Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

ĐẠO ĐỨC GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 17-37

_Phaolô Nguyễn Hải Đăng 🙋


Một trong những thách đố của xã hội hôm nay là vấn đề giáo dục. Giáo dục không trực tiếp tạo ra sản phẩm xã hội nhưng là hệ thống đảm bảo nguồn nhân lực xây dựng và phát triển cộng đồng. Giáo dục tác động trực tiếp đến con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội. Vì vậy, một nền giáo dục ổn định đảm bảo một xã hội phát triển. Ngược lại, một nền giáo dục “què quặt” sẽ tạo nên những hậu quả tiêu cực không lường trước được.

Hiện nay, chúng ta nghe nhiều nói nhiều về những “lổ hổng” của giáo dục. Phải chăng đó là một hệ quả của xu thế toàn cầu hóa? Bước vào thế giới toàn cầu, mọi giá trị và định chế xã hội phải được điều chỉnh để thích ứng với một không gian rộng lớn hơn, thách đố hơn và giáo dục không phải là ngoại lệ. Vì vậy cần phải có một định hướng, cương lĩnh và triết lý giáo dục rõ ràng để có thể hòa nhập vào dòng chảy biến động của thế giới mà không đánh mất bản sắc của chính mình.

Triết lý giáo dục là gì? Là phương châm chi phối, chỉ đạo đường hướng phát triển của giáo dục. Là phương pháp giáo dục thụ sinh thành những người dám độc lập suy nghĩ, biết tự mình chiếm lĩnh kiến thức, tự mình khám phá ra chân lý và từ đó làm chủ cuộc sống của mình và của đất nước. Là cách truyền thụ lòng say mê về cái đẹp và cái thiện. [1]

Một nền giáo dục thiếu đường hướng, cương lĩnh hay quá nhấn mạnh đến khía cạnh thành tích thực dụng sẽ có nguy cơ biến người thụ huấn thành những sản phẩm vô hồn, không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá[2]. Vì vậy, bước đầu tiên trên con đường cải cách giáo dục là cần phải xây dựng một triết lý giáo dục hoàn chỉnh, biết lấy con người là trọng tâm và xem việc đào tạo con người đạt đến mức độ trưởng thành toàn diện là mục đích của việc giáo dục và đào tạo. Đó cũng là con đường mà Nho giáo đã vạch ra trong hơn 2000 năm qua, một kho tàng vô cùng quý giá về đạo đức giáo dục mà đôi khi chúng ta chưa có sự nhìn nhận đúng đắn.

Với tinh thần “ôn cố nhi tri tân” – nhìn lại người xưa để học hỏi và đổi mới cho thích nghi với không gian xã hội hiện tại là một thái độ cầu tiến đáng trân trọng và tôn vinh. Hơn nữa, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần Nho giáo. Hiện nay, xã hội Việt Nam đang dần hội nhập vào dòng chảy thế giới. Nho giáo dường như không còn tác động trực tiếp lên lối sống của người trẻ, nhưng những giá trị đạo đức của Nho giáo, một cách nào đó, đã ăn sâu bám rễ trong lối sống của người Việt. Chính vì vậy, một chút nhìn lại để nhận ra những chân giá trị và những đóng góp của Nho giáo như một hướng đi mới cho những vấn nạn về đạo đức giáo dục hôm nay là một việc cần thiết.

I. Nho giáo – viên ngọc quý của văn hóa Đông phương


Nho giáo là một học thuyết về chính trị, đạo đức, xã hội được Đức Khổng Tử[3], một bậc “Chí Thánh Tiên Sư” trong lịch sử Trung Quốc khai sáng, hệ thống và phát triển. Với sức mạnh cố kết của mình, Nho giáo đưa gốc rễ văn hóa Trung Quốc ngày càng bám sâu hơn vào mảnh đất phương Đông, đặt cơ sở cho việc văn hóa Trung Hoa trở thành cội rễ căn bản của văn minh phương Đông, ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống của một số quốc gia tại Á châu như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.

Nho giáo không chỉ là một hệ tư tưởng chi phối đời sống chính trị mà còn ăn sâu vào đời sống hằng ngày, ảnh hưởng trên ý nghĩ, tình cảm và hành vi của người dân tại một số quốc gia như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.

Bằng những quy tắc chặt chẽ trong quan hệ xã hội - đạo đức khiến Nho giáo vẫn tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng cách mạnh mẽ trong dòng lịch sử văn hóa thế giới hơn 2000 năm qua. Như một xu thế tất yếu, qua những biến chuyển, đổi thay của lịch sử, Nho giáo cũng có những thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh chính trị – kinh tế – xã hội từng thời kỳ, đồng thời cũng nhiều phen chìm nổi trước sự tiếp nhận hay phán xét của người đương thời. Bên cạnh nhưng giá trị đạo đức quý báu không thể phủ nhận vẫn có những hạn chế cần được xem xét và điều chỉnh cách khách quan trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay.

I.1 Nho giáo – phải chăng là một hệ tư tưởng đã lạc hậu?


Nho giáo- hệ tư tưởng thống trị của xã hội phong kiến chắc chắn sẽ có những giá trị lạc hậu, không còn phù hợp với xu thế chính trị tiến bộ dân chủ hiện nay. Nhưng không vì thế mà phủ nhận hoàn toàn những giá trị nhân văn cùng những đóng góp to lớn của Nho giáo trong việc giáo dục con người, cụ thể là những đóng góp của Nho giáo trong việc xây dựng rường cột đạo đức - xã hội ở Việt Nam trong gần 1800 năm. Bằng lối nhìn của một người sống trong thời hiện đại, chúng ta có quyền nhận định về những mặt hạn chế của Nho giáo theo dòng lịch sử, không phải để phán xét nhưng để điều chỉnh cho phù hợp với những giá trị thức thời hiện nay.

a. Nho giáo – hệ tư tưởng cố kết, không chấp nhận sự biến đổi…

Với tư tưởng trọng xưa hơn nay, ngưỡng vọng thời Nghiêu Thuấn, đề cao lễ giáo nhà Chu. Nho giáo luôn lấy khuôn mẫu người đời xưa để giáo hóa người đời nay, một quan điểm “述 而 不 作 - Thuật nhi bất tác” - (chỉ thuật lại ngư?i xưa chứ không sáng tác ra) một cách giáo điều, không chấp nhận sự thay đổi cải biến. Đó một hạn chế trong tư tư?ng Nho giáo.

夏 行 之 時,乘 殷? 之 路£¬服 周 之 眄。

“Hạ hành chi thời, thừa Ân chi lộ, phục Chu chi miện” – “Theo lịch nhà Hạ, đi xe nhà An, mang mũ miện nhà Chu” (Luận Ngữ).

Thậm chí “tiễn kỳ vị, hanh kỳ tế, tấu kỳ nhạc, kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở nhân” – “Ngư?i con hiếu phải giữ đ?a vị ông cha, làm theo lễ của ông cha, tấu nhạc như ông cha, kính những ngư?i ông cha trọng, yêu những ngư?i ông cha yêu” (Trung Dung).

Khi một giá trị đạo đ?c đ?ợc đẩy đến mức cực đoan theo kiểu ngu hiếu, ngu trung - hiếu để, trung quân cách mù quáng- sẽ tạo nên những hậu quả tiêu cực. Hồi cố – nhìn lại để học hỏi những điều hay của người xưa là một thái độ sống đúng đắn nhưng bảo thủ, không chấp nhận sự thay đổi như một xu thế tất yếu của lịch sử là một thái độ cực đoan cần đ?ợc điều chỉnh và gạn lọc trong thời cuộc hiện nay, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân – thay đổi không ngừng phải là đ?nh hư?ng của giáo dục hôm nay. Bư?c vào xã hội thông tin hay nền kinh tế tri thức, chúng ta không thể giữ mãi hệ thống giáo dục cổ xưa, cồng kềnh, lạc hậu của thời bao cấp. Việc chậm chạp trong cải cách hiện nay phải chăng là một dấu vết của tư tư?ng bảo thủ Nho giáo?

b. Nho giáo – đặt lại vấn đề bình đẳng – dân chủ ?

Hệ thống tôn ti trật tự trong gia đnh cũng như ngoài xã hội theo chuẩn mực Nho giáo tạo nên nhiều phản ứng khác nhau. Tốt hay xấu. Tiến bộ hay lạc hậu. Tất cả đều nhằm giúp chúng ta nhìn lại vấn đề dân chủ trong tư tư?ng Nho giáo một cách khách quan.

Nho giáo đặc biệt đề cao vị trí của gia đnh “quốc chi bản tại gia – 囯 之 本 在 家?” – (nước gốc ở nhà). Quan hệ trong gia đnh trở thành quy chiếu của hệ thống quan hệ xã hội ; nếu gia trưởng được coi là vua của một nhà (nhất gia chi quân – 一 家? 之 君) thì quốc trưởng được coi là cha của muôn dân (vạn dân chi phu – 万? 民? 之 父). Nhưng một khi chủ nghĩa gia tộc được đẩy đến cực đoan sẽ dẫn đến thái độ ngu hiếu ngu trung - (hiếu để, trung quân cách mù quáng). Nhân phẩm và giá trị con người bị gò ép trong hệ thống tôn ti bất bình đẳng: đề cao thái quá thiên chức của bề trên, đặc biệt là vị trí của người nam trong xã hội, song song là thái độ khinh thị những người thuộc tầng lớp dưới:

- Người lao động chân tay - “lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị ư nhân – 勞 心 者 治? 人£¬勞 力 者 治? 于 人” - (người lao tâm cai trị dân chúng, người lao lực chịu quyền điều khiển).

- Người dân thường – “dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi – 民? 可 使 由 之,不 可 使 知 之” - (đối với dân, việc nào cần làm thì khiến họ làm, chứ không nên giảng giải cho họ biết).

- Đặc biệt là người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị kìm kẹp, đọa đầy dưới cái đạo lý “phu xướng, phụ tùy” (伕 昌,父 隨); “tam tòng” (三 從 ); “tứ đ?c” (四 德)…

Một hệ thống tôn ti chặt chẽ dẫn đến một thể chế xã hội thiếu dân chủ, độc đoán, bảo thủ không quan tâm đến tự do. Nho giáo đã gieo rắc một bên là tư tưởng ăn trên ngồi trốc, chuyên quyền, một bên là tâm lý tự ti, thái độ phục tùng, cam chịu.

Thực tiễn cho thấy, những hạn chế này đã góp phần kìm hãm sự phát triển kinh tế và dân chủ xã hội ở những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nhưng ngược lại trong vấn đề giáo dục, Nho giáo đã đóng góp những thành quả vô cùng to lớn góp phần xây dựng con người, nguồn nguyên khí quý giá cho sự phát triển.

Với thái độ “ôn cố nhi tri tân – 溫 故 而 知 新”, chúng ta không phán xét về những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo trong lịch sử, cụ thể tại Việt Nam. Vì với cái nhìn chủ quan của một người sống ở thời hiện đại, chúng ta không thể vội vàng nhận định về những giá trị đựợc hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử đầy biến động như thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Một hệ thống trật tự chặt chẽ là tuyệt đối cần thiết để tề gia, trị quốc và bình thiên hạ trong một xã hội Trung Hoa nhiễu nhương đang bị phân rẽ. Nhưng những hậu quả lịch sử của nó chúng ta cần phải đón nhận và biết cách gạn đục khơi trong hầu tìm ra những giải pháp thích hợp cho những thách đố về đạo đức đang phát sinh và tồn hiện trong xã hội chúng ta, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Nho giáo vẫn có những mặt hạn chế trong cách tổ chức xã hội: độc đoán, chuyên quyền, trọng nam khinh nữ… nhưng những đóng góp của Nho giáo trong việc giáo dục là những cống hiến rất quý giá mà chúng ta cần trân trọng bảo tồn và phát huy.

I.2 Nho giáo – một hệ tư tưởng mang tính hiện sinh


Hội nghị quốc tế về Khổng học tổ chức tại Khúc Phụ (Trung Quốc) năm 1987 và hội nghị các nhà trí thức Đông A bàn về Nho giáo và phát triển tại Tôkyô - Nhật Bản đã khẳng định sự đóng góp to lớn của Nho giáo trong sự phát triển và phồn vinh của các quốc gia Đông A. Và đóng góp lớn nhất của Nho giáo chính là việc xây dựng con người. Con người là chủ thể sự phát triển xã hội. Đồng thời con người cũng là thành quả của giáo dục. Sự phát triển toàn diện về con người phản ảnh sự hoàn chỉnh của hệ thống giáo dục “Một xã hội biết đặt việc xây dựng con người làm trọng tâm phải là một xã hội đặt nền tảng trên Nho giáo”[4]

a. Chấn hưng tinh thần trọng đạo

“Đạo” theo tư tưởng Nho giáo bao gồm đạo của trời đất, muôn vật và đạo của người – thiên đạo và nhân đạo. Tinh thần trọng đạo theo Nho giáo là biết “tu đạo, tri đạo và hành đạo” – “Thiên mệnh chi vị tính. Suất tính chi vị đạo. Tu đạo chi vị giáo – 天 命 之 謂^ 性?。率 性? 之 謂^ 道?£修 道 之 謂^ 教” - (Mệnh trời gọi là tính. Noi theo tính gọi là đạo. Tu theo đạo gọi là giáo).

Theo tư tưởng Nho giáo, con người là hợp thể tam tài : thiên(天)- nhân(人£©– đ?a(地£©. Con người là nơi hội thông của hai năng lực trời - đất. Con người là trung tâm giữa trời và đất. Nho giáo phát nguyên từ những tinh túy của hai trung tâm văn hóa lớn cùng tồn tại trên lãnh thổ Trung Hoa ngày nay: văn hóa du mục vươn đến sự dũng mãnh chinh phạt của phương Bắc và văn hóa lúa nước đề cao sự biến dịch và hòa khí của phương Nam. Đạo học Nho giáo chịu ảnh hưởng khá nhiều tinh thần hòa khí phương Nam: đề cao sự hòa hợp trời đất và con người.

Một người hoàn thiện (đạt đến đức Nhân) theo Nho giáo là một người biết sống thuận thiên (順? 天)- sống hòa hợp theo trật tự và quy luật vũ trụ. Biết ứng xử hòa nhân (和 人£©. Biết tu dưỡng bản thân “dĩ tu thân vị bản – 以? 修 身 為 本 (lấy trị thân làm gốc). Biết tận dụng và nương tựa vào vạn vật để sinh tồn (tùng địa - 從 地£©. Tất cả tư tưởng này nhằm giáo hóa con người đạt đến đạo (thiên đạo). Từ đạo hướng con người đến cùng đch của Nho giáo là đức nhân (nhân đạo) - “tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ nhân – 修 身 以? 道£¬修 道 以? 仁” - (lấy đạo để tu thân, lấy đức nhân để tu đạo).

Con đường giáo hóa của Nho giáo khiến chúng ta phải nhìn lại mục đích giáo dục hôm nay. Triết lý giáo dục hôm nay là gì? Nho giáo xác định một con đường giáo dục rõ ràng: đặt nền tảng trên đạo đức, thông qua giáo dục về nhân bản và tri thức thường nghiệm giúp con người dần đạt đến đức nhân. Có thể nói, triết lý giáo dục của Nho giáo thể hiện đặc tính chung của giáo dục Đông phương: đặt việc tu dưỡng đạo đức (đức dục) lên vị trí ưu tiên hàng đầu - “tiên học lễ, hậu học văn”. Triết lý giáo dục này, theo tôi, vẫn giữ nguyên được giá trị thực tiễn trong xã hội hôm nay. Căn bản của giáo dục phải ưu tiên việc tu dưỡng đạo đức, xây dựng nhân cách bên cạnh trách vụ trau dồi tri thức thực tiễn – “trí đức song hành – 智 德 雙 行”.

b. Đề cao giá trị nhân nghĩa

Giá trị nhân nghĩa trong Nho giáo hình thành bởi điều kiện lịch sử. Vào thời Xuân Thu (770 – 475 TCN), chế độ xã hội nô lệ suy tàn, thể chế phong kiến sơ kỳ bắt đầu. Suốt thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên Tử không còn đựợc tuân thủ, chế độ tông pháp bỏ trật tự lễ nghĩa, cư?ng thư?ng xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy vi. Chính vì vậy, Khổng Tử chủ trưưng “khắc kỷ phục lễ – 克 己 服 禮”, xây dựng đức nhân là trọng tâm giáo hóa và nhân nghĩa là rường cột trong đối nhân xử thế. Sau này chính Mạnh Tử là người tiếp tục kế thừa và phát triển nhân nghĩa thành giá trị cốt lõi của đạo đức Nho giáo: “Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân; biết xấu hổ về điều xấu là đầu mối của nghĩa” (Mạnh Tử). Mạnh Tử kết hợp nhân nghĩa và xem chúng là bản tính của con người. Từ đó tư tưởng này đã dần ăn sâu, bám rễ trở thành rường cột chi phối hành vi, ý nghĩ đời sống xã hội ở Trung Quốc cũng như đối với Việt Nam.

Về học thuyết nhân nghĩa, Nho giáo lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở cấu thành, lấy gia đnh tông tộc làm cốt lõi đạo hiếu. Đó chính là gốc rễ cho nhân đựợc hình thành, cho lễ đựợc nâng cao, cho xã hội đựợc trật tự ổn định. Trên cơ sở nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, Nho giáo góp phần xây dựng tư tưởng tập thể, kết hợp hài hòa quan hệ con người với ý thức trách nhiệm cá nhân: “Thấy điều nghĩa dũng cảm làm”; “điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (Mạnh Tử), đề cao lối sống đặt nặng tình nghĩa tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, tôn vinh tinh thần hiếu đễ. Tất cả những giá trị đạo đức Nho giáo này đã trở thành bản sắc, nét tinh túy của văn hóa dân tộc Việt Nam cần đựợc bảo tồn và phát triển trước những trào lưu văn hóa mới hiện nay.

II. Đạo đức giáo dục theo tư tưởng Nho giáo


Khổng Tử có thể nói đã không thành công trong việc áp dụng học thuyết của mình vào đời sống chính trị, quản lý quốc gia, cải tạo xã hội đương thời nhưng về mặt giáo dục đã thu gặt được những thành tích rất vĩ đại. Khổng Tử tự mở trường truyền bá kiến thức, bồi dưỡng nhân tài, hình thức giáo dục đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ông không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn đề cao việc xây dựng nhân cách con người bằng những chuẩn mực chặt chẽ về tu thân, phiếm ái theo Ngũ Kinh: kinh Thi, kinh Thư , kinh Lễ, kinh Xuân Thu và kinh Dịch; Lục Nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số

Khổng Tử mất năm 479 TCN nhưng những tư tưởng giáo dục chính trị của ông vẫn tiếp tục chi phối xã hội phong kiến Trung Hoa trong hơn mấy ngàn năm, được nhiều Hoàng đế phong kiến suy tôn. Ông được hậu thế tuyên xưng là “Chí Thánh Tiên Sư? – “Vạn Thế Sư Biểu”- người thầy giáo đầu tiên tài giỏi của Trung Quốc.

Trong phương pháp giáo dục, Khổng tử dạy học trò đối với tri thức phải có thái độ thực tế, biết phản biện, ham học hỏi. Đối với bản thân phải khiêm tốn học hỏi mọi ngươi. Bằng tất cả tâm huyết của một người trong trách vụ giảng dạy, Khổng Tử đã để lại một triết lý giáo dục, có thể nói vẫn luôn thức thời theo dòng lịch sử, đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng con người hôm nay. II.1 “Trí đức song hành” - triết lý giáo dục theo tư tưởng Nho giáo

子? 曰:“好 仁 不 好 學,其 蔽? 也 愚。好 知 不 好 學,其 蔽? 也 蕩;好 信 不 好 學,其 蔽? 也 賊£»好 直 不 好 學,其 蔽? 也 絞;好 勇 不 好 學,其 蔽? 也 亂;好 剛? 不 好 學,其 蔽? 也 狂?.” Tử viết: “Hiếu nhân bất hiếu học, kì tệ dã ngu; hiếu trí bất hiếu học, kì tệ dã đãng; hiếu tín bất hiếu học, kì tệ dã tặc; hiếu trực bất hiếu học, kì tệ dã giảo; hiếu dũng bất hiếu học, kì tệ dã loạn; hiếu cương bất hiếu học, kì tệ dã cuồng”

Khổng Tử viết:
  • Thích nhân đức mà không thích học vấn, sẽ sinh tật xấu là dễ bị người khác lừa vì ngu muội.
  • Thích biết mà không thích học vấn, sẽ sinh ra tật xấu là phóng túng.

Quá tự tin mà không thích học vấn, sẽ sinh ra tật xấu làm hại đến mình.
  • Thích ngay thẳng trực tính mà không thích học vấn sẽ sinh ra tật xấu nói chuyện với người, khắc bạc vô tình.
  • Thích dũng cảm mà không thích học vấn sẽ sinh ra tật xấu làm phản loạn.
  • Thích kiên cường mà không thích học vấn sẽ sinh ra tật xấu khinh thường tàn bạo.

1. “Hiếu nhân bất hiếu học, kì tệ dã ngu”. Một người thích nhân là tốt nhưng nếu không ham học, không có hiểu biết, không có tri thức. Chỉ có bụng dạ tốt nhưng không biết xử sự trong cuộc sống thế nào cho phải. Đó là người ngu muội.

2. “Hiếu trí bất hiếu học, kì tệ dã đãng”. Nếu một người biết nhiều, tri thức uyên thâm, nếu không chịu học tập nên làm con người như thế nào, thì dễ sinh ra bừa bãi phóng túng. Một người có tri thức uyên thâm thưừng cho mình là hơn người, dễ coi thường người khác, dễ sinh ra bừa bãi, phóng túng.

3. “Hiếu tín bất hiếu học, kì tệ dã tặc”. “Hiếu tín” ở đây là quá tự tin. Một người quá tự tin dễ dẫn đến thích dùng thủ đoạn. Nếu quá tự tin mà thiếu tu dưỡng dễ biến thành ranh mãnh và cuối cùng tự mình làm hại mình.

4. “Hiếu trực bất hiếu học, kì tệ dã giảo”. Trực quá thì cũng giống như sợi dây lạc, vặn chặt quá sẽ đứt. Làm việc không nghĩ đến phương pháp, phương thức cứng nhắc, lạnh nhạt, khắc bạc, sẽ dễ hỏng việc làm hại đến mình.

5. “Hiếu dũng bất hiếu học, kì tệ dã loạn”. Một người dũng cảm mà không có suy nghĩ, hễ động đến là nổi xung, đấm đá, không nghĩ đến hậu quả. Dũng cảm mà không có sự tu dưỡng dễ xảy ra làm loạn, gây tai họa.

6. “Hiếu cương bất hiếu học, kì tệ dã cuồng”. Một người chỉ biết cương không biết nhu, cương như vậy dễ dẫn đến cuồng loạn, coi thường người khác.

Sáu điều này là sáu nguyên tắc để đạt đến đức nhân của Nho giáo bằng con đường giáo dục. “Nhân, trí, tín, trực, dũng, cường” là sáu trường sở của tính cách con người. Nhưng muốn phát huy trường sở này cần được đặt trên nền móng của sự hiểu biết về tri thứ đạo nhân, tức là phải thông qua giáo dục. Nếu xa rời đạo nhân, không được giáo dục đến nơi thì trương sở này sẽ biến thành đoản sở là: “ngu, đãng, tặc, giảo, loạn, cuồng”. Như vậy, Nho giáo khẳng định tầm qua trọng của giáo dục tri thức trong việc hoàn thiện nhân cách con người. “Nhân chi sơ tính bản thiện” - con người bẩm sinh vốn thiện nhưng để tỏa sáng nhân đức này trong cuộc sống, con người cần được mài dũa, uốn nắn bằng giáo dục. Giáo dục theo Nho giáo hưởng đến việc đào luyện con người ở cả hai phương diện: đức dục và trí dục. Nho giáo chủ trương “minh minh đức”- con người vốn sở hữu một viên ngọc quý giá trong mình, và nhiệm vụ của giáo dục là khôi phục và làm tỏa sáng ánh sáng viên ngọc này trong cuộc sống.

II.2 Đức học – nền tảng căn bản của giáo dục Nho giáo


子? 謂^ 子? 夏 曰:“奴 為 君 子? 儒£¬無 為 小 人 儒”.

Tử vị Tử Hạ viết: “Nữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”

Khổng Tử nói với Tử Hạ: Con nên trở thành một người học sinh thuộc loại quân tử chứ không nên trở thành một người học sinh thuộc loại tiểu nhân.

Khổng Tử xác định triết lý giáo dục của mình là xây dựng con người đạt đến sự thống nhất giữa đức dục và trí dục. Đức dục và trí dục từ trước đến nay đều thống nhất với nhau. Một người có tri thức, có học vấn cần phải có đạo đức. Một nền giáo dục thành công phải hướng đến mục tiêu thống nhất giữa đạo đức và học vấn. Một con người hoàn bị phải hội tụ cả đạo đức cao thượng và học vấn tinh sâu.

Để đạt đến mục tiêu sau cùng này, Nho giáo đã đề ra “Lẽ Tam Cương Bát Mục Đại Học”[5] như một con đường mở ra cho những ngươi thao thức về sự nghiệp giáo dục và những người thành tâm lấy đạo tu thân, lấy lẽ nhân nghĩa làm căn bản của đạo làm người.

a. Tu dưỡng đạo đức – chiều kích nhân bản của giáo dục

“Từ trên xuống dưới, cao quý như vua chúa, bần tiện như dân nghèo, người nào cũng phải lấy việc tu dưỡng bản thân làm gốc” (Đại Học).

“Dĩ trị thân vị bản” - Lấy tu thân làm gốc là triết lý giáo dục căn bản của Nho giáo. Tu thân là chặng đường đầu tiên trên hành trình học làm người. nếu bản thân không được tu dưỡng thì làm sao có thể nói đến chuyện thiên hạ thái bình. Vì vậy, Nho giáo đề ra “Lẽ Tam cương Bát mục Đại học” – (ba cương lĩnh và tám giới để tu thân) như cánh cửa đầu tiên để bước vào ngôi nhà học vấn bao la.

- Tam cương : “minh minh đức”(明 明 德£©; “thân dân”(親H 民?); “chỉ vu chí thiện” là ba cương lĩnh giáo dục, ba mục đch mà mọi nền giáo dục cần phải đạt đến.

- Bát mục: “cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ? – 鬲 物£¬智 知,誠 意£¬正 心£¬修 身£¬ 齊 家?,治? 囯£¬平 天 下 là tám điều mục nhằm tu dưỡng đạo đức, xây dựng nhân cách hầu có thể góp xây dựng gia đnh, xã hội.

Tam cương là ba mục đch của giáo dục. Mục đch đầu tiên của giáo dục là phải làm sao cho người thụ huấn đạt đến nhân cách hoàn thiện vốn có của mình “minh minh đức” (làm sáng lên đức tính trong sáng vốn có). Nho giáo chủ trương “nhân chi sơ tính bản thiện” (con người bẩm sinh có tính thiện) nên Nho giáo xác định tu thân chính là phương pháp cốt yếu trong việc làm người: con người có khả năng tự hoàn thiện với nỗ lực cá nhân. Bản tính thiện trong con người có thể do ái nhiễm những điều xấu của hoàn cảnh mà bị lu mờ, mất đi sự trong sáng minh mẫn vốn có của nó và vai trò đầu tiên của giáo dục là nhằm giúp con người khôi phục lại sự trong sáng minh mẫn vốn có đó.

Mục đch thứ hai của giáo dục là nhằm phát huy những giá trị đạo đức trong xã hội (thân dân). Bắt đầu bằng việc truyền thụ những giá trị đạo đức từ trong gia đnh rồi sau đó tỏa rộng đến với mọi người, giúp họ tự cảm nhận và đổi mới chính mình. Và mục đích cuối cùng của giáo dục là nhằm giúp con người đạt đến chân lý, đạt đến sự hoàn thiện viên mãn (chỉ vu chí thiện). Như vậy con đường của Nho giáo bắt đầu bằng việc tu dưỡng đạo đức mỗi cá nhân rồi sau đó mới hưởng đến việc “an dân, trị quốc, bình thiên hạ?.

Để thực hiện con đường tu dưỡng bản thân, Nho giáo lại đề ra “bát mục đại học” (tám điều mục của tu thân): cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ nhằm giúp con ngư?i đạt đến trạng thái: định - tịnh - an - lự – đắc (定,靜,安,思,得)). Việc tu thân bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu mà bản thân phải đạt đến là sự chí thiện (gọi là định). Sau khi đã xác đ?nh mục đch thì an tâm phấn đấu (gọi là tịnh –an), không ngừng suy nghĩ, học hỏi (gọi là lự) hầu đạt đến mục đích cuối cùng là lẽ chí thiện (gọi là đắc).

Muốn tu thân phải giữ lòng mình ngay thẳng, ý mình thành thật (chính tâm, thành ý). Phải có tri thức và nghiên cứu sự vật (trí tri, cách vật). Phải gắng công, bền chí, sửa mình hằng ngày: “Người ta ra công một lần mà thành, mình hãy ra công một trăm lần; người ta ra công một trăm lần, mình hãy ra công một nghìn lần” (Trung Dung); “Tự mình có điều chẳng phải mà không hay sửa chữa, đó là việc đáng lo” (Luận Ngữ); “Đã lầm lỗi mà không chịu sửa như vậy mới thật là lỗi” (Luận Ngữ). Tất cả đều nhắm đến mục đch cuối cùng của giáo dục theo Nho giáo là góp phần an dân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đó là con đường tu thân của Nho giáo - chặng đường đầu tiên và quan trọng nhất trên hành trình học hỏi tri thức bao la.

b. Đức dục – cương lĩnh giáo dục của Nho giáo

子? 曰:“弟 子? 入 則 孝,出? 則 弟£¬謹” 而 言Ơ£¬泛 愛 眾?,而 親H 人?£行 有 餘 力,則 以? 學 文?±。

Tử viết: “đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi ngôn, phiếm ái chúng, nhi thân nhan. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”

Khổng Tử nói: Đầu tiên người học trò cần đựợc giáo hóa - muốn nên người, ở nhà phải hiếu thuận, ra ngoài phải biết kính trọng, lễ độ, hành vi phải cẩn thận, lời nói phải tín trung, yêu thương rộng rãi mọi người, biết gần gũi người có nhân đức. Làm được như vậy rồi, còn dư năng lực, thời gian thì dùng vào học tập các tri thức cụ thể

“Nhập tắc hiếu”. Hiếu đễ là giá trị đạo đức trọng tâm của văn hóa Nho giáo. Việc giáo dục đầu tiên cho con người là phải biết tôn kính cha mẹ, hiếu đễ với anh em, thân tộc. Đây là nguồn gốc nhân đạo (đạo làm người) của đạo đức Nho giáo. Trong nhà hiếu thuận cha mẹ thì khi ra ngoài xã hội mới có thể là người trung tín hữu dụng của đất nước.

“Xuất tắc đễ?. Dấn thân ngoài xã hội phải biết tôn kính người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Đó là biểu hiện của đặc tính “hòa khí” trong đạo đức Nho giáo. Hòa là trạng thái hòa nhã ôn nhu, biểu hiện tính biến dịch uyển chuyển của “đạo”

“Cẩn nhi tín”. Hành vi thể hiện phải cẩn thận. Trong mọi hành động phải quán triệt như một, tuân thủ nghiêm khắc quy phạm xã hội, như vậy gọi là cẩn. Tín là thành thật, thực tế, thành thật cầu thị, không nói hai lời. Đây là phẩm chất “thành kỳ ý” của đạo đức Nho giáo. “Thành ý” (không lừa dối bản thân) là điều quan trọng nhất của tu thân. Thường xuyên quán sát bản thân, phân định ý niệm thiện –ác ngay khi ý niệm trong tâm bắt đầu khởi phát, dù là ý niệm nhỏ nhất. Không được dễ dãi để cho những ý niệm xấu lập đi lập lại, lâu ngày sẽ trở thành thói quen khó sửa chữa.

“Phiếm ái chúng”; “Thân nhân thân”: yêu thương rộng rãi mọi người, biết gần gũi những người có nhân đức, để tiếp thu ảnh hưởng của họ, từng bưóc nâng cao sự tu dưỡng về đạo đức của mình.

Đối với Nho giáo, phải thực hiện cách hoàn trọn năm điều kiện tu dưỡng đạo đức này rồi sau đó mới nói đến việc học hỏi tri thức thường nghiệm. Qua đó có thể thấy, Khổng Tử đưa đức dục vào vị trí đầu tiên trong cương lĩnh giáo dục của mình - “tiên học lễ?. Chủ trương giáo dục của Khổng Tử là muốn xây dựng con người ở cả hai mặt đức dục và trí dục, đức độ và tài năng. Trong hai mặt tài – đức, trí dục là quan trọng nhưng đức dục còn quan trọng hơn. Theo Khổng Tử, nhân đức là tiêu chuẩn đánh giá một con người chứ không phải ở tài trí lanh lợi hay lời ăn tiếng nói. Khổng Tử giáo dục học trò của mình làm bất cứ điều gì cũng phải đặt đức nhân lên vị trí hàng đầu. Trong việc giáo hóa, Khổng Tử không đặt nặng năng lực nhưng chú ý việc tu dưỡng đạo đức, xây dựng nhân cách con người.

c. Trí dục – con đường xây dựng nhân cách

Gắn liền với tu thân là học tập. Nho giáo coi việc học tập là cực kỳ quan trọng.

Đối với mỗi người nếu không học thì không hiểu được đạo giống như “Ngọc chẳng giũa thì chẳng thành đồ quý” (Học Ký). “Không học thì dù muốn “nhân” cũng hóa ra ngu, muốn “tri” cũng hóa ra càn quấy, muốn dũng cảm lại hóa ra loạn nghịch, muốn cương quyết lại hóa ra cuồng bạo” (Luận Ngữ).

Đối với mỗi quốc gia: “Nếu bề trên không giữ lễ, bề dưới không có học, dân sẽ dấy lên loạn nghịch, một quốc gia như thế có ngày sẽ mất” (上 無 禮,下 無 學,賊 民? 興£¬葬 無 日?Ĩ – thường vô lễ, hạ vô học, tặc dân hưng, táng vô nhật hỹ) (Mạnh Tử).

Vì vậy, Nho giáo đề ra những chuẩn mực và yêu cầu rất cao cho việc học tập. Bản thân Khổng Tử là tấm gương sáng, học tập say mê cho đến trọn đời: “發 憤 忘 食£¬樂 以? 亡? 憂,不 知 老 相 至 云? 矣? - Phát phẫn vong thực, lạc dĩ vong ưu, bất chi lão tương chí vân nhĩ? - “Hễ có việc gì nghĩ chưa ra thì nghĩ đến quên ăn, nghĩ ra được thì vui sướng đến quên cả các nỗi lo buồn, không biết cái già sắp đến” (Luận Ngữ)

II.3 Đạo đức giáo dục trong tư tưởng Nho giáo


a. Đạo đức của người thụ huấn

Đối với người thụ huấn, Khổng Tử đã đề ra những quy tắc đạo đức rất chặt chẽ: “Phải gắng công mà học cho rộng, hỏi cho cùng, nghĩ cho kỹ, biện cho rành bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi” (Trung Dung).

子? 曰:“學 而 不 及,由 恐? 失 之”。

Tử viết : “Học nhi bất cập, do khủng thất chi” (Luận Ngữ)

Khổng Tử nói: Khi học tập tri thức phải giống như theo đuổi một cái gì, sợ đuổi không kịp, và dù cho có đuổi kịp cũng sợ mất nó đi.

Câu này nói lên tâm tình của ngưừi ham hiểu biết. Quá trình học tập và nỗi lo lắng trong học tập của một con ngư?i chính là quá trình sợ không đuổi kịp (bất cập), sợ học không đến nơi đến chốn. Sự học là quá trình tích lũy dần dần, ngày một gia tăng kiến thức. Muốn học tập có kết quả phải tranh thủ từng giờ từng phút, không thể để đến ngày mai. Trên con đường tìm tòi học vấn hôm nay không nắm cho chắc, không bắt đầu từ hôm nay mà cứ đợi đến ngày mai, sau này. Những người như vậy sẽ chẳng bao giờ có thu hoạch tốt.

ˆ Học thì phải suy xét:“學 而 不 思 則 惘 - học nhi bất tư tắc võng” – (học mà chẳng suy xét thì mờ tối chẳng hiểu gì) (Luận Ngữ).

ˆ Học thì phải thường xuyên thực tập: “學 而 時 習? 之 - học nhi thời tập chi” – (thường ngày luyện tập cho tinh thông) (Luận Ngữ).

ˆ Học thì phải làm, làm được như điều mình đã học.

子? 曰:“學 而 時 習?,不 可 說 乎£¿”。

Tử viết: “Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ? (Luận Ngữ )

Khổng Tử nói: Học được điều gì lại có thể thường xuyên ôn tập, không phải là điều đáng vui mừng đó sao?

Theo Khổng Tử, học có nghĩa là làm theo, noi theo, bắt chước “học nhi thì tập chi”

- Học là quá trình không ngừng ôn luyện. Đối với những tri thức đã học được phải nghiêm chỉnh mô phỏng làm theo, để thúc đẩy quá trình tự giác lĩnh hội. Phải ôn tập không ngừng hầu phát hiện ra điều mới mẻ, củng cố nâng cao sự giác ngộ lĩnh hội của mình. Mỗi lần ôn tập là mỗi lần có thêm lĩnh hội mới, thể nghiệm mới, cảnh giới mới về tri thức.

- Học là giai đoạn đầu tiên để nhận thức sự vật, còn ôn tập hay thực tập là giai đoạn củng cố điều đã học. Củng cố đ?ợc tri thức, lại nắm chắc được phương pháp chắc chắn sẽ gặt hái được những thành tựu tốt trong việc học. Đó chẳng phải là điều đáng mừng sao?

ˆ Phải tìm thầy mà học, học ở mọi ngư?i - “三 人 同 行,則 有 我? 師? - tam nhân đồng hành, tất ngã sư yên” – (Ba người cùng đi đường ắt có người là thầy mình) (Luận Ngữ).

ˆ Chọn điều tốt ở người này mà theo, xét điều dở của người kia mà răn sửa mình. Phải phòng ngừa “mối hại lớn là ưa làm thầy người ta” – “ 人 之禍?,在 好 為 人 師? - nhân chi hoạn, tại hiếu vi nhân sư? (Mạnh Tử).

ˆ Tri thức phải không ngừng được trau dồi, bổ khuyết, tránh thái độ bảo thủ

子? 曰 :“學 之 不 修,學 之 不 講v,聞 義 不 能 徒,不 善? 不 能 改£¬是 吾?n 也”。

Tử viết: “đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã” (Luận Ngữ).

Khổng Tử nói: Phẩm chất mà không đ?ợc tu dư?ng thêm, học vấn không được giảng giải thêm, nghe đạo lý mà không thể biến chuyển theo, khuyết điểm không sửa đổi, đó là những điều mà ta lo ngại”

Học vấn, phẩm chất, đạo lý,…là những vấn đề tương đối, không có cái gì cố định mãi. Hơn hai nghìn năm trước, Khổng Tử đã khuyên ta như vậy. Trong việc học hành, không bao giớ được thỏa mãn với những tri kiến hạn hẹp mà ta thủ đắc được. Phải học hỏi, trau dồi không ngừng những kiến thức mới để có thể đáp ứng đà tiến của xã hội, để không phải trở thành kẻ bảo thủ trong tháp ngà tri thức.

b. Đạo đức của nhà giáo dục

ˆ Học và dạy, dạy và học, sự khăng khít ấy tiên vàn được thể hiện trong tâm nguyện của vị Thánh Sư: “ 學 而 不 饜,誨 人 不 倦 - Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”- (học không chán, dạy không mỏi) (Luận Ngữ). Đó là chuẩn mực đạo đức của nhà giáo dục gương mẫu. Nhà giáo dục không chỉ là ngư?i truyền đạt kiến thức nhưng còn là mẫu gương sáng cho người thụ huấn về nhiệt tâm truy tầm chân lý.

ˆ Để đạt được điều đó, nhà giáo dục phải không ngừng hoàn thiện chính mình, cả về mặt tâm đức lẫn tri đức:“Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tùng chi - 先 行 其 言Ơ£¬而 后? 從 之”- (Muốn dạy người ta điều gì, trước hết mình hãy làm điều đó đi, rồi cứ thế mà dạy”) (Luận Ngữ).

ˆ Trong việc giáo hóa, nhà giáo dục cần phải có phương pháp thích hợp để khơi mở lòng say mê đạt đến chân lý của người thụ huấn. Vì vậy, Nho giáo đã đề ra những quy tắc cần phải có trong phương pháp giảng dạy, đó là:

- Chỉ mang tính gợi mở để người thụ huấn tự mình cố gắng tìm tòi, học hỏi, ví như dạy người bắn, chỉ kéo thẳng cái dây cung mà không buông tên ra vậy.

子? 曰:“不 憤 不 啓?,不 悱 不 發”。

Tử viết : “Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát” (Luận Ngữ – Học Nhi)

Khổng Tử nói: Dạy học trò không thể mở đường khi người thụ huấn chưa đến mức đã thông suốt được vấn đề nhưng chưa tìm ra được cách nào để diễn đạt. Dạy học sinh không gợi ý khi học trò chưa đến mức muốn nói ra nhưng chưa tìm được lời để nói ra.

- “Bất phẫn bất khải”. “Phẫn” là trong bụng đã thấy thông hiểu nhưng chưa tìm ra được ý để nói. “Khải” là khai phá, mở đường. Đối với học sinh, khi chưa đến mức hiểu được vấn đề thì đừng vội gợi ý ngay, thầy giáo phải suy nghĩ cách gợi ý. Chỉ có sự gợi ý đúng lúc mới làm cho học sinh chịu khó suy nghĩ

- “Bất phỉ bất phát”. “Phỉ? là miệng muốn nói ra mà không thể nói ra được. Đối với học sinh, chưa đến mức muốn nói ra mà chưa nói ra được thì đừng thay học trò nói ra vội. Khổng Tử chủ trương cách dạy nên có tính cách gợi ý. Trong cách giáo dục, không nên vội đưa ra kết luận nhưng chỉ nêu lên vấn đề để học sinh, tự mình học hỏi phương pháp giải quyết vấn đề.

ˆ Giáo hóa cách tiệm tiến từ thấp đến cao: “Tuần tuần nhiên, thiện dụ nhân”

ˆ Trong việc giáo dục, cần tránh lối dạy thụ động, rập khuôn máy móc nhưng phải tùy theo trình độ tiếp thu của từng học sinh vì “đối với người có tư chất từ bậc trung trở lên thì mới có thể nói những điều cao xa; từ bậc trung trở xuống thì không thể nói những điều cao xa” (Đại Học).

Cụ thể hơn, Nho giáo đã đề ra năm phương pháp giáo dục dựa trên trình độ tiếp thu và khả năng cảm thụ của ngươi thụ huấn: “Hạng người được giáo hóa dường như gặp mưa phải thời; hạng người nghe giảng mà tụ về đức hạnh; hạng người tài cán được học càng thêm thông đạt; hạng người hiểu đạo lý nhờ cách vấn đáp; hạng người nhờ cách gián tiếp mà tu trị lấy mình” (Mạnh Tử).

II.4 Nhân học – cùng đích của giáo dục Nho giáo


Nếu cương lĩnh căn bản đầu tiên của giáo dục Nho giáo là đức học: con đường tu thân, con đường trở về chính mình để khai sáng những nhân đức cao quý vốn có. Nếu Nho giáo chủ trương việc giáo dục tri thức là con đường xây dựng nhân cách vì tri thức giúp con người nhận định chân lý cách khách quan hơn, tri thức giúp con người xây dựng quan hệ xã hội đúng đắn hơn thì cùng đích giáo dục của Nho giáo là giúp con người đạt đến đức nhân.

Theo Khổng Tử, đức nhân là tiêu chuẩn cao nhất của tu dưỡng đạo đức; đức nhân là biểu hiện bên ngoài của nhân đức. Xuất phát từ quan điểm này, Khổng Tử lần đầu tiên đã đề ra cho nhân loại hình tưởng nhân cách hoàn mỹ trong lịch sử văn hóa thế giới, nêu ra làm sao để làm người và làm người như thế nào. Cho nên, Khổng Tử xem đạo nhân làm mục tiêu cao nhất của sự tu dưỡng. Nếu nền giáo dục nào chỉ đặt nặng việc truyền đạt tri thức cách thực dụng mà không hướng con người đến cảnh giới của sự hoàn thiện nhân cách thì nền giáo dục đó cần đặt lại triết lý giáo dục của mình. Riêng đối với Khổng Tử, ông xác định một triết lý giáo dục rất rõ ràng: lấy tu thân làm gốc, lấy đạo nhân[6] là cùng đích.

a. “Người yêu thích đức nhân không bằng người thực hiện nó…?

子? 曰:“知 之 者 不 如 好 知 者£¬好 知 者?» 如 樂 之 者?£”

Tử viết : “Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả?[7]

Khổng Tử nói: Đối với học vấn, người hiểu nó không bằng người yêu thích nó, người yêu thích nó không bằng người thực hiện nó, lấy đó làm niềm vui.

Đó là ba cảnh giới mà mà mọi nền giáo dục phải hướng đến:

ˆ Cảnh giới đầu tiên là “tri chi – 知 之”. “Tri” ở đây là “tri nhân”, hiểu biết về điều nhân, nhận thức đ?ợc tầm quan trọng của đạo nhân, thấu cảm đ?ợc nội dung của đạo nhân. Tất cả những cố gắng trên đây chỉ là nhằm đạt đến những tri thức mang tính học vấn. Một nền giáo dục chỉ hướng đến việc truyền đạt những tri thức thực tiễn mà không đề cao việc tu dưỡng đạo đức, theo Nho giáo chỉ là cảnh giới đầu tiên trên con đường học vấn bao la. Tư tưởng Nho giáo quả thật tinh tế. Không phủ nhận tầm quan trọng của tri thức nhưng Nho giáo xác định rõ ràng mục đch của giáo dục là giáo hóa con người đạt đến “đức nhân”: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân – 克 己 服 禮 為 仁”[8] - (chinh phục lấy mình thuận theo lẽ trời chính là nhân vậy).

ˆ Cảnh giới thứ hai là “hiếu chi – 好 之”. “hiếu chi” là yêu thích nhân đức, quyết tâm theo đuổi nhân đức, xem nhân đch là cùng đích của đạo làm người, phấn đấu không mệt mỏi để đạt cho đựợc đạo nhân. Đó là phương pháp giáo dục của Nho giáo, hướng người thụ huấn đến cảnh giới “hiếu chi”: yêu thích và tự mình không ngừng tìm kiếm chân lý. Việc xây dựng con người không thể đánh đồng, rập khuôn cách máy móc nhưng phải biết “cận nhân tình – 近 人 情”, tùy lịch sử cá nhân của mỗi người để thực hiện cách giáo hóa khác nhau. Một phương pháp giáo dục đúng đắn phải giúp người thụ huấn tự trưởng thành về mặt nhân cách, tâm lý, tự xác định hưởng đi cho cuộc đời mình.

Cảnh giới thứ ba là “lạc chi – 樂 之”. “lạc chi” là xem việc thực hiện điều nhân là cảnh giới tinh thần, là cái đẹp, là ý nghĩa sống mà con người phải theo đuổi đến cùng hầu đạt đến cảnh giới chí nhân chí thiện và chí mỹ. Cảnh giới cuối cùng trên con đường học vấn của Nho giáo là đạt đến chân lý. Không được thỏa mãn với những tri kiến thông thường. Không được dừng lại ở đam mê tìm kiếm chân lý nhưng biết phấn đấu không ngừng để đạt được nó. Có thể nói, triết lý giáo dục của Nho gia đầy tính nhân văn và thực tiễn: lấy tu thân làm gốc, lấy đạo nhân8 là cùng đích. Một triết lý giáo dục, theo quan điểm của cá nhân tôi, vẫn bảo toàn được giá trị và tính thực tiễn trong xã hội hôm nay.

b. Đạt đến đức Nhân - đạt đến nhân cách hoàn thiện

子? 曰:“非 禮 勿 視•£¬非 禮 勿 聼,非 禮 勿 言Ơ£¬非 禮 勿 動?”

Tử viết : “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (Luận Ngữ).

Khổng Tử nói: Không hợp đạo đức không xem. Không hợp đạo đức, không nghe. Không hợp đạo đức, không nói. Không hợp đạo đức, không làm.

Làm từ mình làm đi, làm từ việc nhỏ đến việc lớn, làm từ thấy, nghe, nói đến hành động. Từ mắt, tai, miệng, chân tay, thân thể, ý chí, mặt nào cũng yêu cầu nghiêm khắc với mình. Làm gì cũng vì nhân, đâu đâu cũng vì nhân.

ˆ Người đạt đến đức nhân là người đã thấu cảm nội tâm không để hành vi, ý nghĩ bị ái nhiễm bởi những “ô trọc” của hoàn cảnh bên ngoài.

ˆ Người đạt đến đức nhân là người sống tuân theo lẽ đạo của trời đất, lẽ nghĩa của con người cách tự do không gò ép: những gì không hợp với đạo đức thì không xem, không nghe, không nói, không làm.

ˆ Người đạt đến đức nhân là người:

- Biết không ngừng kiểm điểm bản thân: “Thấy việc phải thì theo, thấy mình có lỗi thì nên thay đổi”

- Biết cẩn ngôn, xa tránh dục vọng, tìm kiếm sự bình an nội tâm: “Khi nói chuyện phải cẩn trọng, không tùy tiện tất là nhân”; “Người có học mà còn lưu luyến những chuện yên vui cho xác thịt thì tấm thân hoen ố, chí khí trở nên hèn hạ, như vậy không còn xứng đáng là người có học”

- Luôn thành thực, ôn hòa, khiêm nhường, nhẫn nhục, biết làm chủ cảm xúc: “chớ khoe điều hay, chớ phô công trạng”; “Vì tức giận một lục mà quên cả thân, quên cả cha mẹ, thế là nhầm lớn”

- Biết yêu người. Yêu người và yêu mình là hai khái niệm không tách rời. Con người là tinh túy, là khí thiêng trong trời đất. Vậy, yêu người chính là thuận theo đạo lón của trời đất. Đây chẳng phải là mục đch mà mọi nền giáo dục cần phải đạt đến hay sao?

Kết luận


Việt Nam đang bước vào dòng chảy của thế giới như một xu thế tất yếu của lịch sử. Sự hội nhập toàn cầu cùng với sự phát triển kinh tế dự báo về một viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó, ngay bây giờ chúng ta cần phải dám nhìn lại những vấn nạn đang phát sinh để có sự điều chỉnh thích hợp. Và một trong những thách đố đó là vấn đề giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam được ví von như một khu nhà tập thể xây dựng từ thời bao cấp “càng sửa chữa, cơi nới thì càng dị dạng, bỏ thì thương, vương thì tội”[9]. Nguyên nhân là bởi nền giáo dục hiện nay thiếu một triết lý giáo dục hoàn chỉnh, chưa có kết hợp hài hòa giữa giáo dục truyến thống và giáo dục đậm chất phương Tây hiện nay. Không nhằm đ?a ra bất kỳ một định hướng nào, bài viết này chỉ là một gợi mở có tính chủ quan, lấy tinh thần “ôn cố nhi tri tân” làm nền tảng. Một sự trở về nguồn để tìm lại những giá trị đạo đức của tinh thần Nho giáo, một tinh thần đã ăn sâu, bám rễ, trở thành căn tính trong hành vi, ứng xử, lối sống của dân tộc ta. Với đà tiến của khoa học kỹ thuật, văn hóa phương Tây chiếm thế thượng phong nhưng không vì thế mà ta phủ nhận những nét đẹp, những giá trị đạo đức vô cùng quý giá của người xưa về giáo dục nhân cách, về lề lối ứng xử …đặc biệt là triết lý giáo dục của Nho giáo. Nho giáo, một vùng đất tuy đã được cày đi xới lại nhiều lần trong biến chuyển thăng trầm của lịch sử, song những gì tiềm ẩn trong đó chưa phải đã được khai thác hết. Nho giáo cần được tiếp tục nghiên cứu từ nhiều góc độ và ở nhiều tầng sâu. Đánh giá lại Nho giáo một cách khách quan và khoa học, phân tích mặt tích cực và tiêu cực trong những hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, rút ra những bài học chính diện và phản diện, ngõ hầu giúp ích được phần nào trong công cuộc đổi mới đất nước là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi sự nhìn nhận khách quan của tất cả mọi người.

[1] Nguyễn Thái Hợp O.P., Đạo đức học, (Trung tâm học vấn Đa-minh, 2008), tr. 217-218.
[2] Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Nxb. Tri Thức, 2005, tr. 48-49.
[3] Khổng Tử (551-497 TCN) tên Khâu, tự là Trọng Ni, sinh tại nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Khổng Tử nổi tiếng là bậc tài danh, kiến thức uyên thâm. Năm 50 tuổi ông bắt đầu con đường quan lộ nhưng 3 năm sau ông từ quan và bắt đầu cuộc đời chu du thiên hạ với mục đích là truyền bà học thuyết của minh. Năm 68 tuổi, ông trở về nước Lỗ, chỉ dạy học và viết sách. Học trò của ông có tới trên 300 người, bậc tài danh có tới 72 người. Ông mất năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
[4] Vũ Khiêu chủ biên, Nho giáo và đạo đức, Hà Nội: Nxb. Khoa Học Xã Hội, 1995.
[5] Lễ Ký kinh điển về việc Lễ Nhữ Nguyên biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đnh, Đồng Nai: Nxb. Đồng Nai, 1996.
[6] “Đạo nhân vừa mang ý nghĩa siêu hình nền tảng: con ngư?i là nơi hội thông của hai năng lực trơi đất; vừa mang ý nghãi xã hội: con người phải tạo nên mối giao hòa với tha nhân. Vì thế có đ?c nhân con ngư?i mới trở nên ngư?i” - (Hồ Văn Phi, Đàm đạo với Khổng Tử, Nxb. Văn Học).
[7] Luận ngữ viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa phư?ng đông, Sđd., tr. 198.
[8] Luận ngữ viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa phư?ng đông, Sđd., phần Nhan Uyên, tr. 387.
[9] Hoàng Tụy, “Ba biện pháp cấp bách đ?a giáo dục ra khỏi nguy kịch” Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 28.12.2003, tr. 8.