Thời sự Thần học - Số 59, tháng 02/2013, tr. 155-178
I. Những điều còn thiếu trong Bộ Giáo luật
II. Những quy chiếu về luật địa phương
III. Những bản văn đã sửa đổi
IV. Giải thích văn bản
Tsth____
Thật khó so sánh Bộ Giáo luật với những bộ luật của các quốc gia, nơi mà ngoài Luật Hiến pháp, còn có dân luật, hình luật, luật tài chính, luật tố tụng. Bộ Giáo luật đảm nhận tất cả những vai trò ấy. Chưa hết, một đặc trưng của Bộ Giáo luật 1983 là chỉ quy định những nguyên tắc tổng quát và dành nhiều chỗ cho các địa phương hoặc luật riêng của các đoàn thể (chẳng hạn như các dòng tu). Vì thế, trong nhiều trường hợp cần phải quy chiếu vào các luật ấy để biết chính xác pháp chế của Giáo hội.
Dù sao, cũng như bao nhiêu thể chế trên đời này, các khoản luật cũng có lúc lỗi thời, cần phải sửa đổi, cập nhật. Trong bài này, chúng ta hãy điểm qua những “lỗ hổng” của Bộ Giáo luật ban hành 1983: 1/ những điều còn thiếu trong bộ luật; 2/ những quy chiếu về luật địa phương; 3/ những bản văn được sửa đổi; 4/ những bản văn đã được giải thích chính thức.
Trong mục thứ nhất, chúng ta sẽ điểm qua những điều bổ sung Bộ Giáo luật, thường được ban hành dưới hình thức các “tông hiến” (constitutio apostolica)
1. Vào cùng ngày ban hành Bộ Giáo luật (25/1/1983), đức thánh cha Gioan Phaolô II cũng ban hành hiến chế Divinus perfectionis Magister về thủ tục phong thánh. Lẽ ra những điều này phải được quy định trong quyển VII (tố tụng), nhưng “vì lý do kỹ thuật” đã được tách rời ra. Điều này dễ hiểu, bởi vì trong giai đoạn soạn thảo, Bộ Giáo luật do một ủy ban chuyên môn làm việc và đã hoàn tất công việc từ năm 1981. Còn thủ tục phong thánh được trao cho một ủy ban khác nghiên cứu, và không đi theo nhịp chung của ủy ban chuyên môn.
2. Một cách tương tự như vậy, vào ngày 21/4/1986, đức thánh cha ban hành tông hiến Spirituali militum cura, quy định về các Hạt tuyên úy quân đội, được tổ chức như một Giáo hội địa phương nhưng “tòng nhân”.
3. Văn kiện quan trọng hơn đối với tổ chức của Giáo hội là tông hiến Pastor bonus quy định về cách tổ chức giáo triều Rôma, được ban hành ngày 28/6/1988, thay thế cho tông hiến Regimini Ecclesiae universae của đức Phaolô VI (15/8/1968), và bổ sung cho hai điều luật ngắn ngủi của Bộ Giáo luật (đ.360-361). Cũng nên biết là từ đó đến nay, vài cơ quan trong Giáo triều đã được bãi bỏ (Hội đồng Tòa thánh đối thoại với người vô tín ngưỡng được nhập vào Hội đồng Tòa thánh về văn hóa), một cơ quan mới được thành lập (Hội đồng Tòa thánh về việc loan báo Tin mừng mới mẻ). Ngoài ra còn có sự thay đổi thẩm quyền của vài cơ quan: chẳng hạn ngành kỷ luật Bí tích được tách rời khỏi bộ Phụng tự và chuyển sang Tòa Thượng Thẩm Rôma; việc cứu xét các linh mục hồi tục được chuyển từ bộ Giáo lý Đức tin sang bộ Giáo sĩ; các chủng viện được sang bộ Giáo sĩ (trước đây thuộc bộ Giáo dục Công giáo).
4. Cũng trong việc tổ chức guồng máy trung ương của Tòa thánh, cần ghi nhận tông hiến Universa Dominici gregis (22/21996) về việc bầu cử giáo hoàng. Trong thế kỷ XX, hầu như mỗi giáo hoàng đều sửa lại luật bầu cử, nhằm bảo vệ tính cách “bí mật” vào thời đại mà các kỹ thuật thông tin trở thành tinh vi hơn.
5. Liên quan đến cơ cấu của Giáo hội, thiết tưởng cũng nên nhắc đến tự sắc Apostolos suos (21/5/1998) về bản tính thần học của các Hội đồng giám mục.
Nói đến các Hội đồng giám mục, chúng ta không thể quên được thẩm quyền trong việc “địa phương hóa” Bộ Giáo luật. Đây là một điểm mới của Bộ Giáo luật 1983. Thiết tưởng không phải là thừa khi điểm lại những lãnh vực mà bộ luật đã dành quyền quyết định cho Hội đồng giám mục (nhưng tiếc rằng nhiều khi Hội đồng giám mục vẫn chưa thực hiện).
Chúng ta có thể chia những vấn đề mà Bộ Giáo luật dành cho các Hội đồng giám mục biểu quyết vào 5 lãnh vực như sau:
1/ Chương trình đào tạo giáo sĩ (đ.242). 2/ Chương trình đào tạo phó tế vĩnh viễn (đ.236; 276 §2,3). 3/ Tuổi và điều kiện để lãnh các tác vụ (đ.230 §1). 4/ Quy tắc chung về việc tổ chức hội đồng linh mục (đ.496). 5/ Vai trò của hội đồng tư vấn trong tương quan với Kinh sĩ đoàn (đ.502 §3). 6/ Y phục giáo sĩ (đ.284). 7/ Quỹ bảo hiểm cho các giáo sĩ (đ. 1274 §§2-4). 8/ Chức vụ cha Sở có thời hạn hay không (đ.522). 9/ Trợ cấp hồi hưu cho các giám mục (đ.402 §2) và các cha Sở (đ.402 §2). 10/ Những sổ sách phải lưu trữ trong văn khố giáo xứ (đ.535 §1; 845). 11/ Trường hợp giáo dân có thể giảng thuyết trong nhà thờ (đ.766).
1/ Dịch và thích nghi các sách phụng vụ (đ.838 §3). 2/ Kỷ luật về việc lãnh bí tích cho những Kitô hữu ngoài công giáo (đ.844 §§4-5). 3/ Quy chế dự tòng (đ.788 §3; 851,1). 4/ Cách thức rửa tội: dìm mình hay đổ nước (đ.854). 5/ Ghi chú lập con nuôi trong sổ rửa tội (đ. 877 §3). 6/ Tuổi lãnh bí tích thêm sức (đ.891). 7/ Hình thức tòa giải tội (đ. 964). 8/ Các tiêu chuẩn để ban phép giải tội tập thể (đ. 961). 9/ Tuổi cao hơn để lãnh chức thánh (đ.1031 §3). 10/ Tuổi cao hơn để kết hôn (đ.1083 §2). 11/ Giá trị của việc đính hôn (đ.1062 §1). 12/ Việc điều tra, niêm yết tình trạng những người sắp kết hôn (đ.1067). 13/ Ủy nhiệm cho các giáo dân chứng hôn (đ.1112 §1). 14/ Ấn định điều kiện cho cuộc kết hôn dị giáo (đ.1126). 15/ Những trường hợp có thể miễn chuẩn thể thức giáo luật về hôn nhân (đ. 1127 §2). 16/ Soạn nghi thức kết hôn hợp với phong tục địa phương (đ.1120). 17/ Cách thức ghi chú vào sổ hôn phối (đ.1121 §1). 18/ Bãi bỏ, di chuyển các ngày lễ buộc (đ.1246). 19/ Quy định về giữ chay kiêng thịt (đ.1251; 1253).
1/ Phê chuẩn các bản dịch Kinh thánh (đ.825 §§1-2). 2/ Lập danh sách các người kiểm duyệt sách báo (đ.830 §1). 3/ Phương tiện truyền thanh truyền hình: chương trình tôn giáo (đ.772 §2) và sự cộng tác của các giáo sĩ, tu sĩ (đ.831 §2). 4/ Về sách giáo lý: soạn sách giáo lý toàn quốc (đ.775 §2); văn phòng đặc trách giáo lý (đ.776 §1); việc dạy giáo lý tại các trường học (đ.804)
1/ Sự đóng góp của giáo dân (đ.1262). 2/ Việc quyên tiền (đ.1265 §2). 3/ Bổng lộc (đ.1272). 4/ Thuê mướn tài sản Giáo hội (đ.1297). 5/ Giới hạn việc chuyển nhượng tài sản (đ.1292).
1/ Kết nạp giáo dân vào làm thành phần của tập đoàn thẩm phán (đ. 1421 §2). 2/ Thay thế tập đoàn thẩm phán bằng thẩm phán duy nhất ở tòa đệ nhất cấp (đ.1439). 3/ Lập ủy ban trọng tài (đ.1733 §§2-3). 4/ Quy tắc về việc thỏa hiệp và trọng tài (đ.1714).
Một cách tương tự, tuy không phải là luật địa phương theo nghĩa chặt, nhưng trong phần về đời sống thánh hiến, Bộ Giáo luật cũng dành rất nhiều điều cho hiến pháp và luật riêng của mỗi dòng quy định:
1/ Trong hiến pháp: 584; 589 §1,3; 597 §1; 601; 610 §1; 613 §1; 614; 615; 616 §§1-3; 623; 625 §1-3; 627 §1; 631 §§1-2; 634 §1; 667 §3; 668; 1; 630.
2/ Trong luật riêng (hiến pháp hay văn bản khác): 577 §2; 583; 587; 589 §4; 598; 599 §2; 608; 616; 617; 622; 623; 624 §§2-3; 626; 627 §2; 628 §1; 629; 630 §2; 631 §§2-3; 632; 633 §1; 635 §2; 636 §§1-2; 638 §§1-2; 641; 643 §2; 645 §3; 650; 655; 657 §2; 659; §§2-3; 667 §1; 668 §§2-3.5; 669 §1; 684 §4; 685 §1; 696 §§1-2.
Trong 30 năm qua, có vài quy định trong bộ luật đã được sửa đổi, tuy không nhiều cho lắm:
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, do tự sắc Ad tuendam fidem (ngày 18/5/1998) đã thêm một triệt số hai vào điều 750, liên quan đến cấp độ của Huấn quyền.
Can. 750 §1. Fide divina et catholica ea omnia credenda sunt quae verbo Dei scripto vel tradito, uno scilicet fidei deposito Ecclesiae commisso, continentur, et insimul ut divinitus revelata proponuntur sive ab Ecclesiae magisterio sollemni, sive ab eius magisterio ordinario et universali, quod quidem communi adhaesione christifidelium sub ductu sacri magisterii manifestatur; tenentur igitur omnes quascumque devitare doctrinas iisdem contrarias.
§2. Firmiter etiam amplectenda ac retinenda sunt omnia et singula quae circa doctrinam de fide vel moribus ab Ecclesiae magisterio definitive proponuntur, scilicet quae ad idem fidei depositum sancte custodiendum et fideliter exponendum requiruntur; ideoque doctrinae Ecclesiae catholicae adversatur qui easdem propositiones definitive tenendas recusat.
Kèm theo đó là chế tài ở điều 1371
Iusta poena puniatur:
1) qui, praeter casum de quo in can. 1364 §1, doctrinam a Romano Pontifice vel a Concilio Oecumenico damnatam docet vel doctrinam, de qua in can. 750 §2 vel in can. 752, pertinaciter respuit, et ab Apostolica Sede vel ab Ordinario admonitus non retractat;
2) qui aliter Sedi Apostolicae, Ordinario, vel Superiori legitime praecipienti vel prohibenti non obtemperat, et post monitum in inoboedientia persistit.
Bản dịch Việt ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2006) đã được điều chỉnh theo quy định mới.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, do tự sắc Omnium in mente (ngày 20/6/2009), đã sửa lại những điều 1008 và 1009, liên quan đến định nghĩa bí tích Truyền chức thánh; những điều 1086 §1; 1117; 1124 liên quan đến hôn nhân của những người đã lìa bỏ Giáo hội Công giáo.
1. Bí tích Truyền chức thánh
Hai điều 1008 và 1009 mang tính cách đạo lý. Trước đây, người ta đặt sự khác biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế phổ quát trên bí tích truyền chức thánh. Nhưng điều này không chính xác bởi vì chức “diaconatus” không tham dự vào chức tư tế thừa tác (vì thế tiếng Việt dịch “phó tế” là không đúng). Các diaconi lãnh chức thánh để phục vụ chứ không phải để chủ sự bí tích nhân danh Chúa Kitô. Vì thế bản văn được sửa lại như sau:
Can. 1008: "Sacramento ordinis ex divina institutione inter christifideles quidam, charactere indelebili quo signantur, constituuntur sacri ministri, qui nempe consecrantur et deputantur ut, pro suo quisque gradu, novo et peculiari titulo Dei populo inserviant.”
Can. 1009 thêm vào §3 như sau: "Qui constituti sunt in ordine episcopatus aut presbyteratus missionem et facultatem agendi in persona Christi Capitis accipiunt, diaconi vero vim populo Dei serviendi in diaconia liturgiae, verbi et caritatis".
2. Bí tích Hôn phối
Các điều giáo luật về hôn phối chỉ chi phối các phần tử của Giáo hội công giáo. Nhưng nếu họ lìa bỏ Giáo hội công giáo thì sao? Bộ luật 1983 tuyên bố rằng ai đã lìa bỏ Giáo hội công giáo thì không còn bị ràng buộc bởi giáo luật nữa. Tuy nhiên khi áp dụng, hai vấn nạn được đặt lên: a) xét về kỹ thuật pháp lý: làm thế nào biết được một người đã lìa bỏ Giáo hội; b) xét về thần học: ai đã rửa tội thì đã mang ấn bí tích suốt đời, không thể bỏ được. Vì thế cần phải sửa lại các bản văn, và loại bỏ các khoản trừ "neque actu formali ab ea defecerit" (can. 1117) "nec actu formali ab ea defecerit" (can.1086 §1); "quaeque nec ab ea actu formali defecerit" (can. 1124).
Khi soạn bản văn, nhà lập pháp cố gắng phát biểu bằng lời lẽ rõ rằng; nhưng thế nào cũng có những đoạn tối nghĩa. Vì thế một Ủy ban Giải thích Văn bản Pháp lý (nay gọi là Hội đồng Tòa thánh về Văn bản Pháp lý đã được thiết lập). Cho đến nay, cơ quan này đã đưa ra giải thích chính thức về vài đoạn văn (với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha).
Can. 87, §1 (cf. AAS, LXXVII, 1985, 771)
D. Utrum extra casum urgentis mortis periculi Episcopus dioecesanus, ad normam can. 87, §1, dispensare valeat a forma canonica in matrimonio duorum catholicorum.
R. Negative.
Can. 119, 1º (cf. AAS, LXXXII, 1990, 845)
D. Utrum in electionibus, ad normam can. 119, 1º peragendis, adhuc requiratur in tertio scrutinio maioritas absoluta suffragiorum eorum qui sunt praesentes, an, excepto casu paritatis, maioritas relativa sufficiat.
R. Negative ad primam partem; affirmative ad secundam.
Can. 127, §1 (cf. AAS, LXXVII, 1985, 771)
D. Utrum cum iure statuatur ad actus ponendos Superiorem indigere consensu alicuius Collegii vel personarum coetus, ad normam can. 127, §1, ipse Superior ius habeat ferendi suffragium cum aliis, saltem ad paritatem suffragiorum dirimendam.
R. Negative.
Can. 230, §2 (cf. AAS, LXXXVI, 1994, 541-542)
D. Utrum inter munera liturgica quibus laici, sive viri sive mulieres, iuxta CIC can. 230, §2 fungi possunt, adnumerari etiam possit servitium ad altare.
R. Affirmative et iuxta instructiones a Sede Apostolica dandas.
Can. 230, §3, cf. interpretatio authentica can. 910 §2
Can. 299, §3, cf. interpretatio authentica can. 1737
Cann. 346, §1 e 402, §1 (cf. AAS, LXXXIII, 1991, 1093)
D. “Utrum, Episcopi emeriti, de quibus in can. 402, §1, ab Episcoporum Conferentia eligi possint, iuxta can. 346, §1 praescriptum, uti Synodi Episcoporum sodales.”
Dù sao, cũng như bao nhiêu thể chế trên đời này, các khoản luật cũng có lúc lỗi thời, cần phải sửa đổi, cập nhật. Trong bài này, chúng ta hãy điểm qua những “lỗ hổng” của Bộ Giáo luật ban hành 1983: 1/ những điều còn thiếu trong bộ luật; 2/ những quy chiếu về luật địa phương; 3/ những bản văn được sửa đổi; 4/ những bản văn đã được giải thích chính thức.
I. Những điều còn thiếu trong bộ giáo luật
Trong mục thứ nhất, chúng ta sẽ điểm qua những điều bổ sung Bộ Giáo luật, thường được ban hành dưới hình thức các “tông hiến” (constitutio apostolica)
1. Vào cùng ngày ban hành Bộ Giáo luật (25/1/1983), đức thánh cha Gioan Phaolô II cũng ban hành hiến chế Divinus perfectionis Magister về thủ tục phong thánh. Lẽ ra những điều này phải được quy định trong quyển VII (tố tụng), nhưng “vì lý do kỹ thuật” đã được tách rời ra. Điều này dễ hiểu, bởi vì trong giai đoạn soạn thảo, Bộ Giáo luật do một ủy ban chuyên môn làm việc và đã hoàn tất công việc từ năm 1981. Còn thủ tục phong thánh được trao cho một ủy ban khác nghiên cứu, và không đi theo nhịp chung của ủy ban chuyên môn.
2. Một cách tương tự như vậy, vào ngày 21/4/1986, đức thánh cha ban hành tông hiến Spirituali militum cura, quy định về các Hạt tuyên úy quân đội, được tổ chức như một Giáo hội địa phương nhưng “tòng nhân”.
3. Văn kiện quan trọng hơn đối với tổ chức của Giáo hội là tông hiến Pastor bonus quy định về cách tổ chức giáo triều Rôma, được ban hành ngày 28/6/1988, thay thế cho tông hiến Regimini Ecclesiae universae của đức Phaolô VI (15/8/1968), và bổ sung cho hai điều luật ngắn ngủi của Bộ Giáo luật (đ.360-361). Cũng nên biết là từ đó đến nay, vài cơ quan trong Giáo triều đã được bãi bỏ (Hội đồng Tòa thánh đối thoại với người vô tín ngưỡng được nhập vào Hội đồng Tòa thánh về văn hóa), một cơ quan mới được thành lập (Hội đồng Tòa thánh về việc loan báo Tin mừng mới mẻ). Ngoài ra còn có sự thay đổi thẩm quyền của vài cơ quan: chẳng hạn ngành kỷ luật Bí tích được tách rời khỏi bộ Phụng tự và chuyển sang Tòa Thượng Thẩm Rôma; việc cứu xét các linh mục hồi tục được chuyển từ bộ Giáo lý Đức tin sang bộ Giáo sĩ; các chủng viện được sang bộ Giáo sĩ (trước đây thuộc bộ Giáo dục Công giáo).
4. Cũng trong việc tổ chức guồng máy trung ương của Tòa thánh, cần ghi nhận tông hiến Universa Dominici gregis (22/21996) về việc bầu cử giáo hoàng. Trong thế kỷ XX, hầu như mỗi giáo hoàng đều sửa lại luật bầu cử, nhằm bảo vệ tính cách “bí mật” vào thời đại mà các kỹ thuật thông tin trở thành tinh vi hơn.
5. Liên quan đến cơ cấu của Giáo hội, thiết tưởng cũng nên nhắc đến tự sắc Apostolos suos (21/5/1998) về bản tính thần học của các Hội đồng giám mục.
Nói đến các Hội đồng giám mục, chúng ta không thể quên được thẩm quyền trong việc “địa phương hóa” Bộ Giáo luật. Đây là một điểm mới của Bộ Giáo luật 1983. Thiết tưởng không phải là thừa khi điểm lại những lãnh vực mà bộ luật đã dành quyền quyết định cho Hội đồng giám mục (nhưng tiếc rằng nhiều khi Hội đồng giám mục vẫn chưa thực hiện).
II. Những quy chiếu về luật địa phương
Chúng ta có thể chia những vấn đề mà Bộ Giáo luật dành cho các Hội đồng giám mục biểu quyết vào 5 lãnh vực như sau:
A. Tổ chức và đào tạo nhân sự (Quyển II)
1/ Chương trình đào tạo giáo sĩ (đ.242). 2/ Chương trình đào tạo phó tế vĩnh viễn (đ.236; 276 §2,3). 3/ Tuổi và điều kiện để lãnh các tác vụ (đ.230 §1). 4/ Quy tắc chung về việc tổ chức hội đồng linh mục (đ.496). 5/ Vai trò của hội đồng tư vấn trong tương quan với Kinh sĩ đoàn (đ.502 §3). 6/ Y phục giáo sĩ (đ.284). 7/ Quỹ bảo hiểm cho các giáo sĩ (đ. 1274 §§2-4). 8/ Chức vụ cha Sở có thời hạn hay không (đ.522). 9/ Trợ cấp hồi hưu cho các giám mục (đ.402 §2) và các cha Sở (đ.402 §2). 10/ Những sổ sách phải lưu trữ trong văn khố giáo xứ (đ.535 §1; 845). 11/ Trường hợp giáo dân có thể giảng thuyết trong nhà thờ (đ.766).
B. Phụng vụ và bí tích (Quyển IV)
1/ Dịch và thích nghi các sách phụng vụ (đ.838 §3). 2/ Kỷ luật về việc lãnh bí tích cho những Kitô hữu ngoài công giáo (đ.844 §§4-5). 3/ Quy chế dự tòng (đ.788 §3; 851,1). 4/ Cách thức rửa tội: dìm mình hay đổ nước (đ.854). 5/ Ghi chú lập con nuôi trong sổ rửa tội (đ. 877 §3). 6/ Tuổi lãnh bí tích thêm sức (đ.891). 7/ Hình thức tòa giải tội (đ. 964). 8/ Các tiêu chuẩn để ban phép giải tội tập thể (đ. 961). 9/ Tuổi cao hơn để lãnh chức thánh (đ.1031 §3). 10/ Tuổi cao hơn để kết hôn (đ.1083 §2). 11/ Giá trị của việc đính hôn (đ.1062 §1). 12/ Việc điều tra, niêm yết tình trạng những người sắp kết hôn (đ.1067). 13/ Ủy nhiệm cho các giáo dân chứng hôn (đ.1112 §1). 14/ Ấn định điều kiện cho cuộc kết hôn dị giáo (đ.1126). 15/ Những trường hợp có thể miễn chuẩn thể thức giáo luật về hôn nhân (đ. 1127 §2). 16/ Soạn nghi thức kết hôn hợp với phong tục địa phương (đ.1120). 17/ Cách thức ghi chú vào sổ hôn phối (đ.1121 §1). 18/ Bãi bỏ, di chuyển các ngày lễ buộc (đ.1246). 19/ Quy định về giữ chay kiêng thịt (đ.1251; 1253).
C. Thông tin và sách báo (Quyển III)
1/ Phê chuẩn các bản dịch Kinh thánh (đ.825 §§1-2). 2/ Lập danh sách các người kiểm duyệt sách báo (đ.830 §1). 3/ Phương tiện truyền thanh truyền hình: chương trình tôn giáo (đ.772 §2) và sự cộng tác của các giáo sĩ, tu sĩ (đ.831 §2). 4/ Về sách giáo lý: soạn sách giáo lý toàn quốc (đ.775 §2); văn phòng đặc trách giáo lý (đ.776 §1); việc dạy giáo lý tại các trường học (đ.804)
D. Tài sản Giáo Hội (quyển V)
1/ Sự đóng góp của giáo dân (đ.1262). 2/ Việc quyên tiền (đ.1265 §2). 3/ Bổng lộc (đ.1272). 4/ Thuê mướn tài sản Giáo hội (đ.1297). 5/ Giới hạn việc chuyển nhượng tài sản (đ.1292).
E. Tòa án (Quyển VII)
1/ Kết nạp giáo dân vào làm thành phần của tập đoàn thẩm phán (đ. 1421 §2). 2/ Thay thế tập đoàn thẩm phán bằng thẩm phán duy nhất ở tòa đệ nhất cấp (đ.1439). 3/ Lập ủy ban trọng tài (đ.1733 §§2-3). 4/ Quy tắc về việc thỏa hiệp và trọng tài (đ.1714).
Một cách tương tự, tuy không phải là luật địa phương theo nghĩa chặt, nhưng trong phần về đời sống thánh hiến, Bộ Giáo luật cũng dành rất nhiều điều cho hiến pháp và luật riêng của mỗi dòng quy định:
1/ Trong hiến pháp: 584; 589 §1,3; 597 §1; 601; 610 §1; 613 §1; 614; 615; 616 §§1-3; 623; 625 §1-3; 627 §1; 631 §§1-2; 634 §1; 667 §3; 668; 1; 630.
2/ Trong luật riêng (hiến pháp hay văn bản khác): 577 §2; 583; 587; 589 §4; 598; 599 §2; 608; 616; 617; 622; 623; 624 §§2-3; 626; 627 §2; 628 §1; 629; 630 §2; 631 §§2-3; 632; 633 §1; 635 §2; 636 §§1-2; 638 §§1-2; 641; 643 §2; 645 §3; 650; 655; 657 §2; 659; §§2-3; 667 §1; 668 §§2-3.5; 669 §1; 684 §4; 685 §1; 696 §§1-2.
III. Những bản văn đã sửa đổi
Trong 30 năm qua, có vài quy định trong bộ luật đã được sửa đổi, tuy không nhiều cho lắm:
A. Quyển III: Nhiệm vụ giảng dạy của Giáo hội
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, do tự sắc Ad tuendam fidem (ngày 18/5/1998) đã thêm một triệt số hai vào điều 750, liên quan đến cấp độ của Huấn quyền.
Can. 750 §1. Fide divina et catholica ea omnia credenda sunt quae verbo Dei scripto vel tradito, uno scilicet fidei deposito Ecclesiae commisso, continentur, et insimul ut divinitus revelata proponuntur sive ab Ecclesiae magisterio sollemni, sive ab eius magisterio ordinario et universali, quod quidem communi adhaesione christifidelium sub ductu sacri magisterii manifestatur; tenentur igitur omnes quascumque devitare doctrinas iisdem contrarias.
§2. Firmiter etiam amplectenda ac retinenda sunt omnia et singula quae circa doctrinam de fide vel moribus ab Ecclesiae magisterio definitive proponuntur, scilicet quae ad idem fidei depositum sancte custodiendum et fideliter exponendum requiruntur; ideoque doctrinae Ecclesiae catholicae adversatur qui easdem propositiones definitive tenendas recusat.
Kèm theo đó là chế tài ở điều 1371
Iusta poena puniatur:
1) qui, praeter casum de quo in can. 1364 §1, doctrinam a Romano Pontifice vel a Concilio Oecumenico damnatam docet vel doctrinam, de qua in can. 750 §2 vel in can. 752, pertinaciter respuit, et ab Apostolica Sede vel ab Ordinario admonitus non retractat;
2) qui aliter Sedi Apostolicae, Ordinario, vel Superiori legitime praecipienti vel prohibenti non obtemperat, et post monitum in inoboedientia persistit.
Bản dịch Việt ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2006) đã được điều chỉnh theo quy định mới.
B. Quyển Bốn: Nhiệm vụ thánh hóa
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, do tự sắc Omnium in mente (ngày 20/6/2009), đã sửa lại những điều 1008 và 1009, liên quan đến định nghĩa bí tích Truyền chức thánh; những điều 1086 §1; 1117; 1124 liên quan đến hôn nhân của những người đã lìa bỏ Giáo hội Công giáo.
1. Bí tích Truyền chức thánh
Hai điều 1008 và 1009 mang tính cách đạo lý. Trước đây, người ta đặt sự khác biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế phổ quát trên bí tích truyền chức thánh. Nhưng điều này không chính xác bởi vì chức “diaconatus” không tham dự vào chức tư tế thừa tác (vì thế tiếng Việt dịch “phó tế” là không đúng). Các diaconi lãnh chức thánh để phục vụ chứ không phải để chủ sự bí tích nhân danh Chúa Kitô. Vì thế bản văn được sửa lại như sau:
Can. 1008: "Sacramento ordinis ex divina institutione inter christifideles quidam, charactere indelebili quo signantur, constituuntur sacri ministri, qui nempe consecrantur et deputantur ut, pro suo quisque gradu, novo et peculiari titulo Dei populo inserviant.”
Can. 1009 thêm vào §3 như sau: "Qui constituti sunt in ordine episcopatus aut presbyteratus missionem et facultatem agendi in persona Christi Capitis accipiunt, diaconi vero vim populo Dei serviendi in diaconia liturgiae, verbi et caritatis".
2. Bí tích Hôn phối
Các điều giáo luật về hôn phối chỉ chi phối các phần tử của Giáo hội công giáo. Nhưng nếu họ lìa bỏ Giáo hội công giáo thì sao? Bộ luật 1983 tuyên bố rằng ai đã lìa bỏ Giáo hội công giáo thì không còn bị ràng buộc bởi giáo luật nữa. Tuy nhiên khi áp dụng, hai vấn nạn được đặt lên: a) xét về kỹ thuật pháp lý: làm thế nào biết được một người đã lìa bỏ Giáo hội; b) xét về thần học: ai đã rửa tội thì đã mang ấn bí tích suốt đời, không thể bỏ được. Vì thế cần phải sửa lại các bản văn, và loại bỏ các khoản trừ "neque actu formali ab ea defecerit" (can. 1117) "nec actu formali ab ea defecerit" (can.1086 §1); "quaeque nec ab ea actu formali defecerit" (can. 1124).
IV. Giải thích văn bản
Khi soạn bản văn, nhà lập pháp cố gắng phát biểu bằng lời lẽ rõ rằng; nhưng thế nào cũng có những đoạn tối nghĩa. Vì thế một Ủy ban Giải thích Văn bản Pháp lý (nay gọi là Hội đồng Tòa thánh về Văn bản Pháp lý đã được thiết lập). Cho đến nay, cơ quan này đã đưa ra giải thích chính thức về vài đoạn văn (với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha).
Can. 87, §1 (cf. AAS, LXXVII, 1985, 771)
D. Utrum extra casum urgentis mortis periculi Episcopus dioecesanus, ad normam can. 87, §1, dispensare valeat a forma canonica in matrimonio duorum catholicorum.
R. Negative.
Can. 119, 1º (cf. AAS, LXXXII, 1990, 845)
D. Utrum in electionibus, ad normam can. 119, 1º peragendis, adhuc requiratur in tertio scrutinio maioritas absoluta suffragiorum eorum qui sunt praesentes, an, excepto casu paritatis, maioritas relativa sufficiat.
R. Negative ad primam partem; affirmative ad secundam.
Can. 127, §1 (cf. AAS, LXXVII, 1985, 771)
D. Utrum cum iure statuatur ad actus ponendos Superiorem indigere consensu alicuius Collegii vel personarum coetus, ad normam can. 127, §1, ipse Superior ius habeat ferendi suffragium cum aliis, saltem ad paritatem suffragiorum dirimendam.
R. Negative.
Can. 230, §2 (cf. AAS, LXXXVI, 1994, 541-542)
D. Utrum inter munera liturgica quibus laici, sive viri sive mulieres, iuxta CIC can. 230, §2 fungi possunt, adnumerari etiam possit servitium ad altare.
R. Affirmative et iuxta instructiones a Sede Apostolica dandas.
Can. 230, §3, cf. interpretatio authentica can. 910 §2
Can. 299, §3, cf. interpretatio authentica can. 1737
Cann. 346, §1 e 402, §1 (cf. AAS, LXXXIII, 1991, 1093)
D. “Utrum, Episcopi emeriti, de quibus in can. 402, §1, ab Episcoporum Conferentia eligi possint, iuxta can. 346, §1 praescriptum, uti Synodi Episcoporum sodales.”