Thời sự Thần học - Số 14 - Tháng 12.1998, tr. 50-59
Hoàng Việt
I. Từ Vaticano II đến thượng hội đồng Giám mục 1987
Chúng ta biết rằng công đồng Vaticano II đã đánh dấu một bước tiến về thần học giáo dân, khi trình bày các giáo dân có một ơn gọi và sứ mạng. Các giáo dân sống trong thế gian không phải bởi vì họ không được ơn kêu gọi đi tu làm giáo sĩ và tu sĩ! Không phải thế: họ có ơn kêu gọi phục vụ Nước Chúa trong thế gian, bằng việc sử dụng các thực tại trần thế theo chương trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, có những vấn nạn đã được nêu lên chung quanh đạo lý vừa trình bày. Phải chăng đã có sự phân chia lãnh thổ: các giáo sĩ lo công chuyện của Giáo hội (việc đạo), còn các giáo dân lo chuyện thế gian (việc đời)? Lấy gì làm ranh giới phân chia các lãnh vực đó? Các tu sĩ cũng tham gia vào việc đời (giáo dục, y tế, và những công tác xã hội nói chung) chứ đâu phải chỉ tối ngày đọc kinh trong nhà thờ? Đối lại các giáo dân cũng được mời tham gia vào các công tác tông đồ mục vụ (huấn giáo, phụng vụ) nữa, chứ đâu phải chỉ lo chuyện làm ăn buôn bán? Như vậy thì có nên dùng “đặc tính trần thế” như tiêu chuẩn để định nghĩa ơn gọi và sứ mạng của giáo dân hay không? Một trong những người muốn xét lại quan điểm của công đồng Vaticano II là cha Yves Congar. Trước đây, cha đã là một nhà tiên phong về thần học giáo dân với tác phẩm Jalons pour une théologie du laicat (1953), với những luận cứ như sau. Các giáo dân lãnh nhận một sứ mạng làm tông đồ do bí tích rửa tội và thêm sức, chứ không phải là do hàng giáo phẩm ủy thác. Các giáo dân mang sứ mạng sống ơn gọi Kitô hữu giữa môi trường trần thế. Thế nhưng vào những năm sau công đồng, cha Congar đã xét lại quan điểm đó. Theo cha, việc định nghĩa ơn gọi giáo dân dựa trên sự phân biệt giữa hai môi trường “Giáo hội” và “trần thế” xem ra giả tạo. Tất cả Giáo hội đều được sai vào trần thế; do đó tất cả mọi tín hữu (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân) đều vừa thuộc về Giáo hội vừa được sai vào trần thế. Sự khác biệt giữa các hàng ngũ không dựa trên môi trường hoạt động cho bằng dựa trên những tác vụ khác nhau. Do đó, vấn đề quan trọng không phải là tìm cách xác định vai trò của giáo dân (các giáo dân tham gia vào trọn sứ mạng của Giáo hội) cho bằng xác định tác vụ của các giáo sĩ khác với các tín hữu khác ở chỗ nào (Ministères et communion ecclésiale, Paris 1971).
Tuy nhiên, có những vấn nạn đã được nêu lên chung quanh đạo lý vừa trình bày. Phải chăng đã có sự phân chia lãnh thổ: các giáo sĩ lo công chuyện của Giáo hội (việc đạo), còn các giáo dân lo chuyện thế gian (việc đời)? Lấy gì làm ranh giới phân chia các lãnh vực đó? Các tu sĩ cũng tham gia vào việc đời (giáo dục, y tế, và những công tác xã hội nói chung) chứ đâu phải chỉ tối ngày đọc kinh trong nhà thờ? Đối lại các giáo dân cũng được mời tham gia vào các công tác tông đồ mục vụ (huấn giáo, phụng vụ) nữa, chứ đâu phải chỉ lo chuyện làm ăn buôn bán? Như vậy thì có nên dùng “đặc tính trần thế” như tiêu chuẩn để định nghĩa ơn gọi và sứ mạng của giáo dân hay không? Một trong những người muốn xét lại quan điểm của công đồng Vaticano II là cha Yves Congar. Trước đây, cha đã là một nhà tiên phong về thần học giáo dân với tác phẩm Jalons pour une théologie du laicat (1953), với những luận cứ như sau. Các giáo dân lãnh nhận một sứ mạng làm tông đồ do bí tích rửa tội và thêm sức, chứ không phải là do hàng giáo phẩm ủy thác. Các giáo dân mang sứ mạng sống ơn gọi Kitô hữu giữa môi trường trần thế. Thế nhưng vào những năm sau công đồng, cha Congar đã xét lại quan điểm đó. Theo cha, việc định nghĩa ơn gọi giáo dân dựa trên sự phân biệt giữa hai môi trường “Giáo hội” và “trần thế” xem ra giả tạo. Tất cả Giáo hội đều được sai vào trần thế; do đó tất cả mọi tín hữu (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân) đều vừa thuộc về Giáo hội vừa được sai vào trần thế. Sự khác biệt giữa các hàng ngũ không dựa trên môi trường hoạt động cho bằng dựa trên những tác vụ khác nhau. Do đó, vấn đề quan trọng không phải là tìm cách xác định vai trò của giáo dân (các giáo dân tham gia vào trọn sứ mạng của Giáo hội) cho bằng xác định tác vụ của các giáo sĩ khác với các tín hữu khác ở chỗ nào (Ministères et communion ecclésiale, Paris 1971).
Đề tài của Thượng hội đồng các Giám mục họp năm 1987 (từ 1-30/10) là “ơn gọi và sứ mạng của các giáo dân trong Giáo hội và thế giới”. Đừng kể việc 60 giáo dân cũng được mời tham dự các phiên họp, cần phải ghi nhận sự kiện là trong thời kỳ khóa họp, một số giáo dân đã được đặt lên bàn thờ. Ngày 4/10, đức Gioan Phaolô 2 đã phong chân phước cho ba thanh niên nam nữ giáo dân tử đạo: Marcel Callo (1921-1945), Pierina Morosini (1931-1956), Antonia Mesina (1919-1935). Ngày 18/10 lễ phong thánh cho 16 vị tử đạo tại nhật (thế kỷ 17) trong đó có vài thầy giảng giáo dân. Ngày 25/10 lễ phong thánh cho bác sĩ Giuse Moscati (1880-1927). Dĩ nhiên, các Giám mục đi họp Thượng hội đồng không phải để tranh luận về tư tưởng thần học mà là để tìm ra những phương thế hữu hiệu nhằm thúc đẩy các giáo dân thực thi sứ mạng của mình. Tuy nhiên, muốn kêu gọi các giáo dân hãy sống sứ mạng của họ thì tiên vàn cần phải vạch họ thấy rõ đâu là sứ mạng của họ. Vì thế mà Thượng hội đồng không thể nào bỏ qua việc xác định căn cước của người tín hữu giáo dân.
Thực ra việc xác định căn cước của giáo dân không phải là chuyện đơn giản. Đề tài của Thượng hội đồng ra như không muốn giới hạn hoạt động của các giáo dân vào lãnh vực trần thế mà thôi nhưng còn muốn cho họ tham gia vào các hoạt động của Giáo hội nữa. Tuy nhiên, có ý kiến khác thì tỏ ý lo ngại khi thấy nhiều giáo dân lo việc nhà thờ đang khi mà nhiều linh mục tu sĩ lại đi lo chuyện chính trị xã hội! Mặt khác, có người cho rằng không cần phải định nghĩa các giáo dân nữa; chỉ cần định nghĩa người tín hữu là đủ rồi: người giáo dân thi hành tất cả những gì nằm trong phẩm giá và ơn gọi của các tín hữu. Duy có các tín hữu giáo sĩ và tín hữu tu sĩ thì mới lãnh nhận thêm một tác vụ và ơn gọi mới (A. Faivre, G. Colombo, R. Castillo Lara, P. Lombardia, F. Coccopalmerio).
II. Tông huấn “Christifideles laici”
Dựa trên 54 đề nghị (propositiones) của Thượng hội đồng, Đức Thánh Cha đã soạn tông huấn “Christifideles laici” ban hành ngày 30/12/1988. Nhìn cách tổng quát ta thấy có hai điểm nổi bật sau đây:
* Ơn gọi và sứ mạng của người tín hữu giáo dân được trình bày dựa trên mô hình Giáo hội “mầu nhiệm - thông hiệp - sứ vụ”.
* Mô hình Giáo hội vừa rồi lại được gắn liền với hình ảnh Tân ước về cây nho và vườn nho.
Chúng ta hãy rảo qua từng điểm một.
A. Mô hình Giáo hội nhìn dưới ba khía cạnh “mầu nhiệm - thông hiệp - sứ vụ” được sử dụng làm cái sườn cho ba chương đầu. Đây là lần đầu tiên mà mô hình này xuất hiện trong văn kiện của Tòa thánh. Ý nghĩa của mô hình này được giải thích ở số 8 như sau: “Giáo hội là mầu nhiệm bởi vì tình yêu và sự sống của Cha, Con và Thánh thần là thuần túy hồng ân được cống hiến cho những kẻ được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần; họ được kêu gọi làm sống lại chính sự thông hiệp của Thiên Chúa và biểu lộ cùng thông truyền nó trong lịch sử (sứ vụ). Ba chiều kích gắn chặt với nhau, như văn kiện còn lặp lại ở các số 18 (sự thông hiệp là một mầu nhiệm), 32 (sự thông hiệp dẫn tới sứ mạng).
1/ Dựa theo sườn đó, chương I (mầu nhiệm) trình bày phẩm giá của tín hữu giáo dân. Bắt nguồn từ Ba ngôi, Giáo hội là Dân Thiên Chúa, Thân thể của đức Kitô, Đền thờ của Thánh Thần. Do bí tích Thánh tẩy, người tín hữu được thông dự vào mầu nhiệm của Giáo hội. Vì thế người tín hữu trở thành con của Chúa (số 11), chi thể của đức Kitô (số 12), được thánh hiến làm đền thờ của Thánh Thần (số 13). Đây là nền tảng của ơn gọi và sứ mạng của người tín hữu. Vì là chi thể của đức Kitô, họ được thông dự vào ba chức phận tư tế, ngôn sứ và vương giả (số 14). Vì là đền thờ của Thánh Thần, người tín hữu được thúc đẩy nên thánh qua việc phát triển các hoa trái của Thánh Thần (số 16).
2/ Chương II bàn về sự tham gia của các tín hữu vào sinh hoạt của Giáo hội, được kết thành do một chuỗi những mối dây thông hiệp hữu cơ: sự thông hiệp hàng ngang giữa những tác vụ và đặc sủng đa dạng (số 21-24); sự thông hiệp hàng dọc từ những cộng đoàn địa phương lên tới cộng đoàn hoàn vũ (số 25-27).
3/ Chương III nói tới sứ vụ. Các tín hữu được sai đi để mang Tin mừng vào các môi trường xã hội: từ những nơi chưa hề được nghe giảng Tin mừng cho đến những nơi thờ ơ lãnh đạm với đạo nghĩa. Việc rao giảng Tin mừng bao gồm sự phục vụ phẩm giá con người, cách riêng là bảo vệ nhân quyền (số 37). Vài môi trường đặc biệt đang cần sự dấn thân của các giáo dân là: gia đình (số 40), các công tác bác ái từ thiện (số 41), hoạt động chính trị (số 42), đời sống kinh tế xã hội (số 43), văn hóa (số 44).
B. Mô hình về Giáo hội được gắn với hình ảnh về cây nho và vườn nho. Hình ảnh này được sử dụng làm tựa cho 5 đề mục của văn kiện:
- Thầy là cây nho, các con là ngành (phẩm giá);
- Tất cả là cành của một cây nho (thông hiệp);
- Thầy đã để các con ra đi và mang về hoa trái (sứ mạng);
- Các người được gọi vào làm việc trong vườn nho (những ơn gọi khác nhau);
- Ngõ hầu các con mang lại nhiều hoa trái hơn nữa (việc đào tạo huấn luyện).
Ý nghĩa Kinh thánh về vườn nho và cây nho được tông huấn giải thích ở số 8 (Cưụ ước: Giêrêmia 2,21, Edêkiel 2,21; Isaia, 5,1-2; Marcô 12,1). Cách riêng, hình ảnh vườn nho lấy dụ ngôn ở Mt 20,1-16 nói tới sự mời gọi vào làm việc trong vườn nho, ra như muốn làm nêu bật tính cách hồng ân của mọi tác vụ và linh ân: Chúa kêu gọi mỗi người vào một giờ khác nhau và trao cho họ một công tác khác nhau; bởi vậy không nên phân bì ghen tương nhau làm chi (xc.số 45)! Hình ảnh cây nho dựa theo chương 15 của Phúc âm theo thánh Gioan. Hình ảnh cây nho và vườn nho bổ túc thêm cho những ý niệm về Giáo hội là “Dân Thiên Chúa, Nhiệm thể đức Kitô, Đền thờ Thánh Thần”. Tông huấn (ở số 16) viết như sau: “Giáo hội là vườn nho ưu tuyển, nhờ đó mà các cành nho được sống và tăng trưởng do chính nhựa sống thánh thiện và thánh hóa của đức Kitô. Giáo hội là thân thể huyền nhiệm, trong đó các chi thể thông dự vào đời sống thánh thiện của Đầu tức là đức Kitô. Giáo hội là hiền thê yêu dấu của Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình để thánh hóa nó. Chúa Thánh Thần xưa kia đã thánh hóa đức Giêsu trong cung lòng trinh khiết của đức Maria cũng là Thánh Thần đang ngự và tác động trong Giáo hội, ngõ hầu thông chuyền sự thánh thiện của Con Thiên Chúa làm người”.
Người tín hữu giáo dân được mời hãy kết hợp chặt chẽ với đức Kitô như cành với cây nho; nhờ việc kết hiệp đó mà họ sẽ mang lại nhiều hoa trái. Việc sinh hoa trái bao hàm sứ mạng ra công làm việc, ngõ hầu cánh đồng thế giới trở thành vườn nho của Thiên Chúa, nghĩa là sao cho các môi trường nhân sinh được thấm nhiễm tinh thần Phúc âm.
Như thế, tông huấn Christifideles laici đã trình bày thần học về ơn gọi và sứ mạng của Giáo dân trong bối cảnh Giáo hội sinh động vừa hướng đến sự nên thánh bằng việc kết hiệp thâm sâu với Chúa, vừa hướng tới sứ mạng giữa nhân loại.
III. Căn cước của người tín hữu giáo dân theo Tông huấn “Christifideles laici”
1. Thần học về tín hữu giáo dân được trình bày dựa theo mô hình về Giáo hội “mầu nhiệm - thông hiệp - sứ vụ”; mô hình này lại còn được ghép với hình ảnh vườn nho và cây nho. Khung ảnh này muốn tránh vài lối nhìn một chiều về căn cước của người giáo dân trong quá khứ, hoặc chỉ coi các giáo dân như là cộng sự viên của hàng giáo phẩm, hoặc chỉ giới hạn hoạt động của họ vào lãnh vực trần thế! Tiên vàn tông huấn muốn nêu bật phẩm giá của người giáo dân ở chỗ họ là Kitô hữu: họ là con Thiên Chúa, chi thể của đức Kitô, đền thờ của Thánh Thần. Phẩm giá và ơn gọi bắt nguồn từ bí tích rửa tội, chứ không phải là do giáo luật cấp ban. Vì người tín hữu giáo dân là phần tử của Giáo hội nên cũng tham gia vào sự thông hiệp và sứ vụ của Giáo hội, nghĩa là vừa trong sinh hoạt nội bộ của Giáo hội vừa ở cánh đồng truyền giáo. Dù sao, trước khi nói tới các môi trường hoạt động tông đồ, ra như tông huấn muốn nhấn mạnh tới ơn gọi nên thánh của người tín hữu. Họ nên thánh qua việc kết hiệp thân mật với Chúa, qua việc tuân theo ý Chúa, qua việc sử dụng những hồng ân của Chúa để phục vụ tha nhân. Đó là những dạng thức khác nhau của đức ái, nòng cốt của sự thánh thiện.
2. Những điều vừa rồi có thể áp dụng cho hết mọi tín hữu Kitô, cả giáo sĩ tu sĩ lẫn giáo dân. Còn có gì thêm cho các giáo dân hay không? Trên đây, chúng tôi đã trình bày một ý kiến cho rằng điều kiện giáo dân không có gì khác với điều kiện của người Kitô hữu hết. Vì thế không cần phải định nghĩa căn cước của người giáo dân làm chi; chỉ cần đào sâu các khía cạnh của ơn gọi Kitô hữu là đủ rồi.
Ý kiến đó chỉ được tông huấn Christifideles laici (=CL) chấp nhận một phần, theo nghĩa là cần phải trình bày phẩm giá của các tín hữu một cách tích cực. Trước đây, xem ra người giáo dân chỉ được định nghĩa cách tiêu cực: giáo dân là người không phải là giáo sĩ hoặc tu sĩ! Dựa theo công đồng Vaticano II, tông huấn CL đã muốn làm nêu bật phẩm tính của người tín hữu xét trong tương quan với Ba ngôi Thiên Chúa (các số 11-13); qua số 14, tông huấn khai triển ý nghĩa của việc thông dự vào 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ, vua của đức Kitô. Có tác giả đã lưu ý tới việc liệt kê thứ tự của ba chức vụ. Trong các văn kiện dành cho các giám mục và linh mục, thì chức vụ đầu tiên là ngôn sứ; còn khi nói tới giáo dân thì chức vụ tư tế lại được xếp ở hàng đầu. Dĩ nhiên là cả ba chức vụ liên hệ rất chặt chẽ với nhau, nhưng việc xếp đặt ưu tiên các chức vụ ắt phải có dụng ý gì đó. Đối với các giáo sĩ, chức vụ ngôn sứ được đặt ở đầu có lẽ vì muốn nhấn mạnh tới việc rao giảng lời Chúa. Nhờ có lời Chúa thì đức tin mới được khêu dậy và việc cử hành bí tích mới có ý nghĩa. Còn đối với các tín hữu, việc đặt chức vụ tư tế ở hàng đầu ra như muốn nêu bật tính cách độc đáo của phụng tự Kitô giáo: người tín hữu không những chỉ thờ phượng Chúa khi tham dự các buổi cầu nguyện phụng tự, nhưng họ được kêu mời biến tất cả cuộc đời thành hy lễ đẹp lòng Chúa. Nhờ việc kết hiệp với đức Kitô bằng bí tích Thánh tẩy và Thánh thể, hết mọi hành vi, cho dù tầm thường mấy chăng nữa, cũng có thể trở thành hành vi thờ phượng.
C. Tuy nhiên, tông huấn Christifideles laici không dừng lại ở chỗ trình bày phẩm giá chung cho hết mọi Kitô hữu nhưng mà còn muốn đi vào những ơn gọi khác nhau nữa. Giáo hội là thân thể của đức Kitô: một thân thể có nhiều chi thể khác nhau. Tất cả các chi thể đều cần thiết và không ai được phép đánh giá cao thấp một chi thể nào hết. Tuy vậy, sự xóa bỏ những chức phận khác nhau của các chi thể cũng sẽ gây ra tai họa không nhỏ cho sự sống của thân thể! Giả như trong thân thể chỉ còn đầu chứ không còn tim, phổi, chân tay nữa, thì thử hỏi làm sao mà thân thể sống được? Giáo hội được Thánh thần trang điểm với những linh ân và đặc sủng khác nhau; vì thế sau khi đã nhấn mạnh tới sự bình đẳng về phẩm tính của các Kitô hữu, ta không nên bỏ qua những sự khác biệt về tác vụ và linh ân. Giáo hội là một sự thông hiệp vừa giữa các cá thể và cộng đoàn vừa giữa các đặc sủng và linh ân nữa. Chính trong bối cảnh thông hiệp giữa các linh ân mà tông huấn nói tới đặc chất của tín hữu giáo dân (số 15).
Lặp lại giáo huấn của công đồng Vaticano II (Lumen Gentium 31), tông huấn CL cho rằng đặc chất của giáo dân là tính cách trần thế (indoles saecularis). Như chúng ta đã biết, tư tưởng này đã bị phê bình bởi vì sự phân chia hai lãnh vực tôn giáo và trần thế không được rõ rệt: ta không thể giới hạn phạm vi hoạt động của các giáo sĩ trong khuôn viên nhà thờ, và dành cho giáo dân tất cả những sinh hoạt bên ngoài nhà thờ! Trên thực tế, các giáo dân đã và đang tham gia mọi sinh hoạt của giáo xứ; đối lại có bao nhiêu linh mục và tu sĩ đã dấn thân vào các công tác bác ái xã hội! Trong thời gian họp Thượng hội đồng Giám mục năm 1987, đã có nhiều ý kiến đòi xét lại tư tưởng của công đồng Vaticano II. Tông huấn CL đã lưu ý tới những nhận xét đó, và đã đào sâu thêm các khía cạnh khác nhau của hạn từ “trần thế": trần thế vừa là một chiều kích hoạt động của toàn thể Giáo hội (nghĩa là chung cho hết các Kitô hữu: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân); đồng thời trần thế lại vừa là một đặc trưng của ơn gọi các giáo dân. Cả hai mệnh đề đó đều đúng, nhưng trong mỗi mệnh đề tiếng “trần thế” được nhìn dưới một khía cạnh riêng biệt.
1/ Toàn thể Giáo hội được sai đi vào trần thế. Trần thế là môi trường mà Giáo hội thi hành sứ vụ. Tất cả các Kitô hữu đều mang trọng trách mang Tin mừng cho trần thế. Điều này được áp dụng cho các giáo sĩ, tu sĩ lẫn giáo dân. Hiểu như vậy, Giáo hội mang một chiều kích (dimensione) trần thế. Tuy nhiên, trần thế không phải là chiều kích duy nhất của Giáo hội! Thực vậy, Giáo hội còn có những chiều kích khác nữa (mầu nhiệm, thông hiệp). Bởi vậy các giáo dân cũng có quyền và bổn phận tham gia vào chiều kích mầu nhiệm và thông hiệp (chẳng hạn như sinh hoạt phụng vụ, các hoạt động huấn giáo, việc quản trị giáo xứ), chứ không phải chỉ thông dự vào chiều kích trần thế mà thôi!
2/ Việc chu toàn sứ vụ đối với trần thế được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Giáo hội là một thông hiệp của những đoàn sủng khác nhau. Các phần tử của Giáo hội mang những mối liên hệ khác nhau đối với trần thế tùy theo tác vụ và đoàn sủng của mình. Cả giáo sĩ lẫn giáo dân đều tham dự vào chức tư tế của đức Kitô, nhưng theo cách thức riêng của mỗi hàng ngũ. Hai cách thức tuy khác biệt nhưng không đối chọi nhau và cần bổ túc cho nhau. Một cách tương tự như vậy, cả giáo sĩ lẫn giáo dân đều có tương quan với trần thế, nhưng theo cách thức riêng của mỗi hàng ngũ. Giáo dân duy trì mối tương quan với trần thế bằng cách thức trần thế, nghĩa là họ sống ơn gọi Kitô hữu trong những điều kiện sinh sống thường nhật giữa trần thế: nơi học hành, lao động, giao lưu, nghề nghiệp, v.v... Như vậy người giáo dân sống ơn gọi Kitô hữu trong môi trường trần thế, khác với giáo sĩ sống ơn gọi Kitô hữu trong tác vụ chức thánh, và khác với các phần tử đời tận hiến sống ơn gọi Kitô hữu qua việc giữ ba lời khuyên Phúc âm.
3/ Như vậy, tông huấn Christifideles laici đã du nhập sự phân biệt đã có từ thời đức Phaolô 6 trong bài diễn văn đọc trước các vị lãnh đạo các Tu hội đời vào năm 1972 (được trích ở chú dẫn 30). Đó là sự phân biệt giữa chiều kích (dimensione) trần thế (chung cho hết các phần tử Giáo hội) với đặc tính (indole) trần thế (riêng cho các tín hữu sống giữa đời). Các giáo dân sống ơn gọi Kitô hữu ở giữa các thực tại trần thế: điều này hàm ngụ một sứ mạng dành riêng cho họ. Thực vậy, các thực tại trần thế không còn duy trì vẻ tươi đẹp nguyên tuyền của buổi tạo dựng nữa. Do tội lỗi của con người, các cơ chế xã hội, các mối tương giao chính trị kinh tế, và ngay cả tổ ấm gia đình đã bị xáo trộn lệch lạc. Người tín hữu giáo dân có sứ mạng sửa đổi uốn nắn lại các thực tại ấy cho phù hợp với dự án của Đấng Tạo hóa. Các tín hữu giáo dân phục vụ Nước Trời ngay từ các thực tại trần thế mà họ đang sinh hoạt, cố gắng mang các giá trị Tin mừng vào cho chúng.
Dựa trên mô hình Giáo hội “mầu nhiệm - thông hiệp - sứ vụ”, tông huấn CL muốn vượt qua não trạng cổ truyền muốn phân biệt hai địa bàn hoạt động (đạo / đời; ở trong / ở ngoài nhà thờ). Toàn thể Giáo hội được sai vào trần thế, chứ không phải chỉ riêng các giáo dân mới đi vào đời. Mặt khác, khi sống đạo ở giữa đời là các tín hữu giáo dân mở rộng biên cương của Giáo hội. Các tín hữu giáo dân là phần tử của Giáo hội; vì thế họ đi tới đâu là Giáo hội được lan rộng tới đó. Họ không nên mang mặc cảm rằng khi hoạt động ở giữa đời là mình lọt vào một môi trường ở ngoài Giáo hội! Không phải đâu: do bí tích rửa tội họ đã là con Thiên Chúa, chi thể của đức Kitô, đền thờ của Thánh thần rồi; họ đã là phần tử của Giáo hội rồi. Bây giờ họ có sứ mạng mở rộng biên cương đó ra: họ gắng tạo cho gia đình của họ thành Giáo hội gia thất; họ gắng biến trần thế này thành vườn nho của Chúa. Họ nhận được sứ mạng biến đổi các thực tại trần thế cho hợp với tinh thần Phúc âm; và chính trong khi thi hành sứ mạng đó mà họ thực hiện ơn gọi nên thánh. Lý do là vì họ tìm cách biến đổi các thực tại trần thế không phải bằng các cuộc đảo chánh chính trị, mà là bằng việc sống Phúc âm, thực thi bác ái giữa môi trường trần thế (số 59).
Kết luận : Nhờ mô hình Giáo hội “mầu nhiệm - thông hiệp - sứ vụ”, tông huấn CL cố gắng trình bày sự khác biệt giữa các hàng ngũ giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân không phải theo kiểu phân biệt lãnh thổ bất khả xâm phạm, nhưng là những cách thức khác nhau trong sự tham gia vào một sứ mạng chung của tất cả Giáo hội. Mỗi người đã lãnh nhận một ơn gọi riêng; nhưng trong tinh thần đồng trách nhiệm mỗi người đóng góp phần riêng của mình để xây dựng Nước Chúa (số 28; 45; 55; 65).
_________
Video phát trên youtube của Vatican on May 27, 2009
The Church is not only a spiritual reality, but she also lives within human history. Benedict XVI highlighted this during the opening speech of the Diocesan Ecclesial Conference on May 26th in the Basilica of St. John Lateran in Rome. The theme of the conference is Ecclesial Membership and Pastoral Responsibility. The conference will be in progress until May 29th.After the Second Vatican Council, which sought a genuine and profound renewal within the continuity of one ecclesial reality, the laity must progress beyond simply collaborating with the clergy to a greater share in the responsibility of the Churchs activity.The Pope noted that many of the Churchs baptized members do not feel a part of th ...