Thời sự Thần học – Số 43, tháng 03/2006, tr. 7-16
_Đa Minh Trần Bình Tiên, O.P._
Sở dĩ phải đưa con số khô khan làm tiền đề vì mọi dân tộc, dù là tôn
giáo hay không, dù giàu hay nghèo vẫn phải trải qua những cuộc thăng trầm, những
lần thay đổi từ địa dư đến chính trị. Nhất là thời mới này, khi làn sóng di dân
của những người nghèo từ các vùng nông thôn đến các thành thị chưa bao giờ tăng
nhanh và nhiều như trong những thập niên gần đây[4]. Toàn cầu hóa không chỉ làm cho các nước nghèo không thể cạnh tranh ngay trong
lãnh vực nông nghiệp mà còn làm tăng nhanh làn sóng người nghèo trong những vùng
nông thôn lao vào tìm kiếm việc làm nơi những thành thị trù phú.
Nhìn vào lịch sử dân Thiên Chúa, ta thấy cả một hành trình dài cho những lần di chuyển từ nơi này qua nơi khác, từ vùng đất này qua vùng đất khác, không cần biết đấy là đất hứa hay đất tù. Có thể nói, nhân loại mở mắt đã phải lang thang trong cõi nhân sinh. Lấy trường hợp của tổ phụ Abraham làm điển hình.
Kinh thánh cho biết, tổ ông từ ngày nhận được tuyển chọn Thiên Chúa, đã phải lên đường, từ bỏ quê cha đất tổ là thành Ur thân thương, lên đường theo tiếng gọi của trời cao để đến một nơi Người sẽ chỉ. Và tại đấy, ông sẽ được ba điều : một dân tộc, một đất nước và một lời chúc lành cho muôn dân[5]. Từ ngày ấy, ông lang thang hầu như vô định theo sự hướng dẫn và an bài của Thiên Chúa. Cuộc lên đường của ông không phải là không kết quả. Những nơi ông qua, những vùng ông tới, những chỗ ông đặt chân, đất đai nảy sinh nhiều hoa trái thay cho gai góc và sỏi đá.
Cuộc di dân này không chỉ dừng ở chỗ tìm kiếm vùng đất hứa như Chúa đã phán cùng tổ ông. Nếu như di dân là những đoàn người di chuyển từ vùng này đến vùng khác vì những lí do kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội[6]… thì cũng có thể nói, cuộc lưu đày của dân Chúa có thể xếp vào những cuộc di dân lớn. Ở đây, xin giới hạn chủ đề, và chỉ dừng lại ở những trưng dẫn trong Kinh thánh. Đã có khoảng chừng trên dưới 25.000 – 30.000 người phải lưu đày xa xôi. Nơi đến, là vùng đất lạ, họ phải lao động khổ nhọc, thiếu thốn tiện nghi[7]. Chính vì lưu đày xa nhà, xa quê hương xứ sở, bỏ lại nơi quê nhà những đền thờ, những mồ mả cha ông nên tâm hồn của những người này phần lớn là hoài hương, buồn nản…[8].
Nhìn vào lịch sử thế giới, hầu như các dân tộc, không ít thì nhiều, đều trải qua những cuộc di dân như dân Chúa. Hàng năm, người Mĩ tổ chức các cuộc mừng lễ và ngày 26 tháng 11 để ghi nhớ ngày đầu tiên cha ông họ đặt chân lên vùng đất chảy sữa và mật này. Không chỉ có thế, người ta tổ chức các cuộc vui xoay quanh ngày này vì nhớ lại quá khứ, nhất là để chào đón các công dân mới, những người mới nhập cư vào đất nước Cờ Hoa.
Bản đồ dân số thế giới đã nhiều lần được sắp xếp lại cho phù hợp với những cuộc di dân. Đã có những vùng đất trắng, nhưng cũng có những miền đất không còn chỗ chen chân. Nếu trước đây, dân số thay đổi từng vùng vì lí do chiến tranh là chính, thì nay lý do ấy không còn quan trọng nữa. Khi kết thúc các cuộc chiến giữa những bộ lạc, những thị tộc hoặc giữa các quốc gia, những bại tướng và các nhân sĩ bị kẻ mạnh hơn bắt về làm tù binh, phục vụ cho mục đích riêng tùy theo chiến lược các quốc gia. Trái lại, trong thời hiện đại này, có rất nhiều lý do để người ta có thể ra đi, rời bỏ quê cha đất tổ như tổ ông Abraham để có thể tìm cho mình miền đất hứa.
Có thể nói, di dân đã trở thành một hiện tượng trong thế kỉ vừa chấm dứt và chắc chắn sẽ còn kéo dài hơn mãi. Người ta nhận thấy, việc di dân hình thành những cơ cấu về tổ chức, “trở thành những yếu tố quan trọng của nền kinh tế thị trường lao động rộng khắp trên thế giới, một trong những kết quả xuất phát từ động lực mãnh liệt của việc toàn cầu hoá”[9]. Vả lại, việc di dân với mục đích tìm cho mình một công việc phải bao gồm cả trong nước lẫn quốc tế, những cuộc di dân hợp pháp và bất hợp pháp, những cuộc di dân bởi các tổ chức buôn người. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ con số các sinh viên hải ngoại cùng với con số đang tăng dần trên khắp thế giới.
“Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”[10].
Đức Giêsu con Thiên Chúa đã làm người ở giữa lòng nhân loại. Ngài chấp nhận mang lấy thân phận hèn yếu như loài người – trừ tội lỗi. Qua việc làm người, Ngài đồng hành cùng nhân loại, tiếp tục cuộc di dân còn dang dở thời Cựu ước. Thiên Chúa chấp nhận mang lấy thân phận mỏng mảnh yếu đuối sẽ phải chết, chấp nhận chung chia các đau khổ để biến con người làm Chúa[11]. Trước kia, Thiên Chúa cùng Dân lang thang 40 năm trong sa mạc, cùng hiện diện với Dân trong Lều Hội ngộ, dẫn đường cho Dân đi qua dấu hiệu các cột mây, cột lửa[12]… Trước kia, Thiên Chúa cắm lều như dân du mục thực sự, vì người du mục nay đây mai đó. Việc Thiên Chúa cắm lều muốn nhắc lại việc Thiên Chúa làm giữa Dân trên đường từ Aicập về đất hứa. Trong thời gian Xuất hành, Thiên Chúa đã hứa cùng tổ ông Môsê rằng Người sẽ cùng Dân lên đất hứa. Để giữ lời hứa và nói lên sự hiện diện của Người giữa Dân, Thiên Chúa đã cho những áng mây tràn ngập vinh quang để ra dấu cho Dân biết[13].
Cũng vậy, Đức Giêsu đến và ở giữa chúng ta ta một thời gian nhưng gần gũi và hữu hình hơn thời Cựu ước nhiều. Người ở giữa và đưa dân về nước trời bằng chính bản thân và hữu hình, không bằng những áng mây hoặc lề luật như xưa. Ngôi Lời cùng sống và đưa con người bước qua thế giới hữu hạn để tiến về thiên quốc vĩnh cửu[14].
Nước Trời là điều cần thiết, nhưng trước mắt là chuyện sống, ăn uống với biết bao hệ lụy kéo theo của nó. Việc di dân kéo theo những biến động tích cực cũng như tiêu cực không thể tránh khỏi. Ngoài những chuyển biến tích cực, khiến những người di cư có nguồn thu nhập tăng cao hơn so với đồng lương khiêm tốn tại quê nhà, thì hầu hết là những thay đổi xã hội kéo theo với những chiều đi xuống.
Vấn đề dân số không chỉ gắn liền với chiến lược xây dựng xã hội toàn diện: nó không những liên quan đến sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế mà còn mang ý nghĩa chiến lược nhằm ổn định nền văn hóa mới, con người mới[15]. Thực trạng hiện đang xảy ra không thể chối cãi. Hằng triệu người đang phải rời bỏ xứ sở của mình, dù bị ép buộc hay tự nguyện, để mong có được công việc nào đấy với những đồng lương khá hơn, “mà công việc này thường không tương ứng với tầm hiểu biết và kỹ năng của họ”[16].
Thực ra, dù trong điều kiện bị bóc lột cùng cực về sức lực và thời gian, nhưng tiền lương dân di cư kiếm được vẫn cao hơn nhiều so với mức lương tại quê nhà. Nhưng thực tại này không thể nào lấp đầy hố sâu bất công nó đã tạo ra. Khi rời bỏ vùng đất thân yêu, họ phải đối mặt với rất nhiều những cạm bẫy do hoàn cảnh cũng như do con người đặt ra cho nhau. Trong đó nổi lên vài vấn đề cấp bách cần giải quyết cách có kế hoạch và phải đặt trong chiến lược dài hơi của các nhà lãnh đạo, như :
Di dân là câu chuyện của muôn đời, nó dài đến tận thế. Nó gắn liền với phận người, và có thể nói, nó là nhu cầu tất yếu. Vì mục đích kiếm tiền, tới khi nào trái đất này không còn người thì mới kết thúc câu chuyện lắm hồi, nhiều tập này. Đã là người, không ai tránh khỏi việc nhập thế. Chính vì vậy, theo cách nói của J.P Sartre, “không ai được phép có bàn tay sạch trừ những người không có tay”. Việc để bàn tay lấm bụi trần chính là tiền đề cho việc khai sáng những nền văn hóa mới, xã hội mới và kinh tế mới. Nhưng, thêm vào đấy, chính vì bàn tay không sạch nên cũng có những lệch lạc kèm theo. Những lệch lạc này khiến cho người ta có thể đánh mất phẩm giá của mình.
Những gì viết ở trên cũng chỉ nhằm nói lên một thực tại, một thực tại mà không ai phủ nhận được: chính những Kitô hữu đang và bị buộc là những di dân. Họ đang trên con đường tiến về Nước Trời, tiến về “quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”[21]. Chính vì thế Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, khi tại thế đã không ngừng cổ võ các bạn trẻ khi hành hương lên Denver, năm thì Manila… để nhắc nhớ rằng : Cuộc hành hương khác với cuộc du lịch hay tham quan vì động lực của nó. Cuộc hành hương muốn gợi lên ý nghĩa lữ thứ của cuộc đời: chúng ta là khách lữ hành, đang trên đường tiến về nhà Chúa, về quê hương trên trời[22]. Nó biểu lộ tinh thần siêu thoát, khi ta bỏ lại đàng sau nhà cửa ruộng vườn, để lên đường với một gói hành lý nhẹ nhàng. Nó mang theo tinh thần đền tội, chịu đựng những vất vả nhọc nhằn của cuộc đi đường, với những thiếu thốn chật vật. Nó cũng là dịp thực thi bác ái, khi chia sẻ gánh vác, lúc giúp đỡ những người đồng hành.
Và qua đó, ta đọc được những dấu chỉ, những dấu chỉ Nước Trời[23] mà Chúa muốn nói qua từng hoàn cảnh của mỗi người. Đích đến chính là Vương quốc, nơi đấy mỗi người sẽ được phần thưởng dành riêng cho mình, nơi ấy chúng ta sẽ được an nghỉ mà không còn phải lao đao[24] vì chuyện cơm – áo – gạo – tiền.
Từ xưa …
Nhìn vào lịch sử dân Thiên Chúa, ta thấy cả một hành trình dài cho những lần di chuyển từ nơi này qua nơi khác, từ vùng đất này qua vùng đất khác, không cần biết đấy là đất hứa hay đất tù. Có thể nói, nhân loại mở mắt đã phải lang thang trong cõi nhân sinh. Lấy trường hợp của tổ phụ Abraham làm điển hình.
Kinh thánh cho biết, tổ ông từ ngày nhận được tuyển chọn Thiên Chúa, đã phải lên đường, từ bỏ quê cha đất tổ là thành Ur thân thương, lên đường theo tiếng gọi của trời cao để đến một nơi Người sẽ chỉ. Và tại đấy, ông sẽ được ba điều : một dân tộc, một đất nước và một lời chúc lành cho muôn dân[5]. Từ ngày ấy, ông lang thang hầu như vô định theo sự hướng dẫn và an bài của Thiên Chúa. Cuộc lên đường của ông không phải là không kết quả. Những nơi ông qua, những vùng ông tới, những chỗ ông đặt chân, đất đai nảy sinh nhiều hoa trái thay cho gai góc và sỏi đá.
Cuộc di dân này không chỉ dừng ở chỗ tìm kiếm vùng đất hứa như Chúa đã phán cùng tổ ông. Nếu như di dân là những đoàn người di chuyển từ vùng này đến vùng khác vì những lí do kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội[6]… thì cũng có thể nói, cuộc lưu đày của dân Chúa có thể xếp vào những cuộc di dân lớn. Ở đây, xin giới hạn chủ đề, và chỉ dừng lại ở những trưng dẫn trong Kinh thánh. Đã có khoảng chừng trên dưới 25.000 – 30.000 người phải lưu đày xa xôi. Nơi đến, là vùng đất lạ, họ phải lao động khổ nhọc, thiếu thốn tiện nghi[7]. Chính vì lưu đày xa nhà, xa quê hương xứ sở, bỏ lại nơi quê nhà những đền thờ, những mồ mả cha ông nên tâm hồn của những người này phần lớn là hoài hương, buồn nản…[8].
… đến nay
Nhìn vào lịch sử thế giới, hầu như các dân tộc, không ít thì nhiều, đều trải qua những cuộc di dân như dân Chúa. Hàng năm, người Mĩ tổ chức các cuộc mừng lễ và ngày 26 tháng 11 để ghi nhớ ngày đầu tiên cha ông họ đặt chân lên vùng đất chảy sữa và mật này. Không chỉ có thế, người ta tổ chức các cuộc vui xoay quanh ngày này vì nhớ lại quá khứ, nhất là để chào đón các công dân mới, những người mới nhập cư vào đất nước Cờ Hoa.
Bản đồ dân số thế giới đã nhiều lần được sắp xếp lại cho phù hợp với những cuộc di dân. Đã có những vùng đất trắng, nhưng cũng có những miền đất không còn chỗ chen chân. Nếu trước đây, dân số thay đổi từng vùng vì lí do chiến tranh là chính, thì nay lý do ấy không còn quan trọng nữa. Khi kết thúc các cuộc chiến giữa những bộ lạc, những thị tộc hoặc giữa các quốc gia, những bại tướng và các nhân sĩ bị kẻ mạnh hơn bắt về làm tù binh, phục vụ cho mục đích riêng tùy theo chiến lược các quốc gia. Trái lại, trong thời hiện đại này, có rất nhiều lý do để người ta có thể ra đi, rời bỏ quê cha đất tổ như tổ ông Abraham để có thể tìm cho mình miền đất hứa.
Có thể nói, di dân đã trở thành một hiện tượng trong thế kỉ vừa chấm dứt và chắc chắn sẽ còn kéo dài hơn mãi. Người ta nhận thấy, việc di dân hình thành những cơ cấu về tổ chức, “trở thành những yếu tố quan trọng của nền kinh tế thị trường lao động rộng khắp trên thế giới, một trong những kết quả xuất phát từ động lực mãnh liệt của việc toàn cầu hoá”[9]. Vả lại, việc di dân với mục đích tìm cho mình một công việc phải bao gồm cả trong nước lẫn quốc tế, những cuộc di dân hợp pháp và bất hợp pháp, những cuộc di dân bởi các tổ chức buôn người. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ con số các sinh viên hải ngoại cùng với con số đang tăng dần trên khắp thế giới.
Và
“Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”[10].
Đức Giêsu con Thiên Chúa đã làm người ở giữa lòng nhân loại. Ngài chấp nhận mang lấy thân phận hèn yếu như loài người – trừ tội lỗi. Qua việc làm người, Ngài đồng hành cùng nhân loại, tiếp tục cuộc di dân còn dang dở thời Cựu ước. Thiên Chúa chấp nhận mang lấy thân phận mỏng mảnh yếu đuối sẽ phải chết, chấp nhận chung chia các đau khổ để biến con người làm Chúa[11]. Trước kia, Thiên Chúa cùng Dân lang thang 40 năm trong sa mạc, cùng hiện diện với Dân trong Lều Hội ngộ, dẫn đường cho Dân đi qua dấu hiệu các cột mây, cột lửa[12]… Trước kia, Thiên Chúa cắm lều như dân du mục thực sự, vì người du mục nay đây mai đó. Việc Thiên Chúa cắm lều muốn nhắc lại việc Thiên Chúa làm giữa Dân trên đường từ Aicập về đất hứa. Trong thời gian Xuất hành, Thiên Chúa đã hứa cùng tổ ông Môsê rằng Người sẽ cùng Dân lên đất hứa. Để giữ lời hứa và nói lên sự hiện diện của Người giữa Dân, Thiên Chúa đã cho những áng mây tràn ngập vinh quang để ra dấu cho Dân biết[13].
Cũng vậy, Đức Giêsu đến và ở giữa chúng ta ta một thời gian nhưng gần gũi và hữu hình hơn thời Cựu ước nhiều. Người ở giữa và đưa dân về nước trời bằng chính bản thân và hữu hình, không bằng những áng mây hoặc lề luật như xưa. Ngôi Lời cùng sống và đưa con người bước qua thế giới hữu hạn để tiến về thiên quốc vĩnh cửu[14].
Thực tại
Nước Trời là điều cần thiết, nhưng trước mắt là chuyện sống, ăn uống với biết bao hệ lụy kéo theo của nó. Việc di dân kéo theo những biến động tích cực cũng như tiêu cực không thể tránh khỏi. Ngoài những chuyển biến tích cực, khiến những người di cư có nguồn thu nhập tăng cao hơn so với đồng lương khiêm tốn tại quê nhà, thì hầu hết là những thay đổi xã hội kéo theo với những chiều đi xuống.
Vấn đề dân số không chỉ gắn liền với chiến lược xây dựng xã hội toàn diện: nó không những liên quan đến sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế mà còn mang ý nghĩa chiến lược nhằm ổn định nền văn hóa mới, con người mới[15]. Thực trạng hiện đang xảy ra không thể chối cãi. Hằng triệu người đang phải rời bỏ xứ sở của mình, dù bị ép buộc hay tự nguyện, để mong có được công việc nào đấy với những đồng lương khá hơn, “mà công việc này thường không tương ứng với tầm hiểu biết và kỹ năng của họ”[16].
Thực ra, dù trong điều kiện bị bóc lột cùng cực về sức lực và thời gian, nhưng tiền lương dân di cư kiếm được vẫn cao hơn nhiều so với mức lương tại quê nhà. Nhưng thực tại này không thể nào lấp đầy hố sâu bất công nó đã tạo ra. Khi rời bỏ vùng đất thân yêu, họ phải đối mặt với rất nhiều những cạm bẫy do hoàn cảnh cũng như do con người đặt ra cho nhau. Trong đó nổi lên vài vấn đề cấp bách cần giải quyết cách có kế hoạch và phải đặt trong chiến lược dài hơi của các nhà lãnh đạo, như :
- Phát triển dân số
- Phân bố lại dân cư
- Phát triển nông thôn
- Đô thị hóa
- Cải thiện lương bổng cho người lao động và gia đình họ
- Tuổi thọ và người cao tuổi
- Chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em
- Giáo dục y tế
- Thông tin và tuyên truyền…. [17]
Mối nguy hại trước tiên mà ai cũng có thể nhận ra được qua việc di dân. Môi
trường ngày càng bị phá hủy. Tại những vùng tập trung những dân nhập cư, nguồn
nước, môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Sức khoẻ của họ không được chú ý, nạn
khai thác tài nguyên bừa bãi khiến cho thiên nhiên ngày càng đi vào cạn kiệt
không thể tái tạo lại như thời đầu…
Với những ai di dân về vấn đề kinh tế, một sự kiện đáng chú ý là con số nữ giới tăng mạnh. Trong quá khứ thường chỉ có nam giới mới di dân, và thường thì họ đi kèm với chồng hay con hoặc mẹ mình. Thật vậy, “con số di dân nữ tăng nhanh chính là nguồn lợi cho gia đình của họ. Sự hiện diện của nữ đặc biệt trở thành thịnh hành ở những lãnh vực có mức lương thấp”[18]. Nếu như thành phân di dân lao động bị tổn hại thì trường hợp với nữ giới càng bị tổn hại nhiều hơn.
Con số nữ giới tăng mạnh cũng chính là mồi ngon cho kỹ nghệ tình dục của các tổ chức buôn người. Các tổ chức này với những chiêu bài tinh vi, đã không chút tình người, đẩy những người này vào những nơi làm việc của họ để mang lại siêu lợi nhuận cho những chủ ông. Khi không còn khả năng lao động, họ bị vứt ra ngoài không chút thương tiếc. Phẩm giá của họ bị đẩy xuống tận cùng, vì họ không còn là người mà là những công cụ phục vụ cho tình dục. Trên báo điện www.nguoivietdaily.net, người ta viết về việc chọn vợ của những ông chồng Hàn quốc. Tại đấy, từng đoàn các cô gái phải trần truồng, đi tới đi lui trước mặt những “đức ông chồng” tương lai. Cô nào vừa mắt, với một cái gật đầu, tức khắc trở thành vợ với món tiền cưới là 800 mĩ kim cho cha mẹ vợ và 500 cho mối. Và còn nhiều, thật nhiều những vụ việc thật tới mức đau lòng xảy ra hàng ngày tại những quốc gia thứ ba.
Tình trạng nạo phá thai cũng tăng nhanh không kém. Với các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta được hướng dẫn những cách phá thai hết sức tận tình. Báo tuổi trẻ thành phố số ra ngày 5 tháng 10 năm 2005 hướng dẫn người ta cách nạo phá thai bằng hình ảnh màu, rõ và đẹp. Thai nhi (thường từ 5-8 tháng) đã 8 tháng tuổi, trước hết bị Kỹ thuật viên dùng kìm, qua đường âm hộ, kẹp vào bất cứ bộ phận nào để lôi ra. Như thế là được nửa miếng!!! Sau đó, phần não cứng hơn thì dùng kìm khác bóp cho nát và được bơm dung dịch bôi trơn vào trong. Tiếp theo, với một máy hút được đặt vào để đưa những thứ lợn cợn ra ngoài… và xong. Thao tác không mất nhiều thời gian, với khoảng 30 phút. Cũng số báo này cho biết con số những ca phá thai trong năm qua đã lên đến 1.450.000; và đây là con số ảo, vì thực tế còn cao hơn nhiều.
Việc khó hội nhập vào các nền văn hóa khác đã khiến cho nhiều gia đình tan vỡ. Những khu nhà ổ chuột, điều kiện sinh sống quá thấp, không gian sinh hoạt gia đình không có, nước sạch và những nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt cá nhân không đáp ứng đủ…, đã khiến những người này tuyệt vọng. Từ đấy, họ dễ tham gia vào những con đường phạm pháp.
Trước những thực trạng cố gắng phát triển của các dân tộc, nhất là những dân tộc đang phát triển khỏi cảnh ô nhục vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì chiến tranh… Mặt khác, cũng là để góp tiếng nói giúp xây dựng con người, xây dựng nền văn minh tình thương (GP.II) trước khát vọng sống chắc với của ăn, sức khoẻ, với việc làm ổn định và nhất là để khỏi bị áp bức, thoát khỏi cảnh nhục nhã xâm phạm đến con người, là nhu cầu được học hành. Mẹ Giáo hội không thể không lên tiếng.
Khởi đầu là Đức Giáo hoàng Lêô XIII với thông điệp Tân sự, nền tảng và khởi đầu cho hàng loạt các thông điệp về xã hội, đặt nền cho học thuyết xã hội của Giáo hội sau này. Trong tất cả các thông điệp, con người luôn là mối quan tâm hàng đầu và là ưu tư của Mẹ hiền Giáo hội. Mọi vấn đề liên quan đến con người đều được bàn bạc và đưa ra những đường hướng giải quyết cụ thể. Nói như thế không phải mãi đến thế kỉ XIX, những vấn đề thuộc về con người mới được Giáo hội quan tâm. Trước đó thì sao? Với tôn chỉ – dĩ nhân vi trung, giáo phụ Irênê được hậu nhân biết nhiều đến với câu nói nổi tiếng : con người sống là vinh quang Thiên Chúa. Xa hơn nữa, giáo phụ Athanasiô tuyên bố rằng : Thiên Chúa làm người để con người là con cái Chúa. Nhưng để thành hình cho một học thuyết của Giáo hội sau này, giáo phụ Basiliô đã để lại hẳn một tài liệu mà sau này, bất cứ ai muốn nói về vấn đề công bằng xã hội buộc phải khảo cứu tham chiếu đến :
Phẩm giá người nữ
Với những ai di dân về vấn đề kinh tế, một sự kiện đáng chú ý là con số nữ giới tăng mạnh. Trong quá khứ thường chỉ có nam giới mới di dân, và thường thì họ đi kèm với chồng hay con hoặc mẹ mình. Thật vậy, “con số di dân nữ tăng nhanh chính là nguồn lợi cho gia đình của họ. Sự hiện diện của nữ đặc biệt trở thành thịnh hành ở những lãnh vực có mức lương thấp”[18]. Nếu như thành phân di dân lao động bị tổn hại thì trường hợp với nữ giới càng bị tổn hại nhiều hơn.
Con số nữ giới tăng mạnh cũng chính là mồi ngon cho kỹ nghệ tình dục của các tổ chức buôn người. Các tổ chức này với những chiêu bài tinh vi, đã không chút tình người, đẩy những người này vào những nơi làm việc của họ để mang lại siêu lợi nhuận cho những chủ ông. Khi không còn khả năng lao động, họ bị vứt ra ngoài không chút thương tiếc. Phẩm giá của họ bị đẩy xuống tận cùng, vì họ không còn là người mà là những công cụ phục vụ cho tình dục. Trên báo điện www.nguoivietdaily.net, người ta viết về việc chọn vợ của những ông chồng Hàn quốc. Tại đấy, từng đoàn các cô gái phải trần truồng, đi tới đi lui trước mặt những “đức ông chồng” tương lai. Cô nào vừa mắt, với một cái gật đầu, tức khắc trở thành vợ với món tiền cưới là 800 mĩ kim cho cha mẹ vợ và 500 cho mối. Và còn nhiều, thật nhiều những vụ việc thật tới mức đau lòng xảy ra hàng ngày tại những quốc gia thứ ba.
Tình trạng nạo phá thai cũng tăng nhanh không kém. Với các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta được hướng dẫn những cách phá thai hết sức tận tình. Báo tuổi trẻ thành phố số ra ngày 5 tháng 10 năm 2005 hướng dẫn người ta cách nạo phá thai bằng hình ảnh màu, rõ và đẹp. Thai nhi (thường từ 5-8 tháng) đã 8 tháng tuổi, trước hết bị Kỹ thuật viên dùng kìm, qua đường âm hộ, kẹp vào bất cứ bộ phận nào để lôi ra. Như thế là được nửa miếng!!! Sau đó, phần não cứng hơn thì dùng kìm khác bóp cho nát và được bơm dung dịch bôi trơn vào trong. Tiếp theo, với một máy hút được đặt vào để đưa những thứ lợn cợn ra ngoài… và xong. Thao tác không mất nhiều thời gian, với khoảng 30 phút. Cũng số báo này cho biết con số những ca phá thai trong năm qua đã lên đến 1.450.000; và đây là con số ảo, vì thực tế còn cao hơn nhiều.
Việc khó hội nhập vào các nền văn hóa khác đã khiến cho nhiều gia đình tan vỡ. Những khu nhà ổ chuột, điều kiện sinh sống quá thấp, không gian sinh hoạt gia đình không có, nước sạch và những nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt cá nhân không đáp ứng đủ…, đã khiến những người này tuyệt vọng. Từ đấy, họ dễ tham gia vào những con đường phạm pháp.
Tiếng nói của Mẹ Hội thánh
Trước những thực trạng cố gắng phát triển của các dân tộc, nhất là những dân tộc đang phát triển khỏi cảnh ô nhục vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì chiến tranh… Mặt khác, cũng là để góp tiếng nói giúp xây dựng con người, xây dựng nền văn minh tình thương (GP.II) trước khát vọng sống chắc với của ăn, sức khoẻ, với việc làm ổn định và nhất là để khỏi bị áp bức, thoát khỏi cảnh nhục nhã xâm phạm đến con người, là nhu cầu được học hành. Mẹ Giáo hội không thể không lên tiếng.
Khởi đầu là Đức Giáo hoàng Lêô XIII với thông điệp Tân sự, nền tảng và khởi đầu cho hàng loạt các thông điệp về xã hội, đặt nền cho học thuyết xã hội của Giáo hội sau này. Trong tất cả các thông điệp, con người luôn là mối quan tâm hàng đầu và là ưu tư của Mẹ hiền Giáo hội. Mọi vấn đề liên quan đến con người đều được bàn bạc và đưa ra những đường hướng giải quyết cụ thể. Nói như thế không phải mãi đến thế kỉ XIX, những vấn đề thuộc về con người mới được Giáo hội quan tâm. Trước đó thì sao? Với tôn chỉ – dĩ nhân vi trung, giáo phụ Irênê được hậu nhân biết nhiều đến với câu nói nổi tiếng : con người sống là vinh quang Thiên Chúa. Xa hơn nữa, giáo phụ Athanasiô tuyên bố rằng : Thiên Chúa làm người để con người là con cái Chúa. Nhưng để thành hình cho một học thuyết của Giáo hội sau này, giáo phụ Basiliô đã để lại hẳn một tài liệu mà sau này, bất cứ ai muốn nói về vấn đề công bằng xã hội buộc phải khảo cứu tham chiếu đến :
Tại sao bạn giàu còn người kia nghèo, chẳng phải là để thưởng cho lòng tốt và sự quản lý vô vị lợi của bạn trong khi người nghèo sẽ được tặng những giải thưởng huy hoàng dành cho lòng nhẫn nại của họ hay sao? (…)
Bạn không phải là tên trộm ư? Của cải được trao cho bạn trông coi, bạn lại chiếm dụng. Kẻ trấn lột của người khác thì được gọi là kẻ cướp, còn người không che đắp gì cho kẻ đói rách, khi anh ta có thể làm điều gì đó, thì kẻ ấy có xứng đáng mang một tên gọi khác chăng?
Chiếc bánh mà bạn cất giữ là thuộc về người đói khát. Chiếc áo mà bạn cất kín trong nhà là của người trần trụi. Giày để mục trong nhà bạn là là giày của người chân không. Tiền bạc chôn giấu là của người khốn khổ. Như thế là bạn áp bức ngần ấy kẻ mà bạn có thể giúp đáp[19].
Để trả lời cách chính xác cho từng vấn đề của con người trước bối cảnh đặc
thù, các văn kiện đã được viết. Và chính Giáo hoàng, trong tư cách mục tử tối
cao của Thiên Chúa đã tự nhận rằng:
“Sáng kiến của một người hay nhiều người ở từng địa phương không còn đủ nữa. Tình hình của thế giới hiện tại đòi hỏi phải có một hành động chung, căn cứ trên một cái nhìn sáng suốt bao gồm tất cả mọi vấn đề : kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần. Giáo hội hiểu biết rất nhiều vấn đề của nhân loại, nhưng Giáo hội không can dự vào chuyện chính trị. Giáo hội với sự thúc đẩy của Thánh Thần, tiếp tục công việc của Chúa Kitô, Đấng đã đến trong thế gian để làm chứng cho sự thật, để cứu rỗi, chứ không phải để lên án, để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (…) Những khát vọng đẹp đẽ nhất của con người cũng là của Giáo hội, nên Giáo hội đau buồn khi thấy những khát vọng ấy không được thực hiện hay bị bóp méo”[20] .
Thay lời kết
Di dân là câu chuyện của muôn đời, nó dài đến tận thế. Nó gắn liền với phận người, và có thể nói, nó là nhu cầu tất yếu. Vì mục đích kiếm tiền, tới khi nào trái đất này không còn người thì mới kết thúc câu chuyện lắm hồi, nhiều tập này. Đã là người, không ai tránh khỏi việc nhập thế. Chính vì vậy, theo cách nói của J.P Sartre, “không ai được phép có bàn tay sạch trừ những người không có tay”. Việc để bàn tay lấm bụi trần chính là tiền đề cho việc khai sáng những nền văn hóa mới, xã hội mới và kinh tế mới. Nhưng, thêm vào đấy, chính vì bàn tay không sạch nên cũng có những lệch lạc kèm theo. Những lệch lạc này khiến cho người ta có thể đánh mất phẩm giá của mình.
Những gì viết ở trên cũng chỉ nhằm nói lên một thực tại, một thực tại mà không ai phủ nhận được: chính những Kitô hữu đang và bị buộc là những di dân. Họ đang trên con đường tiến về Nước Trời, tiến về “quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”[21]. Chính vì thế Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, khi tại thế đã không ngừng cổ võ các bạn trẻ khi hành hương lên Denver, năm thì Manila… để nhắc nhớ rằng : Cuộc hành hương khác với cuộc du lịch hay tham quan vì động lực của nó. Cuộc hành hương muốn gợi lên ý nghĩa lữ thứ của cuộc đời: chúng ta là khách lữ hành, đang trên đường tiến về nhà Chúa, về quê hương trên trời[22]. Nó biểu lộ tinh thần siêu thoát, khi ta bỏ lại đàng sau nhà cửa ruộng vườn, để lên đường với một gói hành lý nhẹ nhàng. Nó mang theo tinh thần đền tội, chịu đựng những vất vả nhọc nhằn của cuộc đi đường, với những thiếu thốn chật vật. Nó cũng là dịp thực thi bác ái, khi chia sẻ gánh vác, lúc giúp đỡ những người đồng hành.
Và qua đó, ta đọc được những dấu chỉ, những dấu chỉ Nước Trời[23] mà Chúa muốn nói qua từng hoàn cảnh của mỗi người. Đích đến chính là Vương quốc, nơi đấy mỗi người sẽ được phần thưởng dành riêng cho mình, nơi ấy chúng ta sẽ được an nghỉ mà không còn phải lao đao[24] vì chuyện cơm – áo – gạo – tiền.
Chú thích ----
[1] Qua các khảo cổ, người ta ước tính các giai đoạn tiến hóa của con người như sau: người vượn có não bộ lớn chừng 500 cm2–600cm2 (khoảng 3 triệu năm). Homo habilis có não bộ khoảng 700cm2 (2 triệu năm). Homo erectus dressé có não bộ khoảng 800-1.200cm2 (1.5 triệu năm). Homo sapiens có não bộ khoảng 1590cm2 (200.000 năm), tiến hóa theo hai dạng : Homo sapiens neadertalensis (100.000-35.000 năm) và Homo sapiens, con người tân thời. Xc. J. Carles, L’origin De L’homme Dans L’évolution De La Vie, Edouard, Editeur, 1967. Bản dịch của Linh mục Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Tân Đạo Đức Sinh Học, 2003, ĐCV Huế, trang 485.[2] www.daminh.org/dong/lichsuop/theki14.htm[3] www.vietnamnet.vn/thegioi/2005/02/382595.htm[4] Xc. Tài Liệu Về Gia Đình Của Liên Hội Đồng Giám Mục A Châu Lần 8, số 14.[5] Xc. St 12,1-4.[6] Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, “mục từ : di dân”, 1994, trang 246.[7] Xc. Hoàng Đắc Anh, Lịch Sử Cứu Độ, HVĐM, 2004, trang 53.[8] Xc. Tv 137.[9] Giáo hoàng Biển Đức XVI, Sứ điệp cho ngày tị nạn và di dân thế giới, Vatican, 14-10-2005, Bản dịch của linh mục Cao Tấn.[10] Ga 1,14.[11] Thánh Athanasiô, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 460.[12] Xc. Xh 1-15.[13] Xc. Xh 33,9-10.[14] Xc. Hoàng Đắc Anh, Chú Giải Tin Mừng Gio-an, Mai Khôi, 2004, trang 75.[15] Xc. J. Carles, sđd, trang 496.[16] Xc Tài liệu về gia đình của liên Hội đồng giám mục, số 15.[17] Xc. J. Carles, sđd, trang 500.[18] Giáo hoàng Biển Đức XVI, Sứ điệp đã dẫn.[19] Lm. Trần Minh Hiển, Phụ chương Giáo Phụ Học – tập 1, bài : St Basile Gm. Césarée 1999, trang 219.[20] Gh Phaolô VI, Thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc, số 13-14.[21] Pl 3,20.[22] Xc Dt 13,14.[23] Xc. Hiến chế mục vụ, số 4.[24] Xc. Mt 25,23.