Thời sự Thần học – Số 3 (Tháng 9/2009), tr. 96-100
_K'Bao_
“Hãy giết tên kinh ác này”. Đây là tựa đề một cuốn phim đã được trình chiếu tại Pháp, để nói về cuộc đời đấu tranh và cái chết đau thương của một linh mục trẻ.
Phải chăng đó cũng là số phận dành sẵn cho những môn đệ đích thực của Đức Kitô? Vâng, đúng thế! Không phải như có người nhận xét rằng: Lãnh chức linh mục là được tất cả, được quyền cao chức trọng, được người ta “một bẩm hai thưa”, được của cải tiền bạc…. Bởi vì trong cái “tất cả” đó luôn luôn có sẵn cây – thập giá.
Cuốn phim “Hãy giết tên linh mục này” kể lại chuyện về cuộc đời linh mục trẻ, suốt đời mong ước cho dân được no ấm, suốt đời đấu tranh cho những quyền tự do căn bản nhất của con người. Ngài vừa là biểu tượng của lòng khao khát muốn đáp ứng trọn vẹn Tin mừng Đức Kitô, vừa là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc.
Đó là một con người khá “bình thường” bình thường như những người nông dân chân chất. Cha luôn gẫm suy và ngây ngất trước cảnh thiên nhiên bên mình. Cha thích ghi lại nhật ký những chuyện tưởng như rất bình thường, nhưng lại là những bài học hữu ích hay những kỷ niệm sâu sắc trong đời cha: một vẻ đẹp thiên nhiên đưa đến ý tưởng kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa, một công việc thường ngày đánh dấu sự kiên trì theo chân Đức Kitô… Một lần trên đường từ Hoa Kỳ trở về quê hương, khi nhìn thấy những chú cá heo nhảy nhót nô đùa trên sóng nước, cha viết trong nhật ký: “… Những chú cá heo này nhảy múa như chào vĩnh biệt ta”. Và quả thế, sau đó ngài không còn có dịp trở lại Hoa Kỳ lần thứ hai.
Nữ đạo diễn thực hiện cuốn phim nhận xét về vị linh mục: “Tôi gặp ngài năm 1981, lúc đó ngài chưa được gọi là vị anh hùng dân tộc. Ngài có vẻ là một người bình thường, đơn sơ giản dị, hơi dè dặt nhún nhường…”
Cuộc sống bình thường đó không cản ngăn, nhưng ngược lại, thúc đẩy và đưa cha dần dần trở thành một con người đấu tranh cho con người, cho những điều bình thường của con – người được toàn vẹn. Nữ đạo diễn nhận xét tiếp:
Ơn gọi sống đời tận hiến linh mục là ơn gọi khai mở từ phía Thiên Chúa. Ngài mời gọi và sắp xếp cho chúng ta bằng một ơn gọi đích danh chớ không phải một ơn gọi chung chung (thư Đức GH Gioan-Phaolô II gửi những ai sống đời tận hiến). Cuộc đời linh mục có thể được dòm ngó và đánh giá dưới nhiều khía cạnh, nhưng nhất thiết tựu trung, nó phải hoạ lại được – đời sống và sứ vụ của Đức Kitô. Thế mà, Đức Kitô Thầy của chúng ta, Ngài đã không đòi hỏi gì cho chính mình, cả những điều Ngài có quyền – đòi hỏi (Pl 2,6-8). Ngược lại, Ngài chấp nhận cái chết trên thập giá để bênh vực và giải phóng con người.
Người ta có thể thấy ở đây một vấn đề nổi cộm của đời sống linh mục hay ít ra được tiểu thuyết hoá để làm cho nổi cộm, là vấn đề độc thân linh mục. Thế nhưng, việc theo gương Thầy từ bỏ mình, đâu chỉ hạn hẹp trong vấn đề này. Và cả trong vấn đề này cũng như vấn đề khác (tiền tài, danh vọng…) đâu chỉ hạn hẹp vào những đòi hỏi của Giáo luật của tội lỗi hay của một yêu cầu mục vụ… Không, lý tưởng của đời sống linh mục là Đức Kitô không đòi hỏi gì cho mình. Một Đức Kitô đã tự huỷ mình ra không. Linh mục có thể yêu, linh mục còn có nhiều day dứt giằng co, linh mục vẫn có thể sa ngã… Tất cả đều có thể hiểu được, có thể tha thứ được. Nhưng tấm gương Đức Kitô không đòi hỏi gì cho mình thì không thể bôi mỡ, không thể cho là méo mó, lý tưởng đó không thể bị che bớt đi phần này phần khác. Tính chất Chính-Tả cũng không phải biểu hiện trong những gì lớn lao hay một “xì-căng-đan” mà biểu hiện trong những lựa chọn hằng ngày, trong lối sống thường nhật (Mt 16,23).
Sự từ bỏ tự nó không đủ giá – trị. Đức Kitô đã không từ bỏ mình để mà từ bỏ, trái lại, để giải phóng nhân loại. Cũng thế, lối sống, lựa chọn của linh mục dù có đắng cay khổ nhọc mấy, vẫn không thể làm cho người linh mục giống Thầy mình, nếu không phải là, cùng với Ngài tiếp tục công trình giải phóng con người.
Có một bài báo nói rằng Linh mục và người nghệ sĩ gặp nhau ở nơi con người. Chắc chắn rằng con người không phải là điểm hẹn của riêng gì cho nghệ sĩ và linh mục. Con người là điểm hẹn của tất cả vũ trụ này, của tất cả những gì có giá trị thực sự đối với chúng ta, bởi vì chính Thiên Chúa cũng đã qui tụ tất cả vũ trụ trong một Con Người – duy nhất: ĐỨC GIÊSU (Rm 8, 22-23).
Thế nhưng, nhắc nhở đó phải chăng cũng gợi cho linh mục những hình ảnh đấu tranh đáng để ý trong xã hội chúng ta: Nguyễn Huy Thiệp (nhà văn-tác phẩm “Tướng về Hưu”) bênh vực sự sống của các thai nhi không được diễm phúc đòi quyền sống của mình. Lưu Quang Vũ (nhà biên kịch-kịch bản “Tôi và Chúng ta” ) đã can đảm bênh vực cho con người, lấy con người làm gốc, con người trong cái “chúng ta”, trong cái “vô tận”, trong cái “công lý” của cuộc đời.
Và những hình ảnh đó phải chăng cũng là những lời chất vấn linh mục? Là những người nối tiếp sứ mệnh của Chúa Kitô, linh mục đã can đảm bênh vực cho quyền con người chưa? Đã dám nói lên những quyền căn bản của con người bị chà đạp, bị xâm phạm ở chỗ này chỗ kia chưa?... Hãy xét lại chính mình!
Tiến lên lãnh chức linh mục là bắt đầu lên đường, lên đường chu toàn sứ mạng Đức Kitô mời gọi, để gia nhập hàng ngũ những người rao giảng Đức Giêsu tử nạn thập giá (1 Cr 1,23). Trên con đường tiến vào cõi nhân sinh đó, theo gương Thầy mình, linh mục muốn cắm xuống mặt đất trần gian, ở khắp hang cùng ngõ hẻm, những cây thập giá, những thập giá biểu hiện cho cuộc đấu tranh thiện ác, biểu hiện cho một cuộc chiến thắng oai hùng, nhưng không bao giờ là một chiến thắng “an toàn tuyệt đối”. Trên con đường đó, điều quyết định chẳng phải là những người hô hào “Hãy giết linh mục này”. Lời hô hoán của dân chúng trước dinh Philatô bao giờ cũng thế thôi. Cái chết của chính Đức Kitô và cả những môn đệ Ngài không phải vì những lời hô hoán như vậy.
Theo chân Thầy, linh mục tự nguyện chấp nhận cái chết, chết trong mọi hoàn cảnh, trong từng lựa chọn, trong tất cả cuộc đời mình.
Vào lúc mà có biết bao linh mục trên thế giới tự hỏi đâu là chân tính (Identité) của mình, thì cha Kolbe đứng lên giữa chúng ta và trả lời, không phải bằng những điển từ thần học, nhưng với cả đời sống và cái chết của Ngài. Ngài chỉ cần sống như Thầy Chí Thánh – không hơn không kém - bằng cách trưng ra dấu chứng về “tình yêu lớn nhất”. Bằng chứng đó là dấu trắc nghiệm mà Phúc âm đề ra, để biết người ta thuộc về Đức Kitô hay không. “Không phải tất cả mọi người đều có thể làm anh hùng, nhưng từ chối không chịu nhắm tới lý tưởng ấy nữa, phải chăng là một thất bại?”
Đó là một con người khá “bình thường” bình thường như những người nông dân chân chất. Cha luôn gẫm suy và ngây ngất trước cảnh thiên nhiên bên mình. Cha thích ghi lại nhật ký những chuyện tưởng như rất bình thường, nhưng lại là những bài học hữu ích hay những kỷ niệm sâu sắc trong đời cha: một vẻ đẹp thiên nhiên đưa đến ý tưởng kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa, một công việc thường ngày đánh dấu sự kiên trì theo chân Đức Kitô… Một lần trên đường từ Hoa Kỳ trở về quê hương, khi nhìn thấy những chú cá heo nhảy nhót nô đùa trên sóng nước, cha viết trong nhật ký: “… Những chú cá heo này nhảy múa như chào vĩnh biệt ta”. Và quả thế, sau đó ngài không còn có dịp trở lại Hoa Kỳ lần thứ hai.
Nữ đạo diễn thực hiện cuốn phim nhận xét về vị linh mục: “Tôi gặp ngài năm 1981, lúc đó ngài chưa được gọi là vị anh hùng dân tộc. Ngài có vẻ là một người bình thường, đơn sơ giản dị, hơi dè dặt nhún nhường…”
Cuộc sống bình thường đó không cản ngăn, nhưng ngược lại, thúc đẩy và đưa cha dần dần trở thành một con người đấu tranh cho con người, cho những điều bình thường của con – người được toàn vẹn. Nữ đạo diễn nhận xét tiếp:
… Ngài luôn tỏ ra tích cực bênh vực những người bị áp bức. Đối diện với ngài, ta có cảm tưởng như đứng trước một vị linh hướng… Ngài như mang trong mình một tia – sáng lạ lùng mà tôi gọi là đặc sủng, nhưng không mang tính chất cuồng tín… Vị linh mục được dân chúng kính trọng và yêu mến như một vị anh hùng dân tộc.
Cuốn phim bắt đầu với cảnh các chiến xa hùng mạnh, biểu tượng cho thế lực thù nghịch của con người. Đối diện với sức mạnh đó, là các cuộc biểu tình nói lên sự liên kết và đấu tranh của con người. Rồi cảnh buồn tẻ một quốc gia bị thế giới bên ngoài cô lập… Cao điểm là giờ phút hy sinh của vị – linh mục: Năm đó là năm 1984, vị linh mục mới 37 tuổi, tuổi xuân đầy hứa hẹn của đời người. Sau một cuộc lễ, ngài hướng dẫn dân chúng suy niệm 5 mầu nhiệm mùa thương… Vị linh mục lên xe trở về nhà. Trên đường về, cha bị chặn xét – giấy tờ và hành trang, rồi bị đánh tới tấp vào đầu vào cổ bằng dùi cui. Sau đó bị nhét vào bao và ném xuống sông…
Nêu lên cuộc đời linh mục trong hoàn cảnh cụ thể, không phải để trình bày một thế đứng hay một lập trường chính trị nào mà chỉ muốn nói lên mầu nhiệm của một cuộc đời, mầu nhiệm của biến cố Đức Kitô trong mọi hoàn cảnh, mầu nhiệm sự chết của Ngài được thể hiện, nhất là trong cuộc đời linh mục. Ở bất cứ không gian, thời gian nào, luôn có những thế lực, nhân loại hay cơ chế, vô tính hay hữu ý, thiện tâm hay ác tâm… chống lại con người, những dòng máu cứu chuộc tẩy rửa cuộc sống nhân sinh.
Cuốn phim như muốn nhắc lại cuộc đời Đức Kitô, Ngài chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá. Cái chết đó mặc khải bộ mặt tội lỗi của con người trong mọi hoàn cảnh, đó là bộ mặt của những “con quỉ không có hình dạng riêng” (xc Dumbazê trong “Qui luật muôn đời”), và đồng thời cũng mặc khải tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày trong mọi hoàn cảnh, đó là một tình yêu hy sinh, tình yêu hiến dâng.
Bước vào đời linh mục, là quyết chí bước theo Đức Kitô, trở thành một Đức Kitô cụ thể trong cuộc sống hiện tại, là chấp nhận “cái chết” tự nguyện, cái chết muôn hình vạn trạng: Tổng giám mục Romero bị sát hại dưới chân bàn thờ đang khi dâng lễ, cha Kolbe hy sinh chết tha trong ngục tù Đức quốc xã, mục sư Martin King bị ám sát khi đấu tranh cho bình đẳng… Và trong chiều hướng đó, không cần phải là cái chết thực thụ, mà ngay cả những lựa chọn, chấp nhận hy sinh thường ngày trong – đời sống, đã là lên đường tiến về cái chết.
Họa Lại Cuộc Đời Đức Kitô
Nêu lên cuộc đời linh mục trong hoàn cảnh cụ thể, không phải để trình bày một thế đứng hay một lập trường chính trị nào mà chỉ muốn nói lên mầu nhiệm của một cuộc đời, mầu nhiệm của biến cố Đức Kitô trong mọi hoàn cảnh, mầu nhiệm sự chết của Ngài được thể hiện, nhất là trong cuộc đời linh mục. Ở bất cứ không gian, thời gian nào, luôn có những thế lực, nhân loại hay cơ chế, vô tính hay hữu ý, thiện tâm hay ác tâm… chống lại con người, những dòng máu cứu chuộc tẩy rửa cuộc sống nhân sinh.
Cuốn phim như muốn nhắc lại cuộc đời Đức Kitô, Ngài chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá. Cái chết đó mặc khải bộ mặt tội lỗi của con người trong mọi hoàn cảnh, đó là bộ mặt của những “con quỉ không có hình dạng riêng” (xc Dumbazê trong “Qui luật muôn đời”), và đồng thời cũng mặc khải tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày trong mọi hoàn cảnh, đó là một tình yêu hy sinh, tình yêu hiến dâng.
Bước vào đời linh mục, là quyết chí bước theo Đức Kitô, trở thành một Đức Kitô cụ thể trong cuộc sống hiện tại, là chấp nhận “cái chết” tự nguyện, cái chết muôn hình vạn trạng: Tổng giám mục Romero bị sát hại dưới chân bàn thờ đang khi dâng lễ, cha Kolbe hy sinh chết tha trong ngục tù Đức quốc xã, mục sư Martin King bị ám sát khi đấu tranh cho bình đẳng… Và trong chiều hướng đó, không cần phải là cái chết thực thụ, mà ngay cả những lựa chọn, chấp nhận hy sinh thường ngày trong – đời sống, đã là lên đường tiến về cái chết.
Ơn gọi sống đời tận hiến linh mục là ơn gọi khai mở từ phía Thiên Chúa. Ngài mời gọi và sắp xếp cho chúng ta bằng một ơn gọi đích danh chớ không phải một ơn gọi chung chung (thư Đức GH Gioan-Phaolô II gửi những ai sống đời tận hiến). Cuộc đời linh mục có thể được dòm ngó và đánh giá dưới nhiều khía cạnh, nhưng nhất thiết tựu trung, nó phải hoạ lại được – đời sống và sứ vụ của Đức Kitô. Thế mà, Đức Kitô Thầy của chúng ta, Ngài đã không đòi hỏi gì cho chính mình, cả những điều Ngài có quyền – đòi hỏi (Pl 2,6-8). Ngược lại, Ngài chấp nhận cái chết trên thập giá để bênh vực và giải phóng con người.
Không Đòi Hỏi Cho Mình…
Người ta có thể thấy ở đây một vấn đề nổi cộm của đời sống linh mục hay ít ra được tiểu thuyết hoá để làm cho nổi cộm, là vấn đề độc thân linh mục. Thế nhưng, việc theo gương Thầy từ bỏ mình, đâu chỉ hạn hẹp trong vấn đề này. Và cả trong vấn đề này cũng như vấn đề khác (tiền tài, danh vọng…) đâu chỉ hạn hẹp vào những đòi hỏi của Giáo luật của tội lỗi hay của một yêu cầu mục vụ… Không, lý tưởng của đời sống linh mục là Đức Kitô không đòi hỏi gì cho mình. Một Đức Kitô đã tự huỷ mình ra không. Linh mục có thể yêu, linh mục còn có nhiều day dứt giằng co, linh mục vẫn có thể sa ngã… Tất cả đều có thể hiểu được, có thể tha thứ được. Nhưng tấm gương Đức Kitô không đòi hỏi gì cho mình thì không thể bôi mỡ, không thể cho là méo mó, lý tưởng đó không thể bị che bớt đi phần này phần khác. Tính chất Chính-Tả cũng không phải biểu hiện trong những gì lớn lao hay một “xì-căng-đan” mà biểu hiện trong những lựa chọn hằng ngày, trong lối sống thường nhật (Mt 16,23).
Cho Sự Nghiệp Giải Phóng
Sự từ bỏ tự nó không đủ giá – trị. Đức Kitô đã không từ bỏ mình để mà từ bỏ, trái lại, để giải phóng nhân loại. Cũng thế, lối sống, lựa chọn của linh mục dù có đắng cay khổ nhọc mấy, vẫn không thể làm cho người linh mục giống Thầy mình, nếu không phải là, cùng với Ngài tiếp tục công trình giải phóng con người.
Có một bài báo nói rằng Linh mục và người nghệ sĩ gặp nhau ở nơi con người. Chắc chắn rằng con người không phải là điểm hẹn của riêng gì cho nghệ sĩ và linh mục. Con người là điểm hẹn của tất cả vũ trụ này, của tất cả những gì có giá trị thực sự đối với chúng ta, bởi vì chính Thiên Chúa cũng đã qui tụ tất cả vũ trụ trong một Con Người – duy nhất: ĐỨC GIÊSU (Rm 8, 22-23).
Thế nhưng, nhắc nhở đó phải chăng cũng gợi cho linh mục những hình ảnh đấu tranh đáng để ý trong xã hội chúng ta: Nguyễn Huy Thiệp (nhà văn-tác phẩm “Tướng về Hưu”) bênh vực sự sống của các thai nhi không được diễm phúc đòi quyền sống của mình. Lưu Quang Vũ (nhà biên kịch-kịch bản “Tôi và Chúng ta” ) đã can đảm bênh vực cho con người, lấy con người làm gốc, con người trong cái “chúng ta”, trong cái “vô tận”, trong cái “công lý” của cuộc đời.
Và những hình ảnh đó phải chăng cũng là những lời chất vấn linh mục? Là những người nối tiếp sứ mệnh của Chúa Kitô, linh mục đã can đảm bênh vực cho quyền con người chưa? Đã dám nói lên những quyền căn bản của con người bị chà đạp, bị xâm phạm ở chỗ này chỗ kia chưa?... Hãy xét lại chính mình!
Tiến lên lãnh chức linh mục là bắt đầu lên đường, lên đường chu toàn sứ mạng Đức Kitô mời gọi, để gia nhập hàng ngũ những người rao giảng Đức Giêsu tử nạn thập giá (1 Cr 1,23). Trên con đường tiến vào cõi nhân sinh đó, theo gương Thầy mình, linh mục muốn cắm xuống mặt đất trần gian, ở khắp hang cùng ngõ hẻm, những cây thập giá, những thập giá biểu hiện cho cuộc đấu tranh thiện ác, biểu hiện cho một cuộc chiến thắng oai hùng, nhưng không bao giờ là một chiến thắng “an toàn tuyệt đối”. Trên con đường đó, điều quyết định chẳng phải là những người hô hào “Hãy giết linh mục này”. Lời hô hoán của dân chúng trước dinh Philatô bao giờ cũng thế thôi. Cái chết của chính Đức Kitô và cả những môn đệ Ngài không phải vì những lời hô hoán như vậy.
Theo chân Thầy, linh mục tự nguyện chấp nhận cái chết, chết trong mọi hoàn cảnh, trong từng lựa chọn, trong tất cả cuộc đời mình.
Tình Yêu Lớn Nhất
Vào lúc mà có biết bao linh mục trên thế giới tự hỏi đâu là chân tính (Identité) của mình, thì cha Kolbe đứng lên giữa chúng ta và trả lời, không phải bằng những điển từ thần học, nhưng với cả đời sống và cái chết của Ngài. Ngài chỉ cần sống như Thầy Chí Thánh – không hơn không kém - bằng cách trưng ra dấu chứng về “tình yêu lớn nhất”. Bằng chứng đó là dấu trắc nghiệm mà Phúc âm đề ra, để biết người ta thuộc về Đức Kitô hay không. “Không phải tất cả mọi người đều có thể làm anh hùng, nhưng từ chối không chịu nhắm tới lý tưởng ấy nữa, phải chăng là một thất bại?”