Thời sự Thần học - Số 65, tháng 08/2014
Bình Hoà ✍
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành thông điệp đầu tiên của đức thánh cha Phaolô VI (6/8/1964), trùng vào lúc chuẩn bị lễ tuyên phong chân phước của ngài (19/10/2014), chúng tôi xin giới thiệu nội dung của văn kiện này, được coi như “Hiến chương của cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thế giới”, xoay quanh ba điểm :
1/ Bối cảnh; 2/ Nội dung; 3/ Nhận xét.
I. Bối cảnh
Hồng y Giovanni Battista Montini, tổng giám mục Milano được bầu lên làm người kế vị thánh Phêrô, ngày 21/6/1963. Vị tân giáo hoàng, mang danh hiệu Phaolô VI, quyết định sẽ khai mạc khóa hai Công đồng vào ngày 29/9/1963. Trong suốt một tháng đầu tiên (từ ngày 30/9 đến 31/10), các nghị phụ tranh luận lược đồ về Hội thánh, nhưng chưa đi đến bản văn chung kết. Khóa hai kết thúc ngày 4/12/1963. Trong thời gian tu chính bản văn để mang ra thảo luận vào khoá ba (từ ngày 14/9 đến 21/11/1964), đức Phaolô VI đã ban hành thông điệp Ecclesiam suam, một văn kiện không những trình bày hướng đi của triều đại giáo hoàng mới mà còn định hướng cho việc soạn thảo các văn kiện của Công đồng. Nên nhớ là khi một tháng sau khi khai mạc Công đồng, đứng trước con số 70 lược đồ sẽ được đem ra thảo luận, hồng y Montini đã yêu cầu rút gọn lại, và xếp đặt xoay quanh hai trục chính: Hội thánh đối nội và đối ngoại (Ecclesia ad intra/ ad extra). Hướng đi ấy phần nào được phản ánh trong thông điệp mà chúng ta đang bàn. Thông điệp này sẽ trình bày Hội thánh trong tư thế đối thoại với Thiên Chúa và với nhân loại, tuy không bỏ qua cuộc đối thoại ở trong nội bộ của mình.
Đức Phaolô VI đã ban hành thông điệp hơn một năm sau khi giữ chức vụ lãnh đạo Giáo hội, giữa lúc Công đồng đang tiến triển với nhiều dấu hiệu tích cực, trong đó có lẽ biến cố nổi bật nhất là cuộc gặp gỡ với đức thượng phụ Athenagoras tại Giêrusalem vào ngày 5/1/1964, sau hơn 900 năm tuyệt thông giữa hai tòa Rôma và Constantinopolis (kể từ năm 1054).
II. Nội dung
Thông điệp bắt đầu bằng hai từ ngữ Latinh hơi cụt nghĩa “Ecclesiam suam” (túc từ của mệnh đề “Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Hội thánh của Người”), vì thế đã được thêm một phụ đề “Những con đường của Hội thánh”, hoặc nếu muốn đầy đủ hơn nữa là “Hội thánh phải dùng những con đường nào để chu toàn sứ mạng của mình”[1].
Sau nhập đề (số 1-18), văn kiện được chia thành ba chủ đề: Ý thức (La coscienza: số 19-42) - Canh tân (Il rinnovamento: số 43-59) - Đối thoại (Il dialogo: số 60-123).
Nhập đề
Trong phần nhập đề, ĐTC khẳng định rằng thông điệp này sẽ không đi vào những điểm đạo lý đang thảo luận tại Công đồng, nhưng chỉ muốn chia sẻ với các giám mục về vài vấn đề liên quan đến bản chất và sứ mạng của Hội thánh trong thế giới ngày nay, cũng như những con đường mà Hội thánh cần sử dụng để đến với loài người (số 3).
Hội thánh cần đào sâu ý thức về chính mình, về bản chất huyền nhiệm của mình, về hình ảnh lý tưởng mà Chúa Giêsu muốn cho Hiền thê của mình, so sánh với khuôn mặt hiện tại của Hội thánh (số 4-13).
Từ đó, nảy lên những câu hỏi: đứng trước những thiếu sót của các phần tử, Hội thánh có bổn phận phải sửa chữa như thế nào? Cần phải canh tân như thế nào để trở nên hoàn thiện hơn? Tương quan giữa Hội thánh và thế giới như thế nào? (số 15).
Thông điệp không thể đề cập hết tất cả mọi vấn đề, ngay cả những vấn đề khẩn trương như là hoà bình mà Công đồng còn đang bàn luận, nhưng chỉ tập trung vào ba điểm chính, phân phối trong ba phần.
A. Phần thứ nhất: Ý thức
Phần đầu tiên bàn về ý thức của Hội thánh về chính mình. Hội thánh cần phải hồi tâm để suy nghĩ về kế hoạch mà Thiên Chúa đã dành cho mình, và múc lấy từ đó ánh sáng và nghị lực cho sứ mạng của mình (số 19).
Trước hết, Hội thánh cần phải là những môn đệ trung thành với Lời của Chúa, với ơn gọi của mình. Đang khi tư tưởng thế giới hiện đại đang biến chuyển, càng ngày càng hướng tới tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì sự tiến triển của Hội thánh cần phải đào sâu ý thức của mình dựa trên ý định của Đức Kitô, được bảo tồn trong Thánh Kinh và Thánh truyền. Công đồng Vaticanô II là một sự tiếp nối Vaticanô I trong việc nghiên cứu và xác định đạo lý về Hội thánh (số 32). Trong số những văn kiện kế tiếp của các giáo hoàng, cần phải nhắc đến thông điệp Satis cognitum (Lêô XIII) và Mystici Corporis (Piô XII).
Thông điệp Mystici Corporis nêu bật chiều kích huyền nhiệm của Hội thánh (số 37), nghĩa là tương quan mật thiết với Đức Kitô, được ví với sự liên kết giữa cành nho với thân nho: “ Chính Đức Kitô đang sống trong Hội thánh; nhờ Hội thánh mà Đức Kitô dạy dỗ, cai quản và truyền thông sự thánh thiện. Chính Đức Kitô tỏ hiện bằng nhiều cách thức qua các chi thể của Hội thánh”
Mầu nhiệm Hội thánh không chỉ là đối tượng của tri thức thần học, nhưng cần phải được mang ra cuộc sống của cộng đoàn các tín hữu, làm thế nào để các tín hữu thâm tín rằng thực sự họ tham dự của Nhiệm thể Đức Kitô (số 39).
B. Phần thứ hai: Canh tân
Nếu Hội thánh cần phải nhắm đến sự toàn thiện đích thực ở trên cõi đời này thì không thể nào cứ trơ trơ bất động trước những biến chuyển của thế giới: “Hội thánh không tách rời khỏi thế giới nhưng sống trong thế giới... Một đàng, Hội thánh phải cảnh giác để cho đời sống Kitô giáo không bị lạc hướng, tục hóa, bóp nghẹt; nhưng đàng khác chính đời sống Kitô hữu không những cần phải thích nghi với những hình thức suy tưởng và cư xử mà còn phải tìm cách tiếp cận, nâng cao, sinh động và thánh hóa chúng” (số 43).
Việc cử hành Công đồng thật là một cơ may, bởi vì nó gợi lên trong tâm hồn các mục tử và giáo dân ước muốn duy trì và tăng tiến trong đời sống siêu nhiên, bằng những phương hướng thích hợp hơn (số 44-45). Đó là ý nghĩa của việc canh tân đổi mới mà Công đồng nhắm tới. Việc tìm ra những biện pháp để canh cải kỷ luật của Giáo hội thuộc thẩm quyền của Công đồng, nhưng ở đây, Đức Phaolô VI muốn trình bày một vài tiêu chuẩn để thực hiện sự cải cách (số 46-48).
1. Trước hết, việc cải cách không có nghĩa là làm biến thái khuôn mặt của Hội thánh theo như Chúa Kitô đã muốn (số 46).
2. Thứ đến, không được phép chạy theo những lối suy tư và hành động theo kiểu thế gian: chủ nghĩa tương đối chấp nhận tất cả mọi giá trị, chủ nghĩa duy tự nhiên khước từ mọi hình thức kỷ luật và khổ chế (số 47).
3. Vâng phục và hy sinh. “Hội thánh sẽ luôn tìm được sự trẻ trung của mình khi ở trong tư thế sẵn sàng vâng phục Đức Kitô, và sẵn sàng tuân hành những luật lệ mà Hội thánh đã ra cho mình với chủ ý đi theo con đường của Đức Kitô. Nếu việc tuân giữ luật lệ Giáo hội có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ việc đơn giản một vài mệnh lệnh, nhưng quy tắc căn bản vẫn không thay đổi, đó là: đời sống Kitô hữu luôn đòi hỏi lòng trung thành, dấn thân, khổ chế và hy sinh, đi theo con đường hẹp mà Chúa đã dạy” (số 53-54).
4. Tinh thần khó nghèo muốn nói lên rằng chúng ta cần niềm tin tưởng vào sự giúp đỡ của Thiên Chúa và tài sản tinh thần, hơn là các phương tiện trần thế (số 55-56).
5. Đức bác ái phải giữ vị trí cao nhất trong các giá trị đạo đức và luân lý, trong lý thuyết cũng như trong thực hành (số 58).
6. Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt vời của đời sống Kitô giáo, mà Hội thánh cần phải luôn luôn ngắm nhìn (số 59).
C. Phần thứ ba: Đối thoại
Phần này dài nhất (chiếm hơn một nửa văn kiện) và độc đáo nhất, bởi vì lần đầu tiên du nhập danh từ “đối thoại” vào các văn kiện của Tòa Thánh. (Nên lưu ý là bản văn Latinh dùng từ “colloquium” thay vì “dialogus).
Vào giờ phút này của lịch sử thế giới, sự đối thoại là thái độ mà Hội thánh cần có khi tiếp xúc với nhân loại. Tin Mừng không quá nuôi ảo tưởng về sự tốt lành của bản tính con người, nhưng cũng không thúc thủ trước sự sa đoạ của bản tính con người (số 61).
Đời sống Kitô giáo khác biệt với đời sống phàm tục. Hội thánh khác biệt với nhân loại; tuy vậy Hội thánh không chống đối nhân loại nhưng kết hợp với họ. Hội thánh sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian (số 63-65). Hội thánh có một sứ mạng phải thực hiện, một sứ điệp phải loan truyền: Hội thánh có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, do sự uỷ thác của Chúa Kitô cho các thánh tông đồ (số 66).
Đó là tiền đề dẫn đến Sự đối thoại. Hội thánh cần đối thoại với thế giới. Hội thánh trở thành lời, sứ điệp, đối thoại (số 67). Đức Phaolô VI khẳng định rằng đối thoại sẽ là đường lối hoạt động của ngài, một hướng đi mà vị tiền nhiệm (Gioan XXIII) đã mở ra. Đối thoại là một phương thế để đưa sứ điệp Kitô giáo vào tư tưởng của thời đại. Trước khi kêu gọi thế gian trở lại thì cần phải đến gần và lắng nghe thế gian.
1. Nguồn gốc của sự đối thoại (số 72)
Sự đối thoại bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Tôn giáo tự bản chất là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Cầu nguyện diễn tả mối tương quan đó. Mạc khải, tức là mối tương quan siêu nhiên do sáng khởi của Thiên Chúa đối với nhân loại, có thể diễn tả như một cuộc đối thoại, một cuộc đối thoại thân tình: bé thơ được mời đến và nhà thần bí cũng cảm thấy thích thú[2].
2. Những đặc trưng siêu việt của cuộc “đối thoại cứu độ” colloquim salutis (số 73-79)
– Cuộc đối thoại cứu độ được khởi đầu do sáng khởi của Thiên Chúa (số 74).
– Cuộc đối thoại cứu độ khởi đi từ lòng yêu thương nhân hậu của Thiên Chúa (số 75).
– Cuộc đối thoại cứu độ không dựa trên công trạng; cuộc đối thoại của chúng ta cũng cần phải vô giới hạn và không tính toán (số 76).
– Cuộc đối thoại cứu độ không cưỡng bách ai phải đón nhận; nó là một lời mời gọi tha thiết yêu thương (số 77).
– Cuộc đối thoại cứu độ được mở ra cho hết mọi người, không chút phân biệt nào hết (số 78).
– Cuộc đối thoại cứu độ thường chấp nhận những cấp độ, những đợt lên xuống (số 79).
– Cuộc đối thoại cứu độ được khởi đầu do sáng khởi của Thiên Chúa (số 74).
– Cuộc đối thoại cứu độ khởi đi từ lòng yêu thương nhân hậu của Thiên Chúa (số 75).
– Cuộc đối thoại cứu độ không dựa trên công trạng; cuộc đối thoại của chúng ta cũng cần phải vô giới hạn và không tính toán (số 76).
– Cuộc đối thoại cứu độ không cưỡng bách ai phải đón nhận; nó là một lời mời gọi tha thiết yêu thương (số 77).
– Cuộc đối thoại cứu độ được mở ra cho hết mọi người, không chút phân biệt nào hết (số 78).
– Cuộc đối thoại cứu độ thường chấp nhận những cấp độ, những đợt lên xuống (số 79).
3. Sứ điệp Kitô giáo xuyên qua ngôn ngữ của con người (số 80-82)
Hẳn nhiên, những tương quan giữa Hội thánh và thế giới có thể mặc lấy nhiều hình thái khác nhau. Cuộc đối thoại cần được thích nghi với đặc tính của người nghe và với những hoàn cảnh cụ thể (đối thoại với người lớn thì khác với đối thoại với nhi đồng; đối thoại với người có tín ngưỡng thì khác với người vô tín ngưỡng).
Về phía người khởi xướng, cuộc giao lưu hàm ngụ một thái độ trân trọng, thiện cảm, nhân ái; loại bỏ sự kết án tiên thiên, sự khích bác, sự hời hợt. Tuy người khởi xướng không nhằm thuyết phục tức khắc người nghe, bởi vì phải tôn trọng phẩm giá và tự do của họ, nhưng luôn nhắm đến ích lợi của người ấy, và mong muốn đạt đến sự hòa hợp tâm tình và xác tín với họ.
4. Bốn đức tính của cuộc đối thoại (số 83-85)
a) Sáng sủa. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tài năng để trình bày sứ điệp cách dễ hiểu. Như vậy, chúng ta phải luôn luôn xét lại cách thức mà chúng ta phát biểu đạo lý.
b) Hiền lành, theo gương mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Cuộc đối thoại không được kiêu căng, xách mé. Uy thế của cuộc đối thoại phát xuất từ chân lý được trình bày, từ lòng yêu thương được chiếu tỏa, từ tấm gương được trưng dẫn. Cuộc đối thoại không áp đặt, không truyền khiến[3]. Cuộc đối thoại hoà nhã, tránh dùng vũ lực; kiên nhẫn, quảng đại (số 83).
c) Tin tưởng. Tin tưởng vào lời nói của mình, tin tưởng vào khả năng tiếp nhận về phía người nghe. Cuộc đối thoại tạo ra sự tín nhiệm và tình thân ái, tạo ra mối dây liên kết nhau vào việc gắn bó với một điều thiện.
d) Khôn ngoan sư phạm. Lưu ý đến những điều kiện tâm lý của người nghe: quê mùa, chưa chuẩn bị, nghi ngờ, chống đối. Từ đó, cần phải tìm hiểu mối nhạy cảm của người, và điều chỉnh cách thức trình bày, ngõ hầu người nghe hiểu được.
Nếu biết thực hành đối thoại như vậy thì sẽ kết hợp được chân lý và bác ái, hiểu biết và yêu thương (số 84).
5. Phép biện chứng của minh tuệ[4] (số 86-89)
Trong cuộc đối thoại, chúng ta khám phá ra những con đường khác nhau dẫn đến ánh sáng đức tin. Khi trao đổi ý kiến, chúng ta có dịp khám phá những yếu tố của chân lý nơi ý kiến của người khác, từ đó chúng ta buộc phải trình bày thẳng thắn ý kiến của mình và để cho người khác chất vấn. Như vậy, chúng ta trở nên tinh tế hơn trong cách nhìn vấn đề từ những góc cạnh khác nhau.
Tại sao Hội thánh cần thích nghi với những hoàn cảnh lịch sử và địa lý của người nghe? Bởi vì không thể nào cứu độ thế giới từ bên ngoài, nhưng theo gương của Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, cần phải hòa mình với nếp sống của những người mà mình muốn đem sứ điệp của Đức Kitô (số 90). Trước khi nói, cần phải tiếng nói và trái tim của con người, hiểu biết con người. Cần phải trở nên người anh em đối với họ. Khung cảnh của cuộc đối thoại là tình thân ái, hơn nữa, sự phục vụ.
Chúng ta cũng cần cảnh giác những rủi ro của cuộc đối thoại. Chúng ta không được phép nhân nhượng về chân lý, giảm thiểu lòng gắn bó với đức tin. Duy chỉ người nào đã sống ơn gọi Kitô giáo thì mới không bị lung lạc khi va chạm với những sai lầm.
(Số 93-96 nhấn mạnh đến bổn phận của Hội thánh là phải giảng, bằng ngôn ngữ đơn sơ, sáng sủa)
6. Đối thoại với ai? (số 97-100).
Hội thánh cần chuẩn bị sẵn sàng để đối thoại với tất cả mọi người thiện chí: không loại bỏ ai khỏi tình yêu và sứ vụ của mình, không được phép coi người nào là thù địch.
Hội thánh biết rằng sứ vụ ấy rất bao la, biết rằng mình là một thiểu số giữa lòng nhân loại, biết những giới hạn và những thiếu sót của mình. Tuy nhiên, Hội thánh đã được sai đi để làm hạt giống, muối và ánh sáng cho trần gian. Hội thánh phải đến với hết mọi hạng người: nhi đồng, thanh niên, trí thức, công nhân, nghệ sĩ, chính trị; và đặc biệt là đến với người nghèo, người đau khổ, người hấp hối.
Từ bối cảnh chung, thông điệp lần lần vạch ra bốn vòng tròn từ bên ngoài đến bên trong: a) với toàn thể nhân loại, cách riêng với người vô thần; b) với những người có tín ngưỡng; c) với những anh em Kitô hữu ngoài Công giáo; d) trong nội bộ Giáo hội[5].
(a) Vòng thứ nhất: với hết mọi người
– Trước hết là một vòng tròn với chu vi rộng lớn, bao trùm toàn thể nhân loại (số 101-102). Hội thánh đến gặp gỡ tất cả những gì là nhân bản và tốt lành, để đón nhận và nâng cao lên.
– Tuy nhiên, ở trong vòng rộng lớn này, có rất nhiều người không theo một tín ngưỡng nào, họ tự nhận là vô thần (số 103-106). Sự phủ nhận Thiên Chúa là một điều sai lầm và không đáp ứng với những yêu sách của lý trí. Vì thế việc đối thoại với những người vô thần thật là khó, nếu chưa nói là không thể được. Dầu vậy, chúng ta không loại bỏ tiên thiên cuộc đối thoại. Phàm ai yêu mến chân lý thì luôn luôn vẫn có thể đối thoại. Tiếc rằng những trở ngại tăng thêm khi thiếu bầu khí tự do tư tưởng và hành động, thiếu tự do ngôn luận để có thể phát biểu chân lý khách quan[6]. Tuy nhiên, kể cả khi không được phép lên tiếng, Hội thánh vẫn đối thoại (số 107), Hội thánh nói qua sự đau khổ, chia sẻ cảnh ngộ với những người chịu áp bức. Trong thinh lặng, Hội thánh đối thoại bằng yêu thương, một bằng chứng mà không có gì có thể dập tắt được.
– Đồng thời, Hội thánh cũng cố gắng tìm hiểu những động lực đưa đến hiện tượng vô thần (số 108). Những động lực này vừa nhiều vừa đa dạng[7]. Đôi khi nó bắt nguồn từ ước muốn trình bày thực tại thần linh cách tinh tuyền hơn, không bị pha phôi bởi những hình thái bất toàn. Đôi khi nó bắt nguồn từ khắc khoải muốn xây dựng một thế giới công bình tiến bộ được tôn lên hàng tuyệt đối. Đôi khi nó bắt nguồn từ một phương pháp nghiêm túc muốn đưa ra một giải thích khoa học về nguồn gốc vũ trụ. Đôi khi nó muốn thực hiện những lý tưởng lấy từ Tin Mừng mà các tín hữu vì ích kỷ và tầm thường chưa mang ra thực hành.
– Vì thế cuộc đối thoại với người vô thần không phải là điều bất khả thi. Có những cơ sở để thiết lập cuộc đối thoại (số 109). Ngoài các giá trị vừa kể trên, cần phân biệt giữa tư tưởng làm nền tảng cho các phong trào xã hội với chính các phong trào: tư tưởng có thể không thay đổi, nhưng các phong trào thì không ngừng tiến triển (x. Thông điệp Pacem in terris). Cuộc đối thoại thật là hữu ích bởi vì có thể góp phần vào việc xây dựng hoà bình thế giới, là một lý tưởng cao đẹp và cần thiết (số 110).
(b) Vòng thứ hai: Những người tin vào Thiên Chúa (số 111-112)
Một vòng tròn thứ hai cũng khá rộng, bao gồm những người tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất (Do thái, Hồi giáo), rồi đến những tín đồ của các tôn giáo ở Phi châu và Á châu. Dĩ nhiên chúng tôi không thể nào chia sẻ hoàn toàn các cách diễn tả tôn giáo của họ, cũng như chúng ta không thể không cho mọi người biết rằng Thiên Chúa đã mạc khải đạo thật nơi Đức Kitô. Tuy vậy, chúng tôi tôn trọng và nhìn nhận các giá trị thiêng liêng và luân lý trong các tôn giáo. Cùng với họ, chúng tôi muốn cổ võ và bảo vệ các lý tưởng chung, tựa như tự do tín ngưỡng, huynh đệ đại đồng, văn hóa cao quý, công tác từ thiện.
(c) Vòng thứ ba. Các Kitô hữu phân ly (số 113-115)
Vòng thứ ba gần gũi hơn với chúng ta, gồm những người mang danh Kitô hữu. Trong lãnh vực này, cuộc đối thoại đại kết đã được mở ra, và diễn tiến tốt đẹp tại một vài nơi.
Chúng tôi sẵn sàng tìm hiểu những phương hướng để đáp ứng những ước nguyện chính đáng của các em phân ly. Thật đáng tiếc khi một số người cho rằng quan điểm về chức vụ giáo hoàng với quyền tối thượng là một trở ngại cho cuộc hoà giải giữa các Kitô hữu. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng vai trò tối thượng là một sự phục vụ cho sự hợp nhất của Hội thánh. Dù sao, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, cuộc đối thoại đại kết có nhiều triển vọng tốt đẹp, bằng chứng là cuộc gặp gỡ với đức thượng phụ Athenagoras tại Giêrusalem, và sự hiện diện của đại biểu nhiều giáo hội làm quan sát viên tại Công đồng (số 116).
(d) Đối thoại trong nội bộ Giáo hội Công giáo (số 117)
Sau hết, cuộc đối thoại được dành cho con cái trong nhà, trong nội bộ của Giáo hội Công giáo. Cuộc đối thoại này được hướng dẫn bởi đức bác ái, nhưng cũng đòi hỏi một bên là việc thực thi quyền bính và bên kia là thái độ vâng phục. Điều này nằm trong bản chất của cơ cấu phẩm trật của Hội thánh. Quyền bính nhằm để phụng sự lời của Chúa và chuyển thông tình yêu; sự vâng lời do đức tin hướng dẫn là trường học khiêm tốn (số 119-120).
Thông điệp kết thúc vắn tắt (số 121-123) với nhiều hy vọng, bởi vì những cuộc đối thoại ở bên trong và bên ngoài Hội thánh đã bắt đầu tiến hành, và hy vọng được sự hợp tác của mọi người.
Như trên đã nói, thông điệp Ecclesiam suam được coi như hiến chương của Giáo hội Công giáo về đối thoại. Tuy rằng đề tài “đối thoại” đã được lưu hành trong giới triết học từ đầu thế kỷ XX (Martin Buber, Martin Heidegger, Emmanuel Mounier, Karl Jaspers, Gabriel Marcel), nhưng với văn kiện này, từ “đối thoại” được chính thức du nhập vào Giáo hội.
Tuy nhiên, thông điệp Ecclesiam suam không phải là một khảo luận triết lý về đối thoại, nhưng muốn trình bày một nền tảng thần học cho sứ mạng đối thoại của Hội thánh. Chúng ta có thể ghi nhận ba đặc điểm sau:
1. Ý thức căn tính của mình
Đề tài đối thoại nằm trong phần thứ ba của thông điệp. Điều này giả thiết rằng người đọc cần nghiền ngẫm hai phần đầu (với tựa đề: “Ý thức” “Canh tân”) thì mới hiểu được ý nghĩa của “đối thoại” trong Hội thánh. Thật vậy, trong phần thứ nhất, tác giả mời gọi Hội thánh hãy ý thức bản tính, ơn gọi của mình, dựa trên ý định của Thiên Chúa. Nói cách khác, trước khi đối thoại với thế giới, Hội thánh cần phải ý thức căn tính của mình. Việc ý thức căn tính của mình nảy ra hai hệ quả:
– Thứ nhất, Hội thánh nhận ra sự chênh lệch giữa một bên là lý tưởng cao cả của mình, và bên kia là thực tại nhiều thiếu sót của mình. Từ đó, vấn đề “canh tân, cải cách” được đặt ra (phần thứ hai).
– Thứ hai, Hội thánh ý thức rằng mình không phải là một thực tại đóng kín, nhưng hiện hữu vì một sứ mạng: Hội thánh được cử đi mang ơn cứu độ cho thế giới. Vì thế Hội thánh bắt buộc phải mở rộng tương quan với thế giới. Đó là nguồn gốc của sự “đối thoại” được nói ở phần thứ ba.
2. Tính “biện chứng” của đối thoại
Từ dialectique thường được dịch ra tiếng Việt là “biện chứng” và móc nối với “duy vật biện chứng pháp”. Đối với các triết gia Hy-lạp cổ thời (Socrate, Platon), danh từ được hiểu theo nghĩa khác: nó có nghĩa là trao đổi ý kiến trong bước đường tìm kiếm sự thật. Nó thường mang tính “phản biện”, qua việc trưng bày các lý lẽ thuận nghịch của một ý kiến. Nhờ đối chiếu và cân nhắc, vấn đề sẽ được sáng tỏ hơn.
Cuộc đối thoại giữa Hội thánh và thế giới cũng mang tính biện chứng theo nghĩa ấy. Hội thánh khác biệt với thế giới, và không thể nào đồng hóa với thế giới. Tuy nhiên, Hội thánh cần đi vào thế giới để mang Tin Mừng đến với thế giới. Hội thánh cần học ngôn ngữ của thế giới để biết cách diễn tả sứ điệp của mình bằng ngôn ngữ mà thế giới hiểu được. Hơn nữa, để được thế giới lắng nghe, Hội thánh cũng cần lắng nghe thế giới và yêu mến thế giới. Tính “biện chứng” nằm trong lời nguyện tư tế của Chúa Giêsu: Hội thánh được sai đến thế gian, ở trong thế gian, nhưng không thuộc thế gian” (x. Ga 17,15-16). Hội thánh cần phải cứu thế gian từ giữa lòng thế gian, chứ không phải từ bên ngoài, cũng như Ngôi Lời đã nhập thể, chia sẻ thân phận làm người để cứu con người.
3. Tính “loại suy” của đối thoại
– Trong triết học, đối thoại ám chỉ cuộc gặp gỡ giữa hai người. Thông điệp Ecclesiam suam đi xa hơn nữa. Nguồn gốc của đối thoại này bắt nguồn từ Thiên Chúa: Thiên Chúa mở đầu cuộc đối thoại với con người trước khi có con người, trước khi con người biết nói! Điều này nhắc nhở Hội thánh về tính “ban không” của việc đối thoại: cuộc đối thoại phải bắt nguồn từ tình yêu và nhắm đến điều tốt cho người nghe, chứ không phải để mong được điều gì ích lợi cho mình.
– Cuộc đối thoại của Hội thánh với thế giới tiếp tục cuộc đối thoại của Thiên Chúa. Đây là cuộc “đối thoại cứu độ” (colloquium salutis). Hình thức sơ đẳng nhất của “đối thoại” là giảng thuyết, loan báo Tin Mừng. Hội thánh loan báo Tin Mừng bằng chứng tá, không chỉ qua lời nói mà còn qua việc làm. Đôi khi vì tình thế bắt buộc, Hội thánh không thể “đối thoại” bằng lời nói, nhưng vẫn tiếp tục “đối thoại” bằng sự thinh lặng của yêu thương.
Thật khó tóm tắt trong vài hàng ảnh hưởng của thông điệp này đối với đời sống Hội thánh. Nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được tổ chức quanh đề tài này, chẳng hạn như: AA.VV., Eclesiam Suam. Première lettre Encyclique de Paul VI. (Colloque international. Rome 24-26 octobre 1980), Brescia, 1982.
Ở đây chúng tôi chỉ ghi nhận vài nhận xét:
1. Ảnh hưởng của thông điệp đối với công đồng Vaticanô II
Thông điệp được ban hành trước khi họp khóa Ba của Công đồng, cho nên không thể nào được trích dẫn trong các văn kiện đã được soạn thảo để được biểu quyết trong khóa này. Tuy nhiên, các văn kiện được soạn thảo sau đó đã không quên trưng dẫn thông điệp, đặc biệt khi đề cập đến sự đối thoại dưới các hình thức và cấp độ: tinh thần đối thoại, đối thoại với thế giới, đối thoại với người vô thần, huấn luyện đối thoại, vv[8].
Tuy nhiên, bên cạnh việc trích dẫn trực tiếp, chúng ta không nên bỏ qua “hướng đi” mà thông điệp đã vạch ra. Dưới khía cạnh này, cần nói rằng toàn bộ hiến chế Gaudium et spes mang nặng ý tưởng của thông điệp: Hội thánh không “phán dạy” từ toà cao, nhưng đến gặp gỡ thế giới, để đối thoại về những vấn đề căn bản của cuộc sống con người. Hai tuyên ngôn Nostra Aetate (bàn về đối thoại với các tôn giáo) và Dignitatis humanae (đề cập đến đối thoại như con đường tìm kiếm chân lý: chân lý không thể áp đặt bằng vũ lực) cũng mang dấu ấn của thông điệp.
Ý tưởng “đối thoại” cũng phản ánh trong hiến chế Dei verbum. Mặc khải được trình bày không phải như một lời “sấm truyền” của Thiên Chúa, nhưng như là một cuộc đối thoại: “Vì yêu thương, Thiên Chúa đến gặp gỡ con người để trò chuỵên như với một người bạn” (số 1)[9]. Từ đó đức tin cũng được trình bày như là một cuộc đáp trả (số 5).
Hẳn nhiên, những tương quan giữa Hội thánh và thế giới có thể mặc lấy nhiều hình thái khác nhau. Cuộc đối thoại cần được thích nghi với đặc tính của người nghe và với những hoàn cảnh cụ thể (đối thoại với người lớn thì khác với đối thoại với nhi đồng; đối thoại với người có tín ngưỡng thì khác với người vô tín ngưỡng).
Về phía người khởi xướng, cuộc giao lưu hàm ngụ một thái độ trân trọng, thiện cảm, nhân ái; loại bỏ sự kết án tiên thiên, sự khích bác, sự hời hợt. Tuy người khởi xướng không nhằm thuyết phục tức khắc người nghe, bởi vì phải tôn trọng phẩm giá và tự do của họ, nhưng luôn nhắm đến ích lợi của người ấy, và mong muốn đạt đến sự hòa hợp tâm tình và xác tín với họ.
4. Bốn đức tính của cuộc đối thoại (số 83-85)
a) Sáng sủa. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tài năng để trình bày sứ điệp cách dễ hiểu. Như vậy, chúng ta phải luôn luôn xét lại cách thức mà chúng ta phát biểu đạo lý.
b) Hiền lành, theo gương mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Cuộc đối thoại không được kiêu căng, xách mé. Uy thế của cuộc đối thoại phát xuất từ chân lý được trình bày, từ lòng yêu thương được chiếu tỏa, từ tấm gương được trưng dẫn. Cuộc đối thoại không áp đặt, không truyền khiến[3]. Cuộc đối thoại hoà nhã, tránh dùng vũ lực; kiên nhẫn, quảng đại (số 83).
c) Tin tưởng. Tin tưởng vào lời nói của mình, tin tưởng vào khả năng tiếp nhận về phía người nghe. Cuộc đối thoại tạo ra sự tín nhiệm và tình thân ái, tạo ra mối dây liên kết nhau vào việc gắn bó với một điều thiện.
d) Khôn ngoan sư phạm. Lưu ý đến những điều kiện tâm lý của người nghe: quê mùa, chưa chuẩn bị, nghi ngờ, chống đối. Từ đó, cần phải tìm hiểu mối nhạy cảm của người, và điều chỉnh cách thức trình bày, ngõ hầu người nghe hiểu được.
Nếu biết thực hành đối thoại như vậy thì sẽ kết hợp được chân lý và bác ái, hiểu biết và yêu thương (số 84).
5. Phép biện chứng của minh tuệ[4] (số 86-89)
Trong cuộc đối thoại, chúng ta khám phá ra những con đường khác nhau dẫn đến ánh sáng đức tin. Khi trao đổi ý kiến, chúng ta có dịp khám phá những yếu tố của chân lý nơi ý kiến của người khác, từ đó chúng ta buộc phải trình bày thẳng thắn ý kiến của mình và để cho người khác chất vấn. Như vậy, chúng ta trở nên tinh tế hơn trong cách nhìn vấn đề từ những góc cạnh khác nhau.
Tại sao Hội thánh cần thích nghi với những hoàn cảnh lịch sử và địa lý của người nghe? Bởi vì không thể nào cứu độ thế giới từ bên ngoài, nhưng theo gương của Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, cần phải hòa mình với nếp sống của những người mà mình muốn đem sứ điệp của Đức Kitô (số 90). Trước khi nói, cần phải tiếng nói và trái tim của con người, hiểu biết con người. Cần phải trở nên người anh em đối với họ. Khung cảnh của cuộc đối thoại là tình thân ái, hơn nữa, sự phục vụ.
Chúng ta cũng cần cảnh giác những rủi ro của cuộc đối thoại. Chúng ta không được phép nhân nhượng về chân lý, giảm thiểu lòng gắn bó với đức tin. Duy chỉ người nào đã sống ơn gọi Kitô giáo thì mới không bị lung lạc khi va chạm với những sai lầm.
(Số 93-96 nhấn mạnh đến bổn phận của Hội thánh là phải giảng, bằng ngôn ngữ đơn sơ, sáng sủa)
6. Đối thoại với ai? (số 97-100).
Hội thánh cần chuẩn bị sẵn sàng để đối thoại với tất cả mọi người thiện chí: không loại bỏ ai khỏi tình yêu và sứ vụ của mình, không được phép coi người nào là thù địch.
Hội thánh biết rằng sứ vụ ấy rất bao la, biết rằng mình là một thiểu số giữa lòng nhân loại, biết những giới hạn và những thiếu sót của mình. Tuy nhiên, Hội thánh đã được sai đi để làm hạt giống, muối và ánh sáng cho trần gian. Hội thánh phải đến với hết mọi hạng người: nhi đồng, thanh niên, trí thức, công nhân, nghệ sĩ, chính trị; và đặc biệt là đến với người nghèo, người đau khổ, người hấp hối.
Từ bối cảnh chung, thông điệp lần lần vạch ra bốn vòng tròn từ bên ngoài đến bên trong: a) với toàn thể nhân loại, cách riêng với người vô thần; b) với những người có tín ngưỡng; c) với những anh em Kitô hữu ngoài Công giáo; d) trong nội bộ Giáo hội[5].
(a) Vòng thứ nhất: với hết mọi người
– Trước hết là một vòng tròn với chu vi rộng lớn, bao trùm toàn thể nhân loại (số 101-102). Hội thánh đến gặp gỡ tất cả những gì là nhân bản và tốt lành, để đón nhận và nâng cao lên.
– Tuy nhiên, ở trong vòng rộng lớn này, có rất nhiều người không theo một tín ngưỡng nào, họ tự nhận là vô thần (số 103-106). Sự phủ nhận Thiên Chúa là một điều sai lầm và không đáp ứng với những yêu sách của lý trí. Vì thế việc đối thoại với những người vô thần thật là khó, nếu chưa nói là không thể được. Dầu vậy, chúng ta không loại bỏ tiên thiên cuộc đối thoại. Phàm ai yêu mến chân lý thì luôn luôn vẫn có thể đối thoại. Tiếc rằng những trở ngại tăng thêm khi thiếu bầu khí tự do tư tưởng và hành động, thiếu tự do ngôn luận để có thể phát biểu chân lý khách quan[6]. Tuy nhiên, kể cả khi không được phép lên tiếng, Hội thánh vẫn đối thoại (số 107), Hội thánh nói qua sự đau khổ, chia sẻ cảnh ngộ với những người chịu áp bức. Trong thinh lặng, Hội thánh đối thoại bằng yêu thương, một bằng chứng mà không có gì có thể dập tắt được.
– Đồng thời, Hội thánh cũng cố gắng tìm hiểu những động lực đưa đến hiện tượng vô thần (số 108). Những động lực này vừa nhiều vừa đa dạng[7]. Đôi khi nó bắt nguồn từ ước muốn trình bày thực tại thần linh cách tinh tuyền hơn, không bị pha phôi bởi những hình thái bất toàn. Đôi khi nó bắt nguồn từ khắc khoải muốn xây dựng một thế giới công bình tiến bộ được tôn lên hàng tuyệt đối. Đôi khi nó bắt nguồn từ một phương pháp nghiêm túc muốn đưa ra một giải thích khoa học về nguồn gốc vũ trụ. Đôi khi nó muốn thực hiện những lý tưởng lấy từ Tin Mừng mà các tín hữu vì ích kỷ và tầm thường chưa mang ra thực hành.
– Vì thế cuộc đối thoại với người vô thần không phải là điều bất khả thi. Có những cơ sở để thiết lập cuộc đối thoại (số 109). Ngoài các giá trị vừa kể trên, cần phân biệt giữa tư tưởng làm nền tảng cho các phong trào xã hội với chính các phong trào: tư tưởng có thể không thay đổi, nhưng các phong trào thì không ngừng tiến triển (x. Thông điệp Pacem in terris). Cuộc đối thoại thật là hữu ích bởi vì có thể góp phần vào việc xây dựng hoà bình thế giới, là một lý tưởng cao đẹp và cần thiết (số 110).
(b) Vòng thứ hai: Những người tin vào Thiên Chúa (số 111-112)
Một vòng tròn thứ hai cũng khá rộng, bao gồm những người tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất (Do thái, Hồi giáo), rồi đến những tín đồ của các tôn giáo ở Phi châu và Á châu. Dĩ nhiên chúng tôi không thể nào chia sẻ hoàn toàn các cách diễn tả tôn giáo của họ, cũng như chúng ta không thể không cho mọi người biết rằng Thiên Chúa đã mạc khải đạo thật nơi Đức Kitô. Tuy vậy, chúng tôi tôn trọng và nhìn nhận các giá trị thiêng liêng và luân lý trong các tôn giáo. Cùng với họ, chúng tôi muốn cổ võ và bảo vệ các lý tưởng chung, tựa như tự do tín ngưỡng, huynh đệ đại đồng, văn hóa cao quý, công tác từ thiện.
(c) Vòng thứ ba. Các Kitô hữu phân ly (số 113-115)
Vòng thứ ba gần gũi hơn với chúng ta, gồm những người mang danh Kitô hữu. Trong lãnh vực này, cuộc đối thoại đại kết đã được mở ra, và diễn tiến tốt đẹp tại một vài nơi.
Chúng tôi sẵn sàng tìm hiểu những phương hướng để đáp ứng những ước nguyện chính đáng của các em phân ly. Thật đáng tiếc khi một số người cho rằng quan điểm về chức vụ giáo hoàng với quyền tối thượng là một trở ngại cho cuộc hoà giải giữa các Kitô hữu. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng vai trò tối thượng là một sự phục vụ cho sự hợp nhất của Hội thánh. Dù sao, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, cuộc đối thoại đại kết có nhiều triển vọng tốt đẹp, bằng chứng là cuộc gặp gỡ với đức thượng phụ Athenagoras tại Giêrusalem, và sự hiện diện của đại biểu nhiều giáo hội làm quan sát viên tại Công đồng (số 116).
(d) Đối thoại trong nội bộ Giáo hội Công giáo (số 117)
Sau hết, cuộc đối thoại được dành cho con cái trong nhà, trong nội bộ của Giáo hội Công giáo. Cuộc đối thoại này được hướng dẫn bởi đức bác ái, nhưng cũng đòi hỏi một bên là việc thực thi quyền bính và bên kia là thái độ vâng phục. Điều này nằm trong bản chất của cơ cấu phẩm trật của Hội thánh. Quyền bính nhằm để phụng sự lời của Chúa và chuyển thông tình yêu; sự vâng lời do đức tin hướng dẫn là trường học khiêm tốn (số 119-120).
Thông điệp kết thúc vắn tắt (số 121-123) với nhiều hy vọng, bởi vì những cuộc đối thoại ở bên trong và bên ngoài Hội thánh đã bắt đầu tiến hành, và hy vọng được sự hợp tác của mọi người.
III. Nhận xét
Như trên đã nói, thông điệp Ecclesiam suam được coi như hiến chương của Giáo hội Công giáo về đối thoại. Tuy rằng đề tài “đối thoại” đã được lưu hành trong giới triết học từ đầu thế kỷ XX (Martin Buber, Martin Heidegger, Emmanuel Mounier, Karl Jaspers, Gabriel Marcel), nhưng với văn kiện này, từ “đối thoại” được chính thức du nhập vào Giáo hội.
A. Đối thoại: nền tảng thần học
Tuy nhiên, thông điệp Ecclesiam suam không phải là một khảo luận triết lý về đối thoại, nhưng muốn trình bày một nền tảng thần học cho sứ mạng đối thoại của Hội thánh. Chúng ta có thể ghi nhận ba đặc điểm sau:
1. Ý thức căn tính của mình
Đề tài đối thoại nằm trong phần thứ ba của thông điệp. Điều này giả thiết rằng người đọc cần nghiền ngẫm hai phần đầu (với tựa đề: “Ý thức” “Canh tân”) thì mới hiểu được ý nghĩa của “đối thoại” trong Hội thánh. Thật vậy, trong phần thứ nhất, tác giả mời gọi Hội thánh hãy ý thức bản tính, ơn gọi của mình, dựa trên ý định của Thiên Chúa. Nói cách khác, trước khi đối thoại với thế giới, Hội thánh cần phải ý thức căn tính của mình. Việc ý thức căn tính của mình nảy ra hai hệ quả:
– Thứ nhất, Hội thánh nhận ra sự chênh lệch giữa một bên là lý tưởng cao cả của mình, và bên kia là thực tại nhiều thiếu sót của mình. Từ đó, vấn đề “canh tân, cải cách” được đặt ra (phần thứ hai).
– Thứ hai, Hội thánh ý thức rằng mình không phải là một thực tại đóng kín, nhưng hiện hữu vì một sứ mạng: Hội thánh được cử đi mang ơn cứu độ cho thế giới. Vì thế Hội thánh bắt buộc phải mở rộng tương quan với thế giới. Đó là nguồn gốc của sự “đối thoại” được nói ở phần thứ ba.
2. Tính “biện chứng” của đối thoại
Từ dialectique thường được dịch ra tiếng Việt là “biện chứng” và móc nối với “duy vật biện chứng pháp”. Đối với các triết gia Hy-lạp cổ thời (Socrate, Platon), danh từ được hiểu theo nghĩa khác: nó có nghĩa là trao đổi ý kiến trong bước đường tìm kiếm sự thật. Nó thường mang tính “phản biện”, qua việc trưng bày các lý lẽ thuận nghịch của một ý kiến. Nhờ đối chiếu và cân nhắc, vấn đề sẽ được sáng tỏ hơn.
Cuộc đối thoại giữa Hội thánh và thế giới cũng mang tính biện chứng theo nghĩa ấy. Hội thánh khác biệt với thế giới, và không thể nào đồng hóa với thế giới. Tuy nhiên, Hội thánh cần đi vào thế giới để mang Tin Mừng đến với thế giới. Hội thánh cần học ngôn ngữ của thế giới để biết cách diễn tả sứ điệp của mình bằng ngôn ngữ mà thế giới hiểu được. Hơn nữa, để được thế giới lắng nghe, Hội thánh cũng cần lắng nghe thế giới và yêu mến thế giới. Tính “biện chứng” nằm trong lời nguyện tư tế của Chúa Giêsu: Hội thánh được sai đến thế gian, ở trong thế gian, nhưng không thuộc thế gian” (x. Ga 17,15-16). Hội thánh cần phải cứu thế gian từ giữa lòng thế gian, chứ không phải từ bên ngoài, cũng như Ngôi Lời đã nhập thể, chia sẻ thân phận làm người để cứu con người.
3. Tính “loại suy” của đối thoại
– Trong triết học, đối thoại ám chỉ cuộc gặp gỡ giữa hai người. Thông điệp Ecclesiam suam đi xa hơn nữa. Nguồn gốc của đối thoại này bắt nguồn từ Thiên Chúa: Thiên Chúa mở đầu cuộc đối thoại với con người trước khi có con người, trước khi con người biết nói! Điều này nhắc nhở Hội thánh về tính “ban không” của việc đối thoại: cuộc đối thoại phải bắt nguồn từ tình yêu và nhắm đến điều tốt cho người nghe, chứ không phải để mong được điều gì ích lợi cho mình.
– Cuộc đối thoại của Hội thánh với thế giới tiếp tục cuộc đối thoại của Thiên Chúa. Đây là cuộc “đối thoại cứu độ” (colloquium salutis). Hình thức sơ đẳng nhất của “đối thoại” là giảng thuyết, loan báo Tin Mừng. Hội thánh loan báo Tin Mừng bằng chứng tá, không chỉ qua lời nói mà còn qua việc làm. Đôi khi vì tình thế bắt buộc, Hội thánh không thể “đối thoại” bằng lời nói, nhưng vẫn tiếp tục “đối thoại” bằng sự thinh lặng của yêu thương.
B. Ảnh hưởng của thông điệp Ecclesiam suam
Thật khó tóm tắt trong vài hàng ảnh hưởng của thông điệp này đối với đời sống Hội thánh. Nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được tổ chức quanh đề tài này, chẳng hạn như: AA.VV., Eclesiam Suam. Première lettre Encyclique de Paul VI. (Colloque international. Rome 24-26 octobre 1980), Brescia, 1982.
Ở đây chúng tôi chỉ ghi nhận vài nhận xét:
1. Ảnh hưởng của thông điệp đối với công đồng Vaticanô II
Thông điệp được ban hành trước khi họp khóa Ba của Công đồng, cho nên không thể nào được trích dẫn trong các văn kiện đã được soạn thảo để được biểu quyết trong khóa này. Tuy nhiên, các văn kiện được soạn thảo sau đó đã không quên trưng dẫn thông điệp, đặc biệt khi đề cập đến sự đối thoại dưới các hình thức và cấp độ: tinh thần đối thoại, đối thoại với thế giới, đối thoại với người vô thần, huấn luyện đối thoại, vv[8].
Tuy nhiên, bên cạnh việc trích dẫn trực tiếp, chúng ta không nên bỏ qua “hướng đi” mà thông điệp đã vạch ra. Dưới khía cạnh này, cần nói rằng toàn bộ hiến chế Gaudium et spes mang nặng ý tưởng của thông điệp: Hội thánh không “phán dạy” từ toà cao, nhưng đến gặp gỡ thế giới, để đối thoại về những vấn đề căn bản của cuộc sống con người. Hai tuyên ngôn Nostra Aetate (bàn về đối thoại với các tôn giáo) và Dignitatis humanae (đề cập đến đối thoại như con đường tìm kiếm chân lý: chân lý không thể áp đặt bằng vũ lực) cũng mang dấu ấn của thông điệp.
Ý tưởng “đối thoại” cũng phản ánh trong hiến chế Dei verbum. Mặc khải được trình bày không phải như một lời “sấm truyền” của Thiên Chúa, nhưng như là một cuộc đối thoại: “Vì yêu thương, Thiên Chúa đến gặp gỡ con người để trò chuỵên như với một người bạn” (số 1)[9]. Từ đó đức tin cũng được trình bày như là một cuộc đáp trả (số 5).
2. Những văn kiện sau Công đồng
Ta có thể xem tông huấn Evangelii nuntiandi như kéo dài tư tưởng của Ecclesiam suam về sứ mạng loan báo Tin Mừng cho thế giới, trong đó vấn đề đối thoại với văn hóa và tôn giáo cũng được đặt ra. Dù sao, ý tưởng “đối thoại” được trích dẫn nhiều hơn cả trong các văn kiện của Tòa thánh về việc đối thoại với người vô thần[10], và đặc biệt trong những văn kiện về đối thoại liên tôn[11]. Nên nhắc lại là vào lễ Hiện xuống năm 1964, đức Phaolô VI đã thiết lập “Văn phòng dành cho những người ngoài Kitô giáo”, nay được đổi tên là “Hội đồng Tòa Thánh đặc trách đối thoại liên tôn”[12]. Phạm vi thực hành đối thoại được hiểu rộng hơn, không chỉ bằng lời mà còn bằng cử chỉ: a) có thứ đối thoại qua đời sống hằng ngày, b) có thứ đối thoại qua những hành động chung, c) có thứ đối thoại về đạo lý giữa các chuyên viên, d) có thứ đối thoại bằng việc chia sẻ cảm nghiệm tâm linh. Bên cạnh đó, khía cạnh “linh đạo” của đối thoại cũng được nhiều lần nhắc đến.
Thông điệp Ecclesiam suam lần đầu tiên du nhập thuật ngữ “đối thoại” vào văn kiện Giáo hội. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, thuật ngữ này cũng chỉ diễn tả một nội dung đã có từ lâu đời rồi, đó là Hội thánh phải loan báo Tin Mừng cho thế giới. Sự mới mẻ nằm ở chỗ là Hội thánh cũng “học” từ thế giới chứ không chỉ dạy mà thôi. Điều này sẽ được Công đồng nói rõ trong Hiến chế Gaudium et spes số 44. Nên ghi nhận là hiến chế được mang tựa đề là “mục vụ”, và từ này cần được hiểu theo nghĩa là “đối thoại”. Muốn đối thoại hữu hiệu, trước hết Hội thánh cần phải trở về với nguồn mạch siêu nhiên của mình (ý thức), để từ đó múc lấy những sinh lực mới mẻ (canh tân) và đến gặp gỡ thế giới.
Một nhận xét cuối cùng. Đức Phaolô VI ban hành thông điệp đầu tay vào lễ Chúa hiển dung. Ngài cũng trở về nhà Cha vào lễ Chúa hiển dung, 6/8/1978.
__________
[1] Bản văn có thể tìm trên mạng của Vatican, bằng nhiều ngôn ngữ: http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_06081964_ecclesiam_it.html. Bản latinh không phân đoạn, nhưng các bản tiếng Ý, Anh, Pháp, Tây ban nha đều được đánh số. Bản dịch tiếng Việt được đăng trong báo Sacerdos (Linh mục nguyệt san), số 35 (năm 1964).
[2] Quan niệm về mạc khải như một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa với loài người đã được nghiên cứu trong bài viết của R. Latourelle, La Révélation comme dialogue dans l'Ecclesiam Suam, in: “Gregorianum” 46 (1965), 834-839.
[3] Ý tưởng này sẽ được công đồng Vaticanô II lặp lại ở số 1 của Tuyên ngôn về tự do tín ngưỡng: “Chân lý mang sức ràng buộc do chính bản chất của nó” (nec aliter veritatem sese imponere nisi vi ipsius veritatis), chứ không do một quyền lực từ bên ngoài áp đặt.
[4] Một cụm từ khó dịch: “Dialettica di autentica sapienza”. Thực ra, trong nguyên gốc Hy lạp “biện chứng” (dialegein + techne) có nghĩa là “thuật đối thoại”: tìm kiếm chân lý qua việc đối chất, phản biện. Đó là quan niệm của các triết gia Hy-lạp cổ điển (Socrate, Platon) được hiểu ở đây, khác với quan niệm biện chứng vào thời cận đại.
[5] Hình ảnh các cấp độ xa gần sẽ được công đồng Vaticanô II sử dụng trong nhiều văn kiện, với thứ tự khác nhau: trong hiến chế Lumen Gentium, thứ tự từ đi gần đến xa (số 14-16); trong tuyên ngôn Nostra aetate (số 2-4), thứ tự đi từ xa đến gần; hiến chế Gaudium et spes, ở kết luận (số 92) lại đi từ gần đến xa.
[6] Người đọc dễ dàng liên tưởng đến tình trạng của các Kitô hữu ở các quốc gia cộng sản vào lúc thông điệp được viết.
[7] Những nguyên nhân của hiện tượng vô thần cận đại sẽ được bàn rộng trong hiến chế Gaudium et spes số 19-20.
[8] X. CD 13; OT 15-16.19; GE 11; PO 3 (khá dài); GS 21.23.40.
[9] “Hac itaque revelatione Deus ex abundantia caritatis suae homines tamquam amicos alloquitur et cum eis conversatur, ut eos ad societatem Secum invitet in eamque suscipitur.”
[10] Secretariatus pro non credentibus, Il dialogo con i non credenti (28/8/1968).
[11] Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Dialogue in Truth and Charity. Pastoral Orientations for Interreligious Dialogue (19/5/2014), quy chiếu về những văn kiện đã được soạn ra trước đây: Dialogue and Mission (10/5/1984), Dialogue and Proclamation (19/5/1991).
[12] Xem bài cuối cùng của số này.
Kết luận
Thông điệp Ecclesiam suam lần đầu tiên du nhập thuật ngữ “đối thoại” vào văn kiện Giáo hội. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, thuật ngữ này cũng chỉ diễn tả một nội dung đã có từ lâu đời rồi, đó là Hội thánh phải loan báo Tin Mừng cho thế giới. Sự mới mẻ nằm ở chỗ là Hội thánh cũng “học” từ thế giới chứ không chỉ dạy mà thôi. Điều này sẽ được Công đồng nói rõ trong Hiến chế Gaudium et spes số 44. Nên ghi nhận là hiến chế được mang tựa đề là “mục vụ”, và từ này cần được hiểu theo nghĩa là “đối thoại”. Muốn đối thoại hữu hiệu, trước hết Hội thánh cần phải trở về với nguồn mạch siêu nhiên của mình (ý thức), để từ đó múc lấy những sinh lực mới mẻ (canh tân) và đến gặp gỡ thế giới.
Một nhận xét cuối cùng. Đức Phaolô VI ban hành thông điệp đầu tay vào lễ Chúa hiển dung. Ngài cũng trở về nhà Cha vào lễ Chúa hiển dung, 6/8/1978.
__________
[1] Bản văn có thể tìm trên mạng của Vatican, bằng nhiều ngôn ngữ: http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_06081964_ecclesiam_it.html. Bản latinh không phân đoạn, nhưng các bản tiếng Ý, Anh, Pháp, Tây ban nha đều được đánh số. Bản dịch tiếng Việt được đăng trong báo Sacerdos (Linh mục nguyệt san), số 35 (năm 1964).
[2] Quan niệm về mạc khải như một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa với loài người đã được nghiên cứu trong bài viết của R. Latourelle, La Révélation comme dialogue dans l'Ecclesiam Suam, in: “Gregorianum” 46 (1965), 834-839.
[3] Ý tưởng này sẽ được công đồng Vaticanô II lặp lại ở số 1 của Tuyên ngôn về tự do tín ngưỡng: “Chân lý mang sức ràng buộc do chính bản chất của nó” (nec aliter veritatem sese imponere nisi vi ipsius veritatis), chứ không do một quyền lực từ bên ngoài áp đặt.
[4] Một cụm từ khó dịch: “Dialettica di autentica sapienza”. Thực ra, trong nguyên gốc Hy lạp “biện chứng” (dialegein + techne) có nghĩa là “thuật đối thoại”: tìm kiếm chân lý qua việc đối chất, phản biện. Đó là quan niệm của các triết gia Hy-lạp cổ điển (Socrate, Platon) được hiểu ở đây, khác với quan niệm biện chứng vào thời cận đại.
[5] Hình ảnh các cấp độ xa gần sẽ được công đồng Vaticanô II sử dụng trong nhiều văn kiện, với thứ tự khác nhau: trong hiến chế Lumen Gentium, thứ tự từ đi gần đến xa (số 14-16); trong tuyên ngôn Nostra aetate (số 2-4), thứ tự đi từ xa đến gần; hiến chế Gaudium et spes, ở kết luận (số 92) lại đi từ gần đến xa.
[6] Người đọc dễ dàng liên tưởng đến tình trạng của các Kitô hữu ở các quốc gia cộng sản vào lúc thông điệp được viết.
[7] Những nguyên nhân của hiện tượng vô thần cận đại sẽ được bàn rộng trong hiến chế Gaudium et spes số 19-20.
[8] X. CD 13; OT 15-16.19; GE 11; PO 3 (khá dài); GS 21.23.40.
[9] “Hac itaque revelatione Deus ex abundantia caritatis suae homines tamquam amicos alloquitur et cum eis conversatur, ut eos ad societatem Secum invitet in eamque suscipitur.”
[10] Secretariatus pro non credentibus, Il dialogo con i non credenti (28/8/1968).
[11] Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Dialogue in Truth and Charity. Pastoral Orientations for Interreligious Dialogue (19/5/2014), quy chiếu về những văn kiện đã được soạn ra trước đây: Dialogue and Mission (10/5/1984), Dialogue and Proclamation (19/5/1991).
[12] Xem bài cuối cùng của số này.