Thời sự Thần học – Số 1, tháng 03/2010, tr. 176-184
_Timothy Radcliffe, O.P._
Bài báo này được đăng trên tạp chí America của Dòng Tên, số ra ngày 13/04/2009. Bản dịch tiếng Pháp của Caroline Lecerf-Pajot đăng trên La Documentation Catholique no 2432, ngày 18/10/2009. Bản tiếng Việt do Hoàng Dũng chuyển ngữ, theo bản tiếng Pháp.
Cha Timothy Radcliffe, tu sỹ Đa Minh người Anh, nguyên Bề trên Tổng quyền Dòng Anh em thuyết giáo, đặt nghi vấn về tương lai của Giáo hội. Không loại bỏ cách chung chung, không suy xét di sản của Thời Khai Sáng[1], ngài nhắm đến những sự lệch hướng và đánh giá rằng đến lúc phải tự giải phóng khỏi một số những kiểu mẫu tư duy «đóng khung Giáo hội trong sự gò bó». Ngài ca ngợi sự kết thúc của « văn hoá kiểm duyệt» và của « chủ nghĩa cá nhân duy lý – individualisme cartésien », để Giáo hội trở nên «ốc đảo tự do trong Chúa Kitô».
Dàn bài:
· Sự không tương thích giữa thân và lá
· Hội thoại dẫn đến hoán cải
· Một nền luân lý dựa trên các nhân đức
· Đừng để ai ở bên ngoài
Chúng tôi đặt ra câu hỏi này vào một thời điểm lịch sử hết sức thú vị của nền văn hoá của chúng ta. Những thách đố của ngày hôm nay rất khác so với những gì Giáo hội phải đương đầu khi tạp chí America được thành lập cách nay một thế kỷ[3], hay khi Karl Rahner[4] đặt ra câu hỏi này vào năm 1974. Chúng ta từng bước để lại sau lưng triết lý Khai Sáng mà triết lý đã tạo nên phần lớn cái nhìn của chúng ta về sự vật từ 300 năm nay. Tôi không muốn công kích Khai Sáng và tố cáo nó với tất cả mọi sự xấu xa của thế giới hiện đại[5]. Khai Sáng đã là một thời kỳ cực kỳ tốt đẹp trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng một số trong những khuôn mẫu của tư tưởng đã đóng khung giam hãm Giáo hội trong những vòng kim cô, đã dồn ép Giáo hội vào trong những lập trường thần học không giúp nó triển nở trong nhiều thế kỷ, như một cây xanh bị dồn vào giữa những góc tường. Sự trổi lên của một thế giới mới và của những cách thức suy tư mới có thể tạo nên mùa xuân mới cho Giáo hội.
Một trong những đặc tính của thế kỷ Khai Sáng là « chủ nghĩa quốc gia cạnh tranh ». Các đế quốc Tây phương, nhất là Đế quốc Anh, đã áp đặt những căn tính quốc gia cho các dân tộc mà họ nhận thức theo nhiều cách khác nhau: lối sống bộ lạc, phong kiến, bộ tộc, du mục hay được hình thành trên các truyền thuyết. Có một căn tính trên thế giới này là trở về với việc có một lá quốc kỳ và một bản quốc ca. Một trong những hệ quả là sự phát động của các cuộc chiến tranh mang tính quốc gia dẫn đến những cuộc thảm sát kinh khủng ở thế kỷ XX. Ngày hôm nay, chúng ta đang trở thành công dân của ngôi làng toàn cầu. Chính ở đó mà Giáo hội có thể chỉ ra con đường vì đó là cơ chế toàn thể nhất cho thế giới. Nhưng để có điều này, chúng ta phải nắm lấy cơ hội: carpe diem!
Sự không tương thích giữa thân và lá
Một trong những sự lưỡng phân đã rèn giũa tinh thần Khai Sáng là sự đối lập giữa truyền thống và tiến bộ. Để được « chiếu sáng », phải tự giải phóng khỏi những xích xiềng quá khứ, nhất là của triết học Aristote và các giáo điều của Giáo hội công giáo. Điều sau này được xem như một cơ chế mang trong gien sự đối lập với hiện đại. Thực tế, Giáo hội thường có sai lầm khi chấp nhận hình ảnh này hơn là bất chấp những gì đã giam hãm Giáo hội trong quá khứ. Trong bản văn Syllabus errorum năm 1864[6], đức giáo hoàng Piô IX đã gọi tên sai lầm trong mệnh đề theo đó «giám mục Rôma có thể và phải hoà giải và dàn xếp với sự phát triển, chủ nghĩa tự do và nền văn minh hiện đại»[7]. Giáo hội thường được xem như mạnh mẽ chống lại dân chủ, tự do, các tư tưởng mới và khoa học.
Công Đồng Vaticanô II đã cố gắng giải phóng chúng ta khỏi tù đày về tinh thần nhưng thật khó mà từ bỏ những cách thức suy nghĩ đã bén rễ thâm sâu. Nhiều người công giáo ngày nay còn tự định nghĩa mình như những « người theo truyền thống » hay những «người cấp tiến». Sự phân cực này rất đáng tiếc và tạo nên đà hãm cho sự triển nở của Giáo hội. Chính vì thế ngày càng phát triển sự không tương thích giữa thân – tức là quá khứ của nó – đứng thẳng, và bề mặt sống động của lá cây, vỏ cây và rễ cây làm cho cây sống.
Thế giới cũ của Khai sáng tuy nhiên lại đang mờ nhạt đi. Huyền thoại về «tiến bộ» và đức tin thế tục của nó ra như ngày càng ít có thể chấp nhận khi nhìn thấy những thảm họa môi sinh và sự phát triển của nạn khủng bố tôn giáo. Đối với Khai Sáng, nếu sự phát triển sinh ra nghi vấn, thì chỉ còn lại thất vọng và chủ nghĩa truyền thống. Nhưng đối với những người công giáo, đó sẽ là cơ hội để đổi mới ý nghĩa sống của truyền thống của chúng ta, trong mối tương tác với tính hiện đại. Hệ quả khác: giáo huấn được đánh giá lại như được thiết lập trên sự đối thoại.
Thế kỷ Khai Sáng đã đặt lại nghi vấn về chính khái niệm giáo huấn. Như Nicholas Lash[8], thuộc đại học Cambridge, đã nói về điều này:
Khai sáng đã để lại cho chúng ta với điều mà người ta có thể gọi là vấn đề của tính ngoan ngoãn. Ít ra là có can đảm sắp xếp lại sự vật theo chính chúng ta, chỉ đánh giá là thực, điều mà ta thủ đắc được cách riêng cho mình, hay có thể là phát minh ra, những ý nghĩa và những giá trị, những mô tả và những chỉ dẫn áp đặt bởi những người khác và khi nuôi dưỡng quyền lực của họ làm ức chế và chế ngự chúng ta, duy trì chúng ta khi cột chặt chúng ta với yếu đuối và với những dối trá của quá khứ. Chính chân lý của Thiên Chúa, có thể nhất là chân lý của Chúa, không làm mất đi phẩm giá của luật này. Chỉ những người nô lệ và trẻ nhỏ mới là những hữu thể ngoan ngoãn, họ để cho dạy bảo[9].
Hội thoại dẫn đến hoán cải
Giáo huấn về cuộc đời của Đức Giêsu Kitô tất yếu được xây dựng trên sự đối thoại vì Đức Kitô là con người của đối thoại. Trong toàn bộ Tin Mừng của thánh Gioan, từ cuộc tranh luận của Gioan Tẩy Giả với các thượng tế và các thầy Lêvi cho đến cuộc trao đổi cuối cùng giữa Đức Giêsu và Phêrô trên bãi biển, đó chỉ là sự tiếp nối của các cuộc hội thoại, thấm thía và tỉ mỉ. Đức Giêsu chia sẻ cuộc sống của ngài và thông điệp của ngài cho các môn đệ khi mở ra một không gian đối thoại, một lời phong phú trong đó họ được phát triển. Chính Ba Ngôi Thiên Chúa là cuộc hội thoại yêu thương và vĩnh cửu của Thiên Chúa, một cuộc hội thoại bình đẳng, không áp chế. Tu sỹ dòng Đa Minh, Herbert McCabe đã so sánh cách thức của chúng ta đi vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa với một đứa trẻ lắng nghe những người lớn trong một cuộc đối thoại của một quảng cáo:
Hãy tưởng tượng ra một nhóm ba bốn người lớn trải qua một thời điểm tốt thảo luận cách vui vẻ. Họ rất là thiêng liêng và trả lời nhau bằng những tiếng tắc tắc – đó là cái ở Ailen gọi là crack[10]. Chủ đề đề cập đến là nghiêm túc nhưng chẳng ai biết. Chẳng một câu hoa mỹ hay long trọng, chẳng có bài thuyết giáo. Các ý tưởng điên khùng tuôn trào, không kể đến những câu chuyện cười và những trò chơi chữ, những lời mỉa mai và những lời giả dối, thiếu tôn trọng và tự nhạo... đứa trẻ này cũng như chúng ta khi chúng ta nghe nói về Chúa Ba Ngôi[11].
Là người Kitô hữu, lời giảng của chúng ta và lời giáo huấn của chúng ta thường
đặt trên cung của cuộc hội thoại. Nếu không, chúng ta sẽ như những người chủ
hoà cố gắng thuyết phục những kẻ đối nghịch bằng cách đánh nhừ tử chúng. Quả
thật, thuật ngữ «bài giảng» đến từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là «hoán cải». Giảng thuyết, chính là bắt đầu phục vụ cho cuộc hội thoại không khác hơn là
với Giáo Hội.
Một số Kitô hữu còn khinh thường với cuộc đối thoại này. Đó là chủ đề nóng bỏng được đề cập đến tại thượng hội đồng các Giám mục Á Châu. Một số đại biểu tham dự đã thấy nguy cơ của chủ nghĩa tương đối, như tất cả các tôn giáo đều có giá trị như nhau. Nhưng phần lớn không có ý kiến này. Các giám mục Ấn Độ nhấn mạnh đến sự kiện mà cuộc đối thoại là «cách thức mới là Giáo hội đối với Á Châu». Cuộc đối thoại này không phải là sự xen kẽ với giảng thuyết, đó là giảng thuyết.
Cuộc hội thoại thực sự đưa đến hoán cải, và cho mọi người đối thoại. Đức giám mục giáo phận Oran, Angiêri, Pierre Claverie, tu sỹ Đa Minh, đã trao ban sự sống của mình cho sự đối thoại với Hồi giáo. Sự việc nhìn thấy khuôn mặt của Đức Kitô trong những người bạn Hồi giáo của ngài đã dẫn ngài đến với cuộc hoán cải của chính mình. Họ cũng hoán cải. Một số được củng cố thêm cách sâu sắc hơn niềm tin của họ như là người Hồi giáo, và một số nhỏ trở thành Kitô hữu. Bước qua bên kia các tiêu chuẩn gò bó của Khai Sáng có thể có như hệ quả của việc đổi mới sự hiểu biết của chúng ta về điều có nghĩa là Giáo hội mà nó giảng dạy và rao giảng trong sự tương tác sống động với thế giới bao quanh nó.
Yếu tố khác của tâm tính Khai Sáng mà chúng ta phải tự giải thoát ra: «văn hoá kiểm duyệt». Charles Taylor đã ghi dấu lại cách thức được khai triển trong cuốn sách A secular Age[12]. Sau tự do tương đối và hỗn độn thời Trung cổ, xuất hiện các vị quân vương tuyệt đối, nhà nước, cảnh sát và quân đội. Người nghèo không còn được nhìn nhận như hình ảnh của Đức Kitô, với họ chúng ta được liên kết bởi tình yêu, nhưng như một nguồn mạch nguy hiểm phải kiểm soát. Người điên phải nhốt lại trong cái mà Michel Foucault gọi là «sự nhốt chặt»[13]. Xã hội không còn được coi như cơ thể sống nhưng như một cơ chế có thể được điều chỉnh. Khi niềm tin vào Thiên Chúa bắt đầu giảm sút, thì phải lấp đầy chỗ trống đó nhanh nhất. Như một người vô thần nói về sự trang trí minh hoạ thời Victoria: «Tôi không tin vào Chúa cho tới cái mà tôi kể được về Chúa, đó là tôi». Kết quả là một cuộc bành trướng không ngừng của pháp luật. Trong mười năm vừa qua, chính phủ Anh đã định nghĩa đến 3000 tội mới. Chúng ta không ngừng bị quan sát, bị theo dõi, kiểm soát.
Khác với nền văn hoá kiểm duyệt, Giáo hội phải là ốc đảo của tự do trong Đức Kitô. Nhưng đó không phải luôn luôn là trường hợp này. Giáo hội đã bắt chước xã hội thế quyền khi tập trung quyền lực, lấy quyết định và bổ nhiệm các giám mục. Chắc chắn không thể tránh khỏi vì các đế quốc ở thế kỷ XIX làm tất cả những gì có thể để tước bớt quyền hành của Giáo hội. Ngày nay, chúng ta đang đi vào một thế giới mới, trong đó «nền văn hoá kiểm duyệt» có thể biến mất. Nhà nước quốc gia trung ương tập quyền kiểm soát toàn bộ nền thương mại và tiền tệ không còn là thời sự từng giờ trong ngôi làng toàn cầu[14]. Các doanh nghiệp nhận ra rằng họ thịnh vượng hơn nếu các quyết định được phi tập trung hoá và nếu sự sáng tạo và kinh nghiệm được khuyến khích. Hy vọng rằng Giáo hội có thể bắt đầu hít thở cách dễ dàng hơn và đổi chiều khuynh hướng này về sự tập trung đã khởi sự từ nhiều thế kỷ qua, ngay cả trong thế kỷ của Khai Sáng. Chúng ta cũng hy vọng rằng Giáo hội có thể giúp đỡ các thành viên của mình tìm lại đôi chút tính tự phát hân hoan của Đức Kitô.
Hình dáng của cây là kết quả của sự tương tác tự do của nó với không khí, với đất, mặt trời và mưa. Làm sao Giáo hội có thể thay đổi dáng vẻ này ? Trước tiên nó có thể phát triển thành nhiều thể chế để có thể cho những con người khác nhau một tiếng nói và một quyền lực giữa lòng Giáo hội. Xã hội thời Trung Cổ là một sự kết hợp phức tạp của tất cả loại thể chế: thứ bậc, các đại học, các dòng tu và đan viện, chế độ quân chủ và giới quý tộc, các hội nhóm tương trợ. Hãy vẫn nhìn trong sáng về thời Trung Cổ: nền dân chủ chưa biết đến thời vàng son. Nhưng thực sự, trong một thế giới ít kỷ luật hơn, vua và giám mục, các đan viện phụ và các đan viện mẫu, những nhà giảng thuyết và những thầy dạy, quý tộc và lái buôn có được tất cả từ ngữ để nói trong những cuộc tranh luận liên miên về Giáo hội, về xã hội, với nguy cơ bị kết thúc trên giàn hoả thiêu!
Sự lên ngôi của nhà nước quốc gia đã đơn giản hoá xã hội khi tập trung cách tiệm tiến quyền lực trong tay của các chính phủ thế tục. Trong một cách thức nào đó, Giáo hội vẫn còn thân thiết với xã hội vì cơ chế phẩm trật thực tế đã trở nên quyền lực thực sự duy nhất trong lòng của nó. Nếu Giáo hội muốn phát triển mối tương quan trong sạch và cải thiện với xã hội, không tự khép mình trong một ghetto cũng không đi lạc bên rìa của sự đồng nhất, trong khi chúng ta phải có một nền văn hoá công giáo năng động. Nghĩa là các trường đại học và các phân khoa đại học trong đó chúng ta có thể, với niềm tin tưởng, khai thác niềm tin của chúng ta, đặt ra những câu hỏi khó, kiểm tra những ý tưởng mới, chơi với những ý tưởng này, phát tán chúng đi mà không sợ những giả thuyết, không nói cho chúng ta rằng chúng ta phải thành công ngay lần đầu hay rằng nếu không chúng ta sẽ đâm thẳng vào tường. Tôi chờ đợi một loạt đông đảo nhiều người gia nhập đời sống tu trì trong thời gian rất gần, bao gồm cả ở Tây Phương. Đó là hiện tượng đã xảy ra cứ mỗi 200 năm kể từ thế kỷ thứ IV và nó chắc chắn lặp lại chẳng bao lâu nữa. Chúng ta cần đến sự đa dạng của các lối sống, của các linh đạo, các đặc sủng của các dòng tu khác nhau nhằm giải phóng Giáo hội khỏi sự nặng nề của sự đồng phục của mình. Chúng ta đã thấy xuất hiện những phong trào giáo dân mới, nhất là tại Pháp, Tây Ban Nha và Italia. Hy vọng rằng những phong trào khác sẽ nổi lên và phát triển ở phần còn lại của Giáo hội. Chúng ta cần đến sự sáng tạo về mặt thể chế để những người giáo dân, nhất là các phụ nữ, được thấy nhiều hơn và được lắng nghe hơn. Không nói đến việc phá hoại ngầm cơ chế hay giảm trừ quyền hành của Giáo hội nhưng cách đơn giản là làm cho nó mạnh lại vì nó ủng hộ sự sáng tạo phức tạp và sống động của cộng đoàn trong sự hợp nhất của Nhiệm thể Chúa Kitô.
Nếu chúng ta muốn cây lớn Giáo hội nở hoa, thì chúng ta cũng phải có một viễn tượng luân lý tránh cho chúng ta khỏi bị đóng khung trong những ghetto hay đồng hoá chúng ta với xã hội. Giáo hội không phải là một giáo phái, đóng kín như bưng với thế giới, cũng chẳng phải là nhóm người mà, một cách ngẫu nhiên, chia sẻ một số quan điểm, như các câu lạc bộ chơi bài gặp nhau mỗi chúa nhật. Chúng ta phải có một viễn tượng luân lý liên quan đến mọi người ở thế kỷ XXI và dẫn chúng ta về đến sự triển nở. Nhiều người công giáo hiểu luân lý như sự phản ánh của nền văn hoá kiểm duyệt, của sự bắt buộc và cấm đoán phát sinh từ thế kỷ Khai Sáng. Là người công giáo, đó là chấp nhận những luật này, bắt đầu bằng Mười Điều Răn. Theo Bertrand Russell[15], những điều sau này phải được xem như những câu hỏi của bài kiểm tra: không một thí sinh nào bị tấn công hơn sáu! Hiển nhiên, các Điều răn luôn giữ một vai trò trong luân lý công giáo, nhưng vào thời kỳ Khai Sáng, thay vì chúng ta học hỏi để tìm kiếm niềm vui trong Chúa, thì chúng lại trở nên trung tâm.
Đổi mới đạo đức về nhân đức[16], đặc biệt ở Bắc Mỹ, loan báo một con đường đi vượt qua bên kia luân lý theo ý chí. Không nói đến các hành vi nói riêng nhưng còn hơn là người gặp được hạnh phúc trong Thiên Chúa. Trong khi thực hành các nhân đức trụ, khôn ngoan, công bình, dũng lực và tiết độ, chúng ta trở nên những người lữ khách trên con đường thánh thiện. Các nhân đức đối thần, tin, cậy, mến, cho chúng ta nếm thử trước sự kết thúc của cuộc hành trình. Một nền luân lý dựa trên các nhân đức bao hàm một sự biến đổi các ham muốn và không kiểm soát chúng ta.
Nhiều người cảm thấy không ổn trong Giáo hội. Những người ly dị và những người tái hôn, những người đồng tính hay những người sống trong tình trạng «không bình thường» tự hỏi để biết rằng họ là hay chẳng bao giờ là cái gì khác hơn những công dân hạng hai. Xã hội Tây phương khi lánh xa những nguồn gốc Kitô giáo của Giáo hội, thì càng ngày càng có nhiều người tự hỏi rằng mình ở bên trong hay bên ngoài các bức tường. Một viễn tượng luân lý dựa trên các nhân đức mời gọi mỗi người, cho dù họ là ai và cho dù đời họ có thế nào, bắt đầu trở lại với ngôi nhà của Chúa. Viễn tượng này không để bất cứ ai ở bên ngoài cũng không chấp nhận các luật lệ luân lý của xã hội.
Giáo hội có thể vui mừng về sự kết thúc ảnh hưởng của thế kỷ Khai Sáng trên nhiều bình diện. Chẳng hạn, chủ nghĩa cá nhân duy lý của nó đã làm cho tinh thần trở nên bóng ma trong cỗ máy không còn thích hợp với sự hiểu biết công giáo về sự thống nhất hoàn toàn về tinh thần, tâm hồn và thể xác như nơi thánh Tôma. Chính điều này đối với toàn thể đời sống bí tích của Giáo hội đã chúc lành cho các sự việc và các bi kịch của cuộc đời nhập thế của chúng ta: Sinh và tử, bánh và rượu, tình dục và bệnh tật. Cũng vậy, giáo huấn xã hội của giáo hội công giáo được lập trên sự trổi vượt hàng đầu của công ích ra như bất thình lình là đạo đức duy nhất còn có nghĩa trước những thảm hoạ môi sinh.
Nhiều điều được cho là tiêu biểu của công giáo – cách giáo huấn theo kiểu chuyên quyền, một sự kiểm soát tập trung, một cách tiếp cận nghiêm ngặt về đạo đức hay sự căm ghét đối với thân xác – hình như chỉ là kết quả của sự tương hợp của chúng ta với văn hoá của Khai sáng. Trong khi chúng ta đi vào trong một kỷ nguyên mới của lịch sử nhân loại, thì có thể chúng ta sẽ nhìn thấy Giáo hội đổi mới chính mình, giải phóng khỏi những vòng kim cô của một lối tư duy, cho dù rất có lợi cho toàn thể nhân loại trong nhiều lãnh vực, đã cản trở cuộc sống của Giáo hội và mờ đi tầm nhìn của nó như dấu chỉ của Nước Trời.
Một số Kitô hữu còn khinh thường với cuộc đối thoại này. Đó là chủ đề nóng bỏng được đề cập đến tại thượng hội đồng các Giám mục Á Châu. Một số đại biểu tham dự đã thấy nguy cơ của chủ nghĩa tương đối, như tất cả các tôn giáo đều có giá trị như nhau. Nhưng phần lớn không có ý kiến này. Các giám mục Ấn Độ nhấn mạnh đến sự kiện mà cuộc đối thoại là «cách thức mới là Giáo hội đối với Á Châu». Cuộc đối thoại này không phải là sự xen kẽ với giảng thuyết, đó là giảng thuyết.
Cuộc hội thoại thực sự đưa đến hoán cải, và cho mọi người đối thoại. Đức giám mục giáo phận Oran, Angiêri, Pierre Claverie, tu sỹ Đa Minh, đã trao ban sự sống của mình cho sự đối thoại với Hồi giáo. Sự việc nhìn thấy khuôn mặt của Đức Kitô trong những người bạn Hồi giáo của ngài đã dẫn ngài đến với cuộc hoán cải của chính mình. Họ cũng hoán cải. Một số được củng cố thêm cách sâu sắc hơn niềm tin của họ như là người Hồi giáo, và một số nhỏ trở thành Kitô hữu. Bước qua bên kia các tiêu chuẩn gò bó của Khai Sáng có thể có như hệ quả của việc đổi mới sự hiểu biết của chúng ta về điều có nghĩa là Giáo hội mà nó giảng dạy và rao giảng trong sự tương tác sống động với thế giới bao quanh nó.
Yếu tố khác của tâm tính Khai Sáng mà chúng ta phải tự giải thoát ra: «văn hoá kiểm duyệt». Charles Taylor đã ghi dấu lại cách thức được khai triển trong cuốn sách A secular Age[12]. Sau tự do tương đối và hỗn độn thời Trung cổ, xuất hiện các vị quân vương tuyệt đối, nhà nước, cảnh sát và quân đội. Người nghèo không còn được nhìn nhận như hình ảnh của Đức Kitô, với họ chúng ta được liên kết bởi tình yêu, nhưng như một nguồn mạch nguy hiểm phải kiểm soát. Người điên phải nhốt lại trong cái mà Michel Foucault gọi là «sự nhốt chặt»[13]. Xã hội không còn được coi như cơ thể sống nhưng như một cơ chế có thể được điều chỉnh. Khi niềm tin vào Thiên Chúa bắt đầu giảm sút, thì phải lấp đầy chỗ trống đó nhanh nhất. Như một người vô thần nói về sự trang trí minh hoạ thời Victoria: «Tôi không tin vào Chúa cho tới cái mà tôi kể được về Chúa, đó là tôi». Kết quả là một cuộc bành trướng không ngừng của pháp luật. Trong mười năm vừa qua, chính phủ Anh đã định nghĩa đến 3000 tội mới. Chúng ta không ngừng bị quan sát, bị theo dõi, kiểm soát.
Khác với nền văn hoá kiểm duyệt, Giáo hội phải là ốc đảo của tự do trong Đức Kitô. Nhưng đó không phải luôn luôn là trường hợp này. Giáo hội đã bắt chước xã hội thế quyền khi tập trung quyền lực, lấy quyết định và bổ nhiệm các giám mục. Chắc chắn không thể tránh khỏi vì các đế quốc ở thế kỷ XIX làm tất cả những gì có thể để tước bớt quyền hành của Giáo hội. Ngày nay, chúng ta đang đi vào một thế giới mới, trong đó «nền văn hoá kiểm duyệt» có thể biến mất. Nhà nước quốc gia trung ương tập quyền kiểm soát toàn bộ nền thương mại và tiền tệ không còn là thời sự từng giờ trong ngôi làng toàn cầu[14]. Các doanh nghiệp nhận ra rằng họ thịnh vượng hơn nếu các quyết định được phi tập trung hoá và nếu sự sáng tạo và kinh nghiệm được khuyến khích. Hy vọng rằng Giáo hội có thể bắt đầu hít thở cách dễ dàng hơn và đổi chiều khuynh hướng này về sự tập trung đã khởi sự từ nhiều thế kỷ qua, ngay cả trong thế kỷ của Khai Sáng. Chúng ta cũng hy vọng rằng Giáo hội có thể giúp đỡ các thành viên của mình tìm lại đôi chút tính tự phát hân hoan của Đức Kitô.
Hình dáng của cây là kết quả của sự tương tác tự do của nó với không khí, với đất, mặt trời và mưa. Làm sao Giáo hội có thể thay đổi dáng vẻ này ? Trước tiên nó có thể phát triển thành nhiều thể chế để có thể cho những con người khác nhau một tiếng nói và một quyền lực giữa lòng Giáo hội. Xã hội thời Trung Cổ là một sự kết hợp phức tạp của tất cả loại thể chế: thứ bậc, các đại học, các dòng tu và đan viện, chế độ quân chủ và giới quý tộc, các hội nhóm tương trợ. Hãy vẫn nhìn trong sáng về thời Trung Cổ: nền dân chủ chưa biết đến thời vàng son. Nhưng thực sự, trong một thế giới ít kỷ luật hơn, vua và giám mục, các đan viện phụ và các đan viện mẫu, những nhà giảng thuyết và những thầy dạy, quý tộc và lái buôn có được tất cả từ ngữ để nói trong những cuộc tranh luận liên miên về Giáo hội, về xã hội, với nguy cơ bị kết thúc trên giàn hoả thiêu!
Sự lên ngôi của nhà nước quốc gia đã đơn giản hoá xã hội khi tập trung cách tiệm tiến quyền lực trong tay của các chính phủ thế tục. Trong một cách thức nào đó, Giáo hội vẫn còn thân thiết với xã hội vì cơ chế phẩm trật thực tế đã trở nên quyền lực thực sự duy nhất trong lòng của nó. Nếu Giáo hội muốn phát triển mối tương quan trong sạch và cải thiện với xã hội, không tự khép mình trong một ghetto cũng không đi lạc bên rìa của sự đồng nhất, trong khi chúng ta phải có một nền văn hoá công giáo năng động. Nghĩa là các trường đại học và các phân khoa đại học trong đó chúng ta có thể, với niềm tin tưởng, khai thác niềm tin của chúng ta, đặt ra những câu hỏi khó, kiểm tra những ý tưởng mới, chơi với những ý tưởng này, phát tán chúng đi mà không sợ những giả thuyết, không nói cho chúng ta rằng chúng ta phải thành công ngay lần đầu hay rằng nếu không chúng ta sẽ đâm thẳng vào tường. Tôi chờ đợi một loạt đông đảo nhiều người gia nhập đời sống tu trì trong thời gian rất gần, bao gồm cả ở Tây Phương. Đó là hiện tượng đã xảy ra cứ mỗi 200 năm kể từ thế kỷ thứ IV và nó chắc chắn lặp lại chẳng bao lâu nữa. Chúng ta cần đến sự đa dạng của các lối sống, của các linh đạo, các đặc sủng của các dòng tu khác nhau nhằm giải phóng Giáo hội khỏi sự nặng nề của sự đồng phục của mình. Chúng ta đã thấy xuất hiện những phong trào giáo dân mới, nhất là tại Pháp, Tây Ban Nha và Italia. Hy vọng rằng những phong trào khác sẽ nổi lên và phát triển ở phần còn lại của Giáo hội. Chúng ta cần đến sự sáng tạo về mặt thể chế để những người giáo dân, nhất là các phụ nữ, được thấy nhiều hơn và được lắng nghe hơn. Không nói đến việc phá hoại ngầm cơ chế hay giảm trừ quyền hành của Giáo hội nhưng cách đơn giản là làm cho nó mạnh lại vì nó ủng hộ sự sáng tạo phức tạp và sống động của cộng đoàn trong sự hợp nhất của Nhiệm thể Chúa Kitô.
Một nền luân lý dựa trên các nhân đức
Nếu chúng ta muốn cây lớn Giáo hội nở hoa, thì chúng ta cũng phải có một viễn tượng luân lý tránh cho chúng ta khỏi bị đóng khung trong những ghetto hay đồng hoá chúng ta với xã hội. Giáo hội không phải là một giáo phái, đóng kín như bưng với thế giới, cũng chẳng phải là nhóm người mà, một cách ngẫu nhiên, chia sẻ một số quan điểm, như các câu lạc bộ chơi bài gặp nhau mỗi chúa nhật. Chúng ta phải có một viễn tượng luân lý liên quan đến mọi người ở thế kỷ XXI và dẫn chúng ta về đến sự triển nở. Nhiều người công giáo hiểu luân lý như sự phản ánh của nền văn hoá kiểm duyệt, của sự bắt buộc và cấm đoán phát sinh từ thế kỷ Khai Sáng. Là người công giáo, đó là chấp nhận những luật này, bắt đầu bằng Mười Điều Răn. Theo Bertrand Russell[15], những điều sau này phải được xem như những câu hỏi của bài kiểm tra: không một thí sinh nào bị tấn công hơn sáu! Hiển nhiên, các Điều răn luôn giữ một vai trò trong luân lý công giáo, nhưng vào thời kỳ Khai Sáng, thay vì chúng ta học hỏi để tìm kiếm niềm vui trong Chúa, thì chúng lại trở nên trung tâm.
Đổi mới đạo đức về nhân đức[16], đặc biệt ở Bắc Mỹ, loan báo một con đường đi vượt qua bên kia luân lý theo ý chí. Không nói đến các hành vi nói riêng nhưng còn hơn là người gặp được hạnh phúc trong Thiên Chúa. Trong khi thực hành các nhân đức trụ, khôn ngoan, công bình, dũng lực và tiết độ, chúng ta trở nên những người lữ khách trên con đường thánh thiện. Các nhân đức đối thần, tin, cậy, mến, cho chúng ta nếm thử trước sự kết thúc của cuộc hành trình. Một nền luân lý dựa trên các nhân đức bao hàm một sự biến đổi các ham muốn và không kiểm soát chúng ta.
Đừng để ai ở bên ngoài
Nhiều người cảm thấy không ổn trong Giáo hội. Những người ly dị và những người tái hôn, những người đồng tính hay những người sống trong tình trạng «không bình thường» tự hỏi để biết rằng họ là hay chẳng bao giờ là cái gì khác hơn những công dân hạng hai. Xã hội Tây phương khi lánh xa những nguồn gốc Kitô giáo của Giáo hội, thì càng ngày càng có nhiều người tự hỏi rằng mình ở bên trong hay bên ngoài các bức tường. Một viễn tượng luân lý dựa trên các nhân đức mời gọi mỗi người, cho dù họ là ai và cho dù đời họ có thế nào, bắt đầu trở lại với ngôi nhà của Chúa. Viễn tượng này không để bất cứ ai ở bên ngoài cũng không chấp nhận các luật lệ luân lý của xã hội.
Giáo hội có thể vui mừng về sự kết thúc ảnh hưởng của thế kỷ Khai Sáng trên nhiều bình diện. Chẳng hạn, chủ nghĩa cá nhân duy lý của nó đã làm cho tinh thần trở nên bóng ma trong cỗ máy không còn thích hợp với sự hiểu biết công giáo về sự thống nhất hoàn toàn về tinh thần, tâm hồn và thể xác như nơi thánh Tôma. Chính điều này đối với toàn thể đời sống bí tích của Giáo hội đã chúc lành cho các sự việc và các bi kịch của cuộc đời nhập thế của chúng ta: Sinh và tử, bánh và rượu, tình dục và bệnh tật. Cũng vậy, giáo huấn xã hội của giáo hội công giáo được lập trên sự trổi vượt hàng đầu của công ích ra như bất thình lình là đạo đức duy nhất còn có nghĩa trước những thảm hoạ môi sinh.
Nhiều điều được cho là tiêu biểu của công giáo – cách giáo huấn theo kiểu chuyên quyền, một sự kiểm soát tập trung, một cách tiếp cận nghiêm ngặt về đạo đức hay sự căm ghét đối với thân xác – hình như chỉ là kết quả của sự tương hợp của chúng ta với văn hoá của Khai sáng. Trong khi chúng ta đi vào trong một kỷ nguyên mới của lịch sử nhân loại, thì có thể chúng ta sẽ nhìn thấy Giáo hội đổi mới chính mình, giải phóng khỏi những vòng kim cô của một lối tư duy, cho dù rất có lợi cho toàn thể nhân loại trong nhiều lãnh vực, đã cản trở cuộc sống của Giáo hội và mờ đi tầm nhìn của nó như dấu chỉ của Nước Trời.
Nước Thiên Chúa sánh được với cái gì, tôi thực sự có thể sánh nó với cái gì đây? Nó được sánh với hạt cải mà người kia gieo trong vườn của mình. Nó mọc lên, trở thành một cây lớn, và chim trời đến làm tổ trên cành của nó (Lc 13,18).
Chú thích___
[1] Lumières (Pháp) Enlightenment (Anh), Aufklärung (Đức): trào lưu triết học ngự trị ở Âu châu, thế kỷ XVIII.[2] Thực bào: theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, hiện tượng sinh học khi một số tế bào có khả năng bắt giữ và tiêu huỷ các phần tử đặc hay tế bào lạ (vật lạ).[3] Tạp chí America được thành lập năm 1909.[4] Karl Rahner (1904-1984) thần học gia người Đức và là tu sỹ Dòng Tên.[5] Hiện đại (moderne), hiểu theo nghĩa của triết học Khai Sáng và trong bối cảnh của Giáo hội quen gọi là chủ nghĩa hay tính tân thời. Ở đây, chúng tôi dùng từ hiện đại cho phù hợp chúng với ngôn ngữ thông dụng. (ND)[6] Syllabus errorum là tác phẩm chứa đựng “những sai lầm chính yếu của thời đại chúng ta”. Tác phẩm này đi kèm với tông thư Quanta cura của đức Piô IX, ngày 8/12/1864. 80 sai lầm được liệt kê liên quan đến các ý niệm hiện đại của thời kỳ đó (chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, chủ thuyết duy lý, thuyết Gallican…)[7] N.80 Eamon Duffy, Saints and Sinners, tr. 295.[8] Thần học gia người Ái Nhĩ Lan sinh năm 1934.[9] Believing Three Days in our God, London, 1992, tr. 10.[10] Tôi không có ý định sửa tiếng Ailen của cha Herbert McCabe, nhưng người ta bảo tôi rằng phải nói là “craic”. (Quả thực, craic là một từ gaelic mà ta có thể dịch bằng “trải qua thời gian tốt đẹp trong bầu khí trẻ thơ”).[11] God, Christ and Us, London, 2003, tr. 115.[12] “Kỷ nguyên thế tục”. Charles Taylor, triết gia người Québec, là tác giả của các tác phẩm về cuộc tranh luận thời nay chung quanh căn tính và vai trò của tâm linh cũng như là về vị trí của tính thế tục. Năm 2007, ngài đã nhận giải thưởng Templeton tưởng thưởng cho “những tiến bộ trong về nghiên cứu trong lãnh vực của những thực tại tâm linh”.[13] Le grand renfermement, xc Folie et déraison: histoire de la folie à l’âge classique, Paris, 1961.[14] “Cuộc khủng hoảng hiện nay đã biểu lộ những mối nguy tiềm tàng của sự phi tập trung hoá và nhu cầu, hình như, của một sự điều hoà của nhà nước mạnh hơn nền tài chánh quốc tế ». Ghi chú này được Timothy Radcliffe thêm vào, ngày 28/09/2009.[15] Nhà toán học và triết gia Anh (1872-1970).[16] Thuật ngữ này được dùng nhiều trong triết học luân lý trong thế giới nói tiếng Anh.