Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

SỐNG TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI HOÁ

Thời sự Thần học – Số 1, tháng 03/2010, tr. 160-175

_Jacques Audinet_

Mở rộng các thực tiễn (pratiques)
Nơi chốn không giới hạn 
Những điểm qui chiếu cần phải thử nghiệm
Hành động phát minh lại. Tính cưỡng bách
Tin Mừng cải cách
Nơi chốn là tương quan liên nhân vị
Ngôn ngữ sống động
Vượt qua tính cưỡng bách 
Không gian của một nền thần học thực tiễn
     Hoàng Văn Hòa chuyển ngữ
Thế giới hoá” và “toàn cầu hoá” là hai thuật ngữ của một cách nói mới đây, chiếm một vị trí ngày càng lớn trong thông tin và trong tranh luận trí thức. Từ “thế giới hoá” cụ thể hơn có ý chỉ về hành tinh này xét theo tính đa dạng của nó. Còn từ “toàn cầu hoá” thì gợi lên tính duy nhất được tạo lập khởi đi từ tính đa dạng ấy. Nhưng dù từ này thuộc ngôn ngữ la-tinh nhiều hơn, còn từ kia lại chịu ảnh hưởng ngôn ngữ Anglo-sanxon nhiều hơn, dù có những sắc thái riêng khi được sử dụng, có nét khác biệt tuỳ những người sử dụng, thì sự kiện rõ ràng là những từ ấy chỉ về cùng một loạt những hiện tượng. Cho nên chúng tôi sẽ sử dụng cả hai, cả từ thế giới hoá lẫn toàn cầu hoá.

Quả thực vấn đề ở đây chính là sự gia tăng những trao đổi giữa những con người với nhau. Những trao đổi kinh tế với sự phát triển của thương mại, những trao đổi công nghệ với sự mở rộng chưa từng có đối với các dụng cụ truyền thông cũng như việc sử dụng các phương tiện đó, cuối cùng là những trao đổi về con người nhờ sự phát triển du lịch và nhất là sự gia tăng chuyển dịch về cư dân, những làn sóng di dân tạm thời hay cố định mỗi ngày mỗi ảnh hưởng đến một số ngày càng lớn con người trên trái đất. Mà những hiện tượng như thế lại đưa đến những thực tiễn (pratiques) và những cách nhìn những cái chắc chắn nhất. Những hiện tượng ấy buộc lại phải nêu lên một cái nhìn mới tổng quát về điều người ta gọi là thực tiễn (pratique) và làm thế nào để khởi thảo một ý tưởng về cái thực tiễn (pratique) này. Chẳng ai có thể tự phụ là đã chú ý được hết và am hiểu hoàn toàn tầm ảnh hưởng của những hiện tượng ấy. Trong trường hợp của chúng ta đây, chỉ cần nhận ra một vài hiệu quả của thế giới hoá/toàn cầu hoá đối với một số tiêu chuẩn của thực tiễn (pratique) và đối với những khái niệm của một thần học thực tiễn (pratique). 

Trước hết, chúng ta xem viễn cảnh của thế giới hoá ảnh hưởng đến những quan niệm về thực tiễn (pratique) ngày nay trong đó thế giới hoá nằm trong khuôn khổ của toàn cầu hoá. Tiếp đến, chúng ta sẽ rút ra những tiêu chuẩn của một thực tiễn (pratique) Tin Mừng muốn đụng chạm đến toàn thể hữu thể nhân linh để có thể nêu lên vài điểm chú ý làm kết luận cho một thần học thực tiễn (pratique) ứng với thời đại của thế giới hoá/toàn cầu hoá.

Mở rộng các thực tiễn (pratiques)


Phải nói mở rộng hơn là tan rã hoặc vỡ vụn, tất cả các từ này bao gồm các thẩm định về giá trị. Thật ra, vấn đề là chỉ cho thấy sự kiện là thế giới hoá/toàn cầu hoá đang biến đổi các toạ độ (coordonnées) của các thực tiễn (pratiques), đặt các toạ độ ấy trong toàn cảnh, buộc phải định vị lại các toạ độ ấy so với những tổng thể mới, đàng khác lại rộng hơn nhiều, đang hình thành. Các tổng thể xã hội, thuộc hệ tư tưởng hay hoạt động. Trong trường hợp ấy, nơi chốn (ở đâu), điểm qui chiếu (cái gì) và những cách thức hoạt động (thế nào) phải được am hiểu lại theo cách khác.

Nơi chốn không giới hạn


Thế giới hoá mở rộng phạm vi của các thực tiễn (pratiques). Theo một nghĩa kép. Các thực tiễn (pratiques) đã được nhìn nhận, và cho đến rày vẫn được coi là truyền thống bỗng dưng phải ở trong một phạm vi rộng hơn, hơi giống như các nhà buôn các sản phẩm địa phương, qua Internet, có thể bán những thứ đó khắp thế giới. Nhưng theo một hướng khác ngược lại, lĩnh vực được giới hạn như lĩnh vực riêng của mỗi nhóm lại ở trong tình trạng bị xâm nhập qua những cách thế hành động đến từ bên ngoài và tham gia cạnh tranh với những gì cho đến rày vẫn được chấp nhận. Nhằm mở rộng huyền thoại (métaphore) thương mại, thế giới hoá gia tăng những trao đổi theo hai hướng: từ bên trong nhóm hướng đến những nhóm khác, và ngược lại từ những nhóm khác đến bên trong của nhóm. Như thế tạo ra một không gian rộng rãi, ở đó lưu hành rất nhiều cách thế hiện hữu và hoạt động. Nơi chốn của các thực tiễn (pratiques) không còn chỉ là thị trấn địa phương nhưng rõ là càng ngày càng gần gũi toàn thể thế giới.

Thêm vào phương diện số lượng của sự gia tăng việc lưu chuyển các cung cách hành động là phương diện phẩm chất. Rồi nhiều người lại hành động một cách khác hoặc thể hiện những xác tín hoặc những tìm kiếm ý nghĩa cuộc hiện hữu một cách khác. Điều ở đây và cho tới lúc này vẫn được coi như đương nhiên hoặc không thể động đến được như tập quán này tập quán kia, bổn phận này bổn phận nọ, sự trung thành thế này hoặc sự bó buộc thế kia bỗng nhiên ra như là chỉ có tính cách tương đối. Thế có nghĩa là đấy chỉ là một cách thế hành động trong nhiều cách thế khác, của chúng ta dĩ nhiên, nhưng không phải chỉ có một cách đó mà thôi, thậm chí cũng chẳng phải là cách thế tuyệt nhất. Khi mở ra cái thế giới rộng hơn, một nhóm sẽ thấy những thực tiễn (pratiques) của mình vừa được đánh giá như thể đó là cái gì đặc sắc của riêng mình và đồng thời lại bị tương đối hoá như thể đó chỉ là cái của mình mà thôi.

Lúc đầu, một vận hành như thế đúng là khơi lên thích thú và cuốn hút. Đúng là niềm ao ước về đại đồng phổ quát bề ngoài ra như là có thể thực hiện được. Và thực hiện được ngay. Thế giới hoá như vậy xuất hiện như thể là sự đại đồng phổ quát đã được thực hiện, lần này là hiện thể chứ không phải chỉ có trong ước ao mà thôi. Thế giới hoá làm cho niềm ao ước tiềm tàng nơi hữu thể nhân linh là mong được gặp gỡ mọi người trở thành khả thị và hiệu quả. Những hình ảnh được phát đi không ngừng trên các màn hình về những gì đang diễn ra trên toàn thế giới là một minh hoạ rõ ràng hơn cả về một thành quả như thế.

Nhưng một sự mở rộng như thế ứng với điều gì? Vì nếu như tính cách thú vị của nó có thể lôi cuốn, thì nó lại đòi phải trả giá cao. Sự đại đồng phổ quát do thế giới hoá mang lại thách đố hai tính cách không thể không có cho bất kỳ nơi chốn nào của con người: tính cách thời gian và tính cách không gian. Người ta sống trong nơi chốn của những thực tiễn (pratiques) thiên hình vạn trạng này, nhưng mà chẳng có chỗ nào cả. Như đối với mạng Internet, đó là một nơi chốn ảo, điểm gặp gỡ của nhiều khả năng vô hạn định, nhưng không bao giờ được thể hiện một cách đầy đủ cả. Vì thể hiện những khả năng ấy sẽ là hạn chế những khả năng ấy trong một không gian cụ thể và cho chúng một sự liên tục về thời gian. Phải thoát ra khỏi trò chơi vô hạn định của các hình ảnh, hơn kém ở xa, hơn kém là thật, để neo lại trong cái ở đây và lúc này của những mối tương quan hay những hoạt động của con người.

Khi đó, nếu như các thực tiễn (pratiques) có làm cho thái độ cởi mở được phong phú thêm lên thì những thực tiễn (pratiques) đó lại trở thành bấp bênh hơn. Quả thực, tính cách chuyển động xóa mờ những biên cương. Những biên cương này nhằm mục tiêu cấu trúc nên mối dây liên kết xã hội và cung cấp những xác định làm nên căn tính của các cá nhân và các nhóm. Những biên cương này đưa ra những đường phân cách và những cột mốc để xác định các căn tính. Vậy mà thế giới hoá lại làm cho những biên cương có thể thẩm thấu và những tương thuộc (appartenances) trở thành không còn chắc chắn nữa. Bên trong và bên ngoài nhóm trở thành các khái niệm không rõ ràng chính xác, vì những phân biệt giữa người tin và người không tin trở thành không rõ ràng chính xác.

Hơn nữa, nếu như các cách thức hành động luân chuyển quá dễ dàng và nhanh chóng, thì những thực tiễn (pratiques) mới sẽ xuất hiện, đi vào cạnh tranh, pha tạp, với những thực tiễn (pratiques) vẫn được đón nhận. Một cuộc tranh đua bắt đầu giữa thực tiễn (pratiques) này dẫn đến chỗ coi mọi sự là tương đối. Chúng ta và tha nhân được xác định một cách minh bạch. Những sự phân biệt vốn rõ rệt, thậm chí mãnh liệt, những sự tách biệt đã được phác lên một cách rõ ràng. Những thực tiễn (pratiques) hồi còn những hào nhoáng đã xác định cho biết người ta thuộc về đâu, công giáo, tin lành, nhưng còn cả hồi giáo hoặc cộng sản dường như vỡ vụn từ bên trong, vì đã du nhập không đúng khi mở ra và thế giới hoá ập vào. Những xung đột có thể ra như giảm bớt, nhưng mục tiêu của những xung đột ấy lại không còn.

Chính vì thế, đây chính là những nền tảng của một nền thần học thực tiễn (pratique) đang được đặt thành vấn đề. Lúc đầu, có thể nền thần học này đã được triển khai và qui chiếu về một nền tảng được xác định rõ ràng. Tức là thần học về thực tiễn (pratiques) cá nhân, một thần học thực tiễn (pratique) có thể được đồng hoá trong viễn ảnh công giáo của thế kỷ XIX với thần học luân lý. Hậu bán thế kỷ XX đã chứng kiến sự mở rộng gốc rễ của nền thần học thực tiễn (pratique) vì mục tiêu và những phương pháp của nó khi ấy đã liên quan đến cộng đoàn giáo hội theo nghĩa rộng, thậm chí còn rộng hơn nữa là liên quan đến cả cộng đoàn nhân loại trong đó có cộng đoàn giáo hội. Vậy làm thần học khi ấy là suy nghĩ và trình bày một hệ thống có liên quan đến những thái cử của cá nhân và tập thể của các nhóm Kitô hữu, thậm chí khởi đi từ những thái cử như thế nhằm để đưa ra một hình ảnh về ecclesia, Hội Thánh đang sống trong các mối dây liên kết xã hội của thời bấy giờ. Nhưng ecclesia, Hội Thánh này bấy giờ vẫn là Hội Thánh của cái trực tiếp cụ thể (immediat) của các cộng đoàn Kitô hữu. Sự đảo ngược nhằm vào bước tiến triển: phân tích xã hội hay tâm lý hỗ trợ bước tiến triển thần học. Nhưng không gian mà bước tiến triển này qui chiếu bấy giờ là không gian của Hội Thánh đã được thiết lập. Không gian địa lý, vì chỉ dần dà các nền văn hoá khác ngoài Tây phương mới có được vị trí trong cuộc tranh luận, và nói đúng ra các nền văn hoá Tây phương bấy giờ vẫn giữ một vị trí trung tâm qua sức nặng về thể lý của nó, nhưng cũng còn vì những phương pháp suy tư cũng như tầm quan trọng của các truyền thống của nó. Nhưng hơn nữa là không gian trí tuệ. Hình ảnh về điều này vẫn còn trong những sách bổn cũ đã từng trình bày những cấp độ khác nhau trong việc thuộc về Hội Thánh như là những vòng tròn đồng tâm. Ở trung tâm là chính thống nhất, rồi càng ra ngoài xa thì càng xuống cấp, những người ly giáo, dị giáo và cuối cùng là người ngoại giáo. Một biểu đồ thần học như vậy cũng rập theo một phác hoạ xã hội. Không đếm được những hệ quả tai hại chỉ trên bình diện con người đã xuất phát từ cách nhìn ấy, một khi người ngoại giáo bị đồng hoá với kẻ phải sa địa ngục, và hữu thể nhân linh da màu, người nô lệ hay người indiens cứ là người ngoại giáo tất. Sứ vụ truyền giáo và việc rửa tội đem lại khả năng thay đổi cái chu vi ấy nhưng việc chuyển (transcription) về mặt xã hội không phải lúc nào cũng dễ dàng đi theo sự nhìn nhận đối thần (reconnaissance theologale).

Từ những lược đồ như thế, vừa về mặt xã hội lẫn tinh thần giữ cho cái đặc thù với cái phổ quát được liên lạc với nhau trong không gian Kitô giáo. Những lược đồ này đã đồng hành với sự bành trướng của châu Âu trong vòng năm thế kỷ vừa qua và đã nâng đỡ nỗ lực vô hạn của sứ vụ truyền giáo. Vậy toàn cầu hoá/thế giới hoá lại thúc đẩy những lược đồ như thế. Toàn cầu hoá mở nền tảng của bất cứ thực tiễn (pratique) nào đến các chiều kích của thế giới và bó buộc mỗi người phải suy nghĩ theo phong cách toàn cầu. Từ nay, không thể khoanh vùng phạm vi của thực tiễn (pratique) tức thời (à limmédiat). Bất cứ thực tiễn (pratique) nào cũng chỉ có thể được xem như một mắt xích của một mạng lưới rộng hơn và cuối cùng có tính cách thế giới. Từ đó, nhiều cộng đoàn phải đối diện với thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc co cụm lại, cái mình đã thủ đắc và vẫn nhìn nhận bấy giờ coi như là điều kiện sống còn để duy trì được căn tính. Hoặc ngược lại, mở rộng cửa đón nhận toàn cầu hoá/thế giới hoá, nhưng cùng với toàn cầu hoá là những trào lưu và những ảnh hưởng sẽ chỉ làm cho căn tính thêm bấp bênh thậm chí không còn nữa. Đứng giữa sự cố chấp và sự tan rã thì thực tiễn (pratique) trở thành bấp bênh. Khi ấy, mỗi hành vi cử chỉ ra như đáng ngờ, thậm chí khó khăn và sự khẳng định cương quyết cũng không thể che giấu được sự trống rỗng và sự cũ kỹ của cái đã từng một thời sống động.

Những điểm qui chiếu cần phải thử nghiệm


Thử nghiệm, hiểu theo nghĩa là sàng lọc, là thử để chứng thực xem một cái gì đó có chắc chắn, hiệu lực và vững bền không. Với sự đảo lộn nghi thức của các thực tiễn (pratiques), đây là những cách quan niệm những thực tiễn (pratiques) đang bị đặt vấn đề. Nói cách khác, đây là những thế giới quan, những chuẩn mực hướng dẫn cung cách xử sự. Vì mối quan hệ được thiết lập và gợi lên ở trên, không chỉ phù hợp với một giáo thuyết ổn định, mà còn có những cơ chế để bảo đảm sự tồn tại và áp dụng từ giáo thuyết này. Chẳng hạn cho dù người ta nghĩ đến kỹ thuật giải đố thì câu chuyện chủ yếu vẫn đảm bảo câu trả lời thích đáng về trường hợp đã nêu trong mỗi hoàn cảnh. Quá rộng với một giáo thuyết vốn quen thuộc dường như có thể làm sáng tỏ bất kỳ hoàn cảnh nào, chẳng hạn như tránh được hiểm hoạ vô tổ chức. Các sách giáo lý vừa bảo đảm việc phổ biến cho mọi người, vừa làm quà cho câu trả lời của mỗi câu hỏi. Dù nhóm ở trong tình trạng vững chắc của một thế giới ổn định, hoặc xuất hiện theo kiểu đó thì sự việc có thể tiến hành cũng lâu dài như vậy.

Nhưng việc quảng bá những hoàn cảnh mà chúng ta đã nêu ra trên đây làm rối loạn một sơ đồ tiến hành giống như thế. Vấn đề ấy có nhiều lý do. Trước tiên, những hoàn cảnh mới mẻ mà thế giới hoá nêu ra thì không ngừng hoạt động. Chẳng hạn cho dù người ta nghĩ đến những sự tiến bộ của một vài lĩnh vực khoa học, thì ngành sinh vật học vẫn như vậy. Càng ngày khoa học càng xuất hiện như một lời chứng công khai duy nhất đã nhận được từ các xã hội của chúng ta thì không ngừng hoạt động. Không đợi chờ chi nữa, những kỹ thuật được bắt nguồn từ những khám phá của chúng, phải chăng được áp dụng, luôn ở trong tình trạng tạm thời.

Thực tế, những cuộc xung đột tư tưởng ngày càng gia tăng. Những chuẩn mực cổ hũ càng lộ rõ không có khả năng điều chỉnh những hoàn cảnh mới. Những hoàn cảnh mới này xuất hiện thường xuyên hơn như một thứ cần đạt đến mang tính cá nhân, có khả năng khá hơn và không nghi ngờ, nhưng điều thứ hai so với những yêu cầu của kinh nghiệm thì mang tính tập thể. Thực tiễn thì được dệt từ những xung đột lặp đi lặp lại này.

Trước những xung đột như thế, có hai loại tiêu chuẩn xảy ra. Hai tiêu chuẩn ấy hợp thành những xã hội dân chủ và buộc thi hành mối quan hệ xã hội. Một mặt đòi lại tự do cá nhân, mặt khác đòi lại bình đẳng. Bất cứ yêu cầu hay chuẩn mực nào đều được đánh giá từ lối nhìn thuộc những tiêu chuẩn này. Chúng phù hợp với cuộc cách mạng dân chủ của xã hội chúng ta và phù hợp với việc phổ biến của cuộc cách mạng này nhờ thế giới hoá. Tự do cá nhân nghĩa là khẳng định quyền tự chủ, quyền làm chủ hiện hữu của riêng mình. Tự do trong đó những tiến bộ về nền giáo dục thuộc phần đông các nước trên thế giới nhận thức được và những tiến bộ ấy đề nghị các phương tiện cho nền giáo dục. Và bình đẳng nghĩa là đòi lại cách đối xử đồng nhất cho mỗi người và toàn thể nhân loại. Trong tương lai, tính đồng nhất về cách đối xử sẽ thuộc về mọi người trên trái đất này. Lời cầu khẩn về nhân quyền biểu lộ một lời thỉnh cầu như thế. Phổ biến từ nền dân chủ cùng với lời cầu khẩn của nền giáo dục kéo theo lời cầu khẩn về bình đẳng và tự do. Điều người ta gọi là kinh nghiệm thì vận dụng từ bình đẳng và tự do trong mạng lưới hằng ngày về cuộc sống của những cá nhân.

Vì vậy kinh nghiệm lắng nghe trở thành lời chứng cuối cùng của bất cứ thực tiễn nào. Phù hợp với kinh nghiệm nghĩa là được chấp nhận vì lòng ước ao hiện hữu của mỗi người. Rồi những lời chứng khác xuất hiện sau đó. Đây không phải là những lời khẳng định, phải chăng những lời này được tôn lên như truyền thống, kéo theo sự gia nhập, nhưng đúng là khả năng chứng tỏ hiệu lực của những lời khẳng định, ở đây và ngay lúc này hầu nhận định về cuộc sống con người. Niềm tin thế chỗ cho sự phục tùng chân lý. Điều không tưởng tượng trực tiếp đến những hình ảnh thể hiện sự mới mẻ của nhân loại lại là như vậy. Điều này lan đi rất nhanh và hoà lẫn với cái người ta gọi là những xã hội truyền thống. Nó phá vỡ tính hợp pháp đến tận căn của bất kỳ hệ thống nào lúc đầu không phải là bình đẳng và chăm chút đến cá nhân. Sự phối hợp truyền thống, hoặc đến từ thói quen, hoặc đến từ những nền thần học cổ xưa, không còn có thể đòi hỏi cần thiết nữa cho chính những truyền thống ấy, những lý do của những truyền thống này bị lấy đi tính xứng hợp của nó đối với các tiêu chuẩn mới mẻ nảy sinh từ thế giới hoá dân chủ.

Nhưng một mục tiêu như vậy sẽ gặp phải những giới hạn riêng của nó. Tocqueville đã chứng minh thế nào là hai yêu sách bình đẳng và tự do hợp thành quy chế cá nhân trong các xã hội dân chủ, tạo ra một ý hướng không bao giờ chế ngự được. (Tocqueville, 1980). Bình đẳng là thế nào, nỗi lo của mỗi người có thể kéo theo chủ nghĩa cá nhân và kéo theo cuộc đấu tranh của mọi người chống mọi người. Thế quân bình thì không thể, vì vậy chủ nghĩa cá nhân để lại cho thiên hạ những lời chứng. Vì thế, những nền thần học thực tiễn đã nghiệm thấy khoảng cách làm tăng thêm giữa những lời chứng cổ hũ và những hoàn cảnh mới mẻ, không cần nắm được các nguyên nhân thuộc những nền thần học ấy. Trong giai đoạn đầu, kêu gọi kinh nghiệm dường như là phải gia tăng tính đồng nhất. Cùng một câu chuyện theo thuyết nhân vị, dường như có thể nối lại những dữ kiện truyền thống và những dữ kiện cuộc sống. Cho đến một ngày kia mới rõ là các nhà logic học khác nhau chế ngự những câu chuyện khác nhau. Xét về mặt hành động thì ý thức lẫn lộn đó do đâu, do những lời chứng bị rối reng, hay do thiếu chính xác. Mục tiêu dường như là hành động, vừa kích hoạt vừa làm tan rã tính thiếu chính xác.

Hành động phát minh lại. Tính cưỡng bách


Con người có quyền biến đổi chính mình và thay đổi xã hội mà họ đang sống. Vậy xã hội của chúng ta sẵn sàng vì mục đích biến đổi thế giới và huy động tất cả năng lực hành động cho một mục tiêu như bất cứ xã hội nào trước đây đã không bao giờ nhận biết. Toàn cầu hoá/thế giới hoá áp dụng mục tiêu này ở tầm cỡ hành tinh. Bất kỳ ai cũng cảm thấy ở trong hoạt động tiến bộ mà mục đích đã công bố, phải chăng còn ở xa, là cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người. Vì thế, hành động này được đánh giá xét về phần kết cục và những phương tiện của nó so với mục tiêu này.

Nhưng việc sử dụng một dự án như vậy hay gặp phải những khía cạnh bất ngờ. Một mục tiêu mang tính thế giới nhằm cải thiện hoàn cảnh của con người thường xuất hiện một bước tiến triển. Tuy nhiên mục tiêu này kéo theo những hệ quả không tưởng. Do đó, trước tiên là tính cưỡng bách ngay sau sự phát triển thế giới hoá. Thế giới hoá phá huỷ và đe doạ cũng như mở ra và để lại hy vọng. Nhận thức được điều ấy là không nghi ngờ trước đây, nhưng lại là những chi tiết tích luỹ từ các hiệu quả như vậy. Những chi tiết này xuất hiện trong các lĩnh vực như nhau là những lĩnh vực đang mở cửa. Vận dụng về kinh tế sẽ tăng thêm phần cạnh tranh và bần cùng hoá những người quá nghèo. Ngoài ra, cần vận dụng về nhận thức và hiểu biết qua con đường du nhập những hình ảnh và các thông tin đã cập nhật. Vận dụng về văn hoá là tiếp xúc nhưng qua đó cũng phá huỷ những xã hội cổ xưa. Vận dụng về luân lý làm suy sụp những truyền thống đã có trước đây. Tính cân bằng được xây dựng trong khi hàng nghìn năm đã bị phá huỷ một lượt bởi những trào lưu mới và điều đó xuất hiện cách tuyệt đối trong tình trạng tương đối. Danh mục về những tác hại của thế giới hoá thì không giới hạn và mỗi ngày càng kéo dài thêm.

Nhưng tính chi tiết vô hạn của việc cưỡng bách về thế giới hoá chỉ phân tích một cách hoàn hảo về thế giới hoá. Quả thực, người ta có thể thấy ở đó cách đơn giản hiệu quả về sự chậm trễ của những tiến trình bị liên luỵ, hay là tính phức tạp của những hoàn cảnh đã gặp phải. Vậy cưỡng bách là một sự rối loạn đơn giản đang biến mất hay ít nhất là có thể cải thiện nhờ việc sử dụng tốt nhất chính điều vừa nói trong thế giới hoá. Cuối cùng cưỡng bách là điều tốt lành, sẽ mang lại của cải cho cả tương lai nhân loại nhờ sự tiến bộ.

Nhưng việc giải thích mang tính lạc quan này bắt đầu dành khả năng cho các nghi vấn thuộc một giai đoạn khác bất kỳ. Dù thiện ý thế nào đi nữa, thì khoảng cách phóng đại sự việc giữa những phúc lành thuộc những tiến bộ đã nói trên và các lối giải thích ấy đều bị loại trừ nơi các nghi vấn. Và không chỉ giữa những xã hội phát triển và các nước khác, nhưng còn chính bên trong những xã hội phát triển, nhờ tính vận hành đơn giản thuộc các máy móc riêng của nó (Todd, 2002). Vì giả như chính máy móc mang lại một sai sót nào đó thì hành động ở trong tình trạng sai lệch về tính vận hành. Không chỉ là việc thiếu hụt tài chính riêng của nó hay ý nuốn xấu của người chủ chốt mà còn khởi đầu trong cùng cách thức của nó để tự xác định đúng mục tiêu đối với con người. Tóm lại, việc quảng bá những khả năng về hoạt động công việc của thế giới hoá đưa tới một sự quảng bá thuộc những thảm hoạ cho con người.

Câu hỏi đáng sợ và hiện nay người ta càng ngày càng hiểu được trong những sự phân tích đa dạng có liên quan đến thế giới hoá. Trong đó Jean Baudrillard chỉ là một điển hình, ông chú tâm với công việc mà thế giới hoá đưa ra tính cưỡng bách ở nơi những phân tích đa dạng là được tham dự vào những phúc lợi (Baudrillard, 2002). Thế giới hoá tạo ra một nền độc lập như vậy mà không có khả năng gia tăng những phúc lợi để bù lại những cái riêng tư có thể của thế giới hoá. Thế giới hoá sử dụng quyền lực mà tính cưỡng bách, sự thô bạo, và nói theo kiểu Baudrillard thì chẳng dung thứ một sức cản nào cả, mà còn tác động đến mọi trao đổi của con người. Việc vận hành trao đổi và tặng vật ở trong tình trạng bị phá huỷ về thế giới hoá. Trong đó trao đổi trở thành như nhau, ăn mòn tất cả những biểu tượng nhưng đến nay, đã bảo đảm cho nhân loại tính đồng nhất của mình. Vậy sự bần cùng hoá và chính sách khủng bố là những người dẫn đường bắt buộc của thế giới hoá. Tóm lại, đây là lần đầu tiên cho một nấc thang như vậy, nấc thang của hành tinh, mà các cơ chế có nguy cơ làm hao mòn điều mà lúc đó đã hợp thành cá tính của con người.

Thần học thực tiễn đã phát triển những sơ đồ hoạt động dành cho phần đông những người bị lúng túng về các việc phân tích chức năng. Bộ môn này đã nhận được sức mạnh và tính hiện tại của hoạt động ấy. Nhưng các sơ đồ theo kiểu đó xét về tính cưỡng bách chỉ là vị trí thứ hai. Trong viễn cảnh của nó, tính cưỡng bách chỉ là ngoại biên, một ngày kia hay một ngày nào đó, thời điểm hành động hay một sự rối loạn phải bị tiêu tan. Nhưng tính cưỡng bách này, giữ được khoảng cách, bị giới hạn, bị gạt bỏ thì dường như lại nổi lên nếu hoạt động nhân tính bất lực trong việc diệt trừ tính cưỡng bách cách thật sự.

Vấn đề là nơi chốn, những lời chứng hay những dạng thức thực tiễn, như thế là thế giới hoá/toàn cầu hoá thúc đẩy đến cực độ các khả năng về những sơ đồ đã nhận được và qua đó toàn cầu hoá thực hiện điều ấy cả khi nắm được những giới hạn. Bị chớp lấy bởi việc khai mở vũ trụ, mối quan hệ liên nhân vị có nguy cơ tan rã, bị thúc bách bởi những giá trị dân chủ, những lời chứng nghiệm được ở đó có nguy cơ không còn duy trì, và hành động này cũng thích hợp và thiết dụng, nhưng cũng không xua đuổi được dị vật của tính cưỡng bách, thậm chí hành động còn tăng thêm những tác hại của tính cưỡng bách. Phải chăng không thể tìm được một lối thoát.

Tin Mừng cải cách


Với điều kiện vi phạm một lối thoát khác: nếu không thì dùng những cái khác, thay đổi kế hoạch, giữ lại việc thực hành trong tận căn của nó. Bước đầu cũng không đề cao nghi thức tôn giáo đã có, phải chăng nghi thức này được nhận lại và đúng chức vị, nhưng tại sao có nghi thức tôn giáo này. Nói cách khác, tìm lại thể chế, hành vi hiển hiện qua những hành động và cách thức thực hiện khẳng định cho nó. Tóm lại, phải cải cách tận căn, nghĩa là đặt vào đó một mức độ khác. Vậy không phải dừng lại theo những cái vận hành thế nào mà phải hỏi chúng tại sao như thế. Tiến hành nghi thức tôn giáo, đa dạng, tình tiết, luôn luôn bị giới hạn và bấp bênh, bằng cách thực hiện: điều phải làm là con người đặt vào như thế hay theo cách thức nào đó so với chính mình, so với môi trường của mình, với những người khác và xa hơn là tương lai của nhân loại. Tự hỏi xem, không phải với cái vô hạn ở những nơi có thể, mà là cái hợp thành nơi giống như thế. Cũng không so sánh lời chứng này với lời chứng kia, hoặc hình thức theo kiểu đó hầu tác động đến một hình thức khác như vậy, mà tốt hơn là đặt vào đó cái mà lời chứng đăt lại, và đâu là những cái được thua để hành động. Nói cách khác, vượt qua thể chế đã được xác định, đặc biệt là thiết định cấp tiến, ngay cả khi tác động đến con người giống như vậy theo cách đó.

Chính Tin Mừng tác động đến điều ấy. Vì Tin Mừng trả giá rất đắt cho hình thức cấp tiến. Tin Mừng đề nghị một hành động nhân đạo. Hành động cải cách dành cho mọi người. Tin Mừng thay đổi như thế là mới. Tin Mừng vừa được đặt trong trái tim nhân loại, qua đó Tin Mừng phổ quát và đặc thù hơn. Tin Mừng tác động ngay giữa nghi thức tôn giáo nhân loại như là một thứ hiệu chỉnh tách biệt và luôn luôn điều chỉnh chức năng, mà Tin Mừng mang lại từ những chỗ khác. Tin Mừng làm thay đổi bất cứ hành động nhân đạo nào. Trong tình trạng của chúng ta, tình trạng phổ quát/cưỡng bách về toàn cầu hoá/thế giới hoá, thì Tin Mừng can thiệp như thế nào? Cấp tiến nghi thức tôn giáo trong tình trạng toàn cầu hoá/thế giới hoá chính là nhận biết lại điều mà toàn cầu hoá đem đến hết sức nhân đạo, đồng thời cũng mang lại hết sức phi nhân đạo. Hoạt động phát sinh các quyết định nhưng vẫn bao quát và đi trước chúng.

Nơi chốn là tương quan liên nhân vị


Chính vì mối dây liên nhân vị mà Tin Mừng can thiệp. Tin Mừng đã đối xử với hữu thể tương xứng như con người. Sự đa dạng của những truyền thống khác nhau mà ở đó trung gian mang tính vô hình được bảo đảm nhờ những sức mạnh thiên nhiên, hay bởi trung gian thuộc những thể chế xã hội, những thể chế truyền thống hay chính trị, chính mối dây liên nhân vị như thế mà trở thành người canh tân Tin Mừng. Chính vì thế việc canh tân Tin Mừng này không chỉ dành cho một nhóm đặc biệt mà cho cả nhân loại. Mọi người cảm thấy thuộc về “Nước Trời”, nghĩa là Nước Trời ở đây và lúc này, bằng một sự hiện diện “trong các bạn” và “giữa các bạn”. Nơi chân lý hiện diện là cuộc sống. Đó là nơi của việc thi hành: thi hành của mọi người, của sự gặp gỡ, được chuyển biến trong đức ái. Nhà ẩn sĩ cô độc hơn trong khi Kitô giáo chỉ có ý nghĩa vì thuộc về những người khác và là của cộng đồng các thánh.

Do đó, Tin Mừng gởi đến cùng lúc cho bất kể người nào và tất cả mọi người, cùng mọi thứ của nhân loại. Trong viễn cảnh của Tin Mừng, không có chống đối giữa tính đặc thù cá nhân và tính đặc thù về hoàn cảnh của họ với tính phổ quát của nhân loại. Phổ quát vì Tin Mừng tác động đến tính đặc thù của mỗi cá nhân. Điều ở trong cùng một hoạt động là thi hành đức ái. Điểm tập trung về vấn đề thuộc thời gian và không gian cụ thể của nhân loại thì ở trong tình trạng phân ly, thậm chí là đối nghịch. Triển vọng hiện nay đồng thời mang tính hiệu lực thì không bao giờ đạt được trọn vẹn, trường hợp bên trong cũng như bên ngoài, đặc thù cũng như phổ quát, đều có khuynh hướng tự nối lại. Nơi nào khác thường có những chống đối, những ngăn cách thì ở trong tình trạng bị chế ngự.

Vậy điều đặt ra cho Tin Mừng trong mảng những liên kết xã hội thì tiên vàn không còn là một thể chế hay một hệ thống có tổ chức, nhưng là một ý hướng, một sứ điệp: điều trùng hợp mọi thứ của con người với toàn thể nhân loại, của “con tim” mỗi người với toàn thế giới. Sứ điệp mà từ đó công việc có thể ở đây và lúc này. Phổ quát Tin Mừng không hẳn cho bất cứ đại chúng nào cả, chẳng hạn phổ quát Tin Mừng mang tính cưỡng bức hay mang tính tổ chức, hoặc ngày hôm nay phổ quát Tin Mừng mang tính truyền thông xã hội. Phổ quát Tin Mừng khát khao một tính đại chúng cộng đồng, tác động và biến đổi con tim của mỗi người. Nhân loại được gọi và mọi người được gọi với một trạng thái trọn vẹn như thế. Điều không tưởng mà phải chăng người ta sẽ nói. Nhưng đó là một điều không tưởng hơn, đó là một sức mạnh làm việc nơi đây và lúc này. Càng thế giới hoá thì đó là một “kế hoạch” cứu độ thọ tạo giữa lòng nhân loại.

Ở đó nguyên tắc tìm thấy cho phép vượt qua những ngăn cách, cho phép quan hệ tương đối với những ranh giới, cho phép thoát khỏi bất cứ sự giam hãm nào đi đến một không gian riêng biệt không giới hạn, đó là nước Trời. Sức mạnh mà thân xác con người làm việc thì luôn luôn bị đe doạ tê liệt hoặc trì trệ, nhưng cũng có khả năng những sáng kiến lại tiếp tục để “Lời Chúa sáng tỏ cho bất cứ ai sinh ra trong thế gian này” đều xảy đến.

Ngôn ngữ sống động


Trong tương quan liên nhân vị thường phát sinh ngôn ngữ, Lời sống động. Lời này vượt ra khỏi người khác và chính mình cũng thoát khỏi sự giam hãm. Nỗi sợ hôm nay chính xác là nỗi sợ của việc gặp gỡ từ người khác, bởi vì thế giới hoá khám phá ra cái khác hơn là cái đã tưởng tượng lúc ấy. Từ đó, càng gia tăng việc phân chia, sự tách biệt, và cuối cùng là tính bất bình đẳng. Ngoài ra, Lời Tin Mừng đã gởi đến cho mọi người đồng thời kết hợp nhân loại trong cùng một sự bình đẳng. Lời Tin Mừng phó thác vào “con tim” mỗi người, nghĩa là theo tính tự do của họ. Đó là điều trong Kitô giáo thể hiện sự chú ý đến “ngôi vị” như là tính duy nhất. Và cho dù thế nào đi nữa thì “lòng tự trọng” về ngôi vị vẫn như thế.

Vì vậy, khi đã được khôi phục thì ngôn ngữ trở thành dụng cụ của tương quan liên ngôi vị. Không đúng cho bất cứ lời chú giải nào, công thức hay hệ thống tư tưởng tồn tại việc trao đổi liên nhân vị, lắng nghe lẫn nhau, ở những nơi nảy sinh những thuật ngữ làm sống động. Vậy vấn đề không phải là một sự luyện tập hay một chuyên môn nhưng là một sự giáng lâm của con Thiên Chúa, ở đó lời của nhân loại truyền lại từ Logos, từ Ngôi Lời mặc lấy xác phàm. Tin Mừng vì thế tồn tại lời có tính quyết định, trong tiếng ồn ào vô hạn của những cuộc nói chuyện mang tính nhân bản và lời ấy dành cho mỗi người gặp gỡ trong đời sống và trong giờ lâm tử. Lời mà con người ao ước là Lời làm cho con người hiện hữu. Lời mà con người trốn tránh và che dấu dưới những lời ba hoa và những “lời vô dụng”, bởi vì con người sợ hãi tính cương quyết như thế thuộc những gì của cán cân công lý. Vậy vấn đề không phải là một cuộc giao tiếp hơn hay kém hiệu năng, hoặc từ một câu chuyện hơn hay kém xét theo tính đúng đắn, mà là hiệu quả của lời giữa nhân loại, lời mở ra tính tự do và mang lại sự bình đẳng. Lời chế ngự cái chết và vượt qua tính cưỡng bách.

Vượt qua tính cưỡng bách


Tin Mừng không bỏ qua và tránh né tính cưỡng bách mà còn vượt qua tính cưỡng bách. Tin Mừng tồn tại vì tính cưỡng bách, một bộ phận thuộc tình trạng nhân loại. Hành vi cứu độ chính xác là hành vi giải thoát con người về tính cưỡng bách của mình và làm cho con người đạt đến điều mới lạ của Nước Trời. Vả lại đó là điều mà ngôn ngữ Tin Mừng cũng đã nói: Tin Mừng chỉ rõ thông tin tốt lành, đó là điều tốt đẹp và mới lạ.

Ở đây, một trong những điểm chính yếu cản trở diễn ra giữa điều mà Tin Mừng mang lại và khắc ghi trong mối liên kết những ràng buộc của con người và những cách thức hầu nhận ra những thói quen, nhất là những thói quen mà thế giới hoá đang phát triển. Vì giả như tính cưỡng bách là hậu quả tất yếu của thế giới hoá, trong lúc thế giới hoá không ngừng tạo ra sự bất bình đẳng giữa con người: bất bình đẳng giữa những người trao ban và những người áp đặt; và bất bình đẳng giữa những người lãnh nhận là “những người nghèo” không có khả năng theo nghĩa đen và nghĩa bóng, đồng thời tính cưỡng bách này bị từ chối bởi toàn bộ những thông tin và những hình thức để thấy rằng hệ thống thế giới hoá đã lan toả. Tính cưỡng bách được xem như nhất thời, mang tính địa phương và ở ngay bên chúng ta. Nó cũng được giả định biến mất, nhờ một quá trình hầu như tự động, ở đó con người chỉ sợ từ bên này và quá trình ấy sẽ là hiệu quả có lợi cho hệ thống thế giới hoá đã đặt đúng vị trí. Những phát triển về kinh tế, về thương mại thuộc những trao đổi thế giới hoá dường như dẫn đến một cách tự động cho tiến bộ của con người và trong trường hợp tốt nhất là bênh vực mọi người. Ít ra sứ điệp, nhiều hay ít cũng vạch rõ như thế và được truyền đi nhờ thế giới hoá và được dành lại khoảng trống bởi các anh hùng rơm mà mỗi ngày họ định tin rằng họ đấu tranh chống cái xấu và ưng thuận điều tốt, đồng thời họ che dấu vì sự duy trì một hệ thống bất bình đẳng cho lợi ích của họ từ những câu chuyện như thế.

Tin Mừng nói bằng ngôn ngữ khác. Tính cưỡng bách thì tồn tại và lại nổi lên theo hình thức tái diễn. Luôn luôn tồn tại những tương quan không thực sự nhân đạo, những cái bất bình đẳng, những người bị đè bẹp và phụ thuộc, những “người nghèo”. Biên bản ghi nhận là như thế. Nhưng một biên bản như thế cũng chỉ rõ nhiệm vụ. Hành động đấu tranh cho lòng tôn kính, sự biết ơn, tính bình đẳng thì không bao giờ được trọn vẹn. Tắt một lời, sự lên ngôi của những tương quan liên nhân vị là những tương quan của Nước Trời. Hành động này giúp đối diện với cái xấu và giúp nhận ra cái xấu thuộc trách nhiệm về mình, đồng thời biết rằng cái xấu này cuối cùng nằm trong trái tim con người, và biết rằng chỉ có ân huệ trên cao mới có thể biến đổi cái xấu này. Cho nên hành động này được chỉ định từ một lời cứu độ, và bị xét xử qua hình tượng Ngôi Lời mặc lấy xác phàm, bằng cuộc Vượt Qua của Người đến cái chết. Cái chết mang lại sự mới mẻ triệt để, nghĩa là canh tân con người và mở ra cái không thể tiên liệu được. Cái chết là sự thoát khỏi các thuyết cố định, các thói cứng nhắc, thậm chí các lề thói và các chủ nghĩa nghi thức mà thánh Phaolô đã loan báo sự kiện đổi mới con người.

Sự chênh lệch ở đây rất lớn. Điều Tin Mừng đặt ra trong chuỗi các tương quan liên nhân vị thì khác với những tiền giả định mà phong trào về thế giới hoá/toàn cầu hoá hiện nay đang đặt lại. Không phải vì phong trào này không có sinh hoạt về những thành tựu huy hoàng của nó, và cũng không phải vì nó không được gọi là đại chúng, bình đẳng, quyền tự trị con người và tắt một lời là cả nhân loại nữa. Nhưng câu hỏi được đặt ra cho nhân loại mỗi ngày càng tiến gần hơn nữa phải được là câu hỏi theo kiểu nhân đạo mà nhân loại đang xây dựng. Ở đây Tin Mừng tác động theo kiểu phân biệt. Và đúng ra là được thua, với tầm nhìn mà thế giới hoá đưa ra cho bất kỳ tình huống nào là điều luôn luôn được. Sự chọn lựa giữa một nhân tính vừa cố chấp đối với chính mình hoặc một nhân tính vừa chấp nhận nguy cơ bắt đầu được thực hiện cho thế giới bên kia vì chính mình. Tin Mừng tác động ở đây, không như ý tưởng, không như giáo lý, không như hệ thống hay phụ thuộc như nhau, phải chăng những cách tổ chức cũng không hợp với thời thượng, nhưng với tư cách kinh nghiệm của bản chất con người trên cơ sở nghi thức tôn giáo khác. Tin Mừng có sức mạnh phân biệt, giải quyết, nhận thức, chuyển biến và có hiệu lực để bảo toàn tất cả mọi người và toàn thể nhân loại.

Không gian của một nền thần học thực tiễn


Chính vì không gian giữa hành động cải cách được đề xuất qua Tin Mừng và nghi thức tôn giáo đời thường của xã hội chúng ta bằng cách chuyển biến mà một nền thần học thực tiễn có thể chấp nhận nội dung. Mỗi lần, nền thần học này định cắm mốc những nơi mới khai mở, những lời nói sống động bên ngoài tính cưỡng bách và điều mới lạ của những cái có thể, thì đồng thời cho phép lộ ra, cho phép tạo nên tình nhân loại và Tin Mừng trên thế giới trong thời đại này.

Nền thần học thực tiễn không thể không tra cứu theo cách thức nó tiếp nhận, vì nền thần học này không khởi đi từ cái gì hết. Theo dòng thời gian, phận vụ của nền thần học thực tiễn là theo đuổi công việc đã được hình dung nơi những khuôn mặt Kitô giáo. Nhưng chính xác hơn là tình trạng canh tân thế giới hoá đang đặt câu hỏi cho những hình bóng trong Kinh thánh đã được kiến thiết theo dòng thời gian. Nền thần học này nhận ra những hình bóng ấy vì nó chi tiết, bị cũ kỹ, địa phương, ngắn ngủi so với làn gió thời mở cửa mà nền thần học mang lại. Nền thần học buộc sử dụng lại những thứ ấy, phê bình và phát minh lại những thứ ấy. Công việc không phải là trùng tu nhưng là thiết lập (Bellet, 2002).

Để làm việc này, phong trào thế giới hoá/toàn cầu hoá cống hiến cho nền thần học những điểm tựa và các giao ước. Một nền thần học thực tiễn có thể căn cứ về việc nhận thức cá nhân nào đó và về trách nhiệm của họ, vì dựa trên nỗi lo bình đẳng và đại chúng. Phong trào ở đây thì ngược lại. Vấn đề không còn là một việc áp dụng về một dữ kiện đã cho nhưng là ở chỗ khác, nghĩa là bên ngoài, bằng những thuật ngữ khác về một công việc cho phù hợp hoặc sư phạm, nhưng tốt hơn là khởi đi từ kinh nghiệm về liên nhân vị, làm xuất hiện lời sống động. Lợi ích mà người ta nghĩ là nên bắt chước cho các chủ đề tôn giáo thì không phải là sự giúp đỡ cách tất yếu. Bởi vì những hình bóng Kinh thánh trong tôn giáo không thể được xem xét vì sự hăng hái của mình và đồng thời tự nó mang lại việc canh tân Tin Mừng. Những hình bóng này cũng phải so với việc cần có kinh nghiệm của nhân loại. Đã chịu đau khổ để biết điều lành theo lời thánh Phaolô, nghĩa là thích đáng cho cuộc sống mai sau của cá nhân và cuộc sống mai sau của nhân loại.

Từ đó thế giới hoá sẽ sử dụng cho công việc cứu độ. Thế giới hoá tự nó không hẳn là không tốt, cũng không hẳn là không xấu. Thế giới hoá thì nhân đạo, và với tư cách bất cứ điều nhân đạo nào trong thế giới hoá gọi là phân biệt và biến đổi. Trong phạm vi thế giới hoá/toàn cầu hoá, Tin Mừng tiếp tục công việc của mình. Tin Mừng muốn mang lại ơn cứu độ cho nhân loại và xây dựng một cộng đoàn loan báo Nước Trời qua cuộc sống của đàn ông và đàn bà đang lắng nghe lời mời gọi của Tin Mừng.