Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

THƯ TỊCH THAM KHẢO VỀ GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 60, tháng 5/2013, tr. 206-210

I. Danh sách các văn kiện của Giáo hội bàn về xã hội 


Hầu hết các tác giả khởi đầu các văn kiện GHXH từ thông điệp Rerum novarum, tuy có những tác giả bắt đầu sớm hơn, hoặc thêm vào danh mục một số văn kiện của các giáo hoàng cận đại.

LÊÔ XIII 

  1. - Thông điệp Immortale Dei (1-11-1885) 
  2. - Thông điệp Libertas praestantissimum (20-6-1888) 
  3. - Thông điệp Rerum novarum (15-5-1891) 

PIÔ XI 

  1. - Thông điệp Ubi arcano (23-12-1922) 
  2. - Thông điệp Casti connubii (31-12-1930) 
  3. - Thông điệp Quadragesimo anno (15-5-1931) 
  4. - Thông điệp Non abbiamo bisogno (29-6-1931) 
  5. - Thông điệp Mit brennender sorge (14-3-1937) 
  6. - Thông điệp Divini Redemptoris (19-3-1937) 

PIÔ XII 

  1. - Thông điệp Summi pontificatus (20-10-1939) 
  2. - Các sứ điệp truyền thanh, đặc biệt về hòa bình, vào những năm 1939, 1940, 1941, 1942, 1944 
  3. - Diễn từ Très sensible (1951) 
  4. - Diễn từ Ci riesce (1953) 

GIOAN XXIII 

  1. - Thông điệp Mater et Magistra (15-5-1961) 
  2. - Thông điệp Pacem in terris (11-4-1963) 

PHAOLÔ VI 

  1. - Thông điệp Populorum progressio (26-3-1967) 
  2. - Thông điệp Humanae vitae (25-7-1968) 
  3. - Tông thư Octogesima adveniens (15-5-1971) 

GIOAN PHAOLÔ II 

  1. - Thông điệp Redemptor hominis (4-3-1979) 
  2. - Thông điệp Laborem exercens (14-9-1981) 
  3. - Tông huấn Familiaris consortio (22-11-1981) 
  4. - Tông huấn Reconciliatio et paenitentia (2-12-1985) 
  5. - Thông điệp Sollicitudo rei socialis (30-12-1987) 
  6. - Thông điệp Centesimus annus (1-5-1991) 
  7. - Thông điệp Evangelium vitae (25-3-1997) 

BÊNÊĐICTÔ XVI 

  1. - Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009) 
Trong số các thông điệp trên đây, nên ghi nhận hai “chuỗi” nối tiếp nhau, nghĩa là nhân kỷ niệm một thông điệp có trước, đó là Rerum novarum và Populorum progressio: 1/ Rerum novarum (1991), Quadragesimo anno (1931), Mater et magistra (1961), Octogesima adveniens (1971), Laborem exercens (1981), Centesimus annus (1991). – 2/ Populorum progressio (1966), Sollicitudo rei socialis (1987), Caritas in veritate (1997).

II. Các đề tài Giáo huấn Xã hội 


Khi muốn trình bày GHXH một cách hệ thống mạch lạc, các tác giả đã liệt kê nhiều danh mục khác nhau. Xin trưng dẫn ba thí dụ:

A. Trong văn kiện mang tựa đề Những định hướng cho việc nghiên cứu và giảng dạy giáo huấn xã hội trong việc đào tạo linh mục của Bộ Giáo dục Công giáo (30/12/1988), ở phần phụ trương, danh mục các đề tài được liệt kê như sau:

Gia đình. Kinh tế. Tư hữu. Lao động. Doanh nghiệp. Chính trị (nhà nước). Văn hóa. Khoa học và kỹ thuật. Cộng đồng quốc tế. Môi sinh. Thế giới thứ ba.

B. Tập tài liệu The Social Agenda do Hội đồng Toà thánh về Công lý Hòa bình xuất bản (năm 2000) đã xếp đặt các giáo huấn xã hội dựa theo 10 đề tài:

Bản chất GHXH. Con người. Gia đình. Trật tự xã hội. Vai trò của Nhà nước. Kinh tế. Lao động và lương bổng. Nghèo nàn và bác ái. Môi trường. Cộng đồng quốc tế.

C. Sách Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo do Hội đồng Tòa thánh về Công lý Hòa Bình xuất bản (năm 2004). Sau phần tổng quát (4 chương đầu), những đề tài chuyên biệt là:

1/ Gia đình (chương 5). 2/ Lao động (chương 6). 3/ Kinh tế (chương 7). 4/ Cộng đồng chính trị (chương 8). 5/ Cộng đồng quốc tế (chương 9). 6/ Môi sinh (chương 10). 7/ Hòa bình (chương 11).

Nên biết là sách Tóm lược trưng dẫn nhiều điều của Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. Vì thế thiết tưởng không phải là thừa khi liệt kê những đoạn văn của sách này liên quan đến GHXH, theo số thứ tự của Sách (hầu hết nằm trong phần Ba, luân lý tổng quát và chuyên biệt):
1. Con người hình ảnh Thiên Chúa: 1701-1706; 1708-1709.
2. Tự do của con người trong lịch sử cứu độ: 1730-1742.
3. Cộng đồng nhân loại: 1877-1888.
4. Việc tham gia vào đời sống xã hội: 1897-1916
5. Công bằng xã hội: 1928-1942
6. Những quyền bính trong xã hội dân sự: 2234-2246
7. Việc bảo vệ hoà bình: 2302-2317.
8. Giới răn thứ bảy: 2401.
9. Tài sản được dành để phục vụ cho toàn thể nhân loại, quyền tư hữu: 2402-2418
10. Giáo huấn xã hội của Giáo hội: 2419-2425.
11. Hoạt động kinh tế và công bằng xã hội: 2426-2436.
12. Công bằng và liên đới giữa các quốc gia: 2437-2442
13. Lòng yêu thương người nghèo: 2443-2449. 

III. Thư tịch tham khảo khác


A. Sách 

  1. Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình. Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, 2004, (bản dịch Việt ngữ của Lm. Nguyễn Ngọc Sơn). 
  2. Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Một cái nhìn về Giáo huấn Xã hội Công Giáo. Tp. HCM: Phương Đông, 2011. 
  3. Phan Tấn Thành. Dẫn nhập vào Giáo huấn Xã hội của Giáo hội. Tp. HCM: Học viện Đa Minh, 2013. 

B. Vài địa chỉ internet 

  1. Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hoà bình http://www.justpax.it (Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha) 
  2. Uỷ ban Công lý Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam http://conglyvahoabinh.org 
  3. Truyền thông Giáo huấn Xã hội Công giáo http://www.ghxhcg.com 

C. Trung tâm nghiên cứu 

  1. Osservatorio Internazionale Cardinale Van Thun sulla Dottrina Sociale della Chiesa http://www.vanthuanobservatory.org (Ý, Anh, TBN) 
  2. Instituto social Leon XIII (Madrid): http://www.instituto-social-leonxiii.org 
  3. Theological Library: Catholic Social Teaching http://www.shc.edu/theolibrary/cst.htm 
  4. Office for Social Justice (Archdiocese of St Paul and Minneapolis): http://www.osjspm.org/catholic_social_teaching.aspx 
  5. CERAS. Recherche et action sociale http://www.doctrine-sociale-catholique.fr/index.php