Thời sự Thần học – số 18 – Tháng 12/1999, tr. 58-64
_Phương Anh_
Xem Video bên dưới What is the new Evangelization? |
Hơn nữa, đứng truớc ngưỡng cửa ngàn năm thứ ba, nhân loại của thời đại hôm nay với "vui mừng, hy vọng, khó khăn và những ưu tư" (Hc Vui Mừng và Hy Vọng 1) đang phải đương đầu với những thách đố mới vốn phát xuất từ một đời sống luôn thay đổi nhanh chóng. Nhân loại ngày nay đang buớc đi với "đôi hia bẩy dặm". Canh tân luôn là một đòi hỏi bức thiết và quyết định sống còn. Cánh cửa sổ mà công đồng VaticanII đã mở ra "để đón một luồng gió mới" nay cần mở rộng thêng thang để có thể đối thoại với thế giới hiện đại hơn nữa. Hội thánh, tự bản chất là có trách nhiệm loan báo Tin mừng cho mọi thời đại cần tìm ra những cách thế mới để loan báo Tin mừng. Nói cách khác, cần có một công cuộc loan báo Tin mừng mới, – Tân Phúc Âm hóa.
Tuy nhiên, "Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi" (Dt 13,8) vẫn là một. Nội dung Lời mạc khải của Thiên Chúa nơi đức Giêsu vẫn luôn y nguyên như ban đầu. Sứ điệp cứu độ vẫn không có gì thay đổi, nhưng cách trình bày luôn cần mới mẻ để phù hợp với thời đại mới, để đáp ứng được những nhu cầu, những thách đố mới. "Một trật tự mới đã xuất hiện và Hội thánh ngày nay vẫn phải đảm nhận những trách vụ to lớn (...). Điều Hội thánh luôn mong muốn là làm sao để thấm nhập những gíá trị thần linh trường cửu và then chốt của Tin mừng vào ngay chính huyết mạch của nhân loại hiện đại" (Lời phát biểu của đức giáo hoàng Gioan XXIII trong công đồng Vatican II ngày 25.1.1961). Như thế, công cuộc Tân Phúc Âm Hóa là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Bài này xin trình bày khái quát về công cuộc Tân Phúc Âm cho thời đại hôm nay.
Từ ngữ Tân phúc âm hóa đã được đức giáo hoàng Gioan Phaolô II sử dụng lần đầu tiên trong chuyến viếng thăm quê hương Ba Lan của Người lần đầu tiên, từ 2-10/6/1979, sau gần một năm lên nắm ngai toà Thánh Phêrô. Trong bối cảnh kỷ niệm 1.000 năm Phúc Âm Hóa quê hương Người, đức Gioan Phaolô đã nói: "Khi Thánh giá được dựng lên ở bất cứ nơi đâu, thì đó là dấu chỉ cho thấy công cuộc Phúc âm hóa đã được khởi sự ở đó". Trong bài giảng cho những công nhân tại Nove Huta, Ba Lan ngày 9/6/1979, Nguời phát biểu: "Một cây Thánh giá gỗ mới đã được dựng lên không xa nơi đây trong suốt thời gian kỷ niệm ngàn năm (Phúc Âm hoá đất nước Ba Lan) này. Cây Thánh giá đó như một dấu chỉ nhắc nhở chúng ta rằng trước ngưỡng cửa của một thiên niên kỷ mới, một kỷ nguyên mới, với những điều kiện sống mới, Tin mừng phải được loan báo một cách mới. Công cuộc Tân Phúc Âm hóa đã được khởi sự, như thể một sứ điệp thứ hai, nhưng vẫn luôn là cùng một sứ điệp". Như thế, từ Ba Lan, lời mời gọi của vị chủ chăn Hội thánh đã vang dội đến Hội thánh trên toàn thế giới. Công cuộc Tân phúc Âm hóa đã lan rộng khắp địa cầu.
Công cuộc Tân Phúc âm chính là:
b/ Trong thông điệp "Loan báo Tin Mừng", số 20, ĐGH Phaolô VI đã khẳng định rõ ràng: "Sự đoạn giao giữa Tin mừng và văn hóa chắc chắn là một bi kịch lớn của thời đại chúng ta", Điều này có nghĩa là có một khoảng cách rất lớn giữa Tin mừng và văn hóa. Tin mừng chưa được hội nhập vào văn hóa. Lịch sử truyền giáo ở Châu Mỹ La tinh là một bằng chứng hùng hồn về sự đứt đoạn này. Sự áp đặt Tin mừng lên một nền văn hóa có nguy cơ biến việc truyền giáo trở nên bành trướng về điạ lý và số lượng người gia nhập, chứ không thâm nhập vào chính nền văn hóa đó. Công cuộc Tân Phúc âm hóa đòi hội nhập (incarnation), chứ không phải chỉ thích ứng (adaptation). Đức Giêsu, Lời Thiên Chúa nhập thể là kiểu mẫu cho việc hội nhập. Lời đã thành người, đã "học ăn, học nói, học gói, học mở" như mọi nguời chung quanh. Hơn nữa, hai khía cạnh của công cuộc tân Phúc âm hóa là nhân bản và tiến bộ. Tính nhân bản của tân Phúc âm hóa đoi tôn trọng lịch sử và văn hóa địa phương của mỗi dân tộc đón nhận Tin mừng. Tính tiến bộ của Tân Phúc âm hóa đòi phải quan tâm đến những phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao của toàn nhân loại. Nói cách khác là cần quan tâm đến văn hóa địa phương cũng như văn hóa toàn cầu.
Tuy nhiên, "Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi" (Dt 13,8) vẫn là một. Nội dung Lời mạc khải của Thiên Chúa nơi đức Giêsu vẫn luôn y nguyên như ban đầu. Sứ điệp cứu độ vẫn không có gì thay đổi, nhưng cách trình bày luôn cần mới mẻ để phù hợp với thời đại mới, để đáp ứng được những nhu cầu, những thách đố mới. "Một trật tự mới đã xuất hiện và Hội thánh ngày nay vẫn phải đảm nhận những trách vụ to lớn (...). Điều Hội thánh luôn mong muốn là làm sao để thấm nhập những gíá trị thần linh trường cửu và then chốt của Tin mừng vào ngay chính huyết mạch của nhân loại hiện đại" (Lời phát biểu của đức giáo hoàng Gioan XXIII trong công đồng Vatican II ngày 25.1.1961). Như thế, công cuộc Tân Phúc Âm Hóa là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Bài này xin trình bày khái quát về công cuộc Tân Phúc Âm cho thời đại hôm nay.
1. Tân Phúc Âm hóa, con đường nhập thể văn hóa
Công cuộc Tân Phúc âm chính là:
- Gieo hạt giống Lời Chúa trong một nền văn hóa mới với những thách đố mới
- Từ phúc âm Hóa Tới Tân Phúc âm hóa
b/ Trong thông điệp "Loan báo Tin Mừng", số 20, ĐGH Phaolô VI đã khẳng định rõ ràng: "Sự đoạn giao giữa Tin mừng và văn hóa chắc chắn là một bi kịch lớn của thời đại chúng ta", Điều này có nghĩa là có một khoảng cách rất lớn giữa Tin mừng và văn hóa. Tin mừng chưa được hội nhập vào văn hóa. Lịch sử truyền giáo ở Châu Mỹ La tinh là một bằng chứng hùng hồn về sự đứt đoạn này. Sự áp đặt Tin mừng lên một nền văn hóa có nguy cơ biến việc truyền giáo trở nên bành trướng về điạ lý và số lượng người gia nhập, chứ không thâm nhập vào chính nền văn hóa đó. Công cuộc Tân Phúc âm hóa đòi hội nhập (incarnation), chứ không phải chỉ thích ứng (adaptation). Đức Giêsu, Lời Thiên Chúa nhập thể là kiểu mẫu cho việc hội nhập. Lời đã thành người, đã "học ăn, học nói, học gói, học mở" như mọi nguời chung quanh. Hơn nữa, hai khía cạnh của công cuộc tân Phúc âm hóa là nhân bản và tiến bộ. Tính nhân bản của tân Phúc âm hóa đoi tôn trọng lịch sử và văn hóa địa phương của mỗi dân tộc đón nhận Tin mừng. Tính tiến bộ của Tân Phúc âm hóa đòi phải quan tâm đến những phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao của toàn nhân loại. Nói cách khác là cần quan tâm đến văn hóa địa phương cũng như văn hóa toàn cầu.