Thời sự Thần học - Số 70, tháng 11/2015, tr. 11-31
_Emili Marlés Romeu_
“Lời Chúa” là một thuật ngữ mang tính loại suy, có thể áp dụng vào nhiều thực thể khác nhau. Tuy nhiên, các ý nghĩa đó được nối kết với nhau như “mắt xích” gắn với Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Tác giả nêu bật sự tiến triển quan trọng trong tông huấn Verbum Domini (30-9-2010) của Đức thánh cha Bênêđictô XVI (so sánh với hiến chế Dei Verbum của công đồng Vaticanô II), và cho thấy những hệ luận của nó, cách riêng đối với việc giải thích Kinh Thánh[1].
Bài viết gồm 4 phần:
Chữ viết tắt: DV = Dei Verbum. VD = Verbum Domini
- “Đức Kitô là Lời”: Điều mới mẻ của Tông huấn Verbum Domini.
- “Lời Chúa” (Verbum Domini), một thuật ngữ loại suy.
- Bản hoà tấu của Lời: Lời của Chúa (Verbum Dei) và “những tiếng của Lời (Voces Verbi).
- Đức Kitô là Lời và việc chú giải thần học.
1. “Đức Kitô là Lời”: điều mới mẻ của Tông huấn Verbum Domini
Một trong những điều bất ngờ nhất của Tông huấn hậu Thượng hội đồng Verbum Domini của Đức thánh cha Bênêđictô XVI là lối tiếp cận “Đức Kitô là Lời” (Christologia Verbi).[2] Theo nhận định của nhà thần học Salvador Pie Ninot, một chuyên viên của Thượng hội đồng: “Đây là một công thức thần học mới mẻ nhất của toàn thể tông huấn, so với diễn tiến của Thượng hội đồng... chắc chắn đó là sự đóng góp nổi bật nhất của tông huấn”.[3]
Thật là một điều mới mẻ của Huấn quyền. Chúng ta chưa từng gặp thấy một văn kiền nào khai triển đề tài “Đức Kitô là Lời”; ngay cả kiến nghị của các nghị phụ được công bố và lúc bế mạc buổi họp cũng chỉ gợi lên ý tưởng chứ chưa đi sâu vào nội dung[4].
Tông huấn Verbum Domini không muốn thảo ra một khảo luận đầy đủ và hệ thống về “Đức Kitô là Lời”. Văn kiện đề ra những ích lợi của lối tiếp cận này và vạch ra vài hướng để đào sâu. Vì thế, văn kiện yêu cầu rằng “dưới khía cạnh thần học, chúng ta cần tìm hiểu sâu xa sự nối kết giữa các ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ Lời Chúa, ngõ hầu làm nổi bật sự duy nhất kế hoạch của Thiên Chúa và vị trí trung tâm của Đức Kitô trong đó” VD 7.
Thật ra, khuynh hướng quy chiếu về Đức Kitô như là Lời Thiên Chúa không phải là một sáng kiến của Huấn quyền hiện đại. Nhiều nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ XX (tựa như K. Barth và H. U. von Balthasar) đã dày công nghiên cứu một thần học về Lời Thiên Chúa, nhằm nắm bắt sự đồng nhất của toàn thể hoạt động ngoại tại (ad extra) của Ba Ngôi Thiên Chúa trong việc tạo dựng, mạc khải, nhập thể, và hoàn tất cuộc cứu độ.[5]
Bài viết của chúng tôi sẽ dựa theo dàn bài sau đây: Trước hết, chúng tôi sẽ phân tích ý nghĩa của thuật ngữ “Đức Kitô là Lời”, nêu bật tính cách loại suy của nó (II). Sau đó, chúng tôi sẽ khai triển một tư tưởng của thánh Augustinô được trích dẫn trong tông huấn, nhằm hiểu rõ hơn về “Đức Kitô là Lời” (III). Chúng tôi sẽ tìm hiểu vì sao Đức thánh cha Bênêđictô XVI chú trọng đến đề tài này, và mối liên hệ với hiến chế tín lý Dei Verbum (một văn kiện của công đồng Vaticanô II nhưng không bao giờ sử dụng thuật ngữ này) và nhất là mối liên hệ với việc chú giải thần học (IV).
2. “Lời Chúa” (Verbum Domini), một thuật ngữ loại suy
Trong những số đầu tiên của văn kiện, Đức thánh cha Bênêđictô lưu ý rằng thuật ngữ “Lời Chúa” mang tính cách loại suy trong thần học, và chúng ta cần nhớ đến điều này để sử dụng đúng đắn: “Chúng ta cần ý thức rằng thuật ngữ “Lời Chúa” được sử dụng một cách loại suy. Vì thế, các tín hữu cần được huấn luyện để nắm bắt được những khác biệt ý nghĩa và hiểu rõ sự liên kết của chúng.”[6]
Ngay chính văn kiện cũng là một thí dụ rõ ràng về việc sử dụng thuật ngữ Lời Chúa một cách loại suy, bởi vì chúng ta có thể tìm thấy 8 ý nghĩa khác nhau:
- Lời Chúa hiểu là Ngôi Hai trong Thiên Chúa Tam Vị. Đây là ý nghĩa tiên khởi và chính yếu, nguyên uỷ của các ý nghĩa khác (analogatum princeps).
- Nhân tính được kết hợp với Ngôi Lời.
- Thiên Chúa thông đạt mình cho một người nào đó.
- Thiên Chúa mạc khải trong Cựu Ước
- Trong Tân Ước, thuật ngữ này được sử dụng để ám chỉ lời giảng của các thánh Tông đồ[7].
- Kinh Thánh cũng được gọi là Lời Chúa.
- Truyền thống của Hội thánh cũng có thể được gọi là Lời Chúa (x. DV 9.10).
- Việc tạo dựng, cuốn sách thiên nhiên (Liber Naturae) cũng có thể được gọi là lời của Chúa, bởi vì Ngôi Lời tự phát biểu ở trong đó.[8]
Chúng ta có thể phân phối các ý nghĩa của thuật ngữ “Lời Chúa” vào ba nhóm:
- Hiểu như ngôi vị: Lời Chúa ám chỉ Ngôi Hai Thiên Chúa, trước khi nhập thể (1) và sau khi nhập thể (2).
- Hiểu như hành động: sự mạc khải của Lời Thiên Chúa trong dòng lịch sử (các nghĩa 3, 4, 5).
- Hiểu như cách thức diễn tả việc mạc khải của Lời ra thành “đối tượng” (các nghĩa 6, 7, 8).
Chiều kích “loại suy” cho phép chúng ta gói ghém trong cùng một khái niệm nhiều thực tại tuy khác biệt nhưng lại liên hệ với nhau. Với thuật ngữ “Lời Chúa”, chúng ta có thể bao gồm tất cả các hành động ngoại tại (ad extra) của Thiên Chúa: việc tạo dựng vũ trụ và con người, việc mạc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước, việc nhập thể, việc loan báo Tin Mừng của Lời trong Hội thánh, việc “nhập thể” của Lời trong Kinh Thánh, cuộc tạo dựng mới. Như thế chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự thống nhất nội tại của kế hoạch bí nhiệm của Thiên Chúa (mysterium),[9] khi vừa hé mở một chặng thì lại chuẩn bị một chặng khác, và nêu bật vị trí trung tâm của Ngôi Lời trong mỗi chặng qua đó Người chuẩn bị dần dần cuộc nhập thể của mình.
Tuy nhiên, cũng có nguy cơ là chúng ta lẫn lộn các ý nghĩa với nhau, và lắm khi không rõ chúng ta đang dùng thuật ngữ “Lời Chúa” theo nghĩa nào. Điều này xảy ra ngay trong tông huấn: có những đoạn mà ta không rõ thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa nào.[10]
Một cách thức tốt hơn cả để vượt qua những sự hàm hồ là khám phá mối tương quan của mỗi ý nghĩa đối với Ngôi Lời, bởi vì Ngài là Con Thiên Chúa và chính là Lời của Thiên Chúa.
Dù sao, ta phải luôn nhớ rằng một quan niệm chính xác về Lời Chúa cần phải đặt trong toàn bộ mầu nhiệm Thiên Chúa Tam vị: Thiên Chúa Cha hành động qua Chúa Con trong Thánh Linh.
Tông huấn Verbum Domini đã sử dụng một vài hình ảnh để khai triển đề tài Đức Kitô là Lời, trong đó một hình ảnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của thánh Augustinô. Trong mục này, chúng tôi muốn triển khai hình ảnh ấy, nhằm giúp hiểu rõ hơn sự liên hệ giữa Đức Kitô Ngôi Lời với những lời khác trong lịch sử. Đức Kitô “Ngôi Lời của Thiên Chúa” đã bộc lộ chính mình qua dòng lịch sử qua nhiều “tiếng nói”. Các tiếng nói này hoà hợp với nhau, tạo nên “bản hoà tấu của Lời” (sinfonia della Parola) (x. VD 7.8.13).
Thật là đúng khi nói đến một bản hòa tấu của Lời, của một Lời duy nhất được biểu lộ qua nhiều cách khác nhau: “một bài ca với nhiều tiếng hát”... Cần phải nhìn nhận rằng chính vạn vật, cuốn sách thiên nhiên (liber naturae) cùng là thành phần của bản hoà tấu với nhiều tiếng trong đó Lời duy nhất được biểu lộ.[11]
Qua hình ảnh bản hòa tấu với nhiều tiếng hát, Đức Bênêđictô XVI nói rằng Lời được biểu lộ không chỉ qua những tiếng nói của các thực tại được tạo dựng, nhưng chính Lời qua việc nhập thể, đã trở thành tiếng hát chính, tiếng đơn ca mà toàn thể bài ca phải lệ thuộc:
Trong các bài giảng 288 và 293, thánh tiến sĩ đã phân biệt giữa Lời (Verbum) và những tiếng của Lời (vox/voces Verbi).
Lời (Verbum) là Ngôi Hai, thực sự là Lời chân thật và sung mãn của Chúa Cha, bởi nơi Người, Chúa Cha đã nói hết tất cả về mình: Ngôi Lời là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha (x. Cl 1,15).
Những tiếng của Lời (voces Verbi) là những tiếng nói mà Chúa Cha (nhờ Ngôi Lời trong Thánh Linh) đã phán một Lời duy nhất trải qua suốt lịch sử cứu độ và trong sự tạo dựng. Các “tiếng của Lời” là những sự phát biểu từng phần, có giới hạn, thu gọn của Lời duy nhất. Các “tiếng của Lời” là những “bí tích” của Ngôi Lời; chúng biểu lộ và quy chiếu về Ngôi Lời. Ngôi Lời là một và không thay đổi; các “tiếng” thì nhiều và khác biệt, (và xuất hiện vào những thời điểm khác nhau của lịch sử).
Thánh Augustinô thiết lập sự liên hệ bằng cách trưng dẫn hai câu khẳng định của Phúc Âm thứ tư. Trong Tự Ngôn, tác giả nói đến Lời (Verbum) như là Đấng từ muôn thuở đã ở trong cung lòng Chúa Cha và là Thiên Chúa (x. Ga 1,1), và đồng thời, tác giả tuyên bố rằng ông Gioan Tẩy giả (áp dụng Is 40,3) là “tiếng (vox) của một kẻ kêu trên sa mạc” (Ga 1,23). Gioan là tiếng (vox), Đức Kitô là Lời (Verbum). Tiếng là sự biểu lộ của Lời và hướng chúng ta về với Lời.
Hình ảnh này nêu bật sáng khởi của Chúa Cha bởi vì duy chỉ có Ngài mới có thể phát ra Lời trong việc sinh ra Con từ muôn thuở và những “tiếng của Lời” trong cuộc đối thoại với loài người trong lịch sử nhờ Con của Ngài trong Thánh Linh. Chúng ta có thể nhìn nhận và đón tiếp các “tiếng của Lời” (được phát ra trong một ngôn ngữ mà con người hiểu được, nhờ sự trợ giúp của Thánh Linh), nhưng chúng ta không bao giờ có thể sinh ra các tiếng ấy.[13] Cần phải có tác động của Thánh Linh thì ta mới có thể nhận ra một “tiếng” như là “tiếng của Lời”. Thánh Phaolô cho biết rằng “không ai có khả năng tuyên xưng rằng “Đức Giêsu là Chúa” nếu không được thúc đẩy bởi Thánh Linh” (1Cr 12,3). Điều này có nghĩa là nếu không có tác động của Thánh Linh, chúng ta không thể nhìn nhận rằng Đức Giêsu Nazaret là Lời nhập thể. Nếu điều này xảy ra đối với “Lời” nguyên uỷ, thì điều ấy cũng đúng cho các “tiếng của Lời”.
Lời đã nói nhiều cách nhưng vẫn không cạn.[14] Điều này làm ta nhớ đến khởi đầu thư gửi Hipri:
Sự phân biệt giữa Lời và Tiếng của Lời bắt nguồn từ mối liên hệ giữa Đức Kitô với thánh Gioan Tẩy giả; dần dần thánh Augustinô mở rộng mối liên hệ này đến tất cả những ai loan báo Lời, tất cả những tổ phụ và ngôn sứ, giống như ông Gioan, đi trước Người và dọn đường cho Người. Ông Gioan đã nhân-cách-hóa và trở thành biểu tượng cho tất cả mọi tiếng nói.
Không riêng gì ông (Gioan Tẩy giả) là tiếng. Tất cả mọi người loan báo Lời (Verbum) đều là tiếng của Lời (vox Verbi)... Biết bao nhiêu lời, hay nói đúng hơn, biết bao nhiêu tiếng không phát ra lời được thụ thai trong con tim! Biết bao nhiêu nhà giảng thuyết không nói lên Lời hằng hữu của Chúa Cha! Lời đã sai các tổ phụ, đã sai các ngôn sứ, đã sai rất nhiều người loan báo. Lời hằng hữu đã sai các tiếng nói, và sau khi đã sai đi nhiều tiếng nói để dọn đường, thì chính Lời đã đến trong tiếng nói của mình, trong thân xác của mình tựa hồ cỗ xe riêng.[15]
Như chúng ta vừa đọc, thánh Augustinô áp dụng mối liên hệ cho cả sự nhập thể nữa. Nhân tính của Đức Kitô là “tiếng của Lời” chính xác nhất: “Người đã bày tỏ thân xác của mình, đã bày tỏ mình cho các môn đệ, nhưng dưới hình thái của một tôi tớ. Người đã bày tỏ tiếng của mình, giữa những tiếng mà Người đã sai đến trước đó, Người đã bày tỏ chính thân xác của mình”.[16]
Dĩ nhiên là không phải tất cả các tiếng đều có một sức mạnh mạc khải như nhau, một tiềm năng biểu lộ như nhau. Có những tiếng nói về Lời (và ám chỉ Lời) nhiều hơn những tiếng khác. Vì thế, chúng ta có thể thiết lập một cấp bậc của những “tiếng của Lời” dựa theo cấp độ biểu lộ Lời: Lời không biểu lộ chính mình cách ngang nhau trong việc tạo dựng, trong các ngôn sứ, trong các mầm mống của Lời (semina Verbi) nơi các nền văn hóa và tôn giáo, trong cuộc Nhập thể. Tất cả những tiếng ấy diễn tả Lời qua các cấp độ khác nhau, và tất cả đều là tiếng của Lời, nhưng chúng không diễn tả với cùng một cường độ; vì thế ta có thể nói rằng có những tiếng hơn hoặc kém của Lời.
Nếu Mạc khải (viết chữ hoa) là Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể, thì các mạc khải khác đáng mang danh hiệu này trong mức độ chúng diễn đạt và bày tỏ Người.[17] Vì thế, chúng ta chỉ có đánh giá cấp độ bày tỏ của các tiếng của Lời khi Lời nhập thể. Dựa trên mạc khải sung mãn này mà chúng ta có thể cân đo từng tiếng của Lời, xem nó có khả năng diễn đạt Lời đến mức nào, cũng như những giới hạn của nó. Có những tiếng chứa nhiều “lạng” Lời hơn những tiếng khác.[18]
Một đặc trưng của tất cả các “tiếng của Lời” là chuẩn bị để đón nhận và hiểu biết Lời nhập thể. Cũng như ông Gioan Tẩy giả, mỗi tiếng nói là tiền hô (với những cấp độ khác nhau) của Lời, và được Chúa Cha sai đến để san bằng con đường đón tiếp sự nhập thể của Lời. Qua các tiếng của mình, Lời chuẩn bị ngữ pháp để người ta có thể hiểu biết cuộc nhập thể của Lời. Vì lý do ấy, chúng ta không thể hiểu được biến cố Đức Kitô nếu không có Cựu Ước, bởi vì tất cả Cựu Ước là một tiếng lớn của Lời. Chúng ta hãy lấy một thí dụ: chúng ta không thể hiểu sâu xa Đức Giêsu Kitô là “Chiên Thiên Chúa” nếu trước đó chúng ta không học “ngữ pháp” Cựu Ước về những hy tế với những con chiên, và “tiếng” của con chiên im lặng khi bị sát tế. Vì thế có một sự lệ thuộc giữa những “tiếng của Lời” với nhau, và nếu thiếu một tiếng này thì không thể hiểu tiếng khác.
“Người cần phải lớn lên và tôi cần giảm xuống” (Ga 3,30). Thánh Augustinô áp dụng câu của ông Gioan cho những “tiếng của Lời”:
Chúng tôi muốn kết thúc mục này với việc nêu bật tính cách cánh chung của bản hoà tấu của Lời trải qua dòng lịch sử cho đến khi hoàn tất: Lời tiếp tục nói sau khi phục sinh, (mặc dù Chúa Cha không thể nói gì thêm sau khi đã nói trong cuộc nhập thể của Con Ngài). Sau khi đã phục sinh và ngự bên hữu Chúa Cha, Lời không lặng thinh nhưng tiếp tục loan báo lời của Người cho Giáo hội và thế giới, nhờ vậy Người đã hoàn tất lời hứa sẽ ở lại với chúng ta cho đến ngày tận thế (x. Mt 28,20). Chúa Cha không ngừng thông đạt Lời của Ngài hiệp thông với Ngài.
Điều này đã được Đức thánh cha Bênêđictô XVI diễn tả như sau: “Giáo hội sống trong niềm xác tín rằng Chúa của mình, Đấng đã phán dạy trong quá khứ, không ngừng thông đạt Lời của Ngài trong Truyền thống sống động của Giáo hội và trong Sách Thánh” (VD 18). Phụng vụ là chỗ ưu tiên trong đó Ngôi Lời phục sinh đang hiện diện và tiếp tục loan báo lời của mình cho cộng đoàn được tụ họp nhân danh Người. Vì thế chúng ta có thể nói được rằng phụng vụ là một vox Verbi (tiếng của Lời) đích thực, bởi vì Đức Kitô hiện diện trong đó [23], tiếp tục công trình cứu độ và loan báo Tin Mừng bởi vì “(Đức Kitô) hiện diện trong lời của Người; mỗi khi Kinh Thánh được đọc trong Hội thánh là chính Người nói”.[24]
Điều này không có nghĩa là Ngôi Lời tiếp tục mở rộng nội dung mạc khải theo dòng thời gian, nhưng Người mở ra cho chúng ta điều còn ẩn kín trong Người. Quan điểm của Kitô giáo về mạc khải nhìn thấy nơi Ngôi Lời nhập thể sự mạc khải tuyệt đỉnh của Thiên Chúa.[25] Chúa Cha không thể mạc khải điều gì hơn ngoài điều mà Ngài đã thực hiện nơi cuộc nhập thể của Con Ngài, như thánh Gioan Thánh giá đã viết:
Những điều đã trình bày trên đây cho chúng ta thấy những hệ luận của thần học chú trọng đến Đức Kitô là Lời trong tông huấn Verbum Domini. Bây giờ chúng ta đặt hai câu hỏi để hiểu rõ vì sao đức Bênêđictô XVI quan tâm đến việc cổ động cho khuynh hướng thần học này: (1) Tông huấn Verbum Domini có thái độ thế nào đối với hiến chế Dei Verbum của công đồng Vaticano II? và (2) Tại sao Đức thánh cha muốn khai triển thần học về Đức Kitô là Lời?
Đối với câu hỏi thứ nhất, cần phải nói rằng Verbum Domini muốn tiếp tục hướng đi mà Dei verbum đã vạch ra. Không lạ gì mà hiến chế Dei verbum là văn kiện của Huấn quyền được trưng dẫn nhiều nhất (với hơn 30 lần), đặc biệt trong những đoạn mang tính cách tín lý, và được dành những lời khen ngợi cao quý nhất:
Một điểm mà Verbum Domini muốn đào sâu hơn là nêu bật chiều kích Tam Vị của những khẳng định tín lý của Dei Verbum. Không phải là Dei Verbum đã bỏ qua đặc tính Tam vị của Thiên Chúa mạc khải (chỉ cần đọc những số đầu tiên thì đủ nhận ra điều ấy), nhưng Verbum Domini muốn vạch rõ hơn tác động của Tam Vị trong toàn bộ công trình mạc khải. Vì thế mà Verbum Domini đã muốn khai triển thần học “Đức Kitô là Lời”, bởi vì nhờ đó sẽ dễ nắm bắt “sự duy nhất của kế hoạch Thiên Chúa trong Ngôi Lời Nhập thể”[30] và chứng tỏ tác động của Ba Ngôi Thiên Chúa trong việc tạo dựng, mãc khải, nhập thể, trong lịch sử Giáo hội và sự hoàn tất thế giới.
Dưới khía cạnh thần học, Verbum Domini đề cập những đề tài giống như Dei Verbum: mạc khải, mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước, phải hiểu thế nào về sự linh hứng và chân lý của Kinh Thánh, mối liên hệ giữa Kinh Thánh và Truyền thống sống động, việc giải thích Kinh Thánh, vân vân. Verbum Domini dựa trên Dei Verbum, nhưng muốn nhờ thần học “Đức Kitô là Lời” để đào sâu và liên kết các đề tài vừa kể, làm sao để làm rõ hơn tính duy nhất của kế hoạch Thiên Chúa. Nói khác đi, Verbum Domini đã thực hiện một sự “tiến triển đạo lý”, không phải theo nghĩa là làm thay đổi nội dung, nhưng theo nghĩa là đào sâu thêm sự hiểu biết đạo lý. Thực ra Verbum Domini chỉ mới phác họa hướng đi, và thúc giục các nhà thần học hãy tiếp tục hành trình.
Bây giờ chúng ta đến một đề tài gây nhiều bận tâm cho Đức Bênêđictô XVI: Việc giải thích Kinh Thánh. Chỉ cần nhớ lại lần can thiệp (bất ngờ) của ngài tại buổi họp Thượng hội đồng (ngày 14 tháng 10 năm 2008) thì đủ rõ: ngài đã lượng định sự phát triển của khoa chú giải Kinh Thánh trong những thập niên gần đây.[31] Đây là một vấn đề đã gây cho ngài nhiều ưu tư từ khi còn là nhà thần học.
Tôi nghĩ rằng thần học “Đức Kitô là Lời” được đề ra nhằm tìm một giải pháp cho việc chú giải Kinh Thánh: phải làm thế nào cho việc chú giải phản ánh cuộc mạc khải của Thiên Chúa Tam vị trong lịch sử. Đức thánh cha nhấn mạnh đến sự “chú giải thần học” (exegesis theologica: x. VD 34), đối lại một thứ chú giải đậm màu thông diễn trần tục. Sự chú giải Kinh Thánh cần lưu ý đến những tiêu chuẩn thông giải được nêu lên ở số 12 của hiến chế Dei verbum (một đoạn văn trước VD trích dẫn nhiều nhất). Đó là những tiêu chuẩn diễn tả đặc tính mạc khải của Tam Vị.
Trong bài phát biểu tại Thượng hội đồng, sau khi đã lượng định tầm quan trọng và ích lợi của các phương pháp phê bình lịch sử, Đức Bênêđictô đã kể ra ba tiểu chuẩn đã được hiến chế Dei Verbum đề ra để cho việc chú giải mang tính thần học và lưu ý đến “chiều kích thiên linh” của Kinh Thánh:
Tại sao phải lưu ý đến tính thống nhất của toàn bộ Kinh Thánh, đang khi Kinh Thánh gồm nhiều quyển được biên soạn bởi nhiều tác giả chịu lệ thuộc vào những bối cảnh lịch sử và văn hóa khác biệt. Thần học về “Đức Kitô là Lời” giúp chúng ta khám phá phải hiểu thế nào về sự thống nhất của Kinh Thánh (x. VD 13). Điều này dựa trên việc xác tín rằng Đức Kitô là “trung gian đồng thời cũng là sự sung mãn của toàn thể mạc khải” (mediator simul et plenitudo totius revelationis exsistit : DV 2). Và khi chúng ta nói rằng Ngôi Lời là trung gian của mạc khải, thì chúng ta không nên hạn chế vào việc Nhập thể mà thôi, nhưng như công đồng đã nêu bật, hoạt động mạc khải của Người trải rộng ra toàn thể mạc khải đích thực của Thiên Chúa, xét vì mạc khải Thiên Chúa bắt nguồn từ Chúa Cha mạc khải mình qua Con trong Thánh Linh. Tất cả các hoạt động ngoại tại (ad extra) của Tam Vị đều là công việc chung của tất cả Ba Ngôi Thiên Chúa.
Quan điểm này rất được phổ biến nơi các giáo phụ trước công đồng Nixêa. Chẳng hạn như thánh Irenêô khi chú giải Mt 11,27 “Không ai biết Con, ngoài ra Cha và kẻ mà Con muốn mạc khải” đã viết rằng:
Nhờ đâu chúng ta tin rằng có một loại suy đức tin (analogia fidei), nghĩa là sự nhất quán giữa các chân lý mà Chúa đã tuần tự mạc khải trong sự tạo dựng và trong lịch sử cứu độ nếu không phải bởi vì một chủ thể duy nhất, Ngôi Lời, Đấng tự thông đạt và biểu lộ mình qua một chuỗi những “tiếng của Lời” (voces Verbi) liên kết với nhau thành một hợp tấu?
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng thần học về “Đức Kitô là Lời” là hướng mới mà Huấn quyền đã mở ra cho thần học nhằm đặt nền tảng sâu xa hơn cho những đề tài chính của mạc khải dựa theo hiến chế Dei Verbum, bằng cách tìm ra tính thống nhất của kế hoạch Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Việc đào sâu hướng đi này có những hệ luận đối với khoa chú giải, bởi vì việc chú giải cần phải lưu ý đến cách thức cụ thể mà Thiên Chúa Ba ngôi đã tự mạc khải trong việc tạo dựng, trong lịch sử và trong Đức Kitô.
Trong bài này, tôi không chủ trương khai triển các đề tài ấy, nhưng tôi tin rằng hướng đi này sẽ mở ra nhiều suy tư cho các nhà thần học cũng như thúc đẩy sự đối thoại giữa các chuyên viên của ngành Kinh Thánh, thần học cơ bản, thần học tín lý.
[1] Nguồn: La Cristologìa de la Palabra: en la Dei Verbum y en la Verbum Domini, in: Revista Catalana de Teologia 39/1 (2014) 61-75.
Tuy nhiên, cũng có nguy cơ là chúng ta lẫn lộn các ý nghĩa với nhau, và lắm khi không rõ chúng ta đang dùng thuật ngữ “Lời Chúa” theo nghĩa nào. Điều này xảy ra ngay trong tông huấn: có những đoạn mà ta không rõ thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa nào.[10]
Một cách thức tốt hơn cả để vượt qua những sự hàm hồ là khám phá mối tương quan của mỗi ý nghĩa đối với Ngôi Lời, bởi vì Ngài là Con Thiên Chúa và chính là Lời của Thiên Chúa.
Dù sao, ta phải luôn nhớ rằng một quan niệm chính xác về Lời Chúa cần phải đặt trong toàn bộ mầu nhiệm Thiên Chúa Tam vị: Thiên Chúa Cha hành động qua Chúa Con trong Thánh Linh.
3. Bản hoà tấu của Lời: “Lời của Chúa” (Verbum Dei) và “những “tiếng của Lời” (Voces Verbi)
Tông huấn Verbum Domini đã sử dụng một vài hình ảnh để khai triển đề tài Đức Kitô là Lời, trong đó một hình ảnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của thánh Augustinô. Trong mục này, chúng tôi muốn triển khai hình ảnh ấy, nhằm giúp hiểu rõ hơn sự liên hệ giữa Đức Kitô Ngôi Lời với những lời khác trong lịch sử. Đức Kitô “Ngôi Lời của Thiên Chúa” đã bộc lộ chính mình qua dòng lịch sử qua nhiều “tiếng nói”. Các tiếng nói này hoà hợp với nhau, tạo nên “bản hoà tấu của Lời” (sinfonia della Parola) (x. VD 7.8.13).
Thật là đúng khi nói đến một bản hòa tấu của Lời, của một Lời duy nhất được biểu lộ qua nhiều cách khác nhau: “một bài ca với nhiều tiếng hát”... Cần phải nhìn nhận rằng chính vạn vật, cuốn sách thiên nhiên (liber naturae) cùng là thành phần của bản hoà tấu với nhiều tiếng trong đó Lời duy nhất được biểu lộ.[11]
Qua hình ảnh bản hòa tấu với nhiều tiếng hát, Đức Bênêđictô XVI nói rằng Lời được biểu lộ không chỉ qua những tiếng nói của các thực tại được tạo dựng, nhưng chính Lời qua việc nhập thể, đã trở thành tiếng hát chính, tiếng đơn ca mà toàn thể bài ca phải lệ thuộc:
Chúng ta có thể ví vũ trụ như một “quyển sách” – như ông Galileo Galilei đã nói – và coi nó như là công trình của một tác giả đã biểu lộ mình qua bản hoà tấu của vạn vật. Trong bản hoà tấu này, ta thấy có một đoạn mà ngôn ngữ âm nhạc gọi là đơn ca (solo), một đề tài được giao cho một nhạc cụ hoặc một giọng hát mà thôi. Tất cả ý nghĩa bài ca đều lệ thuộc vào đoạn đơn ca ấy. Giọng “đơn ca” là Đức Giêsu. Con Người đã thu tóm nơi bản thân đất với trời, thụ tạo với Tạo hoá, thân xác và thần khí. Người là trung tâm của vũ trụ và của lịch sử, bởi vì nơi Người, Tác giả và tác phẩm hoà hợp với nhau nhưng không lẫn lộn.[12]Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu sâu xa hơn hình ảnh này của thánh Augustinô đã gợi hứng cho Đức thánh cha Bênêđictô XVI. Hình ảnh sẽ rất hữu ích để đề cập chiều kích loại suy của thuật ngữ “Lời Chúa”, bởi vì nó quy chiếu những ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ này vào Ngôi Lời. Trước tiên, chúng tôi sẽ trình bày tư tưởng của thánh Augustinô; kế đó, chúng tôi sẽ vạch ra những kết luận phong phú từ cái nhìn trực giác của ngài.
Trong các bài giảng 288 và 293, thánh tiến sĩ đã phân biệt giữa Lời (Verbum) và những tiếng của Lời (vox/voces Verbi).
Lời (Verbum) là Ngôi Hai, thực sự là Lời chân thật và sung mãn của Chúa Cha, bởi nơi Người, Chúa Cha đã nói hết tất cả về mình: Ngôi Lời là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha (x. Cl 1,15).
Những tiếng của Lời (voces Verbi) là những tiếng nói mà Chúa Cha (nhờ Ngôi Lời trong Thánh Linh) đã phán một Lời duy nhất trải qua suốt lịch sử cứu độ và trong sự tạo dựng. Các “tiếng của Lời” là những sự phát biểu từng phần, có giới hạn, thu gọn của Lời duy nhất. Các “tiếng của Lời” là những “bí tích” của Ngôi Lời; chúng biểu lộ và quy chiếu về Ngôi Lời. Ngôi Lời là một và không thay đổi; các “tiếng” thì nhiều và khác biệt, (và xuất hiện vào những thời điểm khác nhau của lịch sử).
Thánh Augustinô thiết lập sự liên hệ bằng cách trưng dẫn hai câu khẳng định của Phúc Âm thứ tư. Trong Tự Ngôn, tác giả nói đến Lời (Verbum) như là Đấng từ muôn thuở đã ở trong cung lòng Chúa Cha và là Thiên Chúa (x. Ga 1,1), và đồng thời, tác giả tuyên bố rằng ông Gioan Tẩy giả (áp dụng Is 40,3) là “tiếng (vox) của một kẻ kêu trên sa mạc” (Ga 1,23). Gioan là tiếng (vox), Đức Kitô là Lời (Verbum). Tiếng là sự biểu lộ của Lời và hướng chúng ta về với Lời.
Hình ảnh này nêu bật sáng khởi của Chúa Cha bởi vì duy chỉ có Ngài mới có thể phát ra Lời trong việc sinh ra Con từ muôn thuở và những “tiếng của Lời” trong cuộc đối thoại với loài người trong lịch sử nhờ Con của Ngài trong Thánh Linh. Chúng ta có thể nhìn nhận và đón tiếp các “tiếng của Lời” (được phát ra trong một ngôn ngữ mà con người hiểu được, nhờ sự trợ giúp của Thánh Linh), nhưng chúng ta không bao giờ có thể sinh ra các tiếng ấy.[13] Cần phải có tác động của Thánh Linh thì ta mới có thể nhận ra một “tiếng” như là “tiếng của Lời”. Thánh Phaolô cho biết rằng “không ai có khả năng tuyên xưng rằng “Đức Giêsu là Chúa” nếu không được thúc đẩy bởi Thánh Linh” (1Cr 12,3). Điều này có nghĩa là nếu không có tác động của Thánh Linh, chúng ta không thể nhìn nhận rằng Đức Giêsu Nazaret là Lời nhập thể. Nếu điều này xảy ra đối với “Lời” nguyên uỷ, thì điều ấy cũng đúng cho các “tiếng của Lời”.
Lời đã nói nhiều cách nhưng vẫn không cạn.[14] Điều này làm ta nhớ đến khởi đầu thư gửi Hipri:
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết Thiên Chúa phán dạy chúng ta qua Con mà Ngài đã đặt làm Đấng thừa hưởng muôn vật, và cũng nhờ Con mà Ngài đã dựng nên vũ trụ” (Hr 1,1-2).Hình ảnh này cũng nêu bật rằng Ngôi Lời Thiên Chúa phát biểu chính mình trong các hoạt động ngoại tại. Qua các tác động trong vũ trụ, Ngài bộc lộ chính mình (một cách tiệm tiến) chuẩn bị cho cuộc Nhập thể của Ngài.
Sự phân biệt giữa Lời và Tiếng của Lời bắt nguồn từ mối liên hệ giữa Đức Kitô với thánh Gioan Tẩy giả; dần dần thánh Augustinô mở rộng mối liên hệ này đến tất cả những ai loan báo Lời, tất cả những tổ phụ và ngôn sứ, giống như ông Gioan, đi trước Người và dọn đường cho Người. Ông Gioan đã nhân-cách-hóa và trở thành biểu tượng cho tất cả mọi tiếng nói.
Không riêng gì ông (Gioan Tẩy giả) là tiếng. Tất cả mọi người loan báo Lời (Verbum) đều là tiếng của Lời (vox Verbi)... Biết bao nhiêu lời, hay nói đúng hơn, biết bao nhiêu tiếng không phát ra lời được thụ thai trong con tim! Biết bao nhiêu nhà giảng thuyết không nói lên Lời hằng hữu của Chúa Cha! Lời đã sai các tổ phụ, đã sai các ngôn sứ, đã sai rất nhiều người loan báo. Lời hằng hữu đã sai các tiếng nói, và sau khi đã sai đi nhiều tiếng nói để dọn đường, thì chính Lời đã đến trong tiếng nói của mình, trong thân xác của mình tựa hồ cỗ xe riêng.[15]
Như chúng ta vừa đọc, thánh Augustinô áp dụng mối liên hệ cho cả sự nhập thể nữa. Nhân tính của Đức Kitô là “tiếng của Lời” chính xác nhất: “Người đã bày tỏ thân xác của mình, đã bày tỏ mình cho các môn đệ, nhưng dưới hình thái của một tôi tớ. Người đã bày tỏ tiếng của mình, giữa những tiếng mà Người đã sai đến trước đó, Người đã bày tỏ chính thân xác của mình”.[16]
Dĩ nhiên là không phải tất cả các tiếng đều có một sức mạnh mạc khải như nhau, một tiềm năng biểu lộ như nhau. Có những tiếng nói về Lời (và ám chỉ Lời) nhiều hơn những tiếng khác. Vì thế, chúng ta có thể thiết lập một cấp bậc của những “tiếng của Lời” dựa theo cấp độ biểu lộ Lời: Lời không biểu lộ chính mình cách ngang nhau trong việc tạo dựng, trong các ngôn sứ, trong các mầm mống của Lời (semina Verbi) nơi các nền văn hóa và tôn giáo, trong cuộc Nhập thể. Tất cả những tiếng ấy diễn tả Lời qua các cấp độ khác nhau, và tất cả đều là tiếng của Lời, nhưng chúng không diễn tả với cùng một cường độ; vì thế ta có thể nói rằng có những tiếng hơn hoặc kém của Lời.
Nếu Mạc khải (viết chữ hoa) là Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể, thì các mạc khải khác đáng mang danh hiệu này trong mức độ chúng diễn đạt và bày tỏ Người.[17] Vì thế, chúng ta chỉ có đánh giá cấp độ bày tỏ của các tiếng của Lời khi Lời nhập thể. Dựa trên mạc khải sung mãn này mà chúng ta có thể cân đo từng tiếng của Lời, xem nó có khả năng diễn đạt Lời đến mức nào, cũng như những giới hạn của nó. Có những tiếng chứa nhiều “lạng” Lời hơn những tiếng khác.[18]
Một đặc trưng của tất cả các “tiếng của Lời” là chuẩn bị để đón nhận và hiểu biết Lời nhập thể. Cũng như ông Gioan Tẩy giả, mỗi tiếng nói là tiền hô (với những cấp độ khác nhau) của Lời, và được Chúa Cha sai đến để san bằng con đường đón tiếp sự nhập thể của Lời. Qua các tiếng của mình, Lời chuẩn bị ngữ pháp để người ta có thể hiểu biết cuộc nhập thể của Lời. Vì lý do ấy, chúng ta không thể hiểu được biến cố Đức Kitô nếu không có Cựu Ước, bởi vì tất cả Cựu Ước là một tiếng lớn của Lời. Chúng ta hãy lấy một thí dụ: chúng ta không thể hiểu sâu xa Đức Giêsu Kitô là “Chiên Thiên Chúa” nếu trước đó chúng ta không học “ngữ pháp” Cựu Ước về những hy tế với những con chiên, và “tiếng” của con chiên im lặng khi bị sát tế. Vì thế có một sự lệ thuộc giữa những “tiếng của Lời” với nhau, và nếu thiếu một tiếng này thì không thể hiểu tiếng khác.
“Người cần phải lớn lên và tôi cần giảm xuống” (Ga 3,30). Thánh Augustinô áp dụng câu của ông Gioan cho những “tiếng của Lời”:
Tất cả mọi tiếng đều phải giảm mỗi khi chúng ta đến gần chiêm ngắm Đức Kitô. Bạn càng đến gần sự chiêm ngắm Đức Cao Minh bao nhiêu thì bạn càng ít cần đến tiếng nói. Tiếng nói phát ra nơi các ngôn sứ, các tông đồ, các Thánh vịnh, và sách Tin Mừng. Khi nào chúng ta thấy Người nhãn tiền, thì còn cần đọc sách Tin Mừng nữa không? Chúng ta còn cần nghe các sách Ngôn sứ nữa không? Chúng ta còn cần đọc các thư của các thánh tông đồ nữa không? Tại sao vậy? Bởi vì các tiếng nói giảm xuống trong mức độ Lời tăng lên, bởi vì “Người cần phải lớn lên và tôi cần giảm xuống”.[19]Hình ảnh của Lời và những tiếng của Lời có thể được móc nối với một thuật ngữ của các giáo phụ, theo đó trong việc nhập thể, Lời đã được thu gọn[20] (Verbum abbreviatum) được trích dẫn ở VD 12). Vào lúc đầu, thuật ngữ được dùng để diễn tả mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Qua việc nhập thể, Ngôi Lời vô biên đã được thu gọn lại, ngõ hầu tâm trí chúng ta có thể nắm bắt được: “Lời Hằng Hữu đã trở nên bé nhỏ, bé nhỏ đến độ có thể đặt ở trong một máng cỏ. Lời đã trở nên bé nhỏ vừa tầm cỡ của chúng ta”.[21] Tuy nhiên, một khi đã biết ý nghĩa của thuật ngữ “Verbum abbreviatum”, chúng ta có thể mở rộng thuật ngữ này đến tất cả các tiếng của Lời, bởi vì một cách nào đó, trong mỗi tiếng nói, Lời đã được thu gọn vào một cách thức diễn tả hữu hạn, nhưng cũng cung cấp cho chúng ta một tia nào đó của Lời.[22]
Chúng tôi muốn kết thúc mục này với việc nêu bật tính cách cánh chung của bản hoà tấu của Lời trải qua dòng lịch sử cho đến khi hoàn tất: Lời tiếp tục nói sau khi phục sinh, (mặc dù Chúa Cha không thể nói gì thêm sau khi đã nói trong cuộc nhập thể của Con Ngài). Sau khi đã phục sinh và ngự bên hữu Chúa Cha, Lời không lặng thinh nhưng tiếp tục loan báo lời của Người cho Giáo hội và thế giới, nhờ vậy Người đã hoàn tất lời hứa sẽ ở lại với chúng ta cho đến ngày tận thế (x. Mt 28,20). Chúa Cha không ngừng thông đạt Lời của Ngài hiệp thông với Ngài.
Điều này đã được Đức thánh cha Bênêđictô XVI diễn tả như sau: “Giáo hội sống trong niềm xác tín rằng Chúa của mình, Đấng đã phán dạy trong quá khứ, không ngừng thông đạt Lời của Ngài trong Truyền thống sống động của Giáo hội và trong Sách Thánh” (VD 18). Phụng vụ là chỗ ưu tiên trong đó Ngôi Lời phục sinh đang hiện diện và tiếp tục loan báo lời của mình cho cộng đoàn được tụ họp nhân danh Người. Vì thế chúng ta có thể nói được rằng phụng vụ là một vox Verbi (tiếng của Lời) đích thực, bởi vì Đức Kitô hiện diện trong đó [23], tiếp tục công trình cứu độ và loan báo Tin Mừng bởi vì “(Đức Kitô) hiện diện trong lời của Người; mỗi khi Kinh Thánh được đọc trong Hội thánh là chính Người nói”.[24]
Điều này không có nghĩa là Ngôi Lời tiếp tục mở rộng nội dung mạc khải theo dòng thời gian, nhưng Người mở ra cho chúng ta điều còn ẩn kín trong Người. Quan điểm của Kitô giáo về mạc khải nhìn thấy nơi Ngôi Lời nhập thể sự mạc khải tuyệt đỉnh của Thiên Chúa.[25] Chúa Cha không thể mạc khải điều gì hơn ngoài điều mà Ngài đã thực hiện nơi cuộc nhập thể của Con Ngài, như thánh Gioan Thánh giá đã viết:
Khi ban cho chúng ta Con của Ngài, Lời của Ngài, Thiên Chúa không còn gì nữa; Ngài đã nói tất cả một lần trong Lời duy nhất ấy. Bởi vì điều mà xưa kia Ngài đã nói từng phần cho các ngôn sứ thì bây giờ Ngài nói tất cả cho Lời, khi trao ban Con của Ngài cho chúng ta.[26]Chính theo nghĩa này mà chúng ta có thể hiểu Truyền thống của Giáo hội (là một hoa trái của chiều kích cánh chung) như là lời của Chúa,[27] bởi vì Truyền thống thu thập cuộc đối thoại âu yếm và sư phạm mà Ngôi Lời phục sinh đã nói với Giáo hội, qua nhiều “tiếng của Lời”. Nhờ cuộc đối thoại này, Ngôi Lời giúp chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn tính sung mãn của mạc khải ở nơi Người. Tông huấn Verbum Domini viết:
Công đồng Vaticanô II cũng nhắc rằng Truyền thống bắt nguồn từ các Tông đồ là một thực tại sinh động, được “tiến triển trong Giáo hội nhờ sự trợ giúp của Thánh Linh”, tuy không theo nghĩa là nó làm thay đổi chân lý, bởi vì chân lý mang tính vĩnh cửu. Đúng ra, đó là “sự tiến triển trong việc thấu hiểu những lời nói và những thể chế được truyền đạt”, nhờ việc chiêm ngắm và học hỏi, nhờ tri thức đạt được như kết quả của một cảm nghiệm tâm linh sâu đậm hơn, cũng như nhờ “sự giảng thuyết của những kẻ lãnh nhận đặc sủng chắc chắn về chân lý nhờ sự kế vị tông truyền”[28] (VD 17).
4. Đức Kitô là Lời và việc chú giải thần học
Những điều đã trình bày trên đây cho chúng ta thấy những hệ luận của thần học chú trọng đến Đức Kitô là Lời trong tông huấn Verbum Domini. Bây giờ chúng ta đặt hai câu hỏi để hiểu rõ vì sao đức Bênêđictô XVI quan tâm đến việc cổ động cho khuynh hướng thần học này: (1) Tông huấn Verbum Domini có thái độ thế nào đối với hiến chế Dei Verbum của công đồng Vaticano II? và (2) Tại sao Đức thánh cha muốn khai triển thần học về Đức Kitô là Lời?
Đối với câu hỏi thứ nhất, cần phải nói rằng Verbum Domini muốn tiếp tục hướng đi mà Dei verbum đã vạch ra. Không lạ gì mà hiến chế Dei verbum là văn kiện của Huấn quyền được trưng dẫn nhiều nhất (với hơn 30 lần), đặc biệt trong những đoạn mang tính cách tín lý, và được dành những lời khen ngợi cao quý nhất:
Với lòng tri ân, các nghị phụ họp Thượng hội đồng đã nhìn nhận những công hiệu lớn lao mà văn kiện này đã mang lại cho đời sống Giáo hội, trong lãnh vực chú giải Kinh Thánh, thần học, tâm linh, mục vụ và đại kết.[29]Đức Bênêđictô XVI không chỉ muốn dựa vào hiến chế Dei Verbum như là một thứ quy chiếu bắt buộc khi phải bàn đến mạc khải, Thánh kinh, Thánh truyền, nhưng còn muốn tiến hơn nữa, tuy không phải là đi xa hơn nhưng là đi sâu hơn. Thần học “Đức Kitô là Lời” có thể xem như một hướng đi giúp chúng ta hiểu biết và nối kết mạch lạc hơn những đề tài thần học của Dei Verbum.
Một điểm mà Verbum Domini muốn đào sâu hơn là nêu bật chiều kích Tam Vị của những khẳng định tín lý của Dei Verbum. Không phải là Dei Verbum đã bỏ qua đặc tính Tam vị của Thiên Chúa mạc khải (chỉ cần đọc những số đầu tiên thì đủ nhận ra điều ấy), nhưng Verbum Domini muốn vạch rõ hơn tác động của Tam Vị trong toàn bộ công trình mạc khải. Vì thế mà Verbum Domini đã muốn khai triển thần học “Đức Kitô là Lời”, bởi vì nhờ đó sẽ dễ nắm bắt “sự duy nhất của kế hoạch Thiên Chúa trong Ngôi Lời Nhập thể”[30] và chứng tỏ tác động của Ba Ngôi Thiên Chúa trong việc tạo dựng, mãc khải, nhập thể, trong lịch sử Giáo hội và sự hoàn tất thế giới.
Dưới khía cạnh thần học, Verbum Domini đề cập những đề tài giống như Dei Verbum: mạc khải, mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước, phải hiểu thế nào về sự linh hứng và chân lý của Kinh Thánh, mối liên hệ giữa Kinh Thánh và Truyền thống sống động, việc giải thích Kinh Thánh, vân vân. Verbum Domini dựa trên Dei Verbum, nhưng muốn nhờ thần học “Đức Kitô là Lời” để đào sâu và liên kết các đề tài vừa kể, làm sao để làm rõ hơn tính duy nhất của kế hoạch Thiên Chúa. Nói khác đi, Verbum Domini đã thực hiện một sự “tiến triển đạo lý”, không phải theo nghĩa là làm thay đổi nội dung, nhưng theo nghĩa là đào sâu thêm sự hiểu biết đạo lý. Thực ra Verbum Domini chỉ mới phác họa hướng đi, và thúc giục các nhà thần học hãy tiếp tục hành trình.
Bây giờ chúng ta đến một đề tài gây nhiều bận tâm cho Đức Bênêđictô XVI: Việc giải thích Kinh Thánh. Chỉ cần nhớ lại lần can thiệp (bất ngờ) của ngài tại buổi họp Thượng hội đồng (ngày 14 tháng 10 năm 2008) thì đủ rõ: ngài đã lượng định sự phát triển của khoa chú giải Kinh Thánh trong những thập niên gần đây.[31] Đây là một vấn đề đã gây cho ngài nhiều ưu tư từ khi còn là nhà thần học.
Tôi nghĩ rằng thần học “Đức Kitô là Lời” được đề ra nhằm tìm một giải pháp cho việc chú giải Kinh Thánh: phải làm thế nào cho việc chú giải phản ánh cuộc mạc khải của Thiên Chúa Tam vị trong lịch sử. Đức thánh cha nhấn mạnh đến sự “chú giải thần học” (exegesis theologica: x. VD 34), đối lại một thứ chú giải đậm màu thông diễn trần tục. Sự chú giải Kinh Thánh cần lưu ý đến những tiêu chuẩn thông giải được nêu lên ở số 12 của hiến chế Dei verbum (một đoạn văn trước VD trích dẫn nhiều nhất). Đó là những tiêu chuẩn diễn tả đặc tính mạc khải của Tam Vị.
Trong bài phát biểu tại Thượng hội đồng, sau khi đã lượng định tầm quan trọng và ích lợi của các phương pháp phê bình lịch sử, Đức Bênêđictô đã kể ra ba tiểu chuẩn đã được hiến chế Dei Verbum đề ra để cho việc chú giải mang tính thần học và lưu ý đến “chiều kích thiên linh” của Kinh Thánh:
1) Giải thích bản văn bằng cách lưu ý đến tính thống nhất của toàn bộ Kinh Thánh; ngày nay, người ta đặt tên là “giải thích theo thư quy”; 2) phải để ý đến Truyền thống sống động của toàn thể Giáo hội; 3) tôn trọng nguyên tắc loại suy đức tin. “Chỉ khi nào áp dụng cả hai bình diện phương pháp luận, phương pháp phê bình lịch sử và phương pháp thần học, lúc ấy mới có thể nói tới mọt sự chú giải thần học, tức là một thứ chú giải phù hợp với quyển sách này”[32] (VD 34).Tại sao phải luôn luôn áp dụng ba tiêu chuẩn ấy? Liệu người ta có thể chất vấn rằng các tiêu chuẩn này mang tính võ đoán, hoặc chỉ phản ánh quan điểm của Giáo hội Công giáo và không trân trọng các truyền thống chú giải khác không? Với thần học “Đức Kitô là Lời”, Đức Bênêđictô XVI muốn chứng tỏ rằng không thể coi các tiêu chuẩn này như là đặc trưng hoặc cố hữu của một truyền thống chú giải đặc thù, nhưng chúng ta phải xem đó là những tiêu chuẩn tất yếu không thể bỏ qua, bởi vì nếu thiếu các tiêu chuẩn ấy thì ta không tôn trọng đường lối mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải mình. Chúng ta hãy lấy vài ví dụ.
Tại sao phải lưu ý đến tính thống nhất của toàn bộ Kinh Thánh, đang khi Kinh Thánh gồm nhiều quyển được biên soạn bởi nhiều tác giả chịu lệ thuộc vào những bối cảnh lịch sử và văn hóa khác biệt. Thần học về “Đức Kitô là Lời” giúp chúng ta khám phá phải hiểu thế nào về sự thống nhất của Kinh Thánh (x. VD 13). Điều này dựa trên việc xác tín rằng Đức Kitô là “trung gian đồng thời cũng là sự sung mãn của toàn thể mạc khải” (mediator simul et plenitudo totius revelationis exsistit : DV 2). Và khi chúng ta nói rằng Ngôi Lời là trung gian của mạc khải, thì chúng ta không nên hạn chế vào việc Nhập thể mà thôi, nhưng như công đồng đã nêu bật, hoạt động mạc khải của Người trải rộng ra toàn thể mạc khải đích thực của Thiên Chúa, xét vì mạc khải Thiên Chúa bắt nguồn từ Chúa Cha mạc khải mình qua Con trong Thánh Linh. Tất cả các hoạt động ngoại tại (ad extra) của Tam Vị đều là công việc chung của tất cả Ba Ngôi Thiên Chúa.
Quan điểm này rất được phổ biến nơi các giáo phụ trước công đồng Nixêa. Chẳng hạn như thánh Irenêô khi chú giải Mt 11,27 “Không ai biết Con, ngoài ra Cha và kẻ mà Con muốn mạc khải” đã viết rằng:
Mạc khải không chỉ ám chỉ về tương lai, ra như Ngôi Lời bắt đầu mạc khải Thiên Chúa kể từ lúc hạ sinh bởi Đức Maria, nhưng nói chung cho hết mọi thời. Bởi vì ngay từ nguyên thuỷ Con đã hiện diện với Cha, cho nên luôn luôn mạc khải Cha cho tất cả mọi người: mạc khải cho ai, lúc nào và cách nào tuỳ theo Người muốn và như Cha muốn.[33]Ông Origen cũng theo chiều hướng đó khi khẳng định rằng :
Mỗi khi chúng ta nói đến “những lời của Đức Kitô” thì chúng ta không chỉ nghĩ đến những lời mà Người phán dạy khi làm người và khi nhập thể. Thật vậy, trước đó Đức Kitô, như là Lời Thiên Chúa, đã hiện diện nơi ông Môsê và các ngôn sứ. Nếu không có Lời Thiên Chúa, thử hòi làm thế nào họ tiên báo Đấng Mêsia được?[34]Do đó tính thống nhất của Kinh Thánh nằm ở Ngôi Lời, là trung gian của tất cả mọi lời mạc khải của Thiên Chúa. Đức Bênêđictô XVI quả quyết:
Như thế rõ ràng là chính bản thân của Đức Kitô đã mang lại tính thống nhất cho các “sách thánh” nhờ mối tương quan với “Lời duy nhất”. Như thế ta hiểu được điều được khẳng định ở số 12 của hiến chế tín lý Dei Verbum khi nhắc đến tính thống nhất nội tại của toàn bộ Kinh Thánh như là tiêu chuẩn quyết định cho mọi thông diễn đức tin (VD 39).Chúng ta có thể hỏi: tại sao cần phải để ý đến Truyền thống sống động của Giáo hội khi giải thích Kinh Thánh? Thần học “Đức Kitô là Lời” nhắc nhở chúng ta rằng Ngôi Lời, sau khi sống lại, vẫn tiếp tục nói ở trong Giáo hội và thông đạt Thánh Linh trải qua lịch sử, để giúp chúng ta nhớ lại và hiểu điều mà Đức Kitô đã mạc khải (x. Ga 14,26; 15,26-27; 16,12-14). Vì vậy, khoa chú giải cần đón nhận cuộc đối thoại “mô phạm” của Ngôi Lời trong Giáo hội là Truyền thống sống động.
Nhờ đâu chúng ta tin rằng có một loại suy đức tin (analogia fidei), nghĩa là sự nhất quán giữa các chân lý mà Chúa đã tuần tự mạc khải trong sự tạo dựng và trong lịch sử cứu độ nếu không phải bởi vì một chủ thể duy nhất, Ngôi Lời, Đấng tự thông đạt và biểu lộ mình qua một chuỗi những “tiếng của Lời” (voces Verbi) liên kết với nhau thành một hợp tấu?
Kết luận
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng thần học về “Đức Kitô là Lời” là hướng mới mà Huấn quyền đã mở ra cho thần học nhằm đặt nền tảng sâu xa hơn cho những đề tài chính của mạc khải dựa theo hiến chế Dei Verbum, bằng cách tìm ra tính thống nhất của kế hoạch Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Việc đào sâu hướng đi này có những hệ luận đối với khoa chú giải, bởi vì việc chú giải cần phải lưu ý đến cách thức cụ thể mà Thiên Chúa Ba ngôi đã tự mạc khải trong việc tạo dựng, trong lịch sử và trong Đức Kitô.
Trong bài này, tôi không chủ trương khai triển các đề tài ấy, nhưng tôi tin rằng hướng đi này sẽ mở ra nhiều suy tư cho các nhà thần học cũng như thúc đẩy sự đối thoại giữa các chuyên viên của ngành Kinh Thánh, thần học cơ bản, thần học tín lý.