Thời sự Thần học - số 79, tháng 02/2018, tr. 11-46
_Phan Tấn Thành_
I. Các văn kiện Tòa Thánh về phụ nữ trong thế kỷ XIX và XX
A. Các giáo hoàng từ Đức thánh cha Lêô XIII đến Đức thánh cha Piô XII
B. Các giáo hoàng từ Vatican II đến Mulieris dignitatem
1. Đức thánh cha Gioan XXIII
2. Công đồng Vaticanô II
3. Đức thánh cha Phaolô VI
4. Đức thánh cha Gioan Phaolô II
II. Tông thư Mulieris dignitatem
A. Hoàn cảnh và Thể văn
B. Bố cục và nội dung
C. Những tư tưởng nổi bật
III. Sau tông thư Mulieris dignitatem
A. Giáo hoàng Gioan Phaolô II
B. Các cơ quan Tòa Thánh
Kết luận
I. Những văn kiện của Giáo hội về phụ nữ từ cuối thế kỷ XIX
Mối quan tâm đối với phụ nữ nổi lên từ thế kỷ XIX bên Âu Mỹ, do những thay đổi quan trọng trong xã hội Tây phương cũng như những đòi hỏi của phong trào nữ quyền[2]. Bên cạnh đó, những lý thuyết mới, từ phía nhân học, xã hội học, tâm lý học, đòi xét lại những quan niệm cổ truyền về phái tính, hôn nhân và gia đình, sự tham gia của phụ nữ vào sinh hoạt xã hội đã buộc Huấn quyền phải làm sáng tỏ vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội, và Giáo hội. Chúng ta hãy điểm qua vài văn kiện được coi như cột mốc của Huấn quyền về phụ nữ[3]. Chúng tôi xin chia làm hai giai đoạn:
- Các giáo hoàng từ Lêô XIII đến Piô XII (1878-1958).
- Các giáo hoàng từ Vaticano II đến Đức Gioan Phaolô II (1958-1988).
A. Các giáo hoàng từ Lêô XIII đến Piô XII (1878-1958)
Bên cạnh những cuộc cách mạng chính trị, thế kỷ XIX xã hội châu Âu còn chứng kiến cuộc cách mạng kỹ nghệ, gây ảnh hưởng khá lớn đối với nếp sống gia đình. Nhiều gia đình rời bỏ nông thôn lên thành thị để kiếm công ăn việc làm tại các cơ xưởng. Các bà vợ không chỉ đi theo chồng đến nhà ở mới, mà nhiều khi cũng phải đi làm việc ở ngoài gia đình. Các thông điệp xã hội ra đời để bênh vực những quyền lợi của giới thợ thuyền, trong đó có cả phụ nữ và thiếu nhi: các nhà tư bản chỉ nghĩ đến cách làm giàu mà không quan tâm đến điều kiện sinh sống của các công nhân. Vấn đề phụ nữ được đặt trong bối cảnh này. Trước khuynh hướng các phụ nữ dấn thân vào những công việc ở ngoài gia đình do nhiều lý do khác nhau, các giáo hoàng cảnh báo về những tác dụng đối với đời sống gia đình.
Chẳng hạn như trong thông điệp Rerum novarum (1891), Đức Lêô XIII nhấn mạnh:
Có một vài công việc không phù hợp với phụ nữ. Bản chất người nữ hợp với việc làm ở nhà, vì đó là công việc thích ứng vừa bảo vệ sự đoan trang của bản thân vừa giúp cho việc nuôi dưỡng con cái và hạnh phúc gia đình (số 33).Đối với hôn nhân, Đức Lêô XIII nói rằng:
Người chồng là trưởng của gia đình và đầu của người vợ. Người vợ, vì là xác bởi xác của người chồng và xương bởi xương của người chồng, cho nên phải lệ thuộc và vâng phục chồng; dĩ nhiên không phải như tôi tớ nhưng như là người bạn đường, do đó sự vâng phục không thể thiếu về danh dự và phẩm giá. Bởi vì người chồng thay mặt cho Đức Kitô và người vợ thay mặt cho Hội thánh, cho nên giữa người truyền lệnh và người vâng lệnh luôn cần có tình yêu bẩm sinh hướng dẫn cả hai trong bổn phận của mình. Vì chồng là đầu của vợ, cũng tựa như Đức Kitô là đầu của Hội thánh .. vì thế cũng như Hội thánh tùy thuộc Đức Kitô, các bà vợ phải tùng phục chồng trong mọi sự. (Thông điệp Arcanum divinae, 10/2/1880, số 18).Bốn mươi năm sau, Đức Piô XI đề cập đến “lương phụ cấp gia đình” như sau:
Phụ cấp gia đình nâng đỡ người thợ và gia đình của ông… Các bà mẹ, tập trung vào công việc nội trợ, tiên vàn phải làm việc ở nhà và ở gần đó. Thật là một thứ lạm dụng không thể chấp nhận và phải loại trừ bằng mọi giá, đó là các bà mẹ, vì lương của chồng thấp, bó buộc phải đi làm những công tác có lợi tức ở bên ngoài gia đình, đến nỗi xao lãng những bổn phận riêng của mình, đặc biệt là việc giáo dục con cái. Vì thế cần cố gắng làm thế nào để các người gia trưởng có đồng lương đủ để trang trải các nhu cầu của gia đình. (Thông điệp Quadragesimo Anno, ngày 15/5/1931, số 71).Đức Piô XI nhắn nhủ các phụ nữ hãy lưu ý đến những công tác xã hội phù hợp với mối bận tâm của Giáo hội. Trong các khía cạnh được khuyến khích, cần nhắc đến: việc cổ võ giáo dục Công giáo cho các thiếu nữ, nhấn mạnh đến nết na và phục hưng gia đình lành mạnh. Những phụ nữ nào đã dấn thân vào các công tác ấy, thông điệp nhắc nhở rằng đừng bỏ qua các trách nhiệm ở gia đình, đặc biệt là việc giáo dục con cái.
Trong thông điệp Casti connubii (ngày 31/12/1930), Đức thánh cha phân biệt giữa sự bình đẳng giữa nam và nữ và sự khác biệt giữa hai phái.
Đây không phải là sự giải phóng đích thực của các phụ nữ, cũng không phải là tự do hợp lý và cao quý thuộc về người nữ và người vợ Kitô hữu. Đúng ra nó là sự hạ thấp đặc tính của nữ giới và phẩm giá của người mẹ và của tất cả gia đình, với hậu quả là người chồng mất đi người vợ, con cái mất đi người mẹ, và gia thất mất đi người canh giữ tỉnh thức. Hơn nữa, sự tự do giải hiệu và bình đẳng giả tạo với chồng làm thiệt hại cho chính phụ nữ, bởi vì nếu người nữ bước xuống từ ngai vương mà bà được lớn lên trong nhà nhờ Tin Mừng, thì bà sẽ sớm rơi vào cảnh nô lệ (tuy bề ngoài không thấy, nhưng thực sự là như thế) và trở thành dụng cụ của người nam, giống như dân ngoại. Sự bình quyền, hiện đang được đề cao và làm lệch lạc, cần phải nhìn nhận cho những quyền lợi thuộc về phẩm giá của linh hồn, và thuộc về khế ước hôn nhân, và gắn liền với giá thú. Trong lãnh vực này, hẳn là đôi bên có những quyền lợi như nhau và những nghĩa vụ như nhau; trong những lãnh vực khác thì phải có một sự bất bình đẳng và thích nghi cần thiết, do thiện ích của gia đình cũng như trật tự và sự thống nhất của đời sống gia đình đòi hỏi (75f).
Trên hết tất cả, các giáo hoàng trong giai đoạn này nhấn mạnh rằng hình ảnh của phụ nữ chỉ có thể hiểu biết cách đúng đắn trong cái nhìn của kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Chẳng hạn Đức Piô XII khuyến dụ:
Chúng ta được hưởng sự bình đẳng tuyệt đối xét theo những giá trị cá nhân, nhưng có những chức năng bổ túc cho nhau và tương đương diệu kỳ, và từ đó nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên[4].Khi các nền dân chủ Tây phương đã chấp nhận quyền đầu phiếu của phụ nữ, Huấn quyền chấp nhận sự tham gia của phụ nữ vào chính trị, nhưng luôn nhấn mạnh rằng ơn gọi của người nữ được thể hiện tốt nhất ở trong gia đình và tình mẹ. Tuy nhiên, “cho dù bậc sống của mình thế nào đi nữa, mỗi người nữ có ơn gọi làm mẹ, người mẹ theo nghĩa thể lý hoặc theo nghĩa tinh thần nhưng vẫn là mẹ đúng nghĩa”[5].
Đức Piô XII cũng đề cao những phụ nữ sống đời trinh khiết trong các dòng tu hoặc tu hội đời (một hình thức được phê chuẩn với Hiến chế Provida Mater Ecclesia ngày 2/2/1947). Ngài cũng trân trọng những phụ nữ sống độc thân và chọn lựa những nghề nghiệp làm nổi bật các đức tính của người nữ và người mẹ.
B. Các giáo hoàng từ Vaticano II đến tông thư “Mulieris dignitatem” (1958-1988)
Với Giáo hoàng Gioan XXIII, Giáo hội bước sang giai đoạn “đọc các dấu chỉ thời đại”[6]. Điều này cũng ảnh hưởng đến cái nhìn của Huấn quyền về phụ nữ.
Trong thông điệp Pacem in terris (ngày 11/4/1963), thánh Gioan XXIII viết:
Sự kiện rõ rệt là các phụ nữ tham gia vào đời sống chính trị. Điều này có lẽ được phát triển nhanh hơn tại các quốc gia Kitô giáo, nhưng cũng diễn ra rộng rãi, tuy chậm hơn, tại các quốc gia thuộc những truyền thống văn hóa khác. Các phụ nữ đã tăng thêm ý thức về phẩm giá tự nhiên của họ. Không chịu an phận với vai trò thụ động hoặc bị coi như một thứ dụng cụ, họ đang đòi hỏi những quyền lợi và nghĩa vụ, trong gia đình và trong đời sống chính trị, thuộc về mình xét như là nhân vị (số 41).Trước đó, thông điệp đã nhìn nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc lựa chọn bậc sống:
Mọi người có quyền chọn lựa một bậc sống mà họ thích, và do đó, có quyền thành lập gia đình, trong đó người nam và người nữ có những quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau (số 15).Công đồng Vaticanô II đã nhiều lần nhắc đến quyền lợi của phụ nữ, đặc biệt là trong hiến chế Gaudium et spes (ngày 7/12/1965). Trước tiên, công đồng tuyên bố hai điều quan trọng về điều kiện xã hội của các phụ nữ: một đàng “các phụ nữ đòi hỏi sự bình đẳng với người nam về pháp lý và thực hành” (số 9); đàng khác “các phụ nữ hiện đang hoạt động trong mọi lãnh vực của đời sống, nhưng nên để cho họ đảm nhận vai trò của mình theo bản tính của mình” (số 60).
Trong chương II của phần thứ nhất bàn về cộng đồng nhân loại, công đồng khẳng định sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá, và do đó cũng bình đẳng trong các quyền lợi căn bản (số 29). Sự bình đẳng này dựa trên nền tảng của trật tự tạo dựng cũng như dưới viễn ảnh cứu chuộc: “Sự bình đẳng giữa hết mọi người càng ngày càng đòi hỏi được nhìn nhận hơn. Bởi vì tất cả mọi người, có linh hồn và được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, có cùng một bản tính và một nguồn gốc. Và bởi vì tất cả đều được Đức Kitô cứu chuộc nên có một ơn gọi và vận mạng như nhau” (số 29). Tuy nhiên, công đồng cũng nhìn nhận rằng sự kỳ thị vẫn còn tồn tại, cách riêng đối với phụ nữ, “ở nhiều nơi họ không được tự do chọn lựa người chồng hay chọn lựa một bậc sống mà họ muốn; họ bị ngăn cản không được sự giáo dục và văn hóa ngang với nam giới” (ibid.). Đàng khác, công đồng tuyên bố rằng sự bình đẳng cơ bản không xóa bỏ những khác biệt, nhưng những khác biệt này không thể xem như lý do gây ra sự kỳ thị.
Vào lúc bế mạc công đồng, Đức Phaolô VI, trong sứ điệp gửi các phụ nữ, khuyến khích các bà hãy dùng ảnh hưởng của mình để hãm lại bàn tay của đàn ông, bởi vì họ có thể tàn phá nền văn minh bằng kỹ thuật[7].
Sáu năm sau, trong tông thư Octogesima adveniens (ngày 14/5/1971), Đức Phaolô VI nhắc nhớ các phụ nữ đừng theo đuổi một sự bình đẳng sai lầm, chối bỏ sự phân biệt vai trò riêng của phụ nữ, rất ư là quan trọng trong gia đình cũng như trong xã hội. Sự tiến triển trong công cuộc lập pháp cần phải nhắm đến sự bảo vệ thiên chức của họ và đồng thời nhìn nhận sự tự lập của họ xét như là nhân vị, và quyền bình đẳng trong việc tham gia đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị (số 13).
Năm 1976 (ngày 15/10) bộ Giáo lý Đức tin công bố tuyên ngôn Inter insignores nhấn mạnh sự bình đẳng về phẩm giá giữa nam và nữ, nhưng đồng thời tuyên bố rằng Giáo hội không có thẩm quyền để cho phép phụ nữ lãnh các chức thánh (x. số 24-28).
Đức Gioan Phaolô II (1978-2005), do ảnh hưởng của học thuyết nhân vị, tìm cách trình bày một cái nhìn đúng đắn về ơn gọi và sứ mạng của phụ nữ vào thời nay.
Có thể nói được rằng những suy tư đầu tiên về tương quan nam nữ đã được phát biểu trong loạt bài tiếp kiến chung hằng tuần bàn về tình yêu và phái tính, quen được gọi là “thần học về thân xác” kéo dài từ năm 1979 đến 1984.
Trong tông huấn Familiaris consortio (ngày 22/11/1981) về gia đình, trong phần III đề cập đến “sứ mạng của gia đình Kitô-hữu”, Đức thánh cha đã dành ba đoạn khá dài (số 22-24) để nói về những quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ, những tương quan giữa phụ nữ và xã hội, và những xúc phạm đến phụ nữ. Văn kiện khẳng định sự bình đẳng về phẩm giá giữa nam và nữ, từ đó nảy ra yêu sách phải tôn trọng các quyền lợi căn bản của mỗi người. Lời khẳng định này không chỉ dựa trên chân lý về sự tạo dựng (St 1,27), nhưng riêng đối với người nữ, còn dựa trên mầu nhiệm Nhập thể, khi Thiên Chúa làm người được sinh ra bởi Đức Trinh nữ Maria (số 22). Sự bình đẳng về phẩm giá và trách nhiệm giữa nam và nữ cũng giải thích quyền của phụ nữ được tham gia vào các chức vụ công quyền chứ không chỉ giới hạn vào vai trò làm vợ và làm mẹ (số 23). Điều này không có nghĩa là coi nhẹ các chức vụ cổ truyền của phụ nữ; trái lại, sự thăng tiến phụ nữ đích thực cần phải lưu ý đến giá trị của chức vụ làm mẹ làm vợ cùng với các chức vụ công cộng và các nghề nghiệp khác (ibid.).
Trên thực tế, đây là một vấn đề nan giải cho các phụ nữ và cho xã hội: làm thế nào dung hòa những công tác của nghề nghiệp ngoài xã hội với những bổn phận trong gia đình? Vấn đề này được đào sâu hơn trong thông điệp Laborem exercens (ngày 14/9/1981). Thông điệp nhấn mạnh rằng tiến trình lao động cần tôn trọng những yêu sách của con người, đặc biệt là chức vụ làm mẹ của phụ nữ (số 19). Cần phải làm thế nào để các phụ nữ có cơ hội phát triển các năng khiếu của mình, không bị kỳ thị, nhưng đồng thời không làm thiệt hại đến những khát vọng của phụ nữ đối với gia đình. Chính tại đây mà họ góp phần đặc biệt vào việc xây dựng xã hội. Điều này đòi hỏi phải xét lại các cơ cấu tổ chức của các công sở và xí nghiệp, cũng như những trợ cấp cho những công tác nội trợ ở nhà (ibid.)
II. Tông thư Mulieris dignitatem
Tông thư Mulieris Dignitatem (ban hành ngày 15/8/1988) được ghi nhận như là văn kiện Giáo hoàng lần đầu tiên trong lịch sử đề cập trực tiếp đến các phụ nữ (chứ không phải chỉ đụng đến các phụ nữ khi bàn đến các vấn đề khác). Nói đúng hơn, tông thư này mở màn cho những văn kiện khác với chủ đề là phụ nữ. Trong kho tàng huấn giáo của thánh Gioan Phaolô II, chúng ta có kể đến nhiều lần can thiệp qua các diễn văn, huấn từ dành cho các nhóm trong các buổi tiếp kiến[8]. Cách đặc biệt, “Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần IV” do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 9 năm 1995 đã là cơ hội để thánh Gioan Phaolô II lên tiếng về phụ nữ, qua nhiều văn kiện: a) Quan trọng nhất là “Lá thư gửi các phụ nữ” (ngày 29/6/1995); b) Sứ điệp ngày thế giới hòa bình (1/1) năm ấy cũng lấy đề tài là: “Phụ nữ, nhà giáo dục hòa bình”; c) Thư gửi các linh mục ngày thứ năm tuần thánh mang tựa đề là: “Tương quan của linh mục với phụ nữ”. Trong mục này, chúng tôi xin trình bày ba điểm chính: 1/ Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử. 2/ Sơ lược nội dung. 3/ Những tư tưởng nổi bật.
A. Tổng quan
1. Hoàn cảnh lịch sử
Trong Nhập đề, sau khi đã nhắc qua các lần can thiệp của Huấn quyền liên quan đến phụ nữ trong quá khứ (số 1), tác giả kể ra hai nguyên nhân trực tiếp của tông thư này:
a) Năm 1987, một Thượng hội đồng giám mục đã được triệu tập để nghiên cứu đề tài “Ơn gọi và sứ mạng của giáo dân trong Hội thánh và thế giới sau hai mươi năm công đồng Vaticanô II”. Một trong những kiến nghị là tiếp tục đào sâu nền tảng nhân học và thần học để tìm hiểu ý nghĩa và phẩm giá của con người, nam và nữ[9].
b) Năm 1988 cũng là Năm Thánh Mẫu (từ lễ Hiện xuống năm 1987 cho đến ngày 15/8/1988). Một thông điệp đã được ban hành vào ngày 25/3/1987 (Redemptoris Mater) trình bày Đức Trinh nữ Maria trong mầu nhiệm Đức Kitô và Hội thánh. Nơi Người chúng ta có thể chiêm ngưỡng phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ (số 46) . Tông thư này được ban hành vào dịp bế mạc Năm Thánh Mẫu, ngày 15/8, lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, có thể xem như lễ “đăng quang” của một người phụ nữ đã hợp tác chặt chẽ với chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.
2. Văn thể và giá trị pháp lý
Văn kiện mang hình thức của một tông thư (littera apostolica). Trong hệ trật pháp lý các văn kiện giáo hoàng, một “tông thư” không quan trọng bằng một “thông điệp” (encyclica) hoặc “tông hiến” (constitutio apostolica).
Điều đáng lưu ý là thể văn của văn kiện này: nó mang giọng văn của một bài suy niệm, hơn là một khảo luận thần học. Tuy cũng dựa trên Lời Chúa, nhưng tông huấn không rảo qua tất cả các bản văn Cựu ước và Tân ước, cũng không đả động đến truyền thống Giáo hội, nhưng chỉ suy niệm về phẩm giá và ơn gọi phụ nữ dựa trên vài đoạn văn của Cựu ước và Tân ước. Tông huấn cũng không đưa ra những áp dụng cụ thể vào đời sống Giáo hội (điều này được nói đến trong tông huấn Christifideles laici).
B. Nội dung
Văn kiện được chia thành 9 mục (kể cả nhập đề và kết luận, đánh số La-mã) với 31 số. Chúng tôi sẽ ghi lại tiêu đề của các mục và các số, trước khi tóm tắt nội dung mỗi mục.
1. Nhập đề
Hai số đầu tiên (1-2) giải thích khung cảnh lịch sử, đã được phân tích trên đây.
2. Người nữ - Thánh mẫu Thiên Chúa (Theotokos).
Kết hiệp với Thiên Chúa (3). Theotokos (4). Phục vụ là cai trị (5).
Trung tâm điểm của lịch sử nhân loại là Ngôi Lời Nhập thể: chính nhờ biến cố độc nhất vô nhị này mà Thiên Chúa đã tự tỏ mình cho con người và hoàn thành công cuộc cứu độ con người. Mặt khác, kế hoạch ấy được thành tựu cũng nhờ lời đáp trả “xin vâng” của một phụ nữ vào lúc thiên sứ truyền tin. Qua lời “xin vâng đó”, Đức Maria đã đạt đến sự kết hiệp với Thiên Chúa vượt quá những nỗi trông mong của con người (số 3).
Trong thư gửi Galát (4,4), thánh Phaolô mô tả mầu nhiệm Nhập thể diễn ra vào lúc “viên mãn của thời gian” (“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà”). Thuật ngữ này (xem thêm Ep 1,9) gợi lên hai ý tưởng:
a) Tất cả đều là ân huệ của Thiên Chúa: Thiên Chúa tự trao ban cho con người ngõ hầu con người được đưa vào sự kết hợp với Ngài. Đức Maria tượng trưng cho toàn thể nhân loại.
b) Khi đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức Maria đã vận dụng sự tự do của mình và tham gia vào kế hoạch Nhập thể với tất cả con người của mình, xét như con người và như phụ nữ.
Ở đây ta nhận thấy một cuộc đối thoại: qua biến cố Nazareth, ân sủng của Thiên Chúa đã kiện toàn đặc trưng của nữ tính. Mặt khác, lời đáp trả của “nữ tì của Chúa” cần được xét trong chiều kích sâu xa nhất của nó: Đức Maria ý thức rằng mình là một thụ tạo, và đồng thời cũng hợp nhất với Người Con của mình là “tôi tớ của Chúa”, kẻ đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ.
Mỗi con người, dù nam hay nữ, đều được tạo dựng và kêu gọi để kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa, và Đức Maria là sự diễn tả hoàn hảo nhất của phẩm giá và ơn gọi của người nữ (số 5).
3. Hình ảnh và giống như Thiên Chúa.
Sách Sáng thế (6). Nhân vị / hiệp thông / quà tặng (7). Ngôn ngữ nhân hình của Kinh Thánh (8).
Văn kiện phân tích những chương đầu của Sách Sáng thế, nơi mà chúng ta gặp thấy những nền tảng bất biến của nhân học Kitô giáo. Sách Sáng thế có hai trình thuật liên quan đến việc tạo dựng con người: 1,27-28 và 2,7.18-25. Hai trình thuật không trái ngược nhưng bổ túc cho nhau (số 6).
Hai chương đầu của Sách Thánh cho thấy con người là chóp đỉnh của công trình tạo dựng, và con người, nam và nữ, được tạo dựng nên như là nhân vị (persona). Hơn thế nữa, con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là để sống tương quan hỗ tương: người nữ cho người nam và người nam cho người nữ, “họ sống cho nhau”. Con người được thể hiện trong sự hợp nhất lưỡng diện: một trong hai (số 7).
Mặc dù con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng nơi con người cũng có điều “không giống như Thiên Chúa”, bởi vì Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt, khác xa con người. Kinh Thánh sử dụng một ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được. Thiên Chúa tỏ mình như một người yêu đi tìm một người vợ lạc đường, như một người mẹ chăm sóc đứa con, hoặc như một người cha. Tuy nhiên Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng; vì thế khi chúng ta gán cho Ngài những đặc tính của cha và mẹ, thì đừng hiểu theo nghĩa thể lý nhưng theo nghĩa thiên linh (số 8).
4. Bà Eva – Bà Maria
“Khởi nguyên” và tội lỗi (9). “Nó sẽ thống trị ngươi” (10). Tin Mừng tiên khởi (11)
Từ chân lý về phẩm giá và ơn gọi của con người, văn kiện bước sang “chân lý về tội lỗi”. Con người, nam và nữ, được ban cho tự do để đáp lại ơn gọi chia sẻ vào sự sống của Thiên Chúa (số 9). Tiếc rằng con người, nam và nữ, đã lạm dụng tự do và khước từ Thiên Chúa. Như đọc thấy ở chương 3 của sách Sáng thế, tội lỗi đã làm phá vỡ mối tương quan giữa nam và nữ (chưa kể đến sự rối loạn trong chính bản thân và với thiên nhiên). Tội lỗi cũng tạo ra sự “không giống Thiên Chúa”, làm xúc phạm và làm tổn thương đến Thiên Chúa là Cha và Tạo Hóa.
Cả nam và nữ đều lãnh những hệ quả của tội lỗi: người nam phải chịu cực nhọc, người nữ phải quặn đau. Tuy nhiên, hình ảnh Thiên Chúa không hoàn toàn bị hủy diệt nhưng chỉ bị lu mờ (số 9). Một hệ quả của tội lỗi là sự thống trị của người nam trên người nữ. Điều này muốn nói rằng mối tương quan nam nữ đã bị lệch lạc, và điều gì làm tổn hại người nữ thì cũng làm tổn hại người nam.
May thay, Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ. Đoạn văn St 3,15 được đặt tên là “Tin Mừng tiên khởi”. Sự cứu độ sẽ được thể hiện qua cuộc chiến đấu chống lại sự dữ. Trong tiến trình này, người nữ giữ vai trò then chốt: Đức Maria đảm nhận “mầu nhiệm người nữ” bắt đầu từ bà Eva là mẹ của mọi chúng sinh. Đức Maria là khởi nguyên mới của phẩm giá và ơn ơn gọi của mỗi người phụ nữ (số 11).
5. Đức Giê-su Ki-tô
Họ ngạc nhiên về Người nói chuyện với một phụ nữ (12). Các phụ nữ trong Tin Mừng (13). Người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (14). Những kẻ giữ gìn sứ điệp Tin Mừng (15). Những chứng nhân đầu tiên của Chúa Phục sinh (16).
Khi suy nghĩ về cuộc đời và những việc làm của Đức Giê-su theo như Tin Mừng đã kể lại, ta có thể nhận ra thế nào là ảnh hưởng của ơn cứu chuộc đối với phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ (số 12). Trong lời dạy chống lại việc ly hôn (x. Mt 19,8), Đức Giê-su khẳng định tính bí tích của hôn nhân theo như sách Sáng thế đã vạch ra (Mt 19,6).
Tông thư kể lại những phụ nữ mà Đức Giê-su đã gặp gỡ: con gái ông Giairô, bà góa thành Naim, người đàn bà Cana, những phụ nữ đi theo Người. Người đã đối xử với họ với lòng yêu mến và tôn trọng, và hồi phục phẩm giá qua việc chữa lành một vài người.
Đức Giê-su cũng đưa các phụ nữ vào trong những dụ ngôn để giải thích thực tại của Vương quốc Thiên Chúa: dụ ngôn đồng tiền bị lạc, nắm men trong bột, các cô khờ dại và khôn ngoan, đồng tiền của bà góa.
Đặc biệt tông thư đã phân tích hai cuộc gặp gỡ của Đức Giê-su với phụ nữ Samari (Ga 4,7-7) và phụ nữ ngoại tình (Ga 8,3-11) để cho thấy Chúa Giê-su đã vạch ra trách nhiệm của người nam đối với người nữ. Từ đó, thái độ của Chúa đối với các phụ nữ đã mang lại cho họ sự tự do khi họ cảm thấy được yêu mến vì chính bản thân của họ.
Các phụ nữ cũng đã có những cuộc đàm đạo thần học với Chúa Giê-su: người phụ nữ Samari, bà Martha trước cái chết của em mình; người đàn bà Canaan. Họ đã đáp trả bằng tất cả lòng tin và mến.
Các phụ nữ cũng là những người hiện diện dưới chân thập giá, chứng tỏ sự can đảm khi phải trải qua cuộc thử thách của đức tin và lòng trung thành (số 15). Sự gắn bó của các phụ nữ đối với Chúa đã khiến cho những người đầu tiên ra viếng mồ của Đấng Tử nạn trở thành những chứng nhân đầu tiên của Đấng Phục sinh, và họ được ủy thác sứ mạng làm chứng nhân của Tin Mừng cho các thánh tông đồ (số 16).
Tóm lại, thái độ của Đức Ki-tô đối với các phụ nữ đã xác nhận chân lý về sự bình đẳng giữa người nam và người nữ. Tuy vậy, sự bình đẳng không xóa bỏ sự khác biệt.
6. Mẹ - Trinh nữ
Hai chiều kích của ơn gọi phụ nữ (17). Mẹ (18). Mẹ và giao ước (19). Trinh khiết vì Nước Trời (20). Mẹ theo Thần khí (21). “Các con thân mến, tôi còn quặn đau” (22).
Mục này bàn đến hai chiều kích đặc biệt qua đó người nữ thể hiện nhân cách của mình: mẹ và trinh nữ, hai đặc tính được kết hợp cách lạ lùng nơi cá nhân của Đức Maria.
Trong sự trao ban hỗ tương giữa nam và nữ trong hôn nhân, người nữ giữ một vai trò đặc biệt, khi sự trao ban mình bao hàm cả sự mở ra cho một nhân vị mới. Mẫu tính được gắn liền với cấu trúc của người nữ; nó mang lại đặc trưng cho người nữ trong thiên chức làm cha mẹ, cách riêng trong giai đoạn mang thai. Kinh nghiệm độc đáo của mẫu tính giúp cho người nữ có xu hướng chú ý đến người khác. Người nam đứng “bên ngoài” tiến trình mang thai và sinh đẻ, và cần học cách làm cha ở nơi bà mẹ. Do đó, chức vụ làm cha mẹ là trách nhiệm chung của đôi bên, nhưng sự đóng góp của người mẹ mang tính quyết định khi đặt nền tảng cho một nhân vị mới (số 18).
Nơi Đức Maria, tình mẹ mang thêm một ý nghĩa sâu xa hơn nữa: qua tình mẹ của Người, Thiên Chúa khởi sự một giao ước mới với nhân loại (số 19), vì thế tình mẹ của Người ôm ấp mọi tình mẹ khác. Tình mẹ của Người cũng bao hàm việc lắng nghe lời Chúa và thi hành ý Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi hãy chiêm ngắm ý nghĩa thiêng liêng của tình mẹ này. “Nỗi quặn đau khi sinh đẻ” được gắn với mầu nhiệm Vượt qua: dưới chân Thập giá, khi trao hiến Con của mình, Đức Maria trở thành mẹ của toàn thể nhân loại. Tác giả ghi nhận sự nhạy cảm của người nữ đã giúp cho họ chịu đựng những đau khổ cách mạnh mẽ hơn là nam giới.
Sự trinh khiết và độc thân vì Nước Trời cũng được gắn liền với Đức Maria. Độc thân và trinh khiết là hồng ân Chúa ban như là dấu hiệu đặc biệt của vương quốc Thiên Chúa sẽ đến. Đức Maria, tình mẹ là dấu hiệu của sự tận hiến cho Thiên Chúa, cũng trở thành dấu hiệu của sự tạo dựng mới, dấu chỉ của niềm hy vọng cánh chung. Nhờ Người, Tin Mừng đề ra lý tưởng về việc thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa dựa trên lối sống theo các lời khuyên Tin Mừng, khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời (số 20).
Sự khước từ tình mẹ thể lý vì dâng hiến bản thân cho Đức Ki-tô mở ra một cách làm mẹ khác: tình mẹ thiêng liêng dưới nhiều hình thức, như là quan tâm đến những lớp người khác nhau, đặc biệt là người nghèo khổ. Sự trinh khiết xét như là ơn gọi của một cá nhân, một cá nhân cụ thể; vì thế tình mẹ thiêng liêng được sống như ơn gọi mang đậm nét cá nhân (số 21).
7. Hội thánh – Hiền thê của Đức Ki-tô
“Mầu nhiệm cao cả” (23). “Sự đổi mới” của Tin Mừng (24). Chiều kích biểu tượng của “mầu nhiệm cao cả” (25). Thánh Thể (26). Tặng phẩm của hiền thê (27).
Trong thư gửi Ephêxô (5,32), thánh Phaolô so sánh tương quan giữa Đức Ki-tô với Hội thánh như là tương quan giữa chồng với vợ. Đây không phải là một hình ảnh mới lạ bởi vì mối tình phu thê đã được các ngôn sứ Cựu ước sử dụng làm biểu tượng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với dân của Ngài. Thánh Gioan Tẩy giả cũng gọi Đức Kitô như là chàng rể.
Trong đoạn văn này, Đức thánh cha muốn loại bỏ vĩnh viễn ý tưởng về sự phục tùng của vợ đối với chồng. Trong hôn nhân, vợ chồng phải tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, chứ không phải chỉ người vợ phải tùng phục chồng. Điều này cần được khắc sâu vào tâm hồn, lương tâm, thái độ và phong tục (số 24).
Trong biểu tượng này, Hội thánh tượng trưng một tập thể: Đức Ki-tô đã cứu chuộc toàn thể nhân loại, không loại trừ ai. Đức Ki-tô là Phu quân bởi vì Người đã trao hiến mình, nghĩa là trở thành một quà tặng, vì thế tất cả nhân loại được gọi nên Hôn thê của Đức Ki-tô. “Hôn thê” là yếu tố nữ tính dùng làm biểu tượng cho tất cả nhân loại (số 25).
Đến đây, Đức Gioan Phaolô II giải thích lý do tại sao chức tư tế thừa tác được dành riêng cho nam giới: một cách tự do, Đức Kitô đã nâng cao phẩm giá của người nữ; với cũng một cách tự do như vậy, Người chỉ kêu gọi người nam làm tông đồ. Nhất là trong bí tích Thánh Thể, Đức Ki-tô như Phu quân đã bày tỏ sự trao hiến bản thân cho Hội thánh như hôn thê. Vì thế linh mục hành động “trong tư cách của Đức Ki-tô” (in persona Christi) là một người nam.[10]
Dù sao, tất cả mọi người được rửa tội đều chia sẻ chức tư tế duy nhất của Đức Ki-tô, và Giáo hội như hôn thê được kêu gọi trao hiến chính mình cho Đức Ki-tô. Vì thế ngay từ thời Giáo hội nguyên thủy, người nữ đều sát cánh với người nam làm việc cho Đức Ki-tô theo những đặc sủng riêng trong những công tác phục vụ khác nhau (số 27).
8. “Cao trọng hơn cả là Tình yêu”
Đối mặt với những đổi thay (28). Phẩm giá của phụ nữ và hệ trật của tình yêu (29). Ý thức sứ mạng (30).
Trải qua dòng lịch sử, xã hội chứng kiến nhiều cuộc đổi thay; tuy vậy, có những thực tại không thay đổi vì đặt nền tảng trên Đức Ki-tô (số 28). Một trong những thực tại không thay đổi là “trong trật tự tình yêu của cuộc tạo dựng, người nữ đứng hàng đầu. Trật tự tình yêu thuộc về đời sống nội tại của Thiên Chúa, đời sống của Ba ngôi (số 29). Trật tự tình yêu nhất thiết là trật tự của công bình và yêu thương. Chỉ con người mới có thể yêu và chỉ con người mới có thể yêu – và phẩm giá của phụ nữ được đo lường bởi trật tự tình yêu. “Phẩm giá của người phụ nữ liên kết chặt chẽ với tình yêu mà họ lãnh nhận trong nữ tính và với tình yêu mà đến lượt mình họ trao ban. Như thế chân lý về nhân vị và về tình yêu được xác nhận” (số 30).
Sách Khải huyền (tác phẩm cuối cùng của Kinh Thánh) nói đến một người phụ nữ quặn đau Điều này muốn nói đến viễn ảnh cánh chung của thế giới đang thành hình. Sách Sáng thế (3,15: Tin Mừng tiên khởi) đã tiên báo về một cuộc chiến giữa người nữ và sự dữ. Đây là cuộc chiến liên quan đến phần rỗi của toàn nhân loại, nhưng đã được ủy thác cách đặc biệt cho người đàn bà. Người phụ nữ nâng đỡ cuộc chiến đấu của nhân loại nhờ nữ tính của mình. Đó không phải là chia sẻ vào chức tư tế vương giả của Đức Ki-tô đó sao?
9. Kết luận
Bài suy niệm được kết thúc với lời tạ ơn Thiên Chúa vì mỗi phụ nữ, vì những người đã dâng hiến cuộc đời để sống ơn gọi của mình, cùng với người nam, và như vậy “đảm nhận trách nhiệm chung đối với vận mạng của nhân loại” (số 31). Ước mong rằng những người suy gẫm mầu nhiệm người nữ, và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, cũng khám phá thêm phẩm giá và ơn gọi cao quý của mình.
Sau khi đã rảo qua một vòng nội dung của văn kiện, chúng ta thử nêu bật những điểm chính của văn kiện, qua việc theo dõi những luận cứ căn bản. Những điều này được Hồng y Joseph Ratzinger (tức là ĐGH Bênêđictô XVI, lúc ấy giữ chức Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin) trình bày cho báo chí ngày 30/9/1988[11]. Nói cách vắn tắt, văn kiện trình bày phẩm giá phụ nữ dựa theo lịch sử cứu độ qua năm chặng: 1/ Lúc khởi nguyên. 2/ Tình trạng sa ngã. 3/ Giai đoạn cứu chuộc của Chúa Ki-tô. 4/ Đức Maria như mẫu gương của ơn gọi phụ nữ. 5/ Hội thánh
Chủ đề chính của văn kiện là « phẩm giá của phụ nữ ». Câu hỏi căn bản là: Phẩm giá hệ tại điều gì? Câu trả lời là phẩm giá của con người (cả nam cả nữ) nằm ở chỗ được kêu gọi kết hợp với Thiên Chúa (số 11,5). Lời khẳng định căn bản này muốn định nghĩa con người khởi đi từ Thiên Chúa, được khai triển qua hai chiều hướng, dựa trên việc chú giải các đoạn văn Kinh Thánh.
1. Lúc khởi nguyên
Nguyên tắc căn bản của nhân học Kitô giáo là: con người được dựng nên theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa (St 1,26t). Khởi đi từ điểm này, ta có thể phác họa bản tính bất biến của con người trải qua những biến thiên lịch sử. Con người được dựng nên giống như Thiên Chúa có nghĩa là con người là một “nhân vị” (bản vị: persona), một hữu thể có lý trí và sống trong tương quan, dựa theo hình ảnh của Thiên Chúa Tam vị. Theo nghĩa đó, bản tính con người, gồm bởi nam và nữ, là sống trong tương quan hỗ tương (số 7). Tông thư muốn khai triển ba điều hàm ngụ trong mệnh đề cản bản đó: (a) con người là thụ tạo duy nhất được Thiên Chúa yêu thương như cứu cánh (chứ không như phương tiện); đây không chỉ là một dữ kiện nhưng còn là một trách vụ. (b) Tuy nhiên, con người thể hiện bản thân cách trọn vẹn khi nó không đi tìm kiếm chính bản thân nhưng là khi thành thực trao hiến mình cho người khác. (c) Sự trao hiến mình cho người khác là phạm trù căn bản để giải thích hình ảnh Thiên Chúa nơi con người.
2. Sự sa ngã
Viễn ảnh bản tính lúc khởi nguyên sẽ được duy trì mãi mãi. Tuy nhiên, cần thêm viễn ảnh của điều kiện lịch sử. Thực vậy, con người mà ta biết hiện nay chưa phải là con người theo như lý tưởng. Sự chênh lệch giữa thực tại và lý tưởng được đức tin diễn tả như là “tội nguyên tổ”. Như trên đã nói, phẩm giá con người hệ tại hợp nhất với Thiên Chúa. Nhưng thực tế lịch sử là con người đã làm tan vỡ tương quan với Thiên Chúa. Sự tan vỡ nòng cốt này gây ra ba hậu quả của rạn nứt: rạn nứt trong bản thân; rạn nứt giữa người nam và người nữ; giữa con người với vũ trụ (số 9). Thay vì thành thực trao hiến cho nhau, ý tưởng thống trị đã len lỏi vào. Lẽ ra sự giống với Thiên Chúa phải đưa nam nữ đến chỗ trao hiến hỗ tương, thì mối tương quan lại trở nên sự thống trị, như St 3,16 cho thấy. Như vậy, sự hiệp thông đã bị lấn át bởi sự đàn áp (số 10). Người nữ, thay vì là đồng chủ thể với người nam, lại trở thành đối tượng của khoái lạc và thống trị (số 14). Như vậy, sự thống trị của người nam trên người nữ là hậu quả một sự rối loạn mối tương quan nguyên thủy do tội lỗi gây ra.
3. Sự cứu chuộc
Vì thế sự cứu chuộc nhằm tái lập trật tự giống như thuở ban đầu, nghĩa là đưa người nữ từ “đối tượng” trở về làm “chủ thể” (số 10). Công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô cũng mang theo việc khôi phục những quyền lợi và phẩm giá của phụ nữ. Điều này được thấy qua ba nét:
a) Trong suốt cuộc đời dương thế, Đức Giê-su đã có thái độ cởi mở và không thiên kiến đối với phụ nữ. Qua lời nói và hành động, Người không hề tỏ ra sự kỳ thị đối với nữ giới. Trái lại, Người luôn tỏ lòng kính trọng phụ nữ (số 13). Điều này không chỉ là chuyện hời hợt nhưng nằm trong ý định muốn bày tỏ kế hoạch hằng hữu của Thiên Chúa (số 53).
b) Đức Ki-tô đã bải bỏ một quyền lợi dành cho người nam trong luật Môsê được phép rẫy bỏ vợ. Chống lại truyền thống của con người, Người tái lập trật tự của lúc khởi nguyên: theo ý Thiên Chúa, đôi vợ chồng phải trở thành một thân xác, ràng buộc với nhau không thể tách rời (số 12).
c) Khi hủy bỏ quyền của người chồng được phép rẫy vợ, cần phải tái lập mối tương quan giữa nam nữ từ gốc rễ. Những hệ luận này có thể nhìn thấy trong đoạn thư của thánh Phaolô gửi Ephêsô (5,21-33), nơi mà trật tự tạo dựng được đọc lại từ Đức Ki-tô. Câu 21 có thể phát biểu lại như sau: “Tất cả anh chị em hãy tùng phục lẫn nhau trong lòng kính sợ Đức Ki-tô”. Sự mới mẻ của Tin Mừng nằm ở chỗ này: sự thống trị phụ nữ do tội gây ra được thay thế bằng sự tùng phục hỗ tương. Điều này không loại bỏ hoàn toàn lời tuyên bố kế tiếp, theo đó người nam là đầu của người nữ. Lời tuyên bố có ý nghĩa khi áp dụng cho Đức Ki-tô: làm đầu có nghĩa là hiến thân cho vợ của mình (Ep 5,25; số 24). Do đó, mặc dù cách diễn tả cổ điển, nhưng nội dung đã được thay đổi nhờ Đức Ki-tô; điều này cần phải được thấm nhuần vào tâm tư và phong hóa.
4. Thiên tài của nữ giới nơi Đức Maria
Sự hợp nhất và bình đẳng giữa người nam và người nữ trong ơn gọi trao hiến thân mình không xóa bỏ sự khác biệt (số 16). Để trình bày thiên tài của nữ giới (khác biệt với người nam), tông thư hướng về Đức Maria, thân mẫu Chúa Cứu thế, để tìm hiểu về hai hình thái căn bản của người nữ: mẹ và trinh nữ. Cả hai đều có một điểm chung, đó là vượt lên chính mình trong sự trao hiến bản thân. Trong hôn nhân, sự trao hiến cho nhau giữa vợ chồng mở ra cho sự trao ban một sự sống mới. Như vậy, cả người nam lẫn người nữ đều thông dự vào việc sinh hạ vĩnh cửu nơi Thiên Chúa (số 18). Mặc dù việc sinh hạ đồng thời thuộc về cả người nam và người nữ, nhưng cũng thật đúng khi nói rằng chức phụ mẫu là một thực tại sâu thẳm hơn nơi người mẹ. Người mẹ là kẻ phải trực tiếp “trả giá” cho việc mang đến cuộc sống mới, bắt bà phải tiêu hao sức lực thể xác và tinh thần nhiều hơn. Từ đó có thể kết luận rằng người nam có món nợ đặc biệt đối với người nữ, và mọi kế hoạch bình đẳng quyền lợi không được phép bỏ qua dữ kiện đó. Hơn thế nữa, có thể nói được trong tiến trình mang thai và sinh đẻ, người nam cảm thấy mình đứng “ở bên ngoài”. Do đó, dưới nhiều khía cạnh, người nam cần học hỏi nơi người mẹ để biết cách làm người cha (số 18).
5. Hội thánh
Như một hệ luận của ơn cứu chuộc của Đức Ki-tô, cuộc sống con người hôm nay được mở rộng sang chiều kích siêu nhiên của cộng đồng Hội thánh. Có ba điểm nên ghi nhận.
a) Hội thánh phải tiếp tục diễn lại mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người. Hội thánh cũng phải tiếp tục chức vụ làm mẹ, trao hiến thân mình. Nhờ Hội thánh, Chúa Con có thể thưa với Chúa Cha rằng: “Cha đã tạo cho con một thân thể. Này đây con đến để thực thi ý Cha” (x. Dt 10,5.7). Như vậy, Thiên Chúa đã và tiếp tục thực hiện ơn cứu độ cho loài người nhờ một người nữ (số 19; 31).
b) Trong mầu nhiệm Đức Ki-tô, biểu tượng của tình yêu phu phụ được du nhập để diễn tả tình yêu trao ban của Thiên Chúa cho con người. Trong bối cảnh Kitô luận và phu phụ của các bí tích, ta có thể giải thích lý do vì sao Chúa Ki-tô chỉ chọn người nam làm tông đồ, và trao cho họ mệnh lệnh cử hành Thánh Thể và xá giải. Đây không phải là một sự thích ứng theo nhu cầu của thời đại. Hội thánh bị ràng buộc bởi dạng thức Kitô luận của các bí tích (gồm cả chức linh mục). Việc không truyền chức linh mục cho các phụ nữ không tùy thuộc vào ý định của Giáo hoàng, bởi vì việc này không liên quan đến phẩm giá của phụ nữ cho bằng ý định của Chúa Ki-tô.
c) Chức linh mục là một mầu nhiệm phục vụ có liên hệ đến mục tiêu cuối cùng của nó là sự thánh thiện của Hội thánh. Cơ cấu phẩm trật của Hội thánh nhắm đến sự thánh thiện của các phần tử của Nhiệm thể Chúa Ki-tô. Tông thư nói đến “phẩm trật của sự thánh thiện”, và lấy lại một hình ảnh của Hans Urs von Balthasar, nói đến chiều kích Maria và chiều kích Phêrô của Hội thánh. Chính trong “phẩm trật của sự thánh thiện” mà người phụ nữ là “hình ảnh” của Hội thánh (số 27). Lịch sử của hàng ngũ đông đảo các phụ nữ thánh thiện đã chứng thực điều này.
Trong phần kết luận, tông thư mở rộng đến chiều kích cánh chung, với một quang cảnh bao trùm toàn thể lịch sử thế giới. Kinh Thánh mở đầu (sách Sáng thế, Eva mẹ của chúng sinh) và kết thúc (sách Khải huyền 12,1: người đàn bà khoác áo mặt trời) với chân dung của một phụ nữ chiến đấu để bảo vệ nhân loại, bảo vệ ơn cứu độ (số 30). Điều này muốn nói rằng trong sự tiến bộ vật chất của thế giới, tiềm ẩn một nguy cơ sẽ làm nhân loại tiêu tan nếu biến mất sự nhạy cảm đến con người, đến các giá trị nhân bản. Trong tình cảnh này, chúng ta cần đến « thiên tài » của phụ nữ, sự nhạy bén đối với nhân bản. Thật vậy, Thiên Chúa đã ký thác nhân loại cho phụ nữ, bởi vì sứ mạng của họ nằm ở trật tự của tình yêu: phẩm giá của phụ nữ nằm ở chỗ tình yêu mà bà đã nhận được nơi nữ tính và tình yêu mà bà trao ban.
Như đã nói, tông thư Mulieris dignitatem đánh dấu một cột mốc trong lịch sử các văn kiện của Huấn quyền về phụ nữ. Lần đầu tiên, một văn kiện được dành riêng cho chủ đề phụ nữ, và mở một hướng mới. Chúng tôi xin điểm qua vài văn kiện quan trọng của Đức Gioan Phaolô II và của giáo triều Rôma.
1/ Tông thư Ordinatio sacerdotalis (ngày 22/5/1994). Nhắc lại lập trường trong tuyên ngôn Inter insignores, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố kết thúc cuộc tranh luận về việc truyền chức cho phụ nữ:
Cám ơn. Lá thư bắt đầu bằng những lời cám ơn các phụ nữ về ơn gọi và sứ mạng của họ nói chung, và đặc biệt đến phụ nữ là mẹ, là vợ, là con gái, là chị em, là người đang hành nghề, đang dấn thân trong các bình diện đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật chính trị, là người nữ tu (số 2). Sau lời cám ơn là lời xin lỗi vì trong lịch sử nhân loại cũng như lịch sử Giáo hội, các phụ nữ gặp nhiều ngăn cản để thực hiện sứ mạng của mình, và Giáo hội cam kết bảo vệ những phong phú nội tại và tinh thần của phụ nữ (số 3-5). Giáo hội phải học nơi Chúa Giê-su trong cách đối xử với các phụ nữ với lòng tôn trọng và âu yếm.
Tố giác. Từ quá khứ, Đức thánh cha trở về với hiện tại để nghĩ đến những khó khăn mà các phụ nữ vẫn còn phải gánh chịu, chẳng hạn khi muốn thực thi thiên chức làm mẹ, những phụ nữ nạn nhân của các vụ lạm dụng tính dục[12]. Còn rất nhiều trở ngại cho phụ nữ được tham gia vào đời sống chính trị, xã hội và kinh tế.
Kêu gọi. Từ đó, lá thư kêu gọi các cơ quan quốc tế “cần phải làm tất cả những gì cần thiết để trả lại cho phụ nữ sự tôn trọng phẩm giá và vai trò của mình” qua một kế hoạch thăng tiến bao trùm tất cả mọi lãnh vực của đời sống phụ nữ (số 6), bắt đầu từ việc giúp cho họ khám phá ra phẩm giá và ơn gọi của mình, dưới ánh sáng của lý trí cũng như của Lời Chúa.
Đến đây, Đức thánh cha ôn lại những trang đầu của Kinh Thánh, sách Sáng thế, để khám phá kế hoạch của Thiên Chúa khi tạo dựng con người, nam và nữ, theo hình ảnh của Ngài. Người nữ được dựng để “trợ giúp” người nam, không phải về vật chất nhưng là trợ giúp chính sự hiện hữu của con người. Cả hai đều cùng được trao phó trách nhiệm sinh sản, bảo vệ sự sống gia đình, và xây dựng lịch sử (số 7-8). Thật khó mà kể hết những đóng góp của phụ nữ vào sự tiến bộ của nhân loại, cách riêng trong lãnh vực giáo dục, nơi mà họ thực thi ơn gọi làm mẹ tình cảm, văn hóa và tâm linh.
Những văn kiện trên đây đã đề cập đến phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Người nữ được bình đẳng với người nam, nhưng đồng thời cũng mang những đặc tính khác biệt. Đã đến lúc phải nhìn lại tương quan giữa người nam và người nữ. Đây là đối tượng của văn kiện kể trên, được ban hành ngày 31/5/2004. Ngoài nhập đề (số 1) và kết luận (số 17), văn kiện được chia làm ba phần: 1/ Vấn đề (số 2-4). 2/ Những dữ kiện Kinh Thánh và nhân học (số 5-12). 3/ Những giá trị của nữ tính trong đời sống xã hội (số 13-14). 4/ Những giá trị của nữ tính trong đời sống Giáo hội. Văn kiện nhiều lần trích dẫn tông huấn Mulieris dignitatem và Thư của Đức Gioan Phaolo II gửi các phụ nữ.
Đặt vấn đề: sự khác biệt phái tính có ý nghĩa gì không? Tại sao có nam giới và nữ giới, chứ không thuần nam hay thuần nữ? Những câu hỏi này được nêu lên từ hai phong trào: a) Phong trào “nữ quyền” đấu tranh cho sự bình quyền giữa nam và nữ; b) Phong trào đồng tính luyến ái tranh đấu xóa bỏ sự khác biệt giới tính. Theo họ, chính vì sự quan niệm khác biệt phái tính mà nữ giới bị kỳ thị. Vì thế nếu muốn cho nữ giới được hoàn toàn bình quyền với nam giới, thì phải xoá bỏ sự khác biệt giữa hai phái, bởi vì sự khác biệt dựa theo sinh lý chỉ là do ảnh hưởng của văn hoá chứ không đúng với thực tại. Chủ trương này mang tên là gender neutral, bắt nguồn vào khoảng năm 1970 bên Hoa Kỳ. Một hậu quả trực tiếp của sự xoá bỏ phái tính là thừa nhận hôn nhân đồng tính và sửa đổi quan niệm về gia đình (tương quan vợ chồng cũng như tương quan cha mẹ). Về lâu về dài, người ta hy vọng có thể bào chế thân thể không phái tính (Tuyên ngôn của Donna Haraway, năm 1993)[13].
Trong bối cảnh này, Toà thánh đã lên tiếng trình bày quan điểm về sự khác biệt và hợp tác giữa hai phái.
1. Ý nghĩa sự phân biệt phái tính nam nữ
Tuy rằng tựa đề của văn kiện muốn đề cập đến sự hợp tác hỗ tương giữa hai phái, nhưng hai chương cuối chú ý cách riêng đến phái nữ, xét vì cần trả lời cho những thách đố do phong trào nữ quyền đặt ra.
Vai trò của phụ nữ không chỉ giới hạn vào việc sinh con đẻ cái mà thiên nhiên đã xếp đặt nơi thân thể của họ. Đàng sau công tác này, cần khám phá một thiên chức của nữ giới là trao ban sự sống: người phụ nữ có khả năng gợi lên một sự sống mới, che chở sự sống khi còn non nớt, giúp cho nó tăng trưởng, kiên trì bảo vệ nó trước những nghịch cảnh, nhẫn nại duy trì sự sống hướng đến tương lai. Những đức tính này tạo cho người phụ nữ một thứ trực giác để nắm bắt những nhu cầu của tha nhân, và tìm ra những giải pháp cụ thể để đáp ứng (thay vì những lý luận xa vời). Nữ tính và mẫu tính gắn liền với nhau, tuy rằng chức vụ làm mẹ không chỉ giới hạn trong lãnh vực của gia đình, nhưng còn mở rộng đến nhiều nhãn giới khác, tạm gọi là ơn gọi làm “mẹ tinh thần”, bao gồm cả những phụ nữ dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa[14]. Lịch sử cho thấy sự đóng góp của phụ nữ vào đời sống của xã hội nhân loại và Kitô giáo. Dù nào, sự đóng góp cao quý nhất của phụ nữ cho xã hội là đào tạo những phần tử xã hội: con người học biết cách yêu thương, phục vụ, tôn trọng tha nhân nhờ kinh nghiệm được đón nhận, yêu thương mà mình cảm nhận từ gia đình, đặc biệt từ người mẹ của mình. Vì thế, các nền pháp lý cần tìm cách để giúp cho các phụ nữ làm việc ngoài xã hội có những điều kiện để dung hoà với công tác trong gia đình là tế bào của xã hội.
Trung tâm điểm của lịch sử nhân loại là Ngôi Lời Nhập thể: chính nhờ biến cố độc nhất vô nhị này mà Thiên Chúa đã tự tỏ mình cho con người và hoàn thành công cuộc cứu độ con người. Mặt khác, kế hoạch ấy được thành tựu cũng nhờ lời đáp trả “xin vâng” của một phụ nữ vào lúc thiên sứ truyền tin. Qua lời “xin vâng đó”, Đức Maria đã đạt đến sự kết hiệp với Thiên Chúa vượt quá những nỗi trông mong của con người (số 3).
Trong thư gửi Galát (4,4), thánh Phaolô mô tả mầu nhiệm Nhập thể diễn ra vào lúc “viên mãn của thời gian” (“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà”). Thuật ngữ này (xem thêm Ep 1,9) gợi lên hai ý tưởng:
a) Tất cả đều là ân huệ của Thiên Chúa: Thiên Chúa tự trao ban cho con người ngõ hầu con người được đưa vào sự kết hợp với Ngài. Đức Maria tượng trưng cho toàn thể nhân loại.
b) Khi đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức Maria đã vận dụng sự tự do của mình và tham gia vào kế hoạch Nhập thể với tất cả con người của mình, xét như con người và như phụ nữ.
Ở đây ta nhận thấy một cuộc đối thoại: qua biến cố Nazareth, ân sủng của Thiên Chúa đã kiện toàn đặc trưng của nữ tính. Mặt khác, lời đáp trả của “nữ tì của Chúa” cần được xét trong chiều kích sâu xa nhất của nó: Đức Maria ý thức rằng mình là một thụ tạo, và đồng thời cũng hợp nhất với Người Con của mình là “tôi tớ của Chúa”, kẻ đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ.
Mỗi con người, dù nam hay nữ, đều được tạo dựng và kêu gọi để kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa, và Đức Maria là sự diễn tả hoàn hảo nhất của phẩm giá và ơn gọi của người nữ (số 5).
3. Hình ảnh và giống như Thiên Chúa.
Sách Sáng thế (6). Nhân vị / hiệp thông / quà tặng (7). Ngôn ngữ nhân hình của Kinh Thánh (8).
Văn kiện phân tích những chương đầu của Sách Sáng thế, nơi mà chúng ta gặp thấy những nền tảng bất biến của nhân học Kitô giáo. Sách Sáng thế có hai trình thuật liên quan đến việc tạo dựng con người: 1,27-28 và 2,7.18-25. Hai trình thuật không trái ngược nhưng bổ túc cho nhau (số 6).
Hai chương đầu của Sách Thánh cho thấy con người là chóp đỉnh của công trình tạo dựng, và con người, nam và nữ, được tạo dựng nên như là nhân vị (persona). Hơn thế nữa, con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là để sống tương quan hỗ tương: người nữ cho người nam và người nam cho người nữ, “họ sống cho nhau”. Con người được thể hiện trong sự hợp nhất lưỡng diện: một trong hai (số 7).
Mặc dù con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng nơi con người cũng có điều “không giống như Thiên Chúa”, bởi vì Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt, khác xa con người. Kinh Thánh sử dụng một ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được. Thiên Chúa tỏ mình như một người yêu đi tìm một người vợ lạc đường, như một người mẹ chăm sóc đứa con, hoặc như một người cha. Tuy nhiên Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng; vì thế khi chúng ta gán cho Ngài những đặc tính của cha và mẹ, thì đừng hiểu theo nghĩa thể lý nhưng theo nghĩa thiên linh (số 8).
4. Bà Eva – Bà Maria
“Khởi nguyên” và tội lỗi (9). “Nó sẽ thống trị ngươi” (10). Tin Mừng tiên khởi (11)
Từ chân lý về phẩm giá và ơn gọi của con người, văn kiện bước sang “chân lý về tội lỗi”. Con người, nam và nữ, được ban cho tự do để đáp lại ơn gọi chia sẻ vào sự sống của Thiên Chúa (số 9). Tiếc rằng con người, nam và nữ, đã lạm dụng tự do và khước từ Thiên Chúa. Như đọc thấy ở chương 3 của sách Sáng thế, tội lỗi đã làm phá vỡ mối tương quan giữa nam và nữ (chưa kể đến sự rối loạn trong chính bản thân và với thiên nhiên). Tội lỗi cũng tạo ra sự “không giống Thiên Chúa”, làm xúc phạm và làm tổn thương đến Thiên Chúa là Cha và Tạo Hóa.
Cả nam và nữ đều lãnh những hệ quả của tội lỗi: người nam phải chịu cực nhọc, người nữ phải quặn đau. Tuy nhiên, hình ảnh Thiên Chúa không hoàn toàn bị hủy diệt nhưng chỉ bị lu mờ (số 9). Một hệ quả của tội lỗi là sự thống trị của người nam trên người nữ. Điều này muốn nói rằng mối tương quan nam nữ đã bị lệch lạc, và điều gì làm tổn hại người nữ thì cũng làm tổn hại người nam.
May thay, Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ. Đoạn văn St 3,15 được đặt tên là “Tin Mừng tiên khởi”. Sự cứu độ sẽ được thể hiện qua cuộc chiến đấu chống lại sự dữ. Trong tiến trình này, người nữ giữ vai trò then chốt: Đức Maria đảm nhận “mầu nhiệm người nữ” bắt đầu từ bà Eva là mẹ của mọi chúng sinh. Đức Maria là khởi nguyên mới của phẩm giá và ơn ơn gọi của mỗi người phụ nữ (số 11).
5. Đức Giê-su Ki-tô
Họ ngạc nhiên về Người nói chuyện với một phụ nữ (12). Các phụ nữ trong Tin Mừng (13). Người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (14). Những kẻ giữ gìn sứ điệp Tin Mừng (15). Những chứng nhân đầu tiên của Chúa Phục sinh (16).
Khi suy nghĩ về cuộc đời và những việc làm của Đức Giê-su theo như Tin Mừng đã kể lại, ta có thể nhận ra thế nào là ảnh hưởng của ơn cứu chuộc đối với phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ (số 12). Trong lời dạy chống lại việc ly hôn (x. Mt 19,8), Đức Giê-su khẳng định tính bí tích của hôn nhân theo như sách Sáng thế đã vạch ra (Mt 19,6).
Tông thư kể lại những phụ nữ mà Đức Giê-su đã gặp gỡ: con gái ông Giairô, bà góa thành Naim, người đàn bà Cana, những phụ nữ đi theo Người. Người đã đối xử với họ với lòng yêu mến và tôn trọng, và hồi phục phẩm giá qua việc chữa lành một vài người.
Đức Giê-su cũng đưa các phụ nữ vào trong những dụ ngôn để giải thích thực tại của Vương quốc Thiên Chúa: dụ ngôn đồng tiền bị lạc, nắm men trong bột, các cô khờ dại và khôn ngoan, đồng tiền của bà góa.
Đặc biệt tông thư đã phân tích hai cuộc gặp gỡ của Đức Giê-su với phụ nữ Samari (Ga 4,7-7) và phụ nữ ngoại tình (Ga 8,3-11) để cho thấy Chúa Giê-su đã vạch ra trách nhiệm của người nam đối với người nữ. Từ đó, thái độ của Chúa đối với các phụ nữ đã mang lại cho họ sự tự do khi họ cảm thấy được yêu mến vì chính bản thân của họ.
Các phụ nữ cũng đã có những cuộc đàm đạo thần học với Chúa Giê-su: người phụ nữ Samari, bà Martha trước cái chết của em mình; người đàn bà Canaan. Họ đã đáp trả bằng tất cả lòng tin và mến.
Các phụ nữ cũng là những người hiện diện dưới chân thập giá, chứng tỏ sự can đảm khi phải trải qua cuộc thử thách của đức tin và lòng trung thành (số 15). Sự gắn bó của các phụ nữ đối với Chúa đã khiến cho những người đầu tiên ra viếng mồ của Đấng Tử nạn trở thành những chứng nhân đầu tiên của Đấng Phục sinh, và họ được ủy thác sứ mạng làm chứng nhân của Tin Mừng cho các thánh tông đồ (số 16).
Tóm lại, thái độ của Đức Ki-tô đối với các phụ nữ đã xác nhận chân lý về sự bình đẳng giữa người nam và người nữ. Tuy vậy, sự bình đẳng không xóa bỏ sự khác biệt.
6. Mẹ - Trinh nữ
Hai chiều kích của ơn gọi phụ nữ (17). Mẹ (18). Mẹ và giao ước (19). Trinh khiết vì Nước Trời (20). Mẹ theo Thần khí (21). “Các con thân mến, tôi còn quặn đau” (22).
Mục này bàn đến hai chiều kích đặc biệt qua đó người nữ thể hiện nhân cách của mình: mẹ và trinh nữ, hai đặc tính được kết hợp cách lạ lùng nơi cá nhân của Đức Maria.
Trong sự trao ban hỗ tương giữa nam và nữ trong hôn nhân, người nữ giữ một vai trò đặc biệt, khi sự trao ban mình bao hàm cả sự mở ra cho một nhân vị mới. Mẫu tính được gắn liền với cấu trúc của người nữ; nó mang lại đặc trưng cho người nữ trong thiên chức làm cha mẹ, cách riêng trong giai đoạn mang thai. Kinh nghiệm độc đáo của mẫu tính giúp cho người nữ có xu hướng chú ý đến người khác. Người nam đứng “bên ngoài” tiến trình mang thai và sinh đẻ, và cần học cách làm cha ở nơi bà mẹ. Do đó, chức vụ làm cha mẹ là trách nhiệm chung của đôi bên, nhưng sự đóng góp của người mẹ mang tính quyết định khi đặt nền tảng cho một nhân vị mới (số 18).
Nơi Đức Maria, tình mẹ mang thêm một ý nghĩa sâu xa hơn nữa: qua tình mẹ của Người, Thiên Chúa khởi sự một giao ước mới với nhân loại (số 19), vì thế tình mẹ của Người ôm ấp mọi tình mẹ khác. Tình mẹ của Người cũng bao hàm việc lắng nghe lời Chúa và thi hành ý Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi hãy chiêm ngắm ý nghĩa thiêng liêng của tình mẹ này. “Nỗi quặn đau khi sinh đẻ” được gắn với mầu nhiệm Vượt qua: dưới chân Thập giá, khi trao hiến Con của mình, Đức Maria trở thành mẹ của toàn thể nhân loại. Tác giả ghi nhận sự nhạy cảm của người nữ đã giúp cho họ chịu đựng những đau khổ cách mạnh mẽ hơn là nam giới.
Sự trinh khiết và độc thân vì Nước Trời cũng được gắn liền với Đức Maria. Độc thân và trinh khiết là hồng ân Chúa ban như là dấu hiệu đặc biệt của vương quốc Thiên Chúa sẽ đến. Đức Maria, tình mẹ là dấu hiệu của sự tận hiến cho Thiên Chúa, cũng trở thành dấu hiệu của sự tạo dựng mới, dấu chỉ của niềm hy vọng cánh chung. Nhờ Người, Tin Mừng đề ra lý tưởng về việc thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa dựa trên lối sống theo các lời khuyên Tin Mừng, khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời (số 20).
Sự khước từ tình mẹ thể lý vì dâng hiến bản thân cho Đức Ki-tô mở ra một cách làm mẹ khác: tình mẹ thiêng liêng dưới nhiều hình thức, như là quan tâm đến những lớp người khác nhau, đặc biệt là người nghèo khổ. Sự trinh khiết xét như là ơn gọi của một cá nhân, một cá nhân cụ thể; vì thế tình mẹ thiêng liêng được sống như ơn gọi mang đậm nét cá nhân (số 21).
7. Hội thánh – Hiền thê của Đức Ki-tô
“Mầu nhiệm cao cả” (23). “Sự đổi mới” của Tin Mừng (24). Chiều kích biểu tượng của “mầu nhiệm cao cả” (25). Thánh Thể (26). Tặng phẩm của hiền thê (27).
Trong thư gửi Ephêxô (5,32), thánh Phaolô so sánh tương quan giữa Đức Ki-tô với Hội thánh như là tương quan giữa chồng với vợ. Đây không phải là một hình ảnh mới lạ bởi vì mối tình phu thê đã được các ngôn sứ Cựu ước sử dụng làm biểu tượng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với dân của Ngài. Thánh Gioan Tẩy giả cũng gọi Đức Kitô như là chàng rể.
Trong đoạn văn này, Đức thánh cha muốn loại bỏ vĩnh viễn ý tưởng về sự phục tùng của vợ đối với chồng. Trong hôn nhân, vợ chồng phải tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, chứ không phải chỉ người vợ phải tùng phục chồng. Điều này cần được khắc sâu vào tâm hồn, lương tâm, thái độ và phong tục (số 24).
Trong biểu tượng này, Hội thánh tượng trưng một tập thể: Đức Ki-tô đã cứu chuộc toàn thể nhân loại, không loại trừ ai. Đức Ki-tô là Phu quân bởi vì Người đã trao hiến mình, nghĩa là trở thành một quà tặng, vì thế tất cả nhân loại được gọi nên Hôn thê của Đức Ki-tô. “Hôn thê” là yếu tố nữ tính dùng làm biểu tượng cho tất cả nhân loại (số 25).
Đến đây, Đức Gioan Phaolô II giải thích lý do tại sao chức tư tế thừa tác được dành riêng cho nam giới: một cách tự do, Đức Kitô đã nâng cao phẩm giá của người nữ; với cũng một cách tự do như vậy, Người chỉ kêu gọi người nam làm tông đồ. Nhất là trong bí tích Thánh Thể, Đức Ki-tô như Phu quân đã bày tỏ sự trao hiến bản thân cho Hội thánh như hôn thê. Vì thế linh mục hành động “trong tư cách của Đức Ki-tô” (in persona Christi) là một người nam.[10]
Dù sao, tất cả mọi người được rửa tội đều chia sẻ chức tư tế duy nhất của Đức Ki-tô, và Giáo hội như hôn thê được kêu gọi trao hiến chính mình cho Đức Ki-tô. Vì thế ngay từ thời Giáo hội nguyên thủy, người nữ đều sát cánh với người nam làm việc cho Đức Ki-tô theo những đặc sủng riêng trong những công tác phục vụ khác nhau (số 27).
8. “Cao trọng hơn cả là Tình yêu”
Đối mặt với những đổi thay (28). Phẩm giá của phụ nữ và hệ trật của tình yêu (29). Ý thức sứ mạng (30).
Trải qua dòng lịch sử, xã hội chứng kiến nhiều cuộc đổi thay; tuy vậy, có những thực tại không thay đổi vì đặt nền tảng trên Đức Ki-tô (số 28). Một trong những thực tại không thay đổi là “trong trật tự tình yêu của cuộc tạo dựng, người nữ đứng hàng đầu. Trật tự tình yêu thuộc về đời sống nội tại của Thiên Chúa, đời sống của Ba ngôi (số 29). Trật tự tình yêu nhất thiết là trật tự của công bình và yêu thương. Chỉ con người mới có thể yêu và chỉ con người mới có thể yêu – và phẩm giá của phụ nữ được đo lường bởi trật tự tình yêu. “Phẩm giá của người phụ nữ liên kết chặt chẽ với tình yêu mà họ lãnh nhận trong nữ tính và với tình yêu mà đến lượt mình họ trao ban. Như thế chân lý về nhân vị và về tình yêu được xác nhận” (số 30).
Sách Khải huyền (tác phẩm cuối cùng của Kinh Thánh) nói đến một người phụ nữ quặn đau Điều này muốn nói đến viễn ảnh cánh chung của thế giới đang thành hình. Sách Sáng thế (3,15: Tin Mừng tiên khởi) đã tiên báo về một cuộc chiến giữa người nữ và sự dữ. Đây là cuộc chiến liên quan đến phần rỗi của toàn nhân loại, nhưng đã được ủy thác cách đặc biệt cho người đàn bà. Người phụ nữ nâng đỡ cuộc chiến đấu của nhân loại nhờ nữ tính của mình. Đó không phải là chia sẻ vào chức tư tế vương giả của Đức Ki-tô đó sao?
9. Kết luận
Bài suy niệm được kết thúc với lời tạ ơn Thiên Chúa vì mỗi phụ nữ, vì những người đã dâng hiến cuộc đời để sống ơn gọi của mình, cùng với người nam, và như vậy “đảm nhận trách nhiệm chung đối với vận mạng của nhân loại” (số 31). Ước mong rằng những người suy gẫm mầu nhiệm người nữ, và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, cũng khám phá thêm phẩm giá và ơn gọi cao quý của mình.
C. Những tư tưởng nổi bật
Sau khi đã rảo qua một vòng nội dung của văn kiện, chúng ta thử nêu bật những điểm chính của văn kiện, qua việc theo dõi những luận cứ căn bản. Những điều này được Hồng y Joseph Ratzinger (tức là ĐGH Bênêđictô XVI, lúc ấy giữ chức Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin) trình bày cho báo chí ngày 30/9/1988[11]. Nói cách vắn tắt, văn kiện trình bày phẩm giá phụ nữ dựa theo lịch sử cứu độ qua năm chặng: 1/ Lúc khởi nguyên. 2/ Tình trạng sa ngã. 3/ Giai đoạn cứu chuộc của Chúa Ki-tô. 4/ Đức Maria như mẫu gương của ơn gọi phụ nữ. 5/ Hội thánh
Chủ đề chính của văn kiện là « phẩm giá của phụ nữ ». Câu hỏi căn bản là: Phẩm giá hệ tại điều gì? Câu trả lời là phẩm giá của con người (cả nam cả nữ) nằm ở chỗ được kêu gọi kết hợp với Thiên Chúa (số 11,5). Lời khẳng định căn bản này muốn định nghĩa con người khởi đi từ Thiên Chúa, được khai triển qua hai chiều hướng, dựa trên việc chú giải các đoạn văn Kinh Thánh.
1. Lúc khởi nguyên
Nguyên tắc căn bản của nhân học Kitô giáo là: con người được dựng nên theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa (St 1,26t). Khởi đi từ điểm này, ta có thể phác họa bản tính bất biến của con người trải qua những biến thiên lịch sử. Con người được dựng nên giống như Thiên Chúa có nghĩa là con người là một “nhân vị” (bản vị: persona), một hữu thể có lý trí và sống trong tương quan, dựa theo hình ảnh của Thiên Chúa Tam vị. Theo nghĩa đó, bản tính con người, gồm bởi nam và nữ, là sống trong tương quan hỗ tương (số 7). Tông thư muốn khai triển ba điều hàm ngụ trong mệnh đề cản bản đó: (a) con người là thụ tạo duy nhất được Thiên Chúa yêu thương như cứu cánh (chứ không như phương tiện); đây không chỉ là một dữ kiện nhưng còn là một trách vụ. (b) Tuy nhiên, con người thể hiện bản thân cách trọn vẹn khi nó không đi tìm kiếm chính bản thân nhưng là khi thành thực trao hiến mình cho người khác. (c) Sự trao hiến mình cho người khác là phạm trù căn bản để giải thích hình ảnh Thiên Chúa nơi con người.
2. Sự sa ngã
Viễn ảnh bản tính lúc khởi nguyên sẽ được duy trì mãi mãi. Tuy nhiên, cần thêm viễn ảnh của điều kiện lịch sử. Thực vậy, con người mà ta biết hiện nay chưa phải là con người theo như lý tưởng. Sự chênh lệch giữa thực tại và lý tưởng được đức tin diễn tả như là “tội nguyên tổ”. Như trên đã nói, phẩm giá con người hệ tại hợp nhất với Thiên Chúa. Nhưng thực tế lịch sử là con người đã làm tan vỡ tương quan với Thiên Chúa. Sự tan vỡ nòng cốt này gây ra ba hậu quả của rạn nứt: rạn nứt trong bản thân; rạn nứt giữa người nam và người nữ; giữa con người với vũ trụ (số 9). Thay vì thành thực trao hiến cho nhau, ý tưởng thống trị đã len lỏi vào. Lẽ ra sự giống với Thiên Chúa phải đưa nam nữ đến chỗ trao hiến hỗ tương, thì mối tương quan lại trở nên sự thống trị, như St 3,16 cho thấy. Như vậy, sự hiệp thông đã bị lấn át bởi sự đàn áp (số 10). Người nữ, thay vì là đồng chủ thể với người nam, lại trở thành đối tượng của khoái lạc và thống trị (số 14). Như vậy, sự thống trị của người nam trên người nữ là hậu quả một sự rối loạn mối tương quan nguyên thủy do tội lỗi gây ra.
3. Sự cứu chuộc
Vì thế sự cứu chuộc nhằm tái lập trật tự giống như thuở ban đầu, nghĩa là đưa người nữ từ “đối tượng” trở về làm “chủ thể” (số 10). Công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô cũng mang theo việc khôi phục những quyền lợi và phẩm giá của phụ nữ. Điều này được thấy qua ba nét:
a) Trong suốt cuộc đời dương thế, Đức Giê-su đã có thái độ cởi mở và không thiên kiến đối với phụ nữ. Qua lời nói và hành động, Người không hề tỏ ra sự kỳ thị đối với nữ giới. Trái lại, Người luôn tỏ lòng kính trọng phụ nữ (số 13). Điều này không chỉ là chuyện hời hợt nhưng nằm trong ý định muốn bày tỏ kế hoạch hằng hữu của Thiên Chúa (số 53).
b) Đức Ki-tô đã bải bỏ một quyền lợi dành cho người nam trong luật Môsê được phép rẫy bỏ vợ. Chống lại truyền thống của con người, Người tái lập trật tự của lúc khởi nguyên: theo ý Thiên Chúa, đôi vợ chồng phải trở thành một thân xác, ràng buộc với nhau không thể tách rời (số 12).
c) Khi hủy bỏ quyền của người chồng được phép rẫy vợ, cần phải tái lập mối tương quan giữa nam nữ từ gốc rễ. Những hệ luận này có thể nhìn thấy trong đoạn thư của thánh Phaolô gửi Ephêsô (5,21-33), nơi mà trật tự tạo dựng được đọc lại từ Đức Ki-tô. Câu 21 có thể phát biểu lại như sau: “Tất cả anh chị em hãy tùng phục lẫn nhau trong lòng kính sợ Đức Ki-tô”. Sự mới mẻ của Tin Mừng nằm ở chỗ này: sự thống trị phụ nữ do tội gây ra được thay thế bằng sự tùng phục hỗ tương. Điều này không loại bỏ hoàn toàn lời tuyên bố kế tiếp, theo đó người nam là đầu của người nữ. Lời tuyên bố có ý nghĩa khi áp dụng cho Đức Ki-tô: làm đầu có nghĩa là hiến thân cho vợ của mình (Ep 5,25; số 24). Do đó, mặc dù cách diễn tả cổ điển, nhưng nội dung đã được thay đổi nhờ Đức Ki-tô; điều này cần phải được thấm nhuần vào tâm tư và phong hóa.
4. Thiên tài của nữ giới nơi Đức Maria
Sự hợp nhất và bình đẳng giữa người nam và người nữ trong ơn gọi trao hiến thân mình không xóa bỏ sự khác biệt (số 16). Để trình bày thiên tài của nữ giới (khác biệt với người nam), tông thư hướng về Đức Maria, thân mẫu Chúa Cứu thế, để tìm hiểu về hai hình thái căn bản của người nữ: mẹ và trinh nữ. Cả hai đều có một điểm chung, đó là vượt lên chính mình trong sự trao hiến bản thân. Trong hôn nhân, sự trao hiến cho nhau giữa vợ chồng mở ra cho sự trao ban một sự sống mới. Như vậy, cả người nam lẫn người nữ đều thông dự vào việc sinh hạ vĩnh cửu nơi Thiên Chúa (số 18). Mặc dù việc sinh hạ đồng thời thuộc về cả người nam và người nữ, nhưng cũng thật đúng khi nói rằng chức phụ mẫu là một thực tại sâu thẳm hơn nơi người mẹ. Người mẹ là kẻ phải trực tiếp “trả giá” cho việc mang đến cuộc sống mới, bắt bà phải tiêu hao sức lực thể xác và tinh thần nhiều hơn. Từ đó có thể kết luận rằng người nam có món nợ đặc biệt đối với người nữ, và mọi kế hoạch bình đẳng quyền lợi không được phép bỏ qua dữ kiện đó. Hơn thế nữa, có thể nói được trong tiến trình mang thai và sinh đẻ, người nam cảm thấy mình đứng “ở bên ngoài”. Do đó, dưới nhiều khía cạnh, người nam cần học hỏi nơi người mẹ để biết cách làm người cha (số 18).
5. Hội thánh
Như một hệ luận của ơn cứu chuộc của Đức Ki-tô, cuộc sống con người hôm nay được mở rộng sang chiều kích siêu nhiên của cộng đồng Hội thánh. Có ba điểm nên ghi nhận.
a) Hội thánh phải tiếp tục diễn lại mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người. Hội thánh cũng phải tiếp tục chức vụ làm mẹ, trao hiến thân mình. Nhờ Hội thánh, Chúa Con có thể thưa với Chúa Cha rằng: “Cha đã tạo cho con một thân thể. Này đây con đến để thực thi ý Cha” (x. Dt 10,5.7). Như vậy, Thiên Chúa đã và tiếp tục thực hiện ơn cứu độ cho loài người nhờ một người nữ (số 19; 31).
b) Trong mầu nhiệm Đức Ki-tô, biểu tượng của tình yêu phu phụ được du nhập để diễn tả tình yêu trao ban của Thiên Chúa cho con người. Trong bối cảnh Kitô luận và phu phụ của các bí tích, ta có thể giải thích lý do vì sao Chúa Ki-tô chỉ chọn người nam làm tông đồ, và trao cho họ mệnh lệnh cử hành Thánh Thể và xá giải. Đây không phải là một sự thích ứng theo nhu cầu của thời đại. Hội thánh bị ràng buộc bởi dạng thức Kitô luận của các bí tích (gồm cả chức linh mục). Việc không truyền chức linh mục cho các phụ nữ không tùy thuộc vào ý định của Giáo hoàng, bởi vì việc này không liên quan đến phẩm giá của phụ nữ cho bằng ý định của Chúa Ki-tô.
c) Chức linh mục là một mầu nhiệm phục vụ có liên hệ đến mục tiêu cuối cùng của nó là sự thánh thiện của Hội thánh. Cơ cấu phẩm trật của Hội thánh nhắm đến sự thánh thiện của các phần tử của Nhiệm thể Chúa Ki-tô. Tông thư nói đến “phẩm trật của sự thánh thiện”, và lấy lại một hình ảnh của Hans Urs von Balthasar, nói đến chiều kích Maria và chiều kích Phêrô của Hội thánh. Chính trong “phẩm trật của sự thánh thiện” mà người phụ nữ là “hình ảnh” của Hội thánh (số 27). Lịch sử của hàng ngũ đông đảo các phụ nữ thánh thiện đã chứng thực điều này.
Trong phần kết luận, tông thư mở rộng đến chiều kích cánh chung, với một quang cảnh bao trùm toàn thể lịch sử thế giới. Kinh Thánh mở đầu (sách Sáng thế, Eva mẹ của chúng sinh) và kết thúc (sách Khải huyền 12,1: người đàn bà khoác áo mặt trời) với chân dung của một phụ nữ chiến đấu để bảo vệ nhân loại, bảo vệ ơn cứu độ (số 30). Điều này muốn nói rằng trong sự tiến bộ vật chất của thế giới, tiềm ẩn một nguy cơ sẽ làm nhân loại tiêu tan nếu biến mất sự nhạy cảm đến con người, đến các giá trị nhân bản. Trong tình cảnh này, chúng ta cần đến « thiên tài » của phụ nữ, sự nhạy bén đối với nhân bản. Thật vậy, Thiên Chúa đã ký thác nhân loại cho phụ nữ, bởi vì sứ mạng của họ nằm ở trật tự của tình yêu: phẩm giá của phụ nữ nằm ở chỗ tình yêu mà bà đã nhận được nơi nữ tính và tình yêu mà bà trao ban.
III. Sau tông thư Mulieris dignitatem
Như đã nói, tông thư Mulieris dignitatem đánh dấu một cột mốc trong lịch sử các văn kiện của Huấn quyền về phụ nữ. Lần đầu tiên, một văn kiện được dành riêng cho chủ đề phụ nữ, và mở một hướng mới. Chúng tôi xin điểm qua vài văn kiện quan trọng của Đức Gioan Phaolô II và của giáo triều Rôma.
A. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II
1/ Tông thư Ordinatio sacerdotalis (ngày 22/5/1994). Nhắc lại lập trường trong tuyên ngôn Inter insignores, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố kết thúc cuộc tranh luận về việc truyền chức cho phụ nữ:
Mặc dù giáo huấn về việc truyền chức linh mục được dành riêng cho nam giới đã được duy trì trong suốt Truyền thống của Giáo hội và được Huấn quyền khẳng định trong những văn kiện gần đây, nhưng thời nay ở vài nơi người ta cho rằng cuộc tranh luận vẫn còn bỏ ngỏ, hoặc phán quyết của Giáo hội về việc không truyền chức cho linh mục chỉ có giá trị kỷ luật. Vì thế để đánh tan mọi ngờ vực trong vấn đề quan trọng, có liên quan đến hiến chế thiên định của Giáo hội, chiếu theo tác vụ của tôi là củng cố cho anh em (x. Lc 22,3), tôi tuyên bố rằng Giáo hội không có thẩm quyền để truyền chức linh mục cho phụ nữ, và phán quyết này phải được tất cả mọi tín hữu nắm giữ cách vĩnh viễn.2/ Nhân dịp Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần IV tại Bắc Kinh do Liên Hiệp Quốc tổ chức (từ ngày 4 đến 15/9/1995), Đức thánh cha đã viết một Lá thư gửi đến các phụ nữ đề ngày 29 tháng 6, cầu chúc cho Hội nghị thật là cơ hội để suy nghĩ về những đóng góp của các phụ nữ cho xã hội và các quốc gia. Có thể chia lá thư thành ba phần: a) cám ơn; b) tố giác; c) kêu gọi.
Cám ơn. Lá thư bắt đầu bằng những lời cám ơn các phụ nữ về ơn gọi và sứ mạng của họ nói chung, và đặc biệt đến phụ nữ là mẹ, là vợ, là con gái, là chị em, là người đang hành nghề, đang dấn thân trong các bình diện đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật chính trị, là người nữ tu (số 2). Sau lời cám ơn là lời xin lỗi vì trong lịch sử nhân loại cũng như lịch sử Giáo hội, các phụ nữ gặp nhiều ngăn cản để thực hiện sứ mạng của mình, và Giáo hội cam kết bảo vệ những phong phú nội tại và tinh thần của phụ nữ (số 3-5). Giáo hội phải học nơi Chúa Giê-su trong cách đối xử với các phụ nữ với lòng tôn trọng và âu yếm.
Tố giác. Từ quá khứ, Đức thánh cha trở về với hiện tại để nghĩ đến những khó khăn mà các phụ nữ vẫn còn phải gánh chịu, chẳng hạn khi muốn thực thi thiên chức làm mẹ, những phụ nữ nạn nhân của các vụ lạm dụng tính dục[12]. Còn rất nhiều trở ngại cho phụ nữ được tham gia vào đời sống chính trị, xã hội và kinh tế.
Kêu gọi. Từ đó, lá thư kêu gọi các cơ quan quốc tế “cần phải làm tất cả những gì cần thiết để trả lại cho phụ nữ sự tôn trọng phẩm giá và vai trò của mình” qua một kế hoạch thăng tiến bao trùm tất cả mọi lãnh vực của đời sống phụ nữ (số 6), bắt đầu từ việc giúp cho họ khám phá ra phẩm giá và ơn gọi của mình, dưới ánh sáng của lý trí cũng như của Lời Chúa.
Đến đây, Đức thánh cha ôn lại những trang đầu của Kinh Thánh, sách Sáng thế, để khám phá kế hoạch của Thiên Chúa khi tạo dựng con người, nam và nữ, theo hình ảnh của Ngài. Người nữ được dựng để “trợ giúp” người nam, không phải về vật chất nhưng là trợ giúp chính sự hiện hữu của con người. Cả hai đều cùng được trao phó trách nhiệm sinh sản, bảo vệ sự sống gia đình, và xây dựng lịch sử (số 7-8). Thật khó mà kể hết những đóng góp của phụ nữ vào sự tiến bộ của nhân loại, cách riêng trong lãnh vực giáo dục, nơi mà họ thực thi ơn gọi làm mẹ tình cảm, văn hóa và tâm linh.
B. Bộ Giáo lý Đức tin, Thư gửi các Hội đồng giám mục “về sự hợp tác giữa người nam và người nữ”
Những văn kiện trên đây đã đề cập đến phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Người nữ được bình đẳng với người nam, nhưng đồng thời cũng mang những đặc tính khác biệt. Đã đến lúc phải nhìn lại tương quan giữa người nam và người nữ. Đây là đối tượng của văn kiện kể trên, được ban hành ngày 31/5/2004. Ngoài nhập đề (số 1) và kết luận (số 17), văn kiện được chia làm ba phần: 1/ Vấn đề (số 2-4). 2/ Những dữ kiện Kinh Thánh và nhân học (số 5-12). 3/ Những giá trị của nữ tính trong đời sống xã hội (số 13-14). 4/ Những giá trị của nữ tính trong đời sống Giáo hội. Văn kiện nhiều lần trích dẫn tông huấn Mulieris dignitatem và Thư của Đức Gioan Phaolo II gửi các phụ nữ.
Đặt vấn đề: sự khác biệt phái tính có ý nghĩa gì không? Tại sao có nam giới và nữ giới, chứ không thuần nam hay thuần nữ? Những câu hỏi này được nêu lên từ hai phong trào: a) Phong trào “nữ quyền” đấu tranh cho sự bình quyền giữa nam và nữ; b) Phong trào đồng tính luyến ái tranh đấu xóa bỏ sự khác biệt giới tính. Theo họ, chính vì sự quan niệm khác biệt phái tính mà nữ giới bị kỳ thị. Vì thế nếu muốn cho nữ giới được hoàn toàn bình quyền với nam giới, thì phải xoá bỏ sự khác biệt giữa hai phái, bởi vì sự khác biệt dựa theo sinh lý chỉ là do ảnh hưởng của văn hoá chứ không đúng với thực tại. Chủ trương này mang tên là gender neutral, bắt nguồn vào khoảng năm 1970 bên Hoa Kỳ. Một hậu quả trực tiếp của sự xoá bỏ phái tính là thừa nhận hôn nhân đồng tính và sửa đổi quan niệm về gia đình (tương quan vợ chồng cũng như tương quan cha mẹ). Về lâu về dài, người ta hy vọng có thể bào chế thân thể không phái tính (Tuyên ngôn của Donna Haraway, năm 1993)[13].
Trong bối cảnh này, Toà thánh đã lên tiếng trình bày quan điểm về sự khác biệt và hợp tác giữa hai phái.
1. Ý nghĩa sự phân biệt phái tính nam nữ
Kinh Thánh đã khẳng định rằng Thiên Chúa đã dựng nên con người với hai phái nam nữ. Cả hai phái đều là hình ảnh Thiên Chúa.
Phái tính là một yếu tố cơ bản làm nên căn cước của con người. Phái tính không chỉ liên hệ đến hình thù của thân thể, nhưng ảnh hưởng đến lãnh vực tâm lý và tinh thần nữa. Cách riêng thân thể diễn tả đặc tính phu thê (làm vợ làm chồng) giữa hai phái. Hai phái không những được mời gọi sống chung với nhau mà còn được mời gọi hợp tác với nhau, hiệp thông với nhau.
Kinh Thánh cũng cho biết rằng mối tương quan nam nữ đã bị tổn thương vì tội lỗi. Một trong những vết thương là việc đối xử bất bình đẳng giữa nam và nữ. Người nữ không còn được coi như một “cộng sự” của người nam. Sự tôn trọng đã nhường chỗ cho khống chế, chiếm đoạt, kỳ thị (xc. St 3,16).
Vào thời nay, sự tranh đấu cho nữ giới được bình quyền với nam giới đôi khi đưa đến những quan điểm ngược lại:
a) Nam nữ coi nhau như những đối thủ cạnh tranh. Trước đây, người nữ phải phục tùng người nam. Đã đến lúc phải vùng lên: người nữ cần phải giành lại quyền lực (empowerment). Điều nguy hiểm là vấn đề tranh giành quyền lực không chỉ xảy ra trên chính trường mà còn ngay trong gia đình, làm lung lay định chế này.
b) Một quan điểm khác đòi xóa bỏ sự khác biệt phái tính (gender). Thay vì gây ra sự tranh chấp giữa hai phái, thì nên loại bỏ nó. Hậu quả là sự lẫn lộn các vai trò trong gia đình (không còn phân biệt cha hay mẹ), tương quan vợ chồng. Đàng sau quan niệm này là ý tưởng cho rằng con người có toàn quyền định đoạt điều mình muốn, không cần phải tôn trọng các cấu trúc sinh lý.
Những trang đầu tiên của Sách Thánh phần nào đã cảnh giác chúng ta về nguồn gốc của tình trạng lệch lạc xảy ra trong lịch sử. Vào lúc đầu, cả nam lẫn nữ đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, và họ sống trong tình hiệp thông. Đến lúc họ toa rập với nhau muốn “trở nên ngang hàng với Thiên Chúa”, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, thì cũng chính là lúc họ quay ra nghi ngờ mất tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng xác tín rằng những vết thương của tội lỗi đã được Chúa Kitô chữa lành do ơn cứu rỗi mà Người đã mang lại. Nhờ ân sủng, chúng ta hy vọng có khả năng duy trì mối tương quan của tình yêu lành mạnh theo ý Đấng Tạo Thành, tình yêu trao hiến và chung thuỷ.
2. Vai trò của phụ nữ
Phái tính là một yếu tố cơ bản làm nên căn cước của con người. Phái tính không chỉ liên hệ đến hình thù của thân thể, nhưng ảnh hưởng đến lãnh vực tâm lý và tinh thần nữa. Cách riêng thân thể diễn tả đặc tính phu thê (làm vợ làm chồng) giữa hai phái. Hai phái không những được mời gọi sống chung với nhau mà còn được mời gọi hợp tác với nhau, hiệp thông với nhau.
Kinh Thánh cũng cho biết rằng mối tương quan nam nữ đã bị tổn thương vì tội lỗi. Một trong những vết thương là việc đối xử bất bình đẳng giữa nam và nữ. Người nữ không còn được coi như một “cộng sự” của người nam. Sự tôn trọng đã nhường chỗ cho khống chế, chiếm đoạt, kỳ thị (xc. St 3,16).
Vào thời nay, sự tranh đấu cho nữ giới được bình quyền với nam giới đôi khi đưa đến những quan điểm ngược lại:
a) Nam nữ coi nhau như những đối thủ cạnh tranh. Trước đây, người nữ phải phục tùng người nam. Đã đến lúc phải vùng lên: người nữ cần phải giành lại quyền lực (empowerment). Điều nguy hiểm là vấn đề tranh giành quyền lực không chỉ xảy ra trên chính trường mà còn ngay trong gia đình, làm lung lay định chế này.
b) Một quan điểm khác đòi xóa bỏ sự khác biệt phái tính (gender). Thay vì gây ra sự tranh chấp giữa hai phái, thì nên loại bỏ nó. Hậu quả là sự lẫn lộn các vai trò trong gia đình (không còn phân biệt cha hay mẹ), tương quan vợ chồng. Đàng sau quan niệm này là ý tưởng cho rằng con người có toàn quyền định đoạt điều mình muốn, không cần phải tôn trọng các cấu trúc sinh lý.
Những trang đầu tiên của Sách Thánh phần nào đã cảnh giác chúng ta về nguồn gốc của tình trạng lệch lạc xảy ra trong lịch sử. Vào lúc đầu, cả nam lẫn nữ đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, và họ sống trong tình hiệp thông. Đến lúc họ toa rập với nhau muốn “trở nên ngang hàng với Thiên Chúa”, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, thì cũng chính là lúc họ quay ra nghi ngờ mất tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng xác tín rằng những vết thương của tội lỗi đã được Chúa Kitô chữa lành do ơn cứu rỗi mà Người đã mang lại. Nhờ ân sủng, chúng ta hy vọng có khả năng duy trì mối tương quan của tình yêu lành mạnh theo ý Đấng Tạo Thành, tình yêu trao hiến và chung thuỷ.
2. Vai trò của phụ nữ
Tuy rằng tựa đề của văn kiện muốn đề cập đến sự hợp tác hỗ tương giữa hai phái, nhưng hai chương cuối chú ý cách riêng đến phái nữ, xét vì cần trả lời cho những thách đố do phong trào nữ quyền đặt ra.
Vai trò của phụ nữ không chỉ giới hạn vào việc sinh con đẻ cái mà thiên nhiên đã xếp đặt nơi thân thể của họ. Đàng sau công tác này, cần khám phá một thiên chức của nữ giới là trao ban sự sống: người phụ nữ có khả năng gợi lên một sự sống mới, che chở sự sống khi còn non nớt, giúp cho nó tăng trưởng, kiên trì bảo vệ nó trước những nghịch cảnh, nhẫn nại duy trì sự sống hướng đến tương lai. Những đức tính này tạo cho người phụ nữ một thứ trực giác để nắm bắt những nhu cầu của tha nhân, và tìm ra những giải pháp cụ thể để đáp ứng (thay vì những lý luận xa vời). Nữ tính và mẫu tính gắn liền với nhau, tuy rằng chức vụ làm mẹ không chỉ giới hạn trong lãnh vực của gia đình, nhưng còn mở rộng đến nhiều nhãn giới khác, tạm gọi là ơn gọi làm “mẹ tinh thần”, bao gồm cả những phụ nữ dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa[14]. Lịch sử cho thấy sự đóng góp của phụ nữ vào đời sống của xã hội nhân loại và Kitô giáo. Dù nào, sự đóng góp cao quý nhất của phụ nữ cho xã hội là đào tạo những phần tử xã hội: con người học biết cách yêu thương, phục vụ, tôn trọng tha nhân nhờ kinh nghiệm được đón nhận, yêu thương mà mình cảm nhận từ gia đình, đặc biệt từ người mẹ của mình. Vì thế, các nền pháp lý cần tìm cách để giúp cho các phụ nữ làm việc ngoài xã hội có những điều kiện để dung hoà với công tác trong gia đình là tế bào của xã hội.
Kết luận
Trong bài này, chúng tôi đã trình bày tông thư Mulieris dignitatem trong bối cảnh của những văn kiện cận đại của Giáo hội bàn về nữ quyền. Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau.
1/ Tông huấn MD là văn kiện đầu tiên của Huấn quyền dành riêng cho vấn đề phụ nữ: về phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ. Trước đây, phụ nữ chỉ được đề cập cách gián tiếp.
2/ Trọng tâm của vấn đề phụ nữ cũng dần dần được di chuyển. Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mối bận tâm chính là làm sao các phụ nữ dung hòa được vai trò cổ truyền trong gia đình với sự tham gia công tác xã hội. Theo một quan niệm khá cổ truyền, các bà lo chuyện trong nhà, còn các ông lo chuyện ngoài xã hội. Dần dần, việc tham gia của các phụ nữ trong những hoạt động chính trị xã hội đã trở thành phổ quát, câu chuyện không còn là cầm chân các bà ở trong nhà, nhưng là dung hòa giữa hoạt động xã hội với hoạt động trong nhà. Cũng nên thêm là việc các bà đi làm việc bên ngoài không chỉ muốn được bình đẳng với các ông như còn do động lực kinh tế: lương của một mình ông chồng không đủ bảo đảm cho những nhu cầu của gia đình.
3/ Bên cạnh những chuyện thực tế của đời sống, trong những thế kỷ gần đây nhiều phong trào tranh đấu cho phụ nữ nổi lên để tranh đấu cho sự bình đẳng quyền lợi giữa nam và nữ, trong lãnh vực giáo dục, chính trị (quyền bầu cử và ứng cử), kinh tế, v.v. Trong cuộc tranh đấu này (xảy ra tại các nước Kitô giáo, chứ không phải tại các nước theo các tôn giáo khác), một chướng ngại đáng kể là Kinh Thánh: Kinh Thánh Cựu ước cũng như Tân ước đã chẳng dạy rằng các bà phải tùng phục các ông đấy ư? Không lạ gì mà có những người tranh đấu cho nữ quyền đòi gạt bỏ Sách Thánh, vì là nguồn gốc của sự bất bình đẳng.
4/ Trong tông huấn MD, Đức thánh cha cố gắng trả lời cho hai thách đố chính của phong trào nữ quyền cực đoan, bằng cách cho thấy rằng: a) Kinh Thánh khẳng định sự bình đẳng giữa nam nữ, chứ không phải sự tùng phục của người nữ đối với người nam; b) mặt khác, Kinh Thánh cũng cho thấy sự khác biệt giữa hai phái; sự khác biệt này đưa tới sự hiệp thông, chứ không phải là nguồn gốc sinh ra kỳ thị giữa hai phái.
5/ Khi trình bày tư tưởng Kinh Thánh, tông huấn MD không phân tích tất cả các đoạn văn Cựu ước và Tân ước, nhưng tập trung cách riêng vào những chương đầu của sách Sáng Thế, và Phúc Âm. Các bản văn này được giải thích trong bối cảnh của lịch sử cứu độ, tạm chia là ba chặng: a) nguyên thủy; b) sa ngã; c) cứu chuộc.
a) Hai chương đầu của sách Sáng Thế cho thấy ý định của Thiên Chúa lúc ban đầu. Điều này được hiểu cho cả chương Một (câu 27-28) cũng như chương Hai (câu 7.18-24). Vai trò “trợ giúp” của người đàn bà không muốn nói địa vị thấp kém, nhưng là sự trợ giúp hỗ tương[15].
b) Trật tự nguyên thủy bị phá đổ do tội của nguyên tổ. Khi tương quan của con người với Thiên Chúa bị phá vỡ thì tương quan giữa con người cũng bị xáo trộn. Từ đó mới có chuyện đàn ông thống trị đàn bà.
c) Tuy nhiên lịch sử cứu độ không ngừng lại tại đây. Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến để tái lập lại trật tự nguyên thủy. Chính Đức Giêsu đã thể hiện điều ấy trong cuộc đời của mình, qua những lời giảng dạy và qua cung cách đối xử các phụ nữ. Thêm vào đó, Đức Maria được giới thiệu như một phụ nữ đã sống trọn vẹn thiên chức của mình, đó là trao hiến mình cho Thiên Chúa.
6/ Khi trình bày tương quan nam nữ, Đức thánh cha sử dụng nhiều suy tư của triết học hiện đại (cách riêng thuyết nhân vị): “bản tính con người” là sống tương quan; con người thể hiện mình qua sự trao hiến. Nên biết là triết học này cũng được áp dụng để giải thích mầu nhiệm Tam vị, nguồn gốc và khuôn mẫu cho sự hiệp thông. Như sẽ thấy trong bài viết của giáo sư Angela Ales Bello trong số này, tư tưởng này đã được gặp thấy nơi hai nữ triết gia sống vào giữa thế kỷ XX: Gertrud von Le Fort và Edith Stein.
7/ Tông thư MD mang tính cách suy niệm về phẩm giá phụ nữ, nhưng không rút ra những hệ luận thực hành cho đời sống trong Giáo hội và xã hội. Điều này được dành cho các văn kiện khác, chẳng hạn như Christifideles laici. Những nét chính của tông thư sẽ còn được trưng dẫn trong thư của Bộ Giáo lý đức tin về sự hợp tác giữa nam nữ. Đặc biệt đạo lý về sự bình đẳng và khác biệt giữa nam và nữ được đưa vào Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, do Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình xuất bản năm 2004. Trong phần thứ nhất (Tổng quát), vấn đề “nhân vị” được bàn đến ở chương Ba (Nhân vị), trong đó lấy lại mô hình của lịch sử cứu độ (tạo dựng, sa ngã, cứu chuộc: số 108-123), trước khi đi vào “những chiều kích của nhân vị”: thống nhất giữa hồn và xác; mở ra đến siêu việt; có tự do; bình đẳng về phẩm giá, sống trong xã hội (số 127-151). Trong khung cảnh ấy, vấn đề tương quan nam nữ được đề cập: nam nữ được gọi sống tương quan ngay từ nguyên thủy (số 110-113); tương quan ấy đã bị thương tổn do tội lỗi (số 116-118), nhưng đã được cứu chuộc dựa theo hình ảnh Thiên Chúa Tam vị (số 122). Đặc biệt, các số 146-147 trình bày sự bình đẳng giữa nam nữ, cũng như sự khác biệt và bổ túc lẫn nhau. Như vậy, tác phẩm này đã thu nhận tư tưởng của MD, mặc dù chỉ có 3 lần trưng dẫn trực tiếp (số 33, 34, 147)[16]. Mặt khác, Tông huấn Amoris laetitia của Đức thánh cha Phanxicô (19/3/2016) tuy chỉ trích dẫn MD một lần ở số 173, nhưng lấy lại tư tưởng nhiều lần khi bàn về tương quan giữa người nam và người nữ (chẳng hạn như các số 155-156; 285-286).
1/ Tông huấn MD là văn kiện đầu tiên của Huấn quyền dành riêng cho vấn đề phụ nữ: về phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ. Trước đây, phụ nữ chỉ được đề cập cách gián tiếp.
2/ Trọng tâm của vấn đề phụ nữ cũng dần dần được di chuyển. Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mối bận tâm chính là làm sao các phụ nữ dung hòa được vai trò cổ truyền trong gia đình với sự tham gia công tác xã hội. Theo một quan niệm khá cổ truyền, các bà lo chuyện trong nhà, còn các ông lo chuyện ngoài xã hội. Dần dần, việc tham gia của các phụ nữ trong những hoạt động chính trị xã hội đã trở thành phổ quát, câu chuyện không còn là cầm chân các bà ở trong nhà, nhưng là dung hòa giữa hoạt động xã hội với hoạt động trong nhà. Cũng nên thêm là việc các bà đi làm việc bên ngoài không chỉ muốn được bình đẳng với các ông như còn do động lực kinh tế: lương của một mình ông chồng không đủ bảo đảm cho những nhu cầu của gia đình.
3/ Bên cạnh những chuyện thực tế của đời sống, trong những thế kỷ gần đây nhiều phong trào tranh đấu cho phụ nữ nổi lên để tranh đấu cho sự bình đẳng quyền lợi giữa nam và nữ, trong lãnh vực giáo dục, chính trị (quyền bầu cử và ứng cử), kinh tế, v.v. Trong cuộc tranh đấu này (xảy ra tại các nước Kitô giáo, chứ không phải tại các nước theo các tôn giáo khác), một chướng ngại đáng kể là Kinh Thánh: Kinh Thánh Cựu ước cũng như Tân ước đã chẳng dạy rằng các bà phải tùng phục các ông đấy ư? Không lạ gì mà có những người tranh đấu cho nữ quyền đòi gạt bỏ Sách Thánh, vì là nguồn gốc của sự bất bình đẳng.
4/ Trong tông huấn MD, Đức thánh cha cố gắng trả lời cho hai thách đố chính của phong trào nữ quyền cực đoan, bằng cách cho thấy rằng: a) Kinh Thánh khẳng định sự bình đẳng giữa nam nữ, chứ không phải sự tùng phục của người nữ đối với người nam; b) mặt khác, Kinh Thánh cũng cho thấy sự khác biệt giữa hai phái; sự khác biệt này đưa tới sự hiệp thông, chứ không phải là nguồn gốc sinh ra kỳ thị giữa hai phái.
5/ Khi trình bày tư tưởng Kinh Thánh, tông huấn MD không phân tích tất cả các đoạn văn Cựu ước và Tân ước, nhưng tập trung cách riêng vào những chương đầu của sách Sáng Thế, và Phúc Âm. Các bản văn này được giải thích trong bối cảnh của lịch sử cứu độ, tạm chia là ba chặng: a) nguyên thủy; b) sa ngã; c) cứu chuộc.
a) Hai chương đầu của sách Sáng Thế cho thấy ý định của Thiên Chúa lúc ban đầu. Điều này được hiểu cho cả chương Một (câu 27-28) cũng như chương Hai (câu 7.18-24). Vai trò “trợ giúp” của người đàn bà không muốn nói địa vị thấp kém, nhưng là sự trợ giúp hỗ tương[15].
b) Trật tự nguyên thủy bị phá đổ do tội của nguyên tổ. Khi tương quan của con người với Thiên Chúa bị phá vỡ thì tương quan giữa con người cũng bị xáo trộn. Từ đó mới có chuyện đàn ông thống trị đàn bà.
c) Tuy nhiên lịch sử cứu độ không ngừng lại tại đây. Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến để tái lập lại trật tự nguyên thủy. Chính Đức Giêsu đã thể hiện điều ấy trong cuộc đời của mình, qua những lời giảng dạy và qua cung cách đối xử các phụ nữ. Thêm vào đó, Đức Maria được giới thiệu như một phụ nữ đã sống trọn vẹn thiên chức của mình, đó là trao hiến mình cho Thiên Chúa.
6/ Khi trình bày tương quan nam nữ, Đức thánh cha sử dụng nhiều suy tư của triết học hiện đại (cách riêng thuyết nhân vị): “bản tính con người” là sống tương quan; con người thể hiện mình qua sự trao hiến. Nên biết là triết học này cũng được áp dụng để giải thích mầu nhiệm Tam vị, nguồn gốc và khuôn mẫu cho sự hiệp thông. Như sẽ thấy trong bài viết của giáo sư Angela Ales Bello trong số này, tư tưởng này đã được gặp thấy nơi hai nữ triết gia sống vào giữa thế kỷ XX: Gertrud von Le Fort và Edith Stein.
7/ Tông thư MD mang tính cách suy niệm về phẩm giá phụ nữ, nhưng không rút ra những hệ luận thực hành cho đời sống trong Giáo hội và xã hội. Điều này được dành cho các văn kiện khác, chẳng hạn như Christifideles laici. Những nét chính của tông thư sẽ còn được trưng dẫn trong thư của Bộ Giáo lý đức tin về sự hợp tác giữa nam nữ. Đặc biệt đạo lý về sự bình đẳng và khác biệt giữa nam và nữ được đưa vào Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, do Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình xuất bản năm 2004. Trong phần thứ nhất (Tổng quát), vấn đề “nhân vị” được bàn đến ở chương Ba (Nhân vị), trong đó lấy lại mô hình của lịch sử cứu độ (tạo dựng, sa ngã, cứu chuộc: số 108-123), trước khi đi vào “những chiều kích của nhân vị”: thống nhất giữa hồn và xác; mở ra đến siêu việt; có tự do; bình đẳng về phẩm giá, sống trong xã hội (số 127-151). Trong khung cảnh ấy, vấn đề tương quan nam nữ được đề cập: nam nữ được gọi sống tương quan ngay từ nguyên thủy (số 110-113); tương quan ấy đã bị thương tổn do tội lỗi (số 116-118), nhưng đã được cứu chuộc dựa theo hình ảnh Thiên Chúa Tam vị (số 122). Đặc biệt, các số 146-147 trình bày sự bình đẳng giữa nam nữ, cũng như sự khác biệt và bổ túc lẫn nhau. Như vậy, tác phẩm này đã thu nhận tư tưởng của MD, mặc dù chỉ có 3 lần trưng dẫn trực tiếp (số 33, 34, 147)[16]. Mặt khác, Tông huấn Amoris laetitia của Đức thánh cha Phanxicô (19/3/2016) tuy chỉ trích dẫn MD một lần ở số 173, nhưng lấy lại tư tưởng nhiều lần khi bàn về tương quan giữa người nam và người nữ (chẳng hạn như các số 155-156; 285-286).