Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005. tr. 5-15
Đỗ Huy
Dẫn nhập
Khởi đầu thiên niên kỷ mới, Giáo hội kêu mời tín hữu sống Mầu Nhiệm Thánh Thể. Là nguồn mạch của mọi ơn thánh, nên mầu nhiệm này được các tín hữu diễn tả trong đời sống của mình mỗi khác nhau. Các sử gia thì trình bày Thánh Thể dưới khía cạnh lịch sử, các nhà tâm lý thì diễn tả dưới góc độ nhân sinh, còn các nhà chú giải Kinh Thánh thì tìm hiểu dấu vết của bí tích này trong Kinh Thánh…
Giới bình dân thì đơn giản hơn coi Thánh thể như một bữa tiệc. “Thánh Thể là một bữa tiệc” quả là chí lý ! Nếu bữa tiệc nuôi sống và kết tình huynh đệ thì phải chăng Thánh Thể cũng là bữa tiệc nuôi sống và phát triển mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau ?
Chúng ta cùng tìm hiểu và trả lời câu hỏi này dưới góc độ : lịch sử, thần học và phụng vụ.
Xét về nguồn gốc lịch sử và quá trình tiến triển
Trong phần tìm hiểu Thánh Thể là một bữa tiệc dưới khía cạnh lịch sử, chúng ta chỉ tìm hiểu một số danh xưng của bí tích này. Vì thế trong phần này chúng ta chỉ tìm cách lý giải tại sao Thánh Thể lại có những danh xưng mang đầy tính “bữa tiệc” ? Và những danh xưng này có nguồn gốc từ đâu ?
Danh xưng
Giáo lý Công giáo gọi bí tích Thánh Thể dưới nhiều danh hiệu khác nhau : lễ Tạ ơn, Bữa ăn của Chúa, Lễ bẻ bánh, Cuộc tưởng niệm, Hy lễ thánh, Phụng vụ thánh, Bí tích Hiệp thông, Bánh các thiên thần, Bánh bởi trời, Của ăn đàng….. Khi đọc một loạt danh hiệu này lên, không ai không liên tưởng tới bữa ăn. Như vừa nói, chúng ta cùng tìm hiểu một số danh xưng có đặc biệt liên hệ đến bữa tiệc.
Nguồn gốc lịch sử
– Lễ Tạ ơn (Eucharistia). Đang luận bàn rằng Thánh Thể là một bữa tiệc mà lại ghép chọn một danh xưng khác, đó là Thánh Thể là lễ Tạ ơn (Eucharistia) thì xem ra không thuận chiều cho lắm vì Eucharistia là nâng tâm hồn lên đáp lại ân sủng (charis) do Chúa ban. Nhưng kỳ thực, trở lại với truyền thống Do Thái, “Tạ ơn” luôn đi liền với bữa tiệc. Trước khi bước vào bàn ăn hay trước những của ăn đã dọn ra, người Do Thái bao giờ cũng dành đôi phút để tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban của ăn cho họ. Bữa ăn với họ không những là dấu chỉ tỏ tình bằng hữu gia đình mà còn nói lên tâm tình của họ đối với Thiên Chúa. Họ tạ ơn Người vì Người đã ban cho họ của ăn. Như vậy, thực phẩm đối với họ có giá trị thần thiêng, là mối tỏ lộ sự liên hệ giữa con người và Thiên Chúa. Chính vì thế, bữa ăn như là sự tạ ơn Thiên Chúa. Ban đầu, tâm tình ấy chỉ giới hạn ở mức độ riêng tư, rồi dần mở rộng ra đến gia đình, đến một dân tộc, một quốc gia. Tạ ơn trước bữa ăn rồi đến tạ ơn sau mỗi lần gặt hái, thu hoạch. Mỗi khi kết thúc mùa màng, cả dân tộc trẩy về lên Đền Thánh để dâng lễ Tạ ơn.
– Bữa ăn của Chúa. Truyền thống ấy đã được Đức Giêsu đón nhận. Người đã đến nhà ông Lazarô dùng bữa, đã dự tiệc cưới Cana, thậm chí còn ngồi cùng ban ăn với cả những kẻ tội lỗi. Người lưu tâm đến của ăn đồ ăn thức uống cho họ. Thiếu đói thì Người cho ăn, thiếu rượu thì Người cho thêm. Trong bữa ăn, người còn chúc phúc và dạy dỗ họ phải ăn như thế nào cho phải phép. Người đã sai các môn đệ lên Giêrusalem để chuẩn bị bữa ăn trước lễ Vượt qua. Và nhất là, thay vì ban “mana” cho họ, Người đã ban chính “Thân Thể” của Người khi đồng bàn với các môn đệ trong bữa tiệc ấy.
– Lễ bẻ bánh. Bánh là của ăn nuôi sống con người, là một nhu cầu không thể thiếu. Của ăn lương thực thức uống dồi dào là dấu chỉ của sự chúc phúc. Còn nếu của ăn, thức uống mà thiếu hụt thì là dấu hiệu cho thấy bị Thiên Chúa sửa phạt. Với người chủ nhà, bánh là vật thiết thân, cho khách ăn bánh tựa như cắt chính bản thân mình cho người ta vậy. Còn đối với khách, được chủ cho ăn bánh là một ân huệ lớn lao. Do vậy, sau khi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vị chủ tiệc bẻ bánh phân phát cho các khách dự tiệc, đây là nghi thức đặc thù của người Do Thái. Hành động này không những thể hiện được niềm vui cùng chia sớt của ăn mà còn thể hiện được mối liên hệ giữa chủ tiệc và người đồng bàn. Do vậy, cách ban phát của ăn nói nên tình cảm, mối liên hệ dành cho nhau. Trong bữa tiệc sau hết, Đức Giêsu đã cầm lấy bánh, sau khi dâng lời tạ ơn, Người đã bẻ ra cho các ông và muốn các ông hãy mãi mãi tái hiện lại cử chỉ ấy. Sau khi phục sinh các môn đệ cũng đã nhận ra Người khi Người bẻ bánh cho các ông. Và khi Đức Giêsu về trời, các tín hữu đầu tiên cũng tham dự đều đặn lễ bẻ bánh. Sách Công vụ Tông đồ cho biết Lễ Bẻ Bánh như là một yếu tố xây dựng Giáo hội, như là hành động nói lên tình liên đới giữa các tín hữu. Thánh Phaolô đã từng trách cứ Kitô hữu đã không sống tình liên đới ấy, đã không bẻ bánh chung với nhau mà lại “bẻ ăn một mình trước” để những người khác phải đói (x. 1Cr 11,12). Và bây giờ Giáo hội vẫn luôn ý thức lời nhắc nhớ của thánh Phaolô : “Tất cả những ai ăn cùng một tấm bánh được bẻ ra là Chúa Kitô, thì được hiệp thông với Người và hợp thành thân thể duy nhất trong Người” (1 Cr 10,17).
– Đồng bàn.
Với người Do Thái, bữa ăn không chỉ là sự tìm kiếm hay tỏ lộ mối thông hiệp thần linh với Đấng đã ban cho của ăn mà còn biểu lộ nỗi khát khao được thông hiệp với con người.
Sau khi dâng hy tế cầu phúc, người Do Thái sẽ ăn một phần hy lễ ấy như muốn thể hiện bữa ăn ấy được Thiên Chúa chúc phúc. Luật pháp người Do Thái còn quy định phải cho kẻ đói được ăn, đó như dấu chỉ tỏ lộ tình mến Chúa.
Cùng nhau đồng bàn trong lễ Vượt qua để cùng nhắc nhớ lại những kỳ công của Thiên Chúa của cha ông họ, đồng thời cũng là thời gian hiểu biết lẫn nhau, gia tăng tình huynh đệ và thiết lập mối tương giao.
Đi xa hơn nữa, Giáo lý của Đức Kitô còn coi mọi người là kẻ đồng bàn với mình, không ai là chủ, không ai là tớ, không có người này phục vụ người kia song là phục vụ lẫn nhau. Giáo lý ấy được tỏ lộ nơi “bữa ăn của Người”. Trong bữa ăn ấy, Người muốn nói với các môn đệ hãy bắt chước Người mà đổ rượu, đổ bánh, đổ máu, đổ thịt cho anh em của mình. Không còn là chủ với tớ nữa, không còn là chủ tiệc với khách dự tiệc nữa mà là tất cả chi thể trong một niềm tin ở Người.
Những tư liệu của Giáo hội cho biết, ngay từ thời đầu, các tín hữu đã cùng nhau đồng bàn trong “Ngày của Chúa”. Việc tập họp lại cùng nhau bẻ bánh như là yếu tố sống còn của Giáo hội tiên khởi. Đây cũng là cách người tín hữu biểu lộ căn tính của mình và là nguồn sống để đương đầu với những cuộc bắt bớ.
Không còn như phong tục của người Do Thái xưa chỉ ăn trước mặt Thiên Chúa (x. Xp 18,12), song các tín hữu “đồng bàn với Chúa’. Họ không còn chỉ mỗi năm tổ chức tiệc Vượt Qua một lần, mà tổ chức “đồng bàn” lễ Vượt Qua với nhau hàng tuần.
Chỉ xét danh xưng của Thánh Thể dưới khía cạnh lịch sử, chúng ta quá đủ thuyết phục để tung hô : Thánh Thể quả là một bàn tiệc ! Nơi bàn tiệc ấy, chúng ta cùng tung hô, cùng ăn uống, cùng nối kết tình hiệp thông với Thiên Chúa và tình huynh đệ với anh em.
Để lý chứng thêm thuyết phục hơn, chúng ta cùng xét dưới góc độ thần học xem các nhà thần học có cho rằng Thánh Thể có là bữa tiệc hay không ?
Chúng ta vừa xét Thánh Thể là bữa tiệc dưới khía cạnh lịch sử. Để đổi mới thực đơn, chúng ta thử xét vấn đề này dưới khía cạnh thần học.
Khi nói đến bữa ăn, ông cha chúng ta có những câu tục ngữ ca dao rất hay chẳng hạn như : Ăn bát cháo chạy ba quãng đồng ; Rượu ngon phải có bạn hiền. Trích những câu nói của cổ nhân xem ra vòng vo tam quốc quá, nhưng đại để là khi nói đến bữa ăn là người ta phải nói đến (Người Việt chúng ta nói đến bữa ăn là nói đến) nguồn nuôi sự sống và nguồn nuôi sự hiệp nhất. Bữa ăn mà không nuôi dưỡng sự sống thì chẳng phải là bữa ăn. Nuôi sống sự sống rồi mà cũng chẳng làm tăng thêm sự hiệp nhất, chẳng nối kết tình huynh đệ thêm thì đó cũng chẳng phải là bữa ăn.
Nêu chuyện tầm phào này ra cũng chỉ muốn nói dưới góc độ thần học, Thánh Thể có là nguồn nuôi sự sống, có là nguồn dưỡng sự hiệp nhất hay không ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi vào xét dưới từng góc độ một : Thánh Thể, nguồn sự sống và Thánh Thể, nguồn hiệp nhất.
Các giáo phụ coi Thánh Thể là việc kéo dài công trình nhập thể. Theo lời thánh Gioan, “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con người, các ông không có sự sống nơi mình”, các vị cho rằng Lời nuôi sống và làm cho thể xác thêm phấn chấn và linh hoạt. Lời hiện thân trong hình bánh hình rượu. Ai đón nhận hình bánh hình rượu là đón nhận Lời, Lời sẽ nuôi sống. Đón nhận Lời đồng nghĩa với việc “ăn” Lời. “Ăn” Lời thì được Lời ban cho sức sống và Lời nuôi dưỡng người ấy.
Tiếp nối tư tưởng các vị, những nhà thần học sau này đã không những coi việc hiệp lễ là việc đón nhận Lời, là sự tiếp xúc giữa người đón nhận và với Lời, mà còn triển khai rộng hơn. “Ăn” Lời không những là một hành động đón nhận mà còn là hành động hy hiến, là nguồn của ân sủng, là bí tích ban phát ân sủng không những trong lúc đón nhận Lời mà cả trước và sau lúc ấy nữa.
Đi xa hơn nữa, các vị phân tính Thánh Thể dưới ba chiều kích : biểu tượng, hiệu quả và sự việc. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng yếu tố “bữa ăn” ở trong cả ba chiều kích này này của Thánh Thể.
Dưới khía cạnh biểu tượng thì hình bánh hình rượu là tượng trưng cho thân mình Đức Kitô. Đây là của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn con người.
Dưới khía cạnh hiệu quả, tuy không mang tính biểu tượng rõ ràng, những các thần học gia vẫn đồng ý bí tích Thánh Thể phát sinh hiệu quả ân sủng. Không phải bánh rượu nuôi sống mà là ân sủng, là Đức Kitô nuôi sống đời sống thần linh của con người.
Dưới khía cạnh sự việc, các nhà thần học gia không đồng ý đưa mọi của ăn là “nguyên vật liệu” cho “bữa tiệc” này, mà chỉ đồng ý “bánh và rượu” mới là lễ vật tiên trưng cho bí tích này, vì tấm bánh là kết quả của lao công con người, là lương thực nuôi sống con người. Đức Kitô cũng đã gieo mình vào lòng đất, chịu thối đi để nên tấm bánh nuôi sống con người. Rượu cũng mang lại sức sống, niềm vui sống cho con người. Rượu được ép từ trái nho. Đức Giêsu cũng bị nghiền nát để nên của ăn nuôi sống con người.
Công đồng Vatican II đã xác định rõ : “Trong bữa tiệc Vượt Qua, chúng ta ăn Chúa Kitô, được tràn đầy ân sủng và được đảm bảo vinh quang tương lai” (PV, 47).
Để chuyển từ một thực tại hữu hình chuyển sang một thực tại vô hình, Hội thánh và đã sử dụng những ý nghĩa biểu tượng như vậy.
Của ăn và của uống là biểu tượng của một sự sống thâm sâu và kín ẩn, khác với một sự sống bị huỷ hoại do thời gian, một sự sống mà “giác quan” không thể nhìn thấy, không thể cảm nhận được.
Hành động ăn và uống là biểu tượng của một sự đồng hoá, một sự gắn bó thân tình, là “ăn một cách biểu tượng Đức Kitô” vì “Phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo hội, đó là chính Chúa Kitô” (LM. 5).
Đức Kitô là “Chiên Vượt qua của chúng ta, Người là bánh hằng sống” (LM.5), nên ăn Đức Kitô thì “người ta được sống” vì Người “ban sự sống cho nhân loại bằng chính thịt của Người” (LM.5).
Như vậy, bằng lối suy diễn, bằng lối phản tỉnh, thần học đã phần nào triển khai cho chúng ta thấy Thánh Thể là nguồn lương thực, nguồn phát sinh sự sống cho con người, một sự sống thần linh. Bánh và rượu là Thịt Máu Đức Kitô. Đây là nguồn mạch nuôi dưỡng sự sống không những cho mỗi người, mà còn cho cả Giáo hội.
Và hơn thế nữa, Thánh Thể còn là dấu chỉ của sự hiệp nhất.
Ngay từ thời tiên khởi, các học giả Kitô giáo đã coi việc ăn và uống Đức Kitô như là việc nối kết người tín hữu với Thân Thể Đức Kitô. Nếu như của ăn đồng hoá với người ăn của ăn đó, thì việc đón nhận Thánh Thể cũng khiến người tín hữu trở nên một với Đức Kitô. Nhưng đi xa hơn nữa, nhiều vị đã coi Thánh Thể như là bí tích của sự hiệp nhất. Thánh Cyprianô đã khẳng định Thánh Thể là biểu tượng của sự hiệp nhất vì Thánh Thể là một tấm bánh được làm nên từ nhiều hạt lúa, là rượu được ép từ muôn trái nho. Bên cạnh đó, nhiều vị khác lại cho rằng Bánh được làm từ bột và nước, còn Rượu cũng được làm bằng nước và chất ép từ trái nho, đó là những biểu tượng của sự hiệp nhất.
Không quá “thực thế” như các giáo phụ, các thần học gia sau này đã triển khai đề tài hiệp nhất của bí tích Thánh Thể dựa trên hình ảnh Thánh Thể là một dấu chỉ Thân Mình Đức Kitô, là dấu chỉ thân mình của Giáo hội.
Thánh Thể được thiết lập trên rượu và bánh là của ăn, của uống. Điều này rất có ý nghĩa cho việc hiệp nhất các Kitô hữu. Họ cùng ăn một chiếc bánh, cùng uống một chén rượu. Những yếu tố trần thế ấy, vốn là kết quả lao công của con người, “được biến thành Mình và Máu vinh hiển, nên bữa ăn hiệp thông huynh đệ” (X. MV 39) cho người tín hữu.
Chính vì vậy, khi Đức Giáo hoàng cử hành bàn tiệc Thánh Thể là dấu chỉ cho sự hiệp nhất toàn cầu. Còn khi Đức Giám mục cử hành thì là dấu chỉ của sự hiệp nhất các linh mục, các phó tế dưới quyền của ngài[1]. Còn các tín hữu thì “hợp ý với linh mục…hợp nhất với Thiên Chúa và hợp nhất với nhau” [2] để cùng chia sẻ cho nhau niềm vui nỗi buồn, cùng nhau gánh vác trách nhiệm và cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng khác.
Và mỗi khi cử hành bí tích Thánh Thể, không những cộng đoàn tín hữu hiệp nhất với nhau ở dưới trần thế này, mà còn hiệp nhất với các thánh trên trời[3] và với các tín hữu đã qua đời.[4]
Như vậy cũng như người Do Thái xưa, trong bí tích Thánh Thể, các tín hữu “cùng đồng bàn với nhau”. Nhưng còn hơn thế nữa qua “Thánh Thể “, họ “đồng bàn với Chúa”. Chính “Đức Kitô đứng đầu cộng đoàn ; Người chủ sự buổi lễ…Dù ẩn dạng, nhưng chính Người là chủ tế”[5] của bàn tiệc này. Người ban phát của ăn, Người hiệp nhất những người đồng bàn, Người dâng lời tạ ơn, Người sai họ đi thực thi sứ vụ nước trời. Và, trong “Bữa tiệc” thánh này, Người còn trở thành “của ăn” cho những người đồng bàn nữa.
Như vậy, dưới góc độ thần học, Thánh Thể được suy diễn, được giải thích như là một bữa tiệc. Một bữa tiệc mang lại sức sống, một bữa tiệc bổ dưỡng cho con người. Và trong bữa tiệc ấy, mọi người được thông hiệp với nhau, được trở nên một, trở thành chi thể của một thân mình duy nhất là Đức Kitô.
Trong khi nghi thức cử hành phụng vụ Thánh Thể, chúng ta cũng thấy hình bóng của một bữa tiệc.
Bữa ăn của người Do Thái, đặc biệt là trong bữa tiệc Vượt qua, sau khi dâng lời chúc tụng Tạ ơn, chủ tiệc bẻ bánh ra và phân phát cho những người đồng bàn. Đức Giêsu cũng đã làm như vậy. Những bản văn Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều, trong bữa tiệc ly, có cùng một mẫu thức với bốn động từ khoá thể hiện một hành động ăn uống có tính tâm linh.
“Cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người.” (Mc 6,41 ; x. Lc 9,16 ; x. Ga 6,11 ; x. Mc 8,6 ; x. Mt 15,36 … )
Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ tiếp tục “nghi lễ bẻ bánh” mỗi khi các tín hữu tụ họp lại và các ngài làm chủ sự. Tiếp sau các tông đồ, là các giám quản, các kỳ mục đứng chủ sự nghi thức đó.
Trải qua bao thế kỷ, “nghi thức Thánh Thể” được cập nhập hoá, được triển khai cho thích hợp với mỗi thời đại, mỗi nền văn hoá. Nhưng bốn từ khoá ấy vẫn được dùng lại và nghi thức Thánh Thể cũng chứa đựng đầy những hình ảnh, những ngôn từ của một bữa ăn. Ở đây, để giới hạn vấn đề, chỉ xin được xét tới ba khía cạnh của nghi thức này: lễ vật, thời gian, và cách thức hiệp lễ theo những quy định hiện hành của Giáo hội.
Truyền thống đã kể lại, những cuộc rước lễ phẩm từ cuối nhà thờ lên. Giáo dân, cũng như linh mục, phó tế…mỗi người một lễ phẩm. Người thì rổ bánh, người chai rựơu, người đèn nến, mật ong hoặc trái cây. Ngày nay việc chuẩn bị lễ phẩm chỉ còn là biểu tượng, lễ phẩm có giản lược đi, nhưng không thể bỏ bánh và rượu.
Điều 924 của giáo luật quy định : “Bánh phải làm bằng bột mì tinh tuyền và con mới” và “rượu phải là tự nhiên từ trái nho và không bị chua”.
Không nói ai cũng biết, bánh và rượu là lương thực chính yếu của bữa ăn. Bánh nuôi dưỡng thân xác con người, còn rượu thì làm phấn khởi tấm lòng.
Con người không thể sống nếu không ăn, không uống. Do vậy, Giáo hội cũng khuyến khích các tư tế siêng năng cử hành “tiệc thánh” và có thể được cử hành mỗi ngày[6] và buộc tín hữu phải tham dự “bữa tiệc của Chúa” mỗi một tuần và “ăn” ít là một lần trong năm.[7] Bên cạnh đó, vì Thánh Thể không những là “của ăn” mà còn là “của ăn đàng” nữa nên những người ốm đau bệnh tật không đến tham dự “bữa tiệc” được, thì được người ta “dành phần” mang đến tận nhà cho và phải mang đến nhanh kẻo họ “nghẻo” không kịp ăn.[8]
Ăn thì có bữa nó bữa kia. Đại tiệc có nhiều món, tiểu tiệc thì ít món. “Bữa tiệc Thánh Thể” cũng vậy ! Có bữa to bữa nhỏ ! Nghe có vẻ lạ, nhưng kỳ thực Giáo hội có những quy định rõ ràng về điểm này. Điều 925, Giáo luật quy định “bữa ăn” có hai món chỉ trong những trường hợp đặc biệt. “Vì việc rước lễ dưới hình thức bánh và rượu diễn tả đầy đủ hơn ý nghĩa của thánh lễ như một bữa tiệc” [9] nên chỉ có 14 dịp người ta được chén “hai món” mà thôi[10].
Tuy “Của ăn” thì ngon, nhưng cũng phải lường xem bụng dạ của mình có chịu nổi không. Hơn nữa, cũng phải biết cách ăn, bằng không, “của ngon” mắc giữa họng, nuốt không trôi, không nuôi sống cơ thể mà còn làm cho ung thư cổ chướng.
Để cho “Của ăn” sinh ích đàng thiêng liêng cho con cái mình, Giáo hội có những quy định hướng dẫn trước khi đón nhận “Của ăn” phải có những bước chuẩn bị. Chỉ những ai tin nhận “Thánh Thể” là “Của ăn” đích thực nuôn sống phần linh hồn thì mới được “ăn”, nghĩa là phải biết sử dụng lý trí.[11] Những ai mắc tội trọng cũng không được “rước Thánh Thể “.[12] Bên cạnh đó, Giáo luật còn có những quy định liên quan đến việc “giữ chay” trước khi “vào bàn tiệc”.[13] Để món “Thánh Thể” thực sự ngon, thì ít ra cũng phải quý trọng món ăn đó và cũng phải chịu khó hy sinh đôi chút.
Trong bữa Tiệc ly xưa, các Tông đồ ngồi vây quanh Đức Giêsu. Sau khi chúc tụng, tạ ơn, Người trao cho các Tông đồ. Cũng vậy, trong thánh lễ, Đức Giêsu trao chính Mình Máu Người cho các tín hữu và các tín hữu cầm trao cho nhau, tự uống, hoặc chấm hoặc hút, hoặc dùng thìa[14].
Điểm qua một số yếu tố trong khía cạnh phụng vụ của bí tính Thánh Thể liên quan đến “bàn tiệc”, một lần nữa, chúng ta có quyền khẳng định : “Thánh Thể quả là một bữa tiệc” nơi đó mỗi người được ăn, được uống “Thức Ăn” mà mình thích. “Của ăn” ấy đích thực là một của ăn nuôi sống và nuôi dưỡng đời sống “tâm linh” của con người.
Một vài nét chấm phá như vậy, chúng ta có thể và sẽ mãi có quyền công bố : “Thánh Thể là một bữa tiệc”. Hy vọng lời công bố ấy sẽ trở thành hiện thực nơi chính người công bố và những ai nghe lời ấy. Có như vậy, Thánh Thể mãi là nguồn sống cho mỗi người và cho mọi người, là nguồn nuôi dưỡng sự hiệp nhất giữa nội tại con người, giữa con người với con người và con người với Thiên Chúa.
Xin Thánh Thể Chúa mãi là bàn tiệc cho chúng con !
_________
[1] X. Giáo lý Công Giáo, số 1369.
[2] X. Hiến chế Phụng vụ, số 48.
[3] X. Giáo lý Công Giáo, số 1370.
[4] X. Giáo lý Công Giáo, số 1371.
[5] X. Giáo lý Công Giáo, số 1348.
[6] X. Giáo luật, số 904 ; Sắc lệnh về chức vụ và đời sống Linh mục, số 13).
[7] Giáo luật, số 920.
[8] Giáo luật, số 921 và 923.
[9] Quy chế sách lễ Rôma, số 240.
[10] X. Ibid, số 242.
[11] Giáo luật, số 914.
[12] Giáo luật, số 916.
[13] Giáo luật, số 919.
[14] X. Quy chế sách lễ Rôma, số 245tt, 281tt.
Sau khi dâng hy tế cầu phúc, người Do Thái sẽ ăn một phần hy lễ ấy như muốn thể hiện bữa ăn ấy được Thiên Chúa chúc phúc. Luật pháp người Do Thái còn quy định phải cho kẻ đói được ăn, đó như dấu chỉ tỏ lộ tình mến Chúa.
Cùng nhau đồng bàn trong lễ Vượt qua để cùng nhắc nhớ lại những kỳ công của Thiên Chúa của cha ông họ, đồng thời cũng là thời gian hiểu biết lẫn nhau, gia tăng tình huynh đệ và thiết lập mối tương giao.
Đi xa hơn nữa, Giáo lý của Đức Kitô còn coi mọi người là kẻ đồng bàn với mình, không ai là chủ, không ai là tớ, không có người này phục vụ người kia song là phục vụ lẫn nhau. Giáo lý ấy được tỏ lộ nơi “bữa ăn của Người”. Trong bữa ăn ấy, Người muốn nói với các môn đệ hãy bắt chước Người mà đổ rượu, đổ bánh, đổ máu, đổ thịt cho anh em của mình. Không còn là chủ với tớ nữa, không còn là chủ tiệc với khách dự tiệc nữa mà là tất cả chi thể trong một niềm tin ở Người.
Những tư liệu của Giáo hội cho biết, ngay từ thời đầu, các tín hữu đã cùng nhau đồng bàn trong “Ngày của Chúa”. Việc tập họp lại cùng nhau bẻ bánh như là yếu tố sống còn của Giáo hội tiên khởi. Đây cũng là cách người tín hữu biểu lộ căn tính của mình và là nguồn sống để đương đầu với những cuộc bắt bớ.
Không còn như phong tục của người Do Thái xưa chỉ ăn trước mặt Thiên Chúa (x. Xp 18,12), song các tín hữu “đồng bàn với Chúa’. Họ không còn chỉ mỗi năm tổ chức tiệc Vượt Qua một lần, mà tổ chức “đồng bàn” lễ Vượt Qua với nhau hàng tuần.
Chỉ xét danh xưng của Thánh Thể dưới khía cạnh lịch sử, chúng ta quá đủ thuyết phục để tung hô : Thánh Thể quả là một bàn tiệc ! Nơi bàn tiệc ấy, chúng ta cùng tung hô, cùng ăn uống, cùng nối kết tình hiệp thông với Thiên Chúa và tình huynh đệ với anh em.
Để lý chứng thêm thuyết phục hơn, chúng ta cùng xét dưới góc độ thần học xem các nhà thần học có cho rằng Thánh Thể có là bữa tiệc hay không ?
Xét về mặt thần học
Chúng ta vừa xét Thánh Thể là bữa tiệc dưới khía cạnh lịch sử. Để đổi mới thực đơn, chúng ta thử xét vấn đề này dưới khía cạnh thần học.
Khi nói đến bữa ăn, ông cha chúng ta có những câu tục ngữ ca dao rất hay chẳng hạn như : Ăn bát cháo chạy ba quãng đồng ; Rượu ngon phải có bạn hiền. Trích những câu nói của cổ nhân xem ra vòng vo tam quốc quá, nhưng đại để là khi nói đến bữa ăn là người ta phải nói đến (Người Việt chúng ta nói đến bữa ăn là nói đến) nguồn nuôi sự sống và nguồn nuôi sự hiệp nhất. Bữa ăn mà không nuôi dưỡng sự sống thì chẳng phải là bữa ăn. Nuôi sống sự sống rồi mà cũng chẳng làm tăng thêm sự hiệp nhất, chẳng nối kết tình huynh đệ thêm thì đó cũng chẳng phải là bữa ăn.
Nêu chuyện tầm phào này ra cũng chỉ muốn nói dưới góc độ thần học, Thánh Thể có là nguồn nuôi sự sống, có là nguồn dưỡng sự hiệp nhất hay không ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi vào xét dưới từng góc độ một : Thánh Thể, nguồn sự sống và Thánh Thể, nguồn hiệp nhất.
Thánh thể, nguồn sự sống
Các giáo phụ coi Thánh Thể là việc kéo dài công trình nhập thể. Theo lời thánh Gioan, “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con người, các ông không có sự sống nơi mình”, các vị cho rằng Lời nuôi sống và làm cho thể xác thêm phấn chấn và linh hoạt. Lời hiện thân trong hình bánh hình rượu. Ai đón nhận hình bánh hình rượu là đón nhận Lời, Lời sẽ nuôi sống. Đón nhận Lời đồng nghĩa với việc “ăn” Lời. “Ăn” Lời thì được Lời ban cho sức sống và Lời nuôi dưỡng người ấy.
Tiếp nối tư tưởng các vị, những nhà thần học sau này đã không những coi việc hiệp lễ là việc đón nhận Lời, là sự tiếp xúc giữa người đón nhận và với Lời, mà còn triển khai rộng hơn. “Ăn” Lời không những là một hành động đón nhận mà còn là hành động hy hiến, là nguồn của ân sủng, là bí tích ban phát ân sủng không những trong lúc đón nhận Lời mà cả trước và sau lúc ấy nữa.
Đi xa hơn nữa, các vị phân tính Thánh Thể dưới ba chiều kích : biểu tượng, hiệu quả và sự việc. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng yếu tố “bữa ăn” ở trong cả ba chiều kích này này của Thánh Thể.
Dưới khía cạnh biểu tượng thì hình bánh hình rượu là tượng trưng cho thân mình Đức Kitô. Đây là của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn con người.
Dưới khía cạnh hiệu quả, tuy không mang tính biểu tượng rõ ràng, những các thần học gia vẫn đồng ý bí tích Thánh Thể phát sinh hiệu quả ân sủng. Không phải bánh rượu nuôi sống mà là ân sủng, là Đức Kitô nuôi sống đời sống thần linh của con người.
Dưới khía cạnh sự việc, các nhà thần học gia không đồng ý đưa mọi của ăn là “nguyên vật liệu” cho “bữa tiệc” này, mà chỉ đồng ý “bánh và rượu” mới là lễ vật tiên trưng cho bí tích này, vì tấm bánh là kết quả của lao công con người, là lương thực nuôi sống con người. Đức Kitô cũng đã gieo mình vào lòng đất, chịu thối đi để nên tấm bánh nuôi sống con người. Rượu cũng mang lại sức sống, niềm vui sống cho con người. Rượu được ép từ trái nho. Đức Giêsu cũng bị nghiền nát để nên của ăn nuôi sống con người.
Công đồng Vatican II đã xác định rõ : “Trong bữa tiệc Vượt Qua, chúng ta ăn Chúa Kitô, được tràn đầy ân sủng và được đảm bảo vinh quang tương lai” (PV, 47).
Để chuyển từ một thực tại hữu hình chuyển sang một thực tại vô hình, Hội thánh và đã sử dụng những ý nghĩa biểu tượng như vậy.
Của ăn và của uống là biểu tượng của một sự sống thâm sâu và kín ẩn, khác với một sự sống bị huỷ hoại do thời gian, một sự sống mà “giác quan” không thể nhìn thấy, không thể cảm nhận được.
Hành động ăn và uống là biểu tượng của một sự đồng hoá, một sự gắn bó thân tình, là “ăn một cách biểu tượng Đức Kitô” vì “Phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo hội, đó là chính Chúa Kitô” (LM. 5).
Đức Kitô là “Chiên Vượt qua của chúng ta, Người là bánh hằng sống” (LM.5), nên ăn Đức Kitô thì “người ta được sống” vì Người “ban sự sống cho nhân loại bằng chính thịt của Người” (LM.5).
Như vậy, bằng lối suy diễn, bằng lối phản tỉnh, thần học đã phần nào triển khai cho chúng ta thấy Thánh Thể là nguồn lương thực, nguồn phát sinh sự sống cho con người, một sự sống thần linh. Bánh và rượu là Thịt Máu Đức Kitô. Đây là nguồn mạch nuôi dưỡng sự sống không những cho mỗi người, mà còn cho cả Giáo hội.
Và hơn thế nữa, Thánh Thể còn là dấu chỉ của sự hiệp nhất.
Thánh thể, nguồn hiệp nhất
Ngay từ thời tiên khởi, các học giả Kitô giáo đã coi việc ăn và uống Đức Kitô như là việc nối kết người tín hữu với Thân Thể Đức Kitô. Nếu như của ăn đồng hoá với người ăn của ăn đó, thì việc đón nhận Thánh Thể cũng khiến người tín hữu trở nên một với Đức Kitô. Nhưng đi xa hơn nữa, nhiều vị đã coi Thánh Thể như là bí tích của sự hiệp nhất. Thánh Cyprianô đã khẳng định Thánh Thể là biểu tượng của sự hiệp nhất vì Thánh Thể là một tấm bánh được làm nên từ nhiều hạt lúa, là rượu được ép từ muôn trái nho. Bên cạnh đó, nhiều vị khác lại cho rằng Bánh được làm từ bột và nước, còn Rượu cũng được làm bằng nước và chất ép từ trái nho, đó là những biểu tượng của sự hiệp nhất.
Không quá “thực thế” như các giáo phụ, các thần học gia sau này đã triển khai đề tài hiệp nhất của bí tích Thánh Thể dựa trên hình ảnh Thánh Thể là một dấu chỉ Thân Mình Đức Kitô, là dấu chỉ thân mình của Giáo hội.
Thánh Thể được thiết lập trên rượu và bánh là của ăn, của uống. Điều này rất có ý nghĩa cho việc hiệp nhất các Kitô hữu. Họ cùng ăn một chiếc bánh, cùng uống một chén rượu. Những yếu tố trần thế ấy, vốn là kết quả lao công của con người, “được biến thành Mình và Máu vinh hiển, nên bữa ăn hiệp thông huynh đệ” (X. MV 39) cho người tín hữu.
Chính vì vậy, khi Đức Giáo hoàng cử hành bàn tiệc Thánh Thể là dấu chỉ cho sự hiệp nhất toàn cầu. Còn khi Đức Giám mục cử hành thì là dấu chỉ của sự hiệp nhất các linh mục, các phó tế dưới quyền của ngài[1]. Còn các tín hữu thì “hợp ý với linh mục…hợp nhất với Thiên Chúa và hợp nhất với nhau” [2] để cùng chia sẻ cho nhau niềm vui nỗi buồn, cùng nhau gánh vác trách nhiệm và cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng khác.
Và mỗi khi cử hành bí tích Thánh Thể, không những cộng đoàn tín hữu hiệp nhất với nhau ở dưới trần thế này, mà còn hiệp nhất với các thánh trên trời[3] và với các tín hữu đã qua đời.[4]
Như vậy cũng như người Do Thái xưa, trong bí tích Thánh Thể, các tín hữu “cùng đồng bàn với nhau”. Nhưng còn hơn thế nữa qua “Thánh Thể “, họ “đồng bàn với Chúa”. Chính “Đức Kitô đứng đầu cộng đoàn ; Người chủ sự buổi lễ…Dù ẩn dạng, nhưng chính Người là chủ tế”[5] của bàn tiệc này. Người ban phát của ăn, Người hiệp nhất những người đồng bàn, Người dâng lời tạ ơn, Người sai họ đi thực thi sứ vụ nước trời. Và, trong “Bữa tiệc” thánh này, Người còn trở thành “của ăn” cho những người đồng bàn nữa.
Như vậy, dưới góc độ thần học, Thánh Thể được suy diễn, được giải thích như là một bữa tiệc. Một bữa tiệc mang lại sức sống, một bữa tiệc bổ dưỡng cho con người. Và trong bữa tiệc ấy, mọi người được thông hiệp với nhau, được trở nên một, trở thành chi thể của một thân mình duy nhất là Đức Kitô.
Trong khi nghi thức cử hành phụng vụ Thánh Thể, chúng ta cũng thấy hình bóng của một bữa tiệc.
Xét về mặt cử hành
Bữa ăn của người Do Thái, đặc biệt là trong bữa tiệc Vượt qua, sau khi dâng lời chúc tụng Tạ ơn, chủ tiệc bẻ bánh ra và phân phát cho những người đồng bàn. Đức Giêsu cũng đã làm như vậy. Những bản văn Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều, trong bữa tiệc ly, có cùng một mẫu thức với bốn động từ khoá thể hiện một hành động ăn uống có tính tâm linh.
“Cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người.” (Mc 6,41 ; x. Lc 9,16 ; x. Ga 6,11 ; x. Mc 8,6 ; x. Mt 15,36 … )
Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ tiếp tục “nghi lễ bẻ bánh” mỗi khi các tín hữu tụ họp lại và các ngài làm chủ sự. Tiếp sau các tông đồ, là các giám quản, các kỳ mục đứng chủ sự nghi thức đó.
Trải qua bao thế kỷ, “nghi thức Thánh Thể” được cập nhập hoá, được triển khai cho thích hợp với mỗi thời đại, mỗi nền văn hoá. Nhưng bốn từ khoá ấy vẫn được dùng lại và nghi thức Thánh Thể cũng chứa đựng đầy những hình ảnh, những ngôn từ của một bữa ăn. Ở đây, để giới hạn vấn đề, chỉ xin được xét tới ba khía cạnh của nghi thức này: lễ vật, thời gian, và cách thức hiệp lễ theo những quy định hiện hành của Giáo hội.
Lễ vật :
Truyền thống đã kể lại, những cuộc rước lễ phẩm từ cuối nhà thờ lên. Giáo dân, cũng như linh mục, phó tế…mỗi người một lễ phẩm. Người thì rổ bánh, người chai rựơu, người đèn nến, mật ong hoặc trái cây. Ngày nay việc chuẩn bị lễ phẩm chỉ còn là biểu tượng, lễ phẩm có giản lược đi, nhưng không thể bỏ bánh và rượu.
Điều 924 của giáo luật quy định : “Bánh phải làm bằng bột mì tinh tuyền và con mới” và “rượu phải là tự nhiên từ trái nho và không bị chua”.
Không nói ai cũng biết, bánh và rượu là lương thực chính yếu của bữa ăn. Bánh nuôi dưỡng thân xác con người, còn rượu thì làm phấn khởi tấm lòng.
Thời gian :
Con người không thể sống nếu không ăn, không uống. Do vậy, Giáo hội cũng khuyến khích các tư tế siêng năng cử hành “tiệc thánh” và có thể được cử hành mỗi ngày[6] và buộc tín hữu phải tham dự “bữa tiệc của Chúa” mỗi một tuần và “ăn” ít là một lần trong năm.[7] Bên cạnh đó, vì Thánh Thể không những là “của ăn” mà còn là “của ăn đàng” nữa nên những người ốm đau bệnh tật không đến tham dự “bữa tiệc” được, thì được người ta “dành phần” mang đến tận nhà cho và phải mang đến nhanh kẻo họ “nghẻo” không kịp ăn.[8]
Ăn thì có bữa nó bữa kia. Đại tiệc có nhiều món, tiểu tiệc thì ít món. “Bữa tiệc Thánh Thể” cũng vậy ! Có bữa to bữa nhỏ ! Nghe có vẻ lạ, nhưng kỳ thực Giáo hội có những quy định rõ ràng về điểm này. Điều 925, Giáo luật quy định “bữa ăn” có hai món chỉ trong những trường hợp đặc biệt. “Vì việc rước lễ dưới hình thức bánh và rượu diễn tả đầy đủ hơn ý nghĩa của thánh lễ như một bữa tiệc” [9] nên chỉ có 14 dịp người ta được chén “hai món” mà thôi[10].
Tuy “Của ăn” thì ngon, nhưng cũng phải lường xem bụng dạ của mình có chịu nổi không. Hơn nữa, cũng phải biết cách ăn, bằng không, “của ngon” mắc giữa họng, nuốt không trôi, không nuôi sống cơ thể mà còn làm cho ung thư cổ chướng.
Để cho “Của ăn” sinh ích đàng thiêng liêng cho con cái mình, Giáo hội có những quy định hướng dẫn trước khi đón nhận “Của ăn” phải có những bước chuẩn bị. Chỉ những ai tin nhận “Thánh Thể” là “Của ăn” đích thực nuôn sống phần linh hồn thì mới được “ăn”, nghĩa là phải biết sử dụng lý trí.[11] Những ai mắc tội trọng cũng không được “rước Thánh Thể “.[12] Bên cạnh đó, Giáo luật còn có những quy định liên quan đến việc “giữ chay” trước khi “vào bàn tiệc”.[13] Để món “Thánh Thể” thực sự ngon, thì ít ra cũng phải quý trọng món ăn đó và cũng phải chịu khó hy sinh đôi chút.
Cách thức rước mình máu thánh
Trong bữa Tiệc ly xưa, các Tông đồ ngồi vây quanh Đức Giêsu. Sau khi chúc tụng, tạ ơn, Người trao cho các Tông đồ. Cũng vậy, trong thánh lễ, Đức Giêsu trao chính Mình Máu Người cho các tín hữu và các tín hữu cầm trao cho nhau, tự uống, hoặc chấm hoặc hút, hoặc dùng thìa[14].
Điểm qua một số yếu tố trong khía cạnh phụng vụ của bí tính Thánh Thể liên quan đến “bàn tiệc”, một lần nữa, chúng ta có quyền khẳng định : “Thánh Thể quả là một bữa tiệc” nơi đó mỗi người được ăn, được uống “Thức Ăn” mà mình thích. “Của ăn” ấy đích thực là một của ăn nuôi sống và nuôi dưỡng đời sống “tâm linh” của con người.
Kết luận
Một vài nét chấm phá như vậy, chúng ta có thể và sẽ mãi có quyền công bố : “Thánh Thể là một bữa tiệc”. Hy vọng lời công bố ấy sẽ trở thành hiện thực nơi chính người công bố và những ai nghe lời ấy. Có như vậy, Thánh Thể mãi là nguồn sống cho mỗi người và cho mọi người, là nguồn nuôi dưỡng sự hiệp nhất giữa nội tại con người, giữa con người với con người và con người với Thiên Chúa.
Xin Thánh Thể Chúa mãi là bàn tiệc cho chúng con !
_________
[1] X. Giáo lý Công Giáo, số 1369.
[2] X. Hiến chế Phụng vụ, số 48.
[3] X. Giáo lý Công Giáo, số 1370.
[4] X. Giáo lý Công Giáo, số 1371.
[5] X. Giáo lý Công Giáo, số 1348.
[6] X. Giáo luật, số 904 ; Sắc lệnh về chức vụ và đời sống Linh mục, số 13).
[7] Giáo luật, số 920.
[8] Giáo luật, số 921 và 923.
[9] Quy chế sách lễ Rôma, số 240.
[10] X. Ibid, số 242.
[11] Giáo luật, số 914.
[12] Giáo luật, số 916.
[13] Giáo luật, số 919.
[14] X. Quy chế sách lễ Rôma, số 245tt, 281tt.