Thời sự Thần học – Số 27, tháng 3/2002, tr .25-57
Tsth
Bài giảng Thầy Angelico (xem tiểu sử ở cuối bài) dành cho anh em mình thuộc tu viện thánh Mác-cô thành Florence đòi một lời giới thiệu đầy đủ về lịch sử: thánh nhân, trong cương vị là “nhà thuyết giảng” đích thực, đã thích nghi ngôn ngữ của mình theo cử tọa mà Thầy phải giáo huấn và đào tạo cho cuộc sống rao giảng Tin Mừng.
Ngày 21 tháng Giêng năm 1436, theo ý Đức Giáo Hoàng Eugène IV, tu viện thánh Mác-cô thành Florence đã được chuyển giao cho những tu sĩ dòng Đa Minh sống theo luật thánh Đa Minh thành Fiesole. Tu viện này cần có một sự trùng tu vừa vật chất vừa thiêng liêng.
Thầy Antonin, linh mục tổng đại diện những người cải cách miền Toxcan có trách nhiệm về việc này. Hai anh em Côme và Laurent de Médicis, những chủ ngân hàng lân cận đã đóng góp chi phí cho việc xây dựng các công trình kiến trúc sư của họ là ông Michelozzo Michelozzi hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Việc xây dựng lại nhà thờ và tu viện đã được thực hiện trong một thời gian phá lỷ lục, từ năm 1438 đến 1443. Thầy Angelico tham gia vào thời điểm từ năm 1439 đến 1445, là năm mà Thầy đi Rôma. Nghệ sĩ họa hình này đã hiện diện tại tu viện thánh Mác-cô trong suốt thời gian mà thánh Antonin là bề trên, từ năm 1439 đến 1444 và những con người tài ba này đã dần dần đưa ra ánh sáng những kết quả tích cực. Công việc giao cho Michelozzo là: hồi phục lại một nhà thờ cho đúng nghĩa, một đan viện và các công trình phụ khác hoặc những phòng chung ở tầng trệt, một nhà ngủ ở tầng trên với các phòng riêng cho các Thầy và một thư viện lớn với ba gian, nhưng bằng cách vẫn phải giữ luật sống khó nghèo cách nghiêm ngặt nhất.
Ngày nay chúng ta vẫn còn hết lòng khâm phục vị kiến trúc sư ấy đã hoàn tất sứ mạng của mình:
… Sự cân đối trong không gian tinh luyện và đường nét của thời phục hưng với một sự tinh tuyền cực kỳ đã có ảnh hưởng ít nhiều trên Thầy nghệ sĩ họa hình Jean de Fiesole đó.
Nhưng trọng trách khó khăn nhất đã được giao phó cho linh mục tổng đại diện cuộc cải cách tại Toxcan (Thầy Antonin Pierozzi), ngay từ năm 1439 khi Người là bề trên của tu viện mới thánh Mác-cô: điều đó có nghĩa là phải tạo nên một cộng đoàn tu trì sống thể hiện được linh đạo dòng Đa Minh cách thiết thực nhất.
Điều ấy đã được đáp ứng được với những đòi hỏi thực chất của phong trào cải tổ cho Dòng, theo lời kêu gọi của Công Đồng Bâlê, nhưng cũng vừa đáp lại với việc trao tặng khẩn cấp cho những người đại diện của Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo một chứng từ sống động cho sự hiệp thông rao giảng Tin mừng. Lúc đó, các vị đại diện đang họp lại Florence để bế mạc Công đoàn Đại kết.
Để đạt được mục đích của mình, thầy Antonin đã mời gọi thầy Jean de Fiesole, người con thiêng liêng của mình tham gia. Thầy là một tu sĩ mẫu mực, một nhà thần học thông thái và từ nay là nghệ sĩ tận hiến cho Chúa.
Rõ ràng là Cha Bề trên thánh thiện đã ảnh hưởng về đạo lý và thần học trên vị Thầy hiền từ nhưng sáng suốt trong nghệ thuật hội họa này.
Ai cũng phải thừa nhận rằng thiên tài xuất chúng của thầy Angelico là để tạo thành một chuỗi thi tập hội họa mà không có gì có thể sánh ngang hàng được trong lịch sử nghệ thuật, nhờ sự tổng hợp gây ngạc nhiên của sứ điệp thiêng liêng và ngôn ngữ diễn đạt của nó. Để thể hiện lý tưởng của Anh Em thuyết giảng là lam thế nào hài hòa hoàn toàn được các yếu tố căn bản trong việc đào tạo trường kỳ anh em Đa Minh: đó là lời khấn, nguyện gẫm, phụng vụ trọng thể, cuộc sống chung, học hành nghiên cứu, tuân giữ luật dòng đan viện, kỷ luật và tất cả những gì hỗ trợ cho việc “sequela Christi”, cha bề trên thánh Antonin và Thầy nghệ sĩ Angelico đã đều nhất trí với nhau chọn mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc như chủ đề cho các bích họa sẽ được vẽ trên các bức tường của khu nội cấm tu viện, các phòng chung, các hành lang và các phòng riêng của các Thầy, và trên một tấm vải lớn đã được hòa keo dành cho bàn thờ chính của nhà thờ. Chủ đề này là lý tưởng của Anh Em thuyết giảng trong đời sống nội tâm và trong sứ mạng tông đồ, và là trung tâm liên kết hoàn hảo được thể hiện đây đó nơi những hình ảnh thánh được phân tán trong khắp cả tu viện thánh Mác-cô.
Trước khi lắng nghe lời giáo huấn đạo đức của nhà nghệ sĩ thánh thiện dành cho anh em mình tại Florence, chúng ta hãy chú ý tới ý nghĩa nhân bản Kitô giáo trong sứ điệp của Người. Như tất cả những nhà thuyết giảng đích thực, trong ánh sáng của Phúc âm, thánh nhân đã biết đọc các dấu chỉ của thời đại, khi người tiên báo một nền văn minh mới được dựng nên theo chiều kích con người “Kitô”. Trong thi tập hội họa này của tu viện thánh Mác-cô, chính con người được rực sáng lên nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô; Đấng Cứu Chuộc đang chiếm ưu thế tuyệt đối; chứ không phải là khung cảnh hay công trình xây dựng, cũng không phải tổng thể đáng kể nào.
Người ta chỉ thấy con người đối diện với Thiên Chúa, là Đấng đến để cứu chuộc mình.
Chúng ta hãy tưởng tượng đang nghe tác giải giải thích với chúng ta công trình của mình.
Đức Kitô là Thầy các Anh Em Thuyết Giảng
Vừa mới bước vào trong tu viện ngập tràn ánh sáng thanh tĩnh này (sơ đồ đã được phác họa lại ở đầu), người ta nhận thấy ở cuối hành lang của cánh cửa đầu tiên của khu nội tu viện hình ảnh của Thánh Đa Minh đang quỳ gối dưới chân Thập Giá. Chương trình của đời sống tu sĩ là như thế đó. In trên bầu trời xanh thẳm là hình ảnh của cây Thập Giá được cắm xuống đất, cái cử động hoàn hảo của thân hình Đức Kitô màu hồng phấn nhạt và bóng dáng của thánh nhân đang quỳ gối và hôn Thập Giá, nơi có máu châu báu đang tuôn xuống: dấu chỉ duy nhất của sự căng thẳng, gương mặt của thánh Đa Minh. Thập Giá là sự hòa giải và bình an. Như thế mầu nhiệm Ngôi Lời làm người được mạc khải, vì Ngôi Lời đã hiến mình một cách tự nguyện cho Chúa Cha để cứu chuộc và hòa giải toàn thể nhân loại bằng giá Máu của mình: vì tình yêu đối với con người, Người đi đến chỗ là chấp nhận sự nhục mạ tột cùng của cái chết. Nhưng Người biết rằng vào ngày thứ ba sau khi phục sinh, Người với bản tính nhân loại của mình sẽ bước vào trong vinh quang của Chúa Cha, bước mở đầu một Vương Quốc mới cho tất cả những ai sẽ tin vào Người. Thánh Đa Minh quỳ gối dưới chân Thập Gía: thánh nhân bày tỏ lòng tri ân sâu sa đậm đà nhất với Thiên Chúa, vì Chúa đã nhập thể làm người và đã hiến tế cho loài người tội lỗi – và thánh Đa Minh vừa cảm thấy mình tội lỗi vừa có trách nhiệm đối với người tội lỗi; thánh nhân cầu xin chính lòng nhân từ này để biết rao giảng cho tất cả những kẻ có tội trên thế gian về niềm hy vọng của ơn cứu độ ở trong máu đã đổ ra bởi Con Chiên Thiên Chúa, tế lễ trên Thập Giá.
Như tôi đã nói, hình ảnh này là chương trình của một đời sống tu sĩ dòng Đa Minh: trong đời sống hằng ngày; niềm tin vào Đức Kitô cứu chuộc loài người trở nên nguyên lý năng động cho việc rao giảng Tin mừng. Đấng sáng tạo dòng Anh Em Thuyết Giảng, đang quỳ gối và ôm chặt Thập Giácủa Đức Kitô, thánh nhân ở đúng vào vị trí của mình. Thầy Angelico không bao giờ họa hình thánh Đa Minh đang thuyết giảng.
Trong hình tứ giác của khu nội tu viện, trên các cánh cửa mở về phía các phòng chung mà trước kia được gọi là “phòng bào chế thuốc”, đều được đặt một cửa sổ thông ánh sáng có vòm cung hình chéo với sụ trang trí gây ấn tượng cao.
Cánh cửa đầu tiên ở cuối hành lang của lối vào và dẫn đến cung thánh của các Thầy trong nhà thờ. Ở phía trên cung thánh này, có ảnh thánh Phêrô Tử Đạo được họa hình với những biểu trưng truyền thống, một ngón tay đặt trên môi miệng đang khép kín lại, mời gọi chúng ta không còn tranh cãi được mà phải giữ thinh lặng, “cha của các nhà thuyết giảng”, sự thinh lặng này không phải chỉ là thinh lặng bên ngoài mà lãng mạn là đủ, nhưng còn cả với sự thinh lặng bên trong, khổ chế, huyền nhiệm, và chiêm niệm: với sự dịu đi cần thiết cho các giác quan bên ngoài và bên trong để giúp cho người bước vào nhà thờ có được một tâm hồn sẵn sàng tốt nhất, bước vào trong nhà Chúa để lắng nghe và ngợi khen. Song, thầy Angelico đặt cuộc đàm đạo thánh đầu tiên của thời phục hưng trên bàn thờ chính ở cuối cung thánh; và chính trong sự thinh lặng sâu thẳm người ta mới có thể thật sự đón nhận được những lời nói mà cùng đích chính là Chúa Giê-su Kitô, Vua của Vũ Trụ.
Trên cái nền của thiên đàng hạ giới được viền bởi một dây hoa hồng kết lại, ngai tòa “Sedes Sapientiae” (Tòa Khôn Ngoan) được dựng lên, nơi đó, Đức Mẹ ngồi, và Mẹ đã làm cho lời của sách Huấn ca trở thành lời của riêng Mẹ. Thầy Angelico đã viền chung quanh trên chiếc áo choàng của Mẹ những lời nói ấy và lời kinh phụng vụ đã kính tặng cho Mẹ: “Ego Mater pulchrae dilectionis et timoris et agnitionis et sanctae spei” (Ta là Mẹ của tình yêu tuyệt mỹ, Mẹ của lòng kính sợ, Mẹ của sự hiểu biết, Mẹ của niềm hy vọng thánh thiện) (Hc 24,24); “Ego quasi vitis fructificavi suavitatem odoris et flores mei fructus honoris et honeatatis” (Như vườn nho, Ta đã lan tràn hương thơm ngọt ngào, và bông hoa của Ta là kết quả của niềm vinh dự và của lòng chân thành) (Hc 24,23). Những cây và hoa quả của Kinh thánh này chính là Đức Mẹ Maria. Hương thơm bay tỏa lên và hoa quả được tạo thành này, chính là Chúa Giê-su, người con mà Đức Mẹ ôm trong vòng tay; một nguời Con nhân từ đang chúc lành bằng bàn tay phải nhỏ bé của mình, và Người được sự giúp đỡ của các Bà Mẹ rất quan tâm trong việc chúc lành đó; một người Con đầy quyền năng, nắm giữ quả địa cầu trong tay trái, “mundum pugillo continens” (đang chứa đựng thế giới trong nắm tay) (Như lời cầu nguyện hát trong phụng vụ Một người Con là Thiên Chúa, được thờ lạy và tôn vinh bởi tám thiên thần đang tập họp lại chung quanh Ngai Vàng. Tám vị thánh làm thành vòng tròn bao quanh “Mater Dei” Mẹ Thiên Chúa tham dự vào cuộc hội thảo thánh thiêng đó, vì họ đã được tham gia vào sự vinh quang vĩnh cửu biểu trưng bởi các vầng hào quang màu vàng quanh đầu họ, nơi đó có ghi tên các thánh bằng chữ in riêng theo từng người: ở đầu gối, Côme và Damien; ở hai đầu, Laurent và Pierre de Verone, Các Đấng bảo trợ của thành Médicis; các thánh sử Gioan và Mác-cô, Quan Thầy của tu viện; Phanxico và Đa Minh, các tổ phụ của thời đại Kitô giáo. Thánh Gioan tông đồ tham gia vào đó bằng cách bày tỏ sự mạc khải lóe sáng trong sách Phúc âm của mình: Ngôi Lời đã nhập thể. Bên cạnh thánh Gioan là thánh Mác-cô đang mở cuốn sách Phúc âm của mình ra ở đoạn 2 câu 13 của chương 6 để chứng thực Ngôi Lời nhập thể là con người thực (Người Con của Đức Maria là người thợ mộc được nhiều người biết tại Nazareth) và để mô tả sứ vụ truyền giáo của nhóm 12 được tiếp nối sau đó qua những thế kỷ bởi tất cả những người được linh hứng cùng một Thần Khí của Đức Kitô. Như thế, khi sáng lập dòng tu của mình, thánh Phanxicô và thánh Đa Minh đã tiếp nối sứ vụ của Đức Kitô, của các Tông Đồ; và các thánh tử đạo Laurent, Pierre mde Vérone, Côme và Damien đã thực thi sứ vụ này đến cùng bằng cách làm chứng trong các vùng khác trên thế giới với tiếng nói mãnh liệt nhất có thể có được: máu của các Ngài đã được hòa chung với máu của Đức Kitô đã đổ xuống trên gỗ của Thập Giá, như ảnh chuộc tội bé nhỏ được họa hình như thực trong phần dưới của Panô dựng sau bàn thờ đã nhắc lại cho chúng ta điều ấy một cách rõ ràng. Mầu nhiệm của Thập Giá và của Máu được lập lại trong bí tích Thánh Thể, mà linh mục dâng lên trên bàn thờ, ngay trước ảnh chuộc tội bé nhỏ đó, ở phía trên của ảnh “Piéta” Ảnh Đức Mẹ Sầu Thương thường được đặt ở trung tâm phần dưới của một bức tranh nổi tiếng khác diễn tả những giai đoạn của cuộc đời các thánh tử đạo Côme và Damien. Khi bước vào cung thánh trong thinh lặng và chú tâm tới cuộc hội thảo thánh thiêng này, Anh Em Thuyết Giảng chỉ có thể đáp trả – ngay tại nơi đó – bằng lời kinh phụng vụ trọng thể dâng lời tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Đức Kitô vì họ đã sống được cách huyền bí cái cảm nghiệm khôn tả này.
Trên cái nền của thiên đàng hạ giới được viền bởi một dây hoa hồng kết lại, ngai tòa “Sedes Sapientiae” (Tòa Khôn Ngoan) được dựng lên, nơi đó, Đức Mẹ ngồi, và Mẹ đã làm cho lời của sách Huấn ca trở thành lời của riêng Mẹ. Thầy Angelico đã viền chung quanh trên chiếc áo choàng của Mẹ những lời nói ấy và lời kinh phụng vụ đã kính tặng cho Mẹ: “Ego Mater pulchrae dilectionis et timoris et agnitionis et sanctae spei” (Ta là Mẹ của tình yêu tuyệt mỹ, Mẹ của lòng kính sợ, Mẹ của sự hiểu biết, Mẹ của niềm hy vọng thánh thiện) (Hc 24,24); “Ego quasi vitis fructificavi suavitatem odoris et flores mei fructus honoris et honeatatis” (Như vườn nho, Ta đã lan tràn hương thơm ngọt ngào, và bông hoa của Ta là kết quả của niềm vinh dự và của lòng chân thành) (Hc 24,23). Những cây và hoa quả của Kinh thánh này chính là Đức Mẹ Maria. Hương thơm bay tỏa lên và hoa quả được tạo thành này, chính là Chúa Giê-su, người con mà Đức Mẹ ôm trong vòng tay; một nguời Con nhân từ đang chúc lành bằng bàn tay phải nhỏ bé của mình, và Người được sự giúp đỡ của các Bà Mẹ rất quan tâm trong việc chúc lành đó; một người Con đầy quyền năng, nắm giữ quả địa cầu trong tay trái, “mundum pugillo continens” (đang chứa đựng thế giới trong nắm tay) (Như lời cầu nguyện hát trong phụng vụ Một người Con là Thiên Chúa, được thờ lạy và tôn vinh bởi tám thiên thần đang tập họp lại chung quanh Ngai Vàng. Tám vị thánh làm thành vòng tròn bao quanh “Mater Dei” Mẹ Thiên Chúa tham dự vào cuộc hội thảo thánh thiêng đó, vì họ đã được tham gia vào sự vinh quang vĩnh cửu biểu trưng bởi các vầng hào quang màu vàng quanh đầu họ, nơi đó có ghi tên các thánh bằng chữ in riêng theo từng người: ở đầu gối, Côme và Damien; ở hai đầu, Laurent và Pierre de Verone, Các Đấng bảo trợ của thành Médicis; các thánh sử Gioan và Mác-cô, Quan Thầy của tu viện; Phanxico và Đa Minh, các tổ phụ của thời đại Kitô giáo. Thánh Gioan tông đồ tham gia vào đó bằng cách bày tỏ sự mạc khải lóe sáng trong sách Phúc âm của mình: Ngôi Lời đã nhập thể. Bên cạnh thánh Gioan là thánh Mác-cô đang mở cuốn sách Phúc âm của mình ra ở đoạn 2 câu 13 của chương 6 để chứng thực Ngôi Lời nhập thể là con người thực (Người Con của Đức Maria là người thợ mộc được nhiều người biết tại Nazareth) và để mô tả sứ vụ truyền giáo của nhóm 12 được tiếp nối sau đó qua những thế kỷ bởi tất cả những người được linh hứng cùng một Thần Khí của Đức Kitô. Như thế, khi sáng lập dòng tu của mình, thánh Phanxicô và thánh Đa Minh đã tiếp nối sứ vụ của Đức Kitô, của các Tông Đồ; và các thánh tử đạo Laurent, Pierre mde Vérone, Côme và Damien đã thực thi sứ vụ này đến cùng bằng cách làm chứng trong các vùng khác trên thế giới với tiếng nói mãnh liệt nhất có thể có được: máu của các Ngài đã được hòa chung với máu của Đức Kitô đã đổ xuống trên gỗ của Thập Giá, như ảnh chuộc tội bé nhỏ được họa hình như thực trong phần dưới của Panô dựng sau bàn thờ đã nhắc lại cho chúng ta điều ấy một cách rõ ràng. Mầu nhiệm của Thập Giá và của Máu được lập lại trong bí tích Thánh Thể, mà linh mục dâng lên trên bàn thờ, ngay trước ảnh chuộc tội bé nhỏ đó, ở phía trên của ảnh “Piéta” Ảnh Đức Mẹ Sầu Thương thường được đặt ở trung tâm phần dưới của một bức tranh nổi tiếng khác diễn tả những giai đoạn của cuộc đời các thánh tử đạo Côme và Damien. Khi bước vào cung thánh trong thinh lặng và chú tâm tới cuộc hội thảo thánh thiêng này, Anh Em Thuyết Giảng chỉ có thể đáp trả – ngay tại nơi đó – bằng lời kinh phụng vụ trọng thể dâng lời tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Đức Kitô vì họ đã sống được cách huyền bí cái cảm nghiệm khôn tả này.
Một lần nữa trong khu nội tu viện, ở giữa cánh cửa thứ hai của hành lang, cánh cửa của phòng họp của các Thầy được mở ra. Đáng tiếc là chỉ còn lại trên cánh cửa đó một bóng hình của thánh Đa Minh, trong tay thánh nhân cầm quyển sách luật dòng và kỷ luật, Người mời gọi các anh em của mình – với một tâm hồn thật sẵn sàng – hãy bước vào trong nơi này là nơi mà họ học sống thành môn đệ của Đức Kitô. Vừa bước qua ngưỡng cửa, liền tức khắc có người Thầy bằng xương bằng thịt: Đức Kitô trên thập giá, luôn luôn là Người, ở giữa dòng lịch sử và sự cứu chuộc cho cả vũ trụ, vì để trở thành những Thầy thuyết giảng đích thực, cần phải đến trường học của Đúc Chúa Giê-su chịu đóng đinh.
Nơi bầu trời vô tận, thầy Angelico đã đặt Đấng Cứu Chuộc trên một thập giá cao lớn, cắm xuống một mảnh đất khô cằn. Ở hai bên thập giá, có hai tên cướp bị treo trên giá treo cổ của mình. Họ tham gia một cách khác biệt vào thảm kịch Canvariô.
Dưới cái rừng thập giá ấy, những “kẻ được cứu chuộc” – từ “Mater Dolorosa” (Đức Mẹ Sầu Bi), Đức Maria thành Nazareth, người phụ nữ đã được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ nhờ hưởng được công nghiệp của Con mình (Đức Giê-su đã chiếm được công nghiệp ấy bằng sự hy sinh đổ máu của mình), đến Gioan Tẩy giả, đã được thánh hóa trước khi ra đời; từ Gioan tông đồ đến cac phụ nữ thánh thiện vốn là những người an ủi “Mater Dolorosa iuxta crucem Fill” (Đức Mẹ Sầu Bi dưới chân Thập Giá của Con Mình); tù các thánh tử đạo trước kia đến các thánh lập dòng của những thế hệ kế tiếp – tất cả đều hiện diện.
Dưới cái rừng thập giá ấy, những “kẻ được cứu chuộc” – từ “Mater Dolorosa” (Đức Mẹ Sầu Bi), Đức Maria thành Nazareth, người phụ nữ đã được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ nhờ hưởng được công nghiệp của Con mình (Đức Giê-su đã chiếm được công nghiệp ấy bằng sự hy sinh đổ máu của mình), đến Gioan Tẩy giả, đã được thánh hóa trước khi ra đời; từ Gioan tông đồ đến cac phụ nữ thánh thiện vốn là những người an ủi “Mater Dolorosa iuxta crucem Fill” (Đức Mẹ Sầu Bi dưới chân Thập Giá của Con Mình); tù các thánh tử đạo trước kia đến các thánh lập dòng của những thế hệ kế tiếp – tất cả đều hiện diện.
Nhờ được cứu chuộc, các Người cũng là những người “đồng công cứu chuộc” thật vậy, xúc động một cách thâm sâu bởi lòng nhân từ của Thiên Chúa mạc khải trong Người Con của Mình, một con người giữa loài người, hiến tế trên cây Thập Tự, tất cả các người được Chúa Thánh Thần thúc đẩy bên trong – đã đi rao giảng trên khắp thế giới – bằng gương sống và bằng lời nói – Phúc âm của sự Cứu Chuộc cho cả vũ trụ; quả thật vì cả vũ trụ ddang chờ đợi Đấng Cứu Tinh của mình. Để diễn tả sự chờ mong của vũ trụ, thầy Angelico đã đưa vào trong bờ ven của bích học bán nguyệt to lớn của mình những hình ảnh và biểu trưng của chín vị ngôn sứ, những ngôn sứ thành Denys “aéropage”, vốn là người ngoại trở lại đạo, và một nhân vật huyền bí – I’Erythée, mà trên các hộp nhỏ ttreo trên không (hộp này làm bằng da có ghi Kinh thánh của người Do Thái), tất cả các vị đều quy hướng về một nhân vật đang tự hiến tế bằng cách đổ máu để giải thoát và mang bình an đến cho cả tạo vật. Và trong thời viên mãn, người hy sinh để hòa giải này đã tự bày tỏ và hoàn tất sứ mạng của mình trên đồi Golgotha.
Thánh Đa Minh, quỳ gối ở đây dưới chân Thập Giá, cảm thấy được mời gọi loan truyền cho thế giới Tin Mừng này và lập dòng các Anh Em Thuyết Giảng, theo cách sống của các Tông đồ tiên khởi, và họ sẽ tiếp tục qua nhiều thế kỷ công cuộc rao giảng Tin mừng này. Còn riêng thầy Angelico, thầy đã nghĩ rằng: trong một đường gờ được họa, dưới cảnh đóng đinh Thập Giá vĩ đại đó, như là một cái cây của sự sống, chính là sứ mạng dòng Đa Minh. Hai nhánh cây tồn tại một cách vững chắc nhờ Đấng Thánh sáng lập dòng tập họp lại bên Thập Giá. Hai nhánh cây này đang tự phát triển từ những cái rễ của cây Thập Giá trung tâm.
Nhờ được nuôi dưỡng bằng Đức Kitô (xc Ga 15,4 tt), hai nhánh cây này mang những hoa quả của sự thánh thiện chính là các chân phước của Dòng. Theo thứ tự từ trung tâm ra phía cạnh, chúng ta có thể nhận ra: các giáo hoàng Innocent V và Benoit XI, các hồng y Hugo thánh San Caro và Gioan Dominici, các tổ phụ: Paul thành Florence và Phêrô thành Palude, các giám mục Aldobrandino (tên vị này về sau sẽ được đổi thành thánh Antonin), và Albert le Grand, các bề trên tổng quyền Dòng: Jourdain de Saxe và Raymond le Catalan (thánh Raymond Penafont), các giám tỉnh Dòng: Nicolo và Chiaro, các giảng viên Rémi dei Girolami thành Florence và Vincent thành Valence (thánh Vincent Ferrier); sau cùng, các vị tử đạo Boninsegna và Bernard.
Trong phòng tu nghị hội, lần lượt từng thế hệ các thầy khác nhau đều học từ Đức Giê-su bị đóng đinh trên Thập Tự cách sống theo Phúc Âm và cách nhiệt tình tự hiến dâng mình không ngừng cho lòng yêu mến cứu rỗi các linh hồn “salus animarum”. Cách sống này được hiện thực hóa và được đưa vào Hiến pháp Dòng: Phúc âm được nhập thể trong một hiến pháp được Giáo hội chuẩn y. Đức Giê-su bị đóng đinh trên Thập Tự này, là Thầy sự sống và bác ái, sẽ trở thành Đấng phán xét vào thời sau hết và sẽ đòi hỏi tất cả và mỗi anh em tu sĩ, những người đã được mời đến tham dự tu nghị vĩ đại của cuộc phán xét cuối cùng, phải chịu trách nhiệm về những hành động của họ. Đó là lý do tại sao thánh Antonin, bề trên của tu viện thánh Mác-cô, đã giải thích điều ấy cho các anh em tu sĩ họp mặt trong phòng này – và thầy Jean de Fiosle cũng đã hiện diện ở giữa họ – Thầy thích dùng lại một hình ảnh của chân phước Humbert de Romans, ôi thật biểu cảm dường nào: “Nơi tu nghị Dòng, anh hãy cho mình là Đức Giê-su đang bị xét xử bởi viên quan tổng trấn.”
Cánh cửa kế tiếp đưa tới phòng ăn. Đối diện với nó là nơi dẫn vào trong nhà thờ. Trong một cánh cửa thông ánh sáng, có họa ảnh Đức Mẹ Sầu Thương (pieta), có nghĩa là một Đức Kitô chết, đang ra khỏi mộ. Hình ảnh Thương khó này chuẩn bị trước cho biến cố vĩ đại của cây Thập Tự được bao quanh bởi Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan Tông đồ. Biến cố này được thầy Angelico họa hình nơi cuối phòng ăn rộng lớn, đáng tiếc là bức hình này đã bị phá hủy vào năm 1534. Vả lại, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà thảm kịch lớn lao của đồi Golgotha được đặt vào trong một phòng ăn. Có một mối tương quan khăng khít giữa Tiệc Ly và Cavariô, giữa Bữa Tiệc Thánh Thể và Hiến Tế trên Thập Tự. Quả thật, theo truyền thống, thánh Toma Aquinô là người tán dương vĩ đại nhất cho mối tương quan mang tính thần học này “Ôi yến tiệc, Mình và máu Thánh Chúa Kitô…”. Dưới ánh sáng của Đức Giê-su bị đóng đinh trên Thập Tự, bữa ăn đạm bạc nhưng có tình huynh đệ của anh em tu sĩ nhắc lại tấm bánh được bẻ ra và rượu được chia sẻ giữa Đức Giê-su và các Tông đồ ít lâu trước cuộc khổ nạn; bàn ăn chung nhắc tới dấu chỉ ngày sau hết của tiệc cưới chuẩn bị nơi Vương Quốc cho các bạn hữu của Chảng Rể và là nơi mà tất cả chúng ta được mời đến và cũng được thừa hưởng gia sản.
Nó cũng nhắc nhở chúng ta là nếu chúng ta chăm sóc cho thân xác mình bao nhiêu, thì phải còn làm hơn thế nữa để nuôi linh hồn mình bằng Lời Chúa và bằng Thân Xác của Đức Kitô. Sau cùng, Đức Giê-su bị đóng đinh trên Thập Tự dạy chúng ta rằng phải như con chim bồ nông, vì nó tự làm thành thức ăn cho con nó được sống. Có nghĩa là chúng ta phải trở thành những nhà thuyết giảng biết hy sinh mạng sống mình vì sự tốt lành của anh em mình.
Ở ngoài phòng ăn, phía bên kia của cánh thứ ba của khu nội tu viện, người ta bước tới cánh cửa vào phòng tiếp lữ. Trong cửa thông ánh sáng phía trên, có Đức Kitô được họa hình trong chiếc áo người đi hành hương, Người được tiếp đón bởi hai anh em tu sĩ. Họ hỏi Người: “Xin Thầy ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn” (và Người đã bước vào và ở lại với họ. Luc 24,19). Từ trí tưởng tượng lóe sáng của mình, thầy Angelico đã trình bày đề tài rất nổi tiếng này bằng ngôn ngữ hình ảnh đơn sơ hiếm có và bằng một chất lượng nghệ thuật độc đáo. Đề tài đó vốn là đề tài chính yếu trong Phúc âm Mát-thêu chương XXV (Mt 25,31-46) và Phúc âm Luca về những môn đệ trên đường Emmau (Luc 24,13-35). Đức Kitô hiện diện trong con người. Như vậy, phải đối xử với mỗi người như Đức Kitô, quả thật, vì mỗi người là Đức Kitô.
Ở ngoài phòng ăn, phía bên kia của cánh thứ ba của khu nội tu viện, người ta bước tới cánh cửa vào phòng tiếp lữ. Trong cửa thông ánh sáng phía trên, có Đức Kitô được họa hình trong chiếc áo người đi hành hương, Người được tiếp đón bởi hai anh em tu sĩ. Họ hỏi Người: “Xin Thầy ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn” (và Người đã bước vào và ở lại với họ. Luc 24,19). Từ trí tưởng tượng lóe sáng của mình, thầy Angelico đã trình bày đề tài rất nổi tiếng này bằng ngôn ngữ hình ảnh đơn sơ hiếm có và bằng một chất lượng nghệ thuật độc đáo. Đề tài đó vốn là đề tài chính yếu trong Phúc âm Mát-thêu chương XXV (Mt 25,31-46) và Phúc âm Luca về những môn đệ trên đường Emmau (Luc 24,13-35). Đức Kitô hiện diện trong con người. Như vậy, phải đối xử với mỗi người như Đức Kitô, quả thật, vì mỗi người là Đức Kitô.
Như thế, các tu sĩ thuyết giảng, do được sai đến tất cả mọi người để loan truyền Phúc âm, phải được chuẩn bị tâm linh để nhận biết Đức Kitô trong mọi người: dù là Kitô hữu hay không Kitô hữu, bất cứ dân tộc nào, ngôn ngữ nào, giới tính hoặc tuổi tác nào. Và điều này, trước tiên là ở tại chính tu viẹn của họ, mỗi cá nhân phải kinh nghiệm, như thể khi Đức Kitô đói khát, mệt mỏi, mất kiên nhẫn, thất vọng, nghiện ngập hay ở tù đang gõ cửa phòng họ. Hình ảnh Đức Kitô hành hương này được hai anh em tiếp đón với lòng kính mến có thể là một biểu tượng cho bất cứ một việc làm bác ái nào. Nét cao cả nguyên vẹn của bức bích họa này ngụ trong tính tự phát tự nhiên của bố cụa nhịp nhàng của nó, vì nó cho thấy sự bình an vui mừng trong cử chỉ tiếp đón mà khi đặt nó trước mắt mình, không một ai có thể dửng dưng được. Tác phẩm này có lẽ đã được thánh Antonin gợi ý cho thầy Angelico, và cũng có thể là thánh nhân đã viết: “Troalogus super Evangelico de duobus discipulis euntibus in Emmau” Tranh luận Phúc âm vầ hai môn đệ trên đường Emmau.
Cánh cửa cuối cùng về hướng vào tu viện chắc chắn là cánh cửa của phòng học. Trong cánh cửa thông ánh sáng của phòng này, người ta vẫn còn thấy bóng dáng của thánh Tôma Aquinô, tiến sĩ thiên thần thật giống nhà họa hình thiên thần bởi tư duy thẳm sâu, lời diễn đạt sáng rõ, con tim tinh tuyền, và tinh thần phục vụ của Người. Thầy Jean de Fiesosie đã muốn vẽ trên cánh cửa đó chân dung của Bậc Thầy chung của tất cả anh em dòng Đa Minh.
Niềm vui, sự đau khổ, và vinh quang của Đức Kitô
Dọc dài theo phòng họp, một cầu thang dẫn đến tầng trên, là nơi có 44 phòng riêng trên ba dẫy hành lang.
Trên đỉnh cuối của cầu thang, chúng ta thấy bức họa Truyền Tin được vẽ trên tường ngoài của phòng riêng thánh Antonin”. Mầu nhiệm này nhắc chúng ta nhớ đến sự nhập thể của Ngôi Lời.
Nếu bức họa thiên sứ đang truyền tin cho Đức Maria về Ngôi Lời Nhập Thể ở ngay phía trước cầu thang, chính là để kích thích lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ lòng đạo đức. Để nuôi dưỡng lòng sùng kính này, và đây là một linh đạo rất được kính mến trong dòng Đa Minh, thầy Angelico đã dùng ngôn ngữ họa hình êm dịu một cách đặc biệt, vừa bằng mùa sắc vừa bằng nhịp độ, sắc độ hay trang trí, cùng sử dụng cả hai câu kinh phụng vụ. Câu đầu tiên là nói trực tiếp với những ai đã leo lên các bậc thang: “Khi bạn bước vào, bạn sẽ đứng trước ảnh Đức Trinh Nữ tinh tuyền trọn vẹn, bạn hãy cẩn thận khi đi ngang qua đừng quên một kinh Kính Mừng”. Câu thứ hai đề nghị với ai muốn dừng lại để sùng kính và chiêm ngắm Đức Trinh Nữ của biến cố Truyền Tin, lời cầu nguyện này: “Kính chào, ôi lạy Mẹ của Lòng Đạo Đức, cung lòng ngự trị cao quý của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Nếu bức họa thiên sứ đang truyền tin cho Đức Maria về Ngôi Lời Nhập Thể ở ngay phía trước cầu thang, chính là để kích thích lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ lòng đạo đức. Để nuôi dưỡng lòng sùng kính này, và đây là một linh đạo rất được kính mến trong dòng Đa Minh, thầy Angelico đã dùng ngôn ngữ họa hình êm dịu một cách đặc biệt, vừa bằng mùa sắc vừa bằng nhịp độ, sắc độ hay trang trí, cùng sử dụng cả hai câu kinh phụng vụ. Câu đầu tiên là nói trực tiếp với những ai đã leo lên các bậc thang: “Khi bạn bước vào, bạn sẽ đứng trước ảnh Đức Trinh Nữ tinh tuyền trọn vẹn, bạn hãy cẩn thận khi đi ngang qua đừng quên một kinh Kính Mừng”. Câu thứ hai đề nghị với ai muốn dừng lại để sùng kính và chiêm ngắm Đức Trinh Nữ của biến cố Truyền Tin, lời cầu nguyện này: “Kính chào, ôi lạy Mẹ của Lòng Đạo Đức, cung lòng ngự trị cao quý của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thần học vốn giải thích dài dòng và riêng biệt về Thiên Chúa Ba Ngôi cư ngụ trong linh hồn Đức Trinh Nữ. Riêng phần mình, nhà họa sĩ họa hình thần bí đã muốn phối hợp lý thuyết này với kinh nghiệm thuộc cảm xúc của một tu sĩ sùng kính bằng một hành vi tỏ lòng biết ơn tột cùng (Hyperdulie = việc sùng kính Đức Mẹ Đồng Trinh) một tạo vật cao quý nhờ sự hiện diện cảu Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong tạo vật ấy. Như thế, các tu sĩ, noi gương tổng lãnh thiên thần Gabrien, nghiêng mình trước Đức Maria.
Sau khi kính chào Đức Trinh Nữ, Mẹ Đấng Cứu Thế, khi đưa mắt nhìn về phía trái, một lần nữa đây là Đấng Cứu Thế, Con của Đức Maria chịu đóng đinh trên thập giá, và được thánh Đa Minh quỳ gối dưới chân Người mà thờ phượng.
Kiểu mẫu “chương trình đời sống tu sĩ” theo dạng thức “Thánh Đa Minh dưới chân Thập Giá” – như chúng tôi đã xác định – không thể thiếu được tại nơi “đầu não” này, nơi tiếp xúc của hai hành lang chính các phòng riêng, và nơi các anh em tu sĩ thường gặp gỡ nhau nhất để hỗ trợ cho sự chiêm ngắm của các anh em đang ở trong phòng riêng của mình, hoặc của các anh em đang đi lại, vì chính khi di chuyển theo các hành lang, anh em có thể và phải cầu nguyện.
Hầu giúp cho có được tinh thần chiêm niệm ấy, thầy Angelico đã thêm vào bức họa Truyền Tin – mà tự nó đã là một lời ngợi khen linh hứng thánh, - hai lời kinh nguyện đã được nêu ra trên đây. Đối với cây Thập Giá mà giờ đây chúng ta đang ngắm nhìn cũng vậy, dưới chân Thập Giá có ghi ghi lại một đoạn thánh thi này đề cập đến dự Thương Khó của Đức Giê-su chịu đóng đinh trên Thập Giá: “Ôi lạy Đấng Cứu Thế, xin cứu linh hồn con, ôi lạy Chúa Giê-su kính mến; con ước muốn ở trên Thập Gía, và Chúa biết tại sao; Xin Chúa ban cho con sưc mạnh!” (Salve mundi salutare – Salve, salve, lesu chare – Cruci tuae me aptare – Velem vere, tu scis quare, - Praesta mihi copiam).
Trong hành lang giữa phía bên phải, có một cuộc “hội thảo thánh thiêng” diện đối diện với chúng ta, đây là một “biến tấu” đơn giản từ bưc họa ở trong nhà thờ thánh Mác-cô: quả vậy trong bức này thiếu tám thiên thần, và thánh Tôma Aquinô thay thế bằng thánh Phanxicô. Có một sự nghèo khó thanh đạm xâm chiếm lấy toàn khối theo lối kiến trúc thời trung cổ rất tinh tuyền này, nó đựơc tràn ngập bởi một luồng ánh sáng sát đất làm cho các bóng kéo dài ra. Đức Trinh Nữ Maria ở giữa bức tranh, tượng trưng cho sự khiêm nhu, Người đặt Đứa Trẻ ngồi ở một vị trí nổi bật để Người chúc lành và nâng quả địa cầu.
Trong hành lang giữa phía bên phải, có một cuộc “hội thảo thánh thiêng” diện đối diện với chúng ta, đây là một “biến tấu” đơn giản từ bưc họa ở trong nhà thờ thánh Mác-cô: quả vậy trong bức này thiếu tám thiên thần, và thánh Tôma Aquinô thay thế bằng thánh Phanxicô. Có một sự nghèo khó thanh đạm xâm chiếm lấy toàn khối theo lối kiến trúc thời trung cổ rất tinh tuyền này, nó đựơc tràn ngập bởi một luồng ánh sáng sát đất làm cho các bóng kéo dài ra. Đức Trinh Nữ Maria ở giữa bức tranh, tượng trưng cho sự khiêm nhu, Người đặt Đứa Trẻ ngồi ở một vị trí nổi bật để Người chúc lành và nâng quả địa cầu.
Những chữ in lớn để dễ đọc hơn, và được ghi chép lại trên các sách mở ra và được thánh sử Phúc âm Mác-cô và thánh Đa Minh cầm lấy, cho chúng ta chìa khóa để đọc “cuộc hội thảo thánh thiêng này”. Trên hai trang giấy quyển sách của mình, thánh Mác-cô làm chứng ngay đầu Phúc âm về bản tính Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Giê-su và về việ Người được sai đi chuẩn bị con đường cứu rỗi (Mc 1,1-3). Bản văn biện minh cho lý do hiện hữu và mục tiêu của Dòng Đa Minh: là được sáng lập để rao giảng Tin mừng cho tất cả mọi người và như thế chuẩn bị cho việc cứu rỗi nhờ ơn công nghiệp của con Thiên Chúa làm người. Nhưng các môn đệ của thánh Đa Minh phải hướng dẫn và nâng đỡ việc rao giảng lời Chúa bằng chứng tá của một đời sống được linh hứng bởi Phúc âm, nơi đó đức bác ái, khiêm nhượng, và khó nghèo là những đức tính cao trọng nhất. Vì vậy, người nghệ sĩ họa hình nghiêm ngặt đã làm cho nổi bật một cách đặc biệt chân dung đầu tiên phía tay trái: chân dung thánh Đa Minh, với cái nhìn sâu thẳm của Người, thu hút sự chú ý của một tu sĩ khi đi qua trước mặt Người, với tay phải đang chỉ cho tu sĩ đó thấy những lời di chúc ghi chép lại bằng chữ in lớn trong quyển sách mà người cầm trong tay: “Hãy sống bác ái, giữ đức khiêm nhường, khó nghèo một cách tự nguyện; sự chúc dữ của Thiên Chúa và của tôi trên những ai sẽ mang của cải vào trong Dòng này” (Caritatem habete, humilitatem servate, paupertatem voluntariam possidete; maledictionem Dei et meam imprecor possessiones inducentibus in hoc ordine).
Chúng ta hãy nhớ đến mối liên hệ vốn có giữa Đức Kitô và ba nhân đức trong Phúc Âm đã được nêu trên, đối tượng của ba lời khấn dòng: Đức Kitô là sự nhập thể đức ái của Thiên Chúa; Người là chủ của lòng khiêm nhường. Người là Thiên Chúa của vũ trụ đã trở nên nghèo khó để lấp đầy con người bằng sự giàu có của Thiên Quốc. Đức Trinh Nữ và tám vị Thánh đi cùng đã dũng cảm thực hành những nhân đức đó và giờ đây tất cả họ đều là người thân của Thiên Chúa. Chính các anh em thuyết giảng phải sống như thế, và Đấng ssáng lập dòng đã thúc bách anh em sống trong khó nghèo cách nghiêm ngặt nhất.
Yêu cầu tối hậu này đã thể hiện được tinh thần cải cách của dòng Đa Minh, có hiệu quả vào thời của thầy Angelico và đặt nền trong việc đi xin ăn lại như thời tiên khởi. Tu viện nghiêm ngặt thánh Mác-cô, dưới cây gậy (dìu dắt) của thánh Antonin, từ đó đã trở thành người giương cao ngọn cờ (người đi đầu) và thầy Angelico là người loan truyền quyến rũ nhất.
Đức Kitô, con đường dẫn tới Trời cho tất cả các anh em tu sĩ
Như đã nói, các bức bích họa của 44 phòng riêng cấu kết thành một tập thi họa đặc biệt và duy nhất. Tuy vậy người ta không thể đòi hỏi ở những bức họa này những gì mà chúng không thể có được. Thật vậy, ở đây không phải là sự trình bày của những tranh ảnh thứ tự nối tiếp nhau của Phúc âm, cho dù những hình họa này đều được linh hứng từ đó; chúng không nối tiếp nhau theo thời gian như những giai đoạn. Chúng cũng không được họa hình để được xem bức này sang bức khác, nhu nagỳ nay các khách du lịch làm khi họ đi từ phòng riêng này sang phòng khác, và họ cảm thấy ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi gặp “Đừng đụng vào Thầy” trong bức đầu tiên, và “Sự Đau khổ của Chúa Kitô chịu chết” trên bức thứ hai, “Biến cố Truyền tin” trên bức thứ ba, “Đấng đóng đinh Thập Giá và các thánh” trên bức thứ tư, “Giáng Sinh” trên bức thứ năm, “Cuộc biến hình” trên bức thứ sáu và tiếp tục như thế. Ngược lại, phòng riêng là ngôi nhà, căn hộ của anh em tu sĩ, nơi họ sẽ sống suốt đời “tự nhiên” của mình, và không một ai có thể vào nơi đó được, nếu không thực sự cần thiết. Mỗi căn phòng ấy phải được trang trí bằng một chủ đề thánh, độc lập, hoàn trọn, tuy vậy có đầy những nhân đức, có sức gợi nhớ và linh hứng để cho vai trò huấn luyện ý thức mình là tu sĩ Đa Minh không bao giờ có thể bị giảm đi. Ngoài ra, Hiến pháp Dòng đã tác động thêm bằng những quy định chính xác thầy Angelico luôn luôn sẵn sàng phân định ý nghĩa tinh thần của luật. Tài năng của Thày là ở trong việc dâng cho mỗi anh em tu sĩ một hình ảnh thấm nhuần mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, nhưng cũng thống nhất những đề tài khác biệt được trình bày trong 44 phòng lại trong mầu nhiệm duy nhất này.
Tuy vậy, để thực sự thấu hiểu được công trình duy nhất này, chúng ta phải bước vào một phòng riêng và tưởng tượng rằng mình là người anh em thuyết giảng đang ở trong đó – với tất cả sự sẵn lòng của kẻ tận hiến cho cuộc sống tu trì như thế đó – chúng ta đặt mình trước tấm bích họa và nhìn ngắm nó để rút ra từ đó một vài linh hứng.
Chúng ta sẽ nhận thấy ngay tức khắc là bức tranh không bao giờ ở nơi có ánh sáng tốt, nhưng bị “chối” bởi ánh sáng, bởi vì nó luôn ở cạnh cánh cửa sổ duy nhất của căn phòng riêng. Nhưng có vô vàn vô số ánh sáng nghệ thuật trong các bức tranh này, mà chỉ cần có ít làn ánh sáng để làm cho chúng trở nên có thể nhìn thấy được và mang lại niềm vui thích.
Thay vì mô tả từng cái một tất cả các đề tài, chúng ta chăm chú đọc một vài mô tả ấy, như thế, chúng ta sẽ có khái niệm về bài giảng mà thầy Angelico nói với các anh em tu sĩ của mình khi họ trầm tư trong phòng riêng của họ.
Phòng số 3: Bức họa Truyền Tin. Dưới một hành lang đơn giản của tu viện, nghèo nhưng sáng, một thiên thần – sứ điệp của thiên thần được truyền lại – bạn hãy nhìn ngắm Đức Trinh Nữ đang quỳ gối, chiêm niệm, để bày tỏ sự vâng phục của mình. Phía sau hành lang bé nhỏ này, người ta thoáng thấy một hình ảnh của thánh tử đạo Phêrô đang chiêm ngưỡng và cầu nguyện. Như thế, hình ảnh đó tượng trưng thái độ của người tu sĩ ở trong phòng riêng này trước mầu nhiệm khởi đầu công trình cứu chuộc. Với một ngôn ngữ đơn sơ và trần trụi, từ vài màu đất nhạt được cấu thành bởi ánh sáng, nghệ sĩ họa hình đã biết cách bày tỏ cái cử động của Trời, sự tinh tuyền trinh tiết, sự vâng phục dịu hiền và khiêm nhường, sự sẵn sàng hoàn toàn, sự nghèo khó thanh tịnh, mối xúc động có thể thấu hiểu được trước một sứ mạng được dự tính mà “không thể tưởng tượng được” và lòng tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa: thái độ nội tâm của Đức Trinh Nữ trong việc Truyền Tin, nhưng đó cũng là thái độ mà mọi tu sĩ dòng Đa Minh phải có hoặc phải cố đạt cho được. Mọi tu sĩ Đa Minh đều được Thiên Chúa mời gọi tiếp đón Chúa Ki-tô trong trái tim mình để mang Người đến cho tất cả nhân loại. Giả sử nếu như người tu sĩ vốn quen thuộc với Lời Chúa, thì không cần lời ghi, câu trích dẫn, lời uyên bác, vị đó vẫn hiểu hết những gợi ý phát sinh khi nhìn ngắm tác phẩm này, tuy nó rất đơn sơ nhưng có khả năng gợi ý rất mãnh liệt.
Phòng riêng số 5: Bức họa Giáng Sinh đề nghị cho anh em Đa Minh vốn đã khấn nghèo khó phải theo gương Ngôi Lời đã làm người, Người đã đến ở giữa chúng ta. Sự trần trụi của trẻ sơ sinh, đặt nằm chính trên đất rải rác có vài cọng cỏ rơm, làm gợi nhớ cái trần trụi của nạn nhân hy sinh trên cây Thập Giá và tất nhiên tỏ cho thấy cái nghèo khó mà Con Thiên Chúa đã tự nguyện ôm lấy để hoàn tất công trình cứu chuộc của Mình. Một sự nghèo khó như thế cũng nhắc nhở lại những lời hứa trọng đại do lời khấn dòng mà một tu sĩ có lòng ước muốn đi theo Chúa Kitô trên con đường cam go nhưng lại giải thoát, đã tuyên khấn khi trở nên thành phần của cộng đoàn nghiêm ngặt thánh Mác-cô thành Florence. Hoàn toàn như Chúa Giê-su đã sống cuộc đời nghèo khó, mà qua đó Người đã cứu chuộc thế gian, người muốn đi theo Người cũng phải thế. Trước Thiên Chúa là Đấng trở nên nghèo khó, nhập thể trong Đứa Trẻ Giê-su vô tội, mọi người đều quỳ gối: Đức Trinh Nữ Maria. là Mẹ của Người, thánh Giuse thanh khiết, là chồng của Đức Maria, thánh Nữ hoàng Tử Đạo Catherine thành Alexandrie, thánh Phêrô de Vérone; cũng thế bò lừa trong chuồng đều quỳ gối thờ lạy mọi sự như 4 thiên thần bé nhỏ – các lãnh sự đại diện cho triều thần Thiên Quốc, ở phía trên mái của hang đá.
Phòng riêng số 10: Bức hoạ Dâng Chúa Giê-su trong Đền Thánh là một sự giải thích xuất sắc khác về mầu nhiệm trong Phúc Âm mà việc tu sửa gần đây nhất đã làm thay đổi các màu sắc nguyên thủy. Chúa Giê-su Hài Nhi, với gương mặt phúc hậu, đang ở trong vòng tay của cụ già Si-mê-on, ông rất xúc động, chúc tụng Thiên Chúa vì cuối cùng ông đã có thể chiêm ngắm bằng chính mắt ông Đấng Cứu Tinh của mình. Cái nhìn chú tâm mãnh liệt thấm vào trong thâm sâu mầu nhiệm này chứa đựng tất cả sức mạnh của “Bài cầu nguyện An Bình ra đi” (Nunc Dimittis) (Lc 2, 29-32), chúng ta hãy nhớ lại, các anh em tu sĩ hát lên bài ca này vào buổi kinh tối; và đó chính là đề tài mà anh em tu sĩ suy niệm hằng ngày trước khi đi ngủ. Chúng ta hãy ngắm nhìn cái nét đặc thù tinh tuyền khiết tịnh của người Mẹ trẻ tuổi, vừa mới giao phó – với một sự lo ngại tự nhiên – đứa con trẻ bọc trong tã trong tay không vững chắc lắm của cụ già Si-mê-on. Chúng ta hãy quan sát dáng vẻ uy nghi của thánh Giuse, dâng lên từ tay mình hai con chim bồ câu non trong giỏ: cả đến thánh Giuse cũng ngạc nhiên về những điều mạc khải bởi cụ già Si-mê-on. Bà tiên tri Anna, vẫn còn trong tang chế, chờ đợi để chúc tụng Thiên Chúa. Ở phía bên trái của bản vẽ chính, thánh Phêrô tử đạo chiêm ngắm mầu nhiệm này, Người là hiện thân cho tu sĩ đang sống trong phòng riêng đó và mời gọi tu sĩ này cảm hứng cho thái độ thiêng liêng của riêng mình.
Phòng riêng số 6: Bức họa Biến Hình của Chúa Giê-su là một sáng tạo siêu nhiên của thầy Angelico. Thật dễ dàng và đơn giản để các anh em của Thầy chiêm niệm. Ngoài những nhân vật truyền thống hiện diện ở nơi vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện, nhà nghệ sĩ thần học – vốn trung thành xác đáng với quy định của Hiến Pháp là sự liệu cho mỗi phòng nột ảnh Chúa Kitô, Đức Trinh Nữ và thánh Đa Minh – đã thêm vào một bên là Đức Trinh Nữ Maria còn bên kia là thánh Đa Minh, và như thế thánh Đa Minh được tham gia vào thị kiến thiên quốc. Theo quan điểm hội họa, thầy Jean thành Fiesole đã biết cách cho Chúa Kitô vẻ uy nghi cao cả, với hai tay mở rộng ra và Người được bao bọc bởi những quần áo tinh tuyền ở trong một vòm ánh sáng hình ôvan; chúng ta đang đối diện với một trong những tác phẩm cao quý nhất của Thầy. Bằng việc đọc sách, nghiên cứu, và chuyên cần chiêm niệm những bản văn khác cũng như những bản văn các sách Tin mừng nhất lãm, người tu sĩ ở trong phòng này biết rõ những chi tiết nhỏ bé nhất của khoảnh khắc thiên đàng này được liên kết với việc báo trước cuộc Thương Khó mà Đấng Messia phải chịu một cách tự nguyện trước khi bước vào vinh quang vĩ đại mà Chúa Cha đã dành giữ cho Chúa Con từ muôn đời; chúng ta hãy lưu ý điều này là: cánh tay của Chúa chúng ta duỗi thẳng ra như chúng cũng sẽ như thế trên Thập Giá đồi Golgota. Đây là một thị kiến làm con người xao xuyến, nhất là khi họ đã nghe tiếng nói quyền năng của Chúa Cha tỏ bày cho họ biết Chúa Kitô biến hình là Người Con yêu dấu của Chúa Cha và họ phải lắng nghe lời Người, có nghĩa là biết tiếp đón, chấp nhận, noi gương Người để đạt được đời sống vĩnh cửu và cùng làm việc để rao giảng Tin mừng cho thế giới. Anh Em Thuyết Giảng được đào tạo trường kỳ: Chiêm niệm và sứ vụ.
Phòng riêng số 7: Bức Họa Chúa Kitô chịu đánh đòn gợi ý cho người tu sĩ sống trong phòng đó màu nhiệm Thương Khó. Chúa Ki-tô chiếm lấy vương quốc bằng cuộc Thương Khó đau đớn của mình. Chúa Giê-su hiện ra cho chúng ta trong ánh sáng toàn diện, trước một bức tranh thô sơ màu xanh lá cây thay vì màu đen nhạt; Người ngồi trên ngai của Người: một cái ghế dài đẽo thô kệch, một cây gậy yếu trong tay phải thay vì cây vượng trượng bằng ngà, và trong tay trái một hòn đá mài tròn tượng trưng cho quả địa cầu, Người đội mão gai thay vì mang vương miện vàng cẩn đá quý; đôi mắt bị bịt lại nhưng không bị mù, Người bị đánh đập, roi vọt , bị phỉ nhổ, bị tát, bị sỉ nhục, toàn thân mặc áo màu trắng như một người điên: đó là cách thế Người khuất phục Satan dưới vương quốc phổ quát của Người. Chúa Kitô đã muốn đi theo con đường Thương Khó để cho chúng ta được hưởng Oưn Cứu Chuộc. Ở dưới chân cái ngai vớ vẩn này, Đức Trinh Nữ và thánh Đa Minh- xoay về hướng chúng ta thay vì về hướng người chịu cực hình, theo lô-gic người ta vẫn tưởng là như thế – đang ngồi và suy niệm – Chân dung Thánh nhân, với một quyển sách được mở ra và đặt trên đầu gối của người, là một chân dung đạo đức tương thích thật với Đấng sáng lập dòng các Anh Em Thuyết Giảng trong lịch sử. Nhưng đường nét và các khối như một nhịp điệu năng động bao phủ lấy thánh nhân trong một tổng thể cân đối hoàn chỉnh nhất. Đó là biểu trưng cho một nhân đạo là: việc dấn thân tông đồ tự nền tảng phải được bám rễ vào việc chiêm niệm sâu thẳm về Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Đó là kiểu sống mà thầy Angelico trình bày cho anh em mình: suy niệm và chiêm niệm cuộc Thương Khó của Chúa để hiểu thấu được Đấng Tình Yêu thực sự là ai, Người phải chịu đựng thế nào khi dấn thân trao ban sự sống cho chúng ta.
Phòng riêng số 9: Bức họa Đức Trinh Nữ được trao tặng triều thiên cho thấy tài năng khác thường của Thầy Angelico. Thầy đã biết thích nghi ngôn ngữ của mình với khả năng tiếp thu của những người đối thoại với Thầy. Nhà họa hình Dòng Đa Minh này đã nhiều lần đề cập tới đề tài Đội Triều Thiên: thí dụ như trên một trong các thánh Maria Mới hay trên bức tranh vẽ – ngày nay ở Louvre – được làm vật trang trí cho bàn thờ phía tay phải của nhà thờ thánh Đa Minh tại Fiesole; hay nữa tại Florence, trong bệnh viện thánh Maria Mới, cho bàn thờ chính của nhà nguyện hiện nay được trưng bày cho “các giờ Phụng Vụ”. Khi so sánh bức họa Đội Triều Thiên lưu giữ tại Louvre với bức họa của phòng này, người ta có cảm giác là ra khỏi thế giới thực nhờ việc cụ thể hóa ánh sáng, các màu sắc, đồ vật, kết cấu, các nhân vật, chính biến cố này được thực hiện với một vẻ huy hoàng của Đấng Quân Vương, để bước vào một thế giới ngày càng hiếm đi và chỉ được hình thành bởi các tinh thần của con người đang diễn tiến trong ánh sáng. Trên bích họa chiếm hết đầy bức tường căn phòng của một tu sĩ tận hiến cho sự khó nghèo, thầy Angelico đã tạo ra một thế giới chỉ có ánh sáng: nếu như có một chút ánh sáng tập trung tại nơi này hay nơi khác thì đủ để nó gợi ra sự hiện diện của một ngai tòa hay của vài cái ghế nhỏ dành cho các nhân vật trong bức tranh thánh đó sử dụng. Nhưng đây, Đức Kitô Vua “màu trắng”, đang ngồi trên một cụm mây vinh quang, đang đội một vương miện rất cao quý lên trên đầu của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm. Đức Maria nhè nhẹ nghiêng mình như lúc Người đón nhận sứ điệp của Thiên Thần Gabrien. Nhà nghệ sĩ bậc thầy này đã dạy cho chúng ta bài học là: tổng thể bức tranh đã là tốt rồi, nhưng hơn thế, còn là những dung mạo nổi bật một cách đơn giản với màu trắng vôi có một chút bóng. Ở phía dưới, trong một cung vòng tròn, sáu Vị thánh dang xuất thần; từ trái sang phải: các thánh Tô-ma A-qui-nô, Biển Đức, Đa Minh, Phan-xi-cô, Phêrô de Vérone và thánh sử Mác-cô. Cho dù là không có một thiên thần nào, chúng ta vẫn đang ở thiên đàng: tất cả ảnh phông quả thật được bao bọc bởi một ánh sáng vinh quang của Chúa Cha. Không có một điều gì gợi lên thời gian và nơi chốn vì chúng ta đã ở trong nơi vĩnh hằng. Các thánh đang thinh lặng, nhưng thái độ chung của họ là thuận theo và tham dự vào niềm vui khôn tả trước sự tán dương một Thụ tạo của Thiên Chúa. Trong một tinh thần khiêm nhường và vâng phục, Thụ tạot này đón nhận phần thưởng với lòng ưng thuận tuyệt đối mà nhờ đó, Mẹ đã kiện tác trong việc kiện toàn Vương Quyền. “Hãy đến, ngươi sẽ được đội triều thiên” (Dc 4,8) lời kinh phụng vụ hát lên theo đề tài của sách Diễm Ca như thế. Đức Maria ở đây không chỉ là hình ảnh biểu trưng cho Giáo hội mà còn là hình ảnh cho mọi tâm hồn và hơn nữa, cho các linh hồn tận hiến cho Thiên Chúa bằng các lời khấn. Như thế, qua việc đội triều thiên cho Đức Maria, giai đoạn cuối cùng của lịch sử cứu chuộc, nghĩa là cuộc sống của thế giới tương lai – có được một trong các biểu lộ ngôn sứ, và trở nên – qua việc phủ bức tranh khắp tường của phòng riêng đó – một sưc thúc đẩy liên tục khiến anh em đang sống ở đó hy vịng, đồng thời hưởng niềm hy vọng đó tới tất cả mọi người mà chính tu sĩ này sẽ rao giảng Phúc âm cứu rỗi cho họ. Trước thị kiến này, Thầy sẽ nhớ lại lời cầu nguyện mà Chúa Ki-tô nói với Chúa Cha ít lâu trước cuộc thương khó của mình: cho tham dự vào vinh quang của Người tất cả những ai sẽ tin vào người (Ga 17,20-24).
Kết luận
Bài giảng này thầy Angelico dành cho các anh em tu sĩ cộng đoàn thánh Mác-cô. Họ tập họp lại ở đó là để chuẩn bị cho việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc trên thế giới theo lối sống của các tông đồ. Các thính giả thông thường của bài giảng đó đã thay đổi từ lâu rồi. Các lời của Thầy không còn vang dội trong một tu viện nữa nhưng trong một bảo tàng viện. Thật là khó để có thể lắng nghe được bài giảng “gốc” và độc đáo đó. Từ nay nó không còn là một bài thuyết giảng nhằm đào tạo ý thức tông đồ nhưng chỉ là một tác phẩm văn hóa của một thời đã qua. Thay vào chỗ của các tu sĩ, có các sử gia và nhà phê bình nghệ thuật bắt đầu lắng nghe Thầy, nhưng trong một mục đích khác hẳn; có những khách du lịch, đôi khi hiếu kỳ, đôi khi không biết gì hết, đôi khi không nhạy cảm, tất cả họ đều đi theo hành trình này, len lén nhìn trộm cuộc triển lãm thật lạ thường này; có những sinh viên ít nhiều có trật tự và ồn ào náo nhiệt đến ngắm những tác phẩm này khi họ đã nghe nói về một người nào đó mang tên là “Beato Angelico”. Tuy vậy, các bích họa của tu viện thánh Mác-cô và các bản vẽ tranh gom lại từ khắp nơi của thành Florence trong “phòng bào chế thuốc” của phòng tiếp lữ tiếp tục làm cho mọi người biết đến nhân vạt đặc biệt Jean de Fiesole, là người đã muốn kiện toàn sứ vụ của mình giữa nhân loại bằng cách thể hiện niềm tin Ki-tô hữu vững chắc của mình qua những bức tranh tuyệt vời.
Lời trích dẫn này của một sử gia nghệ thuật tân thời đã tổng hợp sự lôi cuốn muôn thủa mà bài giảng của thầy Angelico trình bày: “Những bức bích họa cho tu viện thánh Mác-cô là một công trình đã được hoàn tất bằng sự cộng tác với những người khác thật sự là vĩ đại. Chúng thể hiện – ở mỗi nơi – cá tính của Đấng Chân Phước trong việc hoàn thành một bản vẽ Icôn đầy sáng tạo độc nhất để đáp ứng những đòi hỏi thiêng liêng và khát vọng của một cộng đoàn đan tu nào đó: từ đấy, tính mới mẻ thiết yếu được biểu lộ trước tiên, trong sự thanh lọc đến từng chi tiết mô tả nhỏ bé nhất, trong cách cấu tạo đơn sơ cực kỳ của mỗi cảnh phông, trong việc khước từ những “thủ thuật sân khấu”, và trong sự biến hình của các nhân vật vốn là biểu tượng một đời sống nội tâm sâu xa”.
Lời trích dẫn này của một sử gia nghệ thuật tân thời đã tổng hợp sự lôi cuốn muôn thủa mà bài giảng của thầy Angelico trình bày: “Những bức bích họa cho tu viện thánh Mác-cô là một công trình đã được hoàn tất bằng sự cộng tác với những người khác thật sự là vĩ đại. Chúng thể hiện – ở mỗi nơi – cá tính của Đấng Chân Phước trong việc hoàn thành một bản vẽ Icôn đầy sáng tạo độc nhất để đáp ứng những đòi hỏi thiêng liêng và khát vọng của một cộng đoàn đan tu nào đó: từ đấy, tính mới mẻ thiết yếu được biểu lộ trước tiên, trong sự thanh lọc đến từng chi tiết mô tả nhỏ bé nhất, trong cách cấu tạo đơn sơ cực kỳ của mỗi cảnh phông, trong việc khước từ những “thủ thuật sân khấu”, và trong sự biến hình của các nhân vật vốn là biểu tượng một đời sống nội tâm sâu xa”.
---------
(1) Thư mục cơ bản: Marie Loúie GENGARO, “ll Beato Angelico a San Marco”, Học Viện nghệ thuật họa hình Ý, Bergame 1954 (cho một diễn giải nghệ thuật phổ quát); Etienne Orlandi o.p. “Beato Angelico”, Léo S. Olschki Editeur, Florence 1964 (cho một tài liệu lịch sử); E. Morante-U. BALDINI, “L’opera completa dell’ Angelico” (classici dell’ arte 1938). Rizzoli Editeur, Milan 1970 (để bổ sung các bản minh họa và văn bản); Georges BÓNANTI. “Firenze. L’ Angelico al convento di San Marco”, Viện Địa Lý De Agostini. Novara 1982 (cho các bản minh họa bằng màu hoàn thành sau những công trình tu sửa cuối cùng)
(2) ORLANDI, “Beato Angelico”, OP. xin xem 66 và kế tiếp.
(3) Ngôn ngữ của thầy Angelico là đặc biệt phong phú trong bức tranh lụa thánh Mác-cô, vì Thầy đã muốn tỏ lòng biết ơn với gia đình của Medicis, mà thị kiến của các thánh bảo trợ đang thưa chuyện với Đức Trinh Nữ và Hài Nhi Giê-su trong Thiên Đàng hé mở được dâng lên cho các anh em tu sĩ và các tín hữu hiệp nhất trong nhà thờ. Đồng thời Thầy cũng làm cho phong phú thêm việc thờ phượng của cá nhà chiêm tinh ở phòng số 39 bởi một đám rước của nhà vua. Phòng này một cách chính xác được dành riêng cho ân nhân của người là ông Côme de Médicis.
(4) Về mâu thuẫn biểu kiến của Đức Chúa Giê-su trên Thập Giá đang đẫm máu và hấp hối nhưng với một thân xác đang an nghỉ trong một sự bình an của Thiên Chúa, xin xem tổng luận của thánh Tôma Aquinô được chọn bởi nhà nghệ sĩ hội họa Fiesole “Đức Kitô trên Thập Giá vừa đang đau khổ vừa được vinh phúc”. (Tổng luận thần học, quyển thứ III, 46,8)
(5) Thánh Thi Lễ kính Đức Trinh Nữ.
(6) Về theo gương Đức Chúa Giê-su Kitô, xin xem thánh Tôma Aquinô, “Credo in Deum” (Tôi tin kính một Thiên Chúa) (dẫn nhập và lời giới thiệu của L.A. Redigonda o.p.), trong “Sacra Doctrina” (Tín Điều Thánh) 77 (1975) 134-136; đoạn này cũng được ghi lại trong sách đọc thứ hai của thánh lễ mừng thánh Tôma trong Các giờ Kinh phụng vụ, nagỳ 28 tháng Giêng.
(7) SANCTI ANTONNINI, Summa theologica, Graz 1959, III, col 919 C.
(8) Đoạn cuối của bài cầu nguyện tiếp liên “Ngợi khen Sion của những kẻ được cứu chuộc” (lauda Sion Salvatorem) do thánh Tôma Aquinô viết cho kinh nguuyện “Thân Thể của Thầy” (Corpus Domini): “Thầy biết và có thể tất cả, Thầy nuôi chúng con trong cuộc sống hay chết của chúng con, xin Thầy làm cho chúng con trong cuộc sống hay chết của chúng con, xin Thầy làm cho chúng con trở nên bạn cùng mâm trên Trời, kẻ thừa hưởng gia nghiệp của Thầy, và là những người cùng chung quốc gia với các Thánh của Thầy. Amen Alleluia!” (Tu, qui cuncta scis et vales, Qui nos pascis hic mortales, Tuos ibi commensales, Coheredes et sodalé, Fac sanctorum civium)
(9) ORLANDI, “Beato Angelico”, tác phẩm nêu ra 77, xem ghi nhớ 4
(10) Xem sopra, “bài giảng cho cộng đoàn Fiesole”, phần 2
(11) Virginis intacte cum veneris ante figuram, pretereundo cave ne sileatur ave.
(12) Salve Mater pietatis et totus Trinitatis nobile triclinium. Bản văn của Adam de Saint Victor (vào năm 1192), nhạc sĩ và nhà thờ.
(13) Đoạn của thánh thi được quy là của Thánh Bernard (PL CLXXXIV, 1319) mà dịch lại cách tự do: “Ôi lạy Đấng Cứu Thế, xin Chúa đón nhận linh hồn con, xin chấp nhận nó, ôi lạy Chúa Giê-su rất kính mến; con ước muốn ở trên Thập Gía, và Chúa biết tại sao; Xin Chúa ban cho con sức mạnh!”
(14) RAYMOND CREYTENS, “Di chúc của thánh Đa Minh” trong nền văn chương cổ và hiện đại, trong “Công hàm Dòng Anh Em Thuyết Giảng”, (in Archivium Fratrum Paredicatorum”, XLIII (1973) 29-72.
(15) Thầy Angelico đã qua hai lần vẽ lại bản di chúc của thánh Đa Minh trong “Sự Tôn Vương” của Louvre: trên quyển sách được Thánh nhân cầm trong buổi tôn vương và trên cái hộp nhỏ đựng giấy ghi Thánh kinh của người Do Thái. Cái hộp này được vẽ trên tấm bản cuối cùng của phần dưới của một bức tranh khắc dựng sau bàn thờ chính có biểu trưng cái chết.
(16) “Chớ gì cá anh em tu sĩ chỉ có một phòng riêng nghèo khó không có trang trí hay có những hình ảnh thế tục, nhưng chỉ có một ảnh chuộc tội, một ảnh Đưc Trinh Nữ Maria, và một ảnh Cha Đa Minh của chúng ta. “Frates non habeant níi unicam cellam pauperem, sine ornamentis aut imaginibus Cruxifixi, Beate Virginis et Patris nostri Dominici”. Hiến chương của Dòng, Constitutiones Ordiní Praed., Lib. IV, art. III, n.610.
(17) Việc mô tả có thể tìm thấy được cách dễ dàng trong bất cứ quyển sách hướng dẫn của viện bảo tàng thánh Mác-cô.
(18) Chúng ta hãy quan tâm tới bài đọc sau cùng nhất về mầu nhiệm này: một dị bản “gần gũi với” bức Truyền Tin trong căn phòng riêng số ba: một trong những sáng tạo cao quý nhất trong lịch sử họa hình. Cái đơn sơ trong phương cách sử dụng, cái nghèo nàn tuyệt đối của hình ảnh, cái khước từ tự nguyện về mọi yếu tố trang trí bên ngoài, tất cả đều đạt tới một đỉnh mà trước đây chỉ biết đến trong những bích họa dữ dội nhất của Giotto: đến mức mà thầy Angelico đã từ bỏ luôn cả việc mặc lấy màu xanh da trời cho chiếc áo choàng của Đức Trinh Nữ. Nó chỉ được bao phủ bởi một lớp màu thật mong manh mà với thời gian, nó bị phai đi, và ngày nay nó trở nên hoàn toàn trong trẻo. Với sự hiện diện thinh lặng của thánh Phêrô tử đạo, là ánh sáng truyền vào từ phía trái và – hoàn toàn không thể thấy được với một cái nhìn quan sát cặn kẽ – mẫu hình, cho những ai chiêm ngắm đúng tầm xa, một không gian, một kiến trúc được dựng nên từ cái không. Cái bóng này dần dần trở nên đậm hơn trải qua từ sắc độ màu hồng đào sang màu xám và sự hoàn tất kỹ thuật cho bích họa này là một điều kỳ diệu, nó không có “thân xác”: đây là một hơi thở, không gì khác hơn. Thầy Angelico đã biết cách trình bày ở đây cái vật chất dưới dạng tinh thần: kết quả mà hình như Thầy đạt tới nhờ bầu khí bí ẩn nơi mà Thầy đang ở, được hướng dẫn bởi Một Người còn cao trọng hơn cả Thầy. Xem BONSANTI, Florence, L’ Angelico, op cit 13-14.
(19) ENZO CARLI, Rinascimento Fiorentino, 14-18, trong “Atlante della Pittura”, Học Viện Địa Lý) Institut Géographique De Agostini, Novara 1963, phần III.
----------------
TIỂU SỬ CỦA THẦY ANGELICO
Khoảng 1400 Sinh ra gần Vicchio nel Mugello (Florence). Được đặt tên là Guido. Cha của Thầy tên là Piero di Gino.
1417 Nghệ sĩ họa hình và nghệ sĩ họa hình tiểu họa tại Florence.
Khoảng 1420 Vào dòng thánh Đa Minh của thành Fiesole (Florence), nơi mà Thầy nhận tên là Jean. Bề trên và Thầy của tu sĩ là thánh Antonin Pierozzi, tân tổng giám mục của Florence. Thầy được chịu chức linh mục sau khi anh của Thầy là Benoit được chịu chức.
Khoảng 1425 – 1438 Thầy vã cho tu viện mình các tranh lớn: bức Truyền Tin, bức Hạ Huyệt, và bức Đội Triều Thiên của Đức Trinh Nữ.
1438 Tại Cortrone (Arzzo), Thầy vẽ các bích họa trong nhà thờ của tu viện thánh Đa Minh.
1438 – 1445 Thành viên của cộng đoàn Đa Minh thánh Mác-cô tại Florence, dưới thời bề trên là thánh Antonin. Thời kỳ cá bích họa nổi tiếng của nhà tu kín, phòng tu nghị, các hành lang, và các phòng riêng.
1445-1447 Đức Giáo hoàng Eugène IV yêu cầu Thầy đến vẽ tại Vatican, và đề nghị Thầy làm tổng giám mục của Florence. Thầy Jean khước từ chức giám mục và gợi ý thay vào chỗ của mình thánh Antonin.
1447 Các bích họa tại nhà nguyện thánh Brice (hay là bức họa của Đức Trinh Nữ) trong nhà thờ chánh tòa Orvieto.
1447-1449 Trở về Vatican và vẽ nhà nguyện Nicolas V.
1449-1452 Bề trên tại dòng Đa Minh thành Fiesole, thừa kế trọng trách này vào chỗ của anh Benoit đã qua đời.
1453-1455 Cư ngụ tại Rô-ma nơi tu viện Đa Minh thánh Maria trên Minerve, nơi mà Thầy qua đời ngày 18 tháng 02 năm 1455. Ngôi mộ của Thầy bằng đá cẩm thạch được đặt trong nhà thờ của tu viện. Người ta điêu khắc khuôn mặt của Thầy Jean de Fiesole trên tấm bia; hai câu văn bia cầu nguyện ca ngợi sự thánh thiện và nghệ thuật của Thầy.
1915 Kiểm nhận lần thứ nhất thi hài: cái sọ thể hiện còn tốt.
1958 Kiểm nhận lần thứ hai thi hài nhằm mục đích làm vinh danh Chúa do ý muốn của Đức Giáo haòng Pie XII.
1975 Sự chỉnh đốn cuối cùng trên thi hài trong ý hướng tỏ lòng sùng kính mà quia đó người ta gán cho thầy Angelico là Chân Phước Hiển Thánh.
03 tháng 10 năm 1982 Sự gia ân của Đức Giáo hoàng cho phép sùng kính trong phụng vụ để tưởng nhớ đến Chân Phước Dòng Các Anh Em Thuyết Giảng.