Thời sự Thần học - Số 42, Tháng 12/2005, tr. 15-34
_Antôn Mai Văn Hùng, O.P._
1. Đôi nét về thế Tục hóa
1.1. Khái niệm
Thế Tục hóa, một trào lưu được đề cập nhiều trong giai đoạn hiện đại. Đây là một thách đố cho mọi Kitô hữu khi đối diện với nó. Chúng ta cùng khắc họa đôi nét về trào lưu này:
Trong từ điển “Vô thần luận”, tác giả Cung Kim Tiến định nghĩa : “Thế Tục hóa là quá trình giải phóng các nhóm xã hội, ý thức cá nhân, hoạt động và đạo đức con người, quan hệ xã hội khỏi ảnh hưởng của tôn giáo trong mọi lãnh vực xã hội. Tôn giáo suy giảm, ảnh hưởng được thể hiện rõ nét qua sự thay đổi vị trí của nó trong xã hội, qua sự thu hẹp các chức năng của tôn giáo, chuyển tài sản của Giáo hội sang sở hữu của nhà nước…”[1].
Đứng trên quan điểm của một nhà vô thần, điều mà tác
giả muốn đề cập là việc mất ảnh hưởng của Giáo hội trên xã hội mà chủ yếu
thiên về đạo đức và quyền sở hữu vật chất (đất đai, tài sản, …). Phải chăng
hạn từ này chỉ bao hàm lớp nghĩa trên? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu một khái
niệm khác bao hàm hơn của các Thần học gia Công Giáo khi nhìn nhận về vấn đề
này[2]:
Theo nghĩa rộng : “Thế Tục hóa (sécularisation) là một hình thức đối lập với thực tế thánh (sacré)[3], vì ích lợi của thực tế thế tục (séculier)[4] hay trần gian (mondain). Như thế là một thẩm định giá trị của trần gian và của những cấu trúc của nó, được cứu xét trong thế tự lập của chúng và trong giá trị nội quan (intrinsèque) của chúng. Vậy vấn đề là phủ nhận mọi giải thích về thực tế của trần gian nào muốn thay đổi từ bên ngoài các giá trị trần gian”.
Theo nghĩa chuyên môn thì được hiểu theo hai cách : một mặt đặt đức tin đối lập với tôn giáo ; mặt khác đặt tôn giáo đối lập với thánh tính (sacralité). Tựu trung, trong hai quan niệm được đề cập ở trên thì : “Thế Tục hóa nhằm làm cho con người hiểu biết rằng phần rỗi không phát xuất từ chấp nhận một hình thức tôn giáo hay thánh, mà chỉ do cảm thụ toàn bộ đối với Lời Chúa là cái siêu việt mọi cấu trúc tôn giáo. Hơn nữa, nó nhìn nhận các giá trị trần gian trong tính tự lập và tách rời với tôn giáo. Cũng vậy, thế Tục hóa biến tất cả những gì là thánh thiêng, về siêu nhiên thành những gì của thế gian này”[5].
Với khái niệm này, thế Tục hóa được nhìn rộng hơn, không chỉ tách các giá trị xã hội ra khỏi tôn giáo, mà còn có xu hướng biến tất cả các giá trị thánh thiêng thành những giá trị trần thế. Đây là một xu hướng thế tục triệt để, nó làm cho con người dần dần đánh mất đi ý thức về các giá trị linh thánh cũng như đánh mất đi chính mình.
Còn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn“Sám hối và hoà giải”, đã trình bày về trào lưu này như sau:
Trên đây là đôi nét khắc họa lên “khuôn mặt” của trào lưu Tục hóa. Tiếp theo chúng ta tìm hiểu một vài khía cạnh của vấn nạn Tục hóa hiện nay.
Đối diện với vấn đề này, trước hết, đây là trách nhiệm chung của Giáo hội, của các nhà thần học, của các mục tử tái khám phá lại quan niệm về Thiên Chúa và giúp cho người tín hữu dấn thân thiết thực trong thế giới. Cụ thể phải minh chứng cho chủ nghĩa thế tục nhận ra một Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, có liên hệ đến lịch sử và con người. Bên cạnh đó, cần loại bỏ lối giải thiên Kinh thánh, đồng thời chỉ ra những sai lầm mà các học thuyết đề ra làm cho đức tin bị vong thân. Từ đó, các nhà thần học cứu xét để xây dựng một Kitô giáo mạc khải về Thiên Chúa thay vì một khái niệm “siêu hình” về Thiên Chúa. Chính điều này làm cho Giáo hội có được cái nhìn mới mẻ hơn trong việc “nhập thế” của Kitô giáo vào thế giới. Chân trời hiện thế của Kitô hữu được mở ra trong các lãnh vực đời sống xã hội. Đức tin của người Kitô hữu “nhập cuộc” vào dòng chảy lịch sử để sứ điệp Kitô giáo được lan truyền.
Đối diện với quá trình thế Tục hóa, chúng ta thường có khuynh hướng bác bỏ toàn bộ vấn đề để bảo toàn đức tin và luân lý. Thế nhưng, đây không phải là thái độ của Kitô giáo nhập thế. Thái độ sẵn sàng và đối thoại phải là ưu tuyển đầu tiên của người Kitô hữu. Bởi Kitô hữu không tách biệt với một văn hóa nào, mà cụ thể phải là đồng hành trong văn hóa thời đại. Giáo hội luôn đồng hành với văn hóa thời đại nhưng vẫn giữ được đặc tính của mình.
Thế Tục hóa hiện nay là một trong những tổng cảnh xã hội - văn hóa mà trong đó chúng ta đang sống. Chính vì thế, trong thế đương đầu với nó, chúng ta còn được mời gọi nhận ra ý nghĩa thâm sâu mà xu hướng này đưa ra cho sứ điệp Kitô giáo. Như vậy, thái độ sẵn sàng Kitô hữu là thái độ đón nhận phê phán. Đón nhận nó trong sự phê phán để tránh những lập trường dễ dãi, đơn phương và quá khích. Qua đó, nó có thể là một phản tỉnh để chúng ta ý thức trở về với ý nghĩa nguyên thuỷ của sứ điệp Tin mừng. Tiếp đến, nó có thể khích lệ chúng ta trong việc “nhập thế”, gánh vác các trách nhiệm của thời đại, thế giới và con người. Từ sự dấn thân vào cuộc sống trần thế, đòi hỏi người Kitô hữu trở nên một đời sống bác ái, gồm sự toàn hiến bản thân cho tha nhân để biến đổi thế giới qua việc sáng tạo những hình thức luôn luôn mới mẻ về sự hiện diện và hành động.
Đức tin đòi hỏi người Kitô hữu dấn thân không ngừng trong trách nhiệm mà Đức Kitô đã trao phó : “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”[12]. Trong chính thời cuộc, đức tin đòi hỏi người Kitô hữu dấn thân đối với những giá trị được gợi lên, là những giá trị nền tảng Kitô giáo. Cũng từ sự đòi hỏi của đức tin mà Giáo hội phải canh tân không ngừng để phù hợp với đà tiến của xã hội theo dòng lịch sử.
Trong tất cả mọi trở ngại, thức tỉnh luôn luôn phải là sự hiện diện thường trực trong Giáo hội và nơi mỗi Kitô hữu. Thế Tục hóa nếu được nhìn dưới thái độ lạc quan thì nó vẫn luôn là cơ hội quý báu để tôi luyện đức tin của mọi người Kitô hữu. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề của thời đại!
2.1.1. Từ đời đến đạo
Người ta thường nói trong đạo ngoài đời. Thế nhưng, thế nào là trong đạo và cái gì là ở ngoài đời? Phải chăng đạo và đời là hai thái cực đối lập nhau? Khi đời sống đạo đức, nền tảng luân lý bị xuống cấp người ta thường có khuynh hướng đổ tất cả cho những thế tục ở đời. Phải chăng là như vậy?
Phải công nhận rằng, tôi ra đời đã là người có đạo, vì cha mẹ, ông bà là người “đạo gốc”. Người có đạo và người có đức tin lại là vấn đề khác nhau. Người có đạo từ khi mới sinh ra nhưng chưa chắc đã có một đức tin thuần khiết. Ngược lại, người có đức tin có khi họ lại không mang danh hiệu là người có đạo ! Bởi đời sống đạo không làm nên đức tin, mà đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa. Nói vậy không có ý loại trừ đời sống đạo thường nhật, hay nỗ lực của bản thân để nhận được một niềm tin vào Thiên Chúa. Thiên Chúa thông ban đức tin cho con người như một hồng ân nếu như con người biết đón nhận. Nói cách khác, trong sự tự do, khi đón nhận Thiên Chúa là lúc nhận được hồng ân đức tin. Cha Bernard Bro, op. đã viết : “Tin, tức là nhận biết Thiên Chúa như Ngài tự biết mình, là được kết hợp với Thiên Chúa như Ngài vẫn có”[13]. Nói như vậy thật khó, vì làm sao con người có thể nhận biết được Thiên Chúa như Ngài tự biết mình, và kết hợp được với Thiên Chúa như chính Thiên Chúa vậy? Để lý giải cho vấn đề này, Hồng y Newman đã viết:“Ân sủng giống như tình yêu, mỗi sáng lại trở nên mới mẻ. Về niềm tin cũng thế, nó đưa chúng ta ra khỏi chính chúng ta. Nó giúp chúng ta nhận ra tính ưu việt vĩnh phúc. Chúng ta không phải là khởi điểm tuyệt đối, điểm gốc của cuộc đời chúng ta. Thật hợp lý khi niềm tin khơi lên một tác động mà không lý trí nào có thể múc cạn : đó là sự tín thác. Niềm tin dẫn đưa trí tuệ tới chỗ lãnh hội được điều ở trong trí tuệ, nhưng còn lớn lao hơn lý lẽ thuần tuý… Niềm tin mang lại cho trí tuệ sự tự do, nó giúp chúng ta tìm ra một lối thoát cần thiết”[14].
Tôi có đức tin, trước hết tôi phải đứng vững vàng trên đôi chân của cuộc đời. Tôi sinh ra trong đời, lớn lên, học hành, hoạt động,… đều chịu mọi ảnh hưởng kiềm toả từ cuộc đời. Bước chân vào đạo, đón nhận được đức tin không đồng nghĩa với việc khước từ cuộc đời, mà là mang cả cuộc đời vào trong đạo để tìm cho nó một ý nghĩa nhân sinh. “Con người không thể vào đạo nếu không qua đời. Cho nên vấn đề không phải là từ chối đời, nhưng là tìm gán cho nó một ý nghĩa chân thực. Ý nghĩa chân thực của đời là sửa soạn đưa tới đạo, là cửa ngõ đưa vào đạo. Như thế đi vào đạo không phải là xoá bỏ đời, nhưng là chấp nhận đời như cửa ngõ đi vào”[15].
Cũng chính từ đời sống thường nhật mà những ý thức hệ của con người đã nẩy sinh, như thời đại ánh sáng thế kỷ XVIII với trào lưu “triệt thần luận” (dýmythisation-giải trừ huyền thọai, giải thiêng), chủ trương thu hẹp mọi thực tế tôn giáo vào cái gì có thể giải thích bằng khoa học. Hay chủ trương “tự nhiên luận”(naturalisme) vào thế kỷ XIX với việc tái giải thích kinh nghiệm siêu nhiên bằng từ ngữ thuần tuý tự nhiên. Các hiện tượng tôn giáo được xét lại qua những từ ngữ của “nhân đạo” và của “xã hội”. Đó là chủ trương Kitô giáo của Saint Simon, tôn giáo nhân đạo (humanité) của Auguste Comte và sự đồng nhất hóa giữa đối tượng của tôn giáo và xã hội mà E.Durkheim đề xướng[16]. Trong thời đại hôm nay, đời sống của mỗi người có lẽ phụ thuộc nhiều vào đời sống khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật đang lấn lướt tâm thức sống của con người thời đại. “Người ta dễ dàng tin vào khả năng của khoa học vì nó có vẻ chính xác, có thể kiểm nghiệm được, thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc, nó có thể tách rời khỏi cá nhân của nhà khoa học và được thừa kế qua các thế hệ…. Ngày nay, ngay những gì sâu kín nhất, riêng tư nhất, ‘thiêng liêng’ nhất trong con người cũng không tránh khỏi sức tác động của khoa học kỹ thuật, chẳng hạn : máy vi tính giúp tìm bạn đời, bàn thờ điện tử, máy soạn nhạc,…”[17]. Đến đây, ta có thể nhận thấy, đời sống thường nhật tạo ra những vấn nạn cho đời sống đạo và phải đối diện với những thách đố ấy.
Như vậy, từ đời đến đạo không phải là một tuyến tính định sẵn, cũng không tách biệt, mà đời chính là môi trường, cái có thể giúp cho con người chu toàn sứ mạng làm người của mình trong việc đi tìm một ý nghĩa đích thực của cuộc sống, ý nghĩa ấy chính là đạo. Thế nhưng, chính lúc mang cuộc đời vào đạo cũng là lúc phải đối đầu với nó, hay nói cách khác, nó trở nên những thách đố cho chính đời sống đạo của tôi.
2.1.2. Thách đố trong đời sống đạo
Cuộc đời cũng là thách đố cho đời sống đạo của tôi. Nói vậy không phải vì nó mâu thuẫn, mà muốn nói rằng, đời sống của mỗi người, qua từng ngày luôn là một cuộc “trở lại đạo” theo đúng nghĩa của nó. Hay nói cách khác, mỗi ngày là bắt đầu lại một cuộc hành trình từ cuộc đời đến đạo. Cuộc hành trình nào cũng đầy dẫy những khó khăn khi đối diện với những trở ngại trong việc thực thi những đòi hỏi luân lý, cũng như để diễn tả đức tin của mình vào cuộc đời. Nhìn chung, người Công giáo thường lúng túng : một bên là làm sao giữ đạo, giữ lấy những giá trị truyền thống, sợ đức tin bị mai một,… vì thế, có xu hướng chối bỏ, hoặc xa lánh những giá trị trần thế. Một bên là nhận thấy sự ngột ngạt, gò bó của nền luân lý, nên đã chối bỏ những giá trị đạo đức, tôn giáo và sống như một người vô thần, lấy phương tiện, vật chất làm cùng đích của cuộc sống.
Xu hướng thứ nhất đưa con người đến một thái độ co cụm, quy chiếu vào mình và dần dần trở nên một thứ đạo hình thức. Đời sống đức tin được quy định bằng lề luật cụ thể. Người Kitô hữu cố gắng chu toàn luật buộc : đi lễ, đọc kinh, ăn chay, kiêng thịt, xưng tội, giữ mùa chay, mùa vọng,… trong một tâm thế hết sức bị động, cứng nhắc. Vô tình người Kitô hữu bỏ đi một tinh thần to lớn của đạo giáo là sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài, là trở nên con cái, làm một đồng thừa tự với Đức Kitô. Chính lối sống đạo này là một biểu hiện của trào lưu Tục hóa.
Cùng xu hướng hướng ấy, “Có khá nhiều Kitô hữu hiện nay đã không sống được một tâm thức của đức tin chân chính. Người Kitô hữu cố gắng giữ luật để khỏi phạm tội chứ ít hiểu rằng giữ luật là một sự tín trung với Chúa ; người Kitô hữu đi lễ như một trách nhiệm phải chu toàn chứ không sống tinh thần hiệp thông với cộng đoàn để tạ ơn Chúa ; nhiều bạn trẻ tránh tội vì sợ Chúa phạt, nên khi lỡ phạm một tội trọng (chẳng hạn bỏ lễ Chúa nhật) thì chọn lập trường “cùi không sợ lở”, “chơi luôn”,… cho đến khi xưng tội lại. Nhiều người rất sốt sắng trong việc nhà đạo, nhưng không sống một chút giá trị lòng thương yêu và tôn trọng những người bé mọn, sự cảm thông, tha thứ, cái nhìn của đức tin siêu nhiên,… Do đó, chúng ta thấy nhiều người Kitô hữu tính toán chi tiết để khỏi vi phạm luật, nhưng không hề thấy lỗi lầm của mình trong những việc không thấy ghi rõ các giới răn, chẳng hạn làm cho những người chung quanh phải khổ…”[18].
Chính lối giữ đạo trên làm cho con người trở nên dúm dó[19] trước mặt Chúa, không sống đúng phẩm giá mà Thiên Chúa đã thông ban cho con người nhờ Thần Khí Thiên Chúa. “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa ; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến anh em được kêu lên : “Áp-ba ! Cha ơi!”. Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng, chúng ta là con cái Thiên Chúa”[20].
Đối lập với xu hướng trên là một lối sống dễ dãi. Xu hướng này hiện nay đang diễn ra phổ biến trong giới trẻ, khi giới trẻ ngày nay tiếp xúc thường xuyên với khoa học kỹ thuật, với thế giới thông tin của Internet, trò chơi điện tử,… một số lớn cảm thấy không còn thời gian để quan tâm đến những vấn đề nhân sinh khác. Vì thế, họ lao mình và sống hết mình với công việc, với những tìm tòi khám phá, hay một vài thú tiêu khiển nào đó… Hoặc là “thả trôi cuộc đời theo nhịp sống và thường lý sự để bào chữa cho thái độ bản thân, xuê xoa cho tính xấu hoặc những sai sót của mình”. Đồng thời, họ “không đủ can đảm thể hiện những nỗ lực của ý chí trong việc tập luyện nhân đức như người xưa, người ta lại tìm cách moi móc những khiếm khuyết để phê bình ; không tin vào những bài học luân lý cổ xưa, người ta lại quá tin vào một vài tư tưởng, vài nguyên lý thời thượng của xã hội…”[21].
Từ xu hướng này, một số đông giới trẻ Công giáo ngày càng có tiếng nói đồng điệu hơn với xu hướng Tục hóa của thời đại. Các giá trị đạo đức truyền thống được xem nhẹ đến mức có thể dễ dàng bỏ đi, hoặc xem đó như là một cản trở cần loại bỏ để được thăng tiến trong đời sống xã hội, hay để khỏi bận tâm trong công việc làm ăn. Nhưng điều bận tâm nhất đối với thời đại là xu hướng đẩy đưa con người đến bờ vực không còn ý thức về sự ác, về tội lỗi, Đức Piô XII gọi đây là “tội của thế kỷ”[22]. Thực vậy, con người ngày nay đang cố gắng xây dựng cho mình một xã hội tự do không có một rào cản đạo đức hay một sự ảnh hưởng nào đó của tôn giáo. Cụ thể là loại trừ ảnh hưởng của Thiên Chúa bao nhiêu có thể, ra khỏi đời sống xã hội và sinh hoạt của con người, thay vào đó “kinh nghiệm khoa học được coi là tiêu chuẩn tối hậu của chân lý, dần dần được lý tính hóa bằng phương tiện của kỹ thuật học. Khi áp dụng phương pháp luận này vào con người và những quan hệ xã hội qua môi giới của ‘các khoa học nhân bản’ (sciences humainess), cuối cùng là tạo ra một não trạng thực nghiệm và giảm thiểu, bôi xoá mầu nhiệm về con người, làm cho mất khả năng ý thức mầu nhiệm về Thiên Chúa (như phân tâm học Freud, cơ cấu thuyết,…)[23]. Thật là nguy hiểm khi đồng hóa Thiên Chúa với một sự vật, hoặc là điều gì đó nằm trong trí nhớ của con người ! Điều này thực sự là mối họa cho con người. Bởi, “con người có thể xây dựng một thế giới không có Thiên Chúa, nhưng rồi thế giới đó sẽ quay ra chống lại con người”[24]. Đó là điều chúng ta dễ dàng kiểm chứng thông qua các biến động trên xã hội và thế giới : chiến tranh vẫn tiếp diễn, tình trạng khủng bố đang leo thang, giết hại thai nhi ngày một báo động, buôn bán phụ nữ, trẻ em,… và đặc biệt đáng sợ Game online đã biến các “Game thủ” trở thành các “Sát thủ” một cách thản nhiên mà không nghĩ mình đã phạm tội[25],… Tất cả những điều đó cho thấy rằng xu hướng thế Tục hóa đã trở nên vấn đề của cuộc sống hôm nay.
Sống đạo trong một thế giới đầy ắp những mối bận tâm lo toan, trang trải cho cuộc đời, con người hầu như không có một khoảng không riêng cho mình mà chủ yếu là hoạt động, sáng tạo, nghiên cứu,… là một sự thách đố. Vì thế, nếu không tỉnh thức, theo thời gian con người bị đánh mất căn tính của mình, lệ thuộc vào hoạt động, vào vị thế xã hội, vào phương tiện vật chất và con người đánh mất luôn mối bận tâm về tính phổ quát của “ý niệm vĩnh cửu”, mà chỉ tập trung vào những gì thực chứng và kiểm nghiệm được. Do đó, con người dễ sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm thực dụng, chú tâm vào những sự kiện hơn là vào vấn đề siêu hình, tôn giáo. Sống trong văn hóa hiện đại, cuộc sống của họ đánh mất những nét căn bản của thế giới cổ xưa, xem thường những phong tục tập quán mang ý nghĩa thánh thiêng. Họ muốn giải phóng mình khỏi những thể chế tôn giáo, vì họ nhận thấy tôn giáo là một điều gì đấy khó hiểu, khó kiểm chứng. Điều này dẫn đến hoặc coi tôn giáo như sự suy đồi hoặc cho mình là thuần khiết nhờ vào kinh nghiệm niềm tin nơi chính mình. Như vậy, đời sống con người đi vào xu hướng thế Tục hóa.
Cũng vậy, sự Tục hóa phá vỡ truyền thống văn hóa, hiểu sai thời gian và tính vĩnh cửu, sự hữu hạn và sự vô hạn. Trong nền đạo đức, chính trị, thẩm mỹ và triết học, văn học cổ truyền hay Kitô giáo thời Trung cổ đi vào chiều hướng quy thần (theocentric) ; còn ngày nay văn hóa hiện đại đi vào chiều hướng quy nhân (anthropocentric), đặc biệt quan tâm đến thực tại chóng qua, đơn thuần và cụ thể. Chính điều này làm cho con người tự ban cho mình quyền thống trị và tự trưởng thành. Con đường Tục hóa là hệ quả tất yếu của một ý thức về sự tự trị trong việc sáng tạo ra chính bản thân mình. Đối với nền văn hóa hiện đại, Tục hóa là tự cho mình có quyền tự do trong việc thực hành những chuẩn mực luân lý và tìm kiếm sự thật. Nó làm cho nền văn hóa hiện đại trở thành vấn đề đáng ngại khi mà sự tự trị của nó làm nảy sinh những hình thức văn hóa, chính trị bất hợp pháp. Điều này dẫn đến một ý thức hệ chối bỏ sự tuyệt đối của Thiên Chúa. Và như vậy, chiều hướng quy nhân kéo theo một trào lưu Tục hóa, một chủ nghĩa Tục hóa ra đời. Đối với chủ nghĩa Tục hóa, mọi ý niệm về Thiên Chúa là xa lạ và vô ích. Như vậy, họ đã tự quyết định, chịu trách nhiệm và lánh xa ý tưởng về ngày chung thẩm, về định mệnh con người[26].
Trong chiều hướng đó, Đức Gioan Phaolô II, trong Thông điệp “Đức tin và lý trí” cũng đã đề cập đến nhiều học thuyết làm ảnh hưởng đến đời sống Giáo hội. Các học thuyết này đẩy nhanh quá trình Tục hóa trong đời sống con người, như học thuyết duy khoa học, thuyết duy thực dụng,…[27]. Cũng vậy, trong Tông huấn“Sám hối và hoà giải”, Đức Gioan Phaolô II viết:“‘Sự loại trừ Thiên Chúa’, ‘đoạn tuyệt với Thiên Chúa’, ‘không tuân phục Thiên Chúa’ : trải qua suốt lịch sử nhân loại, đó là tội qua nhiều hình thức khác nhau. Nó còn có thể đi xa hơn tới chỗ ‘phủ nhận’ Thiên Chúa và sự hiện diện của Người, đây là hiện tượng được coi là vô thần”[28]. Như vậy, ở đây Thiên Chúa vẫn còn một vị trí để con người ‘bất tuân’, ‘đoạn tuyệt’, nhưng xu hướng Tục hóa triệt để là làm cho con người mất hẳn cảm thức về tội lỗi và đi đến mất cảm thức về Thiên Chúa, hình bóng Thiên Chúa trong đời sống bị xoá đi hoàn toàn. Thế nhưng, thiếu vắng hình bóng Thiên Chúa, con người lại tìm cho mình một đối tượng tôn thờ khác, có khi tự sáng chế ra một ‘Thiên Chúa’ nào đấy cho riêng mình. Người ta gọi đây là những thứ tôn giáo trá hình tôn thờ ngẫu tượng. “Mọi thứ tôn giáo lấy một thực tại đời này làm tuyệt đối đều là thờ ngẫu tượng. Quốc gia hay Đảng phái, Địa vị hay Tiền bạc, Y học hay Đạo học, Cách mạng hay phái tính : có biết bao thực tại nhân sinh được con người phóng rọi lên đó khát vọng tuyệt đối của mình, và như thế có khác gì tạo ra một thứ tôn giáo nguỵ trang. Mà tuyệt đối hóa một trong những thực tại trên, thì sớm muộn cũng đưa tới những đồi bại và thất bại”[29].
Từ những học thuyết, trào lưu vừa nêu trên làm cho đời sống xã hội, đồng thời đời sống Giáo hội ngày hôm nay bị phân hóa sâu sắc. Trong một bài đăng trên báo Công giáo và dân tộc, Đức Giám mục Bùi Tuần đã nêu lên vấn đề này trong khía cạnh mục vụ, biểu hiện ở “một vài nguy cơ cạm bẫy” trong tình hình sống đạo tại Việt Nam hiện nay[30], là việc “đổi mới sai hướng” và xu hướng “quy tụ cưu mang nguy cơ phân hoá”. Đó là “những thứ đổi mới không theo Phúc Âm mà chỉ theo phong trào đời’ trong các lãnh vực : “xây dựng, tổ chức lễ lạy và nếp sống tôn giáo, trong lãnh vực sử dụng tự do, mở mang uy tín”. Bên cạnh đó là sự phân hóa trong quá trình quy tụ, biểu hiện ở sự “phân hóa giàu nghèo càng ngày càng lớn, ngay cả trong đời tu”. Thứ đến “là phân hóa giữa những cá nhân và cộng đoàn”. Tiếp theo “là phân hóa giữa những nhận định và đánh giá”. Và cuối cùng “là phân hóa giữa những gốc gác, phe nhóm và cấp bậc”. Đối diện vối những thực tại này, người Kitô hữu và nhất là những mục tử cần đối diện với chính mình hơn nữa, trở về với nguồn mạch Kinh thánh để “vươn dần đến tình trạng trưởng thành thiêng liêng”, là “phát triển tốt các nguồn lực tự nhiên Chúa ban cho mình, như trí khôn, ý muốn, trí nhớ, trí tưởng tượng. Các tài năng này, khi phát triển tốt, sẽ là thửa vườn có đất tốt dễ dàng đón nhận sự sống mới do Chúa Thánh Thần ban sẽ được gieo và đâm rễ trên thửa đất nhân loại đã được chuẩn bị”.
Đứng trước mọi thách đố, con người đều được mời gọi để vượt qua. Vượt qua những trở ngại của cuộc đời luôn là điều rất quan trọng, nhưng vượt qua chính mình là điều quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên, trước hết, muốn vượt qua, con người phải lướt thắng mọi sợ hãi. Có khi nỗi sợ hãi dìm chết con người ngay chính ranh giới giữa nỗi sợ hãi và vượt qua. Đừng sợ ! Có lẽ là lời mời gọi người Kitô hữu vững vàng hơn trước những phân hóa và thách đố chối bỏ Thiên Chúa của cuộc sống.
Khời đầu Kinh thánh, sách Sáng thế ký trình thuật lại, khi Ông Bà nguyên tổ đi ngược lại ý định của Đức Chúa, Ông Bà đã sợ hãi tìm cách lẩn trốn và đổ lỗi cho nhau[31]. Sợ hãi là một hình thức nào đấy chối bỏ niềm tin giữa con người với con người, giữa con người với Thiên Chúa ; chối bỏ niềm hy vọng vào lòng Chúa xót thương. Nó chứng tỏ lòng mến của con người chưa đủ mạnh vào Thiên Chúa. Một cách cụ thể, con người tự đánh mất đi phẩm giá được làm con cái Thiên Chúa và trở nên ‘dúm dó’ trước Thiên Chúa. Đức Hồng Y giáo chủ Ba Lan, Stefan Wyszynsk đã có lần phát biểu : “Yếu đuối lớn nhất của người tông đồ là sợ hãi. Đó là thiếu lòng tin vào quyền năng của Thầy Chí Thánh, Đấng thức tỉnh sợ hãi ; chính nỗi sợ hãi này luôn đè nặng con tim và bóp nghẹt cổ họng. Tông đồ mà không rao giảng, liệu người ấy có còn là Tông đồ nữa không? Môn đệ của Đức Giêsu mà bỏ rơi Thầy thìcành làm cho đao phủ thê hung bạo. Khi đối diện với kẻ thù mà im lặng thì chỉ làm cho chúng thêm mạnh bạo. Nỗi sợ của người tông đồ là liên minh đầu tiên với kẻ thù. “Dùng sợ hãi để cưỡng bức im lặng”, đó là buớc đầu tiên trong chiến thuật của kẻ thù. Tất cả các nhà độc tài đều dùng phương pháp khủng bố đề đánh giá sự sợ hãi của các tông đồ. Người tông đồ chỉ giữ được chí khí trong im lặng khi ngưòi ấy không hề quay mặt trước kẻ đánh mình. Đó chính là điều Đức Giêsu đã làm trong lúc Người vẫn im lặng. Nhưng qua dấu chỉ này, Người muốn chứng tỏ sức mạnh của Người. Đức Kitô không để mặc cho người ta khủng bố. Bước ra khỏi đám đông, Người dõng dạc tuyên bố : ‘Chính tôi đây!’”[32].
Đến đây, tôi chợt nhớ lại hình ảnh “Con gấu và chị Đan sĩ”[33] của Cha Timothy Radcliffe, O.P, nguyên Bề trên Tổng quyền Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Bài viết của Cha tuy không nói đến thế Tục hóa như đang trình bày, nhưng ở đây xin mạn phép lấy hình ảnh ấy để nói lên điều mà tôi đang muốn nói.
Hình ảnh con gấu trong tấm bích chương quảng cáo đang giận dữ, nó tượng trưng cho “một kẻ chiến thắng”, thống trị và muốn ngoạm lấy tất cả những gì nó có. Đó là thế lực của một nền kinh tế thị trường của toàn cầu hóa. Như một cơn lốc xoáy, cuốn phăng đi tất cả những gì mà nó đi qua, có thể nói đó là lối sống vội vã, hưởng thụ, những cuộc vui cuồng nhiệt thâu đêm suốt sáng, là “phi đội bay”, là “lắc”, là “game thủ”,…. Tất cả đang điên loạn, giận dữ, muốn xé nát đi cuộc sống đời thường.
Thế nhưng, cơn lốc xoáy ấy đã bị chặn đứng lại trước hình ảnh của một nữ đan sĩ trẻ Đaminh ở Venezuela, lặng lẽ trong đêm tối với cây đàn ghi-ta, hát lên bài ca với “âm giọng khàn khàn cuồng nhiệt của miền Andalousie”, dưới chân nến Phục Sinh, ca ngợi về một Tình Yêu Tuyệt Diệu. Dưới ánh sáng nến lung linh, hình ảnh chị đan sĩ thật đẹp. Từ hình ảnh này chúng ta sẽ đặt câu hỏi : Làm thế nào mà chị đan sĩ trẻ lại không bị cuốn theo cơn lốc xoáy ấy? Có lẽ câu trả lời là do chị đã cậy dựa vào Thiên Chúa. Ngọn nến Phục Sinh đã được thắp, mang đến niềm hy vọng cứu rỗi cho chị và cho nhân loại. Cơn lốc xoáy của cuộc đời đã bị chặn đứng, giận dữ, cuồng nộ nhưng không thể vượt thắng được ngọn lửa Phục Sinh là Đức Kitô. Ngọn nến Phục Sinh vẫn cháy, thôi thúc người tín hữu, “can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian”[34], không có một thế lực nào có thể vượt thắng. Sở dĩ chị đan sĩ trẻ đứng vững trước “cuồng nộ của cơn lốc”, vì chị đã không sợ hãi, bởi chị đang ngồi dưới ngọn nến Phục Sinh, chị đã “tựa đầu” vào Đức Kitô với niềm hy vọng và chị đã vượt thắng. Con gấu của quyền lực, của sa đoạ,… phải phủ phục dưới chân, tình yêu đã vượt thắng, vì “Đức Kitô hôm qua và hôm nay, khởi nguyên và cùng đích, Alpha và Omêga. Nguời làm chủ thời gian và muôn thế hệ. Vạn tuế Đức Kitô, Đấng vinh hiển quyền năng, vạn vạn tuế, Amen”[35].
Trong đời sống hôm nay, ngọn nến Phục Sinh vẫn đang cháy sáng. Người môn đệ Đức Kitô cho dù có đối diện với một thế lực nào của trần gian, sự xa đoạ của cuộc sống hay một trào lưu Tục hóa nào đi chăng nữa, thì không có quyền được thất vọng hay sợ hãi mà luôn hy vọng vào Đức Kitô Phục Sinh. Cuộc đời luôn là một cuộc hành trình và là cuộc trở lại với chính mình.
Khởi đi từ đoạn Tin mừng Đức Giêsu sai mười hai Tông đồ ra đi rao giảng[36], thánh sử Matthêu muốn quan tâm đến sứ mạng Chúa trao cho các ông hơn là ơn gọi[37], có lẽ điều này phù hợp hơn trong thời đại hôm nay. Mặt khác, khi đối diện với trào lưu Tục hóa của thời đại, thiết nghĩ người Kitô hữu nên tìm về nguồn mạch của cội nguồn là Tin mừng và loan giảng một Tin mừng về sự sống cho nhân loại[38].
Ra đi và trở về với nguồn mạch sự sống có lẽ cũng giống như việc tuần hoàn máu. Các hồng cầu ra đi từ tim, mang dưỡng chất nuôi sống từng tế bào và làm cho cơ thể tồn tại. Sau một cuộc hành trình, chúng phải trở về tim, nhận lấy dưỡng chất mới làm một cuộc hành trình tiếp theo. Các hồng cầu phải luôn tuân thủ một vòng tuần hoàn khép kín như vậy, nếu không cuộc hành trình của chúng không còn ý nghĩa và chúng phải “chết”. Cái chết này là một sự “thất bại” đối với chúng, cũng như làm cho hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng. Chúng gây nên một sự “nghẽn mạch”, ‘đông cứng”, đôi khi tạo nên “tai biến” làm tê liệt cơ thể.
Cũng vậy, người rao giảng Tin mừng ra đi mà không trở về với nguồn mạch sự sống Tin mừng, thì trước sau cũng trở thành những “Tông đồ giả hiệu”, những “Pharisiêu, Biệt phái” của thời đại, là những tông đồ loan báo sự già cỗi, chết chóc, hận thù, chiến tranh,…. Bởi việc ra đi loan báo Tin mừng trong thời đại hôm nay không trình bày một Tin mừng mới, khác với Tin mừng của Đức Kitô Phục Sinh đã loan báo, mà là rao giảng một Tin mừng về Đức Kitô Phục Sinh một cách mới mẻ, sống động cho con người thời đại hôm nay. “Con người được gọi tới sự sống sung mãn vượt xa những chiều kích của cuộc sống sinh tồn trên trái đất này, bởi vì đó là sự tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa”[39].
Ra đi và trở về với nguồn mạch sự sống không phải theo một tuyến tính định sẵn mà là một sự đan xen hai quá trình trong một nhiệm vụ. Nhiệm vụ rao giảng Tin mừng là ơn gọi của người Kitô hữu. Đã là ơn gọi thì vượt lên trên nhiệm vụ, vì chỉ thi hành nhiệm vụ sẽ thiếu đi tính tự do, cũng vậy thiếu đi niềm vui cũng như sự sáng tạo. Thánh Âu Tinh nói với chúng ta : “Anh em hãy lên đường. Hãy vừa đi vừa hát. Những khách lữ hành đã làm thế để nhẹ bớt gánh nặng. (…). Hãy hát lên một bài ca mới. Đừng để ai dạy anh em hát những điệp khúc cũ. Hãy hát lên những bài hát tình ca của quê hương anh em. (…). Hãy hát lên như những khách lữ hành và họ thường hát trong đêm tối. Những tiếng động họ nghe thấy chung quanh thật đáng khiếp sợ. Nhưng họ vẫn ca hát dù run sợ trước những tên cướp”[40].
Niềm vui và nghị lực của người lữ hành sẽ phá tan đi nỗi sợ hãi trước những thách đố của cuộc đời. Thách đố lớn nhất của người loan báo Tin mừng là trải qua cảm nghiệm “đánh mất Chúa”. Còn nỗi bải hoải nào bằng hai môn đệ trên đường Emmau[41] ! Và rồi một Maria Madalena vội vã ra mồ viếng Chúa từ sáng sớm, để rồi những dòng lệ lăn dài của nỗi thất vọng “đánh mất Chúa” : “Thưa ông ! Nếu ông đã mang Chúa tôi ra khỏi mồ, xin làm ơn chỉ cho tôi để tôi mang Người về”[42]. Cô đau buồn vì đã mất người mà cô yêu mến. Đối diện với vấn đề này, Cha Timothy đã viết : “Chúng ta phải mất Chúa nếu chúng ta muốn tìm thấy Người một lần nữa, vừa sống động vừa gần gũi hơn trước. Chúng ta phải để cho Người đi, chúng ta cô độc, buồn phiền vì thiếuvắng Người, rồi chúng ta mới thấy Người gần gũi chúng ta hơn chúng ta tưởng. Nếu không trải qua kinh nghiệm đó, chúng ta sẽ mắc kẹt trong mối tương quan ngây ngô và ấu trĩ đối với Chúa”[43]. Đây cũng là kinh nghiệm mà cha đã từng trải qua. Hai môn đệ nhận ra Thầy mình thì rất đỗi vui mừng, liền vội vã quay trở lại loan báo niềm vui Phục Sinh cho các anh em mình. Cũng vậy, bà Maria Madalena nhận ra Chúa khi Người gọi tên bà, bà liền ôm lấy chân Người. Chính vì thế, nhiều khi, thay vì rao giảng một Đức Kitô của nhân loại và thời đại, một Đức Kitô gần gũi, cảm thông, chia sớt với thân phận con người, chúng ta lại rao giảng một Đức Kitô dựa vào cảm nghiệm của bản thân, một Đức Kitô trên giấy tờ, sách vở, trên những lý thuyết nguội lạnh và đông cứng, đã tạo nên một Đức Kitô quá cao xa với đời sống thường nhật của con người, con người không thể vươn tới. Đức Kitô nhập thể hơn hai ngàn năm nay nhưng đến nay vẫn xa lạ với người đời, vẫn bị đóng khung trong những tâm hồn ngây ngô và ấu trĩ. Thiết nghĩ người rao giảng Tin mừng hôm nay cần phải đánh mất đi ý niệm về Thiên Chúa của bản thân, của kinh nghiệm để Thiên Chúa được sống chân thực, sống động, gần gũi, thông chia với hết mọi phận người trong cuộc đời trần thế.
Cuộc sống hôm nay cần một sự cảm thông, chia sẻ hơn là quan toà cùng với sự lên án. Đức Kitô xưa kia đã không kết án người phụ nữ ngoại tình, không kết án Gia Kêu,… mà mời gọi những ai lầm lỗi thăng tiến đời sống của họ, phục hồi lại nhân phẩm mà họ đã đánh mất : “Tôi không lên án chị đâu, từ nay đừng phạm tội nữa!”, hay “Hôm nay ơn cứu độ đến cho nhà này!”. Đức Gioan Phaolô viết : “Trong công việc phục vụ của đức ái, có một trạng thái tinh thần cần động viên và nâng phẩm giá chúng ta : chúng ta phải chăm sóc người khác như một nhân vị được Thiên Chúa giao phó cho trách nhiệm của chúng ta. Như những môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi trở nên người thân cận của mọi người, với sự ưu tiên cho kẻ bất hạnh, cô đơn nhất và ngặt nghèo nhất”[44].
Dấn thân làm chứng cho Tin mừng là một đòi hỏi của niềm tin, không dành riêng cho ai, mà tất cả mọi người được kêu mời đến ơn gọi đó. Đức tin và hành động luôn song hành với nhau. Đức tin hiện thực hóa thành hành động, cũng như hành động giúp cho niềm tin thêm phong phú. Vì vậy, “ai bảo rằng mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?[45]. Ra đi và trở về với nguồn mạch Tin mừng giúp cho người loan báo Lời Chúa đi đúng hướng và rao giảng một Đức Kitô chân thực. Bên cạnh đó, người rao giảng Tin mừng phải là người luôn ấp ủ trong lòng “niềm cảm thông với tha nhân và khao khát mãnh liệt ơn cứu độ các linh hồn”[46]
Có thể coi đời sống chúng ta như một cuộc lữ hành. Trên con đường lữ hành đó, chúng ta bắt gặp được nhiều điều mới lạ. Qua các ngả đường, chúng ta đều có quyền chọn lựa cho mình một thái độ sống phù hợp, nhưng không được đánh mất đi chính mình. Bên cạnh những điều mới lạ, kỳ diệu làm cho chúng ta phấn khởi, hạnh phúc, thì cũng không ít những điều làm trở ngại, cản bước chúng ta. Cho dù là thuận lợi hay khó khăn, chúng ta cũng không dừng lại ở đấy, mà hướng về đích điểm là Đức Kitô Phục Sinh.
Thế Tục hóa là một bước cản trở lớn trong cuộc hành trình thăng tiến đời sống con người. Đây là vấn đề của thời đại chúng ta. Nó nảy sinh từ đời sống xã hội, từ những hệ tư tưởng vô thần duy vật chất, duy khoa học…. Đôi khi, đời sống đạo của người Kitô hữu cũng là nguyên nhân xuất hiện trào lưu Tục hóa. Nhìn vào Giáo hội Việt Nam trong xu hướng mở cửa hôm nay, người Kitô hữu vẫn còn sống trong một tâm thức “bình mới rượu cũ”. Sinh hoạt giáo xứ, giáo phận nhìn chung chưa có một khởi sắc mới trong việc rao truyền Phúc âm. Mặt khác, nhiều khi tổ chức lễ lạy, thay vì Lời Chúa được rao truyền, hình ảnh Đức Kitô Mục Tử được phác hoạ, thì hình ảnh của người “đồ đệ”, người “đầy tớ canh thức” lại được tôn lên và trở thành trung tâm điểm. Lời Chúa chỉ còn lại là tấm bình phong cho một nghi thức ! Đây là một sự Tục hóa ngay chính trong những người mang danh là “Ngôn sứ Tin mừng”. Tuy nhiên, không phải tất cả, nhưng đâu đó vẫn còn xuất hiện. Vì thế, Lời Chúa vẫn còn là một điều gì đấy chưa đi vào đời sống con người.
Giáo hội, trong đời sống hôm nay, không thiếu những “thợ gặt lành nghề”, nhưng có lẽ đang thiếu những “thợ gặt có nhiệt tâm”, dám hiến cả cuộc đời cho Tin mừng, cho sứ vụ loan truyền Lời Chúa. Cần lắm những chứng nhân Tin mừng đích thực, dám đi ngược lại với trào lưu Tục hóa, dám làm chứng cho những giá trị đạo đức truyền thống, chấp nhận những thiệt thòi, mất mát để Lời Chúa được triển nở. Trở về với nguồn mạch Tin mừng, để cho Tin mừng được sống, ắt hẳn Giáo hội sẽ tìm được một hướng đi mới phù hợp với thời đại. Và đây, “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”[47].[1] Cung Kim Tiến, Vô thần luận, Nxb Mũi Cà Mau, tr.784.
Theo nghĩa rộng : “Thế Tục hóa (sécularisation) là một hình thức đối lập với thực tế thánh (sacré)[3], vì ích lợi của thực tế thế tục (séculier)[4] hay trần gian (mondain). Như thế là một thẩm định giá trị của trần gian và của những cấu trúc của nó, được cứu xét trong thế tự lập của chúng và trong giá trị nội quan (intrinsèque) của chúng. Vậy vấn đề là phủ nhận mọi giải thích về thực tế của trần gian nào muốn thay đổi từ bên ngoài các giá trị trần gian”.
Theo nghĩa chuyên môn thì được hiểu theo hai cách : một mặt đặt đức tin đối lập với tôn giáo ; mặt khác đặt tôn giáo đối lập với thánh tính (sacralité). Tựu trung, trong hai quan niệm được đề cập ở trên thì : “Thế Tục hóa nhằm làm cho con người hiểu biết rằng phần rỗi không phát xuất từ chấp nhận một hình thức tôn giáo hay thánh, mà chỉ do cảm thụ toàn bộ đối với Lời Chúa là cái siêu việt mọi cấu trúc tôn giáo. Hơn nữa, nó nhìn nhận các giá trị trần gian trong tính tự lập và tách rời với tôn giáo. Cũng vậy, thế Tục hóa biến tất cả những gì là thánh thiêng, về siêu nhiên thành những gì của thế gian này”[5].
Với khái niệm này, thế Tục hóa được nhìn rộng hơn, không chỉ tách các giá trị xã hội ra khỏi tôn giáo, mà còn có xu hướng biến tất cả các giá trị thánh thiêng thành những giá trị trần thế. Đây là một xu hướng thế tục triệt để, nó làm cho con người dần dần đánh mất đi ý thức về các giá trị linh thánh cũng như đánh mất đi chính mình.
Còn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn“Sám hối và hoà giải”, đã trình bày về trào lưu này như sau:
“‘Trào lưu tục hoá’ tự bản chất và định nghĩa là một phong trào về tư tưởng và thái độ chủ trương một nền nhân bản tuyệt đối không có Thiên Chúa, hoàn toàn tập trung vào sự sùng bái hành động và sản xuất, bị thu hút bởi sự say mê hưởng thụ và tìm kiếm huởng lạc mà không quan tâm gì đến mối nguy ‘mất linh hồn mình’. Thế nào trào lưu Tục hóa cũng làm hao mòn cảm thức về tội. Cùng lắm tội chỉ còn là một điều xúc phạm đến con người. Nhưng chính đây là điều, chúng ta phải đương đầu với kinh nghiệm chua xót, như tôi đã nói đến trong thông điệp đầu tiên[6], đó là con người có thể xây dựng một thế giới không có Thiên Chúa, nhưng rồi thế giới đó sẽ quay ra chống lại con người”[7].
Từ nhận định này, chúng ta nhận ra rằng Đức Gioan Phaolô II đã tiên báo về
thế giới, một khi loại Thiên Chúa ra khỏi đời sống, nhường chỗ cho đời
sống vật chất, hưởng thụ, quyền lực,… thì thế giới ấy trước sau sẽ quay ra
chống lại con người và đến hôm nay, nhìn ra bối cảnh chung của xã hội, của
thế giới chúng ta dễ dàng nhận ra điều ấy. Bên cạnh đó, nó lại soi sáng
hơn cho chúng ta về định nghĩa ban đầu của Kim Cung Tiến. Khi con người
tưởng rằng mình đã đạt được một ‘thắng lợi’, giành được một ‘thành tựu to
lớn’, khi đứng lên giải phóng chính mình thoát khỏi ảnh hưởng của Thiên
Chúa, cũng là lúc con người rơi vào một khủng hoảng mới : duy vật chất,
duy hoạt động, duy hưởng thụ,… và sùng bái cái tôi cá nhân. Không dừng lại
ở đấy, chủ thuyết vô thần còn giúp con người đánh mất đi cảm thức về tội
“Thực vậy, Thiên Chúa là nguyên khởi và cùng đích của con người và con
người mang trong mình mầm mống thần linh[8]. Do đó, mầu nhiệm Thiên Chúa
mạc khải và soi sáng mầu nhiệm con người. Bởi vậy thực là hảo huyền nếu hy
vọng đặt nền tảng cho một cảm thức về tội chống lại con người và chống lại
những giá trị nhân loại, nếu không có cảm thức về tội lỗi xúc phạm đến
Thiên Chúa, nghĩa là cảm thức đích đáng về tội”[9]. Thực ra “mất cảm thức
về tội” được thể hiện ở nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoài chủ thuyết vô
thần còn có : không chấp nhận giới hạn của bản thân ; không dám nhận trách
nhiệm về những lỗi lầm từ đó khước từ hành vi nhân linh ; bên cạnh đó là
ảnh hưởng của giáo dục, cũng như khi cử hành các Bí tích một cách máy móc,
làm mất đi ý nghĩa linh thánh và thâm sâu của các Bí tích này;[10]… Tuy
thuộc về nhiều yếu tố làm cho con người mất cảm thức về tội, xu hướng thế
Tục hóa vẫn là nguyên nhân mang tính phổ quát và ảnh hưởng sâu đậm trên
đời sống con người. Vì thế, dưới một cái nhìn thiếu nhân bản và lệch lạc,
thế giới đang ngày một “đào mồ chôn” chính mình vì một thứ tự do dễ dãi.
Trên đây là đôi nét khắc họa lên “khuôn mặt” của trào lưu Tục hóa. Tiếp theo chúng ta tìm hiểu một vài khía cạnh của vấn nạn Tục hóa hiện nay.
1.2. Đối diện với vấn nạn thế tục hoá[11]
Đối diện với vấn đề này, trước hết, đây là trách nhiệm chung của Giáo hội, của các nhà thần học, của các mục tử tái khám phá lại quan niệm về Thiên Chúa và giúp cho người tín hữu dấn thân thiết thực trong thế giới. Cụ thể phải minh chứng cho chủ nghĩa thế tục nhận ra một Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, có liên hệ đến lịch sử và con người. Bên cạnh đó, cần loại bỏ lối giải thiên Kinh thánh, đồng thời chỉ ra những sai lầm mà các học thuyết đề ra làm cho đức tin bị vong thân. Từ đó, các nhà thần học cứu xét để xây dựng một Kitô giáo mạc khải về Thiên Chúa thay vì một khái niệm “siêu hình” về Thiên Chúa. Chính điều này làm cho Giáo hội có được cái nhìn mới mẻ hơn trong việc “nhập thế” của Kitô giáo vào thế giới. Chân trời hiện thế của Kitô hữu được mở ra trong các lãnh vực đời sống xã hội. Đức tin của người Kitô hữu “nhập cuộc” vào dòng chảy lịch sử để sứ điệp Kitô giáo được lan truyền.
Đối diện với quá trình thế Tục hóa, chúng ta thường có khuynh hướng bác bỏ toàn bộ vấn đề để bảo toàn đức tin và luân lý. Thế nhưng, đây không phải là thái độ của Kitô giáo nhập thế. Thái độ sẵn sàng và đối thoại phải là ưu tuyển đầu tiên của người Kitô hữu. Bởi Kitô hữu không tách biệt với một văn hóa nào, mà cụ thể phải là đồng hành trong văn hóa thời đại. Giáo hội luôn đồng hành với văn hóa thời đại nhưng vẫn giữ được đặc tính của mình.
Thế Tục hóa hiện nay là một trong những tổng cảnh xã hội - văn hóa mà trong đó chúng ta đang sống. Chính vì thế, trong thế đương đầu với nó, chúng ta còn được mời gọi nhận ra ý nghĩa thâm sâu mà xu hướng này đưa ra cho sứ điệp Kitô giáo. Như vậy, thái độ sẵn sàng Kitô hữu là thái độ đón nhận phê phán. Đón nhận nó trong sự phê phán để tránh những lập trường dễ dãi, đơn phương và quá khích. Qua đó, nó có thể là một phản tỉnh để chúng ta ý thức trở về với ý nghĩa nguyên thuỷ của sứ điệp Tin mừng. Tiếp đến, nó có thể khích lệ chúng ta trong việc “nhập thế”, gánh vác các trách nhiệm của thời đại, thế giới và con người. Từ sự dấn thân vào cuộc sống trần thế, đòi hỏi người Kitô hữu trở nên một đời sống bác ái, gồm sự toàn hiến bản thân cho tha nhân để biến đổi thế giới qua việc sáng tạo những hình thức luôn luôn mới mẻ về sự hiện diện và hành động.
Đức tin đòi hỏi người Kitô hữu dấn thân không ngừng trong trách nhiệm mà Đức Kitô đã trao phó : “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”[12]. Trong chính thời cuộc, đức tin đòi hỏi người Kitô hữu dấn thân đối với những giá trị được gợi lên, là những giá trị nền tảng Kitô giáo. Cũng từ sự đòi hỏi của đức tin mà Giáo hội phải canh tân không ngừng để phù hợp với đà tiến của xã hội theo dòng lịch sử.
Trong tất cả mọi trở ngại, thức tỉnh luôn luôn phải là sự hiện diện thường trực trong Giáo hội và nơi mỗi Kitô hữu. Thế Tục hóa nếu được nhìn dưới thái độ lạc quan thì nó vẫn luôn là cơ hội quý báu để tôi luyện đức tin của mọi người Kitô hữu. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề của thời đại!
2. Thế Tục hóa – vấn đề của thời đại
2.1. Khởi đi từ đời sống thường nhật
2.1.1. Từ đời đến đạo
Người ta thường nói trong đạo ngoài đời. Thế nhưng, thế nào là trong đạo và cái gì là ở ngoài đời? Phải chăng đạo và đời là hai thái cực đối lập nhau? Khi đời sống đạo đức, nền tảng luân lý bị xuống cấp người ta thường có khuynh hướng đổ tất cả cho những thế tục ở đời. Phải chăng là như vậy?
Phải công nhận rằng, tôi ra đời đã là người có đạo, vì cha mẹ, ông bà là người “đạo gốc”. Người có đạo và người có đức tin lại là vấn đề khác nhau. Người có đạo từ khi mới sinh ra nhưng chưa chắc đã có một đức tin thuần khiết. Ngược lại, người có đức tin có khi họ lại không mang danh hiệu là người có đạo ! Bởi đời sống đạo không làm nên đức tin, mà đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa. Nói vậy không có ý loại trừ đời sống đạo thường nhật, hay nỗ lực của bản thân để nhận được một niềm tin vào Thiên Chúa. Thiên Chúa thông ban đức tin cho con người như một hồng ân nếu như con người biết đón nhận. Nói cách khác, trong sự tự do, khi đón nhận Thiên Chúa là lúc nhận được hồng ân đức tin. Cha Bernard Bro, op. đã viết : “Tin, tức là nhận biết Thiên Chúa như Ngài tự biết mình, là được kết hợp với Thiên Chúa như Ngài vẫn có”[13]. Nói như vậy thật khó, vì làm sao con người có thể nhận biết được Thiên Chúa như Ngài tự biết mình, và kết hợp được với Thiên Chúa như chính Thiên Chúa vậy? Để lý giải cho vấn đề này, Hồng y Newman đã viết:“Ân sủng giống như tình yêu, mỗi sáng lại trở nên mới mẻ. Về niềm tin cũng thế, nó đưa chúng ta ra khỏi chính chúng ta. Nó giúp chúng ta nhận ra tính ưu việt vĩnh phúc. Chúng ta không phải là khởi điểm tuyệt đối, điểm gốc của cuộc đời chúng ta. Thật hợp lý khi niềm tin khơi lên một tác động mà không lý trí nào có thể múc cạn : đó là sự tín thác. Niềm tin dẫn đưa trí tuệ tới chỗ lãnh hội được điều ở trong trí tuệ, nhưng còn lớn lao hơn lý lẽ thuần tuý… Niềm tin mang lại cho trí tuệ sự tự do, nó giúp chúng ta tìm ra một lối thoát cần thiết”[14].
Tôi có đức tin, trước hết tôi phải đứng vững vàng trên đôi chân của cuộc đời. Tôi sinh ra trong đời, lớn lên, học hành, hoạt động,… đều chịu mọi ảnh hưởng kiềm toả từ cuộc đời. Bước chân vào đạo, đón nhận được đức tin không đồng nghĩa với việc khước từ cuộc đời, mà là mang cả cuộc đời vào trong đạo để tìm cho nó một ý nghĩa nhân sinh. “Con người không thể vào đạo nếu không qua đời. Cho nên vấn đề không phải là từ chối đời, nhưng là tìm gán cho nó một ý nghĩa chân thực. Ý nghĩa chân thực của đời là sửa soạn đưa tới đạo, là cửa ngõ đưa vào đạo. Như thế đi vào đạo không phải là xoá bỏ đời, nhưng là chấp nhận đời như cửa ngõ đi vào”[15].
Cũng chính từ đời sống thường nhật mà những ý thức hệ của con người đã nẩy sinh, như thời đại ánh sáng thế kỷ XVIII với trào lưu “triệt thần luận” (dýmythisation-giải trừ huyền thọai, giải thiêng), chủ trương thu hẹp mọi thực tế tôn giáo vào cái gì có thể giải thích bằng khoa học. Hay chủ trương “tự nhiên luận”(naturalisme) vào thế kỷ XIX với việc tái giải thích kinh nghiệm siêu nhiên bằng từ ngữ thuần tuý tự nhiên. Các hiện tượng tôn giáo được xét lại qua những từ ngữ của “nhân đạo” và của “xã hội”. Đó là chủ trương Kitô giáo của Saint Simon, tôn giáo nhân đạo (humanité) của Auguste Comte và sự đồng nhất hóa giữa đối tượng của tôn giáo và xã hội mà E.Durkheim đề xướng[16]. Trong thời đại hôm nay, đời sống của mỗi người có lẽ phụ thuộc nhiều vào đời sống khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật đang lấn lướt tâm thức sống của con người thời đại. “Người ta dễ dàng tin vào khả năng của khoa học vì nó có vẻ chính xác, có thể kiểm nghiệm được, thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc, nó có thể tách rời khỏi cá nhân của nhà khoa học và được thừa kế qua các thế hệ…. Ngày nay, ngay những gì sâu kín nhất, riêng tư nhất, ‘thiêng liêng’ nhất trong con người cũng không tránh khỏi sức tác động của khoa học kỹ thuật, chẳng hạn : máy vi tính giúp tìm bạn đời, bàn thờ điện tử, máy soạn nhạc,…”[17]. Đến đây, ta có thể nhận thấy, đời sống thường nhật tạo ra những vấn nạn cho đời sống đạo và phải đối diện với những thách đố ấy.
Như vậy, từ đời đến đạo không phải là một tuyến tính định sẵn, cũng không tách biệt, mà đời chính là môi trường, cái có thể giúp cho con người chu toàn sứ mạng làm người của mình trong việc đi tìm một ý nghĩa đích thực của cuộc sống, ý nghĩa ấy chính là đạo. Thế nhưng, chính lúc mang cuộc đời vào đạo cũng là lúc phải đối đầu với nó, hay nói cách khác, nó trở nên những thách đố cho chính đời sống đạo của tôi.
2.1.2. Thách đố trong đời sống đạo
Cuộc đời cũng là thách đố cho đời sống đạo của tôi. Nói vậy không phải vì nó mâu thuẫn, mà muốn nói rằng, đời sống của mỗi người, qua từng ngày luôn là một cuộc “trở lại đạo” theo đúng nghĩa của nó. Hay nói cách khác, mỗi ngày là bắt đầu lại một cuộc hành trình từ cuộc đời đến đạo. Cuộc hành trình nào cũng đầy dẫy những khó khăn khi đối diện với những trở ngại trong việc thực thi những đòi hỏi luân lý, cũng như để diễn tả đức tin của mình vào cuộc đời. Nhìn chung, người Công giáo thường lúng túng : một bên là làm sao giữ đạo, giữ lấy những giá trị truyền thống, sợ đức tin bị mai một,… vì thế, có xu hướng chối bỏ, hoặc xa lánh những giá trị trần thế. Một bên là nhận thấy sự ngột ngạt, gò bó của nền luân lý, nên đã chối bỏ những giá trị đạo đức, tôn giáo và sống như một người vô thần, lấy phương tiện, vật chất làm cùng đích của cuộc sống.
Xu hướng thứ nhất đưa con người đến một thái độ co cụm, quy chiếu vào mình và dần dần trở nên một thứ đạo hình thức. Đời sống đức tin được quy định bằng lề luật cụ thể. Người Kitô hữu cố gắng chu toàn luật buộc : đi lễ, đọc kinh, ăn chay, kiêng thịt, xưng tội, giữ mùa chay, mùa vọng,… trong một tâm thế hết sức bị động, cứng nhắc. Vô tình người Kitô hữu bỏ đi một tinh thần to lớn của đạo giáo là sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài, là trở nên con cái, làm một đồng thừa tự với Đức Kitô. Chính lối sống đạo này là một biểu hiện của trào lưu Tục hóa.
Cùng xu hướng hướng ấy, “Có khá nhiều Kitô hữu hiện nay đã không sống được một tâm thức của đức tin chân chính. Người Kitô hữu cố gắng giữ luật để khỏi phạm tội chứ ít hiểu rằng giữ luật là một sự tín trung với Chúa ; người Kitô hữu đi lễ như một trách nhiệm phải chu toàn chứ không sống tinh thần hiệp thông với cộng đoàn để tạ ơn Chúa ; nhiều bạn trẻ tránh tội vì sợ Chúa phạt, nên khi lỡ phạm một tội trọng (chẳng hạn bỏ lễ Chúa nhật) thì chọn lập trường “cùi không sợ lở”, “chơi luôn”,… cho đến khi xưng tội lại. Nhiều người rất sốt sắng trong việc nhà đạo, nhưng không sống một chút giá trị lòng thương yêu và tôn trọng những người bé mọn, sự cảm thông, tha thứ, cái nhìn của đức tin siêu nhiên,… Do đó, chúng ta thấy nhiều người Kitô hữu tính toán chi tiết để khỏi vi phạm luật, nhưng không hề thấy lỗi lầm của mình trong những việc không thấy ghi rõ các giới răn, chẳng hạn làm cho những người chung quanh phải khổ…”[18].
Chính lối giữ đạo trên làm cho con người trở nên dúm dó[19] trước mặt Chúa, không sống đúng phẩm giá mà Thiên Chúa đã thông ban cho con người nhờ Thần Khí Thiên Chúa. “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa ; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến anh em được kêu lên : “Áp-ba ! Cha ơi!”. Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng, chúng ta là con cái Thiên Chúa”[20].
Đối lập với xu hướng trên là một lối sống dễ dãi. Xu hướng này hiện nay đang diễn ra phổ biến trong giới trẻ, khi giới trẻ ngày nay tiếp xúc thường xuyên với khoa học kỹ thuật, với thế giới thông tin của Internet, trò chơi điện tử,… một số lớn cảm thấy không còn thời gian để quan tâm đến những vấn đề nhân sinh khác. Vì thế, họ lao mình và sống hết mình với công việc, với những tìm tòi khám phá, hay một vài thú tiêu khiển nào đó… Hoặc là “thả trôi cuộc đời theo nhịp sống và thường lý sự để bào chữa cho thái độ bản thân, xuê xoa cho tính xấu hoặc những sai sót của mình”. Đồng thời, họ “không đủ can đảm thể hiện những nỗ lực của ý chí trong việc tập luyện nhân đức như người xưa, người ta lại tìm cách moi móc những khiếm khuyết để phê bình ; không tin vào những bài học luân lý cổ xưa, người ta lại quá tin vào một vài tư tưởng, vài nguyên lý thời thượng của xã hội…”[21].
Từ xu hướng này, một số đông giới trẻ Công giáo ngày càng có tiếng nói đồng điệu hơn với xu hướng Tục hóa của thời đại. Các giá trị đạo đức truyền thống được xem nhẹ đến mức có thể dễ dàng bỏ đi, hoặc xem đó như là một cản trở cần loại bỏ để được thăng tiến trong đời sống xã hội, hay để khỏi bận tâm trong công việc làm ăn. Nhưng điều bận tâm nhất đối với thời đại là xu hướng đẩy đưa con người đến bờ vực không còn ý thức về sự ác, về tội lỗi, Đức Piô XII gọi đây là “tội của thế kỷ”[22]. Thực vậy, con người ngày nay đang cố gắng xây dựng cho mình một xã hội tự do không có một rào cản đạo đức hay một sự ảnh hưởng nào đó của tôn giáo. Cụ thể là loại trừ ảnh hưởng của Thiên Chúa bao nhiêu có thể, ra khỏi đời sống xã hội và sinh hoạt của con người, thay vào đó “kinh nghiệm khoa học được coi là tiêu chuẩn tối hậu của chân lý, dần dần được lý tính hóa bằng phương tiện của kỹ thuật học. Khi áp dụng phương pháp luận này vào con người và những quan hệ xã hội qua môi giới của ‘các khoa học nhân bản’ (sciences humainess), cuối cùng là tạo ra một não trạng thực nghiệm và giảm thiểu, bôi xoá mầu nhiệm về con người, làm cho mất khả năng ý thức mầu nhiệm về Thiên Chúa (như phân tâm học Freud, cơ cấu thuyết,…)[23]. Thật là nguy hiểm khi đồng hóa Thiên Chúa với một sự vật, hoặc là điều gì đó nằm trong trí nhớ của con người ! Điều này thực sự là mối họa cho con người. Bởi, “con người có thể xây dựng một thế giới không có Thiên Chúa, nhưng rồi thế giới đó sẽ quay ra chống lại con người”[24]. Đó là điều chúng ta dễ dàng kiểm chứng thông qua các biến động trên xã hội và thế giới : chiến tranh vẫn tiếp diễn, tình trạng khủng bố đang leo thang, giết hại thai nhi ngày một báo động, buôn bán phụ nữ, trẻ em,… và đặc biệt đáng sợ Game online đã biến các “Game thủ” trở thành các “Sát thủ” một cách thản nhiên mà không nghĩ mình đã phạm tội[25],… Tất cả những điều đó cho thấy rằng xu hướng thế Tục hóa đã trở nên vấn đề của cuộc sống hôm nay.
2.2. Vấn đề sống đạo trong thời đại Tục hóa
Sống đạo trong một thế giới đầy ắp những mối bận tâm lo toan, trang trải cho cuộc đời, con người hầu như không có một khoảng không riêng cho mình mà chủ yếu là hoạt động, sáng tạo, nghiên cứu,… là một sự thách đố. Vì thế, nếu không tỉnh thức, theo thời gian con người bị đánh mất căn tính của mình, lệ thuộc vào hoạt động, vào vị thế xã hội, vào phương tiện vật chất và con người đánh mất luôn mối bận tâm về tính phổ quát của “ý niệm vĩnh cửu”, mà chỉ tập trung vào những gì thực chứng và kiểm nghiệm được. Do đó, con người dễ sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm thực dụng, chú tâm vào những sự kiện hơn là vào vấn đề siêu hình, tôn giáo. Sống trong văn hóa hiện đại, cuộc sống của họ đánh mất những nét căn bản của thế giới cổ xưa, xem thường những phong tục tập quán mang ý nghĩa thánh thiêng. Họ muốn giải phóng mình khỏi những thể chế tôn giáo, vì họ nhận thấy tôn giáo là một điều gì đấy khó hiểu, khó kiểm chứng. Điều này dẫn đến hoặc coi tôn giáo như sự suy đồi hoặc cho mình là thuần khiết nhờ vào kinh nghiệm niềm tin nơi chính mình. Như vậy, đời sống con người đi vào xu hướng thế Tục hóa.
Cũng vậy, sự Tục hóa phá vỡ truyền thống văn hóa, hiểu sai thời gian và tính vĩnh cửu, sự hữu hạn và sự vô hạn. Trong nền đạo đức, chính trị, thẩm mỹ và triết học, văn học cổ truyền hay Kitô giáo thời Trung cổ đi vào chiều hướng quy thần (theocentric) ; còn ngày nay văn hóa hiện đại đi vào chiều hướng quy nhân (anthropocentric), đặc biệt quan tâm đến thực tại chóng qua, đơn thuần và cụ thể. Chính điều này làm cho con người tự ban cho mình quyền thống trị và tự trưởng thành. Con đường Tục hóa là hệ quả tất yếu của một ý thức về sự tự trị trong việc sáng tạo ra chính bản thân mình. Đối với nền văn hóa hiện đại, Tục hóa là tự cho mình có quyền tự do trong việc thực hành những chuẩn mực luân lý và tìm kiếm sự thật. Nó làm cho nền văn hóa hiện đại trở thành vấn đề đáng ngại khi mà sự tự trị của nó làm nảy sinh những hình thức văn hóa, chính trị bất hợp pháp. Điều này dẫn đến một ý thức hệ chối bỏ sự tuyệt đối của Thiên Chúa. Và như vậy, chiều hướng quy nhân kéo theo một trào lưu Tục hóa, một chủ nghĩa Tục hóa ra đời. Đối với chủ nghĩa Tục hóa, mọi ý niệm về Thiên Chúa là xa lạ và vô ích. Như vậy, họ đã tự quyết định, chịu trách nhiệm và lánh xa ý tưởng về ngày chung thẩm, về định mệnh con người[26].
Trong chiều hướng đó, Đức Gioan Phaolô II, trong Thông điệp “Đức tin và lý trí” cũng đã đề cập đến nhiều học thuyết làm ảnh hưởng đến đời sống Giáo hội. Các học thuyết này đẩy nhanh quá trình Tục hóa trong đời sống con người, như học thuyết duy khoa học, thuyết duy thực dụng,…[27]. Cũng vậy, trong Tông huấn“Sám hối và hoà giải”, Đức Gioan Phaolô II viết:“‘Sự loại trừ Thiên Chúa’, ‘đoạn tuyệt với Thiên Chúa’, ‘không tuân phục Thiên Chúa’ : trải qua suốt lịch sử nhân loại, đó là tội qua nhiều hình thức khác nhau. Nó còn có thể đi xa hơn tới chỗ ‘phủ nhận’ Thiên Chúa và sự hiện diện của Người, đây là hiện tượng được coi là vô thần”[28]. Như vậy, ở đây Thiên Chúa vẫn còn một vị trí để con người ‘bất tuân’, ‘đoạn tuyệt’, nhưng xu hướng Tục hóa triệt để là làm cho con người mất hẳn cảm thức về tội lỗi và đi đến mất cảm thức về Thiên Chúa, hình bóng Thiên Chúa trong đời sống bị xoá đi hoàn toàn. Thế nhưng, thiếu vắng hình bóng Thiên Chúa, con người lại tìm cho mình một đối tượng tôn thờ khác, có khi tự sáng chế ra một ‘Thiên Chúa’ nào đấy cho riêng mình. Người ta gọi đây là những thứ tôn giáo trá hình tôn thờ ngẫu tượng. “Mọi thứ tôn giáo lấy một thực tại đời này làm tuyệt đối đều là thờ ngẫu tượng. Quốc gia hay Đảng phái, Địa vị hay Tiền bạc, Y học hay Đạo học, Cách mạng hay phái tính : có biết bao thực tại nhân sinh được con người phóng rọi lên đó khát vọng tuyệt đối của mình, và như thế có khác gì tạo ra một thứ tôn giáo nguỵ trang. Mà tuyệt đối hóa một trong những thực tại trên, thì sớm muộn cũng đưa tới những đồi bại và thất bại”[29].
Từ những học thuyết, trào lưu vừa nêu trên làm cho đời sống xã hội, đồng thời đời sống Giáo hội ngày hôm nay bị phân hóa sâu sắc. Trong một bài đăng trên báo Công giáo và dân tộc, Đức Giám mục Bùi Tuần đã nêu lên vấn đề này trong khía cạnh mục vụ, biểu hiện ở “một vài nguy cơ cạm bẫy” trong tình hình sống đạo tại Việt Nam hiện nay[30], là việc “đổi mới sai hướng” và xu hướng “quy tụ cưu mang nguy cơ phân hoá”. Đó là “những thứ đổi mới không theo Phúc Âm mà chỉ theo phong trào đời’ trong các lãnh vực : “xây dựng, tổ chức lễ lạy và nếp sống tôn giáo, trong lãnh vực sử dụng tự do, mở mang uy tín”. Bên cạnh đó là sự phân hóa trong quá trình quy tụ, biểu hiện ở sự “phân hóa giàu nghèo càng ngày càng lớn, ngay cả trong đời tu”. Thứ đến “là phân hóa giữa những cá nhân và cộng đoàn”. Tiếp theo “là phân hóa giữa những nhận định và đánh giá”. Và cuối cùng “là phân hóa giữa những gốc gác, phe nhóm và cấp bậc”. Đối diện vối những thực tại này, người Kitô hữu và nhất là những mục tử cần đối diện với chính mình hơn nữa, trở về với nguồn mạch Kinh thánh để “vươn dần đến tình trạng trưởng thành thiêng liêng”, là “phát triển tốt các nguồn lực tự nhiên Chúa ban cho mình, như trí khôn, ý muốn, trí nhớ, trí tưởng tượng. Các tài năng này, khi phát triển tốt, sẽ là thửa vườn có đất tốt dễ dàng đón nhận sự sống mới do Chúa Thánh Thần ban sẽ được gieo và đâm rễ trên thửa đất nhân loại đã được chuẩn bị”.
3. Một thách đố cần vượt qua
Đứng trước mọi thách đố, con người đều được mời gọi để vượt qua. Vượt qua những trở ngại của cuộc đời luôn là điều rất quan trọng, nhưng vượt qua chính mình là điều quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên, trước hết, muốn vượt qua, con người phải lướt thắng mọi sợ hãi. Có khi nỗi sợ hãi dìm chết con người ngay chính ranh giới giữa nỗi sợ hãi và vượt qua. Đừng sợ ! Có lẽ là lời mời gọi người Kitô hữu vững vàng hơn trước những phân hóa và thách đố chối bỏ Thiên Chúa của cuộc sống.
Khời đầu Kinh thánh, sách Sáng thế ký trình thuật lại, khi Ông Bà nguyên tổ đi ngược lại ý định của Đức Chúa, Ông Bà đã sợ hãi tìm cách lẩn trốn và đổ lỗi cho nhau[31]. Sợ hãi là một hình thức nào đấy chối bỏ niềm tin giữa con người với con người, giữa con người với Thiên Chúa ; chối bỏ niềm hy vọng vào lòng Chúa xót thương. Nó chứng tỏ lòng mến của con người chưa đủ mạnh vào Thiên Chúa. Một cách cụ thể, con người tự đánh mất đi phẩm giá được làm con cái Thiên Chúa và trở nên ‘dúm dó’ trước Thiên Chúa. Đức Hồng Y giáo chủ Ba Lan, Stefan Wyszynsk đã có lần phát biểu : “Yếu đuối lớn nhất của người tông đồ là sợ hãi. Đó là thiếu lòng tin vào quyền năng của Thầy Chí Thánh, Đấng thức tỉnh sợ hãi ; chính nỗi sợ hãi này luôn đè nặng con tim và bóp nghẹt cổ họng. Tông đồ mà không rao giảng, liệu người ấy có còn là Tông đồ nữa không? Môn đệ của Đức Giêsu mà bỏ rơi Thầy thìcành làm cho đao phủ thê hung bạo. Khi đối diện với kẻ thù mà im lặng thì chỉ làm cho chúng thêm mạnh bạo. Nỗi sợ của người tông đồ là liên minh đầu tiên với kẻ thù. “Dùng sợ hãi để cưỡng bức im lặng”, đó là buớc đầu tiên trong chiến thuật của kẻ thù. Tất cả các nhà độc tài đều dùng phương pháp khủng bố đề đánh giá sự sợ hãi của các tông đồ. Người tông đồ chỉ giữ được chí khí trong im lặng khi ngưòi ấy không hề quay mặt trước kẻ đánh mình. Đó chính là điều Đức Giêsu đã làm trong lúc Người vẫn im lặng. Nhưng qua dấu chỉ này, Người muốn chứng tỏ sức mạnh của Người. Đức Kitô không để mặc cho người ta khủng bố. Bước ra khỏi đám đông, Người dõng dạc tuyên bố : ‘Chính tôi đây!’”[32].
Đến đây, tôi chợt nhớ lại hình ảnh “Con gấu và chị Đan sĩ”[33] của Cha Timothy Radcliffe, O.P, nguyên Bề trên Tổng quyền Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Bài viết của Cha tuy không nói đến thế Tục hóa như đang trình bày, nhưng ở đây xin mạn phép lấy hình ảnh ấy để nói lên điều mà tôi đang muốn nói.
Hình ảnh con gấu trong tấm bích chương quảng cáo đang giận dữ, nó tượng trưng cho “một kẻ chiến thắng”, thống trị và muốn ngoạm lấy tất cả những gì nó có. Đó là thế lực của một nền kinh tế thị trường của toàn cầu hóa. Như một cơn lốc xoáy, cuốn phăng đi tất cả những gì mà nó đi qua, có thể nói đó là lối sống vội vã, hưởng thụ, những cuộc vui cuồng nhiệt thâu đêm suốt sáng, là “phi đội bay”, là “lắc”, là “game thủ”,…. Tất cả đang điên loạn, giận dữ, muốn xé nát đi cuộc sống đời thường.
Thế nhưng, cơn lốc xoáy ấy đã bị chặn đứng lại trước hình ảnh của một nữ đan sĩ trẻ Đaminh ở Venezuela, lặng lẽ trong đêm tối với cây đàn ghi-ta, hát lên bài ca với “âm giọng khàn khàn cuồng nhiệt của miền Andalousie”, dưới chân nến Phục Sinh, ca ngợi về một Tình Yêu Tuyệt Diệu. Dưới ánh sáng nến lung linh, hình ảnh chị đan sĩ thật đẹp. Từ hình ảnh này chúng ta sẽ đặt câu hỏi : Làm thế nào mà chị đan sĩ trẻ lại không bị cuốn theo cơn lốc xoáy ấy? Có lẽ câu trả lời là do chị đã cậy dựa vào Thiên Chúa. Ngọn nến Phục Sinh đã được thắp, mang đến niềm hy vọng cứu rỗi cho chị và cho nhân loại. Cơn lốc xoáy của cuộc đời đã bị chặn đứng, giận dữ, cuồng nộ nhưng không thể vượt thắng được ngọn lửa Phục Sinh là Đức Kitô. Ngọn nến Phục Sinh vẫn cháy, thôi thúc người tín hữu, “can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian”[34], không có một thế lực nào có thể vượt thắng. Sở dĩ chị đan sĩ trẻ đứng vững trước “cuồng nộ của cơn lốc”, vì chị đã không sợ hãi, bởi chị đang ngồi dưới ngọn nến Phục Sinh, chị đã “tựa đầu” vào Đức Kitô với niềm hy vọng và chị đã vượt thắng. Con gấu của quyền lực, của sa đoạ,… phải phủ phục dưới chân, tình yêu đã vượt thắng, vì “Đức Kitô hôm qua và hôm nay, khởi nguyên và cùng đích, Alpha và Omêga. Nguời làm chủ thời gian và muôn thế hệ. Vạn tuế Đức Kitô, Đấng vinh hiển quyền năng, vạn vạn tuế, Amen”[35].
Trong đời sống hôm nay, ngọn nến Phục Sinh vẫn đang cháy sáng. Người môn đệ Đức Kitô cho dù có đối diện với một thế lực nào của trần gian, sự xa đoạ của cuộc sống hay một trào lưu Tục hóa nào đi chăng nữa, thì không có quyền được thất vọng hay sợ hãi mà luôn hy vọng vào Đức Kitô Phục Sinh. Cuộc đời luôn là một cuộc hành trình và là cuộc trở lại với chính mình.
4. Ra đi và trở về với nguồn mạch sự sống
Khởi đi từ đoạn Tin mừng Đức Giêsu sai mười hai Tông đồ ra đi rao giảng[36], thánh sử Matthêu muốn quan tâm đến sứ mạng Chúa trao cho các ông hơn là ơn gọi[37], có lẽ điều này phù hợp hơn trong thời đại hôm nay. Mặt khác, khi đối diện với trào lưu Tục hóa của thời đại, thiết nghĩ người Kitô hữu nên tìm về nguồn mạch của cội nguồn là Tin mừng và loan giảng một Tin mừng về sự sống cho nhân loại[38].
Ra đi và trở về với nguồn mạch sự sống có lẽ cũng giống như việc tuần hoàn máu. Các hồng cầu ra đi từ tim, mang dưỡng chất nuôi sống từng tế bào và làm cho cơ thể tồn tại. Sau một cuộc hành trình, chúng phải trở về tim, nhận lấy dưỡng chất mới làm một cuộc hành trình tiếp theo. Các hồng cầu phải luôn tuân thủ một vòng tuần hoàn khép kín như vậy, nếu không cuộc hành trình của chúng không còn ý nghĩa và chúng phải “chết”. Cái chết này là một sự “thất bại” đối với chúng, cũng như làm cho hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng. Chúng gây nên một sự “nghẽn mạch”, ‘đông cứng”, đôi khi tạo nên “tai biến” làm tê liệt cơ thể.
Cũng vậy, người rao giảng Tin mừng ra đi mà không trở về với nguồn mạch sự sống Tin mừng, thì trước sau cũng trở thành những “Tông đồ giả hiệu”, những “Pharisiêu, Biệt phái” của thời đại, là những tông đồ loan báo sự già cỗi, chết chóc, hận thù, chiến tranh,…. Bởi việc ra đi loan báo Tin mừng trong thời đại hôm nay không trình bày một Tin mừng mới, khác với Tin mừng của Đức Kitô Phục Sinh đã loan báo, mà là rao giảng một Tin mừng về Đức Kitô Phục Sinh một cách mới mẻ, sống động cho con người thời đại hôm nay. “Con người được gọi tới sự sống sung mãn vượt xa những chiều kích của cuộc sống sinh tồn trên trái đất này, bởi vì đó là sự tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa”[39].
Ra đi và trở về với nguồn mạch sự sống không phải theo một tuyến tính định sẵn mà là một sự đan xen hai quá trình trong một nhiệm vụ. Nhiệm vụ rao giảng Tin mừng là ơn gọi của người Kitô hữu. Đã là ơn gọi thì vượt lên trên nhiệm vụ, vì chỉ thi hành nhiệm vụ sẽ thiếu đi tính tự do, cũng vậy thiếu đi niềm vui cũng như sự sáng tạo. Thánh Âu Tinh nói với chúng ta : “Anh em hãy lên đường. Hãy vừa đi vừa hát. Những khách lữ hành đã làm thế để nhẹ bớt gánh nặng. (…). Hãy hát lên một bài ca mới. Đừng để ai dạy anh em hát những điệp khúc cũ. Hãy hát lên những bài hát tình ca của quê hương anh em. (…). Hãy hát lên như những khách lữ hành và họ thường hát trong đêm tối. Những tiếng động họ nghe thấy chung quanh thật đáng khiếp sợ. Nhưng họ vẫn ca hát dù run sợ trước những tên cướp”[40].
Niềm vui và nghị lực của người lữ hành sẽ phá tan đi nỗi sợ hãi trước những thách đố của cuộc đời. Thách đố lớn nhất của người loan báo Tin mừng là trải qua cảm nghiệm “đánh mất Chúa”. Còn nỗi bải hoải nào bằng hai môn đệ trên đường Emmau[41] ! Và rồi một Maria Madalena vội vã ra mồ viếng Chúa từ sáng sớm, để rồi những dòng lệ lăn dài của nỗi thất vọng “đánh mất Chúa” : “Thưa ông ! Nếu ông đã mang Chúa tôi ra khỏi mồ, xin làm ơn chỉ cho tôi để tôi mang Người về”[42]. Cô đau buồn vì đã mất người mà cô yêu mến. Đối diện với vấn đề này, Cha Timothy đã viết : “Chúng ta phải mất Chúa nếu chúng ta muốn tìm thấy Người một lần nữa, vừa sống động vừa gần gũi hơn trước. Chúng ta phải để cho Người đi, chúng ta cô độc, buồn phiền vì thiếuvắng Người, rồi chúng ta mới thấy Người gần gũi chúng ta hơn chúng ta tưởng. Nếu không trải qua kinh nghiệm đó, chúng ta sẽ mắc kẹt trong mối tương quan ngây ngô và ấu trĩ đối với Chúa”[43]. Đây cũng là kinh nghiệm mà cha đã từng trải qua. Hai môn đệ nhận ra Thầy mình thì rất đỗi vui mừng, liền vội vã quay trở lại loan báo niềm vui Phục Sinh cho các anh em mình. Cũng vậy, bà Maria Madalena nhận ra Chúa khi Người gọi tên bà, bà liền ôm lấy chân Người. Chính vì thế, nhiều khi, thay vì rao giảng một Đức Kitô của nhân loại và thời đại, một Đức Kitô gần gũi, cảm thông, chia sớt với thân phận con người, chúng ta lại rao giảng một Đức Kitô dựa vào cảm nghiệm của bản thân, một Đức Kitô trên giấy tờ, sách vở, trên những lý thuyết nguội lạnh và đông cứng, đã tạo nên một Đức Kitô quá cao xa với đời sống thường nhật của con người, con người không thể vươn tới. Đức Kitô nhập thể hơn hai ngàn năm nay nhưng đến nay vẫn xa lạ với người đời, vẫn bị đóng khung trong những tâm hồn ngây ngô và ấu trĩ. Thiết nghĩ người rao giảng Tin mừng hôm nay cần phải đánh mất đi ý niệm về Thiên Chúa của bản thân, của kinh nghiệm để Thiên Chúa được sống chân thực, sống động, gần gũi, thông chia với hết mọi phận người trong cuộc đời trần thế.
Cuộc sống hôm nay cần một sự cảm thông, chia sẻ hơn là quan toà cùng với sự lên án. Đức Kitô xưa kia đã không kết án người phụ nữ ngoại tình, không kết án Gia Kêu,… mà mời gọi những ai lầm lỗi thăng tiến đời sống của họ, phục hồi lại nhân phẩm mà họ đã đánh mất : “Tôi không lên án chị đâu, từ nay đừng phạm tội nữa!”, hay “Hôm nay ơn cứu độ đến cho nhà này!”. Đức Gioan Phaolô viết : “Trong công việc phục vụ của đức ái, có một trạng thái tinh thần cần động viên và nâng phẩm giá chúng ta : chúng ta phải chăm sóc người khác như một nhân vị được Thiên Chúa giao phó cho trách nhiệm của chúng ta. Như những môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi trở nên người thân cận của mọi người, với sự ưu tiên cho kẻ bất hạnh, cô đơn nhất và ngặt nghèo nhất”[44].
Dấn thân làm chứng cho Tin mừng là một đòi hỏi của niềm tin, không dành riêng cho ai, mà tất cả mọi người được kêu mời đến ơn gọi đó. Đức tin và hành động luôn song hành với nhau. Đức tin hiện thực hóa thành hành động, cũng như hành động giúp cho niềm tin thêm phong phú. Vì vậy, “ai bảo rằng mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?[45]. Ra đi và trở về với nguồn mạch Tin mừng giúp cho người loan báo Lời Chúa đi đúng hướng và rao giảng một Đức Kitô chân thực. Bên cạnh đó, người rao giảng Tin mừng phải là người luôn ấp ủ trong lòng “niềm cảm thông với tha nhân và khao khát mãnh liệt ơn cứu độ các linh hồn”[46]
Kết
Có thể coi đời sống chúng ta như một cuộc lữ hành. Trên con đường lữ hành đó, chúng ta bắt gặp được nhiều điều mới lạ. Qua các ngả đường, chúng ta đều có quyền chọn lựa cho mình một thái độ sống phù hợp, nhưng không được đánh mất đi chính mình. Bên cạnh những điều mới lạ, kỳ diệu làm cho chúng ta phấn khởi, hạnh phúc, thì cũng không ít những điều làm trở ngại, cản bước chúng ta. Cho dù là thuận lợi hay khó khăn, chúng ta cũng không dừng lại ở đấy, mà hướng về đích điểm là Đức Kitô Phục Sinh.
Thế Tục hóa là một bước cản trở lớn trong cuộc hành trình thăng tiến đời sống con người. Đây là vấn đề của thời đại chúng ta. Nó nảy sinh từ đời sống xã hội, từ những hệ tư tưởng vô thần duy vật chất, duy khoa học…. Đôi khi, đời sống đạo của người Kitô hữu cũng là nguyên nhân xuất hiện trào lưu Tục hóa. Nhìn vào Giáo hội Việt Nam trong xu hướng mở cửa hôm nay, người Kitô hữu vẫn còn sống trong một tâm thức “bình mới rượu cũ”. Sinh hoạt giáo xứ, giáo phận nhìn chung chưa có một khởi sắc mới trong việc rao truyền Phúc âm. Mặt khác, nhiều khi tổ chức lễ lạy, thay vì Lời Chúa được rao truyền, hình ảnh Đức Kitô Mục Tử được phác hoạ, thì hình ảnh của người “đồ đệ”, người “đầy tớ canh thức” lại được tôn lên và trở thành trung tâm điểm. Lời Chúa chỉ còn lại là tấm bình phong cho một nghi thức ! Đây là một sự Tục hóa ngay chính trong những người mang danh là “Ngôn sứ Tin mừng”. Tuy nhiên, không phải tất cả, nhưng đâu đó vẫn còn xuất hiện. Vì thế, Lời Chúa vẫn còn là một điều gì đấy chưa đi vào đời sống con người.
Giáo hội, trong đời sống hôm nay, không thiếu những “thợ gặt lành nghề”, nhưng có lẽ đang thiếu những “thợ gặt có nhiệt tâm”, dám hiến cả cuộc đời cho Tin mừng, cho sứ vụ loan truyền Lời Chúa. Cần lắm những chứng nhân Tin mừng đích thực, dám đi ngược lại với trào lưu Tục hóa, dám làm chứng cho những giá trị đạo đức truyền thống, chấp nhận những thiệt thòi, mất mát để Lời Chúa được triển nở. Trở về với nguồn mạch Tin mừng, để cho Tin mừng được sống, ắt hẳn Giáo hội sẽ tìm được một hướng đi mới phù hợp với thời đại. Và đây, “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”[47].