Thời sự Thần học – Số 4, tháng 9/2008, tr. 28-45.
_Phaolô Nguyễn Hải Đăng, O.P._
Như vậy, có thể nói quan niệm Kitô giáo về Ngôi Lời-Thiên Chúa như một thực thể hiệp nhất, hỗ tương giữa các Ngôi Vị (Trinity) một cách nào đó tương hợp với kinh nghiệm đức tin Ấn Độ giáo về Tuyệt Đối Vô Ngã (Brahman), một Thực Thể Tối Hậu hiện hữu cách nội tại trong mọi sự nhưng đồng thời chứa đựng và siêu việt trên thế giới hiện tượng. Mọi Hữu Thể khởi phát và sinh trưởng trong mối tương quan không thể tách biệt với Toàn Thể. Quan niệm này cũng được thể hiện cách sâu sắc nơi huyền nhiệm “Đạo” trong tư tưởng Lão Giáo: Tất Cả là Một, Một là Tất Cả “Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật - Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật” hay trong ý niệm “Tánh Không” (Shunyata) của Phật giáo Phát Triển. “Tánh Không” hàm nghĩa sự nhận thức thực tại bằng giác quan là tương đối, con người chưa bao giờ nhìn đúng về thực tại như nó là. “Tánh Không” (Shunyata) phá đổ sự bám chấp của con người vào cái thấy biết theo “xác thịt” để thực hiện một cuộc vượt qua, “nhảy vào” Tuyệt Đối bằng cái nhìn của Trí Bát Nhã (Maha Prajna Paramita), Trí Vô Niệm. Đó là giác ngộ Thực Tại Chân Tâm Tuyệt Đối. Đó là trực nghiệm “Lời Thiên Chúa ” trong tất cả mọi thực tại và ngược lại chính thực tại là phản ánh vinh quang của Ngôi Lời - Thiên Chúa. Quan niệm Tam Vị Nhất Thể (Trinity) của Ki-tô giáo chính là huyền nhiệm “Thường Đạo” của Lão giáo hay một cách mạo hiểm ta có thể đồng nhất với chủ thuyết “Tam Thân” (Trikaya) hay ý niệm “Tánh Không” (Shunyata) trong Phật giáo Phát Triển (Mahayana). Một là Tất Cả. Tất Cả chỉ là Một. Có những quan điểm nghi hoặc và do dự về tính chân xác, rõ ràng của triết giáo Đông phương trong sự đối chiếu với trật tự luận lý (logical order) Tây phương. Nhưng có một điều ta có thể xác quyết: không hề có sự đối kháng trong nhận thức đức tin, mọi sự khác biệt chỉ hệ tại ở cách thức diễn tả phát xuất từ những cảm nhận tôn giáo và bối cảnh văn hóa khác biệt nhau. Sự khác biệt trong cấu hình tư duy dẫn đến sự tương phản trong quan niệm nhận thức. Vì vậy, sự đối thoại chắc chắn là cần thiết và hữu ích khi mỗi người chúng ta sẵn sàng đối diện với những khác biệt để cùng chia sẻ một cái nhìn tương hợp về thực tại, thế giới và con người.
1. NGÔI LỜI THIÊN CHÚA (LOGOS)[2] – THỰC THỂ HIỆP NHẤT VÀ LÀ NGUYÊN ỦY SỰ SỐNG
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành”Ngay lời tựa mở đầu, thánh sử Gioan đã nối kết Đức Giêsu-Kitô (Ngôi Lời) với những chương đầu của sách Sáng Thế với chủ đích xác định nguồn gốc của Ngôi Lời chính là Thiên Chúa. Người là Thiên Chúa (Pl 2,6), là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), là phản ánh vẻ huy hoàng và hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa (Dt 1,3). Và Ngôi Lời cũng chính là nguyên nhân trung gian[3] trong công trình sáng tạo “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành” (Ga 1, 3). Đối với Thánh sử Gioan, Ngôi Lời là ý niệm không chỉ đơn thuần quy hướng cách cá biệt về Đức Giêsu Kitô nhưng phải đặt trong tương quan nội tại với Thiên Chúa Cha trong công trình tạo dựng và với Chúa Thánh Thần là sức mạnh kiện toàn. Trong Cựu Ước Thiên Chúa sáng tạo vạn vật nhờ Lời (St 1,3; Tv 33, 6-9; Is 40, 26) hay nhờ chính Đức Khôn Ngoan của Người (Cn 8, 27-30). Nhưng trong Tân Ước, đặc biệt trong sách Tin mừng Gioan, thánh sử đã định danh cách rõ ràng “tác nhân trung gian” của công trình tạo dựng là chính là Đức Giêsu Kitô.
Cựu Ước cũng đã kết hợp cụm từ “ruah-elohim” để diễn tả vai trò của Chúa Thánh Thần trong công cuộc sáng tạo như một năng lực tạo dựng và trao ban sự sống. chúa thánh thần là “hơi thở thần linh” đảm bảo sự sống của con người và vạn vật. Hiện hữu có nghĩa là thông chia sự sống của Thánh Thần, Đấng trao ban sự sống (St 1, 2). “ruah elohim” đã tạo dựng thế giới từ trống không (St 1,2). Không gì có thể hiện hữu nếu không ngang qua quyền năng Thần Khí tạo dựng của Thiên Chúa. Ngài là quyền năng tạo dựng và là sự sống.[4] Thiên chúa “thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Sinh khí đó chính là Thánh Thần Thiên Chúa với tư cách là Đấng Tạo Thành nên nó (Tv 104, 29-30) “Người vừa lánh mặt, chúng đã thất kinh, Người rút sinh khí lại, chúng liền tắt thở. Người gửi sinh khí tới chúng được tác thành và Người đổi mới mặt đất.” Như vậy, đối với Kitô giáo, căn nguyên tạo thành vạn vật khởi phát từ mối tương quan nội tại sống động giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, một thực thể hiệp nhất không thể tách biệt. Tương quan này được biểu tượng hóa bằng ý niệm Tam Vị Nhất Thể (Trinity).
2. NGÔI LỜI - THIÊN CHÚA – MỘT CỘNG ĐOÀN HỖ TƯƠNG VÀ TRAO ĐỔI SỰ SỐNG
Hình ảnh biểu tượng về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bắt nguồn từ cảm nghiệm nhị nguyên. Một mặt, con người khám phá trong mầu nhiệm này hình ảnh Đức Giêsu Kitô như hiện thân của Thực Tại Tuyệt Đối dưới nhãn quan Đông phương. Mặt khác, hình ảnh này còn là biểu tượng mang tính thông dự, mời gọi con người không ngừng vươn đến sự thông hiệp nên một trong tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Như vậy, mầu nhiệm Lời (logos) là ý niệm quảng diễn ở cả hai chiều kích: sự hiệp thông hỗ tương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa như một cộng đoàn trao đổi sự sống “Thiên chúa chúng ta là Một Chúa - Ba Ngôi. Nơi các Ngôi Vị Thiên Chúa diễn ra một sự trao đổi lạ lùng về sự sống, ở đó Ngôi Vị này sống cho Ngôi Vị khác và nhờ các Ngôi Vị khác. Mỗi Ngôi Vị đều tồn tại trong mức độ tương quan với Ngôi Vị khác: Chúa Cha qua việc khẳng định và thông chia tất cả sự sống của mình cho Chúa Con ; Chúa Con bằng việc đón nhận chính mình từ Chúa Cha và bằng việc khẳng định ý muốn của Ngài trong mọi lúc; Cha và Con bằng cách khẳng định nơi mình và qua việc tự diễn tả mình trong Thần Khí; và Thần Khí qua việc tiếp nhận yếu tính của mình từ tinh thần Chúa Cha và Chúa Con. Mỗi ngôi vị khai sinh qua việc từ bỏ chính mình để khẳng định các Ngôi Vị khác. Đây là cách thức mà cộng đoàn Ba Ngôi đã được kiến tạo”[5] và mối tương quan nội tại, sống động với thực tại như một sự gắn kết nên một với Toàn Thể. Ngôi Lời thiết đặt ngay từ khai nguyên mối tương quan duy nhất với loài người: vạn vật hiện hữu, mọi sự sinh tồn đều nhờ Người mà có. Ngôi Lời là Đấng Tạo Thành, là phản ánh sự hiệp thông sống động giữa Ba Ngôi trong một thực thể hiệp nhất là Chúa Thánh Thần.[6] Thần Khí Thiên Chúa là sức mạnh nội tâm thúc đẩy con người vượt thoát khỏi cái tôi hay những kinh nghiệm nhận thức về chính mình để có thể mở ra với thực tại[7] như Thần Khí Thiên Chúa ở trong Đức Kitô để Người có thể ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Người. Tất cả mọi người được mời gọi thông dự vào sự hiệp nhất này vì tất cả chúng ta chỉ là một trong Chúa Cha và Ngôi Hai Thiên Chúa.[8]
Khi sáng tạo con người theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, Người đã tạo dựng con người để sống hiệp thông. Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa đã tự mặc khải mình là Tình Yêu, là Ba Ngôi và hiệp thông. Ngài đã kêu gọi con người đi vào mối tương quan thân tình với Ngài, và mối hiệp thông liên vị. Đây là ơn gọi cao nhất của con người: đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người “vì yêu thương rất mực nên Chúa Cha đã sai con mình đến để Người tái thiết và dẫn dắt toàn thể tạo vật đến hiệp nhất hoàn hảo….việc Chúa Thánh Thần ngự đến, món quà tuyệt vời nhất trao cho các tín hữu, đã hoàn tất sự thống nhất mà Đức Kitô hằng mong ước. Chúa Thánh Thần đã ban nét hữu hình cho Giáo Hội, mà ngay từ ban đầu đã có đặc điểm là tình huynh đệ và mối hiệp thông trong sự thống nhất một lòng một ý (Cv 4,23)”[9]
Như vậy, đối với Kitô giáo, Thực Thể Tuyệt Đối là siêu việt thể, là một Thiên Chúa Hữu Ngã, tương quan nội tại, trao đổi sự sống giữa các Ngôi Vị trong một thực thể hiệp nhất. Sự tương quan Ngôi Vị này cũng chính là nguyên ủy phát sinh sự sống vạn vật đồng thời là biểu tượng mang tính thông dự, gắn kết mọi Hữu Thể trong mối tương quan bất khả phân với Toàn Thể “Linh hồn con khát khao Ngài, tấm thân con sẽ luôn khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong Ngài và chìm đắm trong cung thẳm thánh nhan”. Nổi khắc khoải vươn đến sự thông hiệp với Thiên Chúa (Tuyệt Đối) của mọi hữu thể phản ánh cách sống động chiều kích tương quan này. Một cách nào đó quan niệm Kitô giáo về Thực Thể Tuyệt Đối là Thiên Chúa tương hợp với cái nhìn vũ trụ luận Đông phương về Tuyệt Đối Vô Ngã là nguyên ủy sự sống. Sự khác biệt chỉ hệ tại ở cách thức diễn tả đức tin. Truyền thống phương Tây, như Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo coi Tuyệt Đối là siêu việt thể, một Thiên Chúa Hữu Ngã, siêu việt trên thế giới hiện tượng, trái lại tư tưởng phương Đông có khuynh hướng phi-hữu thần. Vũ trụ luận phương Đông quan niệm sự tối thượng là thực tại siêu- ngôi vị, hiện hữu cách nội tại, bên trong và đồng nhất với vạn vật.[10]Đó là “Đạo” của Lão giáo, vừa lặng thầm, huyền vi, sâu nhiệm, vô hình và thinh lặng như lòng mẹ, như khe nước lan tỏa và bao trùm thực tại, vừa biến dịch, luân chuyển không ngừng. Sự im lặng và tĩnh mịch vô tận của Đạo, cũng chính là sự chuyển động, dịch biến khôn cùng như một bản Đại Luân Vũ biểu hiện sức sống vô tận của Đạo và là nguyên ủy phát sinh sự sống của vạn vật.[11] Tất cả là một, một là tất cả. Quan niệm về Ngôi Lời-Thiên Chúa của Kitô giáo phản ánh cấu hình mang trật tự luận lý (logical order), khởi phát từ văn minh Do Thái và Hi La, nghĩa là tồn tại một ý niệm nguyên lý (logos), lý tính (ratio) hay quy luật (nomos) có trước nhận thức của con người và hiện hữu cách ngoại tại. Ngược lại tư tưởng phương Đông phản ánh cấu hình mang trật tự thẩm mỹ (aesthetic order), nghĩa là cuộc sống xuất hiện như một tác phẩm nghệ thuật hơn là một cấu trúc logic. Nghệ thuật đòi hỏi sự bộc phát tự nhiện, tính sáng tạo và đột phá, cũng như ưu thế tuyệt đối của cái đặc thù, cá nhân chứ không chấp nhận ưu thế tiên phong của các nguyên lý trừu tượng.[12] Đây là nguyên nhân lý giải về sự khác biệt trong cách thức diễn tả và tư duy nhận thức về Thực Tại Tuyệt Đối giữa phương Đông và phương Tây, dù tự bản chất ẩn chứa nhiều nét tương đồng. Vì vậy, thực hiện sự đối chiếu để khám phá nét tương hợp giữa tư duy Kitô giáo về bản thể Lời –Thiên Chúa như một thực thể trao đổi hỗ tương và hiệp nhất giữa các Ngôi Vị với quan niệm “Đạo” của Lão giáo trong tương quan với thực tại chính là chủ đích và phạm vi giới hạn của bài viết này.
3. BẢN THỂ LỜI-THIÊN CHÚA TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI QUAN NIỆM ‘”ĐẠO” (道) CỦA LÃO GIÁO
3.1. “Đạo” (道)trong mối tương quan với “Đế” (帝)và “Thiên” (天)trong lịch sử Trung Hoa.
Một vấn đề được đặt ra: có phải “Đế” và “Thiên” trong lịch sử Trung Hoa là những danh xưng chỉ một vị Chúa Tể có thân vị như một Thiên Chúa Hữu Ngã của Kitô giáo?. Về phương diện lịch sử có nhiều quan điểm tương phản nhau. Nổi bật nhất là lập trường của các giáo sĩ dòng Tên xác nhận rằng chính “Đế” chứ không phải “Thiên” là danh xưng chỉ một vị Chúa Tể có thân vị. Đế hay Thượng Đế là một trong những thần linh Trung Hoa, là vị thần linh tối cao, là một ông tổ được thần linh hóa, có lẽ là thủy tổ của triều đại nhà Thương (1766 - 1123 TCN). Danh xưng “Thiên” chỉ xuất hiện vào đời nhà Chu (1122-221 TCN). Các nghiên cứu lịch sử và khám phá khảo cổ gần đây đã chứng minh rằng danh xưng “Thiên” là tên gọi chỉ vị Chúa Tể chỉ xuất hiện sau này và có lẽ từ một nguồn gốc ngoài Trung Hoa nhưng các học giả thời cân đại (TK XIX) phủ nhận quan điểm này.[13]
Về phương diện kinh điển, tôn giáo và thần học cũng có nhiều quan điểm tương phản nahu. Có lập trường đồng nhất Thượng Đế của Trung Hoa với Thiên Chúa của mặc khải Kitô giáo. Cuộc tranh luận kéo dài cho đến thế kỷ XVIII và chỉ thật sự chấm dứt khi hoàng đế Trung Hoa, vào năm 1700, công khai tuyên bố cúng lễ tế trời trong văn hóa Trung Hoa không phải là để dâng trời vật chất nhưng là Thượng Đế, Chúa Tể và nguồn gốc của trời và đất và 4 năm sau giáo quyền Rôma đã xác định: không phải danh xưng “Thượng Đế” cũng không phải “Thiên” nhưng danh xưng “Thiên Chủ” chính là danh xưng chính thức chỉ về Thiên Chúa, Chúa Trời và phải dùng danh xưng này trong việc truyền giảng Tin Mừng.[14]
Mặc dù có những quan điểm khác biệt nhau, nhưng dựa vào các nghiên cứu hệ thống kinh điển Trung Hoa, chúng ta có thể xác định rằng: danh xưng “Đế” chỉ vị Chúa Tể có thân vị được quan niệm trong thời nhà Thương (1766-1123 TCN) nhưng đến thời nhà Chu (1122-221 TCN) thì danh xưng “Thiên” được sử dụng rộng rãi, song song và dần thay thế danh xưng “Thượng Đế”. Đến thời Khổng Tử thì danh xưng “Thiên” là danh xưng độc nhất để chỉ về Thực Tại Tối Hậu. Sự hoán chuyển vị trì này, theo H. Maspéro, xuất phát từ ảnh hưởng của khuynh hướng duy lý đang trên đà phát triển cùng với thuyết Am Dương. Trong giai đoạn này, mọi sự việc trong thế giới hiện tượng đều có thể giải thích bằng sự tương tác và biến dịch của thuyết Am Dương mà không cần đến giải pháp thần linh và các Thiên Đế nữa. Thượng Đế mất dần tính thân vị để trở nên “đơn thuần là trời” như hiện thân của dương. Đến thời Tân Khổng Học, danh xưng Thượng Đế cũng như Thiên bị mất đi đặc tính siêu việt và thân vị và dần bị đào thải ra khỏi hệ thống triết học vì các chủ thuyết duy lý.[15] Và phải chăng quan niệm “Đạo” của Lão giáo cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng này? Quả thật, danh xưng Đế đối với Lão Tử không còn bao hàm ý nghĩa một Chúa Tể theo quan niệm kinh điển truyền thống. Trong toàn bộ Đạo Đức kinh, Lão Tử chỉ một lần duy nhất nhắc đến danh xưng Đế “Thượng Đế chi tiên” nhưng quan niệm “Đạo” của ông lại gần với ý niệm “Thiên” của Khổng Tử hơn. Thiên (Trời) đối với Lão Tử, cũng như đối với Khổng Tử là lớn, thánh thiêng, là Sự Quan Phòng, là Thực Thể Tối Cao. Trời cũng chính là Đạo. Mặc dù trong tư tưởng Lão Giáo, nhất là trong thời đại nhà Chu, quan niệm về Thượng Đế Hữu Ngã của Trung Hoa cổ đại bị lãng quên nhưng rõ ràng trong tư tưởng của Lão Tử về “Đạo” phảng phất một Thượng Đế nhân hình, có thân vị, hữu ngã. Đạo cũa Lão Tử không chỉ là một nguyên lý siêu hình vũ trụ luận mà còn ẩn chứa những phẩm tính luân lý.[16] Đạo là thực tại tối hậu, không thể diễn tả, là vô danh, không thấy, không nghe, không nắm bắt được, là Không đến Có, để nhờ Có mà vạn vật được sinh thành, rồi từ Có lại trở về Không; Đạo là trống không, sâu thẳm, yên lặng, khắp nơi, thường tồn, là gốc của trời đất, là mẹ của thiên hạ; Đạo là sáng, an nhàn, tự tại. [17]Nhưng Đạo cũng là “Mẹ nuôi dưỡng muôn loài”, Đạo là nguyên lý tác thành mà không chiếm hữu, làm mà không cậy trông, che chở bao trùm mà không làm chủ (c51), ai cầu tìm thì không bị chối từ, kẻ có tội được miễn tha. Đạo của Lão Tử nhẹ nhàng sâu lắng như một người Mẹ thật gần gũi, tương hợp với hình ảnh về Ngôi Lời-Thiên Chúa trong niềm tin Kitô giáo. Như vậy, danh xưng “Đạo” của Lão Tử một cách nào nó ẩn tàng ý niệm về một Thượng Đế hữu ngã, thân vị như trong niềm tin Kitô giáo.
3.2. “Đạo” – nguyên lý tác thành vạn vật
道 沖 而 用 之,或 不 盈
溒 兮,似 萬 物 之 宗
挫 其 銳,解 其 紛,和 其 光,同 其 塵
湛 兮,似 或 存
吾 不 知 誰 之 子,象 蒂 之 先。
“Đạo xung nhi dụng chi, hoặc bất doanh
Uyên hề, tự vạn vật chi tông
Tảo kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần
Trạm hề, tự hoặc tồn
Ngô bất tri thùy chi tử, tượng đế chi tiên”.
Đạo trống không, dùng hoài không hết. Đạo sâu thẳm tựa hồ như chủ gốc của vạn
vật. Đạo thâm sâu, lại như còn mãi mãi. Ta không biết Đạo từ đâu. Thực vậy,
“Đạo”- con đường biến hóa của vạn vật là một nguyên lý siêu hình, siêu việt
trên không gian, thời gian và quan niệm lý trí của con người. Không một ngôn
ngữ nào có thể định danh, không một lý trí nào có thể nhận biết “Đạo khả đạo,
phi Thường đạo. Danh khả danh, phi thường Danh” – 道 可 道。非 常 道。名 可
名。非 常 名.
Đạo không thể nghe, không thể thấy, không thể nắm bắt, không thể diễn tả “Đạo bất khả văn, bất khả kiến, bất khả ngôn – 道 不 可 聞,不 可 見,不 可 言” bởi Đạo tự hữu trước vạn vật và là nguyên ủy tác thành vạn vật “vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu – 無 名 天 地 之 始,有 名 萬 物 之 母.” Bản thể của vũ trụ là Không, rồi từ Không mà sinh ra Có, từ Có sinh ra đất trời, từ trời đất sinh ra hết thảy mọi loài “Thiên hạ vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Voâ – 天 下 萬 物 生 於 有,有 生 於 無。” Lão Tử trực cảm về một nguyên ủy tác thành siêu việt trên thế giới hiện tượng mà con người không thể định danh (Đạo ; Vô) nhưng ông cảm nhận sự hiện hữu của Thực Tại Siêu Việt này trong thế giới hiện tượng như một người Mẹ dưỡng nuôi, chở che vạn vật (Đức ; Hữu). Theo vũ trũ luận của Lão Tử, thực tại tuyệt đối “Không tên” (vô danh) chính là nguyên ủy tác thành vũ trụ bao hàm vật chất và động năng. Còn cái “Có tên” (hữu danh) là sự vận chuyển của vật chất trong sự hiệp nhất với động năng để điều khiển sức phát triển của vạn vật trong vũ trụ.[18]Vũ trụ luận của Lão Tử vể Thực Tại Tuyệt Đối khá tương hợp với cái nhìn Kitô giáo về chiều kích tương quan giữa các Ngôi Vị trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Trinity). Thiên Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo vạn vật qua tác nhân trung gian[19] là Ngôi Lời Thiên Chúa “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,3). Thiên Chúa tự hữu trên không gian và thời gian “lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời” (Ga 1,1). Ngài là Đấng Siêu Việt nên tự sức mình con người không thể nhận biết Thiên Chúa (Xh 33,20; Dnl 5,24 ; Dnl 4,12; Tv 97,2). Mọi ý niệm về Thiên Chúa chỉ là sự tương đối của lý trí. Con người chỉ có thể nhận biết Thiên Chúa qua mặc khải tự nhiên và qua chính Ngôi Lời Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô. Cũng như con người chỉ có thể nhận biết “Đạo Trời” qua sự biểu hiện của Đạo là Đức. Con người chỉ có thể nhận biết cái “Vô danh” (Thực Tại Tuyệt Đối) quan sự biểu hiện nơi thế giới hiện tượng (Hữu danh) trong quan niệm đạo học phương Đông. Tư tưởng phương Đông trực nhận về một Thực Tại Tuyệt Đối siêu việt, bao trùm, ẩn tàng cách nội tại trong thiên nhiên, con người và vũ trụ nhưng không thể định danh, đó là Đạo, là Vô, là Không, là Minh Đức, là Tính, là Mệnh.. tương phản với quan niệm về Tuyệt Đối trong tôn giáo Trung Đông là một Thượng Đế ngôi vị, hữu ngã, nhân hình, sáng tạo, quan phòng, luôn công thẳng nhưng giàu lòng từ ái.
大 道 氾 兮,其 可 左 右
萬 物 恃 之 而 生,而 不 辤
功 成,不 名 有
衣 養 萬 物,而 不 為 主
Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh, nhi bất từ. Công
thành, bất danh hữu. Y dưỡng vạn vật, nhi bất vi chủ” - “Đạo lớn tràn đầy khắp
hết, như bên phải bên trái ta. Đại đạo sinh ra vạn vật mà không can thiệp,
công thành mà không lưu tên. Đạo nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ.”
3.3. Đạo – nguyên lý đối lập và thống nhất thực tại
谷 神 不 死,是 謂 玄 牝。
玄 牝 之 門,是 謂 天 地 根。
緜 緜 若 存,用 之 不 勤。
Cốc thần bất tử, thị vị huyền tẫn.
Huyền tẫn chi môn, thị vị thiên đại căn.
Miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần。
Thần hang tượng trưng cho Đạo.
Thể của Đạo là Hư Vô, nên gọi là Cốc.
Dụng của Đạo là Vô Cùng, nên gọi là Thần.
Đạo còn hoài, không bao giờ kiệt, nên gọi là bất tử.
Thể của đạo là Vô. Vô sinh Hữu. Hữu sinh vạn vật, nên gọi Đạo là Mẹ Nhiệm Mầu
(huyền tẫn) vì trời đất và vạn vật đều từ Đạo mà ra và tiếp tục sinh sinh hóa
hóa không ngừng. Đó là sự huyền nhiệm của Đạo. Đạo thầm lặng và bao trùm khắp
vũ trụ muôn loài. Đạo là Một (Nhất), là nguyên lý hiệp nhất mọi thực tại. Trời
đất vạn vật đều ở trong cái “Một”, đều có cái “Một” và đều là cái “Một”: Trời
được Nhất mà trong, đất được Nhất mà an, thần được Nhất mà linh. Khe được Nhất
mà đầy. Vạn vật được Nhất mà sinh - Thiên đắc Nhất dĩ thanh, địa đắc Nhất dĩ
ninh, Thần đắc Nhất dĩ linh, cốc đắc Nhất dĩ doanh. Vạn vật đắc Nhất dĩ
sinh”[20] - “天 得 一 以 清。地 得 一 以 寧。神 得 一 以 靈。谷 得 一 以
盈。萬 物 得 一 以 生”
Đạo là Một ở trong Tất Cả. Tất Cả là Một, Một là Tất Cả. Đạo sinh Một. Một sinh Hai. Hai sinh Ba. Ba sinh vạn vật.
“Đạo sinh Nhất. Nhất sinh Nhị. Nhị sinh Tam. Tam sinh vạn vật”.Đạo là nguyên ủy tác thành và cũng là nguyên lý hiệp nhất mọi thực tại. Đạo không tự mình tác sinh nhưng tương quan hỗ tương với những thực tại khác để tạo nên một thực thể hiệp nhất là vũ trụ vạn vật. Nhất (Trời), Nhị (Đất), Tam (Người) chính là những tác nhân trung gian “Đạo sinh Nhất. Nhất sinh Nhị. Nhị sinh Tam. Tam sinh vạn vật.”[21] Đạo cũng là ý niệm Thái Cực[22] trong Kinh Dịch, là nguyên lý tác thành và cũng là nguyên lý hợp nhất thực tại trong vòng tròn biến dịch không ngừng. Chương Hai, Hệ Từ Thượng Truyện viết rằng:
道 生 一。一 生 二。二 生 三。三 生 萬 物。
是 故 易 有 太 極, 是 生 兩 儀 ,兩 儀 生 四 象, 四 象 生 八 卦.[23]
Thị cố dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ
Tượng sinh Bát Quái - Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm, dương),
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thiếu Am, Lão Am, Thiếu Dương, Lão Dương), Tứ Tượng
sinh Bát Quái (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn)
Tư tưởng hạt nhân của Dịch là sự đối lập, liên hệ tương tác giữa âm và dương trong một thể thống nhất là Thái Cực, có tính nhị nguyên luận. Tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không phải tồn tại một cách độc lập mà chúng luôn có sự liên hệ với nhau. Có sự tương tác tất nhiên sản sinh sự đối lập. Có sự đối lập giữa nguyên lý âm dương tất nhiên có sự biến hóa. Tất cả đều do sự đối lập và thống nhất giữa hai nguyên lý âm dương mà thành. “Do sự đối lập của Càn (Trời, Dương) và Khôn (Đất, Am) làm nẩy sinh biến hóa. Càn và Khôn chỉ cần một mặt, một yếu tố mất đi là không có sự biến hóa. Vì lẽ đó, bất cứ Càn hoặc Khôn còn lại cũng không thể phát huy được năng lực và công dụng của mình.”[24] Đây chính là “tính thống nhất của mâu thuẫn” trong vũ trụ luận Đông phương. Quan niệm này tương hợp với đặc tính tương liên hiệp nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong tương quan với thực tại. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi diễn tả sự hợp nhất năng động nhưng khác biệt giữa các Ngôi Vị.[25] Mầu nhiệm này cũng phản chiếu con đường thực hành thiêng liêng của mọi hữu thể là được mời gọi trở về sự hợp nhất ban đầu. Chỉ có một Thiên Chúa, Đấng ngự trên (epi) mọi người, qua (dia) mọi người và trong (en) mọi người (Ep 4, 6). Tất cả thực tại là bản Đại Luân Vũ diễn tả sự hiệp nhất hỗ thông tương giao (perichoretic union)[26] cách nội tại giữa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần) để trở nên một Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một nguyên lý nhất nguyên, nhưng là một thực thể thống nhất trong mối tương quan khác biệt giữa Ba Ngôi. Mỗi hành động của Ngôi Vị đều đặt trong mối tương quan với các Ngôi Vị khác. Đó là “sự thống nhất trong đa dạng”, thể hiện quan niệm đức tin Kitô giáo về mầu nhiệm Ngôi Lời-Thiên Chúa. Mầu nhiệm này cũng là biểu tượng mang tính thông dự, đặt thế giới hiện tượng và con ngươi trong mối tương quan thần linh của Sự Khôn Ngoan và Tình Yêu Thiên Chúa, một tình yêu tự hiến (kenosis), mỗi Ngôi Vị tự hủy chính mình để trở nên một với những Ngôi Vị khác.
Biểu tượng Tam Vị Nhất Thể (Trinity) của Kitô giáo không chỉ diễn tả chiều kích tương quan với thực tại như nguyên lý tác thành và hiệp nhất. Biểu tượng này còn diễn tả chiều kích tương quan giữa các ngôi vị như biểu tượng mang tính thông dự, vượt lên trên thế giới hiện tượng và con người, gắm kết mọi Hữu Thể trong mối tương quan với Toàn Thể (Thiên Chúa) như cứu cánh kiện toàn. Thiên Chúa thiết đặt ngay từ khai nguyên mối tương quan duy nhất với loài người: con người được tạo dựng để sống hiệp thông. Đây là ơn gọi cao nhất của con người: đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa như cùng đích và cứu cánh kiện toàn “Chúa đã dựng nên con cho Chúa và hồn con sẽ mãi mãi khắc khoải cho đến khi được ngơi nghỉ trong Ngài. Con không thể lường được hồn con khát khao Ngài dường nào cho đủ để đời con thả theo vòng tay Chúa và không còn bao giờ tách rời để chìm đắm trong cung thẳm Thánh Nhan”. Thánh Augustinô trong tâm tình thú tội đã diễn tả ước muốn thâm sâu nhất của con người là trở về với mối tương quan hiệp nhất ban đầu với Thiên Chúa. Vũ trụ luận Đông phương về thực tại “Đạo” của Lão Tử cũng phản ánh cùng một quan niệm đức tin như thế. “Đạo” là nguyên lý tác thành và hiệp nhất vạn vật nhưng Đạo cũng là con đường trở về (phản - phục quy), là cứu cánh kiện toàn.
Nhiều học giả cho rằng phản phục là tư tưởng trọng yếu của Lão Tử. Lão Tử dùng từ ngữ phản-phục quy theo bốn hàm nghĩa: thứ nhất phản - phục nghĩa thông thường là sự trở về, nghĩa tương phản là đối cực (chương 58); thứ hai phản - phục là sự trở về với Đạo (chương 14,25,40) ; thứ ba là nghĩa muôn vật trở về với Đạo (chương 40); cuối cùng phản - phục là sự trở về với Đạo như quê hương (chương 34), như người mẹ (chương 52), như gốc rễ (chương 16), như trạng thái sơ thủy mộc mạc và trẻ thơ (chương 28), như đại hòa đại thuận (chương 65), như trạng thái giản dị thuần khiết ban đầu (chương 19,80).[27]
Đạo là con đường trở về bởi Đạo là quê hương, là người mẹ: Từ đây vạn vật được tác thành, được nuôi nấng chở che – Đạo lớn tràn đầy khắp hết, như bên phải bên trái ta. Đại Đạo sinh ra vạn vật mà không can thiệp, công thành mà không lưu tên. Đạo nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ.
Trở về với đạo là cách thế duy nhất để con người đạt đến sự sống trường tồn vĩnh cữu: “Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Biết “trường cửu” mới là sáng suốt. Biết “trường cửu” sẽ thung dung như công hầu vương tước, sẽ hợp với Trời, với Đạo. Hợp Đạo rồi sẽ trường cửu: thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại.”
Như vậy, hoàn toàn không có sự ngẫu nhiên khi giải thích về sự tương hợp giữa quan niệm đức tin Kitô giáo về mầu nhiệm Thiên Chúa như một thực thể tương quan hiệp nhất, là nguyên ủy sáng tạo và cùng đích vạn vật với vụ trụ luận Đông phương về thực tại “Thường Đạo” và “Thái Cực”. Phải chăng sự khác biệt chỉ hệ tại ơ quan niệm về Thực Tại Tuyệt Đối được đặt trong những bối cảnh lịch sử, văn hóa nhau dẫn đến sự tương phản trong quan niệm và cách thức diễn tả đức tin. Cấu hình tư duy theo trật tự luận lý (logical order) trong nền văn minh Do Thái-Thiên Chúa Giáo và cả nền văn minh Hy La luôn tồn tại một nguyên lý (logos) ngoại tại, có trước nhận thức con người. Vì vậy, mầu nhiệm Thiên Chúa được diễn tả như một Thượng Đế hữu ngã, nhân hình, hiện hữu ngoại tại. Tương phản với cấu hình tư duy theo trật tự thẩm mỹ (aesthetic order) của văn minh phương Đông đòi buộc sự bộc phát tự nhiên, sáng tạo, không chấp nhận ưu thế tiên phong của các nguyên lý, lý tính hay quy luật trừu tượng bên ngoài. Đạo hiện hữu nội tại trong con người và vạn vật. Đạo và con người là một: “Thiên Nhân tương cảm (天 人 相 感) hay Thiên Nhân hợp nhất (天 任 合 一): trời và đất sinh đồng thời với ta, vạn vật với ta là một – thiên địa dữ ngã tịnh sinh nhi vạn vật dữ ngã vi nhất – 天地 與 我 並 生 而 萬 物 與 我 為 一”. Tư tưởng Đông phương quan niệm bản thể con người là Đạo, là Trời, cũng gọi là Thiên, Thượng đế, Chân tánh, Linh tánh, Chân tâm, Chân ngã, Bản lai diện mục, Cốc thần, Huyền tẫn…Bản thể ấy thường hằng bất biến, hiện hữu nội tại trong con người. Nhưng không vì thế mà ta phủ nhận những nền tảng siêu hình trong triết giáo Đông phương về quan niệm Thượng Đế nhân hình, hiện hữu ngoại tại. “Đạo” của Lão Tử dù không thể nghe, không thể thấy, không thể nắm bắt, không thể diễn tả “Đạo bất khả văn, bất khả kiến, bất khả ngôn – 道 不 可 聞,不 可 見,不 可 言” như một thực tại vô hình “vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu – 無 名 天 地 之 始,有 名 萬 物 之 母.” Nhưng đã mang dáng dấp của một Tuyệt Đối hữu ngã, nhân hình như trong Kitô giáo khi Lão Tử sánh ví Đạo như một người Mẹ: muôn vật đều nhờ đạo mà sinh ra, và không một vật nào bị từ khước, nuôi dưỡng muôn loài mà không coi mình là chủ – vạn vật thị chi nhi sinh, nhi bất từ, y dưỡng vạn vật, nhi bất vi chủ – 萬 物 恃 之 而 生,而 不 辤,衣 養 萬 物,而 不 為 主”, tìm được mẹ để biết mình là con, trở về với mẹ để được an bình “thiên hạ hữu thủy, dĩ vi thiên hạ mẫu. Ký đắc kỳ mẫu, dĩ tri kỳ tử. Ký tri kỳ tử, phục thủ kỳ mẫu. Một thân bất đãi. – 天 下 有 始,以 為 天 下 母。既 得 其 母,以 知 其 子。既 知 其 子,得 守 其 母,沒 身 不 殆”. Một hình ảnh sánh ví mang dáng dấp nữ tính của phương Đông thật gần gũi, dung dị nhưng cũng rất siêu hình, trừu tượng. Trở về với mẹ (huyền tẫn) để biết mình là con, trở về với mẹ để được an bình. Trở về (phản phục quy) là tư tưởng trọng yếu của Lão Tử và của nền minh triết Trung Hoa “Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Trở về với tình trạng hiệp nhất ban đầu, trở về với ơn gọi cao nhất của con người là đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa cũng chính là con đường thực hành thiêng liêng trong niềm tin Kitô giáo. Thiên Chúa đã tạo dựng con người và đã kêu gọi con người đi vào mối tương quan thân tình với Ngài, mối hiệp thông liên vị: “vì yêu thương rất mực nên Chúa Cha đã sai con mình đến để Người tái thiết và dẫn dắt toàn thể tạo vật đến hiệp nhất hoàn hảo…. (Cv 4,23).” Như vậy, không hề có sự khác biệt, Tất Cả chỉ là Một, Một chính là Tất Cả.
Tư tưởng hạt nhân của Dịch là sự đối lập, liên hệ tương tác giữa âm và dương trong một thể thống nhất là Thái Cực, có tính nhị nguyên luận. Tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không phải tồn tại một cách độc lập mà chúng luôn có sự liên hệ với nhau. Có sự tương tác tất nhiên sản sinh sự đối lập. Có sự đối lập giữa nguyên lý âm dương tất nhiên có sự biến hóa. Tất cả đều do sự đối lập và thống nhất giữa hai nguyên lý âm dương mà thành. “Do sự đối lập của Càn (Trời, Dương) và Khôn (Đất, Am) làm nẩy sinh biến hóa. Càn và Khôn chỉ cần một mặt, một yếu tố mất đi là không có sự biến hóa. Vì lẽ đó, bất cứ Càn hoặc Khôn còn lại cũng không thể phát huy được năng lực và công dụng của mình.”[24] Đây chính là “tính thống nhất của mâu thuẫn” trong vũ trụ luận Đông phương. Quan niệm này tương hợp với đặc tính tương liên hiệp nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong tương quan với thực tại. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi diễn tả sự hợp nhất năng động nhưng khác biệt giữa các Ngôi Vị.[25] Mầu nhiệm này cũng phản chiếu con đường thực hành thiêng liêng của mọi hữu thể là được mời gọi trở về sự hợp nhất ban đầu. Chỉ có một Thiên Chúa, Đấng ngự trên (epi) mọi người, qua (dia) mọi người và trong (en) mọi người (Ep 4, 6). Tất cả thực tại là bản Đại Luân Vũ diễn tả sự hiệp nhất hỗ thông tương giao (perichoretic union)[26] cách nội tại giữa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần) để trở nên một Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một nguyên lý nhất nguyên, nhưng là một thực thể thống nhất trong mối tương quan khác biệt giữa Ba Ngôi. Mỗi hành động của Ngôi Vị đều đặt trong mối tương quan với các Ngôi Vị khác. Đó là “sự thống nhất trong đa dạng”, thể hiện quan niệm đức tin Kitô giáo về mầu nhiệm Ngôi Lời-Thiên Chúa. Mầu nhiệm này cũng là biểu tượng mang tính thông dự, đặt thế giới hiện tượng và con ngươi trong mối tương quan thần linh của Sự Khôn Ngoan và Tình Yêu Thiên Chúa, một tình yêu tự hiến (kenosis), mỗi Ngôi Vị tự hủy chính mình để trở nên một với những Ngôi Vị khác.
3.4. “Đạo” – con đường Trở Về: Phản - Phục Quy
Biểu tượng Tam Vị Nhất Thể (Trinity) của Kitô giáo không chỉ diễn tả chiều kích tương quan với thực tại như nguyên lý tác thành và hiệp nhất. Biểu tượng này còn diễn tả chiều kích tương quan giữa các ngôi vị như biểu tượng mang tính thông dự, vượt lên trên thế giới hiện tượng và con người, gắm kết mọi Hữu Thể trong mối tương quan với Toàn Thể (Thiên Chúa) như cứu cánh kiện toàn. Thiên Chúa thiết đặt ngay từ khai nguyên mối tương quan duy nhất với loài người: con người được tạo dựng để sống hiệp thông. Đây là ơn gọi cao nhất của con người: đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa như cùng đích và cứu cánh kiện toàn “Chúa đã dựng nên con cho Chúa và hồn con sẽ mãi mãi khắc khoải cho đến khi được ngơi nghỉ trong Ngài. Con không thể lường được hồn con khát khao Ngài dường nào cho đủ để đời con thả theo vòng tay Chúa và không còn bao giờ tách rời để chìm đắm trong cung thẳm Thánh Nhan”. Thánh Augustinô trong tâm tình thú tội đã diễn tả ước muốn thâm sâu nhất của con người là trở về với mối tương quan hiệp nhất ban đầu với Thiên Chúa. Vũ trụ luận Đông phương về thực tại “Đạo” của Lão Tử cũng phản ánh cùng một quan niệm đức tin như thế. “Đạo” là nguyên lý tác thành và hiệp nhất vạn vật nhưng Đạo cũng là con đường trở về (phản - phục quy), là cứu cánh kiện toàn.
Nhiều học giả cho rằng phản phục là tư tưởng trọng yếu của Lão Tử. Lão Tử dùng từ ngữ phản-phục quy theo bốn hàm nghĩa: thứ nhất phản - phục nghĩa thông thường là sự trở về, nghĩa tương phản là đối cực (chương 58); thứ hai phản - phục là sự trở về với Đạo (chương 14,25,40) ; thứ ba là nghĩa muôn vật trở về với Đạo (chương 40); cuối cùng phản - phục là sự trở về với Đạo như quê hương (chương 34), như người mẹ (chương 52), như gốc rễ (chương 16), như trạng thái sơ thủy mộc mạc và trẻ thơ (chương 28), như đại hòa đại thuận (chương 65), như trạng thái giản dị thuần khiết ban đầu (chương 19,80).[27]
Đạo là con đường trở về bởi Đạo là quê hương, là người mẹ: Từ đây vạn vật được tác thành, được nuôi nấng chở che – Đạo lớn tràn đầy khắp hết, như bên phải bên trái ta. Đại Đạo sinh ra vạn vật mà không can thiệp, công thành mà không lưu tên. Đạo nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ.
大 道 氾 兮,其 可 左 右Đạo làm cho cả vũ trụ luân chuyển không ngừng theo một quy luật phổ quát là quay trở về (phản - phục quy): “phản giả đạo chi động – 反 者 道 之 動”. Tất cả đều ra đi, ra đi rồi lại quay trở về. Mọi thực thể trong thế giới hiện tượng đều phải tuân theo quy luật này. Hiện hữu là một cuộc ra đi. Đi là đi xa mãi. Xa mãi là quay trở về – “Đại viết thệ. Thệ viết viễn. Viễn viết phản – 大? 曰 逝¬逝 曰 遠,遠 曰 反”. Đó là quy luật bất biến của thế giới hiện tượng: ngày rồi lại đêm, Xuân Hạ rồi lại Thu Đông. Đó là quan niệm về vòng luân chuyển nhân sinh: sinh, lão, bệnh, tử hay sinh, trụ, hoại, không trong tư tưởng phương Đông.
萬 物 恃 之 而 生,而 不 辤
功 成,不 名 有
衣 養 萬 物,而 不 為 主。
Đại đạo phiếm hề, ký khả tả hữu
Vạn vật thị chi nhi sinh, nhi bất từ
Công thành bất danh hữu
Y dưỡng vạn vật, nhi bất vi chủ.
Trở về với đạo là cách thế duy nhất để con người đạt đến sự sống trường tồn vĩnh cữu: “Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Biết “trường cửu” mới là sáng suốt. Biết “trường cửu” sẽ thung dung như công hầu vương tước, sẽ hợp với Trời, với Đạo. Hợp Đạo rồi sẽ trường cửu: thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại.”
萬 物 並 作,吾 以 觀 復Trở về với Đạo là trở về với đơn thuần, giản dị, chất phác, trở về với sự lặng im huyền nhiệm của đạo: vô danh, vô thanh, vô ngôn, vô hình, lặng lẽ, nhiệm mầu, làm ra tất cả, ở trong tất cả mà không ai biết như người mẹ ân cần dưỡng nuôi, chở che, bảo vệ: biết mình vinh quang mà giữa khiêm nhường là trở nên thung lũng cho thiên hạ. Khi đã là thung lũng cho thiên hạ thì đức sẽ được đầy đủ vẹn toàn, lại trở về trạng thái gỗ mộc mạc chưa đẽo gọt.
夫 物 芸 芸,各 復 歸 其 根
歸 根 曰 靜,是 謂 復 命,復 命 曰 常
知 命 曰 明,不 知 常,妄 作 凶
知 常 容,容 乃 公,公 乃 王
王 乃 天,天 乃 道
道 乃 久,沒 身 不 殆。
知 其 榮,守 其 辱,為 天 下 谷Trở về với Đạo cũng chính là trở về với Thực Tại Tuyệt Đối Bất Tận, Vô Biên mà Đạo Đức kinh gọi là Vô Cực (Thái Cực, Nhất) : “phục quy ư vô cực – 復 歸 於 無 極” như cội nguồn, cùng đích, hạnh phúc và ý nghĩa hiện hữu của mọi loài: trở về với cội nguồn là yên tĩnh, trở về với yên tĩnh là thực hiện mệnh sống, trở về với mạng sống là thường tồn vĩnh cửu. Đây là sự trở về siêu hình, sự trở về của bản thể. Sự trở về của bản thể là sự hiệp nhất nên một với Tuyệt Đối (Thiên Chúa) là căn nguyên và cùng đích hiện hữu, hoàn toàn tương phản với sự trở về tự nhiên của vạn vật theo quy luật tuần hoàn: sinh, trụ, hoại, không. Sự trở về này không còn bị giới hạn trong các quy luật tuần hoàn tái diễn tự nhiên. Đối với Lão Tử, Đạo là vĩnh cửu, trở về với Đạo là trở về với chung kết và mãi mãi tồn tại.[28]
為 天 下 谷,常 德 乃 足
復 歸 於 檏。
Như vậy, hoàn toàn không có sự ngẫu nhiên khi giải thích về sự tương hợp giữa quan niệm đức tin Kitô giáo về mầu nhiệm Thiên Chúa như một thực thể tương quan hiệp nhất, là nguyên ủy sáng tạo và cùng đích vạn vật với vụ trụ luận Đông phương về thực tại “Thường Đạo” và “Thái Cực”. Phải chăng sự khác biệt chỉ hệ tại ơ quan niệm về Thực Tại Tuyệt Đối được đặt trong những bối cảnh lịch sử, văn hóa nhau dẫn đến sự tương phản trong quan niệm và cách thức diễn tả đức tin. Cấu hình tư duy theo trật tự luận lý (logical order) trong nền văn minh Do Thái-Thiên Chúa Giáo và cả nền văn minh Hy La luôn tồn tại một nguyên lý (logos) ngoại tại, có trước nhận thức con người. Vì vậy, mầu nhiệm Thiên Chúa được diễn tả như một Thượng Đế hữu ngã, nhân hình, hiện hữu ngoại tại. Tương phản với cấu hình tư duy theo trật tự thẩm mỹ (aesthetic order) của văn minh phương Đông đòi buộc sự bộc phát tự nhiên, sáng tạo, không chấp nhận ưu thế tiên phong của các nguyên lý, lý tính hay quy luật trừu tượng bên ngoài. Đạo hiện hữu nội tại trong con người và vạn vật. Đạo và con người là một: “Thiên Nhân tương cảm (天 人 相 感) hay Thiên Nhân hợp nhất (天 任 合 一): trời và đất sinh đồng thời với ta, vạn vật với ta là một – thiên địa dữ ngã tịnh sinh nhi vạn vật dữ ngã vi nhất – 天地 與 我 並 生 而 萬 物 與 我 為 一”. Tư tưởng Đông phương quan niệm bản thể con người là Đạo, là Trời, cũng gọi là Thiên, Thượng đế, Chân tánh, Linh tánh, Chân tâm, Chân ngã, Bản lai diện mục, Cốc thần, Huyền tẫn…Bản thể ấy thường hằng bất biến, hiện hữu nội tại trong con người. Nhưng không vì thế mà ta phủ nhận những nền tảng siêu hình trong triết giáo Đông phương về quan niệm Thượng Đế nhân hình, hiện hữu ngoại tại. “Đạo” của Lão Tử dù không thể nghe, không thể thấy, không thể nắm bắt, không thể diễn tả “Đạo bất khả văn, bất khả kiến, bất khả ngôn – 道 不 可 聞,不 可 見,不 可 言” như một thực tại vô hình “vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu – 無 名 天 地 之 始,有 名 萬 物 之 母.” Nhưng đã mang dáng dấp của một Tuyệt Đối hữu ngã, nhân hình như trong Kitô giáo khi Lão Tử sánh ví Đạo như một người Mẹ: muôn vật đều nhờ đạo mà sinh ra, và không một vật nào bị từ khước, nuôi dưỡng muôn loài mà không coi mình là chủ – vạn vật thị chi nhi sinh, nhi bất từ, y dưỡng vạn vật, nhi bất vi chủ – 萬 物 恃 之 而 生,而 不 辤,衣 養 萬 物,而 不 為 主”, tìm được mẹ để biết mình là con, trở về với mẹ để được an bình “thiên hạ hữu thủy, dĩ vi thiên hạ mẫu. Ký đắc kỳ mẫu, dĩ tri kỳ tử. Ký tri kỳ tử, phục thủ kỳ mẫu. Một thân bất đãi. – 天 下 有 始,以 為 天 下 母。既 得 其 母,以 知 其 子。既 知 其 子,得 守 其 母,沒 身 不 殆”. Một hình ảnh sánh ví mang dáng dấp nữ tính của phương Đông thật gần gũi, dung dị nhưng cũng rất siêu hình, trừu tượng. Trở về với mẹ (huyền tẫn) để biết mình là con, trở về với mẹ để được an bình. Trở về (phản phục quy) là tư tưởng trọng yếu của Lão Tử và của nền minh triết Trung Hoa “Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Trở về với tình trạng hiệp nhất ban đầu, trở về với ơn gọi cao nhất của con người là đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa cũng chính là con đường thực hành thiêng liêng trong niềm tin Kitô giáo. Thiên Chúa đã tạo dựng con người và đã kêu gọi con người đi vào mối tương quan thân tình với Ngài, mối hiệp thông liên vị: “vì yêu thương rất mực nên Chúa Cha đã sai con mình đến để Người tái thiết và dẫn dắt toàn thể tạo vật đến hiệp nhất hoàn hảo…. (Cv 4,23).” Như vậy, không hề có sự khác biệt, Tất Cả chỉ là Một, Một chính là Tất Cả.
CHÚ THÍCH__
[1] Ga 1,1-3.[2] Trong Cựu Ước, logos có nghĩa là Lời Thiên Chúa nói ra, là điều Thiên Chúa mặc khải qua vũ trụ, qua các biến cố và nói chung qua Thánh Kinh (Cn 8, 23-36 ; Hc 24, 1-22) – Tanila Hoàng Đắc Anh, Tin Mừng Chúa Giêsu Ki-Tô theo thánh Gio-an (Mai Khôi: 2004), tr. 62.[3] Ở đây, Thánh sử Gio-an không gọi Đức Giêsu là Đấng Sáng Tạo, một tước hiệu chỉ dành cho Thiên Chúa Cha nhưng xem Người là Đấng Trung Gian trong công trình sáng tạo cùng với Thiên Chúa Cha - Tanila Hoàng Đắc Anh, Tin Mừng Chúa Giêsu Ki-Tô theo thánh Gio-an (Mai Khôi: 2004), tr. 64.[4] Eichrodt, Theology of the Old Testament II, tr. 46-48.[5]Jose Cristo Rey Garcia Paredes, Giuse Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ, Đời tu Hiệp Thông và Cộng Đoàn, 2008, tr. 22.[6] Alain Marchadour, L’évangile De Jean Commentaire Pastoral, bản dịch Việt ngữ Tin Mừng Gioan chú giải mục vụ (Centurion: 1992), tr.44.[7] Roger Corless and Paul F. Kitter, Buddhist Emptiness And Christian Trinity (New Jersey:Paulist Press, 1990), Tr. 52.[8] Roger Corless and Paul F. Kitter, Buddhist Emptiness And Christian Trinity (New Jersey:Paulist Press, 1990), Tr. 55. – “All beings share in this oneness as they are one among themselve in the Father and Son”[9] Jose Cristo Rey Garcia Paredes, Giuse Đỗ Ngọc Bảo chuyển ngữ, Đời tu Hiệp Thông và Cộng Đoàn, 2008, tr. 84.[10] Diane Morgan, The best guide to Eastern Philosophy and Religion, bản dịch Việt ngữ Triết học và Tôn giáo phương Đông (Hà Nội: Tôn Giáo, 2006), tr. 5.[11] Lưu Hồng Khanh, Lão Tử Đạo Đức Kinh Bản thể-Hiện tượng-Siêu việt của Đạo (TPHCM: Trẻ, 2006), tr. 35.[12] Dương Ngọc Dũng-Lê Anh Minh, Triết giáo Đông phương (TPHCM: Đại Học Quốc Gia, 2003), tr. 38.[13] Lưu Hồng Khanh, Lão Tử Đạo Đức Kinh Bản thể-Hiện tượng-Siêu việt của Đạo (TPHCM: Trẻ, 2006), tr. 74-75.[14] J. Legge, The religion of China. Confucianism and Taoism described and compared with Christianity (London: 1880), tr. 66.[15] Lưu Hồng Khanh, Lão Tử Đạo Đức Kinh Bản thể-Hiện tượng-Siêu việt của Đạo (TPHCM: Trẻ, 2006), tr. 80.[16] Dương Ngọc Dũng-Lê Anh Minh, Triết giáo Đông phương (TPHCM: Đại Học Quốc Gia, 2003), tr. 60.[17] Lưu Hồng Khanh, Lão Tử Đạo Đức Kinh Bản thể-Hiện tượng-Siêu việt của Đạo (TPHCM: Trẻ, 2006), tr. 101.[18] Đinh Sĩ Trang, Đạo và Đức, bản dịch trọn bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử, tr. 35-41.[19] Trong sách Châm Ngôn (8,22-24), Sự Khôn Ngoan giới thiệu tước hiệu của mình: “Thiên Chúa sinh Ta trước muôn đời, mọi vật chưa có, từ muôn kiếp, trước nguyên thủy, đất chưa thụ tạo…Như vậy Sự Khôn Ngoan là nguyên ủy năng động của công cuộc tạo thành. Hiện diện khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, là ánh sáng và là sự sống cho nhân loại. Sự Khôn Ngoan trong Cựu Ước gần với hình ảnh Ngôi Lời của lời tựa Gioan là Đấng Trung Gian trong công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa.[20] Đinh Sĩ Trang, Đạo và Đức, bản dịch trọn bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử, tr. 65-66.[21]Hạo nhiên Nghiêm Toản, Lão Tử Đạo Đức Kinh – Quốc văn giải thích, quyển 1 (Saigon: Khai Trí, 1970), tr. 38.[22] Dịch nguyên là nhị nguyên luận âm dương, nhưng trong tương đối có sự tồn tại cùng cực của tuyệt đối nên có tên là Thái Cực. Điều này có thể chịu ảnh hưởng của luận thuyết nhất nguyên thống nhất “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật” của Lão Tử. Đời sau coi Thái Cực là cội nguồn thành lập vũ trụ hoặc là nguyên lý chi phối vũ trụ.[23] Huỳnh Minh Đức, Dịch Lý-Y Lý (Đồng Nai: 1996), tr, 83-86..[24] Tôn Đức Hậu, bản dịch Việt ngữ Kinh Dịch Tân Giải, Doãn Chính, Trương Giới, Trương Văn Chung biên dịch (TPHCM:1997), tr. 21.[25] The Trinitarian pattern expresss the dynamic oneness in diversity. (Roger Corless and Paul F. Kitter, Buddhist Emptiness And Christian Trinity (New Jersey:Paulist Press, 1990), tr. 56.)[26] God is above (epi), through (dia) and in (en) all (Ep 4,6) in a perichoretic union. (Roger Corless and Paul F. Kitter, Buddhist Emptiness And Christian Trinity (New Jersey:Paulist Press, 1990), tr. 56.)[27] Lưu Hồng Khanh, Lão Tử Đạo Đức Kinh Bản thể-Hiện tượng-Siêu việt của Đạo (TPHCM: Trẻ, 2006), tr. 68.[28] Lưu Hồng Khanh, Lão Tử Đạo Đức Kinh Bản thể-Hiện tượng-Siêu việt của Đạo (TPHCM: Trẻ, 2006), tr. 70.