Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONG ĐỜI SỐNG TU TRÌ VÀ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO

Thời sự Thần học - Số 1 - Tháng 8/1994, tr. 86-103

LTS: Hội Nhập Văn Hóa luôn là vấn đề ở phía trước chúng ta, vấn đề đi vào đời tu hành của chúng ta, mời gọi chúng ta sống, đòi chúng ta phải đào tạo những con người hiến thân phục vụ Tin Mừng cho nền văn hóa mình đang sống, thúc bách chúng ta loan báo Tin Mừng... Sau đây là 1/ Những suy nghĩ, cảm nhận và kinh nghiệm của đức Cha Leobard D'Souza, và 2/ Hội nhập văn hoá, một khái niệm phong phú của cha Timothy Radcliffe, được phát biểu trong Hội Nghị về HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONG ĐỜI SỐNG TU TRÌ VÀ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO dành cho các Bề trên cao cấp và các Nhà đào tạo Dòng Đa Minh, vùng Châu Á - Thái Bình Dương, được tổ chức tại Nagpur-Varanasi, Ấn Độ, từ 19 đến 27-10-1993. Bài thứ 3 cùng chủ đề này là của cha Thomas Aykara, CMI, và Bài thứ 4 của Nữ tu Vandana Mataji, RSCJ được đăng ở số sau.

Các tác giả của những bài viết dưới đây đã nhìn vấn đề qua những kinh nghiệm phong phú của người được đi nhiều nơi, của người đã sống trong hoàn cảnh đòi buộc phải hội nhập văn hóa; nhất là cha Timothy Radcliffe đã dùng một thứ biện phân của Tin Mừng để nhìn ra những thách đố khác nhau của vấn đề Hội Nhập Văn Hóa, đến mức, trong một số hoàn cảnh, "người tu sĩ chúng ta phải chống lại sự hội nhập văn hoá ở đây, và đứng về phía những người không thuộc nền văn hóa đó". Vấn đề Hội Nhập Văn Hóa phải luôn được nối liền với nguồn mạch, tức sự kiện Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập thể, nói cách khác, Hội Nhập Văn Hóa phải được đặt ra trong mối tương quan giữa văn hóa và Tin Mừng; có lẽ những suy tư rãi rác nhưng luôn dựa vào nguồn mạch như thế cũng giúp làm sáng lên những thách đố của vấn đề trong lòng Giáo Hội Việt Nam hôm nay. 

DIỄN VĂN CỦA ĐỨC CHA LEOBARD D'SOUZA, TỔNG GIÁM MỤC NAGPUR


Kính thưa Cha Radcliffe,
thưa các Bề Trên và các vị đào tạo Đa Minh - vùng châu Á - Thái Bình Dương, 
thưa quý khách, và anh chị em, 

Với tư cách là bản quyền địa phương, tôi xin gửi đến tất cả quý vị lời chào mừng nồng nhiệt của tổng giáo phận Nagpur. Nagpur xa xôi đối với đất nước quý vị, bất chấp những khó khăn trong cuộc hành trình, sẵn lòng hiếu khách và thực phẩm... đó là chưa kể đến thời tiết, may mắn là hôm nay rất tốt. Khu vực chung quanh Nagpur được gọi là Gondwana, nguyên thủy là một giải đất trượt vào lục địa Âu Á làm nên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Mới tháng trước, tất cả chúng tôi đều tin rằng cuộc đón tiếp sẽ không gặp lúc bị động đất. Nhưng chúng tôi đã không được hoàn toàn như ý vì động đất đã xẩy ra ở Latur. Chúng tôi chào mừng quý vị đã tới "Thành phố cam" nổi tiếng với những trái cam "sành' ngọt ngào, ngon lành, thú vị. Loại cam này nổi tiếng thế giới. Lúc này chưa vào mùa, nhưng quý vị được may mắn nếm thử ít trái đầu mùa. 

Sau đây là một vài tư tưởng về vấn đề Hội nhập văn hóa trong đời sống tu trì và trong việc đào tạo. 

Huấn thị Những liên hệ hỗ tương (Mutuae Relationes) do Thánh Bộ Dòng Tu ban hành ngày 23-4-1978, ủng hộ sắc lệnh Ad Gentes, trình bày rõ ràng "Dòng tu phải huấn luyện các ứng sinh thuộc Hội Dòng của mình thế nào để họ thực sự sống phù hợp với nền văn hóa địa phương, nhưng đồng thời cũng phải cảnh giác để đừng ai gạt ra ngoài lề tiếng gọi truyền giáo vốn gắn liền với ơn gọi tu trì, hoặc loại đi tính duy nhất và đặc điểm loại biệt của mỗi Hội Dòng" (MR. 18 G). 

Hội Thánh chính tự bản chất là truyền giáo. Ơn gọi truyền giáo không phải là một ơn gọi chọn hay không chọn. Tuy nhiên, phải hiểu công cuộc Tin Mừng hóa cho đúng. Tin Mừng hóa là một tiến trình phức tạp bao gồm nhiều yếu tố có tính cách bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau. Chúa Thánh Thần, tác nhân chính của công cuộc Tin Mừng hóa, đưa tất cả những yếu tố này vào một tổng thể hợp nhất, thường xuyên nhắc nhở chúng ta về những gì chúng ta thiếu sót hoặc sai lầm. 

Chúa Thánh Thần là ân huệ được ban cho cộng đoàn và cho cá nhân. đối với cá nhân, Chúa Thánh Thần là người bạn đồng hành của nhà truyền giáo, khi ban ân sủng để thực hiện ơn gọi truyền giáo, ân sủng để hoàn thành ơn gọi của mình xứng với người môn đệ của đức Giê-su, giúp cho nhà truyền giáo có thể phân định và có khả năng hoàn thành sứ vụ đã được uỷ thác. Hoa quả của Chúa Thánh Thần dành cho mọi nhà truyền giáo nghiêm túc là những gì giúp phân biệt hoạt động truyền giáo nào là hoạt động truyền giáo đích thực. 

Là linh hồn của Hội Thánh, Chúa Thánh Thần thúc đẩy Hội Thánh phục vụ thế giới, mở ra với thế giới hiện đại, tìm kiếm những đường hướng mới và những hình thức khác cho công cuộc Tin Mừng hóa. đối thoại không thuần túy là khuyên nhủ nhưng còn là truyền khiến, vì Chúa Thánh Thần nói qua thế giới. Các bảng thống kê là tiếng chuông báo động. Người ta phỏng đoán rằng đến khoảng năm 2000 số người Hồi Giáo sẽ nhiều hơn Công Giáo Rô-ma. Một nửa nhân loại sống ở Á Châu, nhưng chỉ có 4% là Ki-tô hữu. Gần 60% dân cư Á Châu thuộc lứa tuổi dưới 30. Nhà thừa sai, và nhất là thừa sai tại Á Châu, không thể không biết rằng đại đa số các dân tộc, các nền văn hóa, các truyền thống tôn giáo, các ước vọng và khao khát của hàng triệu người đông đúc này là công lý và phẩm giá con người. Do đòi hỏi của sứ vụ, chính chúng ta cũng có bổn phận phải phân định những gì Chúa Thánh Thần đang bày tỏ trong thực tại Châu Á, đang nói với chúng ta. 

Người ta nghĩ rằng cái nhìn về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong thế giới được nhận thấy trong sự phát triển của phương pháp làm thần học theo kiểu quy nạp và trong suy tư thần học mục vụ có phê phán. Câu châm ngôn của đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II vẫn được cả những kẻ không ưa Người trích dẫn, ở đây quả là thích hợp: "đối với Hội Thánh, Con người là con đường chính - con đường này là nền tảng của tất cả những con đường khác mà Hội Thánh phải đi". Tắt một lời, thế giới và thực tại con người lập nên "lịch trình hành động" cho việc nghiên cứu và hoạt động nghiêm túc của nhà thừa sai. 

Lại trích lời đức Gio-an Phao-lô II: "Tin mừng mà chưa thấm vào nền văn hóa thì đó là một Tin mừng chưa được loan báo trọn vẹn." Tôi xin đảo ngược câu nói như sau: "Một thừa sai chưa thấm nhiễm đầy đủ nền văn hóa địa phương thì không thể công bố Tin Mừng một cách trọn vẹn và đích thực." 

Bổn phận của một vị thừa sai là xây dựng Hội Thánh địa phương, làm cho Hội Thánh địa phương phát triển, trưởng thành. Vị thừa sai có thể có một trong hai thái độ: hoặc là Hội Thánh "cho" tất cả các dân tộc và các nền văn hóa, hoặc là Hội Thánh thực sự là "của" tất cả các dân tộc và các nền văn hóa. Nếu vị thừa sai có thái độ thứ hai, ắt Hội Thánh địa phương đang trên đường phát triển. 

Người thừa sai phải ý thức rằng thế giới hiện đại dường như đang bị chiếm lĩnh bởi nền văn hóa độc tôn - giản lược các giá trị truyền thống vào "cái hình ảnh của riêng mình và những cái giông giống" hoặc những cái tệ hơn: "phê phán các nền văn hóa khác bằng cách lật đổ", cho rằng các nền văn hóa đó không thích hợp với thời đại chúng ta. Chúng ta được Công đồng hướng dẫn không phải để loại bỏ những gì là chân thật và thánh thiện, nhưng để thấm nhập, duy trì và thăng tiến những điều tốt về phương diện tinh thần và luân lý nơi các dân tộc này. 

Mahatma Gandhi nói về việc giảng thuyết của Ki-tô giáo: "Nếu chúng ta có chân lý thiêng liêng, chân lý sẽ tự nó chuyển thông cho người khác. Nói nhẹ một chút, tôi xin nói là tôi nghi ngờ không biết các hoạt động truyền giáo có làm ích cho Đn độ hay không. Nói mạnh hơn, tôi có thể nói là các hoạt động đó đã đẩy người Đn độ ra xa Ki-tô giáo... Tôi có cảm tưởng rõ ràng rằng nếu quý vị muốn hưởng hương thơm của Ki-tô giáo, quý vị phải làm sao cho có nhiều hoa hồng". 

Đức tin Ki-tô giáo luôn luôn được đặt nền tảng và lớn lên trong một nền văn hóa đặc thù. 

a) Các cộng đoàn Ki-tô hữu trẻ trung không mong có một đức tin Ki-tô xa lạ với tất cả những hình thức và hoài bão văn hóa. 

b) Các Giáo Hội cổ kính (lâu đời) hơn không được đòi rằng những gì họ có là bản chất phổ quát của đức tin, đức tin đó đã mang những sắc thái của bối cảnh văn hóa và lịch sử riêng của các giáo hội ấy. 

Không phải lúc nào Ki-tô giáo cũng bắt đầu từ số 0. Quá khứ của một ai khác không thể làm nên tương lai của Ki-tô giáo ở Châu Á. Các nền văn hóa của dân tộc được coi là phương tiện làm cho Ki-tô giáo, đức tin, Hội Thánh là của địa phương đó. Hội Thánh là siêu nhiên, là siêu văn hóa - nhưng Hội Thánh cũng có thể sống trong bất kỳ nền văn hóa và dân tộc nào trên trái đất này. Văn hóa có tính tự lập riêng của nó. 

Tôi nói đã đủ. Quý vị sẽ nghe từ những người giỏi hơn tôi. Trong Ca Tiếp Liên lễ Hiện Xuống, chúng ta hát: "Không có ánh sáng Chúa Thánh Thần, sẽ không có gì thành sự nơi con người". 

Chúng ta hãy cầu nguyện: "Lạy Chúa Thánh Thần, đấng Tạo dựng, xin hãy đến. Thánh Thần Sáng tạo, xin hãy đến. Xin hãy canh tân, tái tạo và tăng cường sức mạnh cho chúng con". 

Vũ Đức chuyển ngữ 
______________________________________________________

HỘI NHẬP VĂN HÓA, MỘT KHÁI NIỆM PHONG PHÚ


Cha Timothy Radcliffe, O.P. 

Tôi rất vui mừng được có mặt ở đây trong ít ngày cuối cùng này, được theo dõi cuộc thảo luận về vấn đề "Hội nhập văn hóa trong đời sống tu trì và trong việc đào tạo tu sĩ". Tôi muốn chia sẻ một vài suy tư rất đơn sơ về đề tài này, nhưng có nhiều e ngại, vì tôi là một trong những người ít hội nhập văn hóa nhất. Tôi di chuyển nhanh chóng từ quốc gia này sang quốc gia khác đến nỗi mỗi khi thức giấc tôi phải nhìn ra cửa sổ để nhớ ra là tôi đang ở đâu: "Ngoài kia có những cây dừa, như thế thì không thể ở Luân đôn được". Thực tế, khi tôi ở Chicago, có người căn cứ vào cách phát âm của tôi mà bảo tôi là người Ai-len, người khác lại tưởng tôi là người Australia. Ở đây, có anh em lại nghĩ tôi là người Hoa Kỳ. Tôi bắt đầu cảm thấy bối rối ! Lại nữa, tôi không thành thạo trong lãnh vực này. Trong Tổng Hội Mê-hi-cô (1992), chúng tôi đã nói nhiều về vấn đề hội nhập văn hóa, giao tiếp văn hóa, suy thoái văn hóa và liên kết văn hóa. Cha Peter Lobo đã có nhiều đóng góp đáng kể cho cuộc thảo luận này. Cuối cùng, tôi đã thề với mình là tôi sẽ không bao giờ nói gì về những vấn đề đó nữa. Thế nhưng bài học đầu tiên tôi học được khi làm Bề trên Tổng quyền, đó là vâng lời, và vì vậy tôi xin chia sẻ. 

Lần cuối cùng ở Anh, tôi dùng bữa với một bà cô. Bà hỏi tôi nghĩ gì về Hans Kung. Thế là tôi thao thao bất tuyệt về những mặt mạnh và yếu của Hans. Năm phút sau, bà cô chặn ngang và hỏi: "Cha này, toàn bộ điều cô muốn biết là: Hans là người tốt hay xấu?" Và chúng ta hãy đi thẳng vào vấn đề: trong hầu hết các cuộc tranh luận thần học, đó là người ta muốn biết điều gì ! Nếu bà cô của tôi có mặt ở đây hôm nay, tôi muốn nói với bà rằng: phải, hội nhập văn hóa là điều tốt. Thực thì không thể có một nền thần học tốt nếu không được hội nhập văn hóa. Trong Giáo hội, một vấn đề người ta thường nghĩ tới là: ở đâu người ta có thể tìm thấy một nền thần học được hội nhập? Ở Đn độ hay ở Phi châu, nơi người ta đang sống ? Ở Rô-ma hay Munich ? Thực ra, một sự liên hệ như vậy là điều không cần thiết. 

Nhưng tôi xin thêm ba điểm: 

1. Tin Mừng phải vừa chọn lựa vừa biến đổi bất cứ nền văn hóa nơi Tin Mừng được gieo trồng. 

2. Không có nền văn hóa nào tinh tuyền và tĩnh tại. Mỗi nền văn hóa đều ở trong tình trạng tiến hóa trường kỳ, tạo nên ý nghĩa mới, nếu không, đó là một nền văn hóa chết. Giáo Hội phải gặp gỡ những nền văn hóa có tính sáng tạo và tươi trẻ nhất, giống như con ong đi tìm mật hoa vậy. 

3. Hội nhập văn hóa luôn luôn có kèm theo đau đớn, giống như bất kỳ tiến trình sinh nở nào. Và chúng ta chỉ có thể dấn thân vào lãnh vực này một khi chúng ta đã được chuẩn bị để thử nghiệm, thậm chí đôi khi phải chấp nhận thất bại. điều này đòi hỏi tin tưởng lẫn nhau rất nhiều. 

Tôi muốn nói thêm một số vấn đề khác nữa, như nhu cầu cầu nguyện và học hỏi nếu muốn hội nhập văn hóa một cách sâu xa, nhưng phải đợi một dịp khác. 

1. TIN MỪNG VỪA CH&N LỰA VỪA PHÊ PHÁN NỀN VĂN HÓA MÀ TIN MỪNG GẶP GỠ 

Như cha Thomas Aykara đã nói, biến cố nền tảng của việc hội nhập văn hóa là biến cố Nhập thể. Thiên Chúa, đấng là nguồn mạch mọi sự, đã trở nên một trẻ thơ Do Thái biết dãy dụa, kêu khóc khi đòi thay tã lót, và đã phải học đi, học nói như mọi trẻ thơ khác. Người ta thường sợ rằng hội nhập văn hóa sẽ làm vỡ vụn Giáo Hội phổ quát và phân rẽ chúng ta, thế nhưng đấng mà chúng ta hiệp nhất nơi Người, đấng đã phá bỏ mọi biên giới phân cách, lại là người Do Thái ở thế kỷ đầu tiên. Bạn không thể nào hội nhập văn hóa được hơn thế. Và đồng thời, phải nói rằng đức Giê-su chính là người đã đe dọa căn tính của người Do Thái, đã thách đố Lề luật, và đã đón tiếp người xứ Sa-ma-ri. 

đức Giê-su hoàn toàn là người Do Thái, và vì vậy Người bị coi là mối đe đọa cho căn tính Do Thái. điều này chắc chắn phải luôn luôn xảy ra trong mỗi giai đoạn hội nhập văn hóa. Mỗi nền văn hóa dựng xây nên một tổ ấm, nơi đó cây Tin Mừng được trồng vào. Tuy nhiên, mỗi tổ ấm đều loại trừ người lạ, là người phải được đón nhận, người mà sự hiện diện của họ bị coi là mối đe dọa. Mỗi nền văn hóa đều có những nghịch lý (Harijans) của nó. 

Một nền văn hóa không chỉ được xác định bởi con người mà nó loại trừ, nhưng bởi cái mà nó không cho vào, bởi nhận thức của nó về thực tại, bởi nền triết lý ngầm của nó. Tất cả những điều này cũng là thách đố đối với Tin Mừng. 

Chúng ta có thể thấy cũng một tiến trình hành động đó khi Ki-tô giáo tràn ngập thế giới Rô-ma. Chúng ta chấp nhận ngôn ngữ của người Rô-ma và nói tiếng La Tinh, chúng ta vẫn còn xây dựng thánh đường trên nền tảng những ngôi đền của họ, thậm chí ở Nagpur đây cũng vậy; các linh mục mặc thứ y phục do người Rô-ma truyền lại từ xa xưa; chúng ta chấp nhận nhiều quan điểm luật pháp của Rô-ma. Và như vậy, Ki-tô giáo đã vượt ra khỏi biên giới của đế quốc để bao gồm cả người xa lạ, như người Ai-len chẳng hạn. Người xa lạ đã trở nên như người nhà ! Mỗi nền văn hóa vừa được chào đón lại vừa bị biến đổi. 

Thần Khí như men làm biến đổi những gì Thần Khí gặp gỡ. Ở nước Pháp, trái nho đã trở thành rượu lễ; ở nước Anh, trái hublông (hoa bia) đã trở thành rượu bia hảo hạng; ở Tô Cách Lan, lúa đã trở thành rượu whisky; ở Nhật Bản, gạo trở thành rượu sa-kê. 

Và điều này phản ánh hành động nền tảng của đức Ki-tô, đấng đã sắp đặt việc cử hành lễ Vượt Qua, ngày lễ của gia đình, như hành động của một người Do Thái hoàn toàn, và đã dùng ngày lễ ấy để làm nên một cộng đoàn trong đó mỗi người đểu có một vị trí, dù là kẻ phản bội như Giu-đa, kẻ chối Thầy như Phê-rô, cũng như tất cả các môn đệ đã bỏ chạy và để đấng Cứu thế cô đơn một mình. đó là một gia đình có thể chấp nhận mọi phần tử. 

Trong những cuộc du hành toàn Dòng vào năm nay, tôi đã thấy ở mỗi lục địa, hội nhập văn hóa đặt ra cùng một câu hỏi như sau: Ai là người xa lạ mà chúng ta phải tiếp đón. Ở Phi châu chẳng hạn, nơi mà bản chất của các bộ lạc rất mạnh, và là nơi mà Dòng được coi như một bộ lạc, vấn đề thách đố là thân thiết với phần tử của một bộ lạc khác, là trở nên một bộ lạc vượt ra ngoài khuôn khổ bộ lạc. Tôi đã tới Rwanda, nơi đó có sự chia rẽ sâu xa do hai bộ lạc kình chống nhau. Ở đây, phụ tỉnh Rwanda và Burundi là một dấu chỉ của Tin Mừng, vì các phần tử của hai bộ lạc sống với nhau như anh em. đây chính là Tin Mừng nhập thể, trong đó căn tính của chúng ta, những hữu thể nhân sinh, được bật tung lên, trải rộng ra, và biến đổi. Khi tôi tới Da-ia hồi tháng 2 (1993), nơi đó sắp xảy ra cuộc nội chiến giữa hai bộ lạc. Anh chị em có thể thấy Giáo Hội đã cố gắng thâm nhập vào nền văn hóa phong phú khác thường ở đó, và đã thực sự là Giáo Hội Da-ia. Phụng vụ mang màu sắc Phi Châu tuyệt vời, sống động và đẹp đẽ. Nhưng chúng ta cũng phải đương đầu với thách đố về căn tính bộ tộc, và mời gọi dân chúng tìm kiếm chính mình trong đức Ki-tô. 

Ở Guatemala, trước hết, có lẽ những người xa lạ là dân địa phương sống ở trên những dãy núi cao. Ở đây, chúng tôi có một kinh nghiệm lý thú về vấn đề hội nhập văn hóa, trong đó các anh em và chị em nữ tu đều cộng tác với nhau. Ở Coban, trong dãy núi Alta Vera Paz, các nữ tu đã tiếp nhận nhiều ơn gọi bản xứ, và đang tìm cách tạo ra một lối sống đa Minh, trong khi vẫn tôn trọng những phong tục, những khúc tình ca, cách trang phục và chính con người của họ. Các anh em đã xây dựng một trung tâm văn hóa ở gần bên, đó là nơi gặp gỡ với các anh em đang làm việc tại các thôn làng bản xứ, thu thập thông tin về các lễ nghi và tập quán của người dân, nhờ đó chúng tôi có thể tìm cách trở nên một tu sĩ đa Minh bản xứ, nam cũng như nữ. Người xa lạ được đón nhận. Tuy nhiên, đâu là thách đố ta phải đặt ra cho họ? 

Một linh mục làm việc tại Masai, Kenya, mong muốn có một thánh lễ hội nhập văn hóa thực sự, và cha đã cố gắng hết sức làm như những người Phi Châu. Nhưng khi chủ sự thánh lễ, cha thấy chung quanh chỉ toàn đàn ông, không thấy có phụ nữ. Cha hỏi: "Các phụ nữ đâu cả rồi?" Những người đàn ông trả lời: "Chúng tôi không có thói quen ăn chung với phụ nữ". đó là hội nhập văn hóa hay là phản bội Tin Mừng? Không có phần thưởng cho câu trả lời đúng ! 

Trong một buổi thảo luận nhóm mà tôi đã tham dự tại Hội nghị này, tôi cũng thấy vấn đề đó được đặt ra cho bối cảnh Châu Á. Một mặt, chúng tôi thấy rằng cần phải học hỏi nhiều nơi quan niệm Đn độ về người thầy (guru). Chúng tôi nhớ ra rằng để trở thành một guru, đòi hỏi phải nhiệm nhặt thực sự, từ bỏ thực sự, khó nghèo thực sự, và đời sống đơn giản. Tôi có thể nói là bản thân tôi đã không có đủ những điều này. Khi được coi là một guru, chúng ta có thực sự thực tập thinh lặng và khổ chế một cách sâu xa không? Đn giáo và Phật giáo có làm cho chúng ta xấu hổ không? Người ta sẽ tìm thấy thánh đa Minh ở đâu trên đất Đn độ nếu Người rảo bước trên quan lộ hôm nay? Chúng ta có gặp được Người đang khất thực trên đường, với cái bát ăn xin, như một thánh nhân đạo Jain không? Nền văn hóa này lại không thách đố chúng ta phải tái khám phá truyền thống khổ hạnh và khất thực của chúng ta sao? Tuy nhiên, đồng thời chúng ta thấy rằng chúng ta muốn thách đố một vài khía cạnh trong quan niệm Á đông về một ông thầy (guru). Chúng ta không muốn người đồ đệ vâng phục ông thầy một cách mù quáng. Như Cha Giám Tỉnh Phi-líp-pin đã nói, người thầy phải dạy đồ đệ học cách học, học sáng tạo, học tính độc đáo. Nếu học trò đứng trên vai ông thầy, là để nhìn thấy xa hơn. 

Tôi thấy nền văn hóa Tây Phương đặt ra nhiều vấn đề đặc thù liên quan đến việc hội nhập văn hóa. Anh chị em không thấy các nhà thần học đang đòi hỏi chúng ta, khi được hội nhập, phải chấp nhận những nguyên tắc của xã hội chúng ta, và đó là điều thường xảy ra. Tôi nghĩ rằng điều này xảy ra một phần bởi vì không phải chỉ có một nền văn hóa trong các nền văn hóa của thế giới. Từ khi chủ nghĩa Cộng sản ở đông Âu sụp đổ, nó đã trở thành một nền văn hóa toàn cầu duy nhất đe dọa thâm nhập và nuốt trửng các nền văn hóa khác. Chủ nghĩa tư bản tiêu thụ Tây Phương là một nền văn hóa vừa bao gồm những nền văn hóa ở gần, đồng thời vừa khai trừ đại đa số những nền văn hóa khác. Nó ảnh hưởng tới tất cả nhân loại và cản ngăn họ vào đất hứa. Nó bán cho mỗi người một cái TV để họ có thể xem thấy thiên đường, nhưng lại ngăn cấm họ bước vào. 

đối với tôi, tượng trưng cho điều này là cuộc thăm viếng Soweto vài năm trước đây. Tôi đi lang thang ở miền đất buồn tẻ và dồi dào này, một khu vực lớn với hai triệu người Châu Phi, không còn trên bản đồ Nam Phi mãi cho tới gần đây. đi ngang một trường học, tôi thong thả bước vào. Lũ trẻ chạy ào lại với tôi và la lên "ninja", tôi nghĩ là những từ ngữ Châu Phi tối nghĩa. Hóa ra đó là tên một loại rùa, nhân vật anh hùng trong loạt phim truyện mới chiếu trên màn ảnh TV ở Hoa Kỳ ! Ly tách, áo sơ mi, thậm chí cả giầy dép của chúng cũng đầy hình rùa ninja. Các trẻ em này xem văn hóa Mỹ trên TV và nói: chúng không bao giờ thuộc về nền văn hóa đó. Tôi cũng nghĩ tới những người xếp hàng dài vô tận ở Moscow để mua xúc xích MacDonalds, đồng lương một tuần đem cúng cho "bánh thánh" của văn hóa Tây Phương. 

Tu sĩ đa Minh chúng ta có mong muốn được hội nhập vào nền văn hóa này một cách triệt để không? Nền văn hóa này có làm giàu thêm cho đời sống tu trì của chúng ta không? đây là nền văn hóa của sự giàu có, không phải chỉ là của người giàu có, nhưng là của vinh quang tiền bạc. Có lẽ, một cách triệt để hơn ở bất cứ xã hội nào khác, người nghèo không thể có sở hữu riêng, vì từ định nghĩa, họ là những người thất bại. Số phận của họ là cái vô hình. Dĩ nhiên tôi không phủ nhận là nền văn hóa này có sản sinh ra những điều tốt, cũng như khả năng sáng tạo thực sự của nó; lòng khoan dung của nó đối với sự khác biệt của con người; lòng yêu mến quyền con người, v.v... Nhưng tôi cũng muốn gợi ý rằng tu sĩ chúng ta phải chống lại sự hội nhập văn hóa ở đây và đứng về phía những người không thuộc về nền văn hóa đó. Chúng ta có dám làm không? đây là câu hỏi tôi đã nêu ra cho các bề trên cao cấp trong Hội nghị các nhà lãnh đạo đa Minh ở Hoa Kỳ tuần vừa qua. Ngay cả ngôn ngữ chúng ta sử dụng cũng cho thấy chúng ta bị nhận chìm vào trong cảnh quan ngoại lai của thế giới. Vị bề trên giám tỉnh trở nên thành viên của "Ban điều hành", một loại cơ quan hành pháp; các anh em khác thì trở thành "nhân viên", và thay vì lòng yêu mến đức khó nghèo, chúng ta lại không ngừng thảo luận về các ngân sách. Có lẽ các lời khấn tu trì của chúng ta mâu thuẫn triệt để với các giá trị của Tây Phương hưởng thụ, nên chúng ta chỉ có thể triển nở như một tu sĩ nếu chúng ta không tham gia vào, hoặc đứng ngoài văn hóa! Khiết tịnh chỉ là purile, thanh bần là phi lý, và vâng phục là ấu trĩ. 

Tôi cũng cho rằng thật là thú vị khi vấn đề thanh bần này soi sáng tính cách hàm hồ trong mối tương quan giữa Tin Mừng và văn hóa. Ở Đn độ, rõ ràng có một truyền thống tôn giáo tôn trọng đức thanh bần và mời gọi chúng ta ấp ủ nhân đức ấy; ở Tây Phương, có một nền văn hóa của sự giàu có mà chúng ta được mời gọi phủ nhận nó. 

Như vậy hội nhập văn hóa vừa là một chọn lựa, vừa là một thách đố. Và phải như thế vì căn tính của chúng ta như là Ki-tô hữu thì vượt quá tên gọi của chúng ta. Chúng ta là mầu nhiệm được che giấu trong Thiên Chúa. Vì, như thánh Gio-an đã nói: "Hỡi các con, chúng ta biết rằng hiện nay chúng ta là con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta không biết chúng ta sẽ ra thế nào. Chúng ta biết rằng khi đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người." 

2. HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ SÁNG TẠO 

Tôi rất say mê cuộc tranh biện giữa giáo sư Pawar và giáo sư Mataji vào buổi chiều đầu tiên. Là tu sĩ đa Minh, tôi yêu thích tranh biện. Thật là thích thú khi nghe có người thách thức khẳng định của chúng ta rằng hội nhập văn hóa là điều tốt. Có vẻ như chúng ta đứng trước một song quan luận: hội nhập văn hóa và nguy cơ đồng hóa hay là gắn chặt vào văn hóa và truyền thống riêng của chúng ta, hoặc cứ mãi là người ngoại quốc. Anh chị em có dám làm những điều những người Phật giáo đã làm hay cứ việc theo chữ đỏ Rô-ma? Thật là một thế kẹt ! Theo quan điểm của tôi, đây là một song quan luận giả tạo, vì nó chỉ đối diện với chúng ta nếu chúng ta sai lầm mà cho văn hóa cũng như một cái gì đông cứng, dính chặt, bất động, giống như kem trắng tuyền ở độ lạnh sâu của văn hóa. Ở đây, anh chị em gặp một vài điều cố định và trường cửu trong văn hóa Đn độ, mà anh chị em có thể chấp nhận những thực hành của nền văn hóa đó, hoặc vẫn cứ là người ngoại quốc. 

đối với tôi, có lẽ điều kỳ ảo trong văn hóa Đn độ rõ ràng là tính phức hợp và tính lưu động, mãi mãi cũ và mãi mãi mới. điều này được tượng trưng bằng điều tôi nghe thấy từ cửa sổ phòng tôi. Vào buổi chiều, tôi nghe thấy điệu nhạc của một ngày lễ Đn độ - có lẽ là lễ kính nữ thần - và pha lẫn tiếng trống là nhịp điệu của một chuyến tàu bất tận trong mạng lưới đường rầy xe lửa đang nối kết lục địa nhỏ bé lại. Và rồi, mấy tiếng đồng hồ mới đây, tôi lại nghe thấy một chuyến tàu khác, tiếng còi tàu vang dội một cách lạ lẫm cùng với tiếng gọi đi cầu nguyện vào sáng sớm ở đền thờ Hồi giáo, có lẽ là từ một chiếc máy cát-sét. Mỗi một nền văn hóa đều sống động trong trạng thái không ngừng biến chuyển, gặp gỡ những nền văn hóa khác, hấp thụ hoặc thải trừ nền văn hóa khác, lưu giữ những đường lối cổ truyền và khám phá những đường lối mới. Mỗi nền văn hóa xứng đáng với tên gọi đều phức tạp và phong phú. 

Hãy xem nền văn hóa Do Thái. Toàn bộ lịch sử của nền văn hóa đó là lịch sử của sự tương tác, hấp thụ, thải trừ và biến đổi những ý tưởng đến từ Ai Cập, Ca-na-an, Ba-bi-lon, Át-xi-ri, Ba Tư, Hy Lạp và Rô-ma. Không bao giờ có một nền văn hóa Do Thái tinh ròng để anh chị em có thể ném vào tủ lạnh đông đặc, cũng không có một nền văn hóa Anh, Đn độ hay Nhật Bản tinh ròng. Nếu có, đó là một nền văn hóa chết dở. Nó sủi bọt giống như những bể cá Ái Nhĩ Lan lúc nào cũng sôi sùng sục. 

Biến cố Nhập Thể, hình ảnh thu gọn của hội nhập văn hóa, đã xảy ra như thế nào? Chính là xuyên qua thời điểm sáng tạo tinh tế nhất trong đời sống con người, trong sự cưu mang một trẻ thơ. Thiên Chúa cắm lều ở giữa chúng ta bằng cách gặp gỡ chúng ta trong thời điểm sáng tạo sâu xa nhất của chúng ta. Thiên Chúa trở nên một người trong chúng ta vào chính lúc chúng ta tạo nên một cái mới, hiện diện trong cung lòng người phụ nữ. Và luôn luôn là như vậy trong bất cứ giai đoạn hội nhập văn hóa nào, vì văn hóa thì rất sống động, rất tự thân, nơi đó rất sáng tạo, giống như thân cây rất sống động nơi đầu cành. Và thách đố của việc hội nhập văn hóa là ở đó, chia sẻ trong tính sáng tạo, chia sẻ trong sự mạo hiểm. Sự lựa chọn không phải là chấp nhận một nghi lễ Phật giáo hay Đn giáo có sẵn, hay là cứ tiếp tục với nghi lễ Rô-ma; "Chúng ta đọc kinh Mân Côi hay hát một bài mantra?" Chúng ta đi vào nền văn hóa ấy vì nó làm ra một cái mới, vì cái có lẽ được sinh ra đó hoàn toàn là Đn giáo hoặc hoàn toàn là Ki-tô giáo. 

Thí dụ tuyệt vời nhất về điều đó là vũ điệu Đn độ về cuộc đời đức Giê-su mà chúng ta xem tối hôm nào. Tôi cho rằng vũ điệu này là một tổng hợp của Đn giáo và Ki-tô giáo. đó là một sự kết hợp để cho ra đời một em bé hoàn toàn thuộc về cha mẹ của em. Trong vũ điệu đó, Đn giáo được mở rộng và đào sâu, còn Ki-tô giáo thì được khai triển. Có những giây phút như thế làm cho chúng ta trở nên Công giáo hơn. Khi tôi thấy những ngón tay ấy cử động, tôi hiểu rằng điều mà các ngón tay muốn diễn tả là "ngón tay Thiên Chúa ở trên chúng ta". Tôi chưa từng bao giờ thấy mầu nhiệm Phục Sinh được gợi lên một cách tài tình như vậy. Sau đó, tôi tự hỏi tại sao tôi lại xúc động đến thế? Tôi nghĩ rằng đó là vì đối với chúng ta, Phục sinh là Phục sinh thân thể, và do đó mầu nhiệm ấy được gợi lên một cách rất căn bản trong vũ điệu của thân thể, được diễn tả khi các phần thân thể chúng ta duỗi ra. Các vũ viên nói rằng vũ điệu của họ là một lời cầu nguyện. Ta có thể nói đường thân thể của ta giúp ta cầu nguyện. Có cách nào hay hơn để phô diễn sự Phục sinh, trong đó thân thể đức Ki-tô hoàn toàn biến đổi thành một lời ngợi khen hoàn hảo? 

Tôi xin đưa ra một ví dụ khác. Tôi đến Trung Mỹ hồi đầu năm nay(1993). đâu đâu tôi cũng bị đánh động bởi một nền văn hóa phổ thông phong phú. Các sinh viên đa Minh làm thơ, vẽ, sáng tác nhạc. Khi tôi bảo một tiền tập sinh ở El Salvador kể cho tôi nghe về cộng đoàn của anh, anh cho biết anh em đã sáng tác được 5 vở kịch ngắn, trong đó có một vở nói về cuộc thăm viếng của các nữ tu đa Minh chiêm niệm do "Mẹ Tổng Quyền Timotea" dẫn đầu. Ở đây, ta có thể mường tượng thấy sự hội nhập văn hóa của Tin Mừng, vì ở đây có một sự phong phú đang sản sinh những cái mới. Ví dụ mà tôi thích nhất là ví dụ về cây thập giá của người Haiti, do một nông dân Haiti trong giáo xứ vẽ ở giữa những ngọn núi. Thánh giá ấy được đưa vào "đàng thánh giá" mà người nông dân đã đi, con đường mà tất cả những người nông dân Haiti phải đi qua, đó là con đường đau khổ. Nhưng trung tâm của thánh giá lại là một cây dừa trổ bông, thân cây chết nặng trĩu trái. Và phía sau ngọn đồi, người ta có thể trông thấy những tia nắng sớm của buổi bình minh. đây là một biểu tượng vừa cũ vừa mới, biểu tượng của thánh giá vinh quang và tươi đẹp, gợi lại những thánh giá nở hoa ở thời Trung cổ và trước đó nữa, và như vậy, vừa mới mẻ, vừa hợp với văn hóa hôm nay. Hôm qua, tôi nhìn thấy thánh giá nở hoa ở trường triết học của dòng C.M.I. Trong thần học, người ta có thể cho rằng thánh Tô-ma đã thấu hiểu và biến đổi Aristote, và để lại cho chúng ta một nền thần học hoàn toàn là của Aristote đồng thời hoàn toàn là Ki-tô giáo. 

Chắc chắn đường lối của tu sĩ đa Minh chúng ta là yêu mến những gì vừa thuộc về truyền thống vừa mới mẻ, vẻ đẹp "vừa tân vừa cổ" này là truyền thống luôn luôn phong phú. Như giáo sư Mataji đã nói, trích dẫn phương ngôn Trung Hoa: "Hãy tìm nguồn gốc của bạn rồi hãy bay". Trào lưu Ánh Sáng, vì từ khước truyền thống, đã thọc một mũi nhọn vào giữa chân và cánh chúng ta. 

Như vậy, thách đố của việc hội nhập văn hóa hẳn là phải có ở nơi nào có hành động, ở nơi có sự sáng tạo về tri thức và nghệ thuật, nhờ đó chúng ta có thể kiến tạo cái vừa hoàn toàn là của riêng chúng ta, lại vừa thuộc về nền văn hóa. Trong mỗi nền văn hóa, chúng ta phải tìm cho ra các nhà tư tưởng, các nghệ sĩ, những người mạo hiểm, và ngồi dưới chân họ để họ dạy chúng ta biết cách tạo nên cái mới mẻ. 

điều đó không có ý nghĩa gì khi người ta không phải là những kẻ tin. 

Và điều đó đòi hỏi lòng can đảm và tín thác. Chúng ta phải để cho người ta thử nghệm, và đôi khi thất bại. Chúng ta có tự do để sai lầm. Chúng ta đừng sợ thất bại. Một thần học gia nổi tiếng mà tôi đã quên tên, nói rằng người ta không thể đóng góp một quan điểm thần học đơn độc trừ khi người ta đã phạm hàng trăm sai lầm. Sẽ không có sáng tạo nếu không "chịu chơi" một chút - homo ludens. Và bạn sẽ không thể chạy chơi lòng vòng nếu bạn sợ té sấp mặt xuống đất. Bạn không thể nhảy múa nếu bạn cứ sợ dẫm phải chân người khác. 

Một câu hỏi thú vị được đặt ra là: chúng ta có dám chấp nhận những người trẻ mong muốn thám hiểm một chút vào những vùng xa lạ không? Chúng ta tìm kiếm gì trong các ơn kêu gọi? Chúng ta có mong họ trở nên xinh đẹp, an toàn, những con người không để thuyền đụng phải đá ngầm? Chúng ta có dám chấp nhận những con người khó tính, những con người chắc sẽ làm ta điên đầu, nhưng họ lại có thể, có thể thôi, là những vị thánh? Thật là tốt khi mường tượng ra chúng ta đã phản ứng như thế nào khi một vài bậc tiền bối vĩ đại của chúng ta xin gia nhập tỉnh dòng. Chúng ta sẽ viết gì về họ sau năm tập. Với thánh Tô-ma A-qui-nô: "Ông này ăn uống và suy nghĩ nhiều quá. Không chịu chơi thể thao chung"; với chân phước Giô-đan Sa-xô-ni-a: "Ông này luôn luôn viết về một sơ đi-a-na nào đó; Không chừng có "vấn đề" về đức khiết tịnh"; với thánh nữ Ca-ta-ri-na Xi-ê-na: "Bà này yêu anh em nhiều quá, tưởng là mình nghe được các tiếng nói. Khởi đầu tồi." Với Fra Angelico: "Chúng tôi không thể làm ra các họa phẩm"; với Savanarola: "Chúng tôi không có sách; ông ta đốt hết rồi"; với Las Casas: "Ông ta quậy tung mọi chuyện lên"; với Mác-ti-nô Po-rét: "Ông này bận tâm đến người nghèo ở cổng tu viện đến nỗi làm cho đời sống cộng đoàn đảo lộn tất cả. Không chịu vâng lời, lại còn cho rằng điều đó không quan trọng bằng đức bác ái. Rõ là một người quấy rối". Và chúng ta sẽ nói gì về thánh đa Minh? Chúng ta có mời Người vào không? 

Anh chị em có thể nghĩ rằng tu sĩ đa Minh chúng ta, những người quan tâm đến chân lý, mà lại sợ sai lầm. Ngược lại, chính vì chúng ta tin rằng Thánh Thần được tuôn đổ tràn đầy trên dân Chúa nên chúng ta dám liều đón nhận sai lầm, vì khi chúng ta sai lầm, Giáo hội sẽ nói cho chúng ta biết. Lịch sử đôi khi có thể nói chúng ta sai đang khi chúng ta không sai. đó là nỗi đau khi thực hiện một điều mới mẻ. Vấn đề là chúng ta có thể nhập cuộc với sự tin tưởng. Tôi có thể nhập cuộc với những ý tưởng, nghiên cứu và thử nghiệm, vì nó không tùy thuộc vào tôi. đối với tôi, có lẽ cuộc mạo hiểm hội nhập văn hóa không thể tách rời khỏi ý thức mạnh mẽ rằng chúng ta thuộc về Dòng và thuộc về Giáo hội. Chính vì thuộc về Dòng và thuộc về Giáo hội, nên chúng ta dám là người tự do. Nếu chúng ta bối rối khi chúng ta sai lầm, như các tu sĩ vẫn thế, điều đó có thể là vì chúng ta không tin vào lễ Ngũ Tuần. Hãy nhìn thánh Phê-rô, đá tảng của chúng ta. Người đã phải khó khăn mới nhận thấy điều đó là đúng, và Giáo Hội đã không sụp đổ. 

3. TRAO ĐỔI VỚI NHAU 

Thứ tiến trình mà tôi nhắm tới, để trở nên sáng tạo, để thử nghiệm và dám liều, tất nhiên sẽ phải đau đớn và xáo trộn. Nó sẽ tạo ra những khoảnh khắc đối kháng và không chắc chắn. Việc hội nhập văn hóa của một người sẽ là sự bội phản của một người khác. Chỉ cần nghĩ tới những quy luật luân lý về tính dục. Phải chăng luân lý tính dục chính thức của Giáo Hội là sự từ chối bước vào thế giới hiện đại, như hầu hết các bạn trẻ của tôi nghĩ như thế, hay đó là một quan điểm ngôn sứ chống lại sự giáng cấp thân xác? Chúng ta sẽ hội nhập văn hóa - và có nhiều tính dục hơn, và làm cho giới trẻ cảm thấy như ở nhà - hay chúng ta sẽ là người chống đối văn hóa, thứ văn hóa loại trừ giới trẻ, mà đối với họ, văn hóa là điều không thể hiểu được, nhưng lại là chứng tá của Tin Mừng? Một ví dụ khác: hai mươi năm trước, khi tôi còn là sinh viên ở Paris, hành động dũng cảm và có tính ngôn sứ có lẽ là từ bỏ áo dòng, sống trong một căn nhà bình thường và kiếm một việc làm. Ngày nay thì điều đó có vẻ là xu thời một cách khá nhàm chán. 

Bất kỳ một thử nghiệm nào, bất kỳ một sáng tạo nào, đều kéo theo những bất đồng đau đớn, những chia rẽ, những tình huống khó xử. Có người sẽ nói: "đây không phải là dòng tu mà tôi muốn gia nhập". Và điều đó luôn luôn xảy ra, từ khởi thủy, từ khi ông Phê-rô đối diện với đức Giê-su khi Người bắt đầu đi lên Giê-ru-sa-lem; từ khi ông Phao-lô chạm trán vói ông Phê-rô ở An-ti-ô-ki-a khi ông này từ chối ăn uống với anh em dân ngoại. Không có gì mới mẻ trong những đối kháng như thế. Không biết những đối kháng ấy có phong phú, có kết quả không. Chúng có dẫn chúng ta tới chân lý không? Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ được lao vào một thử nghiệm, vào một cuộc hội nhập văn hóa như thế, nếu chúng ta không dám trao đổi với nhau. Chúng ta có dám lên tiếng và dám lắng nghe không? 

Một trong những điều gây ấn tượng mạnh nhất cho tôi trong năm cuối cùng du hành quanh thế giới này, đó là Giáo Hội chúng ta thinh lặng quá nhiều. Không phải là sự thinh lặng giàu chất chiêm niệm mà giáo sư Matajii có thể dạy chúng ta. Không phải là sự thinh lặng của các nữ tu chiêm niệm, mà là sự thinh lặng do sợ hãi. Tôi cho rằng sợ tranh luận là điều ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất. Không phải là người ta không có lập trường; có những lập trường về các nhà thần học bất đồng ý kiến với nhau và có những lập trường do các nhà thần học bất đồng ý kiến đưa ra. Giấy tờ đầy những lời tố cáo và chống tố cáo, nhưng chuyện đó không thêm gì nhiều cho cuộc đối thoại. Ở giữa những người đang dự một tiệc trà chán ngấy, chắc chắn chúng ta phải có mặt để cố gắng đẩy cho cuộc đối thoại tiến tới. 

Dòng chúng ta là một trong những dòng tu lớn nhất và đa dạng nhất trong Giáo Hội. Người ta có thể tìm thấy ở nơi đâu khác một dân tộc đa dạng, gồm các anh em, các chị em nữ tu và giáo dân, chiêm niệm và hoạt động, trí thức và mục vụ, tiến bộ và bảo thủ như thế? Nếu chúng ta không dám liều thì ai sẽ dám? Và như thế đôi khi ngay ở giữa các cộng đoàn của chúng ta, nơi mà ba hoặc bốn người tụ họp lại nhân danh thánh đa Minh, có thể lại có sự thinh lặng ở giữa họ. Như tôi đã không ngừng nhắc đi nhắc lại khi du hành khắp thế giới: chúng ta có một truyền thống đối thoại, truyền thống tranh luận. Và như anh chị em thấy nơi thánh Tô-ma, không phải là dìm đối thủ của anh chị em xuống đất đen, mà là biện luận với họ để học hỏi nơi họ. điều chủ yếu đối với truyền thống của chúng ta là tin rằng anh chị em có thể biện luận với ai đó rõ ràng, vì anh chị em dám hy vọng rằng người ấy có thể dạy anh chị em một điều gì đó. Ai là người thánh thiện đến nỗi dám túm lấy đối thủ của mình và bảo: "Tôi sẽ không để cho anh đi nếu anh không dạy tôi một điều gì đó"? Chúng ta có thể vật lộn với người khác như ông Gia-cóp vật lộn với thiên thần, để được chúc lành. 

Chúng ta phải dám nêu lên vấn đề sự thật. đó là châm ngôn của chúng ta. Trong nhiều nền văn hóa Tây phương hiện đại, đây là một từ ngữ khó nói. Hỏi về sự thật về phát biểu của người khác, là đặt họ váo nghi vấn, là chất vấn giá trị của họ, quyền hiện hữu của họ. Nếu có ai nói với anh chị em rằng họ thực sự là những người đến từ Hỏa tinh, khi đó anh chị em chỉ cần trả lời: "Nếu bạn thích thú với ý tưởng đó, tôi cũng thích". Nhưng tu sĩ đa Minh chúng ta phải dám đặt ra câu hỏi về sự thật, không phải vì chúng ta biết tất cả, nhưng vì chúng ta hy vọng có thể cùng nhau khám phá ra sự thật, và như thế chúng ta tôn trọng người khác đủ để thỉnh thoảng nói rằng: "Bạn ơi, Tôi tin rằng bạn sai lầm". Không có giá trị gì khi nói "Tôi cho là bạn sai lầm", trừ khi bạn tin rằng đó là vấn đề mà họ nghĩ tới. 

Trong các cuộc thảo luận đại kết, thật quá dễ khi nói rằng "Tất cả chúng ta cùng tin một vấn đề một cách sâu xa". Chẳng có gì để đối thoại khi sự việc đã quá hiển nhiên. Giai đoạn đầu tiên của tình bạn là khám phá ra bạn giống tới mức nào. Thứ đến là dám xem bạn khác biệt bao nhiêu. Thứ ba có lẽ là mặc khải này: trong trái tim ẩn giấu của một Thiên Chúa thinh lặng, chúng ta thực sự chỉ là một. 

Vậy thì để kết luận, tôi xin gợi ý rằng - thực sự là tôi muốn tranh biện - nếu hội nhập văn hóa không chỉ là chọn ra các đề tài từ kệ tủ của siêu thị văn hóa - "Tôi sẽ có một Bà La Môn Đn giáo, một đề tài chiêm niệm của Phật giáo, và một thánh lễ Ki-tô giáo" - nếu hoàn toàn là một công việc sáng tạo, việc đó đòi hỏi chúng ta phải có lòng can đảm gấp đôi: can đảm để thử nghiệm, để chơi, để dám chấp nhận thất bại và sai lầm. Nhưng đồng thời cũng đòi có lòng can đảm sâu xa để nói với người khác, trong việc theo đuổi sự thật siêu việt trên chúng ta hết thảy. Chúng ta có dám chăng? 

J.Nguyễn Văn chuyển ngữ