Thời sự Thần học - Số 40, tháng 06/2005, tr. 32-38
Trần Kiều OP
Trong một dịp tĩnh tâm cho các bạn trẻ, chúng tôi có thì giờ ngồi lại suy gẫm về đời người... sau đó là những cuộc cử hành các lễ nghi : Thánh lễ được cử hành một cách long trọng lâu hàng giờ... ngoài Thánh lễ ra, tôi chưa kể đến các nghi thức khác như : là giờ Chầu Thánh Thể, là suy niệm mầu nhiệm Mân côi, suy niệm Lời Chúa... Nhưng từ khi chúng tôi trở về với cuộc sống thường ngày, các bạn tôi và tôi thấy rằng các nghi thức trong Thánh lễ đó sao mà buồn bã đến thế, tôi thấy chán ngấy... và tôi nghĩ rằng chắc Cha sở cũng ở trong trường hợp này như chúng tôi, dù Cha không dám đối diện hay nhìn nhận vấn đề này. Đôi khi, tôi tự nhủ có nên thực sự ép mình quá đáng không...? (lời tâm sự của một bạn trẻ, Hạt Chí Hoà, Giáo phận TP. HCM).
Vâng thưa các bạn, Thánh lễ là một nghi lễ, vì khi cử hành là thực hiện những cử chỉ và đọc những bản văn theo một trật tự đã được ấn định trước. Vậy, chúng ta sẽ khảo cứu thứ tự các nghi thức thực hiện trong một thánh lễ thông thường. Nhưng trước tiên, chúng ta cũng nên biết rằng, Thánh lễ là một sự tiếp nối những nghi lễ đã đươc thực hiện trong lịch sử Dân Chúa. Vì Đức Giêsu Kitô đã cử hành những nghi lễ này để dâng lên Thiên Chúa với những tâm tình và lời kinh mà dân tộc của Người đã sử dụng. Khi cử hành buổi tiệc ly, Người thay đổi đôi chút để trở thành hy tế của Người, hy tế có giá trị vĩnh cửu và ban ơn cứu chuộc nhân loại, rồi chính Người trao cho Hội thánh quyền cử hành để tưởng nhớ đến Người hầu mang lại ơn cứu rỗi cho muôn dân.
Kế đó, chúng ta sẽ tìm hiểu Hội thánh đã vâng lệnh Người và cử hành Thánh lễ với mục đích sao cho “các thừa tác viên và các tín hữu tham gia vào đó theo địa vị của mình, đón nhận trọn vẹn những hoa quả mà Chúa Kitô đã muốn cho chúng ta được hưởng khi thiết lập hy tế Thánh Thể là Mình và Máu Người”[1]. Như vậy, Hội thánh với quyền của mình đã hiện tại hóa Thánh lễ để mọi người thuộc mọi thời đại, được lãnh nhận tối đa những ân huệ do Thánh lễ mang lại nhờ sự “tham dự cách ý thức, linh động và trọn vẹn cả thân xác lẫn linh hồn, được nung nấu bởi lòng nhiệt thành của đức tin, đức cậy và đức ái”[2].
Thánh lễ của Hội thánh Công giáo ngày hôm nay được tổng hợp bởi hai nền phụng vụ có từ lâu đời trong Do thái giáo. Đó là phụng vụ của nghi lễ Vượt qua và nền phụng vụ của nguyện đường Do thái giáo. Điều này nói ra không phải để chúng ta mặc cảm nhưng để thấy rằng ngay từ đời đời Thiên Chúa đã chuẩn bị cho loài người một nghi lễ mà nhờ đó và qua việc cử hành nghi thức ấy mà nhân loại tiếp xúc với Đấng đã tạo dựng nên mình, được thân thưa trực tiếp với Ngài về những nhu cầu, những ước muốn của mình. Đồng thời cũng là dịp để cảm tạ, ngợi khen vì những hồng ân Ngài ban tặng cho ta.
Mỗi ngày Sabbat, người Do thái tụ tập tại nguyện đường và cử hành phụng vụ với việc đọc Thánh vịnh, những lời cầu xin, chúc tụng, nhất là đọc Lời Chúa theo một chu kỳ nhất định. Họ không đọc Lời Chúa tùy hứng theo tâm trạng mỗi ngày, mà tìm đến với Lời Chúa như với một kho tàng quý giá, một thứ lương thực thần linh.
Khi các tín hữu đã qui tụ trong một căn phòng chung quanh vị chủ sự, bao giờ vị này cũng ngồi ở một vị trí ưu tiên. Người đọc sách trịnh trọng bước lên giảng đài, giảng đài được đặt ở một chỗ danh dự, trên đó mở sẵn sách luật Tora. Thánh Luca có thuật lại Đức Giêsu đã vào hội đường và tham dự một buổi phụng vụ này. Chính Người đã đọc sách Isaia mà người ta đưa cho, Người đọc đoạn :
“Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”[3]
và Người loan báo Lời ấy đã hoàn tất[4]. Ngày nay Hội thánh cử hành Phụng vụ Lời Chúa trong Thánh lễ Missa theo nền phụng vụ nguyện đường này và có thêm vào những phần khác cho phù hợp tâm tình, hoàn cảnh thời đại hôm nay.
Thánh Luca có kể lại việc Đức Giêsu đã tổ chức buổi lễ này một cách chu đáo và trang trọng[5]. Người chuẩn bị một cách chu đáo từ khâu tổ chức cho đến lễ vật. Như vậy, đủ cho thấy rằng đây không phải là một bữa tiệc được tổ chức vì nhu cầu ăn uống mà chính là vì một nghi lễ phải được cử hành. Chính Đức Giêsu chủ sự nghi lễ này, thay vì đọc lời chúc tụng : “Đây là bánh khốn cùng cha ông chúng ta đã ăn bên Ai cập” theo nghi lễ Vượt qua của người Do thái, thì Người lại nói : “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”[6], “hiến tế vì anh em”[7]. Rồi khi nâng chén thứ ba cũng là chén cuối cùng và là chén gợi lại những hy tế trong Đền thờ. Vị chủ sự đọc lời chúc tụng rồi trao cho những người đồng bàn. Còn Đức Giêsu cầm chén, tạ ơn Chúa Cha và nói : “Đây là máu Thầy, máu Giao ước, đổ ra vì muôn người”[8].
Hai lời chúc tụng ở đầu và cuối nghi lễ Vượt qua này. Đức Giêsu đã phát biểu cách đặc thù và bây giờ Hội thánh đã đặt những lời này làm trọng tâm của Kinh Nguyện Thánh Thể trong Thánh lễ Missa. Như vậy, Thánh lễ là một cử hành bắt nguồn từ hai nghi lễ trong nền phụng vụ Do thái giáo. Tuy khác biệt trong không gian và thời gian, nhưng chính Đức Giêsu Kitô đã thực hiện : Một là Phụng vụ lời Chúa trong các nguyện đường được cử hành hằng ngày hay hằng tuần và mang tính cộng đoàn. Hai là phụng vụ được cử hành hằng năm hay mỗi tuần trong gia đình với nghi lễ Vượt qua. Ta thấy trong Thánh lễ việc nghe Lời Chúa và cử hành Tiệc Thánh, hay chia sẻ Lời Chúa và chia sẻ Mình Chúa là một. Vì chính Đức Giêsu là Lời nhập thể và cũng chính Người ban Lời ấy cho chúng ta. Chính Người là Chủ Tế và cũng chính người là Của Lễ, rồi cũng chính người ban tặng Của Lễ cho chúng ta qua lời đọc của linh mục : “Này là Mình Thầy”, “Này là Máu Giao ước của Thầy đổ ra vì nhiều người”.
Nhiều người công nhận Công đồng Vaticanô II đã mang lại cho Hội thánh một luồng sinh khí mới, qua việc trở về nguồn, lấy Kinh Thánh làm nền tảng và đặt Kinh Thánh vào vị trí quan trọng trong đời sống Phụng vụ cũng như đời sống của người Kitô hữu. Việc cấp bách nhất, cụ thể nhất mà Thánh Công đồng ưu tiên thực hiện cho bằng được là canh tân Thánh lễ.
Thực vậy, Thánh lễ ngày hôm nay Hội thánh cử hành đã được canh tân để thích nghi với tâm trạng, với hoàn cảnh, với sự tiến bộ và với sự ý thức của con người trong thời đại này. Hội thánh đã thích nghi Thánh lễ trong một trình tự cụ thể, rõ ràng với ý nghĩa và lời đọc mà người tín hữu có thể lãnh hội và thông hiệp được khi tham dự Thánh lễ. Đây là điều mà người tín hữu trước Công đồng Vaticanô II không được hưởng. Thánh lễ ngày hôm nay được chia thành hai phần rõ rệt với những phần phụ kèm theo để chuẩn bị và làm cho phần chính có được sự tôn nghiêm trang trọng.
Trình tự Thánh lễ ngày hôm nay được diễn tả như sau:
1. Phần Phụng vụ Lời Chúa.
a. Phần mở đầu gồm : ca Nhập lễ, lời chào, nghi thức sám hối, kinh Thương Xót, kinh Vinh Danh và lời nguyện nhập lễ.
b. Phần Phụng vụ Lời Chúa : các bài đọc trích từ Kinh Thánh và những bài Thánh ca kèm theo.
c. Phần kết : bài giảng, lời tuyên xưng đức tin và lời nguyện các tín hữu.
Kế đó, chúng ta sẽ tìm hiểu Hội thánh đã vâng lệnh Người và cử hành Thánh lễ với mục đích sao cho “các thừa tác viên và các tín hữu tham gia vào đó theo địa vị của mình, đón nhận trọn vẹn những hoa quả mà Chúa Kitô đã muốn cho chúng ta được hưởng khi thiết lập hy tế Thánh Thể là Mình và Máu Người”[1]. Như vậy, Hội thánh với quyền của mình đã hiện tại hóa Thánh lễ để mọi người thuộc mọi thời đại, được lãnh nhận tối đa những ân huệ do Thánh lễ mang lại nhờ sự “tham dự cách ý thức, linh động và trọn vẹn cả thân xác lẫn linh hồn, được nung nấu bởi lòng nhiệt thành của đức tin, đức cậy và đức ái”[2].
1. Thánh lễ : kế tục từ truyền thống Dân Chúa
Thánh lễ của Hội thánh Công giáo ngày hôm nay được tổng hợp bởi hai nền phụng vụ có từ lâu đời trong Do thái giáo. Đó là phụng vụ của nghi lễ Vượt qua và nền phụng vụ của nguyện đường Do thái giáo. Điều này nói ra không phải để chúng ta mặc cảm nhưng để thấy rằng ngay từ đời đời Thiên Chúa đã chuẩn bị cho loài người một nghi lễ mà nhờ đó và qua việc cử hành nghi thức ấy mà nhân loại tiếp xúc với Đấng đã tạo dựng nên mình, được thân thưa trực tiếp với Ngài về những nhu cầu, những ước muốn của mình. Đồng thời cũng là dịp để cảm tạ, ngợi khen vì những hồng ân Ngài ban tặng cho ta.
a. Phụng vụ nguyện đường
Mỗi ngày Sabbat, người Do thái tụ tập tại nguyện đường và cử hành phụng vụ với việc đọc Thánh vịnh, những lời cầu xin, chúc tụng, nhất là đọc Lời Chúa theo một chu kỳ nhất định. Họ không đọc Lời Chúa tùy hứng theo tâm trạng mỗi ngày, mà tìm đến với Lời Chúa như với một kho tàng quý giá, một thứ lương thực thần linh.
Khi các tín hữu đã qui tụ trong một căn phòng chung quanh vị chủ sự, bao giờ vị này cũng ngồi ở một vị trí ưu tiên. Người đọc sách trịnh trọng bước lên giảng đài, giảng đài được đặt ở một chỗ danh dự, trên đó mở sẵn sách luật Tora. Thánh Luca có thuật lại Đức Giêsu đã vào hội đường và tham dự một buổi phụng vụ này. Chính Người đã đọc sách Isaia mà người ta đưa cho, Người đọc đoạn :
“Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”[3]
và Người loan báo Lời ấy đã hoàn tất[4]. Ngày nay Hội thánh cử hành Phụng vụ Lời Chúa trong Thánh lễ Missa theo nền phụng vụ nguyện đường này và có thêm vào những phần khác cho phù hợp tâm tình, hoàn cảnh thời đại hôm nay.
b. Nghi lễ Vượt qua
Thánh Luca có kể lại việc Đức Giêsu đã tổ chức buổi lễ này một cách chu đáo và trang trọng[5]. Người chuẩn bị một cách chu đáo từ khâu tổ chức cho đến lễ vật. Như vậy, đủ cho thấy rằng đây không phải là một bữa tiệc được tổ chức vì nhu cầu ăn uống mà chính là vì một nghi lễ phải được cử hành. Chính Đức Giêsu chủ sự nghi lễ này, thay vì đọc lời chúc tụng : “Đây là bánh khốn cùng cha ông chúng ta đã ăn bên Ai cập” theo nghi lễ Vượt qua của người Do thái, thì Người lại nói : “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”[6], “hiến tế vì anh em”[7]. Rồi khi nâng chén thứ ba cũng là chén cuối cùng và là chén gợi lại những hy tế trong Đền thờ. Vị chủ sự đọc lời chúc tụng rồi trao cho những người đồng bàn. Còn Đức Giêsu cầm chén, tạ ơn Chúa Cha và nói : “Đây là máu Thầy, máu Giao ước, đổ ra vì muôn người”[8].
Hai lời chúc tụng ở đầu và cuối nghi lễ Vượt qua này. Đức Giêsu đã phát biểu cách đặc thù và bây giờ Hội thánh đã đặt những lời này làm trọng tâm của Kinh Nguyện Thánh Thể trong Thánh lễ Missa. Như vậy, Thánh lễ là một cử hành bắt nguồn từ hai nghi lễ trong nền phụng vụ Do thái giáo. Tuy khác biệt trong không gian và thời gian, nhưng chính Đức Giêsu Kitô đã thực hiện : Một là Phụng vụ lời Chúa trong các nguyện đường được cử hành hằng ngày hay hằng tuần và mang tính cộng đoàn. Hai là phụng vụ được cử hành hằng năm hay mỗi tuần trong gia đình với nghi lễ Vượt qua. Ta thấy trong Thánh lễ việc nghe Lời Chúa và cử hành Tiệc Thánh, hay chia sẻ Lời Chúa và chia sẻ Mình Chúa là một. Vì chính Đức Giêsu là Lời nhập thể và cũng chính Người ban Lời ấy cho chúng ta. Chính Người là Chủ Tế và cũng chính người là Của Lễ, rồi cũng chính người ban tặng Của Lễ cho chúng ta qua lời đọc của linh mục : “Này là Mình Thầy”, “Này là Máu Giao ước của Thầy đổ ra vì nhiều người”.
2. Thánh lễ được canh tân theo Công đồng Vaticanô II
Nhiều người công nhận Công đồng Vaticanô II đã mang lại cho Hội thánh một luồng sinh khí mới, qua việc trở về nguồn, lấy Kinh Thánh làm nền tảng và đặt Kinh Thánh vào vị trí quan trọng trong đời sống Phụng vụ cũng như đời sống của người Kitô hữu. Việc cấp bách nhất, cụ thể nhất mà Thánh Công đồng ưu tiên thực hiện cho bằng được là canh tân Thánh lễ.
Thực vậy, Thánh lễ ngày hôm nay Hội thánh cử hành đã được canh tân để thích nghi với tâm trạng, với hoàn cảnh, với sự tiến bộ và với sự ý thức của con người trong thời đại này. Hội thánh đã thích nghi Thánh lễ trong một trình tự cụ thể, rõ ràng với ý nghĩa và lời đọc mà người tín hữu có thể lãnh hội và thông hiệp được khi tham dự Thánh lễ. Đây là điều mà người tín hữu trước Công đồng Vaticanô II không được hưởng. Thánh lễ ngày hôm nay được chia thành hai phần rõ rệt với những phần phụ kèm theo để chuẩn bị và làm cho phần chính có được sự tôn nghiêm trang trọng.
Trình tự Thánh lễ ngày hôm nay được diễn tả như sau:
1. Phần Phụng vụ Lời Chúa.
a. Phần mở đầu gồm : ca Nhập lễ, lời chào, nghi thức sám hối, kinh Thương Xót, kinh Vinh Danh và lời nguyện nhập lễ.
b. Phần Phụng vụ Lời Chúa : các bài đọc trích từ Kinh Thánh và những bài Thánh ca kèm theo.
c. Phần kết : bài giảng, lời tuyên xưng đức tin và lời nguyện các tín hữu.
2. Phần Phụng vụ Thánh Thể.
a. Dâng bánh rượu.
b. Kinh Tạ ơn và nghi thức hiệp lễ.
c. Lời chào, ban phép lành và giải tán cộng đoàn.
Theo trình tự này ta thấy Thánh lễ có một bố cục chặt chẽ và gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể với Kinh Tạ ơn. Hai phần này đều có phần mở và kết làm cho khi cử hành đến hai phần chính này, nghi thức trở nên rất trang trọng và cả hai phần liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi làm nên một hành vi phụng tự duy nhất[9].
Phần Phụng vụ Lời Chúa giúp chúng ta lắng nghe Thiên Chúa muốn nói với chúng ta điều gì trong thời điểm này. Hội thánh đã có tâm tình nào khi đặt trên môi miệng chúng ta lời đáp ca tiếp đó. Phần diễn giảng của linh mục sẽ làm sáng tỏ hơn ý định của Thiên Chúa trong cuộc lữ hành của Hội thánh và trong cuộc đời của chúng ta. Phần Phụng vụ Thánh thể, với Kinh Tạ ơn là trọng tâm của Thánh lễ. Vì Kinh Tạ Ơn là trung tâm điểm và cao nhất của toàn bộ việc cử hành, nghĩa là chính Kinh Tạ Ơn, gồm việc tạ ơn và thánh hoá. Linh mục mời giáo dân hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa; đồng thời liên kết họ với mình trong lời cầu nguyện, để nhân danh tất cả cộng đoàn dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, qua Đức Giêsu Kitô. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Kitô mà tuyên xưng những kỳ công củaThiên Chúa và hiến dâng hy lễ[10]. Có bốn Kinh Tạ Ơn chính thức cho toàn thể Hội thánh, không kể Kinh Tạ Ơn dành cho thiếu nhi, Kinh Tạ Ơn trong dịp Giao hoà. Toà Thánh còn cho phép Hội đồng Giám mục có thể thiết lập các Kinh Tạ Ơn khác theo nhu cầu của địa phương.
Quả thực, Thánh lễ mà Hội thánh cử hành ngày hôm nay, đã được Thiên Chúa hướng dẫn cho Dân của Ngài trong những ngày mới thiết lập Giao ước với họ. Rồi chính Dân của Ngài cũng được hướng dẫn để có thể dâng lên Ngài những tâm tình, những ước muốn, những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Những lễ nghi khi được cử hành, không phải là một hành vi bộc phát của cá nhân hay ngẫu hứng của một nhóm người. Nhưng là một hành vi được hướng dẫn và được cụ thể hóa trong luật tế tự[11]. Cho nên, khi hành lễ, Dân Chúa đã ý thức đó là một hành vi mà con người có thể tiếp cận với Giavê Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên mình và đã hằng thương yêu che chở cho cuộc sống của mình, của dân tộc mình. Như vậy, khi cử hành lễ nghi chính là lúc con người làm một hành vi thiêng liêng vì đó là một hành vi có tương quan liên đới với Đấng Tối Cao, Đấng Linh Thiêng, Đấng Thánh.
Hơn nữa, chính Đức Giêsu Kitô đã tham dự, đã cử hành những lễ nghi, đã cầu nguyện với những lời kinh của Do thái giáo. Những lễ nghi và những tâm tình mà Người đã được hấp thụ trong những ngày còn mặc thân xác nhân loại như chúng ta. Chính Người đã mặc cho những lễ nghi này những hình thức và những ý nghĩa mới. Rồi cũng chính Người đã truyền cho chúng ta cử hành để tưởng nhớ Người theo những lễ nghi Người đã thiết lập.
Vậy thưa các bạn trẻ, các bạn có lý khi nói lên sự việc chán ngấy các nghi lễ ấy. Nhưng tại sao lại phải dấu rằng, có những thánh lễ “không đạt” hay không “sinh động” cho dẫu bản chất của Thánh lễ vẫn là cuộc gặp gỡ sống động kia mà ? Hoặc có những trường hợp Thánh lễ kéo dài hàng giờ, không những chỉ ở bài giảng thôi đâu, mà còn việc ứng khẩu thiếu chuẩn bị, nó giống như một thứ trái cây ương ương ... Trong những trường hợp đó, thường người ta tìm cách lý giải với chính mình, điều này hẳn đã xảy ra với các bạn.
Các nhà hiền triết đã nói : cho dẫu cuộc đời này có ra sao đi chăng nữa, thì đằng sau đó còn có Chúa nữa mà. Vậy, ở đây có lẽ các nhà hiền triết nói chúng ta hãy cố gắng vượt lên trên tất cả những điều đó và đi đến cái chính yếu là hồng ân của Thiên Chúa ? Nhưng, vấn đề rắc rối không phải ta dễ đàng để vượt lên trên những dáng vẻ bề ngoài không cần thiết đó, mà hướng lên mầu nhiệm sâu thẳm xem ra không thực tế; nhất là những dáng vẻ này làm bực mình và chán ngấy ? Như vậy, vấn đề là ta không luôn luôn làm được như vậy, vả lại, có thực sự nên kiên nhẫn chịu đựng không ? và các bạn trẻ có buộc phải chấp nhận mọi sự như vậy không?
Ở đây tôi xin mượn lời của Thánh nữ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ với các linh mục rằng : Khi các con cử hành Thánh lễ, thì các con cử hành như là lần cử hành đầu tiên và cũng là lần cử hành cuối cùng trong đời. Vậy, qua lời nhắn nhủ của mẹ Têrêsa với các linh mục như vậy, thì tôi thiết nghĩ rằng, lời nhắn nhủ này không chỉ dành cho các linh mục, mà còn dành cho mỗi người chúng ta khi tham dự thánh lễ nữa. Vâng, dĩ nhiên kinh nghiệm phải làm này không luôn luôn cất bỏ mọi nỗi khó khăn chán ngấy đâu. Nhưng nó làm cho những nỗi khó khăn chán ngấy ấy biến chuyển. Vậy, các bạn hãy thử làm xem sao. Cầu xin Chúa luôn đồng hành với các bạn.
________
[1] Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma số 1.
[2] Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma số 3.
[3] Is 61,1-2.
[4] Lc 4,16-22.
[5] Lc 22,7-12.
[6] Mt 26,26.
[7] 1Cr 11,24
[8] Mc 14,24
[9] CĐ Vat II, Hiến Chế về Phụng vụ Thánh, số 56.
[10] Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma, số 54.
[11] Luật tế tự trong sách Lêvi.
a. Dâng bánh rượu.
b. Kinh Tạ ơn và nghi thức hiệp lễ.
c. Lời chào, ban phép lành và giải tán cộng đoàn.
Theo trình tự này ta thấy Thánh lễ có một bố cục chặt chẽ và gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể với Kinh Tạ ơn. Hai phần này đều có phần mở và kết làm cho khi cử hành đến hai phần chính này, nghi thức trở nên rất trang trọng và cả hai phần liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi làm nên một hành vi phụng tự duy nhất[9].
Phần Phụng vụ Lời Chúa giúp chúng ta lắng nghe Thiên Chúa muốn nói với chúng ta điều gì trong thời điểm này. Hội thánh đã có tâm tình nào khi đặt trên môi miệng chúng ta lời đáp ca tiếp đó. Phần diễn giảng của linh mục sẽ làm sáng tỏ hơn ý định của Thiên Chúa trong cuộc lữ hành của Hội thánh và trong cuộc đời của chúng ta. Phần Phụng vụ Thánh thể, với Kinh Tạ ơn là trọng tâm của Thánh lễ. Vì Kinh Tạ Ơn là trung tâm điểm và cao nhất của toàn bộ việc cử hành, nghĩa là chính Kinh Tạ Ơn, gồm việc tạ ơn và thánh hoá. Linh mục mời giáo dân hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa; đồng thời liên kết họ với mình trong lời cầu nguyện, để nhân danh tất cả cộng đoàn dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, qua Đức Giêsu Kitô. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Kitô mà tuyên xưng những kỳ công củaThiên Chúa và hiến dâng hy lễ[10]. Có bốn Kinh Tạ Ơn chính thức cho toàn thể Hội thánh, không kể Kinh Tạ Ơn dành cho thiếu nhi, Kinh Tạ Ơn trong dịp Giao hoà. Toà Thánh còn cho phép Hội đồng Giám mục có thể thiết lập các Kinh Tạ Ơn khác theo nhu cầu của địa phương.
Tạm kết
Quả thực, Thánh lễ mà Hội thánh cử hành ngày hôm nay, đã được Thiên Chúa hướng dẫn cho Dân của Ngài trong những ngày mới thiết lập Giao ước với họ. Rồi chính Dân của Ngài cũng được hướng dẫn để có thể dâng lên Ngài những tâm tình, những ước muốn, những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Những lễ nghi khi được cử hành, không phải là một hành vi bộc phát của cá nhân hay ngẫu hứng của một nhóm người. Nhưng là một hành vi được hướng dẫn và được cụ thể hóa trong luật tế tự[11]. Cho nên, khi hành lễ, Dân Chúa đã ý thức đó là một hành vi mà con người có thể tiếp cận với Giavê Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên mình và đã hằng thương yêu che chở cho cuộc sống của mình, của dân tộc mình. Như vậy, khi cử hành lễ nghi chính là lúc con người làm một hành vi thiêng liêng vì đó là một hành vi có tương quan liên đới với Đấng Tối Cao, Đấng Linh Thiêng, Đấng Thánh.
Hơn nữa, chính Đức Giêsu Kitô đã tham dự, đã cử hành những lễ nghi, đã cầu nguyện với những lời kinh của Do thái giáo. Những lễ nghi và những tâm tình mà Người đã được hấp thụ trong những ngày còn mặc thân xác nhân loại như chúng ta. Chính Người đã mặc cho những lễ nghi này những hình thức và những ý nghĩa mới. Rồi cũng chính Người đã truyền cho chúng ta cử hành để tưởng nhớ Người theo những lễ nghi Người đã thiết lập.
Vậy thưa các bạn trẻ, các bạn có lý khi nói lên sự việc chán ngấy các nghi lễ ấy. Nhưng tại sao lại phải dấu rằng, có những thánh lễ “không đạt” hay không “sinh động” cho dẫu bản chất của Thánh lễ vẫn là cuộc gặp gỡ sống động kia mà ? Hoặc có những trường hợp Thánh lễ kéo dài hàng giờ, không những chỉ ở bài giảng thôi đâu, mà còn việc ứng khẩu thiếu chuẩn bị, nó giống như một thứ trái cây ương ương ... Trong những trường hợp đó, thường người ta tìm cách lý giải với chính mình, điều này hẳn đã xảy ra với các bạn.
Các nhà hiền triết đã nói : cho dẫu cuộc đời này có ra sao đi chăng nữa, thì đằng sau đó còn có Chúa nữa mà. Vậy, ở đây có lẽ các nhà hiền triết nói chúng ta hãy cố gắng vượt lên trên tất cả những điều đó và đi đến cái chính yếu là hồng ân của Thiên Chúa ? Nhưng, vấn đề rắc rối không phải ta dễ đàng để vượt lên trên những dáng vẻ bề ngoài không cần thiết đó, mà hướng lên mầu nhiệm sâu thẳm xem ra không thực tế; nhất là những dáng vẻ này làm bực mình và chán ngấy ? Như vậy, vấn đề là ta không luôn luôn làm được như vậy, vả lại, có thực sự nên kiên nhẫn chịu đựng không ? và các bạn trẻ có buộc phải chấp nhận mọi sự như vậy không?
Ở đây tôi xin mượn lời của Thánh nữ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ với các linh mục rằng : Khi các con cử hành Thánh lễ, thì các con cử hành như là lần cử hành đầu tiên và cũng là lần cử hành cuối cùng trong đời. Vậy, qua lời nhắn nhủ của mẹ Têrêsa với các linh mục như vậy, thì tôi thiết nghĩ rằng, lời nhắn nhủ này không chỉ dành cho các linh mục, mà còn dành cho mỗi người chúng ta khi tham dự thánh lễ nữa. Vâng, dĩ nhiên kinh nghiệm phải làm này không luôn luôn cất bỏ mọi nỗi khó khăn chán ngấy đâu. Nhưng nó làm cho những nỗi khó khăn chán ngấy ấy biến chuyển. Vậy, các bạn hãy thử làm xem sao. Cầu xin Chúa luôn đồng hành với các bạn.
________
[1] Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma số 1.
[2] Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma số 3.
[3] Is 61,1-2.
[4] Lc 4,16-22.
[5] Lc 22,7-12.
[6] Mt 26,26.
[7] 1Cr 11,24
[8] Mc 14,24
[9] CĐ Vat II, Hiến Chế về Phụng vụ Thánh, số 56.
[10] Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma, số 54.
[11] Luật tế tự trong sách Lêvi.