Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

SỐNG ĐỘC THÂN - KHIẾT TỊNH VÌ NƯỚC TRỜI

(Thời sự Thần học – Số 33 – Tháng 9/2003, tr. 75-104)

Chuyển dịch từ CELIBACY VIRGINITY FOR THE KINGDOM OF GOD của José Cristo Rey García Paredes. cmf


I. SỰ ĐỘC THÂN - KHIẾT TỊNH CỦA ĐỨC GIÊSU, VÀ MẸ MARIA

Nền tảng Thần học – Thánh kinh

Nền tảng của sự khiết tịnh vì Nước Trời là chính Đức Giêsu làm trung tâm, là nền tảng của Kitô học, thánh mẫu học và cánh chung học.


1. Noi gương Đức Giêsu Kitô

Phải nói rằng, nếu chúng ta đón nhận đời khiết tịnh cách nồng nàn và âu yếm như một lối sống vĩnh viễn, thì cùng với lòng ao ước noi gương Đức Giêsu Kitô, chúng ta còn chấp nhận lời đề nghị của Người nữa. Do đó chúng ta sẽ cố gắng đi sâu vào mầu nhiệm khiết tịnh đồng trinh của Người. Nếu căn tính của đời khiết tịnh Kitô hữu được biểu lộ nơi Đức Giêsu Kitô thì chúng ta nhất thiết phải nhìn nhận Đức Giêsu như là khởi điểm.



1.1. “Vì Nước Trời”

Đời sống độc thân của Đức Giêsu mang ý nghĩa trọn vẹn của nó khi động lực của việc sống khiết tịnh được nhận biết và được sắp đặt hài hòa trong cuộc đời trần thế của Người. Đức Giêsu không phải là một đan sĩ mà cũng chẳng phải là một giáo sĩ. Người đã chấp nhận tình trạng độc thân “vì Nước Trời” (Mt 19, 12), theo lời chứng của thánh Mat-thêu. Đời sống độc thân của Người, “eunouchía”, là một lối sống được chọn lựa, mang một ý nghĩa thâm sâu, đã được báo trước: đó là một biểu trưng của mối tương quang giữa bản thân Người với Nước Trời, nhưng cũng đồng thời là một khí cụ làm cho Nước Trời mau đến1.

Nước Trời không phải là một vật thể, cũng không phải là một thực thể khách quan, mà là triều đại của Thiên Chúa: Thiên Chúa cai quản như người Cha trong thế giới nhân loại. Nước Trời hé mở khi Thiên Chúa là Chúa Cha, qua Con của Người là Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần, bắt đầu thực hiện uy quyền của Người như là vị Cha chung của nhân loại. Người quy tụ họ thành đại cộng đoàn huynh đệ, làm cho con cái Người được tự do, được hiệp nhất với nhau và làm bá chủ mọi loài trên mặt đất. Vì thế, đời sống độc thân của Đức Giêsu được xem xét dưới mọi khía cạnh, thiết lập sự hiện hữu của Nước Trời. Chính đời sống độc thân tỏ hiện một lối sống mới, một lối sống tương quan mầu nhiệm và thảo hiếu với Thiên Chúa, một lối sống tương quan huynh đệ, cộng đoàn và phó tế với nhân loại, một lối sống tương quan giữa Thiên Chúa với muôn loài. Như thế, đời sống độc thân của Đức Giêsu là một biểu trưng và là ngụ ngôn của Nước Trời.

Đối với Đức Giêsu, Nước Trời hay Triều Đại của Thiên Chúa là một sứ vụ lịch sử vĩ đại, là động cơ cho sự nhập thể của Người. Người ta không thể nói về đời sống độc thân của người Kitô hữu mà không nói đến sự hiệp nhất trong Nước Trời. Do đó, chúng ta phải dùng đến sự hiệp nhất trong Nước Trời để làm rõ ý nghĩa đời sống độc thân của chúng ta.


1. 2. “Một thân xác bằng xương bằng thịt”

Đức Giêsu đã chấp nhận sứ mạng phục vụ Nước Trời bằng cách mặc lấy “một thân xác bằng xương bằng thịt” (xc. Cl 1, 22), nghĩa là một thân xác đầy những thú vui nhục dục cám dỗ chúng ta và các thế lực nghịch với Nước Trời rất nguy hại cho chúng ta, chẳng hạn như lề luật, tội lỗi và sự chết2. Vì thế, như được tiên báo, thân xác Đức Giêsu bị kết án tử hình: cái chết có liên quan đến vương quốc của thần chết. Khi ôm trọn thân phận tội lỗi của con người, Đức Giêsu, sứ giả của Nước Trời, đã tỏ mình ra và mang lấy cái chết. Hơn thế nữa, Người đã quyết định dâng hiến thân xác mình cho đến chết. “Cái chết của Người không phải là hệ quả của việc sinh ra; đúng hơn là Người được sinh ra là để chết đi.”3

Đức Giêsu đã biểu tỏ nơi thân xác Người sự quyết định chịu chết. Trong khi phần lớn nhân loại cố gắng tiêu diệt cái chết, họ tranh thủ sống hết thời gian vắn vỏi của cuộc đời bằng việc sinh con cái và trong một ý nghĩa nào đó, họ còn muốn kéo sự sống, thì ChúaGiêsu xuất hiện như một con người khao khát được chết. Đối với Đức Giêsu, đời sống độc thân là một dấu chỉ thập giá về cái chết của Người, Người đã tiên phong vác lấy trên đôi vai: đó là thập giá hàng ngày. Đức Giêsu biết rằng việc tự ý nộp mình chịu chết là một sự tiên báo về Nước Trời. Vì thế, Người luôn ở trong tình trạng vọi vã: con đường dẫn đến cái chết là một con đường mau lẹ. Như những sứ giả thời xưa, Đức Giêsu loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa với sự khẩn trương lạ thường: “Tôi phải đi đến các thành phố khác …” Đời sống độc thân tạo cho Đức Giêsu một tinh thần hoàn toàn sẵn sàng và bôn ba hết nơi này đến nơi khác. Và đồng thời, đời sống độc thân loan báo trước, dưới những hiện trạng đối nghịch với Nước Trời, cuộc sống con người chỉ có tính tương đối.

Đó không phải là cái chết để khai mở Nước Trời, mà là một tiến trình của sự chết được tỏ hiện nơi Đức Giêsu cách nhanh chóng. Đức Giêsu chịu chết qua việc hy sinh và dâng hiến thân xác mình cho nhân loại. Đức Giêsu từ bỏ sự hiện hữu trên trần gian qua các thế hệ. Vì tình yêu, Người đã chấp nhận để cho cái chết làm héo khô thân xác và tiêu diệt sự sống nơi thân xác Người. Nhưng con đường hiến dâng của Đức Giêsu là một sự nghịch lý, một sự nghịch lý mang lại cho chúng ta sự sống Nước Trời.

Tin mừng Thứ Tư nhận ra sự hiện diện của Đức Giêsu là sự hiện diện trong nhiệm tích Thánh Thể: bánh được phân phát, rượu được đổ ra: sự hy sinh tự hủy và trao ban cách tuyệt đối.4 Qua sự tự hủy chính mình, Đức Giêsu trao ban sự sống và là sự sống sung mãn. Người không quan tâm đến chính mình. Người không bảo vệ, cũng không dung túng cho thân xác. Thân xác Người là “thân xác hy sinh làm của lễ tế”, thân xác trong nhiệm tích thánh thể, thân xác bị trao nộp (xc. Lc 22, 10). Cái chết trên thập giá là hành động hy sinh cao cả được khởi đầu trong mầu nhiệm Nhập thể”(xc. Dt 10, 5-7, 10). 

Tin mừng thánh Gioanđã cho chúng ta hiểu rõ đời sống độc thân của Đức Giêsu. Nó là một dấu chỉ rất thật, rất cụ thể nơi sứ mạng phục vụ Nước trời của Đức Giêsu. Nó là một ngụ ngôn về cái chết của Người, được quyết định vì tình yêu. Như thế, chúng ta mới có thể thấu hiểu câu nói của thánh Phaolô: “Người đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Ep 5, 2-25; Gl 2, 20).

1.3 “Hiến dâng tất cả cho công việc của Chúa Cha”

Như thánh Grê-gô-ri-ô Na-di-en đã diễn tả thật đẹp: “Đúng là một nghịch lý khi sự đồng trinh được tìm thấy nơi người Cha, có người Con và sinh ra người Con đó không chút đam mê dục vọng nào.”5 Mối tương quan vĩnh cửu của Chúa Cha và Chúa Con là một mối tương quan của tình yêu trọn vẹn6. Chúa Cha sinh ra Chúa Con nhờ quyền năng trinh khiết của Chúa Thánh Thần.

Đối với mối tương quan trinh khiết giữa Chúa Cha và Chúa Con, Chúa Con đáp ứng lại bằng một mối tương quan tình yêu trọn vẹn, một tình yêu không thể thấy nơi một hữu thể khác, và ngoài Thiên Chúa ra không thể tìm thấy nơi đâu sự sung mãn của tình yêu ấy. Với Đức Giêsu, Chúa Cha là “Đấng Tuyệt Đối”, và khi hướng về Chúa Cha thì mọi sự khác chỉ là “tương đối”, chỉ là phụ thuộc (xc. Ga 8, 27-28; 49-50; 10, 38; 14, 28). Chúa Cha, với Đức Giêsu, là “Đấng đáng được yêu mến” trên tất cả mọi sự, bởi vì không có thực thể nào đẹp hơn, tốt lành hơn, hiện hữu sung mãn hơn hoặc khả năng thu hút hơn Người: “Thế gian phải biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy”(Ga 14, 31). “Tình yêu (eros)” của Đức Giêsu hoàn toàn được thúc bách nhờ vẻ đẹp-vinh quang-tốt lành của Chúa Cha (xc. Ga 17, 1. 4-5). Nếu Chúa Cha hài lòng về Chúa Con, thì Chúa Con cũng tìm thấy tình yêu sung mãn nơi Chúa Cha. Tác giả Tin mừng Thứ Tư là nhấn mạnh đến mối tương quan trinh khiết và duy nhất của Đức Giêsu với Cha của Người. Mối tương quan của Chúa Cha với Chúa Con thắm thiết đến nỗi Chúa Cha đã hoàn tất mọi sự “nơi Chúa Con.” Cũng vậy, mối tương quan mà Chúa Con thiết lập với Chúa Cha mãnh liệt đến nỗi Chúa Con sống “trong sự hiện hữu của Chúa Cha” và “trong Người”.

Tuy nhiên, mối tương quan này chưa giải thích gì về đời sống độc thân của Đức Giêsu. Người không sống độc thân cho Thiên Chúa mà thôi. Mối tương quan của Chúa Cha và của Chúa Con được hợp nhất bằng sự kiện Nước Trời, theo Thánh ý Chúa Cha. Sự khiết tịnh giúp cho chúng ta tận tâm dâng hiến cho công việc của Chúa Cha (Lc 2, 49; 1 Cr 7, 32-35). Trong Tin mừng thánh Luca đoạn 2 câu 49, Đức Giêsu bày tỏ cho cha mẹ của Người biết Người phải chăm lo công việc của Cha Người, hoặc nhà Cha Người như là một nguồn phát sinh Lời7. Trong 1Cr 7, 32-35, thánh Phaolô ám chỉ mối bận tâm cho công việc của Thiên Chúa, đó là một trong những động cơ để thánh Phaolô đưa ra lý lẽ biện hộ cho việc sống khiết tịnh. Công việc của Thiên Chúa cũng là của cộng đoàn Dân Chúa, tức là Giáo Hội8. Các vị sáng lập các cộng đoàn của chúng ta đã sống đời độc thân, một biểu hiện sự hiến dâng toàn vẹn cho công việc Phúc âm hoá và thể hiện sự tự do hoàn toàn… Những điều này chỉ tìm thấy nơi những con người sống đẹp lòng Chúa Cha.

Các mối tương quan qua lại giữa Đức Giêsu và Chúa Cha không thể được hiểu cách phi lịch sử. Mối tương quan này được thiết lập trong tiến trình lịch sự nhân loại, khó tránh khỏi sức hủy diệt của sự chết. Trong tiến trình đó, Chúa Cha đã quuyết định tái lập quyền tự do và quyền cai trị. Trong ý hướng này, Chúa Cha sai Con Một của Người đi vào trần gian. Đối với Đức Giêsu, thì Chúa Cha và Triều Đại của Người không phải là hai thực tại khác nhau, nhưng là một thực tại duy nhất. Đây là cách thế mà Người diễn tả thực tại đó trong bản tóm tắt Tin mừng mà chúng ta gọi là Kinh Lạy Cha: “Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Đây là những cách diễn tả khác nhau của một và cùng một thực tại. Đối với Đức Giêsu, điều này muốn nói rằng, sự tuyệt đối duy nhất, đáng được yêu mến nhất là Triều Đại của Thiên Chúa, hoặc là sự kiện cai trị của Chúa Cha, đã chiếm lấy trái tim của nhân loại, đã đổ tràn đầy tình yêu của Cha Người trên tất cả mọi loài. Nước Trời chính là Thiên Chúa, là con người và là tạo vật. Nước Trời là giao ước được ký kết giữa gia đình nhân loại, giữa tạo vật với Thiên Chúa là Cha.

Nước Trời nơi con người Đức Giêsu có sức thu hút mãnh liệt đến nỗi mà Người mất hết khả năng kết hôn. Người có thể tự cho mình như là một “hoạn quan vì Nước Trời” (Mt 19, 11-12). Do đó, đời sống độc thân của Chúa Giêsu không phát xuất từ tính tất yếu siêu hình nào đó. Chúa Con yêu mến Chúa Cha không phải là yêu mến trong tình yêu hôn nhân. Chúa Cha không thể chấp nhận được yêu mến theo kiểu tình yêu vợ chồng, vì mối tương quan vợ chồng là mối tương quan ân sủng. Hơn nữa, điều ngăn cản Đức Giêsu kết hôn là sự lôgíc nội tại của Nước Trời, đó là lý do hiện hữu của Người. Người phải là Đấng trung gian cho tình yêu của Chúa Cha với toàn thể nhân loại, là dụ ngôn của Thiên Chúa, là Tân Lang của Dân Người. Người không được sai đến để thiết lập một gia đình bé nhỏ, nhưng là để hợp nhất con cái Thiên Chúa đã bị phân tán (Ga 11, 25), để đưa nhân loại đã bị chia rẽ hợp lại thành một gia đình hiệp nhất. Trong bản tính nhân loại của Người, Đức Giêsu đã mang lấy dấu ấn của Chúa Cha (Ga 6, 27), tức là dấu ấn của một tình yêu trọn vẹn của Chúa Cha đối với mỗi người và từng người. Người đã đến để hiến dâng mạng sống mình cho toàn thể nhân loại, một cuộc sống dồi dào và vĩnh cửu. Tuy nhiên, về việc này, phải nói đến sự hài lòng tuyệt đối mà Đức Giêsu đã tìm thấy trong mối tương quan của Người với Chúa Cha. Nơi Đức Giêsu, không có sự khát vọng nào cả, vì Chúa Cha đã đổ tràn nơi Người mọi nỗi khát khao. Mối tương quan huyền nhiệm của Người với sự Viên Mãn của Thiên Chúa đã đáp ứng dư tràn mọi nhu cầu hầu thoả mãn tình cảm của Người trong sự chọn lựa tình yêu đối với một người độc thân. Những suy nghĩ này có thể sử dụng để giúp chúng ta hiểu được tại sao Đức Giêsu, sau 30 tuổi, đã không lập gia đình.

2. Noi gương Đức Maria

Đối với chúng ta, Đức Maria là một mẫu gương trinh khiết, sự khiết tịnh của đời thánh hiến. Mẹ là một mẫu gương về sự trinh khiết nhưng ở trong những hoàn cảnh đặc biệt, trong đó Mẹ phải sống đời khiết tịnh: vừa là mẹ vừa là vợ.

Đức Maria không chỉ là một trinh nữ, mà là một người vợ đồng trinh. Mẹ đã sống cuộc sống đồng trinh vĩnh viễn trong điều kiện hôn nhân. Mẹ đã không phải kìm chế khả năng tự trao ban chính mình và khả năng yêu thương. Thần Khí ngự xuống trên Mẹ và uy quyền của Đấng Tối Cao bao phủ Mẹ, Đấng đã ban cho Mẹ khả năng vừa sống đời trinh khiết vừa sống đời vợ chồng. Khả năng này đã khai mở đời sống khiết tịnh của Mẹ cho sự hiệp thôngủa đấng tối cao bao phủ bàhoan lạc n vô cảm vô thức, tịch tịnh trong csự sự thâm sâu giữa mọi người. Sự hiệp thông này được diễn tả sâu sắc trong mầu nhiệm tự hiến thân - và gắn chặt với vai trò làm vợ của Mẹ. Điều đó có nghĩa rằng vợ không có quyền trên thân xác mình mà là chồng (1Cr 7, 4) với sự trân trọng giữ đức khiết tịnh. Trong những cấp độ hiệp thông bền vững nhất, thân xác không còn đảm nhận vai trò chủ đạo – cách riêng, thân xác như là “nhục thể”, nhưng đảm nhận vai trò biểu trưng của sự cam kết- cách riêng, của thân xác mầu nhiệm. Đức Maria và thánh Giuse đã không chối bỏ tình yêu. Các Người sống tình yêu trong chiều kích thánh thể. Vì lý do này, hình ảnh thánh Giuse không phải là hình ảnh của một “đại trượng phu”: thinh lặng, thiếu khả năng lãnh đạo, đó là một sự phủ nhận niềm tự hào của giới mày râu. Đức Maria cũng không phải là một “người bênh vực bình quyền cho phụ nữ”, mặc dù Mẹ không cảm thấy mình là đầy tớ của thánh Giuse, nhưng hơn thế nữa Mẹ là đầy tớ của Thiên Chúa. Thánh Giuse và Đức Maria không phải là tôi tớ, nhưng là bạn hữu. Chúa Thánh Thần đã đặt để giữa các Người một kho tàng thân hữu. Đối với Đức Maria, thánh Giuse là “một người bạn trung tín, là nơi nương tựa an toàn và chắc chắn, là người không bỏ rơi Mẹ trong ngày tủi nhục” (Hc 6, 7-14). Còn Đức Maria, đối với thánh Giuse, “là người yêu dấu của lòng anh, là em gái của anh, là người yêu sắp cưới của anh, là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật” (Dc 4, 12). Quả thật, thánh Âu-tinh nói: “những người bạn tốt nhất là những người bạn được Thiên Chúa liên kết lại với nhau.”

Đức Maria cũng sống đời trinh kiết vĩnh viễn trong vai trò làm mẹ: làm mẹ của Đức Giêsu và làm mẹ của các tông đồ. Mẹ đã đặt trái tim, thân xác và linh hồn để phụng sự Con của Mẹ, phụng vụ con cái của Mẹ. Và nơi họ, Mẹ đã diễn tả sự sẵn sàng và sự phó thác trọn vẹn cho Chúa Cha. 

3. Sự khiết tịnh của Đức Giêsu Phục Sinh

Theo thư gửi tín hữu Do thái, sự phục sinh và sự vinh hiển của thân xác Đức Giêsu, thay vì bãi bỏ hy lễ Thánh thể, nhưng làm cho Thân Xác Phục Sinh hiện diện và tiếp diễn mãi mãi. Trong sự viên mãn cánh chung, triều đại Thiên Chúa là một thế giới của Thân Xác Phục Sinh Đức Giêsu trong hình thế mới (xc. Rm 8, 19-24; 2 Cr 5, 17; Gl 1, 4). Nơi Thân Xác Phục Sinh của Đức Giêsu, những dấu chỉ về đời sống độc thân được tỏ hiện. Đó chính là một Thân Xác tự hiến mãi muôn đời. Đây không phải là một thân xác tự tái sinh, nhưng là một thân xác liên kết tất cả các thành phần trong đó, và có sức thu hút mọi vật. Bằng sự hấp dẫn, thân xác trỗi dậy và ban cho sự sống đời đời. Nhờ Thần Khí, “cây khô héo” trở nên một cây tươi tốt mang lại sức sống và sống đời đời. Qua sự phục sinh, Thần Khí đã chiếm trọn vẹn thân xác trinh khiết của Đức Giêsu và đã mặc cho thân xác này mọi ý nghĩa và sự sung mãn. Chỉ trong sự hiệp thông với Thân Xác Phục Sinh, nhân loại mới tìm thấy ơn cứu độ. Thánh Phaolô, trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô, so sánh thân xác này với thân xác của Tân lang. Cuộc đời Tân lang phó dâng trọn vẹn cho Hiền thê của Người là Giáo hội, đang khi Giáo hội vẫn tiến bước trong hành trình lịch sử, nhưng Tân lang vẫn mong chờ được kết hợp mật thiết với Giáo Hội trong tiệc cưới cánh chung, trong một trạng thái ngây ngất vô tận. (Ep 5, 21-33)

Chắc chắn rằng đời sống độc thân của Kitô hữu được khơi nguồn trong sự độc thân của Đức Giêsu Nadarét năm xưa. Như thế, cần phải nói thêm rằng Biến Cố Vượt Qua biểu lộ đời sống khiết tịnh và hoàn thiện nó, bởi vì qua Biến cố này, Nước Trời được định hình cách rõ nét. Đời sống độc thân của Đức Giêsu trở thành sự khiết tịnh hôn nhân và trường cửu trong Biến cố ấy. Nói một cách khác, thân xác Đức Giêsu lịch sử đã được mô tả bằng đời sống độc thân vì Nước Trời, được biến đổi thành một thân xác mầu nhiệm, thân xác trinh khiết và hôn nhân. Thân xác trinh khiết này liên hệ mật thiết với Tân nương của mình, là Giáo Hội, và khởi đầu sự khiết tịnh của riêng mình. Với sự hiến dâng trinh khiết của Tân nương, sẽ có một sự hiến dâng trinh khiết tương ứng về phía Tân lang. Ở đây sự khiết tịnh không được hiểu là sự thiếu vắng quan hệ hôn nhân. Đúng hơn, nó là một loại quan hệ hôn nhân ở mức độ cao nhất. Sự khiết tịnh này cũng không được hiểu là thiếu vắng sự hiệp nhất: nhưng là một sự hiệp nhất giữa linh hồn và thể xác ở mức độ cao nhất. Sự khiết tịnh ấy không phải là không sinh hoa kết trái: nhưng là hoa trái đưa đến cuộc sống vĩnh cửu. Giáo hội thánh thiện và thanh sạch chưa đạt được “sự thanh sạch hoàn toàn”; nhưng sự thánh thiện vẫn đang tiềm ẩn thâm sâu trong Giáo hội. Vì lý do này, thánh Tông đồ sợ rằng Giáo hội có thể bị cám dỗ như bà Evà9.

4. Chúng ta cũng đạt tới sự khiết tịnh này như là một ân huệ

4.1 Sự đồng trinh, sự độc thân, và sự khiết tịnh

Nghĩa căn bản mà chúng ta gán cho sự đồng trinh (virginity) là tình trạng nguyên vẹn thân xác do thiếu quan hệ tình dục và thiếu chức năng làm mẹ. Vì những dấu hiệu của sự đồng trinh trong ý nghĩa này chỉ thích hợp với phụ nữ, hạn từ này thường được ám chỉ về họ. Ngược lại, hạn từ độc thân (celibacy) thường được quy cho nam giới khước từ đời sống hôn nhân10. Một người độc thân không chỉ là một người chưa vợ, mà còn một người quyết định sống trong tình trạng này suốt đời. Sống độc thân thường liên quan đến các động cơ tôn giáo- chẳng hạn thầy tu - hoặc các động cơ liên quan đến việc phụng tự- chẳng hạn chức linh mục11. Trong một vài trường hợp, đời sống độc thân được xem như là điều kiện tốt nhất đạt đến sự tự do nội tâm và tận hiến cho việc chiêm niệm. Trong những trường hợp khác, nó được xem như là một phương tiện đòi hỏi để dành riêng cho việc tôn thờ Thiên Chúa. Theo lối giải thích này, chúng ta có thể hoán đổi hai hạn từ độc thân và trinh khiết cho nhau, trừ những hoàn cảnh cụ thể đòi hỏi chúng ta phải sử dụng một ý nghĩa rõ ràng cho vấn đề đang đề cập.

Đức khiết tịnh làm giảm bớt bản năng giới tính của phái nam và phái nữ khi liên hệ đến các mục tiêu của họ. Theo ý Thiên Chúa, bản năng giới tính là một phần trong con người, buộc họ phải sống cho phù hợp với ơn gọi là con cái Thiên Chúa. Nhưng chúng ta sống trong tội lỗi và điều này khiến chúng ta có những mối quan hệ sai lệch với những điều tốt lành trong thế giới này; chúng ta có khuynh hướng tuyệt đối hoá quá mức các giá trị không thuộc về Thiên Chúa. Sống trong Nước Trời đòi buộc chúng ta phải chết cho tội lỗi và sống niềm vui cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô. Vì lý do này, khi xem xét các mục tiêu của bản năng giới tính, thánh Thomas cho rằng khiết tịnh là một nhân đức kiềm chế sự thèm khát dục tính. Sống khiết tịnh là sống bản năng giới tính theo giá trị đã được ấn định theo ý Thiên Chúa. Nhân đức này tác động đến những trạng thái sống khác nhau: hôn nhân, đời sống độc thân và đời sống độc thân thánh hiến12.

Triết gia Nietzsche đã từng nói: “trong tình yêu đích thật thì linh hồn hoà quyện với thể xác”. Thân xác, không chỉ như là một cơ quan sinh học, mà còn là một sự kiện biểu tỏ cá thể trong số những cá thể sống đời sống độc thân tự nguyện, phải là một thông điệp liên tục về đức khiết tịnh. Thân xác trinh khiết phải hết sức tránh bộc lộ những hành vi khiêu gợi tình dục: “để khẳng định mình như là một sự hiện hữu nhân vị thì phải chứng tỏ mình như là một người nghiêm chỉnh, không phải là người đam mê tình dục.”13 “Tính e thẹn” đồng trinh, như đã nói, là dấu chỉ của sự đồng trinh trong tâm hồn; nó được thể hiện trong sự thanh cao của thân xác, trong cách ăn mặc, và ngay cả trong các mối tương quan với thế giới nội tâm. Sự khiết tịnh có một giá trị trong đời sống hôn nhân và đời sống độc thân, nó “diễn tả sự hợp nhất, sự an bình, sự chính trực và sự toàn vẹn của con người. Sẽ có sự khiết tịnh khi mà con người thực sự hoà hợp với nhau trong tình yêu và được thúc đẩy để sống yêu thương. Đắm mình vào hành động mù quáng của ái tình là đang hủy hoại chính mình. Giết chết ái tình mà không làm cho nó sống lại, không truyền sức sống cho nó trong Thần Khí là đang trở nên tàn lụi.”14

4.2. Sự đồng trinh- độc thân như là một đặc sủng

Sự đồng trinh hay khiết tịnh Kitô hữu là một đặc sủng.15 Đó là món quà mà Chúa Thánh Thần ban cho người nào Người muốn, theo như cách Người định. Sự đồng trinh là sáng kiến của con người, nhưng do ơn Thiên Chúa linh hứng, một ân sủng không phải tất cả mọi người đều được lãnh nhận hay cam kết.16 Nó được phát sinh từ Chúa Thánh Thần.

Xét trong phạm vi là một đặc sủng, thì sự đồng trinh là một ân huệ trong giai đoạn phôi thai, nó không thể được thăng tiến nếu không có sự tự do. Thần Khí, Đấng ban ơn đồng trinh mà không do sáng kiến của con người, không thể làm cho nó đạt tới sự sung mãn nếu không có sự cộng tác của con người. Vì tình trạng đặc sủng này, sự khiết tịnh không bị nhầm lẫn với lối sống đơn độc hay độc thân mà một số người cam kết với sự tự do quyết định hay bị hoàn cảnh ép buộc.

Cũng vậy, tình trạng đồng trinh mang tính đoàn sủng có liên hệ mật thiết với việc xây dựng Giáo hội. Sự đồng trinh xây dựng cộng đoàn.

4.3 Theo gương Đức Giêsu Kitô

Sự đồng trinh đã được trải nghiệm trong đời sống tu trì như là một đặc sủng cho các môn đệ Đức Kitô. Qua ơn đặc sủng này, Thần Khí làm cho chúng ta hoà hợp với sự đồng trinh của Đức Giêsu Kitô; giúp chúng ta “trình bày trong Giáo hội” đời sống khiết tịnh của Đức Kitô Giêsu.17 Theo quan điểm này, đời sống khiết tịnh của chúng ta không được coi là một sự chọn lựa vì Đức Giêsu Kitô, nhưng là một sự chọn lựa trong Đức Giêsu Kitô; nó không phải là sự chọn lựa vì Đức Giêsu, mà là theo Đức Giêsu để chọn lựa những gì mà Người đã chọn. Đức khiết tịnh phát sinh ở bất kỳ nơi nào mà con người được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để sống “hợp nhất” và gắn bó với Đức Giêsu trong một cách thức riêng, để cho sự khiết tịnh của Thiên Chúa thấm nhập vào trong con người của họ. Qua đặc sủng khiết tịnh, người tín hữu tham gia vào sự trinh khiết của Đức Giêsu sống lại được tiên báo nơi con người Giêsu.

Cũng như Đức Giêsu, chúng ta, những tu sĩ, đã lãnh nhận đặc sủng khiết tịnh - độc thân vì Nước Trời. Thần Khí đã ban cho chúng ta đặc sủng đó, và vì vậy, chúng ta ôm ấp hồng ân này, biến nó thành đời sống của bản thân và dấn thân vào trong hồng ân ấy. Như thế, chúng ta đồng hoá với đời sống độc thân của Đức Giêsu và với sự khiết tịnh của Đức Maria.

Như chúng ta đã biết, lý do khiến Đức Giêsu sống đời độc thân là vì Nước Trời, Người dấn thân để thiết lập triều đại Thiên Chúa, cùng với sự nhiệt tâm cao độ theo thánh ý Chúa Cha. Chúng ta, những người đã lãnh nhận đặc sủng độc thân – khiết tịnh, phải dâng hiến tất cả cho công việc của Chúa Cha. Qua sự độc thân thánh hiến, chúng ta tham dự vào hy lễ thập giá của Đức Giêsu. Chúng ta quyết định hy sinh bản thân cho đến chết. Chúng ta quyết định mang vào thân xác của mình những dấu chỉ tâm huyết này. Chúng ta không quyết định phá tan quyền lực của sự chết, cũng không tranh thủ sống quãng đời còn lại, và một cách nào đó kéo dài sự sống của chúng ta; đúng hơn là chúng ta sống tâm tình của những người sắp qua đời. Đối với chúng ta, đời sống độc thân là một dấu chỉ thập giá mà chúng ta vác trên mình, thập giá hàng ngày (Lc 14, 26-27). Chúng ta biết rằng sự dấn thân cho đến chết này báo trước hình ảnh Nước Trời. Vì thế, sự khiết tịnh theo tinh thần Phúc âm tạo một trạng thái nóng lòng đến ngày cánh chung. Nó công bố Tin mừng Nước Trời với một sự khẩn cấp khác thường, như các sứ giả xa xưa đã làm. Tình trạng sống độc thân tạo cho Đức Giêsu luôn sẵn sàng và bôn ba đến nhiều nơi.

Thông qua sự khiết tịnh, chúng ta có thể cảm nhận đời sống chúng ta như là một sự hiện hữu trong nhiệm tích Thánh Thể: bánh được phân phát, rượu được đổ ra, một cuộc đời hoàn toàn tự hiến, trao ban sự sống cho đến chết.

4.4. Hai dấu chỉ của Đức Giêsu về đời sống khiết tịnh hôn nhân

Hôn nhân và khiết tịnh là hai dấu hiệu được nhắc nhớ trong Giáo hội sự khiết tịnh trong đời sống hôn nhân của Thiên Chúa và diễn tả tình trạng khiết tịnh - hôn nhân của chính Giáo Hội.18

Đời sống khiết tịnh thánh hiến của chúng ta có hai ý nghĩa: trong ý nghĩa thứ nhất, nó đại diện của sự khiết tịnh trong đời sống hôn nhân của Giáo Hội, người yêu dấu của Tân Lang duy nhất là Đức Giêsu. Trong ý nghĩa này, đời sống khiết tịnh là một sự chọn lựa dứt khoát vì Đức Giêsu, một sự cường điệu tiên báo về hôn lễ của Giáo hội với Đức Giêsu. Trong ý nghĩa thứ hai, đời sống khiết tịnh thánh hiến liên kết chặt chẽ và tuyệt vời với sự độc thân vì Nước Trời của Đức Giêsu. Đời sống độc thân và khiết tịnh nhắc nhớ trong Giáo hội hình ảnh Đức Giêsu lịch sử và mời gọi Giáo hội dấn thân triệt để theo Đức Giêsu. Độc thân vì Nước Trời, đối với Giáo hội, là một dụ ngôn cho sự hiến mình và chịu chết cho Nước Trời mau đến.

Qua hồng ân khiết tịnh, Đức Giêsu Phục Sinh thiết lập một dấu chứng hào hùng và sống động của sức mạnh Nước Trời nơi sự yếu đuối của thân xác chúng ta.

II. ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN TRONG CỘNG ĐOÀN VÀ SỨ MẠNG NƯỚC TRỜI

1. Cộng đoàn Nước Trời

Lòng yêu mến sự khiết tịnh có sức tác động tức thời với con người. Điều này giải thích tại sao Đức Giêsu lập một cộng đoàn, là gia đình nhân loại bao gồm những người biết lắng nghe và tuân hành Thánh ý Thiên Chúa. (Mc 3, 34-35) giống như Đức Giêsu, những ai nhận biết và yêu mến Thiên Chúa là Cha thì cũng cảm thấy mình được thúc đẩy nhìn nhận và yêu thương người đồng loại, là con cái của Thiên Chúa, là anh chị em với nhau.

Thật vậy, cộng đoàn của Đức Giêsu là một cộng đoàn hướng đến đời sống huynh đệ: với “những người mà Chúa Cha đã ban cho Đức Giêsu” (Ga 17, 11), Người lập nên một cộng đoàn vĩnh cửu, là biểu trưng cho Nước Trời, là sự hợp nhất con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi. Trong cộng đoàn của Đức Giêsu, những lời giáo huấn của Người đã được thực hiện “Các ngươi là anh em với nhau … con một Cha trên trời” (Mt 23, 9). Dưới tác động của lời mời gọi của Đức Giêsu, tất cả mọi người đủ mọi hoàn cảnh đều hợp nhất trong tình huynh đệ. Đức Giêsu đã nhìn nhận họ là anh em (Ga 20, 17), là bạn hữu của Người (Ga 15, 15). Đó là những người Đức Giêsu đã thổ lộ cho biết những bí mật thầm kín trong tâm hồn Người. Điều đó đã khiến cho Karl Barth, một thần học gia nổi tiếng phải thốt lên: “Không còn nghi ngờ gì nữa, con người thật Đức Giêsu Kitô không thể có một tình yêu, một sự trìu mến nào khác; không thể là một Tân lang, gia đình hay quê hương nào khác của Giáo hội (cộng đoàn Đức Giêsu)”.19

Đức Giêsu đã từ chối việc lập một gia đình cho riêng mình; nhưng Người hy sinh tất cả để lập nên gia đình nước Thiên Chúa, nơi đó nhân loại được hợp nhất với nhau. Khởi đầu cho một dự án lớn, Đức Giêsu đã lập một cộng đoàn nhỏ gồm “một vài người đến ở với Người” (Mc 3, 14). Cộng đoàn này không được sinh ra hoặc tái sinh bởi xác thịt hay ước muốn của con người, nhưng là do Lời của Thiên Chúa mà sinh ra. Như thánh Giê-rô-ni-mô nói: “Khi con Thiên Chúa xuống thế làm người, Người đã lập ngay một gia đình mới”.20

Đức Giêsu đã không sống độc thân của “đời sống độc thân”, của một người sống đơn độc, nhưng Người sống độc thân trong cộng đoàn. Sự khiết tịnh nơi Đức Giêsu không phải là mất khả năng sinh sản, nhưng người đã sắp đặt cho mình ở giữa nhân loại huynh đệ, yêu thương, hoà thuận. Nơi Đức Giêsu phát xuất một lối sống cộng đoàn khác. Trong khi đó từ xưa cộng đoàn hôn nhân chỉ là cộng đoàn có nhiệm vụ làm cho Dân Chúa đông lên, gia tăng các thế hệ của Tổ phụ Áp-ra-ham, làm cho niềm hy vọng của Ít-ra-en thêm vững mạnh. Còn bây giờ, vào thời Đức Giêsu, chức năng sinh con cái được thực hiện bởi cộng đoàn đức tin, được tập hợp bởi Lời Chúa và xung quanh Lời Chúa. Điều này cho thấy “sự khiết tịnh không còn là một trở ngại với việc gia tăng Dân Thiên Chúa.”21

2. “Một cộng đoàn huynh đệ mới”

Trong các cộng đoàn tu trì của chúng ta, lòng yêu mến đức khiết tịnh như là một nhu cầu căn bản để hình thành một cộng đoàn. Chính lòng mến này thúc đẩy chúng ta sống như là anh chị em với nhau. Chính lòng mến này soi dẫn chúng ta lập nên cộng đoàn huynh đệ, “đồng tâm nhất trí” và chia sẻ cùng một tình cảm, và do đó vượt ra khỏi sự ràng buộc về họ hàng hay là ràng buộc ái tình.22

Yêu mến Thiên Chúa “hết linh hồn” (một chiều kích tu đức-mầu nhiệm của đức khiết tịnh) được tiếp nối và phản ánh trong tình mến anh em “hết lòng”, theo như giáo huấn mà Đức Giêsu đã dạy trong điều răn lớn nhất và quan trọng nhất (Mt 22, 35-40; 1Ga 4, 20). Do đó, đối với các Kitô hữu tiên khởi, cộng đoàn lý tưởng là một cộng đoàn của những người “đồng tâm nhất trí” (Cv 4, 32) và gọi nhau là “anh em”. Cũng vậy, được thành lập dựa trên nền tảng của đức khiết tịnh, cộng đoàn của chúng ta phải gia tăng tình huynh đệ yêu thương. Chúng ta được Chúa Cha mời gọi để hợp nhất trong một cộng đoàn. Nơi Người, và nhờ Người chúng ta khám phá ra rằng chúng ta trở nên anh em với nhau mãi mãi. Sự khiết tịnh dẫn chúng ta tới nhìn nhận người anh em rất thân thiết với chúng ta như là một gia đình mới và bắt tay vào xây dựng toàn vẹn gia đình ấy. Sự khiết tịnh thiếu tình huynh đệ là một sự chối từ hoàn toàn tình phụ tử với Thiên Chúa.

3. “Nguồn ân sủng thánh thiện trong thế giới”

Cộng đoàn tu trì cả chúng ta có sứ mạng làm cho thế giới này đượm tình huynh đệ thắm nồng và ý nghĩa mỗi ngày một hơn. Chúng ta là những vị khách lạ, những khách ngoại kiều của nhau, thuộc những chủng tộc và hoàn cảnh khác nhau để khám phá lại tha nhân chính là anh chị em, con một cha trên trời và là anh chị em trong Đức Giêsu Kitô, Anh Cả của chúng ta. Lòng mến yêu huynh đệ là động lực thúc đẩy tất cả chúng ta; ngay cả đoàn sủng quản trị trong cộng đoàn cũng là một cách diễn tả sự phục vụ và yêu thương huynh đệ.

Tình huynh đệ trong sự khiết tịnh có thể và nên được hiểu dưới ánh sáng của tình bằng hữu. Thánh Au-tinh suy diễn rằng đan viện là một cộng đoàn bằng hữu, nơi đó, lý tưởng của Giáo hội thời các Tông đồ đã thành sự. Sự độc thân khiết tịnh không thể so sánh với tình bằng hữu: “Khiết tịnh thánh hiến tạo nên tình bạn hữu đích thật.”23

Lý tưởng khiết tịnh trong đời tu bao gồm việc hình thành những cộng đoàn đích thật, trong đó mọi người đều cảm nhận tình bạn bè, “đồng tâm nhất trí”, “có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau” (Pl 2, 2). Những nỗ lực để đạt tới lý tưởng bằng hữu là một ân ban của Chúa Thánh Thần. Như thế, tình bạn hữu mang lấy những hình dáng khác nhau trong mối liên hệ với tha nhân của mỗi người, dưới nhiều cấp độ khác nhau và chắc chắn có những giới hạn phải cố gắng vượt qua. Theo đó, sự khiết tịnh đã trở thành “dấu chỉ đức ái trọn hảo,” bởi vì “không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”(Ga 15, 13).

Theo bản chất sẵn có, sự khiết tịnh Kitô giáo nhắm đến thiết lập mối tương quan bằng hữu, và phải thăng tiến mối tương quan đó cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Cơ cấu trong cộng đoàn là một cơ hội tốt để nuôi dưỡng tình bạn mỗi ngày thêm vững chắc. Trong cộng đoàn, không chỉ có Đức Giêsu mời gọi các môn đệ; hơn thế, chính các môn đệ phải cố gắng thiết lập tương quan bằng hữu với người khác. Một cộng đoàn không có lý tưởng hướng đến hoặc nỗ lực để hình thành một cộng đoàn bằng hữu thì sẽ không bao giờ “đồng tâm nhất trí với nhau được”. Điều này không chỉ làm hao mòn nhiệt huyết dâng hiến, mà còn làm tiêu tan khả năng phát sinh tình hiệp nhất, là ân sủng của sự khiết tịnh.24

4. Chiều kích truyền giáo của đời sống độc thân vì Nước Trời.

Khi đã xác nhận sống độc thân là “vì lợi ích Nước Trời”, Đức Giêsu lập một cộng đoàn cùng sống với Người. Vì lợi ích của Nước Trời, Đức Giêsu và cộng đoàn của Người đã dấn thân phục vụ mọi người, đặc biệt là dấn thân cho những người nghèo khổ. Sống độc thân là điều kiện mà Đức Giêsu đòi hỏi cho sứ vụ rao giảng Tin mừng.

Độc thân vì Nước Trời là điều kiện thiết yếu để kéo Đức Giêsu lại gần những người sống độc thân, vì nhiều lý do khác: những người sống độc thân không như ý muốn của mình vì bị hoàn cảnh cuộc sống và lịch sử ép buộc, họ không có khả năng kết hôn hay lập gia đình; những người phải sống đơn côi vì sự đổ vỡ trong đời sống hôn nhân mà không được ai giúp đỡ, không có một chút hy vọng nào cho mình; những người già nua bị bỏ rơi mà không có gia đình; những thanh niên thiếu nữ “thường gặp nhiều đau khổ hơn các lứa tuổi khác, dưới gánh nặng của sự thiếu vắng niềm hy vọng, gánh nặng của nỗi lòng nhẫn nhục chịu đựng đã làm hao mòn tâm hồn chúng ta chẳng khác gì các căn bệnh xã hội.”25 Nếu như sự nghèo khó đã đưa Đức Giêsu đến với những người cùng khổ, thì sự sự khiết tịnh cũng đưa Người đến gần những kẻ đơn côi trong thế giới này. Do đó, sự khiết tịnh đã được mạc khải nơi Đức Giêsu như là một nét nổi bật của tình yêu dành cho những người nghèo khổ: một tình yêu, một dấu chỉ rõ rệt nơi con người Đức Giêsu bằng xương bằng thịt. Những người nghèo đều được Người quan tâm săn sóc. Đức Giêsu đã tỏ tình thương đối với họ qua công việc của Người. Như thế, nơi con người Đức Giêsu, một trong những bi đát của kiếp người, sự đơn côi, đã được tháp nhập vào Nước Trời.

Qua sự độc thân, Đức Giêsu công bố rằng tất cả mọi người nam nữ, không ngoại trừ ai, đặc biệt là những người đơn côi nhất đều được mời gọi để qui tụ thành một gia đình duy nhất, gia đình con cái Thiên Chúa. Chính Người là tác nhân tập hợp nhân loại thành một đại gia đình. Qua cử chỉ, lời nói, việc làm, Đức Giêsu đã loan báo khắp nơi Thánh ý Chúa Cha là mọi người phải “đồng tâm nhất trí”. Với những lý do trên đây, sự khiết tịnh của Đức Giêsu có sức thuyết phục tất cả con người. Nó đối nghịch với một xã hội đối xử phân biệt, loại trừ và khép kín. Người mời gọi mọi người vượt qua ranh giới chật hẹp của gia đình họ để hợp nhất thành một đại gia đình gồm tất cả mọi người. Như Đức Giêsu đã nói, trong nhà Cha Người có nhiều chỗ cho người mù, kẻ què, người cùi, kẻ liệt, người chết, kẻ nghèo. Từ đây, Đức Giêsu nói thêm: “Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (Mt 11, 6). Khi mà sự độc thân vì Nước Trời đi vào xã hội, thì đã gây ra sự kinh ngạc, cảm giác khó chịu, thậm chí cả sự chống đối của những người không muốn thay đổi thủ đoạn của mình trong tương quan với tha nhân. Lời tiên báo chứa đựng trong đời độc thân đã lên án lối cư xử phân biệt chà đạp lên hàng triệu con người, nó làm mất đi sự ổn định của “tình trạng nó đang là”. Điều đó gây nên “dư luận”.

5. “Sự khiết tịnh giúp chúng ta kiên vững cố gắng trong sứ vụ tông đồ chống lại những thế lực xấu”

Theo Đức Giêsu, sự khiết tịnh của chúng ta cũng là một sự sẵn sàng cho thi hành sứ vụ công bình, yêu thương, bình an và huynh đệ giữa những hiểm nguy: vì những giá trị lớn lao của Nước Trời. Đó là một dấu chỉ, là nguồn dấn thân triệt để và huynh đệ.26 Chiều kích cộng đoàn của sự khiết tịnh không bị giới hạn bởi những ranh giới chật hẹp của cộng đoàn tu viện, cộng đoàn tỉnh và cộng đoàn thế giới. Sự khiết tịnh phải góp phần tích cực xây dựng một cộng đoàn toàn cầu của tất cả con cái Thiên Chúa.

Sự khiết tịnh gieo vào mỗi người chúng ta và mỗi cộng đoàn một sự thao thức tột cùng dấn thân cho đến chết để tất cả con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi được xum họp với nhau, để những người bất hạnh không bị đối xử phân biệt, để xây dựng một quê hương cho những ai không nhà không cửa, một ngôi nhà chung cho tất cả mọi người, để thiết lập nền văn minh tình thương. Theo ý nghĩa này, sự khiết tịnh có liên hệ đến chính trị, xã hội, và ảnh hưởng trên phần lớn công chúng. Thật là hợp lý khi chọn những người nghèo nhất trong số những nghèo. Thật vậy, xét về mặt giới tính thì chọn những người nghèo nhất tức là đang “khiết tịnh hoá.”

Tầm quan trọng của khiết tịnh ở chỗ “môi trường xã hội” mà chúng ta đang sống khi chúng ta tuyên khấn. Những mối tương quan liên vị mà chúng ta ưu tiên và những nguyên nhân xã hội chi phối chúng ta là một sự kiểm tra toàn diện phẩm chất khiết tịnh của chúng ta. Những ai đã tuyên khấn khiết tịnh phúc âm sẽ không bao giờ cảm thấy xa lánh những nhóm người bị đối xử phân biệt trong xã hội. Trái lại, vì tình trạng “độc thân” của họ, họ cảm thấy mình cô đơn trong tình trạng “độc thân” mà rất nhiều anh chị em bị bó buộc phải sống độc thân hoặc là do nhu cầu hoặc là hoàn cảnh.

Kinh nghiệm sẵn của các cộng đoàn sống giữa lòng đời đang xây dựng yếu tố con người trong đời sống khiết tịnh. Một thần học gia viết: “Trong tài liệu song ngữ Anh-Latin, chúng ta nói nhiều về cộng đoàn tu trì giữa đời và trong môi trường xã hội phân biệt đối xử. Chúng ta mở rộng cửa đón nhận mọi người. Việc tuân giữ các đòi hỏi tối hiểu cộng đoàn tu trì, thời khoá biểu, vệ sinh, và đôi khi là đọc kinh cầu nguyện chiếm vị trí thứ hai để ưu tiên cho công tác phục vụ và dấn thân cho anh chị em. Cộng đoàn không phải là một ốc đảo yên bình giống như các cộng đoàn tu trì xưa, nhưng là một nơi để gặp gỡ và trao đổi cuộc sống, hoặc là đau khổ hoặc vui sướng, nơi mà chúng ta nhắm đến hoạ lại cuộc sống và làm rõ nét sự hiện diện của một Thiên Chúa, Đấng đã mời gọi chúng ta lúc đầu đời để ‘sống cho tha nhân.’”27 Người ta có thể tự do loan báo rằng: “Thiên Chúa yêu thương những người bần cùng, những kẻ bị kìm kẹp trong cuộc sống vô nghĩa, miễn là người ta theo bản năng của mình, không ngần ngại đến với những người bất hạnh và không bỏ rơi họ lạc lõng trong đau khổ âm thầm. Cần phải đến với họ và trao ban niềm hy vọng. Cần phải quan tâm đến họ nhiều hơn.”28

Sự khiết tịnh vì Nước Trời là một cách vượt qua sự sợ hãi người khác phái như là một cám dỗ, để mang lại cho chúng ta một sự đồng hành trong sứ vụ giải thoát của Tin mừng. Sứ vụ loan báo Tin mừng không được thực hiện cách riêng lẻ nhưng trong sự đồng hành. Đây là sứ điệp trọng đại về sự trinh khiết của Đức Maria, vị hôn phu của thánh Giuse, một mẫu gương sống cho chúng ta. Chúng ta phải khám phá nơi tha nhân như là bạn đồng hành; giống như thuở ban đầu, chúng ta, một lần nữa tự do và vững vàng cùng nhau bước đi và như thế chúng ta đang hàn gắn những tương quan bị rạn nứt trong đời sống tu trì do quá nhiều sợ hãi.29

Đồng thời, sự trinh khiết vì Nước Trời thực hiện sứ mạng giải thoát của Tin mừng, để giải cứu những ai đang bị giam cầm:

Theo quan điểm của người nghèo, là “một trinh nữ” có nghĩa là đặt sự trưởng thành và tự do của họ trong việc phục vụ giải cứu họ. Phục vụ quyền lợi của người quyền thế có nghĩa là “phi trinh khiết hoá” chính mình, và bán rẻ tự do và sự trưởng thành của chính mình. Các tiên tri đã giải thích điều này, dưới hình ảnh một cô gái điếm tượng trưng cho dân Israel, được dâng hiến cho Thiên Chúa, hôn phu của cô (Ed 16, 25-29, 45-59). Đây là một hình ảnh đẹp về đức trinh khiết được hiểu như là lòng trung thành với Thiên Chúa và với dân riêng của Người; chính Thiên Chúa đính hôn với dân Người.30

Độc thân hay khiết tịnh vì Nước Trời có một sức mạnh chính trị được báo trước, bởi vì nó thể hiện tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại giữa lòng thế giới. Nó tỏ cho thấy, trên hết mọi sự, tình thương Thiên Chúa đến với con cái Người đang bị áp bức để giải thoát họ và cũng tố cáo sức mạnh của Cái Ác. Nếu chúng ta muốn thi hành chức vụ ngôn sứ và phê bình, như là những đòi hỏi của sứ vụ mà chúng ta phải sống tinh thần khiết tịnh thăng tiến hơn: trong một tình yêu thanh thoát song cũng là tình yêu dấn thân, thể hiện lời phê phán sự buông thả theo tư tưởng dâm dục, tình trạng mua bán dâm, hưởng thụ khoái lạc và sống ích kỷ đang lan tràn khắp nơi trong thời đại chúng ta.

Sức mạnh của đời khiết tịnh được biểu lộ trong sứ mạng rao giảng Tin mừng và phục vụ của những con người không ngại hy sinh cuộc đời vì tha nhân, hay những con người quên bản thân mà nghĩ đến người anh em. Đồng trinh và hôn nhân có mối tương quan hai chiều. Vì thế mà chúng có liên hệ đến nguồn gốc của đời sống đan tu, và trên hết là trong cuộc đời Đức Giêsu. Lòng yêu mến sự khiết tịnh vì Nước Trời phải hướng chúng ta tới những hoạt động và sáng kiến thực thi lòng khoan dung nhân danh những người đơn côi, bị bỏ rơi. Như là những dấu chỉ của ngày cánh chung, chúng ta-những tu sĩ-phải sẵn sàng chống lại sức mạnh của Cái Ác, không có tình yêu cuộc sống thì sẽ cảm thấy sợ cái chết nhiều lắm.31

III. KHỔ CHẾ TRONG ĐỜI KHIẾT TỊNH

Hội Nhập Cá Nhân

1. Nuôi dưỡng ân sủng trinh khiết

Đặc sủng trinh khiết sẽ lớn mạnh ở bất cứ nơi nào được gieo. Ai không lãnh nhận ân sủng này thì luống công vô ích để làm cho đức trinh khiết lớn mạnh. Chúng ta, được Thiên Chúa kêu gọi, đều biết rõ chúng ta được lãnh nhận ân sủng này cùng với ơn gọi của chúng ta. Tuy nhiên, giống như các ân sủng khác, đặc sủng trinh khiết cũng là một ân huệ khởi đầu đòi chúng ta phải tự do cộng tác nếu chúng ta muốn phát triển ân sủng này. Không phải vì sự phát triển đó phụ thuộc phần lớn nơi chúng ta, nhưng là vì Thiên Chúa hoạt động trong chúng ta, và Người lưu tâm tới cách thức tạo dựng nên chúng ta: như là con người tự do. Ân sủng của Thiên Chúa không miễn cho chúng ta những cố gắng và thể hiện sự tự do. Chúng ta có thể nói lên và diễn giải lời quả quyết nổi tiếng của thánh Âu-tinh: “Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng trinh khiết thì không cần đến chúng ta, nhưng Người không thể làm cho nó lớn mạnh nếu không có chúng ta.”

Ân sủng trinh khiết cần phải được nuôi dưỡng. Nó lớn mạnh chủ yếu là nhờ ơn Thiên Chúa. Và Thần Khí cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa hiện diện và hoạt động bằng hàng nghìn cách khác nhau. Thánh Phaolô nói: “Bạn có gì mà bạn đã không lãnh nhận” (1 Cr 4, 7). Tuy nhiên, Thần Khí tự do giải thoát chúng ta để chúng ta có thể tương xứng và cộng tác với nhau. Các bản hiến pháp cho chúng ta sự hướng dẫn, là một con đường làm triển nở ân sủng này.

Tôi muốn đề nghị ba cách trả lời cho ân sủng trinh khiết: yêu mến và quý trọng ân sủng, chiêm ngắm ân sủng này và dùng những cách thức riêng thuận tiện.

2. Đánh giá và nuôi dưỡng ân sủng

Chúng ta quý trọng, đáng giá và yêu mến đặc sủng trinh khiết, để sống xứng đáng hồng ân này. Chúng ta yêu mến và đánh giá điều chúng ta biết rõ. Chúng ta không thể yêu mến thực sự đặc sủng này nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực nào đó. Việc đánh giá phải khởi đi từ sự hiểu biết và suy tư kỹ càng. Từ đây, nhận biết Đức Giêsu, nhất là trong chiều kích này, và nhận biết Đức Trinh Nữ Maria, cũng như nhận biết các tín hữu, những người đã sống đặc sủng này sẽ dẫn chúng ta tới khám phá trong chúng ta sự hoà hợp nhiệm mầu khơi dậy tình yêu của chúng ta.

Hơn nữa, nếu chúng ta biết Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng này thì chúng ta phải lãnh nhận nó với một tâm hồn hân hoan vui sướng, chứ không phải bằng một thái độ bi quan. Mặc dù bên ngoài hoàn toàn có vẻ bình thường giản dị, nhưng chúng ta phải tin vào sự cao quý, hoa trái của đức trinh khiết và hân hoan trong niềm hy vọng tương lai tràn đầy. Lòng mến đức trinh khiết đáng để chúng ta tin tưởng. Ai cũng nhận ra giá trị của hạt giống gieo, tuy hạt giống đó chưa đâm chồi nảy lộc trọn vẹn, nhưng tiềm năng phát triển vẫn đang ẩn tàng trong đó. Hạt giống của đặc sủng trinh khiết cũng vậy. Chúng ta cần phải cộng tác với Thánh Thần Chúa để nuôi dưỡng ân sủng này. Không ai có thể sống tinh thần trinh khiết nếu hoàn toàn bị ép buộc hoặc bị ức chế. Thánh Thần mời gọi chúng ta tham dự vào công việc cách tự do và sáng tạo. Chúng ta có nhiệm vụ phải thành hình và cá nhân hoá ân sủng này mà vẫn giữ được nét độc đáo của riêng mình.

3. Tuân giữ đức trinh khiết trọn hảo

Tuyên khấn là một giây phút tuyên tín trong đời tu. Tất cả được thực hiện trong nghi thức. Phụng vụ canh tân về việc tuyên khấn gồm có phép lành trọng thể và lời nguyện thánh hiến, “sự mới mẻ trong truyền thống Đông phương đã lãng quên chiều kích mầu nhiệm của việc tuyên khấn, quên đi sự tác động của Thiên Chúa trên khấn sinh.” Phép lành trọng thể diễn tả hoạt động của Thiên Chúa Cha, đấng kêu gọi, khơi dậy và hướng dẫn sự quyết tâm bước Đức Giêsu, mẫu gương Thanh bần, khiết tịnh và vâng lời tuyệt hảo cho các tu sĩ; Thánh Thần được ban xuống để nâng đỡ những người đã chọn sống theo Đức Giêsu và ban cho họ khả năng thăng hoa mục đích hướng đến sự trọn lành. Đó là ý nghĩa trong nghi thức tuyên khấn biểu tỏ rõ nét sự tác động của Thiên Chúa. Cũng vì thế mà tuyên khấn là giây phút “chúng ta thánh hiến chính mình” và “ ràng buộc chúng ta vào lời khấn”.

Giáo luật đang khi muốn ấn định nội dung và giới hạn trong lời khấn khiết tịnh đã làm cho nó trở nên “khô khan”, một thực tại tiêu cực. Tuy nhiên, lời khấn khiết tịnh của chúng ta là lời đáp trả khiêm tốn, là lời tạ ơn hồng ân khiết tịnh lớn lao mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta qua Chúa Thánh Thần. Sức con người không thể chu toàn lời đã khấn hứa. Trái lại, các lời khấn là lời cầu xin Thiên Chúa và Giáo hội trợ giúp chúng ta. Dù là lời cảm tạ Thiên Chúa, các lời khấn không có sự bắt buộc nào hết.

Tất nhiên, thật là chính đáng khi nuôi dưỡng đặc sủng trinh khiết có thể là rất khó do tình huống trong ngoài cần phải giữ. Bên trong, chúng ta gặp phải tính đối nghịch của khuynh hướng yếu đuối con người. Bên ngoài, - sống trinh khiết là ơn gọi ít người theo đuổi - một mặt, nó phải lượng giá bản năng giới tính là một thực tại thiết yếu và hợp lý (cuối cùng chúng ta cũng phải chấp nhận vào trong thời đại của chúng ta), cái thực tại này mang lại sự quân bình và hạnh phúc cho hầu hết các cặp vợ chồng. Mặt khác, nó phải đối diện với những đam mê dâm dục trong con người xác thịt. Do đó, chúng ta thường phải sống đức trinh khiết trong sự từ bỏ: nó sẽ dẫn chúng ta vào chiều kích thập giá Đức Giêsu.

4. Những phương thế sống trinh khiết

Đức trinh khiết không phải là một đặc ân dành cho một cá nhân độc lập. Hơn thế, nó có những nguy hiểm khi sống trinh khiết có một mình. Nó là một đặc sủng của cộng đoàn. Để bảo vệ đặc sủng này, chúng ta phải thiết lập mối tương quan thân thiết với Thiên Chúa qua sự tin cậy, lời cầu nguyện và tương quan với anh em trong cộng đoàn. Cũng vậy, mối tương quan với cộng đoàn Kitô hữu và hiến thân cho người nghèo bảo vệ đặc sủng trinh khiết và làm thăng hoa các giá trị của nó.

Tâm lý học hiện đại cho chúng ta biết bản năng tính dục là một sức mạnh vô hình hoạt động trong mối tương quan với tha nhân và liên quan đến chiều hướng cảm giác nhạy cảm. Độc thân thánh hiến không có nghĩa là cắt đi bộ phận sinh dục của mình: nó là một cái gì rất thật trong đời sống tính dục của chúng ta. Đó là một vấn đề kiềm chế và tập luyện. Việc tập luyện là tạo nên một sự quân bình trong bản năng giới tính của chúng ta, không phải là sự gò bó, dồn nén. Do đó, chúng ta không sống đức trinh khiết vì sợ sệt, vì bị ép buộc trong vấn đề liên quan đến bản năng giới tính. Chúng ta phải trưởng thành trong nhân cách và trong khía cạnh trinh khiết vì Nước Trời. Trong chiều hướng tu trì và thi hành sứ mạng, chúng ta cũng cần được huấn luyện liên tục hầu giúp chúng ta vượt qua được những cấm kỵ trong quá khứ và những vấn đề liên quan – những vấn đề ảnh hưởng xấu đến sự độc thân của chúng ta. Hậu quả của việc cô lập và sống thiếu tinh thần cộng đoàn có thể dẫn đến sự ức chế hoặc buông xuôi chính mình. Chúng ta cần phải tập khổ chế hơn nữa. Nó sẽ đưa chúng ta tới con đường trinh khiết thật sự hay là tới một ngôi trường tươi đẹp của lòng mến trinh khiết, là một sự trưởng thành đích thật.

------------------
1 Thành ngữ “vì Nước Trời” (dià tèn Basileían) có thể được hiểu theo ý nghĩa mục đích (“for,” “in view of”). Trong trường hợp này, Nước Trời (the Kingdom) là mục đích phải đạt tới, hoặc là lãnh vực hoạt động phải dấn thân. Tuy nhiên,thành ngữ này cũng có thể hiểu ttheo ý nghĩa nguyên nhân (“because of”): Nước Trời tạo ra nơi một người tình huống tự cảm thấy bị ám ảnh về vấn đề không thích hợp, và không có khả năng kết hôn. 
2 Xc. Rm 8, 3; Gl 5, 13; 2 Cr 5, 21 
3 “Mortis quidem necessitatem efficit nascendi conditio” (Nếu đã được sinh ra thì cũng cần phải chết). Thánh Grê-gô-ri-ô Na-di-en, Oratio catchetica, 32: PG 45, 79.80. 
4 “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51; xem 10, 10-11, 17-18; 11, 24-25). 
5 Thánh Grê-gô-ri-ô Na-di-en, Luận thuyết về sự khiết tịnh, chương 2.1 trong Nguồn gốc Ki-tô hữu 119 (tác giả Michel Aubineau), Nxb. Du Cerf, Paris 1966, tr. 263. 
6 “Như Chúa Cha đã yêu mến Thầy…” (Ga 15, 9). “Để tình Cha yêu đã thương con, ở trong họ…” (Ga 17, 26). “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa” (Ga 12, 28). 
7 Thánh Lu-ca nói rằng cha mẹ của Đức Giê-su đã tìm thấy Người “trong Đền thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu” (Lc 2, 46-47). Ở đây, Đền thờ không chỉ là một nơi cầu nguyện, mà còn là nơi để diễn giảng Lời Chúa. “lis quae sunt Patris” ám chỉ tình huống này một cách hợp lý. 
8 Trong Pl 2, 20, thánh Phao-lô khen ông Ti-mô-thê bởi vì không có ai hoàn toàn giống như ông, chỉ lo cho lợi ích của cộng đoàn, và Người nói thêm: “Ai nấy đềi tìm lợi ích cho mình, chứ không tìm lợi ích cho Đức Ki-tô Giê-su.” Lợi ích của Đức Ki-tô trùng với lợi ích của tín hữu Phi-líp-phê mà ông Ti-mô-thê đang chăm lo. 
9 Xc. 2 Cr 11, 2-3; A.Sicari, Matrimonio e verginità nelle rivelazione, L’uomo di fronte alla “Celosia di DFFio,” Milan 1978, tr. 161. 
10 Nguồn gốc từ tiếng Latinh là coelebs (một người đàn ông độc thân, chưa lập gia đình), có thể xuất phát từ ngôn ngữ Sanskrit là kévalas (một mình, riêng tư, toàn bộ, trọn vẹn). 
11 Xc. Tự điển bách khoa toàn thư mới của người Anh, tập III, tr. 11 
12 “Nếu như sự truỵ lạc là phẩm tính tác động lên bản năng giới tính trong tương quan lệch lạc với các đối tượng của nó, thì đức khiết tịnh Ki-tô giáo là một phẫm tính tác động lên bản năng giới tính trong mối tương quan được đánh dấu qua việc chết đi cho tội lỗi và phục sinh trong sự sống ơn cứu độ.” J. M. Pohier, Tâm lý và thần học, Nxb. Du Cerf, Paris 1967, tr. 341. 
13 O. Clement, Sobre el hombre, EE Madrid 1983, tr. 90 
14 Id., sđd, tr. 123-124 
15 Công đồng khẳng định rằng ba lời khấn phúc âm, đặc biệt là lời khấn khiết tịnh, là quà tặng (donum) của Thiên Chúa (LG 43), và thật sự “là một món quà ân sủng tuyệt diệu” (PC 12). ET gọi nó là “một món quà quý giá Thiên Chúa thương ban cho ai đó”. Tông huấn “Redemotionis Donum” nhấn mạnh hơn về điều kiện sống khiết tịnh như là một lời khuyên và như là “một sự chọn lựa đặc sủng của Đức Giê-su là Tân lang độc nhất” (RD 11) 
16 “Bởi sự yếu đuối, dòn mỏng, và dễ bị tổn thương của con người, nên món quà khiết tịnh quý giá này được phơi bày ra cho các mâu thuẫn hoàn toàn hợp lý và một sự khó hiểu đối với những người Ngôi Lời Nhập Thể không mạc khải cho biết phương thức này: ai đành hy sinh mạng sống mình vì Người thì sẽ tìm được nó.” (ET 15) 
17 Tình trạng sống đời khiết tịnh, được thiết lập dựa trên lời Chúa và gương mẫu của Người, “là một sự bắt trước cách chính xác hơn và thực hiện liên tục trong Giáo hội nếp sống mà Con Thiên Chúa đã nhận khi Người xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha và cũng là nếp sống mà Người đã đề ra cho các môn đệ theo Người.” (LG 44). “Giá trị và hiệu quả của đời sống khiết tịnh… trong đời sống độc thân tu trì tìm thấy nền tảng cơ bản không dựa trên một điều gì khác là Lời Chúa, những lời giáo huấn của Đức Giê-su, đời sống của Đức Ma-ri-a đồng trinh và truyền thống các Tông đồ” (ET 15). Hơn nữa, người ta nói rằng sự khiết tịnh thánh hiến có sức mạnh để “làm cho người tín hữu thích nghi trọn vẹn hơn với đời sống nghèo và khiết tịnh mà Đức Ki-tô đã chọn cho mình và Đức Mẹ đồng trinh của Người đã ôm ấp (LG 46). 
18 Xc. Max Thurian, Hôn nhân và độc thân, Nxb. Taizé 1977, tr.15-17. 
19 Xc. K.Barth, Die kirchiche Dogmatik, tập III/IV, tr. 158-159. 
20 Xc. Thánh Giê-rô-ni-mô, “Lá thư thứ 22 về Đức trinh khiết” trong Trinh khiết và độc thân, Nxb. Messagero, Padua, tr. 41. 
21 Xc. Max Thurian, sđd, tr. 41 
22 Thánh Giê-rô-ni-mô khuyên nữ tu Eustochium rằng: “Nếu ai đó trong chị em là những tôi tớ, thì không được xử sự với họ theo cách của kẻ trên với kẻ dưới hay tỏ dáng vẻ của một bà chủ. Phải chăng chị em đã không cùng thuộc về một vị Tân lang ? Phải chăng chị em không cùng hát một thánh vịnh với Đức Ki-tô trong nhà nguyện ? Phải chăng cị em đã không cùng ăn một thân thể Đức Ki-tô? ... hôn nữa, hãy khơi lên những ơn gọi mới. Với các trinh nữ, thật là vinh dự khi thu hút những chị em khác cùng đồng hành theo lối sống của mình.” (Thánh Giê-rô-ni-mô, sđd, tr. 81). 
23 Thánh M. An-phong, Đời sống thánh hiến, Nxb. Clar, xuất bản lần thứ tám, Madrid 1984, tr. 227: “Những ai sống đời trinh khiết được ban cho khà năng cá biệt với tình bạn. Do sự dấn thân và yêu mến công việc của Thiên Chúa, nên họ phải học biết yêu thương và quên mình cho anh em. Họ yêu mến vì lợi ích của tình yêu. Họ tương quan trực tiếp với mọi người dựa trên nền tảng tôi-và-anh, không vòng vo hay cần một sự trung gian nào cả. Đó là một tình yêu lằm thăng hoa tình bạn. Vì không có sự tìm kiếm lợi ích nào trong tình yêu, và tình yêu là một lời đáp trả cho tất cả mọi người: yêu thương lẫn nhau.” Id. , Sự không tưởng trong đời sống thánh hiến, Nxb. Clar, xuất bản lần thứ hai, Madrid 1985, tr. 176-177; Xc. Tr. 169-186. 
24 “Hơn nữa, tất cả chúng ta, nhất là các bề trên, hãy nhớ cho rằng đức khiết tịnh được gìn giữ an toàn hơn khi các thành viên sống một đời sống chung trong tình huynh đệ đích thực.” (PC 12). 
25 J. B. Metz, Các dòng tu, Nxb. Herder, barcelona 1978, tr. 75. 
26 Xc. C. Maccise, “Ser generación-puen. Religiosos, religiosas en Amárica Latina” trong Đời sống thánh hiến 62 (1987) 424. 
27 F. Dardichon, “Una aventura apasionant. Vida religiosa en Latino américa,” trong Đời sống thánh hiến 62 (1987) 429. 
28 Xc. J. B.Metz, sđd, tr. 76. 
29 G. M. De La Torre, “El religioso, ‘goel’de sus hermanos,” trong Đời sống thánh hiến 62(1987) 437. 
30 Ibid. 
31 Xc. Kh 12, 11. chương 12 sách Khải Huyền của thánh Gio-an rất quan trọng đối với các tu sĩ dòng Cla-ra. Nó giới thiệu “điềm lớn” của Người phụ nữ, bị Con Rồng tấn công, trong khi mà Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en chiến đấu thay cho Cô. “Những anh em” –những người chuẩn bị lãnh nhận cái chết, cùng với Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en chiến đấu hầu chinh phục Con Rồng và dâng lời cảm tạ Con Chiên và các chứng nhân của Lời.