Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

KHI ĐAU KHỔ GÕ CỬA NHÀ BẠN

Thời sự Thần học - Số 31, tháng 3/2003, tr. 47-53

Ferdinad T.Hernando, 

“When Sufferring Knocks on Your Door” trong LIFE TODAY 2, 1996.
____Anh Phương chuyển ngữ.

Hẳn là bạn không thể giả vờ không nghe gì hết, làm ngơ với vị khách không mời mà đến này ?. Dĩ nhiên không chỉ gõ cửa, nó còn quấy rầy bạn nữa. Bạn sẽ phản ứng thế nào đây?. Có lẽ là bạn sẽ tự hỏi bản chất, ý nghĩa, mục đích và các loại đau khổ khác nhau chứ gì ? Nhưng liệu có tìm được câu trả lời, thì có giúp ích gì không? 

Khi con ngừoi đau khổ, thông thường họ chẳng muốn nghe những lời giải thích, vì đó chẳng phải là điều họ đang cần đến. Khi nỗi đau thể lý cũng như tâm lý vụt đến, có lẽ điều cần thiết không chỉ là một liều thuốc giảm đau hay chỉ một “liệu pháp thư giản” là đủ. Đúng hơn , điều cần thiết là : sự hiện diện của một ai đó hiểu thấu, đáp ứng được nhu cầu của bạn hẳn . 

Đau khổ vốn là vấn đề của mọi thời đại, vì kinh nghiệm nhân loại cho thấy là đau khổ cột chặt con ngưòi bao nhiêu thì lại làm cho họ tự do bấy nhiêu. Nói như thế xem ra là nghịch lý. Thực vậy, mọi Kitô hữu đều hiểu rằng Thập giá đã cột chặt Đức Kitô vào đau khổ ,nhưng lại làm cho chúng ta được tự do. 

Như thế, khi đau khổ gõ cửa nhà bạn, hãy nói đến đau khổ, hãy đàm thoại với Thiên Chúa. Nói cách khác hãy cứ “ làm Thần học” đi.

Thần học chẳng phải là thứ ngôn từ “dao to, búa lớn” trong hàng đống sách vở, thiên khảo luận “tràng giang đai hải” vô kể. Đôi lúc các nhà thần học làm cho vân đề trở nên phức tạp hơn khi bàn về Thiên Chúa và tương giao của Người với thế giới. Nhưng thực ra Thiên Chúa vẫn chỉ là Thiên Chúa. Chúng ta chẳng thể “ sắp xếp” Người theo những quan niệm giới hạn của mình thành những áng văn chương thần học. Như thế thần học chẳng là gì khác hơn là nói về Thiên Chúa. Nhưng điều chúng ta đang bàn đến ở đây cũng chẳng rõ ràng gì. Khi chúng ta định nghĩa thần học là nói về Thiên Chúa, thì không có ý “bàn thảo về Thiên Chúa”, nếu vậy thì chưa phải là thần học. Kinh nghiệm con người là thuộc kinh nghiệm đức tin. Như thế, thần học là nỗ lực căn bản để hiểu và phát biểu đức tin của mình đi song đôi với kinh nghiệm văn hóa và lịch sử , dưới ánh sáng mặc khải.

Tuy nhiên, nhìn gần hơn, chúng ta thấy thách đố cơ bản nhất đối với niềm tin Kitô giáo, trong kinh nghiệm nhân loại, chính là thách đố về đau khổ. Đối với những người “bận rộn”, thì tôn giáo bị giản lượt đến độ chẳng là gì hết, thậm chí tôn giáo lại còn làm “xao lãng” điều quan trọng hơn là sự sinh tồn và phát triển. Kitô giáo không chấp nhận loại người này.

Những vấn đề sinh tồn và phát triển vốn “ngược lại” với những thách đố của đau khổ thì không nhất thiết mâu thuẫn với sứ điệp Tin Mừng vốn hướng con người đến sự sống. Nói cách khác, trong khi tôn giáo trả lời cho vấn đề đau khổ, thì tôn giáo không chỉ nhìn vấn đề trong tương quan để làm thế nào giải trừ được những đau khổ đó. Như thế ,vấn đề đau khổ không thể tách rời khỏi kinh nghiệm, vì chính vấn đề đó là do kinh nghiệm. Đây chínhlà nơi mà chúng ta xác định đựoc : có thể nói về Thiên Chúa ở ngay giữa đau khổ của con người.

Chúng ta phải bắt đầu từ đâu nhỉ ? Có thể như thế này :

*. Phải chăng đau khổ là một thực tại có thể giải thích, có thể hiểu, có thể chấp nhận mà chẳng cần đến mầu nhiệm ?
*. Vấn đề cơ bản nhất của đau khổ là gì ?
*. Tự do con ngừoi đến đâu trong những đau khổ ?
*. Người vô tội chịu đau khổ là sao ?
*. Phải chăng đau khồ là một tội ác cần phải nhổ tận rễ, hay ít ra phải tránh xa, vì nó chống lại phẩm giá và tự do của con người ?
*. Đau khổ có ý nghĩa gì không?
*. Có cần phân biệt rõ ràng giữa đau khổ có giá trị tôn giáo với đau khổ như một sự ác luân lý không ?
*. Khi nào và làm thế nào chúng ta có thể tạo thế cân bằng giữa đấu tranh cho công lý và khiêm tốn châp nhận đau khổ như là một thánh giá Chúa gởi ?

Những vấn đề cổ điển trên xem ra gây nhức nhối, đừng kể đó còn là thách đố nữa ,vì lẽ những câu trả lới không thể là những định thức toán học chính xác, nhưng còn phải “siêu việt và hoàn toàn mang yếu tố con người”.

Tuy nhiên, những đề tài quen thuộc và cổ điển có thể có là : khi một người chịu đau khổ, họ thường bị đè bẹp dưới dạng thức đau khổ này khác. Và câu trả lời truyền thống cho rằng đời người là một chuỗi hanh phúc- đau khổ nối tiếp nhau, hết đau khổ là hạnh phúc và ngược lai, nhưngxem ra đau khổ nhiều hơn hạnh phúc.

Chúng ta phải nói thề nào về Thiên Chúa trong điều kiện đau khổ của mình. Làm sao chúng ta có thể suy niệm về Thiên Chúa là tình yêu, là hiệp thông Ba Ngôi trong hoàn cảnh mà mình chịu nhiều đau khổ ? Tôn giáo có thể gíup chúng ta tối đa khi chúng ta cần không ? Bất cứ nền thần học nào dưới ánh sáng của đau khổ, phải trả lời được những câu hỏi cơ bản này.

Một cách chung, có thể xác định một vài khởi điểm cho cuộc chuyện trò – hay “làm thần học “ của chúng ta về đau khổ của con người. 
Niềm vui : xem ra thật buồn cười khi khởi điểm là niềm vui, khi chúng ta đang phải chịu đau khổ. Nhưng không sao cả. Cái khó khăn chung để tìm thấy niềm vui trong đau khổ là ở chỗ người ta chỉ nhìn thấy đau khổ với nước mắt và buồn thảm. Nếu chỉ có thê thảm trong đau khổ, thì lúc đó chúng ta sẽ trở thành kệch cỡm và ngay cả buồn cười khi nói về niềm vui. Nhưng may thay, không phải như thế. Vì nếu chúng ta cho là đau khổ là thê thảm, làm thế nào chúng ta giải thích được trong thực tế có nhiều người đau khổ nhưng vẫn vui vẻ ? 

Khi người ta chịu đau khổ, niềm vui không chỉ là một cơ chế tự bảo vệ theo tâm lý, cũng chẳng phải là cười “để cho qua chuyện”, vì niềm vui là món quà tâm linh, không do chúng ta vun trồng lên bằng nỗ lực của mình, mặc dầu những nỗ lực này không phải là không quan trọng. Như thế, niềm vui đến từ Thánh Thần được ban cho chúng ta, sao lại không phải là cùng với đau khổ nhỉ?

Giữa những đau khổ của nhân loại, việc cảm thấy vui cần phải được đề cao bằng nhiều cách thức. Chúng ta có thể nói về một người nghèo khốn khổ, nhưng vẫn sống đơn giản và vui tươi. Bằng chứng là đời sông của các vị thánh chết đau đớn trong bệnh tật “khủng khiếp” nhưng luôn vui , nhất là các vị tử đạo vốn phải đối diện với những hình phạt, tra tấn không thể tưởng tượng được, nhưng các vị vẫn cảm thấy vui trước quyền lực. Chẳng có gì mâu thuẫn giữa những điều trên. Phân tích cho đến tận cùng, chúng ta thấy rằng niềm vui và đau khổ không mâu thuẫn vối nhau, nhưng niềm vui và sầu khổ lại có. Cần suy nghĩ lại vai trò của niềm vui giữa đau khổ.

2. Trông cậy vào Thiên Chúa quan phòng. Chúng ta đã nói đến niềm vui. Nhưng có những người khi chạm đến ngưỡng cửa của đau khổ liền đặt vấn đề ngay với Thiên Chúa :”Tại sao có đau kho ?”. Nhưng cũng có` những người, tuy đau khổ tột cùng, vẫn nhìn lên Thiên Chúa như Đấng Cứu Độ họ, như Đấng làm cho họ được sống. Đối với những người có lòng cậy trông như thế, người ta tự hỏi “tại sao lại cậy trông ?“. Linh đạo “tuân theo y! Chúa” của những người “bé mọn” (không phải trí thức và thông luật!) hẳn sẽ làm cho các thần học gia chuyên nghiệp mắc cở. Như the, cảm thức về Thiên Chúa quan phòng vốn rất mạnh nơi những người chịu đau khổ thì chẳng phải là họ mù quang đâu, bởi vì Thiên Chúa đã trở nên niềm hy vọng cho họ chống lại với tình trạng có thể coi là tuyệt vọng của đau khổ, của nghèo đói và thậm chí của cái chết. 

Chúng ta cân phải nhắc đến trường hợp của Gióp, một trường hợp mang “tính thần học ít nhiều” về một con người đau khổ nhưng cuối cùng là hạnh phúc. Như thế, chúng ta có một bài học là: con người có thể có lòng trông cậy, nhất là ngay cả trong đau khổ.

Khi niềm hy vọng trở nên vô nghĩa trong thế giới đau khổ này, chúng ta chỉ có thể học được từ những người vốn đón nhận ý nghĩa của đau khổ, đồng thời coi nó như là thách đố của Đấng đang hiện diện giữa chúng ta trong thời đại đau khổ này. Phải chăng điều đó nói lên niềm hy vọng răng Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến độ cho phép mình cùng chịu đau khổ với chúng ta?. Sau hết, Thiên Chúa yêu thương người đau khổ. Tình yêu mà không chịu đau khổ xem ra là một tình yêu không đáng tin. Thập giá nhắc chúng ta cần phải trông cậy và tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Thập giá đáng tin vì đó là một tình yêu bị đóng đinh, một tình yêu đau khổ.

3. Hy sinh : hy sinh càng có giá trị lớn lao trong những hoàn cảnh càng đau khổ. Thoạt nhìn, hy sinh có thể xem là một sỉ nhục (tinh thần) thêm vào một vết thương (thể lý). Liệu còn có ý nghĩa gì khi bảo một người vốn chẳng có cái ăn thường ngày lại chịu khó hy sinh ăn chay vào ngày thứ sáu Tuần Thánh? Họ đã chẳng “hy sinh” mỗi ngày đó sao ? Đúng hơn, ở đây, sự hy sinh (ăn chay) chỉ có ý nghĩa khi người ta sống trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi, một hoàn cảnh vốn là “tự nhiên” của họ.

Có lẽ chúng ta cũng chẳng khăng khăng để nghĩ rằng những ai đã từng chịu đau khổ nhiều thì chắc chắn là người có khả năng hy sinh hơn. Ngược lại những ai chưa từng trải qua đau khổ, thiếu thốn thì lại khó sẵn sàng hy sinh. Có nhiều điều cần phải nói về sự mâu thuẫn này, vì mâu thuẫn không nằm ở chỗ giữa hy sinh và đau khổ nhưng ở chỗ giữa hy sinh và ích kỷ. Tất nhiên là những người đã từng đau khổ để theo đuổi mục tiêu mình mong muốn và đạt đưọc mục tiêu đó với nhiều hy sinh, thì hẳn là thành công càng giá trị.

Thông thường, chúng ta không đánh giá cao những thành công qúa dễ dàng. Ngày nay, bất cứ nơi nào trên thế giới, nhiều bạn trẻ vẫn phải đối diện với vấn đề là : muốn thành công, chạm trán thách đố, nhưng lại ngại hy sinh. Văn hoá của chúng ta tạo ra tình trạng như thế: chọn lựa. Nếu một xác tín tôn giáo được diễn tả trong văn hóa, rồi thì nó cũng sẽ trở nên một vấn nạn tôn giáo.

Thật vậy, đau khổ con người là một vấn đề rất gần với niềm tin và với đời sống chúng ta. Vậy sứ điệp của nó là gì ?

Có ít nhất ba điều “đẹp” cần nhớ mỗi khi chúng ta gặp đau khổ : niềm vui, lòng trông cậy và hy sinh. 

*Niềm vui : Nói với những người đau khổ về niềm vui ở ngay chính giữa đau khổ của họ không phải là điều không thể được; lòng trông cậy khi đối diện với đau khổ là điều có thực; và sự hy sinh sẽ trở nên cao quý hơn, đẹp hơn khi được đón nhận vui vẻ.

Nếu cuộc sống là một nghịch lý thì đau khổ trong cuộc sống này cũng chẳng là một biệt lệ, vì lối thoát duy nhất khỏi (out) đau khổ lại chính là lối nhập (in) vào đau khổ đó. Thật vậy một bằng chứng hữ hiệu nhất, có tính ngôn sứ là không kiếm đường để đào thoát, nhưng kiếm đường để liên đối với những người đang đau khổ. Do đó, khi người Kitô hữu chấp nhận đau khổ, họ sẽ có được niềm vui, niềm cậy trông và ngay cả hy sinh chính mình nữa. Nói tóm lại, chúng ta rất có khả năng để làm cho đau khổ của mình trở nên có ý nghĩa và thánh thiêng (nghĩa là có tính giải thoát), bởi vì đối cực của niềm vui không phải là đau khồ mà là sầu não, kẻ thù của hy vọng không phải là đau khổ mà là tuyệt vọng, và khả năng hy sinh yếu kém của con người không phải do đau khổ, nhưng do ích kỷ. Sầu nào, tuyệt vọng và ích kỷ vốn có đó, nhưng chẳng phá hỏng chính ân sủng của Thiên Chúa là niềm vui, hy vọng và kiên nhẫn chịu đựng hy sinh khi gặp đau khổ.

Như thế, lần tới, khi đau khổ gõ cửa nhà bạn, hãy cứ để nó đi vào tâm hồn của bạn, chính nơi đó nó sẽ bắt gặp niềm vui, lòng trông cậy vào Thiên Chúa quan phòng, và sự hy sinh của bạn. Như thế, đau khổ không phải là vị khách không mơi mà đến, nhưng là một người đồng hành có thể dẫn bạn đến sự thánh thiện. Cuối cùng, Đức Giêsu là người bạn đồng hành đau khồ của chúng ta, Người luôn dẫn chúng ta đến sự sống, sự sống được biến đổi và sự sống mới.