách để được gọi là tiến sĩ Giáo hội, là những người nói về triết học Tân Thời hết sức trịnh trọng và tỏ ra coi khinh học thuyết Kinh viện. Họ ôm ấp nền triết học này với tất cả sự quyến rũ sai lạc của nó. Bởi vì sự ngu dốt của họ đối với học thuyết Kinh viện đã khiến họ không thể nhận ra sự lộn xộn về tư tưởng và không bác bỏ lối nguỵ biện của mình. Toàn bộ hệ thống của họ, vốn chứa đựng rất nhiều sai lầm lớn, bắt nguồn từ sự kết hợp giữa đức tin và triết lý sai lạc” (sec. 41)
Thánh Piô X đã cho chúng ta cách giải quyết nhằm cổ võ cho nền giáo dục Công giáo, bằng cách chống lại sự quyến rũ và thói nguỵ biện của tư duy Tân Thời :
“Bất cứ người nào, dù cách này hay cách khác, bị phát hiện là có lây nhiễm chủ nghĩa Tân Thời đều phải loại trừ khỏi các chức vụ lãnh đạo hay giáo huấn mà không cần phải ăn năn hối lỗi, và những người thực sự giữ các chức vụ ấy phải bị cắt chức. Chính sách này cũng được áp dụng cho cả những người công khai hay bí mật tán thưởng cho chủ nghĩa Tân Thời bằng cách ca tụng những người theo chủ nghĩa Tân Thời và bỏ qua hạnh kiểm đáng trách của họ, hoặc bằng cách bắt bẻ học thuyết Kinh viện, các giáo hoàng và huấn quyền của Giáo hội, hoặc bằng cách từ chối không tuân phục quyền bính Giáo hội trong bất cứ lãnh vực nào. Chính sách này cũng áp dụng cho cả những người yêu thích sự mới lạ về lịch sử, về khảo cổ học, về chú giải Thánh Kinh, và cuối cùng áp dụng cho luôn cả những ai phớt lờ các khoa học thánh hay tỏ ra thích những khoa học trần thế hơn là khoa học thánh.”
“Liên quan đến việc nghiên cứu, tiên vàn chúng ta sẽ qui định chặt chẽ rằng triết học Kinh viện là nền tảng của các khoa học thánh” (sec. 45).

Đã đến lúc phải trở về với các học thuyết Kinh viện


Sự lẫn lộn và không thành thạo việc dạy giáo lý trong nền giáo dục Công giáo của ngày hôm nay đều trực tiếp liên hệ đến những điều mà đức giáo hoàng Piô XII đã công bố cách đây hơn 50 năm :
“Tiếc thay, những người tán thành cho sự mới lạ lại dễ dàng đi từ việc khinh miệt thần học Kinh viện tới sự phớt lờ và thậm chí còn coi khinh cả thẩm quyền giáo huấn của Giáo hội, mà chính Giáo hội mới có quyền phê chuẩn thần học Kinh viện. Thẩm quyền giáo huấn này bị họ coi là một chướng ngại cho sự tiến triển và là một ngăn trở cho sự tiến bộ của khoa học” (Humani generis, sec. 18).
Đây là lúc để các giám mục Công giáo tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, phải ngăn chặn những mới lạ và sự hoà đồng trong nền giáo dục Công giáo,[3] đồng thời phải trả lại học thuyết Kinh viện vững chắc, vốn là một bức tường chống lại lạc thuyết và cách thực hành sai lạc. Các vị phải hành động như các mục tử và phải bảo vệ đoàn chiên của mình khỏi sự bội giáo mà chúng ta thấy rõ đang lan tràn trong hệ thống giáo dục Công giáo hậu công đồng Vaticanô II của chúng ta.

Đình Chiến chuyển ngữ từ : Kathleen Willett Redle, M. F. A., The Crisis in the Catholic Education and st. Thomas’ Solution  (http://WWW.traditioninaction.org/HotTopics/f001ht_Education_Redle.htm ngày 06/02/2008

[1] Tổng giám mục Jean Jadot, sinh năm 1909, Khâm sứ Toà Thánh của giáo hoàng Phaolô VI tại Hoa Kỳ từ 1973 tới 1980, là một người cấp tiến, đang nghiên cứu tại đại học Louvain và đã đào tạo những vị mẫu mực nhất, chẳng hạn Walter Sullivan giám mục Richmond, VA., Rembert Weakland tổng giám mục Milwaukee, và Roger Cardinal Mahony giám mục Los Angeles. Các vị này cũng nghiên cứu tại Louvain.
Paul Likoudis bảo chúng ta : “Những vị khác đã là giám mục suốt thời gian Jadot giữ chức vụ, đó là Rochester giám mục Matthew Clark; Howard Hubbard giám mục Albany; Roberto Sanchez tổng giám mục Santa Fe trước đây, vị này đã từ chức trong một tai tiếng liên quan đến tình dục; Pierre DuMaine giám mục San Jose trước đây; Joseph Ferrario giám mục Honolulu trước đây; Patrick Flores tổng giám mục San Antonio; Peter Gerety tổng giám mục Newark trước đây; Joseph Imesch giám mục Joliet, IL; Thomas C. Kelly, O.P tổng giám mục Louisille, vị này trước đây là sứ thần Toà thánh dưới quyền Jadot; Bernard Cardinal Law of Boston (được Jadot chọn dành riêng cho Springfield Cape Girardeau, MO); Daniel Pilarczyk tổng giám mục Cincinnati; Kenneth Untener giám mục Saginaw, Mich., và một vài vị khác. Tất cả các vị này được coi là đã phản chiếu hình ảnh cấp tiến của Jadot xét như là ‘người của dân chúng’” (“Still Proud of Bishops He Gave Us,” The Wanderer, September 26, 2002).
Cần chú ý rằng một vài giám mục trong số này bị tố giác là có hành vi đồng tính. Một số khác, chẳng hạn Weakland, thừa nhận là mình có đồng tính, và những vị khác nữa ủng hộ cho những người đồng tính.
Coi thêm “From Greatness to Decadence The Catholic University of Louvain” của Alice von Hildebrand; và Goodbye, Good Men của Michael S. Rose, (Cincinnati: Aquinas Publishing, Ltd., 2002), pp. 73-78.
Có một sự liên hệ giữa việc dạy giáo lý sai lạc với các giáo sĩ và tu sĩ hư hỏng. Như tôi đã lưu ý trên đây, nhà thờ Holy Family tại Stow mang tiếng là có 4 hay 5 linh mục loạn dâm với trẻ em trong thời gian 40 năm. Đây là một con số rất cao trong một giáo xứ. Tôi không muốn nói rằng anh Archbald là người đồng tính hoặc ủng hộ cho vấn đề đồng tính, nhưng một số linh mục bị tố cáo là không đứng đắn đối với các thanh niên dưới quyền của họ xét như một mục tử: Joseph Seminatore, 1970-1973, đã miễn nhiệm; anh Russell Banner, 1975 đến giữa 1979; anh J. William Mcool, giữa 1973 đến giữa 1979; anh Joseph Libreth, giữa 1992-2001 (ở đó sau khi anh Archibald rời đi); cuối cùng là cha J. Leo Brennan, 1954-1955 đã lạm dụng một vài trẻ em tại nhà thờ Holy Family (trước khi anh Archibald làm mục tử).
Anh Archibald đã cho phép Banner và Mcool để giới thiệu những thực hành phụng vụ thái quá như tôi đã đề cập ở trên. Trường Louvain cũng đào tạo nên tổng giám mục Fulton Sheen, nhưng điều đó cũng không thay đổi được sự việc là nhiều giáo sĩ cấp tiến đã thụ giáo hay liên đới với trường Louvain, như Likoudis đã phát biểu :
“Đối với nhiều bạn bè của Jadot đến từ đại học Louvain, thì suốt thập niên 60, Jadot là vị lãnh đạo vui tính tại Belgium. Họ đóng góp trong công đồng Vaticanô II. Một người trong số họ là Dom Lambert Beauduin, tu sĩ dòng Biển Đức đến từ Chèvetogne. Năm 1945, ông này gieo một ý tưởng vào đầu vị ngoại giao của giáo hoàng ở Paris, tên là Angelo Roncalli, rằng Giáo hội cần một công đồng” (Likoudis, “Still Proud of Bishops,” ibid.)
Chủ nghĩa cấp tiến tại trường Louvain đã bắt đầu từ lâu trước công đồng Vaticanô II. Michel Kesteman cho rằng :
“Về phong trào đại kết, vì không muốn giúp tái giới thiệu tư tưởng Tôma, nên hồng y Mercier đã mỡ những ‘cuộc nói chuyện tại Malines’ với những tín đồ Anh giáo [đây là hội nghị liên tôn đầu tiên vào năm 1926]. Dom Lambert Beauduin đã lập tu viện Amay và Chèvetogne để đóng góp cho cuộc gặp gỡ giữa các Kitô hữu: đức Gioan XXIII đã không quên cuộc gặp gỡ này, và hồng y Suenens tiếp tục con đường gặp gỡ ấy.”
“Về việc chú giải, trường Louvain đã cho phép phát triển các nghiên cứu Thánh Kinh và Giáo Phụ. Việc làm này nhằm hỗ trợ cho các thần học gia tại công đồng Vaticanô II và đào tạo những thế hệ các học giả Thánh Kinh, trong số đó chúng ta có thể kể tên: ngài Cerfaux, Frans Neirynck, và Jacues Dupont.” (“Under the Sign of Noah,” Fatima, Brussels: 2004).
Anh Archibald, một chuyên gia âm nhạc, đúng là chịu ảnh hưởng của Dom Beauduin (một người theo phong trào đại kết) vốn cũng quan tâm đến những vấn đề này.
[2] Anh Jean Marie Charles-Roux (vị linh mục của đạo diễn Mel Gibson trong bộ phim “Passion”), 90 tuổi, khi nói về Ađam và tội đầu tiên trong vườn địa đàng, đã phát biểu rằng :
“Ông [Ađam] đã dùng khả năng Thiên Chúa ban để chọn lựa, và đã chọn theo thiên hướng của mình, chống lại mệnh lệnh của Thiên Chúa, mà ông vốn đã hiểu rõ. Và như thế mới có tính toàn thể của cái gọi là nền văn minh Tây phương kể từ cuộc chiến dành độc lập của Hoa Kỳ và cuộc cách mạng Pháp. Vì, kể từ đây, mọi nguyên lý sự sống trong xã hội chúng ta là nhằm phục vụ con người trong khi con người lại quan niệm sự tốt lành của mình không liên can gì tới Thiên Chúa. ‘Nền dân chủ,’ ‘Chủ nghĩa tự do,’’Nhân quyền’đều là hình thái chính trị, xã hội và trần tục của ‘tội Nguyên tổ.’ Vì nếu kết án chúng trong Nghị quyết về những sai lạc (Syllabus of Errors), đức Piô IX sắp được công bố là một Tiến sĩ của Giáo hội rồi.” (Inside the Vatican, September 2004).
[3] Chẳng hạn, “Sikh Day” tại trường tiểu học Công giáo Holy Rood, ở miền Nam Yorkshire (“Tại sao họ dạy các trẻ Công giáo về một tôn giáo sai lạc trong khi các em không hề biết giáo thuyết Công giáo căn bản ?”).
Đối với nền giáo dục hậu trung học, xin xem câu chuyện về giáo sư thần học và vị linh mục trước đây (kể từ năm 1975) Paul Knitter tại đại học Xavier (Cincinnati, OH), một người theo chủ nghĩa hoà đồng tôn giáo, đang dạy các sinh viên của ông về tôn giáo Đông phương và đan xen cả thần học Công giáo: “Theology of Dr Paul F. Knitter.” Của Michael Rose.
Kinitter đã ký một thông báo ghi rằng : “Chúng ta yêu cầu Giáo hội loại bỏ kỷ luật thời Trung cổ về sự độc thân bắt buộc đối với linh mục, và mở rộng chức linh mục cho nữ giới và những người đã lập gia đình, kể cả những linh mục đã từ chức, để Thánh Thể có thể trở thành trung tâm của đời sống tinh thần của mọi người Công giáo” (ibid.)