Thời sự Thần học - Số 93, tháng 08/2021, tr. 145-174
_Cebrià M. Pifarré_
Sau khi giới thiệu sơ lược các hình thức thánh thiện của Kitô giáo Đông phương, tác giả dừng lại lâu hơn ở linh đạo bên Nga, và giới thiệu những khuôn mặt tiêu biểu: các sư phụ linh hướng, các ẩn sĩ chú trọng đến việc thanh luyện con tim, thánh thiện trong đời sống thường nhật, thánh thiện qua lòng trắc ẩn phổ quát.
I. Những hình thức thánh thiện của Kitô giáo Đông phương
II. Sự ra đời và phát triển của linh đạo Nga-Slav
III. Đồng hành thiêng liêng với các staretz: Seraphim Sarov
IV. Các thánh sư phụ Optina: Macariô và Ambrôsiô
V. Théophane ẩn sĩ, nhà thần học của trái tim
VI. Thánh thiện trong đời sống thường nhật: Ivan Kronstadt và Người lữ hành nước Nga
VII. Khẩn cầu cho toàn dân: Silvano Núi Athos
Nguồn: La santidad en el Oriente cristiano, in: Anuario de Historia de la Iglesia 12 (2003), 145-127.
Chú thích về việc dịch thuật vài từ ngữ chuyên môn:- Metropolita: giáo trưởng (tương đương với tổng giám mục), thấp hơn thượng phụ.
- Hesychasmus: Phong trào tâm linh chú trọng đến sự an tĩnh (hesychia) bên ngoài cũng như bên trong để kết hiệp với Thiên Chúa.
- Staretz được dịch là “sư phụ”, mặc dù nghĩa đen là “trưởng lão”. Sư phụ được xưng là “cha”, tuy không hẳn là linh mục.
I. Những hình thức thánh thiện của Kitô giáo Đông phương
Cơ cấu các tòa thượng phụ đưa chúng ta đến các tòa cổ kính ở Antiôkia bên Syria và Alexandria, cùng với hai gia đình phụng vụ xuất phát từ đấy[2]. Nó cũng gợi lên Giáo hội mẹ ở Giêrusalem, trở thành trung tâm hành hương từ thế kỷ IV, mà phụng vụ trở nên kiểu mẫu cho các nghi điển bên Đông cũng như bên Tây. Về tòa thượng phụ Constantinopolis, chỉ cần nhớ đến vai trò của Basileus (Hoàng đế), triệu tập bảy đại công đồng hoàn vũ hoặc tại thủ đô hay tại những vùng lân cận, trong đó những cuộc tranh luận nóng bỏng về mầu nhiệm Tam vị và Kitô học đã in dấu sâu đậm vào thần học và linh đạo bên Đông[3]. Chính vì thế mà các cuộc tranh luận Kitô học tại bảy công đồng, được thánh Gioan Đamascô tóm lại trong quyển sách De fide orthodoxa, đã trở nên một nhân tố căn bản tạo hình cho Đông phương Kitô giáo[4], mang đậm nét của linh đạo các giáo phụ, trong đó thần học và sự thánh thiện không hề tách rời nhau, với những đặc trưng là: lòng đạo đức khách quan và mang chiều kích cộng đoàn, cảm thức về mầu nhiệm, giá trị của lời nói, ý nghĩa của Kinh Thánh[5].
II. Sự ra đời và phát triển của linh đạo Nga-Slav[6]
1) Giai đoạn khởi đầu, đặt trung tâm ở Kiev, được tượng trưng nơi thánh Theođôsiô thuộc đan viện Pecersk. Những vị thánh được tuyên phong đầu tiên trong vương quốc Kiev là Boris và Gleb, những hoàng tử của thánh Vladimir (+ 1015), và tuy là nạn nhân của một tội phạm chính trị nhưng họ được tôn kính do cái chết mang tính cách thanh luyện.
2) Giai đoạn hai, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, thủ đô được dời từ Kiev sang Moskva, và đặc điểm là tinh thần dân tộc nổi lên vào lúc phải chiến đấu với người Tartati ở phía Đông và người man-di ở phía Tây. Chính vào giai đoạn này, sau khi Constantinopolis sụp đổ (1053), dân tộc Slav ý thức về linh hồn Kitô giáo của mình. Nghệ thuật tôn giáo, được cảm hứng từ byzantinô, đã phát triển với những khuôn mặt sáng chói như Theophanes Hy-lạp (k.1340-1410) khi về thủ đô đã đưa nghệ thuật icôn vào phong trào Hesychasmus. Qua người môn sinh xuất chúng Andrej Rubl’ov (k.1360ca.-1427), thuộc đan viện Thiên Chúa Tam Vị ở Moskva, ta thấy lòng khát khao muốn diễn tả nơi các icôn ý tưởng của đời nội tâm và sự hiệp thông với Thiên Chúa Tam Vị[9]. Trong giai đoạn này nổi bật khuôn mặt của thánh Sergio Radonez (+1392), cha của một đoàn ngũ các thánh, và cuốn tiểu sử của ngài trở thành một thứ cẩm nang của đời sống tu đức. Vào thời suy thoái của các đan viện, có hai khuôn mặt cải tổ nổi lên vào thế kỷ XV: thánh Nilus Sorsky (+1508), cổ động một Kitô giáo của sự biến hình, ngôn sứ, dựa theo truyền thông tâm linh của đức thanh bần và chiêm ngắm huyền nhiệm[10]; còn thánh Iosif Volokolamsk (+ 1515) thì lại chủ trương đối lập, nghĩa một Kitô giáo có cơ cấu tổ chức[11]. Những tình hình căng thẳng tựa như cuộc phân ly (Raskol) của những “tín hữu thủ cựu” năm 1666[12], cũng như việc latinh-hóa của các nhà thần học Kiev và chính sách độc tài thế-tục-hóa của Phêrô Đại Đế (ông bãi bỏ chức Thượng phụ Moskva và thay thế bằng Công nghị) đã không ngăn cản sự phát triển của đời thánh thiện, như chúng ta thấy nơi chứng tá của giám mục Dimitrio Rostov (tk. XVII).
3) Giai đoạn ba, mà chúng tôi muốn dừng lại trong bài này, kéo dài từ giữa thế kỷ XVIII cho đến ngày nay. Sự thánh thiện “phát triển dưới bóng đen của biến cố chính trị, trong cảnh thinh lặng của các đan viện”[13]. Trong những tác giả tâm linh của giai đoạn này, nổi nhất là Tikhón Zadonsk (+1783), tác giả của Kho tàng thiêng liêng ẩn giấu trong thế giới, đưa ra những chỉ dẫn thực hành, tập nhìn thiên nhiên như “cuốn sách thiêng liêng”, bởi vì đứng trước thế giới, con người không phải là một quan sát viên, nhưng có nghĩa vụ thánh hóa thế giới bằng cách linh hoạt nó qua việc hợp tác với Thần Khí ban sự sống[14]. Tuy nhiên, việc canh tân đời sống đan tu bên Nga và quảng bá kinh nguyện Chúa Giêsu trên vùng đất Slav là do công lao của Paisy Velichkovsky[15] (+ 1794). Không thỏa mãn vì những lớp thần học ở Kiev, và sau vài năm kinh nghiệm đan tu trên núi Athos, Paisy thành lập hai đan viện ở Moldavia, làm nên hai ngọn đèn rực sáng làm khơi dậy một cuộc thức tỉnh tinh thần, đặc biệt là nhờ việc chuyển dịch cuốn Philokalia tuyển tập các bản văn bàn về việc cầu nguyện hesychia (Dobrotoljubie, xuất bản năm 1793)[16]. Các nhà tư tưởng và văn hào Nga trong thế kỷ XIX và XX cũng góp phần không nhỏ vào cuộc thức tỉnh này[17].
Trong những khuôn mẫu thánh thiện nổi bật trong thế kỷ XIX-XX, chúng tôi xin trình bày ở đây vài khuôn mặt mà cuộc sống khiêm tốn, cầu nguyện sốt sắng và bác ái đã trở thành chứng nhân Nước Trời. Những bức thư, những huấn dụ thiêng liêng và luật sống của những con người say mê Thiên Chúa toát ra ngọn lửa huyền nhiệm như hoa trái của cảm nghiệm trong Thánh Linh.
III. Đồng hành thiêng liên với các staretz
Tiếp nhận linh đạo Hy-lạp, truyền thống về các sư phụ starcestvo (nhấn mạnh đến sự vâng phục một cha thiêng liêng, staretz[18]) đã góp phần rất lớn vào việc canh tân các đan viện.
Thánh Sêraphim Sarov, bức icôn của sự thánh thiện nước Nga[19]
Tôi hỏi: “Làm thế nào con biết được rằng mình được ơn Chúa Thánh Linh?”… Thế rồi, cha Sêraphim đặt hai tay của ngài lên vai tôi và nói: “Cả hai chúng ta đang ở trong sự sung mãn của Thánh Linh… Con hãy dám nhìn vào cha, đừng sợ. Thiên Chúa ở với chúng ta”. Lúc ấy tôi nhìn vào mặt cha, và một sự sợ hãi xâm nhập vào người. Các bạn hãy tưởng tượng khuôn mặt của một con người nói với các bạn giữa mặt trời rực rỡ giữa ban ngày. Các bạn thấy môi của ngài mấp máy, cặp mắt của ngài biến đổi, các bạn nghe tiếng nói của ngài, các bạn thấy có ai đang đỡ bạn trên lưng nhưng bạn không thấy bàn tay hay khuôn mặt của người ấy mà chỉ thấy một tia sáng chói lòa ra xung quanh, và soi sáng lớp tuyết đang phủ trên cánh đồng... Cha Sêraphim hỏi tôi: “Con cảm thấy thế nào?” Tôi thưa: “Con thấy rất thích thú.” “Thích thú thôi à? Con thật sự cảm thấy điều gì?”. Tôi thưa: “Con thấy an bình, một thứ an bình trong tâm hồn mà con không thể diễn tả bằng lời được” – “Hỡi linh hồn đạo đức, đây là thứ bình an mà Chúa đã nói với các môn đệ: Thầy ban bình an cho các con, không giống như bình an mà thế gian trao tặng. Đây là bình an mà Chúa ban cho những kẻ ưu tuyển. Con cảm thấy gì nữa?” – Tôi trả lời: “Một thứ ngọt ngào lạ thường.” Ngài tiếp: “Đó là sự ngon ngọt mà Kinh Thánh nói: Con sẽ say sưa với sự phong phú của Người và Chúa làm cho thỏa thuê vì dòng suối ngon ngọt. Đó chính sự ngon ngọt làm đầy trái tim chúng ta và nó chảy vào các mạch máu của ta với niềm vui khôn tả. Con còn cảm thấy điều gì nữa?” – “Một niềm vui ngập tràn trái tim con” – “Khi Thần khí Chúa ngự xuống trên con người và soi sáng nó với những cảm hứng của Người, thì linh hồn con người tràn đầy niềm vui khôn tả, bởi Thần khí Chúa đổ tràn niềm vui vào bất cứ nơi nào Người chạm đến. Đây là niềm vui mà Chúa nói trong Tin Mừng và một phụ nữ cảm nhận khi cho một đứa bé chào đời. Con còn cảm thấy điều gì nữa, hỡi kẻ được Chúa yêu dấu?” – Tôi thưa: “Một cảm giác về sự nồng nhiệt và hương thơm mà không gì trên trái đất có thể so sánh được” – “Con nói gì vậy, sự nồng nhiệt ư? Chúng ta đang ngồi trong rừng giữa mùa đông, dưới chân chúng ta có tuyết, trên trời thì gió rít. Làm sao mà nồng nhiệt vậy?” – Tôi thưa: “Con thấy nóng như đang tắm trong nước nóng.” “Còn hương thơm thì thế nào?” – “Ở dưới đất này, không đâu có được như thế.” Cha Sêraphim mỉm cười nói: “Không có hương thơm nào sánh được với cái đang bao quanh chúng ta, bởi vì đó là hương thơm của Thánh Linh. Tuyết không tan dưới chân chúng ta, điều này có nghĩa là sức nóng không ở trong không khí, nhưng là ở trong chúng ta. Đó là sức nóng mà Thánh Linh khuyên chúng ta hãy khẩn nài Thiên Chúa trong lời nguyện: ‘Xin đốt con bằng lửa của Thánh Linh’. Khi được lửa ấy thiêu đốt, các ẩn sĩ không cảm thấy cái rét của mùa đông, bởi vì Thánh Linh dùng ân huệ của Người để bao trùm các ngài như một tấm mền ấm. Phải như vậy, bởi vì ân huệ của Chúa phải ở trong chúng ta, trong trái tim, như Chúa đã đạy: ‘Nước Thiên Chúa ở trong anh em’. Nước Thiên Chúa là ân huệ Thánh Linh – đức tin của chúng không hệ ở những lời lẽ khôn ngoan trần thế, nhưng là sự tỏ hiện quyền năng trong Thánh Linh. Và bây giờ thì cả hai chúng ta đang ở trong trạng thái ấy, như Chúa nói: ‘Có những người đang có mặt ở đây sẽ không chết trước nhìn thấy Con Người ngự đến trong vương quốc của Người’. Và đó chính là sự sung mãn của Thánh Linh”[21].
IV. Các thánh “sư phụ” ở Optina
1. Macariô Optina
Trong khi thầy Leonid là một con người chất phác và thẳng thắn, thì người kế vị Macariô Ivanov (1788-1860) là một con người học thức tinh vi, nhưng cũng là một vị sư phụ điềm đạm, kín đáo và cầu nguyện[23]. Một vài bức thư linh hướng cho phép nhận biết vài nét về linh đạo Kitô giáo, dựa trên đức khiêm nhường, đời sống cầu nguyện, được hiểu như là an bình thâm sâu, như là sự thinh lặng của linh hồn tập trung vào bình an khôn tả đứng trước sự hiện diện tôn thờ Thiên Chúa cực thánh. Cha Macariô nhắc lại rằng, muốn tiến bộ về đức khiêm nhường, ta cần được giải thoát khỏi những đam mê và tính ươn lười, cần phải ý thức về thân phận tội lỗi của mình, “sống trong thái độ quỳ gối và thống hối”. Ngài viết:
“Bạn hãy lục lọi những hang hốc đen tối sâu thẳm nhất đang vây quanh trái tim của bạn, và hãy bứng nhổ tính kiêu ngạo gặp thấy bất kỳ ở đâu. Đức khiêm nhường là khí cụ duy nhất xua đuổi hết mọi cuộc tấn công, nhưng khó mà khoác được nó lên thân ta, và nghệ thuật sử dụng nó thường bị hiểu sai, đặc biệt đối với người nào sống đời hoạt động ở giữa đời. Sự lầm than khốn khổ của con người là hậu quả của tính kiêu ngạo. Duy chỉ đức khiêm nhường mới là con đường của vui tươi, cánh cửa dẫn tới sự kết hợp diễm phúc: sự thân tình với Thiên Chúa. Bạn hãy chú ý, đừng tưởng rằng mình tốt lành, khá hơn những người khác… Chính vì buông thả theo tật kiêu ngạo mà bạn dễ bị thương tổn”[24].
Là nhân chứng của tính dè dặt khi phải bộc lộ đời sống nội tâm, bài diễn từ của cha Macariô nói những điều về Thiên Chúa và về linh hồn rất vắn tắt và quân bình, luôn phù hợp với lòng đạo đức phụng vụ của Giáo hội và các giáo phụ. Vì thế cha ít nói về những thị kiến hoặc những cảm nghiệm khác thường:
Không có sự hân hoan trong tâm hồn nào khác ngoài niềm vui phát sinh bởi lòng mến Chúa. Các bạn hãy cố gắng thủ đắc đức khiêm nhường và đức bác ái làm hao mòn trái tim do lòng trắc ẩn vô bờ dành cho tất cả mọi thụ tạo... Cách thức bạn diễn tả chứng tỏ rằng óc tưởng tượng của bạn đã bày ra một ảo giác rất nguy hiểm. Bạn nói rằng bạn đã thấy Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa. Bạn đừng tin theo ảo giác đó. Thị kiến về vinh quang này chỉ được ban cho kẻ nào đã thắng hết mọi đam mê và đạt được tâm hồn thanh tịnh. Những niềm an ủi và nước mắt mà không có đức khiêm nhường sâu xa kèm theo đều là cơn cám dỗ. Hãy cầu nguyện cách đơn sơ. Trái tim bạn đừng trông mong sẽ nhận được những ân huệ đặc biệt về cầu nguyện. Bạn hãy nhận rằng mình không xứng đáng được những ơn đó. Lúc ấy bạn sẽ gặp thấy an bình. Ước chi sự trống rỗng, lạnh lẽo, khô khăn lúc cầu nguyện trở thành lương thực cho đức khiêm nhường. Hãy lặp đi lặp lại: ‘Lạy Chúa, con không xứng đáng, con không xứng đáng’. Nhưng hãy nói những lời ấy cách bình tĩnh, không xao xuyến. Lời cầu nguyện khiêm tốn này, khác với lời cầu nguyện mang lại sự thích thú cho bạn, sẽ được đẹp lòng Thiên Chúa. Về việc cầu nguyện ở thánh đường, bạn hãy biết rằng nó có giá trị hơn lời cầu nguyện tại nhà riêng, bởi vì nó được dâng lên bởi tất cả cộng đoàn các tín hữu, trong số đó có lẽ nhiều người cầu nguyện với Thiên Chúa với tâm hồn khiêm tốn và thanh sạch. Thiên Chúa tiếp nhận lời cầu của cộng đoàn giống như làn hương quý giá, trong đó có cả lời cầu nguyện của bạn, mặc dù yếu ớt và vô nghĩa.
Tác giả cũng phát biểu cách kín đáo như vậy khi đề cập đến việc thực hành “Kinh nguyện Chúa Giêsu”. Ngài nói: “Duy chỉ những người có tâm tình giống như người thu thuế và đứa con hoang đàng mới có thể thực hành mà không sợ nguy hiểm”[25]. Là một người am tường các giáo phụ, với sự trợ giúp của Kyrewsky, ngài đã xuất bản nhiều tác phẩm về đời sống tâm linh[26].
“Bạn hãy lục lọi những hang hốc đen tối sâu thẳm nhất đang vây quanh trái tim của bạn, và hãy bứng nhổ tính kiêu ngạo gặp thấy bất kỳ ở đâu. Đức khiêm nhường là khí cụ duy nhất xua đuổi hết mọi cuộc tấn công, nhưng khó mà khoác được nó lên thân ta, và nghệ thuật sử dụng nó thường bị hiểu sai, đặc biệt đối với người nào sống đời hoạt động ở giữa đời. Sự lầm than khốn khổ của con người là hậu quả của tính kiêu ngạo. Duy chỉ đức khiêm nhường mới là con đường của vui tươi, cánh cửa dẫn tới sự kết hợp diễm phúc: sự thân tình với Thiên Chúa. Bạn hãy chú ý, đừng tưởng rằng mình tốt lành, khá hơn những người khác… Chính vì buông thả theo tật kiêu ngạo mà bạn dễ bị thương tổn”[24].
Là nhân chứng của tính dè dặt khi phải bộc lộ đời sống nội tâm, bài diễn từ của cha Macariô nói những điều về Thiên Chúa và về linh hồn rất vắn tắt và quân bình, luôn phù hợp với lòng đạo đức phụng vụ của Giáo hội và các giáo phụ. Vì thế cha ít nói về những thị kiến hoặc những cảm nghiệm khác thường:
Không có sự hân hoan trong tâm hồn nào khác ngoài niềm vui phát sinh bởi lòng mến Chúa. Các bạn hãy cố gắng thủ đắc đức khiêm nhường và đức bác ái làm hao mòn trái tim do lòng trắc ẩn vô bờ dành cho tất cả mọi thụ tạo... Cách thức bạn diễn tả chứng tỏ rằng óc tưởng tượng của bạn đã bày ra một ảo giác rất nguy hiểm. Bạn nói rằng bạn đã thấy Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa. Bạn đừng tin theo ảo giác đó. Thị kiến về vinh quang này chỉ được ban cho kẻ nào đã thắng hết mọi đam mê và đạt được tâm hồn thanh tịnh. Những niềm an ủi và nước mắt mà không có đức khiêm nhường sâu xa kèm theo đều là cơn cám dỗ. Hãy cầu nguyện cách đơn sơ. Trái tim bạn đừng trông mong sẽ nhận được những ân huệ đặc biệt về cầu nguyện. Bạn hãy nhận rằng mình không xứng đáng được những ơn đó. Lúc ấy bạn sẽ gặp thấy an bình. Ước chi sự trống rỗng, lạnh lẽo, khô khăn lúc cầu nguyện trở thành lương thực cho đức khiêm nhường. Hãy lặp đi lặp lại: ‘Lạy Chúa, con không xứng đáng, con không xứng đáng’. Nhưng hãy nói những lời ấy cách bình tĩnh, không xao xuyến. Lời cầu nguyện khiêm tốn này, khác với lời cầu nguyện mang lại sự thích thú cho bạn, sẽ được đẹp lòng Thiên Chúa. Về việc cầu nguyện ở thánh đường, bạn hãy biết rằng nó có giá trị hơn lời cầu nguyện tại nhà riêng, bởi vì nó được dâng lên bởi tất cả cộng đoàn các tín hữu, trong số đó có lẽ nhiều người cầu nguyện với Thiên Chúa với tâm hồn khiêm tốn và thanh sạch. Thiên Chúa tiếp nhận lời cầu của cộng đoàn giống như làn hương quý giá, trong đó có cả lời cầu nguyện của bạn, mặc dù yếu ớt và vô nghĩa.
Tác giả cũng phát biểu cách kín đáo như vậy khi đề cập đến việc thực hành “Kinh nguyện Chúa Giêsu”. Ngài nói: “Duy chỉ những người có tâm tình giống như người thu thuế và đứa con hoang đàng mới có thể thực hành mà không sợ nguy hiểm”[25]. Là một người am tường các giáo phụ, với sự trợ giúp của Kyrewsky, ngài đã xuất bản nhiều tác phẩm về đời sống tâm linh[26].
2. Ambrôsiô Optina[27]
“Bạn hãy luôn cầu xin Chúa để Người ban đức khiêm nhường. Nhưng liệu ta có thể đạt được đức khiêm nhường nếu sống một cuộc đời tiện nghi? Nếu không ai quấy rầy bạn và bạn giữ được bình thản, thì làm thế nào bạn biết được tật xấu của mình? Bạn buồn rầu bởi vì bạn cho rằng mọi người đều khinh dể bạn. Nếu họ khinh dể bạn thì có nghĩa là họ giúp bạn nên khiêm nhường, và chính bạn đã xin Chúa ban đức khiêm nhường. Thế thì tại sao bạn rầu rĩ? Nếu bạn muốn được ngự trị với Đức Kitô, hãy xem Người đã cử xử thế nào với những quân thù bủa vây mình” (Thư).
Cha qua đời ngày 10 tháng 10 năm 1891, và trên mộ, các môn sinh đã khắc tấm bia như sau: “Tôi đã trở nên yếu đuối với người yếu đuối để cải tiến những người yếu đuối. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, hầu cứu vớt mọi người”[28].
V. Théophane ẩn sĩ, nhà thần học của trái tim[29]
Một khuôn mặt sáng ngời nữa của sự thánh thiện Kitô giáo Đông phương là Théophane ẩn sĩ (Feofan Zatvornik 1815-1894), tiêu biểu cho những loại đan sĩ học thức bên Nga vào giữa thế kỷ XIX. Là con của một linh mục ở Cernavsk, người chủng sinh trẻ tuổi đã đến viếng mộ của sư phụ thánh thiện Tikhon Zadonsk. Vì muốn phục vụ Giáo hội bằng việc học hành và giảng dạy thần học, cho nên anh tuyên khấn làm đan sĩ (1841) mặc dù chưa gia nhập một đan viện nào, và theo học thần học tại Kiev, rồi trở thành giáo sư ở Sankt-Peterburg. Lúc ấy, đang bận rộn vì những bổn phận dạy học, anh viết thư cho một giám mục như sau: “Con bắt đầu thấy chán vì những hoạt động hàn lâm. Con thích đến một thánh đường và ngồi yên trong đó”. Bảy năm cư trú ở Giêrusalem, từ năm 1847, đã cho phép cha học hỏi Kitô giáo Đông phương và đào sâu kiến thức về các giáo phụ. Trở về Nga, cha được bầu làm viện trưởng học viện Sankt-Peterburg (1857) cho đến khi được bổ nhiệm làm giám mục Tambov và sau đó là giám mục Vladimir (1863). Vì muốn phục vụ Giáo hội trong cảnh cô tịch, cha rút lui vào đan viện Vysen, và vào năm 1872 quyết định sống cô tịch, tuy vẫn tiếp tục việc linh hướng bằng thư tín. Cha đã sống như thế cho đến khi qua đời ngày 6/1/1894. Cha dịch sang tiếng Nga nhiều bản văn các giáo phụ bàn về việc cầu nguyện[30], đặc biệt là cuốn Philokalia[31]. Là một nhà thần học về trái tim, cha đã viết một cuốn sách dưới dạng các bức thư tựa đề: “Đời sống tâm linh là gì?”[32]. Đây là một tác phẩm với lối trình bày đơn sơ nhưng đã trở thành cổ điển của linh đạo nước Nga, vì nó hàm chứa những cảm nghiệm sâu xa và nền thần học chắc chắn: “Tất cả nghị lực của linh hồn và thân xác đều tập trung vào trái tim. Nó là khí áp kế của đời sống chúng ta”. Vì thế cần phải tìm sự thanh tịnh của con tim nhờ việc chú ý vào các tư tưởng nảy lên, và sự cầu nguyện, là “hơi thở của Thánh Linh”. Là sức mạnh cầu nguyện, Thánh Linh dẫn dắt chúng ta qua sự cầu nguyện để tới tương quan con thảo với Thiên Chúa. “Ước chi việc cầu nguyện trở thành tiêu chí của con: nếu mà nó tốt thì mọi sự đều tốt”, cha thường nói như vậy, nhắc lại lời nhắn nhủ của sư phụ Partemiô ở đan viện Kiev, khi Théophane đến thăm sau khi lãnh nhận tu phục. Sư phụ Partemiô nói:Này, hỡi các đan sĩ, các bạn đã tuân giữ một quy luật, nhưng đừng bao giờ quên điều quan trọng nhất là việc cầu nguyện, cầu nguyện liên tục, việc cầu nguyện hướng lên cùng Thiên Chúa từ Thánh Linh đang ngự trong trái tim. Các bạn đừng bao giờ quên điều đó!
Cha Théophane coi đời sống Kitô hữu như là một cuộc “tâm linh hóa tiệm tiến” của linh hồn và thân xác, và qua chúng ta mà vạn vật đều được tâm linh hóa. Bởi vì việc cầu nguyện bao gồm tất cả mọi quan năng của con người, cho nên cha phân biệt ba cấp độ cầu nguyện: cầu nguyện thân thể biểu lộ qua những cử điệu nghi thức; cầu nguyện linh hồn, tùy thuộc vào các quan năng của nó, có thể là suy tư, nghiền ngẫm, hành động (ý chí đề ra những quyết định); cầu nguyện của trái tim, thấm nhập vào chiều sâu thẳm của cá nhân và diễn tả qua cảm nghiệm sâu xa nhất của con người. Khi Thánh Linh cầu nguyện tha thiết trong trái tim người tín hữu, cho đến nỗi họ quên mọi thực tại trần thế, thì có thể nói được là sự cầu nguyện thần khí, xuất thần. Theo cha Théophane, “trạng thái cầu nguyện” – lý tưởng của các Kitô hữu bên Đông phương – là tình trạng của tất cả đời sống tâm linh, dẫn tới một trạng thái bền vững của trái tim, và theo nghĩa này, ta có thể nói đến “cảm giác của trái tim”[33]. Duy chỉ một trái tim được thanh luyện mới có thể đi vào thực tại tâm linh, và vì thế, Théophane xem trái tim như là cơ quan của việc chiêm ngắm Thiên Chúa, cao cấp hơn sự hiểu biết xuất phát từ những tư duy của trí tuệ. Thiên Chúa ngự trong chúng ta không phải khi chúng ta phát biểu một công thức bằng đầu óc, nhưng khi bộc phát từ trái tim, vì thế cha khuyên chúng ta hãy “từ cái đầu đi xuống trái tim”.
VI. Thánh thiện trong đời sống thường nhật: Ivan Kronstadt và người lữ hành nước Nga
Trong lịch sử linh đạo bên Nga thời nay, linh mục Ivan (Gioan) Kronstadt được kể vào số những người đáng mến nhất[34]. Cũng tựa như người lữ hành vô danh nước Nga, kinh nghiệm về sự thánh thiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, ở giữa dân chúng. Mồ côi cha lúc còn nhỏ, Ivan không được đào tạo về văn hóa. Khi lớn lên, anh phải nỗ lực làm việc để giúp đỡ gia đình và trang trải học phí. Thụ phong linh mục vào lúc 26 tuổi, sau khi đã kết hôn với một thiếu nữ cùng quê, cha đã dấn thân thi hành chức vụ suốt 53 năm, đặc biệt trong việc phục sự hòa giải giữa những người anh chị em của mình. Từ đâu cha múc được sức mạnh Phúc Âm cho cuộc dấn thân mục vụ, cách riêng dành cho người nghèo và bệnh tật? Tuy không phải một người uyên thâm về thần học nhưng cha có khả năng thu lượm những hoa trái lớn lao từ những nguồn mạch truyền thống tâm linh của Giáo hội, dựa trên phụng vụ và cầu nguyện. Để biết đời sống tâm linh của cha thâm thúy như thế nào nhờ lắng nghe Lời Chúa trong phụng vụ và nhờ đọc sách của các tác giả tâm linh, ta có thể đọc một đoạn trong Nhật ký thiêng liêng: “Lạy Chúa, xin đón nhận lời con cầu nguyện hòa với nước mắt để khẩn nài cho các con cái tinh thần của con và cho tất cả mọi Kitô hữu đang tìm cách làm đẹp lòng Chúa. Xin Chúa nhìn thấy nơi lời van xin này sự biểu lộ của tấm lòng con khi lo lắng cho họ được cứu độ và dấu hiệu của lòng tận tụy mục vụ của con. Xin cho con trở thành tiếng nói đánh thức họ khỏi ngủ mê, cặp mắt nhìn thấu tâm hồn của họ, cánh tay để dìu dắt họ trên con đường lữ hành về nước trời, để nâng họ chỗi dậy khi họ rơi vào tình trạng thiếu tin tưởng, nhút nhát, nguội lạnh. Lạy Chúa, xin hãy trở thành chính vị mục tử và thầy dạy của đàn chiên mà Chúa đã trao cho con. Xin Chúa trở thành ánh sáng, cặp mắt, đôi môi, hai tay, sự khôn ngoan cho họ thay cho con. Nhưng nhất là xin Chúa trở thành tình yêu, bởi vì con đây là kẻ tội lỗi, quá nghèo nàn”. Chứng từ của sư phụ Silvanô núi Athos, khi còn nhỏ đã đến thăm cha, sẽ cho ta biết rõ hơn:
Khi cha cử hành Thánh lễ, khuôn mặt của cha giống như khuôn mặt của một thiên sứ. Từ đó nảy ra lòng ước ao cứ muốn nhìn ngắm cha mãi[35].
Lời nguyện của cha giống như cái cột dựng từ đất lên trời. Tôi còn nhớ dân chúng vây quanh cha, sau khi kết thúc Thánh lễ, để xin cha chúc lành. Dù giữa đám đông như vậy, linh hồn cha vẫn luôn ở bên Chúa; cha không mất vẻ an bình. Bởi vì cha có lòng thương người cho nên không ngừng cầu xin cho họ: ‘Lạy Chúa, xin ban bình an của Chúa cho hết mọi người, xin ban Thánh Linh cho các tôi tới Chúa để Người đốt nóng họ bằng tình yêu và dạy dỗ họ mọi chân lý. Lạy Chúa, để cho bình an của Chúa ngự trên dân của Ngài, xin ban ơn thánh cho tất cả mọi người, ngõ hầu họ biết được tình thương của Ngài, và thưa như các tông đồ trên núi Tabor: Lạy Chúa, thật tốt đẹp biết bao được ở với Ngài’[36].
Sau cùng, theo cha Ivan Kronstadt, để có thể kêu cầu danh Chúa Giêsu, ta cần phải sống trong chân lý: “Nó là nền tảng và hình thù của mọi thụ tạo, ước gì nó trở thành nền tảng cho lời cầu của bạn… bởi vì bằng lời cầu nguyện đầy đức tin, ta sẽ được niềm vui sống”[37].
Ít bản văn giống như Tường trình của một người lữ hành Nga với cha tinh thần của mình đã góp phần vào sự quảng bá việc cầu nguyện liên lỉ cho giới bình dân. Người lữ hành là một bác nông dân. Sau khi nhận thấy những giáo huấn về việc cầu nguyện còn thiếu thốn, người lữ hành kể lại cuộc gặp gỡ với một sư phụ lão thành trong “kinh nguyện Chúa Giêsu, nội tâm và kiên trì”, và ngài trao anh quyển Philokalia. Người lữ hành luôn mang nó theo mình, và từ đó anh học được việc cầu nguyện của trái tim, liên kết với lời kêu cầu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, là kẻ tội lỗi!” được thực hành trong các đan viện bên Nga. Người lữ hành đề xuất một phương pháp đơn giản, không hoàn toàn giống như trong sách Philokalia, tuy dựa trên uy tín của nó: “Bạn hãy tưởng tượng trái tim của mình, hạ thấp cặp mắt xuống dường như đang nhìn thấu qua ngực, và hãy chú ý lắng nghe, từng nhịp đập của nó. Nhịp đập thứ nhất, bạn hãy nói ‘Lạy Chúa’, thứ hai ‘Giêsu Kitô’, thứ ba ‘xin thương xót’, thứ bốn ‘con’. Cấp thứ nhất giúp cho bạn thói quen lặp lại công thức với đôi môi. Thói quen lặp đi lặp lại sẽ kéo dài cả lúc đang ngủ.” Người lữ hành cảm thấy thích thú khi đọc kêu cầu Danh Thánh, mà bây giờ anh đọc bằng trí và tâm, kèm với nhịp tim đập và nhịp hô hấp, đến nỗi kinh nguyện này không thể nào tách rời khỏi chính cuộc sống: “Từ nay tôi đi bộ và thở không ngừng kinh nguyện Chúa Giêsu, đến nỗi nó trở thành quý giá và ngon ngọt hơn bất cứ điều gì khác ở trên đời”[38]. Những bản dịch cuốn sách Người lữ hành nước Nga sang các ngôn ngữ khác đã phổ biến kinh nguyện Chúa Giêsu trong các nước Tây Âu.
VII. Khẩn cầu cho toàn dân: Silvanô Núi Athos[39]
Lời khuyên của Chúa Giêsu hãy “yêu thương hết mọi người” và “hãy xử sự tốt đẹp với mọi người, giống như Cha trên trời” (Mt 5,44 và 48), cũng như những lời của thánh Phaolô, “Anh em là chi thể của nhau” (Ep 5,25), cha Silvanô đã mở rộng đến tất cả mọi loài thụ tạo, theo nghĩa là toàn thể vũ trụ cần được cứu độ và biến hình: “Thần khí Chúa dạy linh hồn hãy yêu mến tất cả những sinh vật, đến nỗi yêu mến mọi sinh linh, không làm hại ai, ngay cả một ngọn lá trên cây, không dày xéo một chiếc bông hoa. Như thế Thần khí Chúa dạy ta yêu hết mọi thứ hiện hữu, cảm thông với tất cả”. Thâm tín rằng mọi sinh linh đều được kêu gọi đón nhận ơn cứu độ, cha khám phá ra ơn gọi của đan sĩ là chuyển cầu cho hết mọi người: “Đối với những kẻ được tuyển chọn, Thiên Chúa ban cho họ một ơn cao cả để họ ôm ấp toàn trái đất, toàn thế giới trong tình yêu của Người… Linh hồn tôi khao khát cho mọi người được cứu độ. Tình thương Chúa muốn cho tất cả mọi người được cứu độ”. Cha Silvanô nhận thấy lòng ước ao ơn cứu độ cho tất cả mọi người được hiển hiện nơi Đức Thánh Mẫu Maria. Ý nghĩa của việc chuyển cầu cho các anh chị em có thể tóm lại trong bốn châm ngôn sau đây.
1. “Hãy yêu mến hết mọi người”
“Hãy nghe đây: linh hồn kém cỏi của con không hiểu biết Thiên Chúa; không biết Chúa yêu thương ta như thế nào, và Người mong muốn thế nào cho hết mọi người biết thống hối và sống đời đời. Thiên Chúa là tình yêu, Người đã phái Thánh Linh xuống trần gian để dạy dỗ linh hồn biết yêu thương những kẻ thù và cầu nguyện cho họ, ngõ hầu họ cũng được ơn cứu độ. Đó là tình yêu đích thực. Phúc cho ai yêu mến anh em mình, bởi anh em ta là sự sống của ta. Ai yêu thương người anh em thì có Thần khí Chúa trong linh hồn của mình. Người ban cho linh hồn được bình an và vui tươi, Người tặng ban nước mắt để khóc cho hết mọi người”[42].
2. “Hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người”
3. “Hãy khóc cho hết mọi người”
4. “Hãy thống hối cho hết mọi người”
Kết luận
Vào lúc kết thúc những ghi chú ngắn ngủi này, một câu hỏi được đặt ra: đâu là nét chung của sự thánh thiện của những con người được thu hút bởi tình yêu điên rồ của Thiên Chúa, của những con người làm bạn với thinh lặng và đơn độc, những người hướng dẫn tâm linh của dân Chúa, mà chúng tôi đã lược thuật? Có thể tóm lại như sau:
1. Ý thức mình là thành phần của Hội thánh, thân thể bí tích của Chúa Kitô. Họ muốn thông dự vào sự thánh thiện được truyền đạt trong phụng vụ (nơi bộc lộ và diễn ra các mầu nhiệm đức tin), qua đời sống đơn sơ mỗi ngày, trong sự hiệp thông yêu thương với hết mọi người và với toàn thể vũ trụ, đểu từ đó họ không ngừng khẩn nài ơn cứu độ.
2. Thái độ cung kính và khiêm tốn trước mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa, được cảm nhận như là sự hiện diện gần gũi của tình yêu cứu độ cho hết mọi người. Thái độ này được diễn tả qua việc tìm kiếm trái tim như là nơi dành cho Chúa ngự, ở đó họ khám phá sự gần gũi với hết mọi người và mọi vật.
3. Chân dung của Đức Kitô mà các vị sư phụ người Nga truyền lại cho chúng ta là chân dung của Thiên Chúa tự hủy mình vì phần rỗi chúng ta (Pl 2,6), người anh khiêm hạ của những kẻ nghèo hèn. Từ đó nảy sinh lòng trắc ẩn đối với những người chịu đau khổ. Đây là một nét chung cho những chứng nhân của Triều đại Thiên Chúa đã đến trần gian. “Này người anh em của tôi, niềm vui của tôi, Chúa Kitô phục sinh”, đó là câu nói của cha Seraphim mỗi khi có người đến thăm.
3. Chân dung của Đức Kitô mà các vị sư phụ người Nga truyền lại cho chúng ta là chân dung của Thiên Chúa tự hủy mình vì phần rỗi chúng ta (Pl 2,6), người anh khiêm hạ của những kẻ nghèo hèn. Từ đó nảy sinh lòng trắc ẩn đối với những người chịu đau khổ. Đây là một nét chung cho những chứng nhân của Triều đại Thiên Chúa đã đến trần gian. “Này người anh em của tôi, niềm vui của tôi, Chúa Kitô phục sinh”, đó là câu nói của cha Seraphim mỗi khi có người đến thăm.
4. Vai trò tiên khởi của Thánh Linh trong cảm nghiệm Kitô giáo, là giúp cho tín hữu cầu nguyện bằng trái tim và hiểu lời Kinh Thánh. Thánh Linh dẫn đưa tín hữu vào đời sống Thiên Chúa Tam vị, và ban ơn để hiểu biết trái tim con người, ơn cardiognosis và diakrisis, nghĩa là khả năng phân định những tư tưởng và ước muốn của con người, mà duy chỉ Thiên Chúa mới thấu biết những bí nhiệm của nó.
5. Sau cùng, niềm xác tín về đặc tính trực giác, huyền nhiệm và Giáo hội của chân lý, chân lý biết được nhờ tình yêu (Berdiaev) và cho phép chiêm ngắm thế giới như là vẻ đẹp của Thiên Chúa, và chiêm ngắm Đức Kitô, “vẻ huy hoàng của Chúa Cha” (Ga 14,9) như là vẻ đẹp tuyệt diệu. Điều này được diễn tả nhờ các icôn, nơi gặp gỡ giữa thế giới thiên quốc của Thiên Chúa và các thánh của Người, với thế giới trần thế được tụ họp trong Giáo hội, trong một sự chiêm ngắm nâng cao lên tới Thiên Chúa, và trong ân sủng được thông ban cho loài người.
Chú thích
[1] Thư mục về Kitô giáo Đông phương rất dồi dào: N. Zernov, Cristianismo Oriental, Guadarrama, Madrid 1962; Olivier Clément, L’Église orthodoxe, Paris 1961; W. de Vries, Ortodoxia y catolicismo, Herder, Barcelona 1967; Paul Evdokimov, La Ortodoxia, Ed. 62, Barcelona 1969; Jean Meyendorff, La Iglesia ortodoxa ayer y hoy, Desclée de Brouwer, Bilbao 1969; N. Affanassieff, L’Église du Saint-Esprit, Paris 1971; A. Schmemann, Le grand carême. Ascèse et liturgie dans l’Église orthodoxe, Abbaye de Bellefontaine, Bégrolles-en-Mauge 1974; T. Spidlik, La spiritualité de l’Orient chrétien. Manuel systématique, en «OCA» 206, Roma 1978; V. Péri, La «Grande Chiesa» Bizantina. L’ambito ecclesiale dell’Ortodossia, Brescia 1981; Vladimir Lossky, La teología mística de la Iglesia de Oriente, Herder, Barcelona 1982; D. Staniloae, Le genie de l’Orthodoxie. Introduction, Paris 1985; J. Zizioulas, Being as Communion, Crestwood, New York 1985; S. Runciman, Bizancio: estilo y civilización, Madrid 1988; Nicolas Lossky, Orthodoxie-Orthodoxie moderne et contemporaine, en Jean-Yves Lacoste, Dictionnaire critique de théologie, PUF, Paris 1998, pp. 830-835.
[2] Do ngành Alexandria nảy ra các nghi điển Copto và Etiôpicô. Do ngành Antiôkia nảy ra nghi điển Syriac, Tây (Syro-Antiokênô, Byzantinô, Armêni) và Đông (Calđê). Tất cả gia sản thần học và tâm linh của một Giáo hội được bao gồm trong phụng vụ.
[3] Tòa Constantinopolis không bao giờ can thiệp giống như tòa Rôma vào những vùng nằm trong mạn Đông của đế quốc, lại càng không đụng đến những cộng đồng nằm bên ngoài biên cương, bởi vì những vùng này đôi khi có nguồn gốc cố cựu và sống trong những nước có văn hóa xa xưa, chẳng hạn Ai-cập hoặc Syro-Mesopotamia, rất hãnh diện về truyền thống và ngôn ngữ của mình.
[4] Trong hàng những bậc thầy về việc cầu nguyện đời đan tu, nổi bật nhất là thánh Athanasiô, các giáo phụ Cappadoxia, Evagriô Pónticô (+399) và Gioan Clímacô (+k.649). Lưu truyền này được thu thập bởi Simeon Novus Theologus (+ 1022), một đan sĩ tu viện Studios ở Constantinopolis, vị thầy của việc cầu nguyện liên kết với hít thở và ánh sáng. Trong thế kỷ XIII và XIV, mặc dù đế quốc đã suy yếu, tiếng nói của Byzantium vẫn còn được quan tâm nhờ huyền bí hesychasmus.
[5] Về tầm quan trọng của phụng vụ bên Đông phương, xem M. Pellegrino, Padres y liturgia, in: D. Sartore-M. Triacca et al. (eds.); Nuevo Diccionario de Liturgia, Paulinas, Madrid 1989, tr. 1538-1546. Lòng đạo đức khách quan được phát triển trong bầu khí đời sống phụng vụ sâu đậm. Cốt lõi của nó, “mặc dù không phủ nhận sự tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa và với Đức Kitô”, là mầu nhiệm Thiên Chúa Tam vị và mầu nhiệm Nhập thể mà ta phải tin kính thờ lạy, và đưa vào cuộc sống, ngõ hầu cuộc đời người tín hữu được định hướng “không dựa theo tâm tình chóng qua, nhưng dựa theo thực tại được tin nhận, suy ngắm và sinh sống”. Lòng đạo đức khách quan không thể tách rời khỏi mầu nhiệm, nghĩa là cảm thức về hồng ân đến từ Thiên Chúa mà con người đón nhận trong tâm tình thờ lạy và ca ngợi, và được diễn tả trong huấn giáo. Sự thánh thiện mang chiều kích Giáo hội, đặt trung tâm nơi cuộc cử hành Thánh lễ do giám mục chủ tọa. Với ý thức họp nên một cộng đoàn cầu nguyện, hiệp thông với tất cả các Giáo hội. Các giáo phụ Hy-lạp mở rộng khái niệm mầu nhiệm đến con người, là nhân vị và hình ảnh của Thiên Chúa cá vị, mà bản tính đích thực của con người là sự thiên hóa. Thần học Đông phương khởi đi từ cá vị rồi mới đến bản tính, cũng tựa như mầu nhiệm Tam vị: ba cá vị họp nên một Thiên Chúa duy nhất, một bản tính tuyệt đối. Mầu nhiệm này vượt quá mọi sự hiểu biết, và chỉ có thể biết được khi mà, dưới ánh sáng của đức tin, con người họa lại đời sống Tam vị, nhờ sự hiệp thông với các cá vị khác, trong tự do và tình thương.
[6] X. S.W. Swierkosz-Lenart, Le origini e lo sviluppo della cristianita slavo-bizantina, Roma 1992; Igor Smolitsch, Moines de la sainte Russie, Mame, Paris 1967.
[7] Sau khi tan vỡ cuộc hợp nhất tại công đồng Firenze (1438-1439), Giáo hội Chính thống rơi vào tình trạng bảo thủ và xác định truyền thống phụng vụ Syro-Byzantinô làm mẫu mực (khác với việc nhìn nhận tính đa nguyên trước đó). Với cuộc hợp nhất Brest-Litovsk năm 1596, một thiểu số tín hữu Chính thống ở Ukren và Bạch Nga liên kết với Rôma. Ảnh hưởng của Tin lành Calvin trên đức cha Cyrillo Lukaris thượng phụ Constantinopolis năm 1626 không quan trọng lắm và đã bị phản đối bởi hai đức cha Petro Moghila, giáo trưởng Kiev và Đositeo, thượng phụ Giêrusalem. Nhưng hai tòa giáo chủ này cũng chịu ảnh hưởng không ít của truyền thống Latinh.
[8] Paul Evdokimov, La Ortodoxia, tr. 35.
[9] Andrej Rubl’ov (Andrea Rublev) sống phần lớn cuộc đời ở đan viện Ba ngôi của thánh Sergio tại Moscova. Bức icôn về Tam vị của người, hiện được lưu trữ ở viện bảo tàng Tretjakov ở Moscova, là một tác phẩm tuyệt vời: cảm hứng từ cảnh hiếu khách mà ông Abraham dành cho ba vị thiên sứ, nó diễn tả tình yêu liên kết Thiên Chúa Tam Vị nhờ chuyển động vòng tròn của ba khuôn mặt của ba thiên sứ nghiêng đầu về nhau. Quang cảnh này nhắc nhở những người chiêm ngắm nó rằng tất cả mọi người đều được mời gọi tham dự vào mầu nhiệm hiệp thông của Thiên Chua trong bữa tiệc cưới của Con Chiên. Công đồng “100 chương” (Stoglav, năm 1551) đã tuyên bố bức icôn Tam Vị này là mẫu mực cho các icôn của Chính thống giáo.
[10] Sau một thời gian tu hành ở Núi Athos, trong cuốn Quy luật cho các ẩn sĩ, thánh Nilus khuyến khích việc cầu nguyện của trái tim dựa theo giáo huấn của Grêgorio Sinaita (1255-1346). Người ta cho rằng thánh Nilus là kẻ truyền bá lý tưởng hesychasmus cho dân tộc Slav. Cfr. Igor Smolitsch, Moines de la Sainte Russie, tr. 58-63.
[11] Về thánh Iosif Volokolamsk xem T. Spidlik, Los grandes místicos rusos, Ciudad Nueva, Madrid 1986, tr. 101-116.
[12] Tên đặt cho phản ứng mạnh mẽ của phong trào do linh mục Avvakum điều khiển chống lại việc sửa đổi các sách phụng vụ do sáng kiến của đức cha Nikon, thượng phụ Moskva (1605-1681). Nguyên nhân xa của nó là đầu óc nệ hình thức trong việc cử hành phụng vụ, muốn bảo vệ sự trung thành với quá khứ hơn là với Chân lý.
[13] Paul Evdokimov, Ortodoxia, tr. 37.
[14] Các bản văn trong Tomás Spidlik, Los grandes místicos rusos, tr. 59-65.
[15] Páisij Velitchkovskij, Autobiographie d’un starets (“Spiritualité Orientale” 54), Abbaye de Bellefontaine 1991. Xem thêm Igor Moines de la Sainte Russie, cit., tr. 80-104.
[16] Việc phục hồi truyền thống Hesychasmus, vào giữa thời kỳ Khai sáng bên Tây Âu, khởi đi từ Núi Athos với việc biên chép tuyển tập những bản văn tu đức và huyền bí – Các sư phụ sa mạc và văn gia đời sống tâm linh từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV – về việc cầu nguyện liên lỉ hay kinh nguyện Chúa Giêsu. Tác giả của bộ sưu tập này là Nicođêmo Hagiorita (“Núi Thánh”, 1748-1809) và Macariô (1731-1805), giáo trưởng Corintô. Cuốn Philokalia (yêu chuộng vẻ đẹp, điều thiện) bằng tiếng Hy-lạp được xuất bản tại Venezia năm 1782.
[17] Được thúc đẩy bởi phong trào lãng mạn và duy tâm bên Đức, họ tái khám phá những giá trị tinh thần của Kitô giáo Slav. Tư tưởng tôn giáo Nga của những thế kỷ XIX và XX là một đáp trả cho những cuộc cách mạng bên Tây Âu. Berdiaeff nói rằng Dostoïevski biết tất cả những gì mà Nietzsche biết và còn hơn thế nữa. Nước Nga đã chứng kiến một cuộc trở về với các giáo phụ, mà các bản văn được dịch sang tiếng Nga trong các phân khoa thần học, được đại diện nơi giáo trưởng Moskva, Philarete (1782-1867), và các nhà thần học Khomiakov (1804-1860) và Soloviev (1853-1900). Xem chú thích 26 dưới đây.
[18] Staretz, tiếng Slav, tương đương với abbas trong ngôn ngữ semit, được dịch là geron (Hy-lạp), senex (La-tinh), có nghĩa là “người già, trưởng lão” trong Vitae Patrum.
[19] Về tiểu sử của ngài, xc. Dẫn nhập của Irina Gorainoff, Sa vie, Entretien avec Motovilov et Instructions spirituelles. Desclée de Brouwer-Abbaye de Bellefontaine, Paris 1979.
[20] Nicolas Lossky, Orthodoxie moderne el contemporaine, cit., p. 834.
[2] Do ngành Alexandria nảy ra các nghi điển Copto và Etiôpicô. Do ngành Antiôkia nảy ra nghi điển Syriac, Tây (Syro-Antiokênô, Byzantinô, Armêni) và Đông (Calđê). Tất cả gia sản thần học và tâm linh của một Giáo hội được bao gồm trong phụng vụ.
[3] Tòa Constantinopolis không bao giờ can thiệp giống như tòa Rôma vào những vùng nằm trong mạn Đông của đế quốc, lại càng không đụng đến những cộng đồng nằm bên ngoài biên cương, bởi vì những vùng này đôi khi có nguồn gốc cố cựu và sống trong những nước có văn hóa xa xưa, chẳng hạn Ai-cập hoặc Syro-Mesopotamia, rất hãnh diện về truyền thống và ngôn ngữ của mình.
[4] Trong hàng những bậc thầy về việc cầu nguyện đời đan tu, nổi bật nhất là thánh Athanasiô, các giáo phụ Cappadoxia, Evagriô Pónticô (+399) và Gioan Clímacô (+k.649). Lưu truyền này được thu thập bởi Simeon Novus Theologus (+ 1022), một đan sĩ tu viện Studios ở Constantinopolis, vị thầy của việc cầu nguyện liên kết với hít thở và ánh sáng. Trong thế kỷ XIII và XIV, mặc dù đế quốc đã suy yếu, tiếng nói của Byzantium vẫn còn được quan tâm nhờ huyền bí hesychasmus.
[5] Về tầm quan trọng của phụng vụ bên Đông phương, xem M. Pellegrino, Padres y liturgia, in: D. Sartore-M. Triacca et al. (eds.); Nuevo Diccionario de Liturgia, Paulinas, Madrid 1989, tr. 1538-1546. Lòng đạo đức khách quan được phát triển trong bầu khí đời sống phụng vụ sâu đậm. Cốt lõi của nó, “mặc dù không phủ nhận sự tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa và với Đức Kitô”, là mầu nhiệm Thiên Chúa Tam vị và mầu nhiệm Nhập thể mà ta phải tin kính thờ lạy, và đưa vào cuộc sống, ngõ hầu cuộc đời người tín hữu được định hướng “không dựa theo tâm tình chóng qua, nhưng dựa theo thực tại được tin nhận, suy ngắm và sinh sống”. Lòng đạo đức khách quan không thể tách rời khỏi mầu nhiệm, nghĩa là cảm thức về hồng ân đến từ Thiên Chúa mà con người đón nhận trong tâm tình thờ lạy và ca ngợi, và được diễn tả trong huấn giáo. Sự thánh thiện mang chiều kích Giáo hội, đặt trung tâm nơi cuộc cử hành Thánh lễ do giám mục chủ tọa. Với ý thức họp nên một cộng đoàn cầu nguyện, hiệp thông với tất cả các Giáo hội. Các giáo phụ Hy-lạp mở rộng khái niệm mầu nhiệm đến con người, là nhân vị và hình ảnh của Thiên Chúa cá vị, mà bản tính đích thực của con người là sự thiên hóa. Thần học Đông phương khởi đi từ cá vị rồi mới đến bản tính, cũng tựa như mầu nhiệm Tam vị: ba cá vị họp nên một Thiên Chúa duy nhất, một bản tính tuyệt đối. Mầu nhiệm này vượt quá mọi sự hiểu biết, và chỉ có thể biết được khi mà, dưới ánh sáng của đức tin, con người họa lại đời sống Tam vị, nhờ sự hiệp thông với các cá vị khác, trong tự do và tình thương.
[6] X. S.W. Swierkosz-Lenart, Le origini e lo sviluppo della cristianita slavo-bizantina, Roma 1992; Igor Smolitsch, Moines de la sainte Russie, Mame, Paris 1967.
[7] Sau khi tan vỡ cuộc hợp nhất tại công đồng Firenze (1438-1439), Giáo hội Chính thống rơi vào tình trạng bảo thủ và xác định truyền thống phụng vụ Syro-Byzantinô làm mẫu mực (khác với việc nhìn nhận tính đa nguyên trước đó). Với cuộc hợp nhất Brest-Litovsk năm 1596, một thiểu số tín hữu Chính thống ở Ukren và Bạch Nga liên kết với Rôma. Ảnh hưởng của Tin lành Calvin trên đức cha Cyrillo Lukaris thượng phụ Constantinopolis năm 1626 không quan trọng lắm và đã bị phản đối bởi hai đức cha Petro Moghila, giáo trưởng Kiev và Đositeo, thượng phụ Giêrusalem. Nhưng hai tòa giáo chủ này cũng chịu ảnh hưởng không ít của truyền thống Latinh.
[8] Paul Evdokimov, La Ortodoxia, tr. 35.
[9] Andrej Rubl’ov (Andrea Rublev) sống phần lớn cuộc đời ở đan viện Ba ngôi của thánh Sergio tại Moscova. Bức icôn về Tam vị của người, hiện được lưu trữ ở viện bảo tàng Tretjakov ở Moscova, là một tác phẩm tuyệt vời: cảm hứng từ cảnh hiếu khách mà ông Abraham dành cho ba vị thiên sứ, nó diễn tả tình yêu liên kết Thiên Chúa Tam Vị nhờ chuyển động vòng tròn của ba khuôn mặt của ba thiên sứ nghiêng đầu về nhau. Quang cảnh này nhắc nhở những người chiêm ngắm nó rằng tất cả mọi người đều được mời gọi tham dự vào mầu nhiệm hiệp thông của Thiên Chua trong bữa tiệc cưới của Con Chiên. Công đồng “100 chương” (Stoglav, năm 1551) đã tuyên bố bức icôn Tam Vị này là mẫu mực cho các icôn của Chính thống giáo.
[10] Sau một thời gian tu hành ở Núi Athos, trong cuốn Quy luật cho các ẩn sĩ, thánh Nilus khuyến khích việc cầu nguyện của trái tim dựa theo giáo huấn của Grêgorio Sinaita (1255-1346). Người ta cho rằng thánh Nilus là kẻ truyền bá lý tưởng hesychasmus cho dân tộc Slav. Cfr. Igor Smolitsch, Moines de la Sainte Russie, tr. 58-63.
[11] Về thánh Iosif Volokolamsk xem T. Spidlik, Los grandes místicos rusos, Ciudad Nueva, Madrid 1986, tr. 101-116.
[12] Tên đặt cho phản ứng mạnh mẽ của phong trào do linh mục Avvakum điều khiển chống lại việc sửa đổi các sách phụng vụ do sáng kiến của đức cha Nikon, thượng phụ Moskva (1605-1681). Nguyên nhân xa của nó là đầu óc nệ hình thức trong việc cử hành phụng vụ, muốn bảo vệ sự trung thành với quá khứ hơn là với Chân lý.
[13] Paul Evdokimov, Ortodoxia, tr. 37.
[14] Các bản văn trong Tomás Spidlik, Los grandes místicos rusos, tr. 59-65.
[15] Páisij Velitchkovskij, Autobiographie d’un starets (“Spiritualité Orientale” 54), Abbaye de Bellefontaine 1991. Xem thêm Igor Moines de la Sainte Russie, cit., tr. 80-104.
[16] Việc phục hồi truyền thống Hesychasmus, vào giữa thời kỳ Khai sáng bên Tây Âu, khởi đi từ Núi Athos với việc biên chép tuyển tập những bản văn tu đức và huyền bí – Các sư phụ sa mạc và văn gia đời sống tâm linh từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV – về việc cầu nguyện liên lỉ hay kinh nguyện Chúa Giêsu. Tác giả của bộ sưu tập này là Nicođêmo Hagiorita (“Núi Thánh”, 1748-1809) và Macariô (1731-1805), giáo trưởng Corintô. Cuốn Philokalia (yêu chuộng vẻ đẹp, điều thiện) bằng tiếng Hy-lạp được xuất bản tại Venezia năm 1782.
[17] Được thúc đẩy bởi phong trào lãng mạn và duy tâm bên Đức, họ tái khám phá những giá trị tinh thần của Kitô giáo Slav. Tư tưởng tôn giáo Nga của những thế kỷ XIX và XX là một đáp trả cho những cuộc cách mạng bên Tây Âu. Berdiaeff nói rằng Dostoïevski biết tất cả những gì mà Nietzsche biết và còn hơn thế nữa. Nước Nga đã chứng kiến một cuộc trở về với các giáo phụ, mà các bản văn được dịch sang tiếng Nga trong các phân khoa thần học, được đại diện nơi giáo trưởng Moskva, Philarete (1782-1867), và các nhà thần học Khomiakov (1804-1860) và Soloviev (1853-1900). Xem chú thích 26 dưới đây.
[18] Staretz, tiếng Slav, tương đương với abbas trong ngôn ngữ semit, được dịch là geron (Hy-lạp), senex (La-tinh), có nghĩa là “người già, trưởng lão” trong Vitae Patrum.
[19] Về tiểu sử của ngài, xc. Dẫn nhập của Irina Gorainoff, Sa vie, Entretien avec Motovilov et Instructions spirituelles. Desclée de Brouwer-Abbaye de Bellefontaine, Paris 1979.
[20] Nicolas Lossky, Orthodoxie moderne el contemporaine, cit., p. 834.
[21] X. Spidlik, Los grandes místicos rusos, tr. 173-177.
[22] X. V. Lossky, Les startsi d’Optino, in “Contacts” 13 (1961) 4-14.
[23] X. ibid. 14 (1962) 9-19. Xem thêm I. Smolitsch, Moines de la Sainte Russie, cit., 131-139.
[24] Serafín de Sarov-Macario de Optina et al., Espiritualidad rusa, tuyển chọn bởi Divo Barsoti, Rialp, Madrid 1965, tr. 75-76.
[25] Ibid., tr. 84.
[26] Dưới thời sư phụ Macariô, nhiều văn hào và học giả đã đến Optina. Được bà vợ thuyết phục, ông đã lôi kéo nhiều nhà văn đến viếng thăm Optina, chẳng hạn như Gogol, Soloviev, Leontiev, Dostoevskij và Tolstoj.
[27] X. I. Smolitsch, Moines de la Sainte Russie, tr. 160-169.
[28] V. Kotel’nikov, L'eremo di Optina, La casa di Matriona, Milano 1996. tr. 170.
[29] Về cuộc đời cha Théophane, xem Tomas Spidlik, Los grandes místicos rusos, tr. 219-245.
[30] Những tác phẩm mà cha Theophane thu thập và chuyển dịch: Pastor của Hermas, Simeón Novus Theologus, các Suy niệm của thánh Ephrem, Chú giải Kinh Lạy Cha với những lời của các giáo phụ, Về sự cầu nguyện và về sự tỉnh thức, Cuộc chiến thiêng liêng của Nicodemo Hagiorita. Cha cũng dịch tuyển tập các danh ngôn của các sư mẫu trên sa mạc Meterikon, tác phẩm của đan sĩ Isaías (tk. XII-XIII), chứng tích về vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc hướng dẫn tâm linh.
[31] Đây không phải là bản dịch sát nguyên văn quyển sách Philokalia bằng tiếng Hy-lạp của Nicola Haghiorita, nhưng còn thích nghi vào hoàn cảnh địa phương. Đồng thời, cha cũng bỏ qua vài bản văn tựa như những tác phẩm của Grêgôriô Palamás vì quá trừu tượng, hoặc những tác phẩm bàn về việc cầu nguyện với phương pháp tâm sinh lý (hít thở).
[32] Teófanes el ReclüS, La vida espiritual. Proa (Clássics del cristianisme 64), Barcelona 1996.
[33] “Cảm giác của trái tim”, hoặc trực giác về bản thân, tùy theo cấp độ trong sáng nội tâm và lắng nghe Thánh Linh, là điều cho phép chúng ta biết được việc cầu nguyện có phát ra từ trái tim hay không. Để đạt tới đó, ta cần phải thanh luyện trái tim và nuôi dưỡng nó bằng việc cầu nguyện và bác ái. X. T. Spidlik, La vida espiritual, tr. 21-22.
[34] Jean de Cronstadt, Ma vie en Christ ou instants de recueillement spirituel et de contemplation, de pieuse méditation, de purification de l’âme, et de paix en Dieu. Extraits du journal par Jean Ilyitch Sergieff (“Spiritualité Orientale” 27), Abbaye de Bellefontaine 1979.
[35] Espiritualidad rusa, đã trích, tr. 131.
[36] Ibid., tr. 162-163.
[37] Trích dẫn bởi Tomás Spidlík, Los grandes místicos rusos, tr. 258.
[38] “Stranik”, el peregrino ruso. Ed. de Espiritualidad, Madrid 1974, tr. 30. [ND] Về tác phẩm này, xem bài của Tomas Spidlik. Ký sự của một người hành hương, trong: Thời sự Thần học, số 78 (tháng 11/2017), tr. 90-124.
[39] Silva de l’Athos, Escrits espirituals, pam (El Gra de blat 40), 1982.
[40] Vang âm của ý thức về sự hòa đồng vũ trụ - chúng ta sống trong vạn vật và vạn vật trong trong chúng ta - là những lời của sư phụ Zósima, trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov của Fiodor Dostoïevski: “Hãy yêu mến tất cả thụ tạo của Thiên Chúa”, “chúng ta có trách nhiệm đối với mỗi người và mỗi vật”.
[41] Espiritualidad rusa, cit., 175.
[42] Espiritualidad rusa, cit., tr. 176-177, 179.
[43] Ibid., tr. 91-192.
[44] Ibid., tr. 159.
[45] Ibid., tr.169.
[46] Espiritualidad rusa, cit., tr. 164 và 172.
[47] Ibid., tr. 177-178.
[48] Trong số đó, ta có thể nhắc đến đức cha Vladimir, giáo trưởng Kiev bị giết năm 1918 đang khi chúc lành cho những lý hình, hoặc 160 linh mục bị giết ở thành phố Voronez trong cùng năm, hoặc đức cha Tikon, thượng phụ Moskva (1865-1925), bị bắt năm 1923, nhờ ánh sáng nội tâm của trái tim mình, có khả năng soi sáng sự cô độc của các Kitô hữu ở Nga. X. A. Mainardi et al., “L’autunno delta Santa Russia”. Atti del VI Convengo ecuménico internazionale di spiritualita russa, Ed. Qiqajon, Bose 1999, tr. 370s.
[49] X. A. Mainardi et al., “La notte della Chiesa Russa”, Atti del VII Convengo ecuménico di spiritualita russa, Ed. Qiqajon, 2000.
[50] Olivier Clément, L’Église orthodoxe, puf, París 1985, tr. 117-118.
[51] Những cử điệu biểu tượng, màu sắc xanh dương và vàng của những vòm nóc thánh đường, những lời nguyện khiêm tốn của các tín hữu trước các bức icôn của Chúa Kitô và Đức Mẹ, ngọn lửa của những ngọn nến trước những bức tượng các thánh trên các bức tường của những ngôi nhà thờ bé nhỏ, những bài thánh ca trong các buổi cử hành, tất cả những điều này đã duy trì ngọn lửa đức tin của một dân tộc chịu đau khổ.
[22] X. V. Lossky, Les startsi d’Optino, in “Contacts” 13 (1961) 4-14.
[23] X. ibid. 14 (1962) 9-19. Xem thêm I. Smolitsch, Moines de la Sainte Russie, cit., 131-139.
[24] Serafín de Sarov-Macario de Optina et al., Espiritualidad rusa, tuyển chọn bởi Divo Barsoti, Rialp, Madrid 1965, tr. 75-76.
[25] Ibid., tr. 84.
[26] Dưới thời sư phụ Macariô, nhiều văn hào và học giả đã đến Optina. Được bà vợ thuyết phục, ông đã lôi kéo nhiều nhà văn đến viếng thăm Optina, chẳng hạn như Gogol, Soloviev, Leontiev, Dostoevskij và Tolstoj.
[27] X. I. Smolitsch, Moines de la Sainte Russie, tr. 160-169.
[28] V. Kotel’nikov, L'eremo di Optina, La casa di Matriona, Milano 1996. tr. 170.
[29] Về cuộc đời cha Théophane, xem Tomas Spidlik, Los grandes místicos rusos, tr. 219-245.
[30] Những tác phẩm mà cha Theophane thu thập và chuyển dịch: Pastor của Hermas, Simeón Novus Theologus, các Suy niệm của thánh Ephrem, Chú giải Kinh Lạy Cha với những lời của các giáo phụ, Về sự cầu nguyện và về sự tỉnh thức, Cuộc chiến thiêng liêng của Nicodemo Hagiorita. Cha cũng dịch tuyển tập các danh ngôn của các sư mẫu trên sa mạc Meterikon, tác phẩm của đan sĩ Isaías (tk. XII-XIII), chứng tích về vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc hướng dẫn tâm linh.
[31] Đây không phải là bản dịch sát nguyên văn quyển sách Philokalia bằng tiếng Hy-lạp của Nicola Haghiorita, nhưng còn thích nghi vào hoàn cảnh địa phương. Đồng thời, cha cũng bỏ qua vài bản văn tựa như những tác phẩm của Grêgôriô Palamás vì quá trừu tượng, hoặc những tác phẩm bàn về việc cầu nguyện với phương pháp tâm sinh lý (hít thở).
[32] Teófanes el ReclüS, La vida espiritual. Proa (Clássics del cristianisme 64), Barcelona 1996.
[33] “Cảm giác của trái tim”, hoặc trực giác về bản thân, tùy theo cấp độ trong sáng nội tâm và lắng nghe Thánh Linh, là điều cho phép chúng ta biết được việc cầu nguyện có phát ra từ trái tim hay không. Để đạt tới đó, ta cần phải thanh luyện trái tim và nuôi dưỡng nó bằng việc cầu nguyện và bác ái. X. T. Spidlik, La vida espiritual, tr. 21-22.
[34] Jean de Cronstadt, Ma vie en Christ ou instants de recueillement spirituel et de contemplation, de pieuse méditation, de purification de l’âme, et de paix en Dieu. Extraits du journal par Jean Ilyitch Sergieff (“Spiritualité Orientale” 27), Abbaye de Bellefontaine 1979.
[35] Espiritualidad rusa, đã trích, tr. 131.
[36] Ibid., tr. 162-163.
[37] Trích dẫn bởi Tomás Spidlík, Los grandes místicos rusos, tr. 258.
[38] “Stranik”, el peregrino ruso. Ed. de Espiritualidad, Madrid 1974, tr. 30. [ND] Về tác phẩm này, xem bài của Tomas Spidlik. Ký sự của một người hành hương, trong: Thời sự Thần học, số 78 (tháng 11/2017), tr. 90-124.
[39] Silva de l’Athos, Escrits espirituals, pam (El Gra de blat 40), 1982.
[40] Vang âm của ý thức về sự hòa đồng vũ trụ - chúng ta sống trong vạn vật và vạn vật trong trong chúng ta - là những lời của sư phụ Zósima, trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov của Fiodor Dostoïevski: “Hãy yêu mến tất cả thụ tạo của Thiên Chúa”, “chúng ta có trách nhiệm đối với mỗi người và mỗi vật”.
[41] Espiritualidad rusa, cit., 175.
[42] Espiritualidad rusa, cit., tr. 176-177, 179.
[43] Ibid., tr. 91-192.
[44] Ibid., tr. 159.
[45] Ibid., tr.169.
[46] Espiritualidad rusa, cit., tr. 164 và 172.
[47] Ibid., tr. 177-178.
[48] Trong số đó, ta có thể nhắc đến đức cha Vladimir, giáo trưởng Kiev bị giết năm 1918 đang khi chúc lành cho những lý hình, hoặc 160 linh mục bị giết ở thành phố Voronez trong cùng năm, hoặc đức cha Tikon, thượng phụ Moskva (1865-1925), bị bắt năm 1923, nhờ ánh sáng nội tâm của trái tim mình, có khả năng soi sáng sự cô độc của các Kitô hữu ở Nga. X. A. Mainardi et al., “L’autunno delta Santa Russia”. Atti del VI Convengo ecuménico internazionale di spiritualita russa, Ed. Qiqajon, Bose 1999, tr. 370s.
[49] X. A. Mainardi et al., “La notte della Chiesa Russa”, Atti del VII Convengo ecuménico di spiritualita russa, Ed. Qiqajon, 2000.
[50] Olivier Clément, L’Église orthodoxe, puf, París 1985, tr. 117-118.
[51] Những cử điệu biểu tượng, màu sắc xanh dương và vàng của những vòm nóc thánh đường, những lời nguyện khiêm tốn của các tín hữu trước các bức icôn của Chúa Kitô và Đức Mẹ, ngọn lửa của những ngọn nến trước những bức tượng các thánh trên các bức tường của những ngôi nhà thờ bé nhỏ, những bài thánh ca trong các buổi cử hành, tất cả những điều này đã duy trì ngọn lửa đức tin của một dân tộc chịu đau khổ.