viết theo Karl Rahner, Noel, Holy Night
Tại sao thánh lễ chúng ta cử hành đêm 24 tháng 12 được gọi là Đêm Thánh Noel?
Về phương diện lịch sử, chúng ta không biết chắc chắn Chúa Giêsu có thực sự sinh vào giữa đêm khuya hay không. Bởi vì câu chuyện kể về các mục đồng lúc bấy giờ còn canh thức trông coi đàn vật và nhận được từ trời cao lời loan báo Chúa Giêsu giáng sinh, tự nó chẳng phải là bằng chứng không thể chối cãi rằng: Chúa Giêsu đã sinh vào ban đêm. Tuy nhiên, Kitô giáo đã luôn luôn trình bày sự giáng sinh đầy ơn phúc và cứu độ của Chúa Giêsu như một biến cố đã diễn ra vào ban đêm. Tại sao thế?
Về phương diện lịch sử, chúng ta không biết chắc chắn Chúa Giêsu có thực sự sinh vào giữa đêm khuya hay không. Bởi vì câu chuyện kể về các mục đồng lúc bấy giờ còn canh thức trông coi đàn vật và nhận được từ trời cao lời loan báo Chúa Giêsu giáng sinh, tự nó chẳng phải là bằng chứng không thể chối cãi rằng: Chúa Giêsu đã sinh vào ban đêm. Tuy nhiên, Kitô giáo đã luôn luôn trình bày sự giáng sinh đầy ơn phúc và cứu độ của Chúa Giêsu như một biến cố đã diễn ra vào ban đêm. Tại sao thế?
Đêm tối luôn có hai bộ mặt: luôn hàm hồ, không rõ ràng.
Trước hết, đêm tối có thể tượng trưng cho một tham vọng mờ ám và đáng sợ, nhưng Chúa Giêsu đã nói: đó là thời gian không ai có thể làm gì; nó được ví dụ như gần gũi với sự chết, là thời gian của những gì rất mong manh, bất ổn, hiểm nguy và bất ngờ. Do đó, trong lãnh vực tôn giáo, đêm tối cũng có thể mang ý nghĩa tượng trưng. Theo Thánh kinh, đêm tối diễn tả một thời điểm bất trung, tội lỗi: thời điểm Thiên Chúa phán xét và trừng phạt. Cho nên, vì là con cái của ánh sáng, các kitô hữu phải chiếu tỏa như những vì sao đêm để khỏi sững sờ khi quan tòa đến như kẻ trộm trong đêm tối. Muốn vậy, họ phải tỉnh thức, phải đề phòng khỏi sự mê ngủ, phải chỗi dậy và bước đi như giữa ban ngày.
Thứ đến, đêm tối còn có một bộ mặt khác tùy theo cảm thức của mỗi người. Đó là thời gian yên tĩnh để phục hồi sức lực, mọi năng lực được tích lũy để có thể chờ đợi và đóng góp vào việc phát triển. Chính giữa Đêm Thánh thanh vắng này đã vang lên lời mời gọi: hãy đi đón vị hôn phu đang tới. Trong kinh thánh, đêm tối là thời gian của những mộng báo từ trời, là lúc thảnh thơi để giải tỏa những đè nén và những trách vụ trong cuộc sống thường nhật; đêm là thời gian thuận tiện để cầu nguyện. Vì vậy, Chúa Giêsu đã dành nhiều đêm trọn để đàm đạo với Cha Người. Đêm cũng có thể được quan niệm cách thân thiết như một tạo vật của Thiên Chúa, đến nỗi tác giả Thánh kinh đã nói: “Ngày là của Chúa và đêm cũng là của Chúa” (Tv 74,16) và Daniel đã yêu cầu “đêm tối” hãy ca ngợi Thiên Chúa (3,71), cũng như một chỗ khác trong Thánh vịnh cũng nói: “Đêm nay truyền tụng cho đêm kia sứ điệp vinh quang của Thiên Chúa” (Tv 19,3). Bởi vì, đối với tâm hồn đạo đức thì bầu trời mênh mông bát ngát và thinh lặng vĩ đại loan báo về uy nghiêm của Thiên Chúa.
Tại sao chúng ta lại có ấn tượng hàm hồ về đêm tối như thế? Bởi vì chúng ta thường có cảm tưởng rằng: đêm là một sự khởi đầu, một giai đoạn bất định phải được tiếp nối bằng một thực trạng có giá trị tức là ánh sáng và ngày. Sự khởi đầu và những gì hàm chứa trong đó là hàm hồ. Thoạt đầu, đó có thể là một lời hứa tốt đẹp chưa được thực hiện, một tiềm năng to lớn và tinh túy chưa được biến thành hiện thực, một chương trình hoàn mỹ chưa được thi hành. Những khía cạnh này, tất nhiên là hàm hồ, bởi vì chúng đầy hứa hẹn nhưng lại vừa mong manh, vừa nguy hiểm. Nhất là cái ý định tạm bợ lại nhắm đến những kết quả xa vời chẳng có gì chắc chắn.
Vậy nếu có một thời điểm lịch sử của một cá nhân hay của cả nhân loại được coi như một sự khởi đầu nguyên thủy, đồng thời mang trong mình một sức mạnh tiềm tàng và những lời hứa hẹn tương lại vượt quá khả năng tiên đoán được, và rồi thời diểm khởi đầu vô tận đó thành tựu và hoàn tất lời hứa, thì chỉ có Đêm Thánh mới đáng được gọi là thời điểm lịch sử đó. “Đêm” bởi vì đó là sự khởi đầu, “thánh” vì đó là một sự khởi đầu cứu độ và bất khả thắng. Chính vì thế, sự trang trọng mà ta mừng hôm nay được gọi là “Đêm Thánh”. Thực vậy, khắp nơi, người ta hát lên bài thánh ca mang ý nghĩa đó. Do đó, không phải tình cờ mà ngày lễ trọng thể này đã có từ thế kỷ IV, vì một năm đã diễn ra theo sự biến đổi tuần hoàn trong thiên nhiên, và mặt trời khởi sự chu kỳ mới. Như thế, theo lời một vị ngôn sứ, Đấng Cứu Thế chính là “Mặt trời công chính” bừng lên giữa dân ngoại (Mt 4,2).
Gọi là đêm thánh Noel, vì theo niềm tin Kitô giáo; khởi đầu đã diễn ra vào lúc đó, và chính lúc đó Thiên Chúa đã nhẹ nhàng bước ra khỏi vẻ rực rỡ uy nghi đáng sợ của vị chủ tế tối cao và đã đến với chúng ta, không một chút huy hoàng, bước vào trong một túp lều tranh của cuộc sống con người và trở nên giống chúng ta. Ở đó, Người đã khởi đầu cũng như ta, rất nghèo nàn và đầy nguy hiểm, một con trẻ ngây thơ thiếu sự nâng đỡ.
Người là tương lai vô tận và xa vời mà tự sức chúng ta không bao giờ đạt đến được, vì dường như Người cứ lùi xa dần dần mãi, khi ta lao về phía Người, trên những nẻo đường cuộc đời hiểm trở; Người đã đến để gặp gỡ và liên kết với chúng ta, bởi vì nếu không có Người, chúng ta chẳng tìm thấy Người; Người cũng đồng hành với chúng ta trên nẻo đường dẫn tới Người, để con đường này đưa tới đích cứu độ, vì chính đích điểm này đã trở thành sự khởi đầu của chúng ta. Thiên Chúa rất gần gũi, Ngôi Lời vĩnh cửu và khoan dung của Người hiện diện nơi nào có chúng ta. Trong thân phận lữ khách, Người cũng bước đi trên những nẻo đường như chúng ta, Người cũng nếm những niềm vui và chịu những nỗi khốn cùng của chúng ta; Người sống cùng một cuộc sống vĩnh cửu và Người đi vào trong thế giới này và trong cái chết êm dịu và ngọt ngào của Người; Người đã cứu chuộc chúng ta bằng cách chia sẻ thân phận của chúng ta; Người đã biến đổi sự khởi đầu của chúng ta thành của Người; Người đã đi trên nẻo đường được vạch ra cho chúng ta do ý định của Chúa Cha và như thế Người đã mở rộng con đường đó vươn tới những chân trời mênh mông của Thiên Chúa. Người đã dứt khoát bảo lãnh chúng ta, vì Người là Thiên Chúa nhưng vẫn mãi là con người; sự khởi đầu của chúng ta và cũng là của Người là nguồn gốc phát sinh những lời hứa không thể hủy bỏ và nó ghi dấu sự thanh tịnh của đêm tối, một dấu hiệu của sự thánh thiện trong đêm nay. Đó là sự khởi đầu mà lễ Noel muốn nói lên.
Do đó, chúng ta phải long trọng cử hành cuộc lễ này biết bao! Như mầu nhiệm đêm thánh, tâm hồn chúng ta lắng đọng và phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa tựa trẻ thơ đơn sơ chưa biết chống lại tất cả những gì xảy đến trong cuộc sống và sẵn sàng chấp nhận tất cả. Sức mạnh tiềm tàng to lớn và vững bền ở chiều sâu thẳm hữu thể chúng ta phải tạo được sự bình lặng trong ta như đêm tối, bằng cách xóa tan mọi hoạt động đắn đo của ý chí chúng ta.
Chúng ta phải can đảm để cho sự bình lặng đêm nay thấm nhập đời sống nội tâm của chúng ta bằng cách không trốn tránh trong những bận rộn, những ồn ào và trong những bực dọc khó chịu là cớ giúp ta lẫn trốn mầu nhiệm đang bao trùm chúng ta, bởi vì mầu nhiệm cao cả của tình yêu vô biên này cũng làm cho chúng ta sợ hãi, chúng ta chưa làm quen với một mầu nhiệm như thế.
Chúng ta không nên vì một cử hành quá hời hợt mà làm mất ý nghĩa của đêm thánh hôm nay, một đêm làm cho cả cuộc đời chúng ta được thánh hiến. Trái lại, phải có tính cách thân mật gia đình và tâm tình con thảo sao cho phù hợp với ngày trọng đại này, phải giữ được vẻ trong sáng của đêm nay, để kẻ khác cũng nhận ra mầu nhiệm khôn tả này, một mầu nhiệm duy nhất tạo nên tinh thân hữu thâm sâu giữa con người và cũng là mầu nhiệm mang đến cho con người ân huệ là lời hứa về một tuổi thanh xuân vĩnh cửu. Chỉ có ai vẫn giữ được niềm thanh tĩnh trong hồi tâm riêng tư, trong lòng chân thành từ bỏ chính mình và trong bầu khí Noel êm đềm, hòa với tâm hồn trong sạch để đẩy lùi vào bóng tối sự phồn tạp của những vấn đề cuộc sống, của con người và cả những khát vọng thường che lấp tâm hồn không cho phép nhận ra Đấng Vô Cùng nữa; chỉ có kẻ nào dập tắt được những thứ ánh sáng phàm trần – dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi – là những ánh sáng bình thường vẫn ngăn cản không cho họ nhìn thấy những vì sao trên trời, trong đêm thánh này, chỉ có những ai để cho cõi lòng sâu thẳm của mình chạm phải sự gần gũi thầm lặng và kỳ diệu của Thiên Chúa. Đấng nói qua sự yên lặng của Người, miễn là ta biết lắng nghe – vâng, chỉ có những con người như thế mới đáng mừng lễ Noel và không làm cho sự long trọng của ngày lễ biến thành một cuộc lễ hoàn toàn trần tục.
Có lẽ chúng ta có cùng một cảnh tượng như thế này là: để chiêm ngắm một bầu trời đầy sao thì phải trải qua một đêm đông trong sáng; xa xa ánh sáng của tình thân hữu con người và của sự bình an trong mái ấm còn dội lại cho chúng ta một tia sáng nào đó, nhưng phía trên chúng ta là cả một bầu trời mà chúng ta có cảm tưởng như là một đêm tối lặng lẽ và có lúc ra như ghê sợ và khủng khiếp; nhưng lúc này đây, nó biểu lộ mối thân tình trong sáng giữa mầu nhiệm Đấng Vô biên với cuộc hiện sinh của chúng ta, có nghĩa là một tình yêu, đồng thời là một nơi ẩn trú chắc chắn và là sự cao cả vô biên.
Đêm thánh Noel, một tương lai vĩnh cửu đã bước vào thời gian của chúng ta. Ánh sáng hánh Noel, một tương lai vĩnh cửu đã bước vào thời gian của chúng ta. Ánh sáng nơi nó làm chúng ta hoa mắt đến nỗi chúng ta cứ tưởng vẫn còn là đêm. Dẫu sao, đó là một đêm ngọt ngào, cứu độ, mát lạnh và ngập tràn ánh sáng, một đêm đẹp, thân thương, an bình do ánh sáng vĩnh cửu nó chất chứa trong mình. Đó là một đêm thanh tĩnh và thánh thiện. Nhưng đêm này chỉ thực sự sâu xa lành thánh, một tâm hồn đang thức tỉnh trong cổ tịch. Điều này không có gì khó khăn đối với một tâm hồn như thế, bởi vì sự đơn độc lặng lẽ cũng dễ thực hiện. Tuy có nặng nề đấy, nhưng vẫn cao thượng, đơn sơ và trổi vượt. Trong thực tế, chúng ta là những người đơn độc, bởi vì tận đáy lòng mỗi người có một vùng cô tịch không ai có thể đột nhập trừ Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện diện ở đó, nơi ẩn náu thâm sâu này không có chỗ cho bất kỳ một thứ tương quan nào khác. Chỉ có vấn đề là phải chăng chúng ta lẩn tránh Thiên Chúa chỉ vì nỗi sợ hãi phi lý và đáng trách? Bởi vì không ai trong số những người thân của chúng ta cũng như không có gì ở trần gian này có thể đột nhập vào miền sâu thẳm của tâm hồn ta để cùng đồng hành với ta. Chúng ta hãy bước vào thật nhẹ nhàng và hãy khép cửa lại. Chúng ta hãy lắng nghe hòa khúc tuyệt vời đang âm vang trong sự thanh tĩnh của đêm thánh.
Một tâm hồn ngất ngây trong thinh lặng, dâng lên Thiên Chúa lời ca dịu êm và chân thành nhất. Tâm hồn đó có lý do để tin cậy rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe mình. Tâm hồn đó chẳng cần phải tìm cách đạt tới vị Thiên Chúa, một vị Thiên vốn là mục đích của tình yêu chúng ta. Người ở bên kia những vì sao, trong ánh sáng quá huyền nhiệm, ánh sáng che giấu Người khỏi tầm nhìn của con người. Vì hôm nay là Noel và vì Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể nên Thiên Chúa hiện diện rất gần gũi và lời của Người rất nhỏ nhẹ, thì thầm trong những vùng sâu lắng nhất của tâm hồn, lời của tình yêu đó cũng đang đòi được lắng nghe. Và dù đêm vẫn còn ngự trị, người biết hồi tâm vẫn nghe được lời dịu dàng của tình yêu trong sự yên lặng sâu thẳm tràn ngập tâm hồn, lời của tình yêu đó là sự đáp trả của Thiên Chúa. Chỉ cần giữ tâm hồn bình thản, đừng sợ đêm tối và cứ giữ thinh lặng, nếu không sẽ chẳng nghe được gì. Thực vậy, kể từ khi trong cuộc đời tăm tối của chúng ta có một đêm thánh Noel dịu dàng, đêm Ngôi Lời đến mang theo ân nghĩa cho chúng ta, thì từ đó Lời Đấng Tối Cao chỉ lên tiếng trong sự thanh tĩnh của đêm tối.